Kế hoạch 154/KH-UBND năm 2019 thực hiện Đề án “Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2018-2025”
Số hiệu: | 154/KH-UBND | Loại văn bản: | Văn bản khác |
Nơi ban hành: | Tỉnh Thanh Hóa | Người ký: | Phạm Đăng Quyền |
Ngày ban hành: | 05/07/2019 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Cán bộ, công chức, viên chức, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 154/KH-UBND |
Thanh Hóa, ngày 05 tháng 7 năm 2019 |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC DÂN TỘC ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2018 - 2025”
Thực hiện Quyết định số 771/QĐ-TTg ngày 26 tháng 6 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2018 - 2025”, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2018-2025”, cụ thể như sau:
I. Căn cứ pháp lý xây dựng kế hoạch
- Căn cứ Nghị định số 82/2010/NĐ-CP ngày 15/7/2010 của Chính phủ quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên.
- Căn cứ Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
- Căn cứ Quyết định số 771/QĐ-TTg ngày 26 tháng 6 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2018-2025”.
- Căn cứ Quyết định số 402/QĐ-TTg ngày 14 tháng 3 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới.
- Văn bản số 490/UBDT-HVDT ngày 17 tháng 5 năm 2019 của Ủy ban Dân tộc về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định 771/QĐ-TTg ngày 26/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ.
II. Mục tiêu
1. Mục tiêu chung
Nâng cao, cập nhật kiến thức dân tộc, văn hóa dân tộc thiểu số, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác dân tộc; kỹ năng sử dụng tiếng dân tộc thiểu số cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tiếp xúc, làm việc trực tiếp với đồng bào dân tộc thiểu số. Góp phần thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế xã hội theo chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Đến năm 2020
- Tối thiểu 80% cán bộ, công chức thuộc đối tượng 1, đối tượng 2 được cung cấp tài liệu, thông tin về kiến thức dân tộc, chính sách dân tộc;
- Tối thiểu 60% cán bộ, công chức, viên chức thuộc đối tượng 3, đối tượng 4 được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức dân tộc;
- Tối thiểu 50% cán bộ, công chức, viên chức thuộc đối tượng 2, đối tượng 3 và đối tượng 4 được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức dân tộc;
- Tối thiểu 20% cán bộ, công chức, viên chức thuộc đối tượng 3, đối tượng 4 của cấp huyện, cấp xã tiếp xúc, làm việc trực tiếp với đồng bào dân tộc thiểu số được bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số.
2.2. Đến năm 2025
- Tối thiểu 90% cán bộ, công chức thuộc đối tượng 1, đối tượng 2 được cung cấp tài liệu, thông tin về kiến thức dân tộc, chính sách dân tộc;
- Tối thiểu 90% cán bộ, công chức, viên chức thuộc đối tượng 3, đối tượng 4 được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức dân tộc;
- Tối thiểu 80% cán bộ, công chức, viên chức thuộc đối tượng 2, đối tượng 3 và đối tượng 4 được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức dân tộc;
- Tối thiểu 80% cán bộ, công chức, viên chức thuộc đối tượng 3, đối tượng 4 của cấp huyện, cấp xã tiếp xúc, làm việc trực tiếp với đồng bào dân tộc thiểu số được bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số.
III. Đối tượng
Cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp theo dõi công tác dân tộc, chuyên trách làm công tác dân tộc; cán bộ, công chức, viên chức công tác tại địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi; cán bộ cấp cơ sở tiếp xúc, làm việc trực tiếp với đồng bào dân tộc thiểu số, các đối tượng được bồi dưỡng cụ thể như sau:
1. Đối tượng 1
Bí thư, Phó Bí thư tỉnh ủy; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh (sau đây gọi là cấp tỉnh).
2. Đối tượng 2
Giám đốc, Phó Giám đốc sở và tương đương; Trưởng, Phó ban ngành trực thuộc Tỉnh ủy; Trưởng, Phó ban ngành trực thuộc Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh; Bí thư, Phó Bí thư Đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp huyện; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ủy viên Ban Thường vụ huyện ủy, thị ủy ở địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi (sau đây gọi là cấp huyện).
3. Đối tượng 3
Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc cơ quan chuyên môn cấp huyện; Trưởng, Phó ban ngành trực thuộc huyện ủy, thị ủy; Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy xã, phường, thị trấn; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng trường trung học phổ thông, trung học cơ sở, tiểu học nội trú, bán trú ở địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi (sau đây gọi là cấp xã).
4. Đối tượng 4
Công chức, viên chức trực tiếp tham mưu, theo dõi về công tác dân tộc ở cơ quan cấp tỉnh, cấp huyện; cán bộ, công chức cấp xã; bí thư chi bộ, trưởng thôn ở địa bàn đông đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
IV. Chương trình, tài liệu và hình thức bồi dưỡng kiến thức dân tộc và tiếng dân tộc thiểu số
1. Chương trình bồi dưỡng
Chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức dân tộc và tiếng dân tộc thiểu số sử dụng tài liệu do Ủy ban Dân tộc ban hành.
2. Hình thức bồi dưỡng
a) Kiến thức dân tộc
- Nhóm đối tượng 1: Chương trình bồi dưỡng kiến thức dân tộc thực hiện lồng ghép với nội dung các chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị; bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước; bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh; học tập, quán triệt Nghị quyết của Đảng và cung cấp tài liệu để tự nghiên cứu.
- Nhóm đối tượng 2: Bồi dưỡng tập trung 03 ngày/năm và cung cấp tài liệu để tự nghiên cứu.
- Đối tượng 3: Bồi dưỡng tập trung 05 ngày/năm (6 chuyên đề giảng dạy và 9 chuyên đề tham khảo).
- Đối tượng 4: Bồi dưỡng tập trung 05 ngày/năm (6 chuyên đề giảng dạy và 8 chuyên đề tham khảo).
b) Tiếng dân tộc thiểu số
Tiếng dân tộc thiểu số được tổ chức cho nhóm đối tượng 3 và nhóm đối tượng 4 ở cấp huyện, cấp xã tiếp xúc, làm việc trực tiếp với đồng bào dân tộc thiểu số theo hình thức bồi dưỡng trực tiếp và cung cấp tài liệu để tự nghiên cứu.
V. Kế hoạch thực hiện
Kế hoạch và dự kiến kinh phí thực hiện tại Phụ lục Kế hoạch kèm theo văn bản này.
VI. Kinh phí thực hiện
Kinh phí thực hiện từ nguồn ngân sách trung ương, nguồn chương trình mục tiêu quốc gia, nguồn đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức và các nguồn hợp pháp khác.
VII. Tổ chức thực hiện
1. Ban Dân tộc
- Là cơ quan thường trực triển khai Đề án trên địa bàn tỉnh, có nhiệm vụ chủ trì liên hệ, phối hợp với Ủy ban Dân tộc trong việc xác định cụ thể chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức dân tộc và tiếng dân tộc thiểu số; tiếp nhận chương trình, tài liệu của Ủy ban Dân tộc và cụ thể hóa chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức dân tộc, tiếng dân tộc phù hợp với đặc điểm vùng miền cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc nhóm đối tượng 3, nhóm đối tượng 4 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; hàng năm trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt khung chương trình, tài liệu thực hiện.
- Hàng năm, hướng dẫn các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện có liên quan đăng ký nhu cầu bồi dưỡng, tổng hợp, lập kế hoạch bồi dưỡng kiến thức dân tộc gửi Sở Nội vụ để tổng hợp, xem xét đưa vào Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức hàng năm của tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện và các đơn vị liên quan để xác định cụ thể nhóm đối tượng, số lượng cán bộ, công chức, viên chức tham gia bồi dưỡng; hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra các ngành, địa phương trong thực hiện Kế hoạch này.
2. Sở Tài chính
Hàng năm, căn cứ vào kế hoạch, khả năng ngân sách và trên cơ sở dự toán của Ban Dân tộc lập, thẩm định lồng ghép với các chương trình đào tạo khác, tham mưu báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt.
3. Sở Nội vụ
- Phối hợp với Ban Dân tộc và các đơn vị có liên quan tổng hợp nhu cầu và đưa các nội dung bồi dưỡng kiến thức dân tộc vào Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức hàng năm của tỉnh, trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt để tổ chức triển khai thực hiện.
- Phối hợp với Ban Dân tộc theo dõi, kiểm tra các cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện Kế hoạch bồi dưỡng kiến thức dân tộc trên địa bàn tỉnh.
4. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh
Chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc đưa phần kiến thức thực tiễn về công tác dân tộc vào chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh. Chú trọng bồi dưỡng kiến thức dân tộc, tiếng dân tộc đối với cán bộ, chiến sĩ công tác tại địa bàn có đồng bào dân tộc thiểu số.
5. Trường Chính trị tỉnh và các cơ sở giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng
Phối hợp với Ban Dân tộc và các đơn vị liên quan đảm bảo cơ sở vật chất phòng học, lớp học và các thiết bị cần thiết phục vụ cho quá trình tổ chức, thực hiện bồi dưỡng kiến thức dân tộc theo kế hoạch.
6. Các sở, ngành, địa phương
- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức hàng năm và đăng ký nhu cầu bồi dưỡng với cơ quan chủ trì thực hiện theo kế hoạch này.
- Phân công, sử dụng, tạo môi trường làm việc phù hợp cho cán bộ, công chức, viên chức đã được bồi dưỡng có điều kiện phát huy năng lực, chuyên môn đã được bồi dưỡng.
- Sắp xếp, bố trí thời gian và tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ, công chức, viên chức tham gia các khóa bồi dưỡng.
Trên cơ sở Kế hoạch được phê duyệt, yêu cầu các sở, ngành, các địa phương chủ động, tích cực triển khai thực hiện nhiệm vụ được phân công, bảo đảm đúng tiến độ, chất lượng, hiệu quả./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
PHỤ LỤC
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC DÂN TỘC ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC GIAI ĐOẠN 2018 - 2025”
(Kèm theo Kế hoạch số: 154/KH-UBND ngày 05 tháng 7 năm 2019 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa)
TT |
Nhóm đối tượng |
Tổng số CBCCVC |
Giai đoạn 2018 - 2020 |
Giai đoạn 2021 - 2025 |
Tổng số đến năm 2025 |
Ghi chú |
|||||||||
Số người |
Số lớp |
Đạt tỷ lệ % |
Kinh phí (triệu đồng) |
Số người |
Số lớp |
Đạt tỷ lệ % |
Kinh phí (triệu đồng) |
Số người |
Số lớp |
Đạt tỷ lệ % |
Kinh phí (triệu đồng) |
||||
I |
BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC DÂN TỘC |
|
|||||||||||||
1 |
Đối tượng 1 |
25 |
25 |
|
100% |
25 |
|
|
|
|
25 |
|
100% |
25 |
|
2 |
Đối tượng 2 |
495 |
400 |
4 |
81% |
200 |
95 |
1 |
19% |
50 |
495 |
5 |
100% |
250 |
|
3 |
Đối tượng 3 |
3.924 |
2.354 |
23 |
60% |
1.840 |
1.570 |
16 |
40% |
1.280 |
3.924 |
39 |
100% |
3.120 |
|
4 |
Đối tượng 4 |
4.512 |
512 |
5 |
11% |
1.024 |
4.000 |
40 |
89% |
8.000 |
4.512 |
45 |
100% |
9.024 |
|
|
Tổng I |
8.956 |
3.291 |
|
|
3.089 |
5.665 |
|
|
9.330 |
8.956 |
|
|
12.419 |
|
II |
BỒI DƯỠNG TIẾNG DÂN TỘC THIỂU SỐ |
|
|||||||||||||
1 |
Đối tượng 3 |
3.924 |
500 |
10 |
13% |
1.000 |
1.500 |
30 |
38% |
3.000 |
2.000 |
40 |
51% |
4.000 |
|
2 |
Đối tượng 4 |
4.512 |
500 |
10 |
11% |
1.000 |
2.000 |
40 |
44% |
4.000 |
2.500 |
50 |
55% |
5.000 |
|
|
Tổng II |
8.436 |
1.000 |
20 |
|
2.000 |
3.500 |
70 |
|
7.000 |
4.500 |
90 |
|
9.000 |
|
Quyết định 402/QĐ-TTg năm 2020 về Kế hoạch triển khai Thỏa thuận toàn cầu về Di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Liên hợp quốc Ban hành: 20/03/2020 | Cập nhật: 26/03/2020
Quyết định 771/QĐ-TTg năm 2018 phê duyệt Đề án “Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2018-2025” Ban hành: 26/06/2018 | Cập nhật: 30/06/2018
Quyết định 402/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Đề án Phát triển đội ngũ cán bộ, công, viên chức người dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới Ban hành: 14/03/2016 | Cập nhật: 16/03/2016
Nghị định 82/2010/NĐ-CP quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên Ban hành: 15/07/2010 | Cập nhật: 17/07/2010
Quyết định 771/QĐ-TTg năm 2010 phê chuẩn kết quả bầu cử bổ sung thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái nhiệm kỳ 2004 - 2011 Ban hành: 01/06/2010 | Cập nhật: 04/06/2010
Quyết định 402/QĐ-TTg năm 2009 về Kế hoạch hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 18/2008/QH12 về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật xã hội hóa để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân Ban hành: 27/03/2009 | Cập nhật: 03/04/2009
Quyết định 771/QĐ-TTg năm 2008 phê duyệt Phương án sắp xếp, đổi mới công ty nhà nước thuộc Bộ Công an năm 2008 – 2009 Ban hành: 23/06/2008 | Cập nhật: 25/06/2008
Quyết định 402/QĐ-TTg năm 2008 tặng thưởng Cờ Thi đua của Chính phủ cho 07 tập thể của tỉnh Thái Nguyên Ban hành: 18/04/2008 | Cập nhật: 24/04/2008
Quyết định 771/QĐ-TTg năm 2007 về việc ông Nguyễn Quang Điển, Phó giám đốc Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh nghỉ hưu Ban hành: 22/06/2007 | Cập nhật: 07/11/2007
Quyết định 402/QĐ-TTg năm 1999 về việc thành lập và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng (giai đoạn I) Khu công nghiệp Quảng Phú, tỉnh Quãng Ngãi Ban hành: 17/04/1999 | Cập nhật: 07/04/2007