Kế hoạch 150/KH-UBND về đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2011-2015
Số hiệu: 150/KH-UBND Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội Người ký: Nguyễn Thị Bích Ngọc
Ngày ban hành: 26/12/2011 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Lao động, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 150/KH-UBND

Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2011

 

KẾ HOẠCH

ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 1956/QĐ-TTG NGÀY 27/11/2009 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN ĐẾN NĂM 2020” TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN 2011-2015

Ngày 27/11/2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1956/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” (sau đây gọi tắt là Quyết định 1956). Để phát huy lợi thế về đất đai, lao động, tiếp tục phát triển nông nghiệp, nông thôn một cách bền vững, thực hiện thắng lợi các Nghị quyết của Đảng, hoàn thành tốt sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô nói chung và sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn nói riêng, đặc biệt là Quyết định 1956; Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội xây dựng Kế hoạch Đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2011-2015 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Nắm vững quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, đối tượng, chính sách, các hoạt động của Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn; tập trung thực hiện tốt các nhóm giải pháp nhằm triển khai có hiệu quả Quyết định 1956, đồng thời đáp ứng nhu cầu học nghề của lao động nông thôn và yêu cầu của thị trường lao động, gắn đào tạo nghề với tạo việc làm tại chỗ và chuyển dịch cơ cấu lao động;

- Tạo sự chuyển biến sâu sắc về chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã đủ tiêu chuẩn, chức danh, đủ trình độ, bản lĩnh lãnh đạo, quản lý và thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ;

- Huy động sự tham gia của hệ thống chính trị và mọi tầng lớp nhân dân vào việc triển khai thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn; tạo được sự phối kết hợp chặt chẽ của các cấp, ngành trên địa bàn thành phố trong việc triển khai thực hiện Quyết định 1956.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

- Nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy nghề, gắn đào tạo nghề với tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập của lao động nông thôn;

- Đào tạo nghề cho lao động nông thôn để chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế, xây dựng nền nông nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, bền vững phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn;

- Đến năm 2015, tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp: 21%.

2. Mục tiêu cụ thể:

2.1. Đào tạo nghề cho 215.000 người, trong đó:

- Đào tạo trình độ sơ cấp nghề và dưới 3 tháng cho 205.000 lao động nông thôn.

- Đào tạo trình độ trung cấp nghề và cao đẳng nghề cho 10.000 lao động nông thôn là người dân tộc thiểu số thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo và hộ cận nghèo.

2.2. Tỷ lệ có việc làm sau khi học nghề trong giai đoạn này tối thiểu đạt 70%. (Phụ lục số 01)

2.3. 100% cán bộ chủ chốt từ cấp xã đến thành phố được phổ biến Quyết định 1956 và các chủ trương, chính sách của Đảng nhà nước, Kế hoạch của thành phố. 100% xã, phường1 tuyên truyền những nội dung cơ bản của Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” ban hành kèm theo Quyết định 1956, các văn bản của thành phố trên hệ thống phát thanh tại địa bàn.

III. ĐỐI TƯỢNG VÀ CHÍNH SÁCH

1. Phạm vi và đối tượng thực hiện Quyết định 1956

1.1. Đối tượng: Bao gồm 3 nhóm đối tượng:

Nhóm 1: Lao động nông thôn thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác (các đối tượng này được xác định theo quy định hiện hành).

Nhóm 2: Lao động nông thôn thuộc diện hộ cận nghèo.

Nhóm 3: Lao động nông thôn khác.

1.2. Điều kiện.

Lao động thuộc đối tượng trên có các điều kiện sau:

- Trong độ tuổi lao động (nữ từ 16 đến 55 tuổi; nam từ 16 đển 60 tuổi), có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học. Riêng những người không biết đọc, viết có thể tham gia học những nghề phù hợp thông qua hình thức kèm cặp, truyền nghề...;

- Có nhu cầu học nghề;

- Hộ khẩu thường trú tại Hà Nội;

- Chưa được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước hoặc từ ngân sách thành phố để học nghề; Trường hợp lao động nông thôn trong độ tuổi lao động đã được ngân sách nhà nước hoặc thành phố hỗ trợ học nghề, nhưng bị mất việc làm do nguyên nhân khách quan thì tiếp tục được hỗ trợ học nghề để chuyển đổi nghề nghiệp, tạo việc làm nhưng không quá 3 lần.

1.3. Phạm vi dạy nghề.

a) Dạy nghề nông, lâm nghiệp, thủy sản:

- Lĩnh vực dạy nghề: Trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, trồng rừng, bảo vệ thực vật, chăn nuôi thú y; Chế biến nông lâm thủy sản; cấp thoát nước và vệ sinh môi trường nông thôn; Quản lý trang trại, hợp tác xã, tổ hợp tác; Dịch vụ nông nghiệp và các lĩnh vực khác;

- Trình độ dạy nghề: Dạy nghề trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng;

- Phương thức dạy nghề được thực hiện đa dạng, linh hoạt: Dạy nghề chính quy tại các cơ sở dạy nghề; dạy nghề lưu động tại các làng, xã, thôn, bản; dạy nghề tại nơi sản xuất, vườn, ao, chuồng, trang trại, các vùng trồng cây nguyên liệu, chuyên canh...;

- Cơ sở dạy nghề: huy động tất cả các cơ sở đào tạo thuộc các Bộ, ngành Trung ương, của Thành phố, tổ chức chính trị - xã hội và cơ sở tư thục (trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề; trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp…); trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm hướng nghiệp và dạy nghề; các viện nghiên cứu về nông nghiệp, trung tâm học tập cộng đồng, trung tâm khuyến nông, lâm, ngư nghiệp, trang trại, nông trường, lâm trường, doanh nghiệp, hợp tác xã và các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ… có đăng ký hoạt động dạy nghề.

b) Dạy nghề phi nông nghiệp:

- Lĩnh vực dạy nghề: kỹ thuật, công nghệ, sản xuất và chế biến, y tế, dịch vụ xã hội, khách sạn, du lịch và dịch vụ cá nhân, kỹ thuật chế biến món ăn, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, kinh tế, vận tải, công nghệ thông tin và các lĩnh vực khác…

- Trình độ dạy nghề: dạy nghề ở các cấp trình độ (cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề) và dạy nghề dưới 3 tháng;

- Phương thức dạy nghề:

+ Đối với dạy nghề trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng được thực hiện đa dạng, linh hoạt: dạy nghề chính quy tại các cơ sở dạy nghề; dạy nghề lưu động tại các làng, xã, thôn, bản; dạy nghề tại nơi sản xuất, doanh nghiệp, làng nghề; kết hợp dạy lý thuyết nghề tại cơ sở dạy nghề với thực hành nghề ở các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, dịch vụ…;

+ Đối với dạy nghề trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề: dạy nghề chính quy tại trường; kết hợp dạy lý thuyết nghề tại cơ sở dạy nghề với thực hành nghề ở các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, dịch vụ…;

Hình thức thực hiện: Đặt hàng dạy nghề với cơ sở dạy nghề thông qua hợp đồng đặt hàng;

- Cơ sở dạy nghề: huy động tất cả các cơ sở đào tạo thuộc các Bộ, ngành Trung ương, của Thành phố, các tổ chức chính trị - xã hội và cơ sở tư thục (trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp) có đăng ký hoạt động dạy nghề phù hợp với nghề và trình độ nghề đặt hàng...;

e) Danh mục nghề đào tạo: 170 nghề (phụ lục số 02) Danh mục nghề được bổ sung hàng năm phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động.

2. Chính sách đối với người học nghề.

2.1. Chính sách hỗ trợ cho lao động nông thôn học nghề ở trình độ sơ cấp nghề và dưới 3 tháng, như sau:

- Hỗ trợ chi phí học nghề: Lao động nông thôn thuộc đối tượng quy định tại mục 1.1 (1) phần III của Kế hoạch này khi học nghề ở trình độ sơ cấp nghề và dưới 3 tháng được hỗ trợ kinh phí học nghề theo mức tối đa 3 triệu đồng/người/nghề/khóa học. Mức hỗ trợ này được điều chỉnh phù hợp với các quy định về chế độ chính sách của nhà nước và chỉ số giá tiêu dùng hàng năm;

- Hỗ trợ tiền ăn: Lao động nông thôn thuộc nhóm I (quy định tại mục 1.1 (1) phần III của Kế hoạch) được hỗ trợ tiền ăn với mức 15.000 đồng/ngày thực học/người;

- Hỗ trợ tiền đi lại: theo giá vé giao thông công cộng với mức tối đa không quá 200.000 đồng/người/khóa học đối với người học nghề ở xa nơi cư trú từ 15 km trở lên đối với những người thuộc nhóm 1 (quy định tại mục 1.1 (1) phần III của Kế hoạch).

2.2. Chính sách hỗ trợ cho lao động nông thôn học nghề ở trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề.

Lao động nông thôn là người dân tộc thiểu số thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo và hộ cận nghèo học các khóa học trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề được hưởng chính sách học nghề nội trú theo Quyết định số 267/2005/QĐ-TTg ngày 31/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ.

Hình thức đào tạo: đặt hàng dạy nghề thông qua hợp đồng đặt hàng với các cơ sở tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn theo quy định tại Quyết định số 39/2008/QĐ-TTg ngày 14/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước.

2.3. Vay vốn tín dụng.

Lao động nông thôn học nghề được vay tín dụng theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Lao động nông thôn làm việc ổn định ở nông thôn sau khi học nghề được ngân sách hỗ trợ 100% lãi suất đối với khoản vay tín dụng để học nghề.

2.4. Lao động nông thôn sau khi học nghề được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm để tự tạo việc làm.

3. Chính sách đối với giáo viên, giảng viên dạy nghề.

- Giáo viên cán bộ quản lý dạy nghề thường xuyên phải xuống thôn, thuộc xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn để dạy nghề với thời gian từ 15 ngày trở lên trong tháng được hưởng phụ cấp lưu động hệ số 0,2 so với mức lương tối thiểu;

- Giáo viên của các cơ sở dạy nghề công lập ở các huyện miền núi, vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số được giải quyết nhà công vụ;

- Người dạy nghề (cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh và các trung tâm khuyến nông, lâm, ngư, nông dân sản xuất giỏi tham gia dạy nghề lao động nông thôn) được trả tiền công giảng dạy với mức tối thiểu 25.000 đồng/giờ; người dạy nghề là các tiến sĩ khoa học, tiến sĩ trong lĩnh vực nông nghiệp, nghệ nhân cấp thành phố trở lên được trả tiền công giảng dạy với mức tối thiểu 300.000 đồng/buổi.

4. Chính sách đối với cơ sở đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Hỗ trợ đầu tư thiết bị dạy nghề cho các trung tâm dạy nghề công lập trực thuộc các huyện chưa đáp ứng được yêu cầu đảm bảo chất lượng dạy nghề từ nguồn kinh phí Trung ương hoặc nguồn kinh phí địa phương. Mức hỗ trợ: 3 tỷ đồng/trung tâm.

IV. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, xã hội, của cán bộ, công chức xã và lao động nông thôn về vai trò của đào tạo nghề đối với việc tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn.

- Thành lập Ban chỉ đạo 1956 ở 3 cấp: thành phố, cấp huyện, cấp xã;

- Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã xây dựng kế hoạch để tổ chức thực hiện Kế hoạch này trên phạm vi địa bàn;

- Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội xây dựng chuyên đề về dạy nghề cho lao động nông thôn, phát sóng định kỳ hàng tuần;

- Các Báo Kinh tế Đô thị, Hà Nội mới, Phụ nữ Thủ đô mở chuyên mục dạy nghề cho lao động nông thôn để tuyên truyền sâu rộng chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về đào tạo nghề, về vai trò, vị trí của đào tạo nghề đối với phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm, nâng cao thu nhập để người lao động nông thôn biết và tích cực tham gia học nghề. Đồng thời tuyên truyền, phổ biến các mô hình dạy nghề có hiệu quả, cách làm hay về dạy nghề và giải quyết việc làm cho nông dân;

- Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng nội dung tuyên truyền, hướng dẫn đài phát thanh cấp huyện, xã tuyên truyền về đào tạo nghề cho lao động nông thôn phù hợp với điều kiện của từng địa phương;

- Các tổ chức chính trị, xã hội, hội nghề nghiệp thành phố tăng cường tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn; vận động các thành viên tham gia học nghề;

- Tổ chức biểu dương, tôn vinh, khen thưởng đối với những tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có nhiều đóng góp cho công tác dạy nghề cho lao động nông thôn;

- Tổ chức tư vấn học nghề và việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn các huyện, thị xã Sơn Tây và quận Hà Đông dưới các hình thức:

+ Tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng, như: đài truyền hình, hệ thống loa phát thanh tại xã, phường; in phát tờ rơi; in ấn phẩm;

+ Tư vấn hướng nghiệp trong các cơ sở giáo dục phổ thông, đặc biệt là các lớp cuối cấp;

+ Tư vấn qua điện thoại; tư vấn trực tiếp cho người lao động thông qua các trung tâm dịch vụ việc làm của thành phố, các công ty tư vấn...;

+ Tổ chức các Hội thảo...

- Đổi mới chương trình và nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông để học sinh có thái độ đứng đắn về học nghề và chủ động lựa chọn các loại hình học nghề phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của mình.

2. Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội.

- Đẩy mạnh các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội hài hòa giữa các vùng, đảm bảo liên kết giữa đô thị và nông thôn. Triển khai thực hiện quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch vùng nông, lâm nghiệp, thủy sản. Hình thành các vùng sản xuất chuyên canh tập trung, phát triển nông lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa hiện đại. Xác định và đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh và có thị trường tiêu thụ ổn định. Phát triển các làng nghề, du lịch dịch vụ, đẩy mạnh giới thiệu việc làm và xuất khẩu lao động để thu hút nhiều lao động thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp, nông thôn. Đẩy mạnh các giải pháp thu hút vốn đầu tư, phát triển các khu công nghiệp - dịch vụ thu hút và giải quyết việc làm;

- Lồng ghép chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo mục tiêu của Quyết định 1956 với chương trình dạy nghề cho người nghèo, người dân tộc, người khuyết tật, bộ đội xuất ngũ, phụ nữ, thanh niên, xuất khẩu lao động; chương trình khuyến nông, khuyến công và với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

3. Phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo nghề

- Xây dựng quy hoạch phát triển mạng lưới trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề trong đó chú trọng phát triển các cơ sở dạy nghề cho lao động nông thôn (Cơ sở dạy nghề công lập, tư thục, cơ sở dạy nghề tại các doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại, nông lâm trường, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các cơ sở dạy nghề tiểu thủ công mỹ nghệ) theo nghề và cấp trình độ đào tạo đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Đầu tư nâng cao năng lực Trung tâm dạy nghề Ứng Hòa, Trung tâm dạy nghề Mê Linh, Trung tâm dạy nghề Hoài Đức, Trung tâm dạy nghề Thanh Trì, Trung tâm dạy nghề Sóc Sơn với mức hỗ trợ: 3 tỷ đồng/trung tâm- Nâng cấp Trung tâm dạy nghề Thạch Thất;

- Thành lập mới 3 trung tâm dạy nghề ở các huyện Mỹ Đức, Quốc Oai, Phúc Thọ. Hỗ trợ kinh phí đầu tư từ nguồn ngân sách Trung ương, Thành phố và huyện để xây dựng mới 03 trung tâm dạy nghề cấp huyện với mức đầu tư tối đa 50 tỷ đồng/trung tâm. Hoàn thành công tác đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị đưa 3 trung tâm này vào hoạt động vào năm 2014;

- Đầu tư xây dựng mới Trung tâm dạy nghề huyện Ba Vì thành Trung tâm dạy nghề kiểu mẫu từ nguồn kinh phí Trung ương, Thành phố và huyện;

- Tập trung đầu tư hoàn thành 3 dự án: Trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Hàn Quốc, Trường Trung cấp nghề số 1 và Trường Trung cấp nghề Tổng hợp để khai thác dạy nghề vào năm 2014;

- Thực hiện tốt các chính sách xã hội hóa như giao đất (cho thuê đất), miễn giảm thuế... để khuyến khích các thành phần kinh tế thành lập cơ sở dạy nghề tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn;

- Huy động các trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp của các Bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội địa phương, doanh nghiệp và cơ sở tư thục; trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục kỹ thuật hướng nghiệp, các viện nghiên cứu, trung tâm học tập cộng đồng, trung tâm khuyển nông, lâm, ngư nghiệp trang trại, nông trường, lâm trường, doanh nghiệp, hợp tác xã và các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ... có đủ điều kiện dạy nghề cho lao động nông thôn được tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn bằng nguồn kính phí quy định trong kế hoạch này và được cung cấp chương trình, giáo trình, học liệu và bồi dưỡng giáo viên dạy nghề.

4. Phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý.

- Tiến hành điều tra, khảo sát, đánh giá đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề để có kế hoạch đào tạo và tuyển dụng đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng và cơ cấu nghề đào tạo (đối với trung tâm dạy nghề công lập mỗi nghề tối thiểu có 01 giáo viên cơ hữu);

- Huy động các nhà khoa học, nghệ nhân, cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh, các trung tâm khuyến nông - lâm - ngư nghiệp, nông dân sản xuất giỏi tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn;

- Đào tạo nghiệp vụ sư phạm dạy nghề và bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề cho 1.000 người để bổ sung giáo viên cho các trung tâm dạy nghề không có hoặc chưa đủ giáo viên cơ hữu. Đồng thời, chuẩn bị đội ngũ giáo viên cho 4 trung tâm dạy nghề mới thành lập và cho các cơ sở dạy nghề khác tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn;

- Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý và tư vấn chọn nghề, tìm và tự tạo việc làm cho lao động nông thôn sau học nghề cho 5.000 lượt người;

- Bổ sung cán bộ, đảm bảo mỗi huyện có 01 biên chế chuyên trách về công tác dạy nghề thuộc phòng Lao động Thương binh và Xã hội.

5. Phát triển chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên.

- Đổi mới và phát triển chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề cho lao động nông thôn theo yêu cầu của thị trường lao động, thường xuyên cập nhật kỹ thuật, công nghệ mới;

- Huy động các nhà khoa học, nghệ nhân, cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh, các trung tâm khuyến nông - lâm - ngư nghiệp, nông dân sản xuất giỏi tham gia xây dựng chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề cho lao động nông thôn;

- Hoàn thành chỉnh sửa 20 chương trình, xây dựng mới 50 chương trình, học liệu dạy nghề trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên.

6. Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Đề án.

- Thu thập thông tin, xây dựng phần mềm quản lý thực hiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn;

- Nâng cao năng lực xây dựng kế hoạch, quản lý, triển khai và tổ chức thực hiện ở 3 cấp (thành phố, cấp huyện, cấp xã);

- Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Quyết định 1956 ở các cấp hàng năm, giữa kỳ và cuối kỳ;

- Báo cáo, tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nội dung Quyết định 1956; tình hình quản lý và sử dụng ngân sách Kế hoạch ở thành phố, các huyện.

V. KINH PHÍ VÀ CƠ CHẾ THỰC HIỆN

1. Tổng kinh phí thực hiện Kế hoạch giai đoạn 2011-2015:

Dự kiến: 969.490 triệu đồng (Phụ lục số 03).

2. Kinh phí thực hiện theo tính chất nguồn vốn

- Kinh phí phân theo Trung ương, địa phương dự kiến:

+ Ngân sách Trung ương hỗ trợ đầu tư trang thiết bị cho trung tâm dạy nghề kiểu mẫu và trung tâm dạy nghề công lập cấp huyện: 35.500 triệu đồng;

+ Ngân sách Thành phố: 864.790 triệu đồng;

+ Ngân sách cấp huyện: 4.700 triệu đồng;

+ Nguồn giải phóng mặt bằng xã hội hóa: 64.500 triệu đồng;

- Kinh phí phân theo tính chất dự kiến:

+ Vốn đầu tư: 220.000 triệu đồng;

+ Vốn sự nghiệp: 749.490 triệu đồng.

3. Cơ chế tài chính:

a. Ngân sách Trung ương hỗ trợ đầu tư trang thiết bị cho trung tâm dạy nghề công lập cấp huyện và đầu tư một phần kinh phí xây dựng cơ sở vật chất cho trung tâm dạy nghề kiểu mẫu.

b. Ngân sách Thành phố đảm bảo cho 7 hoạt động của Kế hoạch gồm:

- Tổ chức tuyên truyền (xây dựng nội dung tuyên truyền, xây dựng chuyên đề trên truyền hình, viết bài, tổ chức khen thưởng, biểu dương cấp thành phố, bồi dưỡng kỹ năng tuyên truyền, tổ chức tư vấn cho người lao động) cấp thành phố;

- Kinh phí điều tra, khảo sát (phần thiết kế nội dung, phiếu khảo sát, tổ chức điều tra, khảo sát, xây dựng phần mềm, nhập dữ liệu);

- Dạy nghề cho lao động nông thôn;

- Xây dựng chương trình, giáo trình;

- Đào tạo, tập huấn, nâng cao trình độ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề;

- Đầu tư tăng cường trang thiết bị, nâng cấp Trung tâm dạy nghề công lập cấp huyện đã thành lập và đảm bảo kinh phí        đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo giáo viên cho 4 trung tâm dạy nghề công lập thuộc các huyện Ba Vì, Quốc Oai, Phúc Thọ, Mỹ Đức;

- Kiểm tra, giám sát thực hiện Quyết định 1956 và kinh phí tổ chức thực hiện Kế hoạch ở cấp thành phố.

c. Ngân sách cấp huyện (18 huyện, quận Hà Đông, thị xã Sơn Tây) tự cân đối thực hiện các nội dung sau đây:

- Chi cho công tác tuyên truyền trên địa bàn;

- Hỗ trợ kinh phí điều tra, khảo sát;

- Đảm bảo kinh phí cho hoạt động kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên phạm vi địa bàn;

d. Huy động thêm nguồn lực của các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp, cá nhân và cộng đồng, trích nguồn kinh phí từ giải phóng mặt bằng và bản thân người lao động nông thôn để bổ sung cho công tác dạy nghề.

VI. LỘ TRÌNH THỰC HIỆN

1. Giai đoạn 2011-2013:

- Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Ban hành các mức chi phí đào tạo nghề và mức hỗ trợ học nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2011- 2015;

- Các huyện Ba Vì, Mỹ Đức, Quốc Oai, Phúc Thọ hoàn thành việc thành lập trung tâm dạy nghề;

- Hoàn thành việc đầu tư nâng cao năng lực 6 trung tâm dạy nghề công lập thuộc các huyện;

- Hoàn thành công tác bổ sung biên chế cán bộ quản lý dạy nghề tại phòng Lao động Thương binh và Xã hội các huyện; Bổ sung đủ biên chế về cán bộ, nhân viên, giáo viên cho các trung tâm dạy nghề công lập cấp huyện;

- Hàng năm có kế hoạch dạy nghề cho lao động nông thôn, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý dạy nghề và xây dựng chương trình, giáo trình theo chỉ tiêu tại biểu kèm theo.

2. Giai đoạn 2014-2015:

- Tiếp tục triển khai thực hiện các nhiệm vụ, đạt mục tiêu và chỉ tiêu đề ra trong Kế hoạch;

- Đưa các Trung tâm dạy nghề huyện Ba Vì, Mỹ Đức, Quốc Oai, Phúc Thọ vào khai thác, sử dụng;

- Tổ chức tổng kết, đánh giá công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 -2015.

- Xây dựng Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 - 2020, làm cơ sở để tiếp tục triển khai Quyết định 1956.

VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Về Chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên trách đảng, đoàn thể, chính quyền và công chức chuyên môn cấp thành phố Hà Nội.

Thực hiện Quyết định số 1956 về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên trách đảng, đoàn thể, chính quyền và công chức chuyên môn cấp xã, UBND thành phố giao Sở Nội Vụ lập Kế hoạch và tổ chức triển khai trên cơ sở chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Thành phố giai đoạn 2011- 2015.

2. Phân công trách nhiệm.

2.1. Trách nhiệm của Ban chỉ đạo Thành phố:

- Ban chỉ đạo thành phố Hà Nội thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê đuyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” được thành lập theo Quyết định số 2323/QĐ-UBND ngày 25/5/2010 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (sau đây gọi tắt là Ban chỉ đạo) bao gồm: Trưởng ban, Phó trưởng ban, các ủy viên.

- Ban chỉ đạo có nhiệm vụ tham mưu, giúp Chủ tịch UBND Thành phố tổ chức triển khai, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát và đánh giá việc triển khai thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 theo Quyết định số 1956 trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020, bao gồm các nội dung cụ thể:

+ Quán triệt, tuyên truyền quan điểm, mục tiêu, phạm vi, đối tượng, chính sách, các giải pháp thực hiện đến các cấp, các ngành và người lao động;

+ Điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề và dự báo nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn;

+ Xây dựng, trình duyệt và tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch Đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2011­-2015;

+ Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Kế hoạch này trên địa bàn Thành phố;

+ Tổ chức biểu dương, khen thưởng đối với những người có nhiều đóng góp trong công tác dạy nghề cho lao động nông thôn;

+ Thực hiện công tác báo cáo, tổng hợp định kỳ.

2.2. Trách nhiệm của các sở, ngành.

a) Sở Lao động Thương binh và Xã hội:

- Là cơ quan thường trực thực hiện Quyết định số 1956; chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan, tổ chức có liên quan để điều phối, hướng dẫn và chỉ đạo các quận, huyện, thị xã tổ chức thực hiện các chính sách, giải pháp của Kế hoạch;

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, huyện, Ban Quản lý khu Công nghiệp và Chế xuất, các doanh nghiệp tổ chức đặt hàng dạy nghề trình độ trung cấp nghề và cao đẳng nghề, dạy nghề sơ cấp và dưới 3 tháng;

- Chủ trì tổ chức xây dựng, chỉnh sửa biên soạn chương trình dạy nghề các nghề phi nông nghiệp ở trình độ sơ cấp nghề và dưới 3 tháng. Phối hợp với các cơ quan có liên quan, các trường đại học, trường cao đẳng nghề... tổ chức đào tạo bồi dưỡng, tập huấn cho giáo viên, người dạy nghề và cán bộ quản lý dạy nghề;

- Hàng năm phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tổng hợp nhu cầu kinh phí thực hiện Kế hoạch trên địa bàn trình Ủy ban nhân dân Thành phố bố trí ngân sách thực hiện; Đồng thời dự kiến phân bổ nguồn kinh phí 1956 của trung ương báo cáo UBND Thành phố phê duyệt;

- Phối hợp với các sở, UBND cấp huyện, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức nghề nghiệp và cơ sở dạy nghề tổng hợp, bổ sung danh mục nghề phi nông nghiệp và nghề nông nghiệp đáp ứng nhu cầu học nghề của lao động nông thôn, nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh; dịch vụ và của thị trường lao động trong và ngoài nước;

- Hướng dẫn UBND các huyện, quận Hà Đông, thị xã Sơn Tây xây dựng kế hoạch, dự toán nhu cầu kinh phí dạy nghề cho lao động nông thôn hàng năm phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện;

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, cơ sở dạy nghề trên địa bàn tổ chức xây dựng và trình Chủ tịch UBND Thành phố phê duyệt chi phí đào tạo, mức hỗ trợ học nghề của từng nghề phù hợp với tình hình thực tế;

- Phối hợp với các cơ quan phát thanh, truyền hình, báo của thành phố thực hiện hoạt động tuyên truyền về đào tạo nghề cho lao động nông thôn;

- Huy động các cơ sở đào tạo có đủ điều kiện dạy nghề cho lao động nông thôn theo Kế hoạch;

- Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn; định kỳ 6 tháng, hàng năm tổng hợp, báo cáo Ban chỉ đạo, UBND Thành phố, Tổng cục Dạy nghề, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

b) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Xác định nhu cầu đào tạo các ngành nghề cần đào tạo trong lĩnh vực nông nghiệp;

- Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội tổ chức xây dựng danh mục nghề, chương trình dạy nghề các nghề nông nghiệp trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng;

- Chủ trì, phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông cung cấp thông tin thị trường hàng hóa, hỗ trợ việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, dịch vụ nông nghiệp đến cấp xã;

- Thực hiện lồng ghép có hiệu quả chương trình, kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong chương trình xây dựng nông thôn mới, chương trình khuyến nông;

- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tham gia công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, hỗ trợ các cơ sở dạy nghề trong việc biên soạn chương trình nội dung dạy nghề và bồi dưỡng giáo viên dạy các nghề về nông nghiệp;

- Cung cấp thông tin về định hướng, quy hoạch phát triển nông nghiệp và nông thôn của thành phố cho Sở Lao động Thương binh và Xã hội khi xây dựng kế hoạch hàng năm;

- Chỉ đạo và tổng hợp kế hoạch bổ sung nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề 5 năm và hàng năm của các đơn vị thuộc lĩnh vực quản lý (theo mẫu phụ lục số 05, 06) gửi về Sở Lao động Thương binh và Xã hội trước ngày 30 tháng 7 hàng năm để làm cơ sở đặt hàng đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu của đơn vị;

- Hàng năm vào đầu tháng 7 lập kế hoạch đào tạo theo Chương trình khuyến nông của năm sau gửi Sở Lao động Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo UBND Thành phố. Đồng thời vào đầu tháng 7 và tháng 11 hàng năm báo cáo kết quả thực hiện đào tạo theo Chương trình khuyến nông về UBND Thành phố, đồng gửi cơ quan thường trực thực hiện (Sở Lao động Thương binh và Xã hội) để tổng hợp chung tình hình thực hiện Quyết định số 1956 trên địa bàn.

- Tham gia kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện dạy nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn.

c) Sở Nội vụ:

- Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn các huyện bố trí 01 biên chế chuyên trách theo dõi về công tác dạy nghề tại Phòng Lao động Thương binh và Xã hội các huyện;

- Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội xác định, bổ sung biên chế giáo viên dạy nghề cho các trung tâm dạy nghề công lập thuộc huyện, thị xã của Thành phố theo quy định, đồng thời xây dựng phương án bổ sung biên chế làm công tác đào tạo, tổ chức, hành chính, quản trị, thiết bị, kế toán, tài vụ cho trung tâm dạy nghề công lập thuộc huyện quản lý báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố trình HĐND Thành phố quyết định;

- Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện việc bố trí đủ biên chế cho các trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề công lập thuộc thành phố;

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, quận, huyện tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chính quyền và công chức chuyên môn cấp xã.

- Định kỳ 06 tháng, hàng năm tiến hành kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã;

d) Sở Giáo dục và Đào tạo:

- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục thực hiện đúng, đủ chương trình giáo dục hướng nghiệp theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Xây dựng chương trình và nâng cao hiệu quả giáo dục hướng nghiệp trong trường trung học cơ sở, trung học phổ thông để học sinh có nhận thức đúng đắn về học nghề và chủ động lựa chọn học nghề phù hợp;

- Chỉ đạo các cơ sở đào tạo thuộc ngành giáo dục tham gia vào các hoạt động phù hợp;

- Cung cấp các thông tin, số liệu thống kê về học sinh định kỳ làm cơ sở xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn hàng năm;

- Thực hiện các biện pháp phân luồng học sinh.

e) Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính tổng hợp nhu cầu kinh phí, đề xuất UBND Thành phố trình HĐND Thành phố bố trí nguồn lực thực hiện Kế hoạch trong cả thời kỳ và hàng năm;

- Lồng ghép nội dung của Kế hoạch này với Quy hoạch phát triển nhân lực thành phố giai đoạn 2011 - 2020;

- Phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội phân bố nguồn kinh phí 1956 của Trung ương hỗ trợ hàng năm để thực hiện Kế hoạch;

- Phối hợp kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Kế hoạch.

f) Sở Tài chính:

- Hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính, quyết toán kinh phí dạy nghề cho lao động nông thôn;

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư cân đối bố trí nguồn kinh phí thực hiện Kế hoạch trình UBND Thành phố phê duyệt;

- Phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội thẩm định chi phí đào tạo của từng nghề;

- Phối hợp kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Kế hoạch.

g) Sở Công thương:

- Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và cơ sở liên quan cung cấp thông tin thị trường hàng hóa, hỗ trợ việc tiêu thụ sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp chế biến và làng nghề cho khu vực nông thôn đến cấp xã, địa bàn khó khăn;

- Phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã-hội, Sở Nội vụ đề xuất chương trình, nội dung đào tạo các nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phù hợp với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn;

- Cung cấp thông tin về định hướng, quy hoạch phát triển ngành công thương của Thành phố cho Sở Lao động Thương binh và Xã hội khi xây dựng kế hoạch hàng năm;

- Lồng ghép kế hoạch đào tạo nghề trong Chương trình khuyến công với việc triển khai Quyết định 1956;

- Chỉ đạo các đơn vị thuộc lĩnh vực Sở quản lý thực hiện các nội dung:

+ Xây dựng kế hoạch nhu cầu bổ sung lao động qua đào tạo nghề 5 năm và hàng năm (theo mẫu phụ lục số 04);

+ Tuyển dụng, giải quyết việc làm cho lao động qua đào tạo nghề theo Kế hoạch;

- Tổng hợp kế hoạch nhu cầu bổ sung lao động qua đào tạo nghề 5 năm và hàng năm của các đơn vị thuộc lĩnh vực Sở quản lý (theo mẫu phụ lục số 05, 06) báo cáo UBND Thành phố, đồng thời gửi về cơ quan thường trực thực hiện (Sở Lao động Thương binh và Xã hội) trước ngày 30 tháng 7 hàng năm để làm cơ sở đặt hàng đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu của đơn vị;

- Hàng năm vào đầu tháng 7 lập kế hoạch đào tạo theo Chương trình khuyến công của năm sau gửi Sở Lao động Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo UBND thành phố. Đồng thời vào đầu tháng 7 và tháng 11 báo cáo kết quả thực hiện đào tạo theo Chương trình khuyến công 6 tháng, 1 năm về UBND thành phố, đồng gửi cơ quan thường trực thực hiện (Sở Lao động Thương binh và Xã hội) để tổng hợp chung tình hình thực hiện Quyết định số 1956 trên địa bàn.

h) Sở Thông tin và Truyền thông:

- Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội Nông dân, các tổ chức chính trị xã hội, các huyện, thị xã Sơn Tây, quận Hà Đông, các cơ sở dạy nghề xây dựng nội dung, tổ chức tuyên truyền về dạy nghề cho lao động nông thôn;

- Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội tổ chức thực hiện chuyên mục tuyên truyền sâu rộng về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tuyên truyền phổ biến các mô hình dạy nghề hiệu quả; triển khai các chuyên mục dạy nghề cho lao động nông thôn;

- Chỉ đạo hệ thống phát thanh xã, phường tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Nhà nước, thành phố về dạy nghề cho lao động nông thôn;

- Hàng năm xây dựng kế hoạch tuyên truyền về dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thành phố.

i) Ngân hàng Chính sách Xã hội Thành phố:

- Chủ trì hướng dẫn trình tự, thủ tục thực hiện các chính sách: chính sách cho lao động nông thôn vay để học nghề; chính sách hỗ trợ lãi suất đối với khoản vay để học nghề của lao động nông thôn sau khi học nghề có việc làm ổn định; Chính sách cho vay vốn từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm đối với lao động nông thôn sau học nghề để tự tạo việc làm;

- Lập kế hoạch vốn và thống kê số lãi tiền vay phải trả đối với lao động nông thôn học nghề được vay vốn báo cáo UBND Thành phố.

- Tổ chức triển khai chính sách tín dụng đối với lao động nông thôn theo đúng quy định;

- Kiểm tra, giám sát công tác vay vốn học nghề và tạo việc làm cho lao động nông thôn, báo cáo định kỳ 6 tháng, hàng năm;

k) Ban quản lý khu Công nghiệp và Chế xuất:

- Tổ chức tuyên truyền Kế hoạch đến các doanh nghiệp trong khu Công nghiệp và Chế xuất;

- Phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội xác định nghề, quy mô đặt hàng đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp trong khu Công nghiệp và Chế xuất;

- Chỉ đạo các doanh nghiệp trong khu Công nghiệp và Chế xuất thực hiện các nội dung:

+ Đánh giá chất lượng lao động qua đào tạo nghề, phối hợp xây dựng Chương trình đào tạo nghề đối với các nghề đào tạo cho khu Công nghiệp và Chế xuất.

+ Hàng năm báo cáo kế hoạch nhu cầu bổ sung lao động qua đào tạo nghề (theo mẫu phụ lục số 04);

+ Tuyển dụng, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn của Hà Nội đã qua đào tạo nghề theo nhu cầu của doanh nghiệp;

- Thống kê, tổng hợp nhu cầu bổ sung lao động qua đào tạo nghề 5 năm và hàng năm của các đơn vị trong khu Công nghiệp và Chế xuất (theo mẫu phụ lục số 05, 06) báo cáo UBND Thành phố, đồng thời gửi về cơ quan thường trực thực hiện (Sở Lao động Thương binh và Xã hội) trước ngày 30 tháng 7 hàng năm để làm cơ sở đặt hàng đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu của đơn vị;

m) Các Sở, Ban, ngành liên quan:

- Chỉ đạo và tổng hợp kế hoạch nhu cầu bổ sung lao động qua đào tạo nghề 5 năm và hàng năm của các đơn vị thuộc lĩnh vực quản lý (theo mẫu phụ lục số 05, 06) báo cáo UBND Thành phố, đồng thời gửi về cơ quan thường trực thực hiện (Sở Lao động Thương binh và Xã hội) trước ngày 30 tháng 7 hàng năm để làm cơ sở đặt hàng đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu của đơn vị;

- Theo chức năng nhiệm vụ xây dựng kế hoạch để tổ chức thực hiện.

n) Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, các Báo Hà Nội Mới, Báo Kinh tế Đô thị, Báo phụ nữ Thủ đô, Báo Lao động Thủ đô... mở chuyên mục về dạy nghề cho lao động nông thôn; tổ chức tuyên truyền các hoạt động và phổ biến các mô hình dạy nghề tiêu biểu, có hiệu quả.

p) Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Sơn Tây, quận Hà Đông (UBND cấp huyện):

- Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg cấp huyện;

- Phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn;

- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền; điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề cho lao động nông thôn, nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và của thị trường lao động trên địa bàn;

- Chỉ đạo, triển khai thực hiện Kế hoạch của thành phố trên địa bàn;

- Chỉ đạo các xã, thị trấn thực hiện việc tuyên truyền; vận động các đối tượng lao động nông thôn tham gia học nghề; tạo điều kiện để các cơ sở dạy nghề thực hiện dạy nghề;

- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chính sách dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn;

- Đề xuất các nghề đào tạo, chỉ tiêu đào tạo và triển khai công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đảm bảo nhu cầu học nghề của lao động nông thôn - trên địa bàn đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động;

- Chỉ đạo đài truyền thanh của địa phương có chuyên mục tuyên tuyền về đào tạo nghề cho lao động nông thôn;

- UBND các huyện bố trí mỗi huyện có 01 cán bộ chuyên trách làm công tác quản lý dạy nghề ở phòng Lao động Thương binh và Xã hội;

- Theo dõi, đôn đốc, tổ chức kiểm tra giám sát việc thực hiện và định kỳ 6 tháng hàng năm báo cáo tình hình thực hiện gửi Sở Lao động Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo UBND thành phố.

q) Ủy ban nhân dân cấp xã:

- Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg cấp xã;

- Tuyên truyền, tư vấn học nghề, việc làm cho lao động nông thôn trong xã;

- Thực hiện điều tra, khảo sát, thống kê các đối tượng lao động nông thôn trong độ tuổi lao động trên địa bàn chưa qua đào tạo nghề, cả nhu cầu học nghề để tổ chức học nghề theo chỉ đạo của UBND cấp huyện;

- Xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cụ thể của xã; Xây dựng kế hoạch giúp người lao động tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hoặc giải quyết việc làm sau học nghề;

- Chủ trì trong việc xác nhận các đối tượng tham gia học nghề là người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ cận nghèo, người tàn tật, lao động bị thu hồi đất canh tác người dân tộc thiểu số trong xã; Xác nhận những người trong độ tuổi lao động có đủ điều kiện để học nghề được quy định tại mục 1.1 (1) phần III Kế hoạch này;

- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chính sách dạy nghề cho các đối tượng được hưởng chính sách ở địa phương, bảo đảm chính sách được thực hiện đúng mục đích, đúng đối tượng;

- Lập sổ theo dõi, thống kê những người đã học nghề;

- Tạo điều kiện cho các cơ sở dạy nghề tuyển sinh, đào tạo theo hình thức đào tạo nghề lưu động tại xã, thôn;

3. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, nghề nghiệp.

3.1. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố: tuyên truyền, vận động lao động nông thôn tham gia học nghề; tham gia giám sát các hoạt động của Kế hoạch này.

3.2. Hội Nông dân Thành phố: xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, vận động nông dân tham gia học nghề.

3.3. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh:

+ Tổ chức lồng ghép các hoạt động tuyên truyền, tư vấn về học nghề, tạo việc làm cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956 với Quyết định số 103/2008/QĐ-TTg ngày 21/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm giai đoạn 2008 - 2015”;

+ Chỉ đạo đoàn thanh niên các cấp vận động thanh niên lao động tích cực tham gia học nghề và dạy nghề;

3.4. Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố:

+ Tổ chức lồng ghép các hoạt động tuyên truyền, tư vấn về học nghề, tạo việc làm cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956 với Quyết định số 295/QĐ-TTg ngày 26/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Hỗ trợ phụ nữ học nghề và tạo việc làm giai đoạn 2010 - 2015”;

+ Vận động các hội viên tích cực tham gia học nghề.

3.5. Liên đoàn Lao động Thành phố và các Hội nghề nghiệp: tham gia vào các hoạt động phù hợp của Kế hoạch. Chỉ đạo các đơn vị tích cực tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn.

Ủy ban nhân dân Thành phố đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các Đoàn thể Thành phố, yêu cầu Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, quận Hà Đông, thị xã Sơn Tây và các cơ quan, tổ chức có liên quan chỉ đạo, triển khai thực hiện tốt Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 -2015./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Lao động - Thương binh và XH;
- Tổng cục Dạy nghề;
- Thường trực: Thành ủy, HĐND TP;
- Chủ tịch UBND TP;
- Các Phó Chủ tịch UBND TP;
- Các Sở, Ban, ngành TP;
- Mặt trận Tổ quốc, các Đoàn thể TP;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- VPUB: CVP/các PVP, Phòng LĐCSXH, TH;
- Lưu: VT, LĐCSXH.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thị Bích Ngọc

 


PHỤ LỤC SỐ 01

KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

Đơn vị tính: Người

STT

Nội dung

Tổng số

Chia ra các năm

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

 

Tổng số

210.000

20.000

31.000

52.000

53.000

54.000

1

Dạy nghề sơ cấp nghề và dưới 03 tháng

200.000

20.000

30.000

50.000

50.000

50.000

2

Dạy nghề trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề

10.000

 

1.000

2.000

3.000

4.000


PHỤ LỤC SỐ 02

DANH MỤC NGHỀ ĐÀO TẠO

1. Sư phạm dạy nghề

2. Đào tạo giáo viên

3. Sư phạm mầm non

4. Thủ công mỹ nghệ

5. Kỹ thuật điêu khắc gỗ

6. Chạm khắc đá

7. Gia công đá quý

8. Kim hoàn

9. Đồ gốm mỹ thuật

10. Kỹ thuật sơn mài

11. Kỹ thuật khảm trai

12. Sản xuất chổi chít

13. Thêu ren

14. Sản xuất hàng mây tre đan

15. Móc sợi

16. Đúc, dát đồng mỹ nghệ

17. Vẽ tranh

18. Trang trí nội thất

19. Gia công và thiết kế sản phẩm mộc

20. Văn thư hành chính

21. Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ

22. Kế toán doanh nghiệp

24. Thống kê doanh nghiệp

25. Mua bán giao nhận hàng

26. Bán hàng siêu thị

27. Lắp ráp máy vi tính

28. Kỹ thuật sửa chữa và lắp ráp máy vi tính

29. Sửa chữa máy vi tính

30. Quản trị mạng

30. Công nghệ thông tin (Ứng dụng phần mềm)

31. Tin học văn phòng

32. Quản trị cơ sở dữ liệu

33. Thiết kế đồ họa

34. Thương mại điện tử

35. Tin học viễn thông ứng dụng

36. Kỹ thuật trực tổng đài

37. Điện nước

38. Công nghệ kỹ thuật điện

39. Sản xuất đồng hồ đo điện

40. Sản xuất động cơ điện

41. Công nghệ sản xuất sản phẩm công nghiệp

42. Sản xuất sản phẩm gốm

43. Đúc

44. Gò

45. Hàn

46. Tiện

47. Nguội chế tạo

48. Lắp ráp ô tô

49. Chế tạo thiết bị cơ khí

50. Lắp ráp cơ khí

51. Nguội lắp ráp cơ khí

52. Sửa chữa máy cơ khí

53. Sửa chữa ô tô

54. Sửa chữa thiết bị may

55. Sửa chữa thiết bị điện dân dụng

56. Sửa chữa máy văn phòng (pho to, Fax, máy in)

57. Sửa chữa thiết bị điện tử dân dụng

58. Sửa chữa điện thoại di động

59. Sửa chữa máy xây dựng

60. Sửa chữa xe máy

61. Điện dân dụng

62. Điện công nghiệp

63. Điện tử dân dụng

64. Điện tử công nghiệp

65. Quản lý điện nông thôn

66. Vận hành sửa chữa thiết bị điện lạnh

67. Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí

68. Cơ điện nông thôn

69. Sửa chữa thiết bị tự động hóa

70. Cơ điện tử

71. Vận hành máy xúc

72. Vận hành máy ủi

73. Vận hành và sửa chữa trạm bơm điện

74. Vận hành thiết bị xếp dỡ hàng hóa

75. Vận hành sửa chữa máy nông nghiệp

76. Vận hành máy xây dựng

77. Vận hành cầu trục

78. Vận hành máy nông nghiệp

79. Lắp đặt điện nước công trình

80. Chế biến thực phẩm

81. Chế biến lương thục

82. Chế biến rau quả

83. Sản xuất rượu, bia

84. Chế biến chè

85. Sản xuất bánh kẹo

86. Chế biến thực phẩm đông lạnh

87. Chế biến sữa

88. Sản xuất hàng dệt may

89. Công nghệ sợi

90. Dệt len

91. May veston

92. May công nghiệp

93. May và thiết kế thời trang

94. Cắt may dân dụng

95. Sản xuất giày da

96. Mộc mỹ nghệ

97. Sản xuất đồ mộc

98. Mộc dân dụng

99. Công nghệ sản xuất ván nhân tạo

100. Cốt thép - hàn

101. Cốp pha - giàn giáo

102. Nề hoàn thiện

103. Ốp lát tường và sàn

104. Xây trát dân dụng

105. Sản xuất gạch Ceramic

106. Sản xuất sứ xây dựng

107. Sản xuất sản phẩm kính

108. Trồng cây công nghiệp

109. Kỹ thuật trồng và chế biến thuốc nam

110. Trồng cây ăn quả (cam, bưởi, nhãn)

111. Chọn và nhân giống cây trồng

112. Trồng nấm

113. Trồng hoa ly

114. Trồng hoa hồng, hoa cúc... 

115. Kỹ thuật trồng chè

116. Kỹ thuật trồng lúa chất lượng cao

117. Kỹ thuật trồng rau an toàn

118. Bảo vệ thực vật

119. Làm vườn cây cảnh

120. Trồng và chăm sóc cây cảnh

121. Quản lý cây xanh đô thị

122. Trồng rừng

123. Chăn nuôi lợn

124. Chăn nuôi bò thịt

125. Chăn nuôi gà, vịt

126. Chăn nuôi bò sữa

127. Nuôi cá (chép, trắm)

128. Nuôi cá rô phi

129. Nuôi cá điêu hồng

130. Nuôi ba ba

131. Nuôi tôm

132. Khuyến nông

133. Quản lý Trang trại

134. Chăn nuôi thú y

135. Y học

136. Kỹ thuật viên dân số công tác xã hội

137. Kỹ thuật viên dược

138. Dịch vụ chăm sóc gia đình

139. Chăm sóc sức khỏe người già

140. Dịch vụ chăm sóc trẻ em

141. Hướng dẫn du lịch

142. Quản trị lữ hành

143. Quản lý nhà hàng

144. Quản trị khách sạn

145. Nghiệp vụ lễ tân

146. Nghiệp vụ buồng

147. Nghiệp vụ bàn

148. Dịch vụ nhà hàng

149. Kỹ thuật làm bánh

150. Kỹ thuật chế biến món ăn

151. Kỹ thuật pha chế đồ uống

152. Kỹ thuật cắt uốn tóc

153. Kỹ thuật chăm sóc da

154. Kỹ thuật làm móng

155. Trang điểm

156. Vận tải đường thủy

157. Lái phương tiện thủy nội địa

158. Thuyền trưởng phương tiện thủy nội địa

159. Thủy thủ tàu thủy

160. Thợ máy phương tiện thủy nội địa

161. Khai thác máy tầu thủy

162. Lái xe ôtô con

163. Lái xe ô tô hành khách

164. Lái xe vận tải

165. Bảo vệ

166. Vệ sỹ

167. Bảo vệ trên tàu hỏa

168. Chế biến thức ăn gia súc

169. Thi công nhôm kính

170. Điều dưỡng viên.


PHỤ LỤC SỐ 03

DỰ TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

Nội dung

Tổng số

Trong đó:

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

l. Tuyên truyền tư vấn học nghề và việc làm

7.740

700

1.760

1.760

1.760

1.760

- Ngân sách TP

5.940

500

1.360

1.360

1.360

1.360

- Ngân sách huyện

1.800

200

400

400

400

400

2. Điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu bổ sung

26.000

3.000

3.000

3.000

3.000

14.000

- Ngân sách TP

25.000

3.000

3.000

3.000

3.000

13.000

- Ngân sách huyện

1.000

 

 

 

 

1.000

3. Đầu tư cơ sở vật chất thiết bị dạy nghề

238.000

15.500

60.000

69.000

93.500

0

- Ngân sách TW

35.500

11.500

12.000

12.000

 

 

- Ngân sách TP

202.500

4.000

48.000

57.000

93.500

 

4. Phát triển chương trình, giáo trình, học liệu học nghề

 

 

 

 

 

 

- Ngân sách TP

5.400

1.080

1.080

1.080

1.080

1.080

5. Phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề

7.500

0

1.950

1.950

1.950

1.650

- Đào tạo CCSPDN (1000 ng)

1.500

 

450

450

450

150

- Đào tạo kỹ năng nghề (1000 ng)

6.000

 

1.500

1.500

1.500

1.500

6. Hỗ trợ học nghề

676.550

39.000

102.925

168.875

176.875

188.875

Sơ cấp nghề và dưới 3 tháng

632.550

39.000

98.925

164.875

164.875

164.875

- Hỗ trợ tiền ăn

49.500

4.950

7.425

12.375

12.375

12.375

- Hỗ trợ tiền đi lại

10.000

1.000

1.500

2.500

2.500

2.500

- Hỗ trợ chi phí học nghề

573.050

33.050

90.000

150.000

150.000

150.000

Trung cấp nghề và cao đẳng nghề

44.000

 

4.000

4.000

12.000

24.000

7. Giám sát đánh giá

5.300

0

4.200

200

200

200

- Ngân sách TP

4.400

 

4.100

100

100

100

- Ngân sách huyện

900

 

100

100

100

100

8. Kinh phí tổ chức thực hiện Đề án

3.000

600

600

600

600

600

- Hoạt động của BCĐ TP

1.000

200

200

200

200

200

- Hoạt động của BCĐ cấp huyện

2.000

400

400

400

400

400

Cộng: (1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8)

969.490

59.880

175.515

246.465

278.965

208.165

- Ngân sách TW

35.500

11.500

12.000

12.000

 

 

- Ngân sách TP

864.790

47.980

153.515

218.165

262.365

190.265

- Ngân sách huyện

4.700

400

700

700

700

1.700

- Nguồn XHH

 

 

 

 

 

 

- Giải phóng mặt bằng

64.500

 

9.300

15.600

15.900

16.200

 

PHỤ LỤC SỐ 03a

DỰ TOÁN KINH PHÍ TUYÊN TRUYỀN, TƯ VẤN HỌC NGHỀ VÀ VIỆC LÀM GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

 

Nội dung

Tổng số

Trong đó:

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

 

Tổng cộng

7.740

700

1.760

1.760

1.760

1.760

1

XD chuyên đề trên truyền hình

2.880

 300

720

720

 720

720

2

Báo viết bài tuyên truyền

480

50

120

120

120

120

3

XD nội dung tuyên truyền, Bồi dưỡng kỹ năng tuyên truyền

400

 

100

100

100

100

4

Tư vấn nghề nghiệp, việc làm, in tờ rơi, ấn phẩm

800

150

200

200

200

200

5

Tôn vinh khen thưởng

400

 

100

100

100

100

 

Hội Nông dân

480

 

120

120

120

120

 

Huyện

1.800

200

400

400

400

400

 

PHỤ LỤC SỐ 03b

KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

Đơn vị tính: Người

STT

Nội dung

ĐVT

Tổng số

Trong đó:

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

 

Tổng số

 

 

 

 

 

 

 

 

Số lượng

 

210.000

20.000

31.000

52.000

53.000

54.000

 

Kinh phí

 

709.589.000

39.000

106.925.000

184.875.000

192.875.000

224.875.000

1

Dạy nghề sơ cấp nghề và dưới 03 tháng

Người

200.000

20.000

30.000

50.000

50.000

50.000

 

Trong đó nhóm 1

Người

50.000

5.000

7.500

12.500

12.500

12.500

 

Kinh phí

 

593.589.000

39.000

98.925.000

164.875.000

164.875.000

164.875.000

 

a. Tiền ăn

1000 đ

49.500.000

4.950.000

7.425.000

12.375.000

12.375.000

12.375.000

 

b. Tiền đi lại

1000 đ

10.000.000

1.000.000

1.500.000

2.500.000

2.500.000

2.500.000

 

c. Tiền dạy nghề

1000 đ

540.000.000

33.050.000

90.000.000

150.000.000

150.000.000

150.000.000

2

Dạy nghề trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề

 

 

 

 

 

 

 

 

Số lượng

Người

10.000

 

1.000

2.000

3.000

4.000

 

Kinh phí

1000 đ

116.000.000

 

8.000.000

20.000.000

28.000.000

60.000.000

 

Trung cấp nghề

 

 

 

 

 

 

 

 

Số lượng

Người

6.500

 

500

1500

2000

2500

 

Kinh phí

1000 đ

72.000.000,00

 

4.000.000,00

16.000.000,00

16.000.000,00

36.000.000,00

 

Cao đẳng nghề

 

 

 

 

 

 

 

 

Số lượng

Người

3000

 

500

500

1000

1500

 

Kinh phí

1000 đ

44.000.000,00

 

4.000.000,00

4.000.000,00

12.000.000,00

24.000.000,00

 

PHỤ LỤC SỐ 03c

KINH PHÍ ĐẦU TƯ CƠ SỞ VẬT CHẤT, THIẾT BỊ CHO CÁC TRUNG TÂM DẠY NGHỀ GIAI ĐOẠN 2011-2015

STT

Nội dung

ĐVT

Tổng số

Chia ra các năm

2011

2012

2013

2014

2015

1

Tổng kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề

Tr.đ

238.000

15.500

60.000

69.000

93.500

0

 

Ngân sách trung ương

Tr.đ

35.500

11.500

12.000

12.000

 

           

 

Ngân sách địa phương

Tr.đ

202.500

4.000

48.000

57.000

93.500

 

2

Đầu tư trang thiết bị

Tr.đ

18.000

 

9.000

9.000

 

 

 

TTDN Hoài Đức

Tr.đ

3.000

 

3.000

 

 

           

 

TTDN Thạch Thất

Tr.đ

3.000

 

3.000

 

 

 

 

TTDN Thanh Trì

Tr.đ

3.000

 

 

3.000

 

 

 

TTDN Sóc Sơn

Tr.đ

3.000

 

 

3.000

 

 

 

TTDN Ứng Hòa

Tr.đ

3.000

 

 

3.000

 

 

 

TTDN Mê Linh

Tr.đ

3.000

 

3.000

 

 

 

3

Xây mới

 

220.000

15.500

51.000

60.000

93.500

 

 

TTDN Ba Vì

 

 

14.000

21.000

15.000

20.000

 

 

TTDN Phúc Thọ

 

 

500

10.000

15.000

24.500

 

 

TTDN Quốc Oai

 

 

500

10.000

15.000

24.500

 

 

TTDN Mỹ Đức

 

 

500

10.000

15.000

24.500

 

 

PHỤ LỤC SỐ 04

Cơ quan chủ quản trực tiếp hoặc địa danh
Tên đơn vị:

KẾ HOẠCH BỔ SUNG LAO ĐỘNG QUA ĐÀO TẠO NGHỀ NĂM 201…

 

STT

Tên nghề

Nhu cầu bổ sung lao động qua đào tạo nghề chia theo các trình độ năm 201…

Tổng số

Trong đó

Cao đẳng nghề

Trung cấp nghề

Sơ cấp nghề

Dưới 3 tháng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người lập biểu

Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên và đóng dấu)

 

PHỤ LỤC SỐ 05

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
SỞ (BAN)…….
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

 

KẾ HOẠCH BỔ SUNG LAO ĐỘNG QUA ĐÀO TẠO NGHỀ NĂM 201…..

STT

Tên đơn vị có nhu cầu bổ sung lao động qua đào tạo nghề

Nhu cầu bổ sung lao động qua đào tạo nghề chia theo các trình độ năm 201… (người)

Ghi chú

Tổng số

Trong đó

Cao đẳng nghề

Trung cấp nghề

Sơ cấp nghề

Dưới 3 tháng

 

TỔNG SỐ

 

 

 

 

 

 

1

Công ty…….

 

 

 

 

 

 

 

Nghề

 

 

 

 

 

 

 

Nghề

 

 

 

 

 

 

 

Nghề

 

 

 

 

 

 

 

….

 

 

 

 

 

 

2

Công ty ….

 

 

 

 

 

 

 

Nghề

 

 

 

 

 

 

 

Nghề

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Công ty

 

 

 

 

 

 

 

Người lập biểu

Giám đốc Sở (Ban, Ngành)
(Ký tên và đóng dấu)

 

PHỤ LỤC SỐ 06

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
SỞ (BAN)…….
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

 

KẾ HOẠCH BỔ SUNG LAO ĐỘNG QUA ĐÀO TẠO NGHỀ NĂM 201…..

STT

Tên đơn vị có nhu cầu bổ sung lao động qua

Nhu cầu bổ sung lao động qua đào tạo nghề

Ghi chú

Tổng số

Trong đó

Cao đẳng nghề

Trung cấp nghề

Sơ cấp nghề

Dưới 3 tháng

 

TỔNG SỐ

 

 

 

 

 

 

1

Nghề ….

 

 

 

 

 

 

2

Nghề ….

 

 

 

 

 

 

3

Nghề …

 

 

 

 

 

 

4

Nghề ….

 

 

 

 

 

 

5

….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người lập biểu

Gíam đốc Sở (Ban, Ngành)
(Ký tên và đóng dấu)

 



1 18 huyện, quận Hà Đông, thị xã Sơn Tây