Kế hoạch 139/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững năm 2018
Số hiệu: | 139/KH-UBND | Loại văn bản: | Văn bản khác |
Nơi ban hành: | Tỉnh Lạng Sơn | Người ký: | Lý Vinh Quang |
Ngày ban hành: | 09/08/2017 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Nông nghiệp, nông thôn, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 139/KH-UBND |
Lạng Sơn, ngày 09 tháng 8 năm 2017 |
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP BỀN VỮNG NĂM 2018
Lạng Sơn là tỉnh miền núi, biên giới phía Bắc, có tổng diện tích tự nhiên là 831.009 ha, trong đó diện tích rừng và đất lâm nghiệp là 679.729 ha, chiếm 81,5% tổng diện tích tự nhiên. Vì vậy, sản xuất lâm nghiệp có vai trò, vị trí quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, đặc biệt đối với đời sống của đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa và biên giới. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của ngành lâm nghiệp toàn quốc, ngành lâm nghiệp Lạng Sơn đã có nhiều cố gắng, tranh thủ các nguồn lực đầu tư cho phát triển lâm nghiệp, cũng như huy động nội lực của địa phương để bảo vệ và phát triển rừng. Diện tích rừng trồng tăng qua các năm, độ che phủ rừng của tỉnh tăng từ 49,8 % năm 2011 lên 60,5% năm 2016. Tuy nhiên, ngành lâm nghiệp Lạng Sơn vẫn bộc lộ một số hạn chế, yếu kém, như: Phát triển rừng chưa gắn được với phát triển công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ; diện tích trồng rừng lớn nhưng chất lượng rừng chưa cao, lâm sản ngoài gỗ chưa được quan tâm bảo tồn và phát triển; chưa chú trọng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng lâm nghiệp...
Để triển khai đồng bộ các giải pháp, huy động nguồn lực, tổ chức lồng ghép với các chương trình, dự án trên địa bàn để thực hiện thắng lợi Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững, UBND tỉnh Lạng Sơn ban hành kế hoạch thực hiện trong năm 2018 như sau:
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM 2017
I. HIỆN TRẠNG RỪNG VÀ ĐẤT RỪNG
Tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp: 679.729,82 ha, cụ thể như sau:
1. Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp
- Tổng diện tích đất có rừng (bao gồm cả diện tích rừng ngoài quy hoạch): 503.292,6 ha ; trong đó:
+ Rừng tự nhiên: 293.589,73 ha;
+ Rừng trồng: 209.702,87 ha.
- Tổng diện tích đất chưa có rừng quy hoạch cho lâm nghiệp: 176.437,22 ha (trong đó có 19.234,01 ha đất đã trồng rừng nhưng chưa thành rừng theo tiêu chí quy định tại Thông tư số 34/2009/TT-BNNPTNT ngày 10/6/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định tiêu chí xác địch và phân loại rừng).
2. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp phân theo mục đích sử dụng
- Diện tích trong quy hoạch 3 loại rừng: 633.794,3 ha, trong đó:
+ Rừng đặc dụng: 8.288,06 ha;
+ Rừng phòng hộ: 131.870,1 ha;
+ Rừng sản xuất: 493.636 ha.
- Diện tích ngoài quy hoạch: 45.935,5 ha.
Mặc dù diện tích đất trống còn tương đối lớn nhưng phân tán nhỏ lẻ, rải rác và tập trung chủ yếu ở vùng xa, độ dốc lớn, địa hình phức tạp, diện tích có khả năng trồng rừng mới chỉ chiếm khoảng 40-50%.
3. Các nguồn lực hiện có
Toàn tỉnh hiện nay có khoảng 460.358 người trong độ tuổi lao động, chiếm 62,79% tổng dân số, trong đó lao động nữ chiếm 50,71%. Tỷ lệ lao động khu vực nông thôn chiếm 79,78%, lao động khu vực thành thị chiếm 20,22%. Tiềm năng lao động của Lạng Sơn là khá dồi dào, lực lượng lao động có cơ cấu độ tuổi trẻ; tuy nhiên tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp (32%), thiếu lao động có tay nghề, thừa lao động phổ thông ở nông thôn, đặc biệt vào những lúc nông nhàn.
Nguồn vốn đầu tư phát triển rừng của tỉnh Lạng Sơn chủ yếu từ ngân sách Trung ương, vốn ngân sách địa phương chủ yếu đầu tư cho trồng cây phân tán, hàng năm trồng khoảng 3.000 ha cây phân tán, vốn đầu tư khoảng 5 - 6 tỷ đồng. Ngoài ra, có một số doanh nghiệp và người dân đã đầu tư trồng rừng bằng vốn vay, vốn tự có, nhưng còn hạn chế.
II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM 2017
1. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ kế hoạch (đến 30/6/2017)
a) Về khoán bảo vệ rừng:
- Bảo vệ 7.140,0 ha rừng đặc dụng Hữu Liên do ngân sách nhà nước đảm bảo;
- Diện tích rừng đã giao cho các tổ chức, cá nhân hộ gia đình người dân tự bảo vệ.
b) Về phát triển rừng:
- Trồng rừng mới: 8.274,9 ha trong đó:
+ Trồng rừng tập trung: 5.322,7 ha.
+ Trồng cây phân tán: 2.952,2 ha.
- Khoanh nuôi tái sinh tự nhiên: 1.240,0 lượt ha.
c) Chăm sóc rừng: 14.788,7 ha.
d) Khai thác, chế biến gỗ và lâm sản
- Khai thác rừng trồng: 27.549 m3.
- Khai thác tre nứa và lâm sản ngoài gỗ:
+ Tre nứa: 18,8 triệu cây.
+ Nhựa thông: 7.500 tấn.
e) Chi trả dịch vụ môi trường rừng:
Đã thành lập Ban Chỉ đạo về kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng kiêm nhiệm triển khai thực hiện Đề án theo Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. Chỉ đạo cơ quan chuyên môn xây dựng Đề án triển khai thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh.
2. Tình hình triển khai các cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng
Công tác quản lý bảo vệ rừng đã đạt được kết quả quan trọng. Bước đầu có sự chuyển đổi từ quản lý lâm nghiệp Nhà nước tập trung sang quản lý lâm nghiệp xã hội, với sự tham gia của người dân và nhiều thành phần kinh tế; rừng và đất rừng đã được giao, khoán, cho thuê đến các chủ quản lý, kinh doanh và sử dụng lâu dài vào mục đích lâm nghiệp. Việc giao đất, giao rừng cho các tổ chức, hộ gia đình và, cộng đồng thôn bản… đã góp phần tích cực bảo vệ rừng hiện có, hạn chế tình trạng chặt phát rừng và tăng thêm diện tích rừng hàng năm.
1. Tồn tại
- Phát triển rừng chưa gắn được với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ.
- Diện tích rừng tăng nhưng chất lượng, tính đa dạng sinh học của rừng rừng chưa cao.
- Thu nhập của người làm nghề rừng còn thấp, chưa ổn định.
- Các thành phần kinh tế chưa mạnh dạn tham gia đầu tư phát triển lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Công tác giao đất giao rừng còn nhiều bất cập, tình trạng tranh chấp đất rừng chưa được xử lý kịp thời; công tác quản lý giống cây trồng lâm nghiệp, chuyển giao khoa học kỹ thuật, xây dựng và nhân rộng các mô hình còn hạn chế.
2. Nguyên nhân
- Nhận thức về vai trò, vị trí, tầm quan trọng trong phát triển lâm nghiệp ở một số cấp uỷ đảng, chính quyền cơ sở còn hạn chế; Chưa phát huy được vai trò, trách nhiệm của chính quyền các cấp trong công tác bảo vệ, phát triển rừng.
- Việc thực hiện một số chính sách lâm nghiệp về bảo vệ và phát triển rừng còn bất cập, chưa tạo được động lực mạnh mẽ để thúc đẩy các thành phần kinh tế tham gia phát triển kinh tế rừng.
- Trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác trong ngành lâm nghiệp còn nhiều hạn chế và bất cập.
- Sản xuất lâm nghiệp có chu kỳ kinh doanh dài, rủi ro lớn, chủ yếu phụ thuộc vào thời tiết, mùa vụ; hiện trường sản xuất trải rộng, tập trung chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, địa hình khó khăn phức tạp, hạ tầng thấp kém đặc biệt là đường giao thông đến các khu rừng; đời sống người dân còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí còn hạn chế. Những hạn chế này ảnh hướng rất lớn đến công tác bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh.
3. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết
Bảo vệ diện tích rừng hiện có, phát triển rừng bền vững, từng bước cải thiện nâng cao năng suất, chất lượng và phát huy giá trị từng loại rừng, tăng giá trị rừng sản xuất trên đơn vị diện tích.
- Tăng cường công tác giao đất, giao rừng, rà soát lại việc giao đất giao rừng để có giải pháp xử lý phù hợp, phát huy tối đa giá trị sử dụng đất lâm nghiệp, giải quyết dứt điểm các vụ việc tranh chấp đất rừng. Khuyến khích, lựa chọn các doanh nghiệp lớn, hợp tác xã, tổ hợp tác quy mô vừa và lớn đầu tư vào lĩnh vực trồng rừng, lấy các doanh nghiệp lớn làm trung tâm liên kết chuỗi đối với các sản phẩm chủ lực, các vùng nguyên liệu tập trung, nhất là sản phẩm xuất khẩu.
- Tiếp tục đầu tư, nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng lâm nghiệp gắn với phát triển kinh tế xã hội. Tăng cường đầu tư các cơ sở chế biến lâm sản có quy mô phù hợp với từng vùng nguyên liệu, tạo ra các sản phẩm có tính cạnh tranh cao.
Tăng cường các biện pháp quản lý, bảo vệ rừng nhằm hạn chế tối đa cháy rừng; các hoạt động khai thác, vận chuyển trái phép lâm sản; bảo tồn nguồn gen quý hiếm, bảo tồn đa dạng sinh học; từng bước nâng cao chất lượng rừng.
Tiếp tục cải tạo nâng cao chất lượng, hiệu quả giống cây trồng lâm nghiệp; tăng cường ứng dụng giống mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất để rút ngắn chu kỳ kinh doanh, nâng cao hiệu quả công tác trồng rừng. Đồng thời tăng cường công tác quản lý Nhà nước về giống cây trồng, hạn chế chủ rừng mua phải giống không rõ nguồn gốc, chất lượng giống kém.
- Tăng cường xúc tiến đầu tư, hợp tác quốc tế, mở rộng thị trường tiêu thụ các loại lâm sản, lâm sản ngoài gỗ. Kêu gọi, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất lâm nghiệp.
1. Bối cảnh
- Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020 với muc tiêu thiết lập, quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững 16,24 triệu ha đất quy hoạch cho lâm nghiệp; nâng tỷ lệ đất có rừng lên 42 - 43% vào năm 2010 và 47% vào năm 2020; đảm bảo có sự tham gia rộng rãi của các thành phần kinh tế và tổ chức xã hội vào phát triển lâm nghiệp nhằm đóng góp ngày càng tăng vào phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học và cung cấp các dịch vụ môi trường, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho người dân nông thôn miền núi và giữ vững an ninh quốc phòng.
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 886/QĐ-TTg ngày 16/6/2017 về Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020 với mục tiêu: Nâng cao năng suất, chất lượng và phát huy giá trị từng loại rừng, tăng giá trị rừng sản xuất trên đơn vị diện tích, góp phần đáp ứng các yêu cầu về giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu; tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói, giảm nghèo, cải thiện sinh kế cho người dân làm nghề rừng, gắn với tiến trình xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội.
- Tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TU về phát triển lâm nghiệp tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011 – 2020, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Thông báo Kết luận số 189-KL/TU ngày 15/12/2014 về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển lâm nghiệp tỉnh Lạng Sơn, giai đoạn 2011-2020. Mục tiêu đến năm 2020: trồng rừng mới trên 27.000 ha; khoanh nuôi tái sinh làm giàu rừng trên 5.700 ha; tỷ lệ che phủ rừng từ 63-64%; giá trị sản xuất lâm nghiệp tăng bình quân 5 – 5,5%/năm, đạt 4.800 tỷ đồng; tỷ trọng trong cơ cấu nội ngành đạt 26%. Đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu ngành lâm nghiệp; Tăng cường quản lý bảo vệ và phát triển rừng; Đẩy mạnh phát triển chế biến, tăng cường xúc tiến đầu tư mở rộng thị trường tiêu thụ; Đổi mới cơ chế, chính sách phát triển lâm nghiệp
2. Dự báo về phát triển kinh tế - xã hội
Dự báo đến năm 2020, tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân từ 8 - 9%, tỷ trọng các ngành trong cơ cấu GRDP là: Nông lâm nghiệp 19 - 20%, công nghiệp - xây dựng 20 - 21%, dịch vụ 60 - 61%; GRDP bình quân đầu đạt khoảng 2.600 - 2.700 USD; Tổng vốn đầu tư toàn xã hội cả giai đoạn khoảng 76 - 78 nghìn tỷ đồng; có 72 xã đạt chuẩn nông thôn mới; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 55%; Giảm tỷ lệ hộ nghèo hằng năm khoảng 2,0%.
1. Mục tiêu chung
Nâng cao năng suất, chất lượng và phát huy giá trị từng loại rừng, tăng giá trị rừng sản xuất trên đơn vị diện tích; góp phần đáp ứng các yêu cầu về giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu; tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói, giảm nghèo, cải thiện sinh kế cho người dân làm nghề rừng, gắn với tiến trình xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội.
2. Mục tiêu cụ thể
- Về kinh tế - xã hội: Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng hợp lý tài nguyên rừng, đất rừng, từng bước nâng cao chất lượng rừng hiện có. Tiếp tục đầu tư trồng mới 9.000 ha, khoanh nuôi tái sinh có trồng bổ sung khoảng 2.500-3.000 ha, giá trị sản xuất lâm nghiệp tăng 5 – 5,5%
- Môi trường: Nâng độ che phủ rừng lên 61-62%.
- Về an ninh, quốc phòng: Đảm bảo giữ vững an ninh quốc phòng, độc lập chủ quyền và đảm bảo trật tự xã hội khu vực biên giới.
1. Bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và bảo tồn thiên nhiên
- Bảo vệ rừng: 17.480 ha.
- Xây dựng công trình phòng cháy, chữa cháy rừng:
+ Xây dựng biển báo cháy rừng: 33 biển báo.
+ Sửa chữa biển báo cháy rừng: 23 biển báo.
+ Sửa chữa công trình PCCCR: 01 công trình.
+ Xây dựng biển cấp dự báo cháy rừng tự động: 05 biển báo.
- Theo dõi diễn biến tài nguyên rừng: khoảng 28.000 ha
- Tuyên truyền, tập huấn sử dụng công nghệ thông tin: 22 cuộc
- Diễn tập phòng cháy chữa cháy rừng cấp huyện: 05 cuộc.
- Rà soát quy hoạch 3 loại rừng.
- Bảo tồn thiên nhiên: củng cố, bảo vệ và phát triển rừng Đặc dụng Hữu Liên, huyện Hữu Lũng; quy hoạch và bảo tồn loài sinh cảnh Mẫu Sơn, Bắc Sơn.
2. Phát triển rừng
- Trồng rừng mới: 9.000 ha, trong đó:
+ Trồng rừng tập trung: 6.000 ha.
+ Trồng cây phân tán: 3.000 ha (06 triệu cây).
- Khoanh nuôi tái sinh tự nhiên: 20.700 lượt ha, trong đó:
+ Khoanh nuôi chuyển tiếp: 60 lượt ha.
- Chăm sóc rừng: 11.800 lượt ha rừng, trong đó:
- Sản xuất cây giống: 26 triệu cây giống.
3. Khai thác gỗ và lâm sản
- Khai thác rừng trồng: 219.000 m3.
- Khai thác tre nứa: 90 triệu cây.
- Lâm sản ngoài gỗ: 7.500 tấn nhựa thông.
4. Triển khai Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng
a) Phổ biến, tuyên truyền nâng cao nhận thức xã hội về chi trả dịch vụ môi trường rừng:
b) Xây dựng đề án và các dự án triển khai chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn:
Cụ thể hóa Quyết định số 886/QĐ-TTg ngày 16/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020; Chỉ đạo, triển khai thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; Quyết định số 1565/QĐ-BNN-TCLN ngày 08/7/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt “Đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp, cụ thể:
1. Về công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức
Đẩy mạnh tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông, các cuộc họp hội nghị tại thôn bản để nâng cao nhận thức giá trị kinh tế, xã hội, môi trường, an ninh quốc phòng của rừng, nâng cao ý thức bảo vệ rừng của người dân; tiếp tục thực hiện vận động các hộ gia đình, cộng đồng thôn bản sống trong và gần rừng ký cam kết bảo vệ rừng, thay đổi nhận thức tập quán sản xuất lâm nghiệp quảng canh sang thâm canh, kết hợp sản xuất gỗ nhỏ và gỗ lớn có giá trị kinh tế cao.
2. Về quản lý quy hoạch và đất lâm nghiệp
Tăng cường công tác giám sát, đánh giá việc thực hiện quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng. Xây dựng hệ thống giám sát, đánh giá và tăng cường năng lực cho các cơ quan, đơn vị lập kế hoạch quản lý tài chính và giám sát, đánh giá từ tỉnh đến cơ sở.
Đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho các hộ gia đình, tổ chức, đặc biệt là các diện tích đất sau chuyển đổi 3 loại rừng, diện tích đất lâm nghiệp đang giao cho UBND xã quản lý; giải quyết dứt điểm các vụ việc tranh chấp đất rừng; hạn chế tình trạng xâm canh trồng rừng để người dân và các doanh nghiệp yên tâm đầu tư trồng rừng.
3. Về bảo vệ rừng
- Bảo vệ và phát triển bền vững diện tích rừng hiện có, bảo tồn và khắc phục rừng bị suy thoái, đặc biệt là rừng đặc dụng; tăng cường năng lực thực thi pháp luật, giảm căn bản tình trạng vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, chú trọng công tác phòng cháy chữa cháy rừng, phòng trừ sâu bệnh hại rừng.
- Xây dựng các quy ước, hương ước tại thôn, bản về bảo vệ rừng; thực hiện cam kết tham gia quản lý bảo vệ rừng giữa các chủ rừng với chính quyền địa phương; tăng cường công tác tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân tích cực tham gia quản lý bảo vệ và phát triển rừng; phát triển các mô hình quản lý rừng cộng đồng để nâng cao trách nhiệm trong quản lý bảo vệ rừng.
4. Về giao, cho thuê rừng
Thực hiện giao đất, giao rừng gắn với thuê đất, thuê rừng theo Thông tư liên tịch số 07/2011/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 29/01/2011 của liên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường. Tổ chức giao mới diện tích UBND xã đang quản lý, để các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp, ưu tiên cho các hộ miền núi, dân tộc thiểu số có nhu cầu sử dụng đất phát triển kinh tế hộ.
Thực hiện rà soát, điều chỉnh lại quỹ đất lâm nghiệp đã giao cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trước đây cho phù hợp với quy định của Luật Đất đai hiện hành, nhằm đảm bảo phát huy tính hiệu quả trong việc sử dụng đất lâm nghiệp. Đẩy nhanh công tác giao đất gắn với giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp; giải quyết dứt điểm theo thẩm quyền các vụ việc tranh chấp, lấn chiếm đất đai. Hoàn thiện cơ sở dữ liệu địa chính về đất lâm nghiệp. Tổ chức giao rừng núi đá cho công động thôn bản và hộ dân cư quản lý sử dụng lâu dài theo quy định của pháp luật.
Hoàn thiện chính sách giao, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp nhằm tạo động lực để khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia bảo vệ, phát triển, kinh doanh lâm sản và đảm bảo lợi ích thoả đáng cho các chủ rừng.
5. Về khoa học, công nghệ và khuyến lâm
Đầu tư xây dựng, củng cố và cải tạo các rừng giống, vườn giống đảm bảo cung cấp đủ giống có chất lượng cao, từng bước nâng cao hiệu quả trồng rừng. Tăng cường công tác quản lý giống cây trồng theo quy định của pháp luật. Nghiên cứu thực nghiệm một số giống cây nhập nội có giá trị kinh tế cao. Ứng dụng, nhân rộng mô hình thâm canh, nông lâm kết hợp, canh tác trên đất dốc, trang trại lâm nghiệp. Ứng dụng kỹ thuật tiên tiến, công nghệ thông tin vào công tác quản lý và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, quản lý và dự báo phòng chống cháy rừng, phòng chống sâu bệnh hại trên phạm vi toàn tỉnh.
Nâng cao chất lượng rừng tự nhiên bằng các biện pháp lâm sinh như cải tạo rừng, khoanh nuôi tái sinh, nuôi dưỡng rừng, làm giàu rừng ... Nghiên cứu và xây dựng các dự án phát triển lâm sản ngoài gỗ phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu.
Tăng cường công tác khuyến lâm, hướng dẫn người dân áp dụng có hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến, hiện đại vào các khâu trồng, khai thác, chế biến, bảo quản trong sản xuất lâm nghiệp, từng bước hiện đại hóa công tác quản lý trên cơ sở ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin. Nghiên cứu, cải tạo, nâng cao năng suất, chất lượng rừng và sản phẩm của một số loài cây ăn quả có giá trị kinh tế cao của tỉnh, tiến tới xây dựng nhãn hiệu hàng hóa, thương hiệu sản phẩm.
6. Giải pháp thị trường
- Tiếp tục rà soát, quy hoạch các cơ sở chế biến hiện có theo hướng cải tạo nâng cấp nhà xưởng, thay thế bằng các dây chuyền công nghệ hiện đại tiên tiến, giảm bớt tình trạng xuất khẩu thô, tạo ra các sản phẩm có giá trị như ván nhân tạo, ván sàn, đồ gỗ nội thất, đồ mộc mỹ nghệ, chế biến đặc sản tinh dầu Hồi, Quế, nhựa Thông, hoa quả.
Khuyến khích đầu tư xây dựng nhà máy chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ, gắn với việc ký kết hợp đồng xây dựng vùng nguyên liệu, thu mua nguyên liệu ổn định cho bà con nông dân làm nghề rừng.
Hỗ trợ tạo điều kiện xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp chế biến lâm sản và thương hiệu sản phẩm lâm sản, tạo vị trí đứng vững trên thị trường trong và ngoài nước. Giới thiệu và quảng bá những sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ của tỉnh Lạng Sơn ra thị trường.
Tăng sức cạnh tranh của sản phẩm lâm sản thông qua chế biến, đa dạng hóa mặt hàng, tăng cường năng lực thiết kế, tạo dáng, mẫu mã sản phẩm, xúc tiến thương mại, hạ giá thành sản phẩm, để sản phẩm lâm sản của tỉnh đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.
7. Về hợp tác quốc tế
Tăng cường xúc tiến đầu tư, hợp tác quốc tế, mở rộng thị trường tiêu thụ các loại lâm sản, lâm sản ngoài gỗ. Kêu gọi, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất lâm nghiệp.
1. Tổng dự toán nhu cầu vốn
Tổng nhu cầu vốn thực hiện Kế hoạch năm 2018 là 295.532 triệu đồng. Trong đó:
- Ngân sách nhà nước: 216.932 triệu đồng.
- Nguồn vốn khác: 78.600 triệu đồng.
* Chia theo các hạng mục công việc:
- Bảo vệ rừng: 10.005 triệu đồng.
- Phát triển rừng: 116.101 triệu đồng
+ Trồng rừng: 64.000 triệu đồng.
+ Khoanh nuôi tái sinh rừng: 10.901 triệu đồng.
+ Chăm sóc rừng: 34.600 triệu đồng
+ Trồng cây phân tán: 6.600 triệu đồng.
- Các hoạt động khác: 169.426 triệu đồng.
2. Cơ chế huy động vốn
- Ngân sách Trung ương đầu tư, hỗ trợ theo Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững (dự án bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2016-2020), đã được phê duyệt.
- Chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng và chế biến lâm sản.
- Tăng cường hợp tác với các nước và các tổ chức quốc tế; thu hút nguồn vốn ODA của các nước, tổ chức phi Chính phủ đầu tư cho bảo vệ, phát triển rừng của tỉnh, khuyến khích các nhà đầu tư, các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực lâm nghiệp.
- Lồng ghép các dự án phát triển lâm nghiệp với các chương trình, dự án xóa đói giảm nghèo, phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn.
- Tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng theo quy định tại Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ; tiền ủy thác của các tổ chức quốc tế, tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước theo hợp đồng ủy thác liên quan đến bảo vệ và phát triển rừng.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
Tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 886 /QĐ-TTg ngày 16/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020; Chỉ thị số 13-CT /TW của ban bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và UBND các huyện, thành phố tổ chức thực hiện nội dung chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững; đưa các nội dung vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh hàng năm.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính:
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cân đối và bố trí vốn từ ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác để thực hiện có hiệu quả các nội dung kế hoạch được duyệt.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường:
Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn UBND các huyện, thành phố rà soát quy hoạch sử dụng đất để giao, cho thuê đất lâm nghiệp phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ mục tiêu kế hoạch đã đề ra.
4. Sở Khoa học và Công nghệ, Cục Thống kê:
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị liên quan xác định nội dung, tiêu chí, chỉ số giám sát đánh giá, giá trị ngành lâm nghiệp, nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất lâm nghiệp.
5. UBND các huyện, thành phố và các sở, ban ngành liên quan:
Theo chức năng, nhiệm vụ xây dựng chương trình, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn quản lý; tổ chức thực hiện lồng ghép với các chương trình, dự án khác để tạo sức mạnh tổng hợp, triển khai các hoạt động của kế hoạch theo quy định; chỉ đạo thực hiện thống kê, kiểm kê rừng trên địa bàn.
Đề nghị Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Bố trí nguồn lực đầu tư từ ngân sách nhà nước cho Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững năm 2018 và các năm tiếp theo. Hỗ trợ đầu tư các cơ sở sản xuất giống, nguồn giống chất lượng cao; hỗ trợ kinh phí cho công tác rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng, điều chỉnh quy hoạch phát triển lâm nghiệp đến năm 2020, định hướng đến 2030.
- Có kế hoạch giao chỉ tiêu phát triển lâm nghiệp sớm, ổn định trong 3 năm để các địa phương chủ động tổ chức triển khai thực hiện.
- Hỗ trợ tăng cường công tác xúc tiến thương mại đối với các sản phẩm lâm nghiệp, đặc biệt là các sản phẩm chủ lực.
- Tăng cường chính sách hỗ trợ khuyến khích các nhà đầu tư vào lĩnh vực lâm nghiệp từ khâu sản xuất giống, trồng rừng đến khai thác và tiêu thụ sản phẩm; Kịp thời sửa đổi, bổ sung các chính sách hỗ trợ bảo vệ và phát triển rừng đảm bảo đồng bộ, phù hợp với tình hình thực tế các địa phương; quan tâm chỉ đạo phát huy vai trò liên kết vùng để tạo mối gắn kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm./.
(Kèm theo các biểu mẫu từ số 01đến số 07 theo quy định)
|
KT. CHỦ TỊCH |
Quyết định 886/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh Bạc Liêu thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 Ban hành: 23/06/2020 | Cập nhật: 25/06/2020
Quyết định 886/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020 Ban hành: 16/06/2017 | Cập nhật: 20/06/2017
Quyết định 886/QĐ-TTg năm 2014 hỗ trợ lương thực từ nguồn dự trữ quốc gia cho tỉnh Tuyên Quang Ban hành: 10/06/2014 | Cập nhật: 11/06/2014
Quyết định 1565/QĐ-BNN-TCLN năm 2013 phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp Ban hành: 08/07/2013 | Cập nhật: 09/08/2013
Quyết định 886/QĐ-TTg năm 2013 điều động, bổ nhiệm Nguyễn Văn Thể giữ chức Thứ trưởng Bộ Giao Thông vận tải Ban hành: 06/06/2013 | Cập nhật: 07/06/2013
Thông tư liên tịch 07/2011/TTLT-BNNPTNT-BTNMT hướng dẫn về giao, thuê rừng gắn liền với giao, thuê đất lâm nghiệp Ban hành: 29/01/2011 | Cập nhật: 16/02/2011
Nghị định 99/2010/NĐ-CP về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng Ban hành: 24/09/2010 | Cập nhật: 29/09/2010
Thông tư 34/2009/TT-BNNPTNT quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng Ban hành: 10/06/2009 | Cập nhật: 23/06/2009