Kế hoạch hành động 130/KH-UBND năm 2015 thực hiện Nghị quyết 102/NQ-CP về thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước
Số hiệu: 130/KH-UBND Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa Người ký: Nguyễn Đình Xứng
Ngày ban hành: 18/09/2015 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Văn hóa , thể thao, du lịch, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 130/KH-UBND

Thanh Hóa, ngày 18 tháng 09 năm 2015

 

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 102/NQ-CP CỦA CHÍNH PHỦ VỀ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 33-NQ/TW NGÀY 09/6/2014, HỘI NGHỊ LẦN THỨ CHÍN BCH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA XI VỀ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA, CON NGƯỜI VIỆT NAM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐẤT NƯỚC

Thực hiện Nghị quyết số 102/NQ-CP ngày 31/12/2014 của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 của Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước (Sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 33-NQ/TW khóa XI); Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa ban hành Kế hoạch hành động, bao gồm các nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Nhằm quán triệt và triển khai, thực hiện có hiệu quả các nghị quyết của Trung ương Đảng, Chính phủ v thực hiện Nghị quyết Hội nghị ln thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm và hành động của các cấp, các ngành và mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh đối với nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam nói chung, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước và hình ảnh con người Thanh Hóa nói riêng trong lòng bạn bè trong nước và quốc tế.

- Xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp làm cơ sở cho các cấp, các ngành tập trung chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong Nghị quyết của Chính phủ về thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW (khóa XI).

2. Yêu cầu

- Các cơ quan, ban, ngành đơn vị cấp tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố tích cực, chủ động trong việc tham mưu, đề xuất và tổ chức triển khai, thực hiện các nội dung theo kế hoạch đề ra.

- Việc xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ phải gắn với các giải pháp đồng bộ, toàn diện, đảm bảo khả thi; gn với việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của ngành, địa phương, đơn vị, phù hợp với điều kiện chung của tỉnh, tạo sự phát triển đồng bộ và hài hòa giữa phát triển kinh tế và văn hóa.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Xây dựng nền văn hóa và con người Thanh Hóa phát triển toàn diện, hướng tới chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần quật cường của dân tộc, của quê hương; đảm bảo tính nhân văn, dân chủ và khoa học; văn hóa phải thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng, bảo đảm sự phát triển bền vững của quê hương Thanh Hóa và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; chăm lo xây dựng con người Thanh Hóa có lý tưởng, năng lực, nhân cách, đạo đức lối sống tốt đẹp, với các đặc tính cơ bản: Yêu nước, yêu quê hương, nhân ái, trọng nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, nỗ lực vượt khó, cần cù, hiếu học, sáng tạo, thực sự là “con người kiểu mẫu” như sinh thời Bác Hồ kính yêu hằng mong muốn; xây dựng Thanh Hóa trở thành một trong những trung tâm lớn về văn hóa - du lịch của khu vực Bắc Trung bộ và cả nước.

2. Mục tiêu cụ thể

- Ưu tiên trong 2 năm đầu của giai đoạn này tập trung tuyên truyền, quán triệt sâu rộng nội dung Nghị quyết số 33/NQ-TW (khóa XI); các văn bản của Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương và của tỉnh về chỉ đạo, triển khai về thc hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW (khóa XI) trên địa bàn toàn tỉnh; xây dựng và ban hành các chương trình, kế hoạch, đề án trọng tâm, làm căn cứ và định hướng cho các cấp, các ngành triển khai thực hiện đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở.

- Một số chỉ tiêu cụ thể phấn đấu đến năm 2020

+ Tỷ lệ gia đình văn hóa đạt 82%; 90% làng, thôn, bản, tổ dân phố đạt chuẩn văn hóa; 68% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa.

+ 30% xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới; 48% số phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị.

+ 90% thôn, bản, tổ dân phố có nhà văn hóa - khu thể thao; 100 % xã, phường, thị trấn có sân chơi, bãi tập thể thao.

+ Tỷ lệ người dân tham gia luyện tập, thể dục, thể thao thường xuyên đạt từ 43% trở lên. Tỷ lệ gia đình thể thao đạt 30%. Thể chất, tầm vóc người Thanh Hóa đạt chuẩn so với mục tiêu chung của cả nước.

+ 100% huyện, thị xã, thành phố có nhà văn hóa và thư viện đạt chuẩn.

+ 10% số đơn vị hành chính cấp huyện có nhà văn hóa lao động.

+ 100% khu công nghiệp có quy hoạch quỹ đất để xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao phục vụ công nhân, người lao động; trong đó tối thiểu 30% khu công nghiệp xây dựng được trung tâm văn hóa - thể thao phục vụ công nhân, người lao động.

+ Tỷ lệ phủ sóng truyền hình Trung ương trên địa bàn tỉnh đạt 95%.

+ Tỷ lệ phủ sóng phát thanh, truyền hình đạt 100%; tỷ lệ tiếp sóng truyền hình đạt 98%; tỷ lệ tiếp sóng phát thanh đạt 99%.

+ Số di tích được tu bổ: 150 di tích.

+ Có 20 - 25 di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu được lập hồ sơ khoa học và tư liệu hóa đề nghị đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia; 10 - 15 các loại hình dân ca, dân vũ các dân tộc trên địa bàn được sưu tầm, tổ chức truyền dạy cho nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ.

+ Phát triển du lịch bền vững gắn chặt với việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; phấn đấu đến năm 2020, toàn tỉnh đón trên 09 triệu lượt khách du lịch. Doanh thu hoạt động du lịch đạt 15.167 tỷ đồng, tương đương 760 triệu USD.

+ Tăng đầu tư từ ngân sách nhà nước cho phát triển sự nghiệp văn hóa lên mức 1,8% tổng chi ngân sách của tỉnh vào năm 2020.

- Một số chỉ tiêu cụ thể phấn đấu đến năm 2030

+ Tỷ lệ gia đình văn hóa đạt 94%; làng, thôn, bản, t dân phố đạt chuẩn văn hóa đạt 97%; cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa 96,5%.

+ 89,5% số xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới; 95% số phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị.

+ Tỷ lệ người dân tham gia luyện tập, thể dục, thể thao thường xuyên đt từ 55% trở lên. Tỷ lệ gia đình thể thao đạt 42%. Thể chất, tầm vóc người Thanh Hóa đạt chuẩn và vượt chuẩn so với mục tiêu chung của cả nước.

+ Thiết chế văn hóa, thể thao phục vụ cộng đồng thuộc ngành văn hóa, thể thao và du lịch quản lý đạt tỷ lệ 100% ở các cấp hành chính.

+ 30% số đơn vị hành chính cấp huyện có nhà văn hóa lao động đạt chuẩn.

+ 50% khu công nghiệp, khu chế xuất có trung tâm văn hóa - thể thao phục vụ công nhân, người lao động.

+ Tỷ lệ phủ sóng truyền hình Trung ương trên địa bàn tỉnh đạt 100%.

+ Tỷ lệ ph sóng phát thanh, truyền hình đạt 100%; tỷ lệ tiếp sóng truyền hình đạt 100%; tỷ lệ tiếp sóng phát thanh đạt 100%.

+ Số di tích được tu b: 170 di tích.

+ Phát triển du lịch bền vững gắn chặt với việc bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, phấn đấu đến năm 2030 toàn tnh thu hút 500 nghìn lượt khách quốc tế, phục vụ 16 triệu lượt khách nội địa. Doanh thu hoạt động du lịch đạt 71.250 t đng, tương đương 2.850 triệu USD.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP.

1. Tổ chức tuyên truyền, học tập quán triệt, phổ biến nội dung Nghị quyết số 33-NQ/TW (khóa XI), Nghị quyết số 102/NQ-CP của Chính phủ vthực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam phát triển toàn diện.

- Các cấp, các ngành tổ chức học tập, quán triệt, phổ biến nội dung đến toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, đơn vị nhằm góp phần nhận thức đúng và đầy đủ về những mục tiêu, 5 quan điểm, 6 nhiệm vụ, 4 giải pháp đề ra trong Nghị quyết số 33-NQ/TW (khóa XI). Quán triệt các yêu cầu cơ bản và lâu dài, ưu tiên tập trung những nhiệm vụ cấp bách, trọng tâm, trọng điểm từ nay đến năm 2020. Đặc biệt quán triệt, nâng cao vai trò, vị thế của văn hóa, tạo các nguồn lực phát triển văn hóa và con người; phát huy năng lực, trách nhiệm người đứng đầu trong việc phát triển văn hóa, xây dựng con người ở từng địa phương, đơn vị.

- Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, các địa phương, đơn vị, các cơ quan báo chí tăng cường công tác tuyên truyền về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, con người Thanh Hóa, Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW và Kế hoạch hành động của tỉnh Thanh Hóa bằng các hình thức thiết thực, sáng tạo, phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương, đơn vị.

2. Xây dựng con người Thanh Hóa phát triển toàn diện.

- Các cấp, các ngành quan tâm, chú trọng xây dựng con người Thanh Hóa phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ theo các giá trị chuẩn mực với những đức tính cao quý: giàu lòng yêu quê hương, đất nước, sống có lý tưởng, trách nhiệm công dân; có tri thức, thể lực, thẩm mỹ; có kỹ năng lao động và đạo đức nghề nghiệp; có li sống, ý thức tôn trọng pháp luật, đề cao trách nhiệm cá nhân đối với bản thân, gia đình và xã hội; đoàn kết, trung thực, sáng tạo, có ý chí bản lĩnh vươn lên trong cuộc sống. Xây dựng lối sống “Mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người, khẳng định và tôn vinh cái đúng, cái tốt đẹp, tích cực, cao thượng; đồng thời, đấu tranh phê phán, đẩy lùi cái xấu, cái ác, cái thấp hèn, lạc hậu; chống các quan điểm, hành vi sai trái, tiêu cực, ảnh hưởng xấu đến xây dựng nền văn hóa, con người, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững. Nghiên cứu, xác định và từng bước đưa những giá trị chuẩn mực của văn hóa, con người Việt Nam nói chung và văn hóa, con người Thanh Hóa vào thực tiễn cuộc sống; chú trọng xây dựng văn hóa gắn với phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, với chương trình xây dựng nông thôn mới.

- Giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp các sở, ngành, các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Đề án “Phát huy các giá trị truyền thống của con người Thanh Hóa, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”, hướng tới việc xây dựng con người Thanh Hóa phát triển toàn diện; tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch thực hiện Đ án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam, giai đoạn 2011 - 2030 tại Thanh Hóa; Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển gia đình tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

- Các cấp, các ngành, các địa phương có biện pháp cụ thể, thiết thực tăng cường sự phối hợp giữa gia đình - nhà trường; giữa gia đình - nhà trường - các tổ chức đoàn thể trong việc giáo dục nhân cách, đạo đức, lý tưởng, lối sống, năng lực cảm thụ thẩm mỹ nghệ thuật, chăm lo bồi dưỡng tri thức đáp ứng yêu cầu của kinh tế tri thức và xã hội học tập, trong đó ưu tiên định hướng ngh nghiệp, giáo dục kỹ năng sống, phát huy lợi thế, hạn chế tác hại của khoa học, công nghệ và các tệ nạn xã hội đối với thế hệ trẻ, cùng với các phương thức giáo dục trong và ngoài nhà trường triển khai các chương trình giáo dục nghệ thuật nhằm nâng cao năng lực thẩm mỹ, bồi dưỡng tâm hồn tình cảm cho thế hệ trẻ, xây dựng mỗi trường học trở thành một trung tâm văn hóa giáo dục, rèn luyện con người.

- Giao Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tỉnh đoàn, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh triển khai, thực hiện có hiệu quả Kế hoạch hành động số 986/2015/QĐ-UBND ngày 24/3/2015 của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09/6/2014 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 - 2020,

- Giao Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành có liên quan triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp đồng bộ tạo sự chuyển biến để mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh có ý thức tôn trọng pháp luật, hiểu biết sâu sắc, tự hào, tôn trọng, tôn vinh lịch sử, văn hóa dân tộc, ngăn chặn sự xuống cấp về đạo đức xã hội; tăng cường tuyên truyền, giáo dục toàn dân “sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật”; tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho người dân, nhất là thanh thiếu niên.

- Giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành, các cơ quan thông tấn, báo chí đẩy mạnh hoạt động thông tin đối ngoại, thông tin, tuyên truyền quảng bá những giá trị tốt đẹp về văn hóa con người Việt Nam nói chung và Thanh Hóa nói riêng đến với bạn bè trong nước và quốc tế nhằm thay đổi cách nhìn nhận, đánh giá về người Thanh Hóa trong một bộ phận công chúng hiện nay. Tuyên truyn nâng cao nhận thức, khả năng phòng ngừa trước những luồng văn hóa độc hại, không phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc, địa phương.

3. Tăng cường xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế.

- Các cấp, các ngành, các địa phương chú trọng xây dựng văn hóa trong Đảng, trong các cơ quan nhà nước và các đoàn thể; chăm lo xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, hiệu quả theo hướng dân chủ, có tính nhân văn sâu sc; trọng tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức tốt, tận tụy hết lòng phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, gắn bó máu thịt với nhân dân, có ý thức thượng tôn pháp luật, dân chủ đi đôi với kỷ luật, kỷ cương; tự do cá nhân gắn với trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân; ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đng viên, công chức, viên chức nhà nước.

- Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện thường xuyên các hoạt động tăng cường vai trò của Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, nhằm minh bạch hóa các hoạt động của cả hệ thống chính trị; chủ động đấu tranh phòng, chống các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trên lĩnh vực văn hóa - văn nghệ; thực hiện hiệu quả “Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận T quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp” trên địa bàn toàn tỉnh; tổ chức tập huấn, hướng dẫn, chỉ đạo MTTQ các cấp, các tổ chức thành viên và nhân dân thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư, gắn với xây dựng nông thôn mới, xây dựng đô thị văn minh”, góp phần xây dựng Thanh Hóa ngày càng phát triển, giàu đẹp, văn minh.

- Giao Sở Nội vụ tham mưu tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính nhà nước; rà soát, chấn chỉnh việc thực hiện các quy định của pháp luật về công chức, viên chức, có hình thức khen thưởng kịp thời đối với người tốt, việc tốt và x lý nghiêm các vi phạm; tiếp tục hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc chấp hành quy chế văn hóa công sở trong các cơ quan hành chính nhà nước theo quy định tại Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg , ngày 02/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ, tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

- Giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Kế hoạch và Đầu tư triển khai xây dựng văn hóa trong kinh tế, tạo lập môi trường thuận lợi để các doanh nghiệp tham gia xây dựng và phát triển văn hóa, xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa doanh nhân, tôn trọng luật pháp, giữ chữ tín, cạnh tranh lành mạnh; tích cực xây dựng và phát trin các thương hiệu của Thanh Hóa, thương hiệu Việt Nam có uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế.

4. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động văn hóa.

- Các cấp, các ngành, các địa phương tập trung xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh; bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, khích lệ sáng tạo các giá trị văn hóa mới, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, văn hóa dân tộc, làm giàu sắc thái văn hóa xứ Thanh. Tăng cường kim soát các văn hóa phm độc hại xâm nhập, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân;

Xây dựng cơ chế, chính sách để giải quyết hợp lý, hài hòa giữa bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa đặc sắc, các hoạt động nghệ thuật truyền thống với phát triển kinh tế - xã hội; đối với các di sản văn hóa đã được xếp hạng phải có kế hoạch bảo tồn và phát huy có hiệu quả, gắn với hoạt động du lịch, đề cao ý nghĩa giáo dục văn hóa truyền thống; chú trọng vai trò của quần chúng nhân dân trong hoạt động văn hóa và hưởng thụ văn hóa;

Tập trung củng cố, duy trì, nâng cao kết quả và chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sng văn hóa”, trọng tâm là xây dựng nếp sống văn minh, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu trong việc cưới, việc tang, lễ hội, đặc biệt là khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; chấn chỉnh, rà soát các tiêu chí xây dựng gia đình văn hóa; làng, bản, khu phố văn hóa, đơn vị, cơ quan văn hóa; đặc biệt là gia đình văn hóa kiểu mu, tiến đến xây dựng xã, phường, huyện văn hóa gắn với phong trào “Chung sức xây dựng nông thôn mới”; chú trọng bình xét các danh hiệu văn hóa và biu dương, tôn vinh, nhân rộng các mô hình gia đình văn hóa, làng bản, khu phố văn hóa; cơ quan, đơn vị văn hóa tiêu biểu, tạo phong trào ngày càng đi vào chiều sâu, chất lượng.

- Giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện việc giữ gìn và phát huy di sản văn hóa các dân tộc thiểu số trong tỉnh, nhất là tiếng nói, thuần phong, mỹ tục, trang phục, lễ hội truyền thống; các giá trị tích cực trong tôn giáo, tín ngưỡng; tăng cường đưa văn hóa, thông tin, văn học, nghệ thuật về cơ sở, phục vụ nhân dân vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, nhằm góp phần nâng cao dân trí, từng bước thu hẹp khoảng cách hưởng thụ văn hóa giữa thành thị và nông thôn, đồng bằng và miền núi. Tiếp tục triển khai có hiệu quả Đ án bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020;

Triển khai thực hiện việc củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động các thiết chế văn hóa - thể thao hiện có nhằm thực hiện tốt hơn công tác phục vụ nhiệm vụ chính trị của tỉnh, của địa phương và đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí cho nhân dân; có kế hoạch quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng các công trình văn hóa, di sản văn hóa; tiến hành nghiên cứu, đánh giá và có đề án quản lý, khai thác phù hợp với từng nhóm: trùng tu, bảo vệ, phát huy và xã hội hóa các nhiệm vụ đó.

Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng và các sở, ngành liên quan, các huyện, thị xã, thành phố xây dựng Đề án xây dựng, hoàn thiện các thiết chế văn hóa đạt chuẩn (Nhà văn hóa, thư viện, công trình thể thao, công viên vui chơi, giải trí công cộng...) tại trung tâm các huyện, thị xã, thành phố, Khu Kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp quan trọng của tỉnh. Trong giai đoạn 2020 - 2030 tiến hành đầu tư xây dựng hoàn thiện Khu du lịch Hàm Rồng, làng Văn hóa các dân tộc tỉnh Thanh Hóa tại Ngọc Lặc nhằm góp phần bảo tồn các di sản văn hóa của đồng bào các dân tộc miền núi và phát triển kinh tế du lịch miền núi Thanh Hóa.

- Giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các sở, ngành liên quan, các huyện, thị xã, thành phố xây dựng Đề án tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các hoạt động văn hóa, thông tin từ tỉnh đến cơ sở; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho hệ thống thông tin đại chúng, trụ sở và trang, thiết bị, phương tiện làm việc cho các đơn vị của ngành văn hóa, thể thao và du lịch, Hội Văn học, Nghệ thuật tỉnh; quan tâm đầu tư xây dựng một số công trình văn hóa trọng điểm của tỉnh. Trong giai đoạn 2015 - 2020, tiếp tục đầu tư xây dựng các công trình: Nhà hát lớn, Khu Liên hợp Thể thao của tỉnh, Bảo tàng tỉnh, Trung tâm văn hóa tỉnh, Nhà hát Dân tộc, Trung tâm Phát hành Phim và Chiếu bóng tỉnh.

- Hội Văn học Nghệ thuật tnh phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các sở, ban ngành đoàn thể có liên quan tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 23-NQ/TW, ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới; Quyết định s 316/QĐ-TTg, ngày 04/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích sáng tác trong các hoạt động văn học, nghệ thuật; các chương trình, đề án, chế độ chính sách của Nhà nước đối với hoạt động văn học, nghệ thuật và văn nghệ sỹ; chế độ tài trợ, đặt hàng đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật; chất lượng hoạt động văn học, nghệ thuật; tiếp tục kiện toàn tổ chức, đổi mới phương thức hoạt động của Hội Văn học, Nghệ thuật tỉnh, tạo điều kiện khuyến khích các văn nghệ sĩ hoạt động tích cực, sáng tạo nhiều tác phẩm, công trình văn hóa - nghệ thuật, lý luận phê bình có giá trị tư tưởng và nghệ thuật; chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng tài năng văn hóa, nghệ thuật; khuyến khích nhân dân sáng tạo và phát huy các giá trị văn hóa Thanh Hóa; phát trin sự nghiệp văn học - nghệ thuật tỉnh nhà rõ nét sắc thái Xứ Thanh và mang đậm bn sắc văn hóa dân tộc.

5. Huy đng các nguồn lực xây dựng và phát triển văn hóa, con người Thanh Hóa.

- Quan tâm bố trí nguồn ngân sách nhà nước hàng năm đu tư phát triển sự nghiệp văn hóa của tỉnh, phấn đấu đến năm 2020 đạt 1,8% trong tổng chi ngân sách của tỉnh; khuyến khích, đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút sự tham gia, đóng góp của nhân dân, huy động nguồn lực của các tổ chức, cá nhân và các nguồn hợp pháp khác để đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao, các công trình văn hóa, thể thao trọng điểm phục vụ phát triển văn hóa của tỉnh nhà.

- Giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tăng cường hướng dẫn, kiểm tra và sử dụng các nguồn kinh phí đầu tư của nhà nước bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả; ưu tiên kinh phí cho các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, khu vực biên giới và các đối tượng thụ hưởng chính sách, đối tượng chịu thiệt thòi và một số loại hình nghệ thuật truyền thống có nguy cơ mai một, cần bảo tồn và phát triển; xây dựng, hoàn thiện các thiết chế văn hóa - thể thao cơ s.

- Các cấp, các ngành, các địa phương chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng văn hóa, phát triển con người Thanh Hóa. Xây dựng chiến lược phát triển đội ngũ cán bộ văn hóa từ tỉnh đến cơ sở, tiến tới chuẩn hóa cán bộ làm công tác quản lý và chuyên môn văn hóa; xây dựng quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý, chuyên môn văn hóa, văn nghệ, cán bộ làm công tác khoa học, chuyên gia đầu ngành; chú trọng đào tạo cán bộ văn hóa xã, phường, thị trấn; có chính sách thu hút nhân tài, cán bộ có trình độ chuyên môn cao; chính sách phát hiện ươm mầm, bồi dưỡng, tạo điều kiện và môi trường thuận lợi, phát huy sức sáng tạo, cống hiến và nhiệt huyết của các tài năng nghệ thuật, thể dục, thể thao; chính sách sử dụng, tôn vinh, đãi ngộ thỏa đáng cho đội ngũ chuyên gia thuộc các lĩnh vực đặc thù của ngành; quan tâm đầu tư, phát triển Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trường Đại học Hồng Đức và các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực văn hóa, tạo chuyển biến cơ bản về chất lượng và quy mô đào tạo; tăng cường đổi mới đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm văn hóa theo hướng hiện đại và hội nhập quốc tế tại Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

- Giao Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham mưu, xây dựng đội ngũ tri thức là người dân tộc thiểu số, có chính sách khuyến khích các đối tượng này trở về công tác tại địa phương. Nghiên cứu, đề xuất bố trí đủ định biên làm công tác văn hóa, thể thao, du lịch cấp cơ sở; lập đề án “Xây dựng đội ngũ trí thức ngành văn hóa, thể thao và du lịch đến năm 2020”, báo cáo UBND tỉnh.

6. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, hoàn thiện thể chế và cơ chế, chính sách.

- Các cấp, các ngành, các địa phương tăng cường quản lý văn hóa bằng luật pháp, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho phát triển văn hóa; tiến hành rà soát, loại bỏ các văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh trái pháp luật và không phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương; sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách về văn hóa cho phù hợp, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân tham gia vào các hoạt động văn hóa.

- Giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Tư pháp tham mưu kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về văn hóa theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, phân định rõ trách nhiệm và quyn hạn của các cơ quan quản lý nhà nước v văn hóa trên địa bàn tỉnh.

7. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, gắn với xây dựng thị trường văn hóa và hình thành doanh nghiệp văn hóa.

- Giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì phối hợp với Sở Ngoại vụ, Sở Công Thương, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch, các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành ph nghiên cứu phát triển các ngành công nghiệp văn hóa nhằm khai thác, phát huy tiềm năng, lợi thế và các giá trị đặc sắc của văn hóa xứ Thanh, văn hóa Việt Nam, từng bước hình thành các sản phẩm văn hóa đặc sắc, có tính cạnh tranh cao; khuyến khích xuất khẩu các sản phẩm văn hóa, góp phần tăng cường quảng bá hình ảnh và con người Thanh Hóa trên phạm vi cả nước và quốc tế.

Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương, Sở Ngoại vụ tham mưu xây dựng chính sách thu hút ngun vn xã hội hóa và tạo điều kiện thuận lợi đ hình thành và phát triển các doanh nghiệp văn hóa, thể thao, du lịch thuộc các lĩnh vực quảng cáo, kiến trúc, thiết kế mỹ thuật, thủ công mỹ nghệ, giải trí kỹ thuật số, cung cấp các dịch vụ điện ảnh, âm nhạc, nghệ thuật biểu diễn, các khu vui chơi, giải trí, sân gold, khu liên hợp thể thao tư nhân,...; chú trọng xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa doanh nhân với ý thức tôn trọng pháp luật, giữ chữ tín, cạnh tranh lành mạnh vì hình ảnh và sự phát triển bền vững; khuyến khích các doanh nghiệp, doanh nhân trên địa bàn tỉnh xây dựng và phát triển các sản phẩm có tính cạnh tranh, có uy tín, mang thương hiệu đặc trưng của tỉnh trên thị trường trong nước và quốc tế.

- Giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Nội vụ, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh đẩy mạnh quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý tổ chức và hoạt động của các đơn vị sự nghiệp văn hóa công lập theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật; tăng cường liên doanh, liên kết giữa các đơn vị sự nghiệp văn hóa và các doanh nghiệp để phối hợp khai thác các hoạt động văn hóa hiệu quả; phấn đấu đến năm 2017, Hội Văn học - Nghệ thuật Thanh Hóa trở thành Hội Liên hiệp Văn học - Nghệ thuật tỉnh, bao gồm cả các hội nghề nghiệp chuyên ngành; thành lập Nhà hát Nghệ thuật truyền thống trên cơ sở sáp nhập ba đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp của tỉnh (Đoàn Nghệ thuật Tuồng, Đoàn Nghệ thuật Chèo và Đoàn Nghệ thuật Cải Lương).

8. Chủ động hội nhập quốc tế về văn hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

- Các cp, các ngành, các địa phương chú trọng thực hiện đa dạng hóa, đa phương hóa các hoạt động văn hóa đối ngoại, từng bước hình thành các mối quan hệ giao lưu, hợp tác quốc tế về văn hóa với các nước trên thế giới, tích cực tham gia các sự kiện văn hóa, nghệ thuật quốc tế.

Phát huy giá trị di sản văn hóa xứ Thanh, phát huy tài năng, sáng tạo và tâm huyết của trí thức, văn nghệ sĩ người Thanh Hóa trong nước và nước ngoài trong việc xây dựng và phát triển văn hóa xứ Thanh, làm cầu nối quảng bá hình ảnh “Đất và Người” Thanh Hóa; giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và sắc thái văn hóa xứ Thanh.

Tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch, tăng cường các mối quan hệ với các cơ quan đại diện Việt Nam và các tổ chức, cá nhân người Thanh Hóa, người Việt Nam ở nước ngoài để làm cầu nối quảng bá hình ảnh quê hương, đất nước, văn hóa, con người Thanh Hóa đến bạn bè quốc tế nhằm thu hút đầu tư, phát triển văn hóa, du lịch của tỉnh; tăng cường quảng bá văn hóa, nghệ thuật tỉnh Thanh Hóa và xuất khẩu các sản phẩm văn hóa ra nước ngoài.

- Giao Sở Ngoại vụ chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh, Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách phát triển văn hóa đối ngoại của tỉnh, hỗ trợ quảng bá văn học, nghệ thuật để có nhiều tác phẩm có chất lượng đến với bạn bè trong nước và quốc tế.

9. Tăng cường công tác giám sát thực hiện.

- Tăng cường phối hợp giữa các sở, ban, ngành, đoàn thể trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, đề án, dự án thành phần liên quan đến các hoạt động giáo dục - đào tạo, thông tin - truyền thông, khoa học - công nghệ, văn hóa - nghệ thuật, cải cách hành chính công và các hoạt động liên quan khác, đảm bảo lộ trình, ngun lực phù hợp đ triển khai thực hiện kế hoạch đồng bộ, hiệu quả.

- Tăng cường vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - ngh nghiệp, đặc biệt là Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh trong việc vận động tổ chức qun chúng, hội viên, giới trí thức thực hiện nhiệm vụ về văn hóa, sáng tạo văn hóa, giáo dục, định hướng hưởng thụ văn hóa lành mạnh, đặc biệt đối với lớp trẻ; tư vấn, phản biện, giám sát xã hội đối với các chính sách, chương trình, kế hoạch hành động xây dựng và phát triển văn hóa, con người trên địa bàn tỉnh.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; định kỳ sơ kết, tổng kết gắn với thực hiện tốt công tác thi đua, khen thưởng, tự kiểm điểm, rút ra bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp về xây dựng và phát trin văn hóa, con người trên địa bàn tỉnh.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Ngân sách tỉnh.

2. Ngân sách Trung ương hỗ trợ, lồng ghép theo các chương trình mục tiêu quốc gia hàng năm.

3. Ngân sách chi không thường xuyên của các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và các huyện, thị, thành phố được bố trí hàng năm.

4. Kinh phí xã hội hóa và các nguồn hợp pháp khác.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

- Là cơ quan thường trực, tham mưu cho UBND tỉnh theo dõi, kim tra, nắm tình hình và đôn đốc các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị trên địa bàn toàn tỉnh tổ chức triển khai các nhiệm vụ được phân công trong kế hoạch này; định kỳ tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh theo quy định.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức tuyên truyền, phổ biến rộng rãi Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 của Trung ương và Nghị quyết số 102/NQ-CP ngày 31/12/2014 của Chính phủ.

- Tham mưu tổ chức sơ kết, tổng kết Nghị quyết theo quy định.

2. Đ nghị Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy: Chỉ đạo các Huyện ủy, Thị ủy, Thành ủy, Đảng ủy trực thuộc và các cơ quan báo chí tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân và các tổ chức, cá nhân nghiêm túc triển khai, thực hiện có hiệu quả Kế hoạch hành động này.

3. Đ nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tnh và các tổ chức thành viên: Tích cực tuyên truyền, vận động các tổ chức và nhân dân tham gia thực hiện Kế hoạch hành động; tăng cường hoạt động giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc trong việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người Thanh Hóa, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

4. S Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính cân đối nguồn vốn đầu tư phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cấp tỉnh; cân đối nguồn kinh phí thực hiện các nội dung của Kế hoạch theo quy định.

5. Các sở: Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Giáo dục và Đào tạo, Thông tin và Truyền thông, Ngoại vụ, Xây dựng; Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội Văn học - Nghệ thuật Thanh Hóa và các t chức, cá nhân có liên quan, trên cơ sở nhiệm vụ được phân công (tại Phụ lục s 1, s 2 kèm theo), tập trung chỉ đạo, xây dựng kế hoạch cụ thể của từng ngành, địa phương, đơn vị để triển khai thực hiện, đảm bảo chất lượng, thiết thực và hiệu quả.

6. Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ được giao, nghiêm túc triển khai, thực hiện Kế hoạch hành động này; thường xuyên và định kỳ tổ chức đánh giá tình hình và kết quả thực hiện, báo cáo UBND tỉnh theo quy định.

Trong quá trình tổ chức thực hiện Kế hoạch, nếu có vướng mắc phát sinh, các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố phản ánh bằng văn bản về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định./.

 

 

Nơi nhận:
- Chính ph (để B/c);
- Bộ Văn hóa, TT&DL (để B/c);
- Thường trực Tỉnh ủy, HĐND tỉnh (để B/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tnh;
- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy;
- Ủy ban MTTQ tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Báo Thanh Hóa, Đài PTTH, Hội VHNT;
- Lưu: VT, VX, THKH.

CHỦ TỊCH




Nguyễn Đình Xứng


PHỤ LỤC I

DANH MỤC CÁC VĂN BẢN THAM MƯU BAN HÀNH TRIN KHAI, THC HIỆN K HOẠCH HÀNH ĐỘNG CỦA UBND TỈNH THANH HÓA V THC HIỆN NGHỊ QUYT S 102/NQ-CP NGÀY 31/12/2014 CỦA CHÍNH PHỦ V THỰC HIN NGHỊ QUYT S 33-NQ/TW (KHÓA XI)
(Kèm theo Kế hoạch số: 130/KH-UBND, ng
ày 18 tháng 9 năm 2015 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa)

TT

TÊN VĂN BẢN

CƠ QUAN BAN HÀNH

CƠ QUAN CHỦ TRÌ, THAM MƯU

QUAN PHI HỢP

THỜI GIAN BAN HÀNH VĂN BẢN

1

Đề án Phát huy các giá trị truyền thống của con người Thanh Hóa đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Quyết định của UBND tỉnh

S Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Các sở: Tài chính, Nội vụ, Kế hoạch và Đầu tư, Tư pháp, Tài nguyên Môi trường, Xây dựng; các sở, ngành liên quan khác và các huyện, thị xã, thành ph.

2015

2

Đề án phát triển Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa giai đoạn từ nay đến 2020, tầm nhìn 2030

Quyết định của UBND tỉnh

Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Giáo dục và Đào tạo, các sở, ban, ngành có liên quan.

2018

3

Đề án bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đặc sắc, độc đáo gắn với hình ảnh đất và người Thanh Hóa, xây dựng thành biểu tượng, thương hiệu trong hoạt động đối ngoại, phát triển kinh tế, chính trị, xã hội tnh Thanh Hóa trong thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH, giai đoạn 2016-2020

Quyết định UBND tnh

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Các Sở, ngành liên quan và các huyện, thành phố

2017

4

Đề án xây dựng Quỹ phát triển và hỗ trợ sáng tạo Văn học nghệ thuật tỉnh, giai đoạn 2016-2020.

Quyết định của UBND tỉnh

Hội Văn học nghệ thuật

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Tài chính

2016

5

Đề án xây dựng một số công trình văn hóa nghệ thuật, các thiết chế văn hóa trọng điểm tnh Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn 2030

Quyết định của UBND tỉnh

Sở Xây dựng

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường; các huyện, thị xã, thành phố.

2017-2018

6

Đề án xây dựng và nâng cấp các thiết chế Văn hóa - Thể thao cấp huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn 2030.

Quyết định của UBND tỉnh

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

S Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, S Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường; các huyện, thành phố.

2017

7

Đ án phát triển ngoại giao văn hóa tnh Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2020

Quyết định của UBND tỉnh

Sở Ngoại vụ

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các S, ngành liên quan khác, các huyện, thị xã, thành phố.

2016

8

Đề án triển khai thực hiện nếp sống văn minh trong cưới, tang, lễ hội, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu trong đời sống đồng bào các dân tộc tỉnh, đặc biệt đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa

Quyết định của UBND tỉnh

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Các sở, ban ngành có liên quan; các huyện, thị xã, thành phố.

2017

9

Đ án xây dựng thương hiệu, sản phẩm du lịch, các khu, điểm du lịch trọng điểm, các hoạt động nghệ thuật truyền thng, loại hình văn hóa phi vật thể đặc sắc phục vụ khách du lịch

Quyết định của UBND tỉnh

S Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Các sở, ban ngành có liên quan; các huyện, thị xã, thành phố.

2016 - 2018

 

PHỤ LỤC II

DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ THƯỜNG XUYÊN VÀ CÁC VĂN BẢN, Đ ÁN TIP TỤC TRIN KHAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA V THỰC HIỆN NGHỊ QUYT S 102/NQ-CP NGÀY 31/12/2014 CỦA CHÍNH PHỦ V THC HIỆN NGHỊ QUYT S 33-NQ/TW (KHÓA XI)
(Kèm theo Kế hoạch số: 130/KH-UBND, ng
ày 18 tháng 9 năm 2015 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa)

STT

NỘI DUNG CÔNG VIỆC

SẢN PHẨM HOÀN THÀNH

ĐƠN VỊ CHỦ TRÌ

ĐƠN VỊ PHI HỢP

THỜI GIAN THC HIỆN

1

Phổ biến, tuyên truyền quán triệt Nghị quyết nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, ban, ngành, đơn vị và chính quyền cơ sở về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Thanh Hóa và con người Việt Nam.

Chương trình, nhiệm vụ thường xuyên

Các sở, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị, xã hội, UBND các huyện,thị xã, thành phố

 

Hằng năm

2

Xây dựng các chương trình biểu diễn nghệ thuật, hấp dẫn, với chất lượng cao mang đậm bản sắc văn hóa Xứ Thanh để tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu ra các địa phương trong và ngoài nước; phục vụ các nhiệm vụ chính trị của tỉnh, đất nước.

Chương trình, nhiệm vụ thường xuyên

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

S ngoại vụ, Sở Thông tin và truyền thông, Đài PT- TH tỉnh, Báo Thanh Hóa, VH&ĐS, Tạp chí xứ Thanh, Hội VHNT tnh và các Sở, ngành, đơn vị liên quan.

Hàng năm

3

Tiếp tục phát triển đồng bộ, toàn diện các lĩnh vực văn hóa, phát huy giá trị tốt đẹp của văn hóa và con người Thanh Hóa và tiếp thu tinh hoa văn hóa của các địa phương trong và ngoài nước; phát triển các sản phẩm văn hóa, nghệ thuật đặc trưng của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn tỉnh

Chương trình, nhiệm vụ thường xuyên

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Các sở, ngành và đơn vị liên quan

Hàng năm

4

Tiếp tục thực hiện Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các tổ chức đoàn thể xã hội trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Chương trình, nhiệm vụ thường xuyên

UB Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tnh Thanh Hóa

Các Sở, ngành và đơn vị liên quan; các huyện, thị xã, thành phố.

Hàng năm

5

Tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; thực hiện nếp sống văn minh trong cưới, tang, lễ hội xây dựng xã phường, khu phố, thôn, bản đoàn kết, dân chủ, kỷ cương, văn minh, thân thiện.

Chương trình, nhiệm vụ thường xuyên

UB Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thanh Hóa, Liên đoàn Lao động tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Các Sở, ngành và đơn vị liên quan

Hàng năm

6

Tiếp tục triển khai các nhiệm vụ Đề án Phát triển văn học, nghệ thuật tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2011 - 2015 và các nội dung, nhiệm vụ Nghị quyết số 23 - NQ/TW

Chương trình, nhiệm vụ thường xuyên

S Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa; các sở, ban, ngành và đơn vị liên quan

Hàng năm

7

Đầu tư trọng tâm, trọng điểm cho văn hóa các vùng miền núi, biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đối tượng hưởng chính sách xã hội, đối tượng chịu thiệt thòi và cho một số loại hình nghệ thuật truyền thống và hiện đại cần bảo tồn, phát triển

Chương trình, nhiệm vụ thường xuyên

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Tài chính, Sở Lao động TB&XH tnh, Ban dân tộc tỉnh; các huyện, thị xã, thành phố

Hàng năm

8

Rà soát, xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy thị trường văn hóa phát triển, các ngành công nghiệp văn hóa trên địa bàn, hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá, giới thiệu phát triển thị trường văn hóa, nghệ thuật ra các địa phương trong và ngoài nước.

Chương trình, nhiệm vụ thường xuyên

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Sở Công thương, Sở Ngoại vụ, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và đầu tư; các huyện, thị xã, thành phố

Hàng năm

 

 

 





Nghị quyết 44/NQ-CP năm 2010 về phiên họp thường kỳ tháng 10 Ban hành: 09/11/2010 | Cập nhật: 11/11/2010