Kế hoạch 114/KH-UBND năm 2018 thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến trong cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân về nội dung của Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn”, trên địa bàn tỉnh Hà Giang
Số hiệu: 114/KH-UBND Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Tỉnh Hà Giang Người ký: Trần Đức Quý
Ngày ban hành: 02/04/2018 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Cán bộ, công chức, viên chức, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
HÀ GIANG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 114/KH-UBND

Hà Giang, ngày 02 tháng 04 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

TRIN KHAI THC HIN Đ ÁN “TUYÊN TRUYN, PH BIN TRONG CÁN B, CÔNG CHC, VIÊN CHC VÀ NHÂN DÂN V NI DUNG CA CÔNG ƯC CHNG TRA TN VÀ PHÁP LUT VIT NAM V PHÒNG, CHNG TRA TN” TRÊN ĐA BÀN TNH HÀ GIANG

Thực hiện Quyết định số 65/QĐ-TTg ngày 12/01/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tuyên truyền, phổ biến trong cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân về nội dung của Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn”, UBND tỉnh Hà Giang ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích: nâng cao nhận thức, hiểu biết của cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân về nội dung Công ước và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn.

2. Yêu cầu

a) Việc tuyên truyền, phổ biến phải được thực hiện thường xuyên, sâu rộng với hình thức, nội dung phù hợp với đối tượng, địa bàn. Tăng cường lồng ghép, triển khai thực hiện Đề án với nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) hàng năm; các Chương trình, Đề án, Kế hoạch PBGDPL đã và đang được thực hiện tại các đơn vị, địa phương; các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành để tránh trùng lặp, hình thức, lãng phí.

b) Phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị; đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành Tư pháp, Công an, Quân đội, Kiểm sát, Tòa án, Mặt trận Tổ quốc trong triển khai thực hiện Đề án; tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Đề án.

II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, HÌNH THỨC

1. Đối tượng: Cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và Nhân dân

2. Nội dung tuyên truyền, phổ biến

a) Nội dung cơ bản của Công ước chống tra tấn; các văn bản về việc phê chuẩn, triển khai thực hiện Công ước.

b) Quy định của pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn, bao gồm:

- Các quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo quy định của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nht là các quyền, nghĩa vụ liên quan trực tiếp đến phòng, chống tra tấn.

- Các quyền của người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự; các tội danh được quy định trong Bộ luật Hình sự liên quan đến các hành vi tra tấn; các quy định của Bộ luật Dân sự, Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo để bảo đảm thực hiện tốt hơn các quyền con người và phù hợp với yêu cầu của Công ước chống tra tấn.

- Nội dung cơ bản của Luật Thi hành án hình sự, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Luật Xử lý vi phạm hành chính, các quy định pháp luật về đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức bảo đảm tôn trọng quyền con người khi thi hành công vụ liên quan đến phòng, chống tra tấn.

- Các quy định pháp luật về bạo lực tại nơi làm việc, bạo lực giới, bạo lực gia đình, bạo lực với trẻ em và các đối tượng yếu thế phù hợp với Điều 16 của Công ước chống tra tấn.

- Các quy định, chính sách dự kiến sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế, ban hành mới trong quá trình hoàn thiện thể chế, chính sách về phòng, chống tra tấn.

c) Các hành vi tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, hạ nhục con người; các biện pháp nghiệp vụ mà cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng được áp dụng trong quá trình tố tụng theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và các quy định có liên quan.

d) Tình hình phòng ngừa, đấu tranh, xử lý của các cơ quan nhà nước đối với hành vi tra tấn, đối xử, trừng phạt tàn bạo, hạ nhục con người.

3. Hình thc tuyên truyền, phổ biến

a) Biên soạn các tài liệu tuyên truyền, phổ biến nội dung Công ước chống tra tấn và các quy định của pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn phù hợp với điều kiện thực tế của cơ quan, đơn vị, địa phương; hỗ trợ trang bị tài liệu tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng chống tra tấn cho tủ sách pháp luật của cơ quan, đơn vị, tủ sách pháp luật của xã, phường, thị trấn.

- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.

- Cơ quan phối hợp: các sở, ban, ngành có liên quan; UBND cấp huyện.

- Thời gian thực hiện: Cả năm 2018.

b) Phát hành, đăng tải trên Cổng/Trang thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị, địa phương về những quy định quan trọng của Công ước chống tra tấn và các quy định của pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn. Đẩy mạnh phổ biến các nội dung của Đề án trên Báo Hà Giang, Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh, hệ thống loa truyền thanh cơ sở.

- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp, Sở Thông tin và Truyền thông, Công an tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Báo Hà Giang, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh và các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; UBND cấp huyện.

- Thời gian thực hiện: Cả năm 2018.

c) Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nội dung cơ bản và những quy định quan trọng của Công ước chống tra tấn và các quy định của pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn cho đội ngũ Báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân.

- Cơ quan thực hiện: Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; UBND cấp huyện.

- Thời gian thực hiện: Cả năm 2018.

d) Tuyên truyền, phổ biến thông qua hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hình sự, xử lý vi phạm hành chính, hoạt động tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và hoạt động khác của các cơ quan, đơn vị, địa phương; thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý, hòa giải ở cơ sở.

- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp, Công an tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh; các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; UBND cấp huyện.

- Thời gian thực hiện: Cả năm 2018.

đ) ng dụng công nghệ thông tin trong triển khai tuyên truyền, phổ biến nội dung cơ bản của Công ước chống tra tấn và các quy định của pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn.

- Cơ quan thực hiện: Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; UBND cấp huyện.

- Thời gian thực hiện: Cả năm 2018.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Hàng năm cùng với thời điểm lập dự toán thu, chi ngân sách, căn cứ nhiệm vụ được giao cho các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan lập dự toán, gửi cơ quan tài chính cùng cấp thẩm định trình UBND cùng cấp xem xét, quyết định và các nguồn lực xã hội hóa (tài trợ, đóng góp của các tổ chức, cá nhân - Nếu có).

IV. T CHỨC THỰC HIỆN

1. Phân công nhiệm vụ

a) Sở Tư pháp: chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tham mưu, tổ chức triển khai thực hiện; hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch này; chịu trách nhiệm tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh và Bộ Tư pháp.

b) Các đơn vị: Công an tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh có trách nhiệm tổ chức triển khai các hoạt động PBGDPL nội dung Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn thuộc lĩnh vực quản lý của ngành mình đồng thời lựa chọn hình thức, biện pháp phù hợp tuyên truyền, phổ biến thông qua hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

c) Sở Thông tin và Truyền thông: phối hợp, hướng dẫn Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Hà Giang, hệ thống loa truyền thanh cơ sở bố trí thời lượng phù hợp để tuyên truyền, phổ biến nội dung Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn.

d) Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Hà Giang: đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến nội dung Kế hoạch, nội dung Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn trên các chuyên mục phổ biến pháp luật.

đ) Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức thành viên lựa chọn nội dung, hình thức phù hợp để tuyên truyền, phổ biến cho thành viên, hội viên của tổ chức mình và nhân dân; vận động nhân dân tìm hiểu, nâng cao hiểu biết về nội dung cơ bản của Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn để phát hiện các hành vi vi phạm, kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền phát hiện, xử lý đấu tranh phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tra tấn.

e) Đề nghị Đoàn Luật sư tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn các Luật sư tuyên truyền, phổ biến cho nhân dân nội dung của Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn trong quá trình triển khai hoạt động nghề nghiệp.

g) Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm phổ biến nội dung của Kế hoạch đến cán bộ, công chức, viên chức thuộc mình quản lý trên Trang thông tin điện tử của đơn vị và những hình thức khác phù hợp với điều kiện thực tiễn của đơn vị.

h) UBND các huyện, thành phố có trách nhiệm xây dựng, tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch trên địa bàn.

2. Chế đ báo cáo

Các sở, ban, ngành, địa phương Báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện Kế hoạch này (lồng ghép trong Báo cáo công tác PBGDPL), (Báo cáo 6 tháng - trước ngày 25/5, Báo cáo năm - trước ngày 20/11) qua Sở Tư pháp tổng hợp bằng văn bản và file điện tử: PBGDPL.STP@hagiang.gov.vn) để báo cáo Bộ Tư pháp và Chính phủ.

Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc kịp thời báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Tư pháp tổng hợp, số điện thoại: 02193.867.065) để xem xét, giải quyết./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Tư pháp (Vụ PBGDPL);
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, PCT UBND tỉnh;
- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy;
- Ban Nội chính Tỉnh ủy;
- UBMTTQVN tỉnh;
- Tòa án nhân dân tỉnh;
- Viện Kiểm sát ND tỉnh;
- CVP, PVP UBND tỉnh (NC);
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Vnft-iofffice;
- Trung tâm Thông tin - Công báo (để đăng tải);
- Lưu: VT, NC.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ
CHỦ TỊCH




Trần Đức Quý