Kế hoạch 11/KH-UBND năm 2020 về phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025 tỉnh Kiên Giang
Số hiệu: 11/KH-UBND Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Tỉnh Kiên Giang Người ký: Phạm Vũ Hồng
Ngày ban hành: 22/01/2020 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Môi trường, Thương mại, đầu tư, chứng khoán, Văn hóa , thể thao, du lịch, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TNH KIÊN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 11/KH-UBND

Kiên Giang, ngày 22 tháng 01 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 TỈNH KIÊN GIANG

Căn cứ Nghị quyết số 158/2015/NQ-HĐND ngày 9/12/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên Giang về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2016 - 2020 tỉnh Kiên Giang;

Căn cứ Kế hoạch số 95/KH-UBND ngày 16/8/2016 của UBND tỉnh Kiên Giang về phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 tỉnh Kiên Giang; Báo cáo số 390/BC-UBND ngày 04/12/2015 của UBND tỉnh tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2011 - 2015 và phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2016 - 2020. UBND tỉnh xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm giai đoạn 2021-2025 như sau:

Phần I

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM, GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 được triển khai thực hiện trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, thách thức, nhưng với sự vận dụng có hiệu quả các chủ trương, chính sách mới của Trung ương; sự đồng thuận, nỗ lực, quyết tâm thực hiện của các cấp, các ngành, cộng đồng dân cư và doanh nghiệp, kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh tiếp tục phát triển, duy trì nguồn lực và tích lũy kinh nghiệm cho những năm sau, mở ra thời kỳ phát triển mới. Kết quả đạt được trong giai đoạn 2016 - 2020 cụ thể như sau:

I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ - XÃ HỘI:

Triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Nghị quyết Đại hội X Đảng bộ tỉnh và Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh khóa VIII về phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2016-2020), kết quả hoàn thành cơ bản mục tiêu tổng quát đã đề ra: xây dựng được môi trường kinh doanh bình đẳng, thuận lợi đối với các thành phần kinh tế; tái cơ cấu nông nghiệp phát huy nhiều hiệu quả từng bước đi vào chiều sâu gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững tạo nhiều chuyển biến tích cực tại khu vực nông thôn; công nghiệp, xây dựng và thương mại, dịch vụ thực hiện tốt vai trò đầu ra và gia tăng giá trị cho các sản phẩm ngành nông nghiệp góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ngành du lịch từng bước phát triển đóng góp ngày càng cao trong nền kinh tế của tỉnh; phát triển giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, chăm sóc sức khỏe nhân dân, văn hóa, thể thao và bảo vệ môi trường được chú trọng, có nhiều bước tiến tích cực; công tác an sinh xã hội thực hiện tốt; quốc phòng - an ninh đảm bảo, đời sống nhân dân được nâng lên.

Kinh tế phát triển ổn định, bình quân tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) trong 5 năm 2016 - 2020 ước đạt 7,22%/năm (theo giá SS 2010), thấp hơn mục tiêu 8,5%/năm của kế hoạch[1]; nếu tính theo giá trị năm 2015 tại thời điểm xây dựng kế hoạch là 47.076 tỷ đồng thì bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt 8,8%, vượt mục tiêu Nghị quyết (Nghị quyết 8,5%).

Cơ cấu kinh tế nông nghiệp từng bước chuyển dịch tích cực, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp từ 40,39% năm 2015 xuống còn 31,54% (mục tiêu 36,28%); tỷ trọng công nghiệp từ 18,11% lên 20,06% (mục tiêu 23,38%) và dịch vụ từ 41,5% lên 48,4% (mục tiêu 40,33%); GRDP bình quân đầu người (theo giá thực tế) ước đạt 58 triệu đồng (tương đương 2.458 USD), gấp 1,66 lần so với năm 2015.

So với kế hoạch, ước tính đến năm 2020 có 15 chỉ tiêu đạt và vượt so với kế hoạch và 8 chỉ tiêu không đạt cụ thể như sau: (1) Các chỉ tiêu có khả năng đạt và vượt kế hoạch: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế; tổng sản lượng thủy sản; tổng thu ngân sách trên địa bàn; tỷ lệ đường liên ấp, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa; tỷ lệ huy động học sinh 6 - 14 tuổi đến trường; tỷ lệ hộ nghèo; tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế; tỷ lệ dân số sử dụng nước sạch; tỷ lệ che phủ rng; tỷ lệ xã đạt tiêu chí nông thôn mới; tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải. (2) Các chỉ tiêu không đạt kế hoạch: Tốc độ tăng trưởng kinh tế; GRPD bình quân đầu người; giá trị sản xuất công nghiệp; giá trị xuất khẩu trên địa bàn; tốc độ tăng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ; tổng vốn huy động đầu tư toàn xã hội (Phụ lục I, II).

II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC LĨNH VỰC:

1. Về Kinh tế:

a) Tập trung thực hiện các quy hoạch, kế hoạch, đảm bảo kinh tế - xã hội phát trin toàn diện

Công tác điều hành kinh tế - xã hội tuân thủ theo các nội dung đã được định hướng trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 và điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp huyện; Quy hoạch ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu cấp tỉnh[2]. Nội dung của các quy hoạch đã được cụ thể hóa vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư công hằng năm, 05 năm của tỉnh; đảm bảo điều hành phát triển kinh tế - xã hội theo quy hoạch đã được đề ra, nâng cao công tác kế hoạch hằng năm.

b) Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và xây dựng nông thôn mới

Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tiếp tục được quan tâm chỉ đạo thực hiện, do ảnh hưởng bất thường của điều kiện thời tiết, thủy vân như tình hình hạn hán, xâm nhập mặn..., dịch bệnh trong chăn nuôi, làm ảnh hưởng đến sản xuất dẫn đến tăng trưởng ngành nông nghiệp đạt thấp. Giai đoạn 2016 - 2020, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản bình quân (giá SS 2010) ước đạt 1,76%/năm.

Ngành trồng trọt đã có bước chuyển dịch cơ cấu giống, cây trồng, mùa vụ theo hướng sản xuất hàng hóa, phù hợp với điều kiện các vùng sinh thái và địa phương trong tỉnh, tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân ước thực hiện giai đoạn 2016-2020 tăng 0,09%/năm. Lúa vẫn là cây trồng chủ lực và chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu ngành với diện tích gieo trồng và thu hoạch trên 710.000 ha, sản lượng bình quân trên 4 triệu/tấn[3], bằng 84,5% so mục tiêu kế hoạch; trong đó, tỷ trọng lúa chất lượng cao đạt 80%. Giai đoạn 2016 - 2020 chuyển đổi 32.864 ha trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các cây trồng khác và kết hợp nuôi trồng thủy sản, đã mang lại hiệu quả kinh tế cao[4]. Từng bước quy hoạch vùng lúa chuyên canh, chất lượng cao 120.000 ha, sản xuất lúa theo hướng VietGAP. Đẩy mạnh chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhất là về chuyển đi giống mới, thực hiện quy trình thâm canh tổng hp để tăng năng suất, chất lượng sản phm, xây dựng cánh đồng lớn gắn với bao tiêu sản phẩm để nâng cao giá trị lúa hàng hóa; liên kết tiêu thụ sản phẩm[5]. Xây dựng và duy trì được một số vùng cây ăn trái mang lại nguồn thu nhập khá cho nhà vườn với nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế cao (xoài, sầu riêng, măng cụt, dừa, chuối, ...). Hình thành phát triển vùng chuyên canh rau tập trung quanh các đô thị, khu du lịch như Rạch Giá, Hà Tiên, Phú Quốc; xây dựng và duy trì được một số vùng cây công nghiệp, cây ăn trái cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến; đã có nhiều doanh nghiệp, hp tác xã sản xuất rau, củ, quả có quy mô, chất lượng cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh; mô hình sản xuất rau, quả theo chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ đang phát triển trên địa bàn tỉnh.

Sản xuất chăn nuôi trên địa bàn tỉnh phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng, áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi được áp dụng rộng rãi, nhiều giống gia súc, gia cầm có năng suất, chất lượng tốt được đưa vào sản xuất, đã nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản xuất, tăng giá trị gia tăng[6].

Chăn nuôi từng bước gắn với an toàn dịch bệnh và an toàn thực phẩm; công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm được tổ chức thực hiện thường xuyên; quản lý, giám sát dịch bệnh được thực hiện chặt chẽ từ cơ sở; công tác xử lý chất thải chăn nuôi được quan tâm, chú trọng và khuyến khích các hộ chăn nuôi thực hiện[7].

Sản xuất thủy sản tiếp tục phát triển, giá trị sản xuất ngành thủy sản giai đoạn 2016 - 2020 tăng trưởng bình quân 3,29%/năm (trong đó, khai thác thủy sản tăng trưởng bình quân bằng 97%; nuôi trồng thủy sản tăng trưởng bình quân 7,79%). Khai thác thủy sản đầu tư theo hướng giảm dần tàu thuyền có công suất nhỏ khai thác ven bờ, phát triển tàu có công suất lớn đánh bắt xa bờ, góp phần bảo vệ an ninh chủ quyền vùng biển quốc gia. Đã chú trọng tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị, tổ chức lại sản xuất trên biển và tăng cường ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong nuôi trồng, bảo quản và chế biến thủy sản; tổ chức lại khai thác hải sản theo hướng giảm dần tàu thuyền có công suất nhỏ khai thác ven bờ, phát triển tàu có công suất lớn đánh bắt xa bờ. Tổng phương tiện khai thác thủy sản ước đạt 9.900 tàu, giảm 195 tàu so với năm 2016; tổng sản lượng khai thác thủy sản đạt 495.000 tấn, tăng 1,02% kế hoạch. Tiếp tục thực hiện Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách phát triển thủy sản[8].

Phát triển nhanh hình thức nuôi tôm bán thâm canh, thâm canh, công nghiệp, nuôi cá lồng bè, mô hình thủy sản trên biển. Từng bước áp dụng khoa học công nghệ trong nuôi tôm để chuyển từ nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến sang nuôi tôm công nghiệp - bán công nghiệp vùng Tứ giác Long Xuyên; nâng cao năng suất tôm lúa vùng U Minh Thượng. Đẩy mạnh ứng dụng các quy trình thực hành sản xuất tốt theo tiêu chuẩn quốc tế và quốc gia trong nuôi tôm như thực hành sản xuất tốt (GAP), thực hành sản xuất tốt toàn cầu (GlobalGAP) và theo tiêu chuẩn Hội đồng quản lý nuôi trồng thủy sản của Châu Âu (ASC)...nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của tỉnh. Tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đến năm 2020 đạt 260.000 tấn, trong đó tôm nuôi đạt 85.000 tấn.

Về phát triển lâm nghiệp: Công tác trồng cây, trồng rừng được quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt; công tác khoanh nuôi, bảo vệ rừng được tiến hành thường xuyên. Các trường hợp khai thác lâm sản trái phép được xử lý kịp thời. Công tác phòng cháy chữa cháy rừng được quan tâm chỉ đạo, thực hiện tốt phương châm 4 tại chỗ. Khoán bảo vệ rừng vẫn được duy trì mức 4.000 ha/năm, trồng rừng phòng hộ ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu được chú trọng[9], trồng rừng sản xuất và trồng cây phân tán từng bước được phục hồi. Đến nay, toàn tỉnh có 26 dự án cho thuê môi trường rừng và liên doanh liên kết, cho thuê môi trường rừng kết hợp du lịch sinh thái gắn với quản lý bảo vệ và phát triển rừng. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 12%, đạt kế hoạch.

Chương trình MTQG xây dựng Nông thôn mới được triển khai đồng bộ, tích cực. Đến nay, toàn tỉnh có 79/117 xã được công nhận đạt chuẩn NTM, chiếm 67,5% tổng số xã; có huyện Tân Hiệp được công nhận huyện đạt nông thôn mới. Các chỉ tiêu nông thôn mới bình quân toàn tỉnh đạt 16,6 tiêu chí/xã, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn 50 triệu đồng/người/năm.

c) Sản xuất công nghiệp

Sản xuất công nghiệp được khôi phục, đổi mới, hướng đến gia tăng hàm lượng công nghệ, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm theo chuỗi giá trị ngành hàng (lúa gạo, thủy sản chế biến,...), gắn với phát triển sản phẩm mới (bia, gỗ MDF, may mặc, giày da,...) góp phần duy trì phát triển toàn ngành trong tình hình có nhiều khó khăn, thách thức.

Cơ cấu sản xuất trong ngành chưa có thay đổi nhiều, nhưng trong nội bộ từng lĩnh vực phân ngành đã có sự chuyển dịch bù đắp lẫn nhau theo chiều sâu về hàm lượng khoa học - kỹ thuật cao, quy mô sản xuất được mở rộng đến vùng nguyên liệu, nhiều cơ sở chế biến được hình thành gắn với vùng nguyên liệu liên kết tiêu thụ (lúa gạo, gỗ MDF,...). Các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, làng nghề được hỗ trợ, tạo thuận lợi phát triển, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất, qua đó tạo thêm động lực cho ngành công nghiệp phát triển, góp phần đáng kể cho sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh, tạo việc làm cho một lượng lớn lao động khu vực nông thôn. Trong giai đoạn 2016-2020, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất (GTSX) ngành công nghiệp tăng bình quân 8,2%/năm, chưa đạt mục tiêu kế hoạch[10].

Hạ tầng khu, cụm công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu được quan tâm đầu tư hoàn chỉnh. Hiện nay, đang khai thác cửa khẩu quốc tế Hà Tiên và cửa khẩu quốc gia Giang Thành; 02 khu công nghiệp Thuận Yên (Hà Tiên) tỷ lệ lắp đầy đạt 81,87%, khu công nghiệp Thạnh Lộc (Châu Thành) tỷ lệ lắp đầy (giai đoạn 1) đạt 81,34%; có 3 cụm công nghiệp đang phát triển như: Cụm công nghiệp Vĩnh Hòa Hưng Nam, cụm Công nghiệp Đông Bắc Vĩnh Hiệp; cụm công nghiệp Hà Giang[11]. Môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cùng với nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phát triển đã tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp vượt qua khó khăn, ổn định và phát triển sản xuất, thu hút thêm nhiều dự án đầu tư mới giúp tăng quy mô, năng lực và sức cạnh tranh của sản phẩm, trong đó có một số dự án lớn trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, tạo ra năng lực mới cho tăng trưởng công nghiệp trong giai đoạn 2016 - 2020 và giai đoạn tiếp theo[12].

d) Dịch vụ thương mại:

Thương mại - dịch vụ duy trì phát triển khá:

Hoạt động kinh doanh thương mại trên địa bàn phong phú và đa dạng, hàng hóa trên thị trường tiếp tục phát triển tốt. Hạ tầng ngày càng mở rộng, hệ thống chợ truyền thống, chợ chuyên doanh được sắp xếp lại, hoạt động đi vào nề nếp cùng với sự hình thành của các hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện ích,... với phong cách phục vụ văn minh, giá cả minh bạch, được người tiêu dùng tin tưởng. Mặc dù thị trường có nhiều biến động nhưng các doanh nghiệp đã linh hoạt thích ứng, vượt qua khó khăn, cung ứng hàng hóa đáp ứng theo các yêu cầu ngày càng cao của thị trường, góp phần thúc đẩy tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ và tiêu dùng đạt 13,56%/năm, chưa đạt kế hoạch[13].

Xuất khẩu hàng hóa được duy trì với 02 mặt hàng chủ lực là lúa, thủy sản và tăng thêm một số mặt hàng mới, nhưng tính ổn định chưa cao. Hoạt động xuất khẩu có mức tăng trưởng bình quân tốt, kim ngạch xuất khẩu đạt 780 triệu USD, chưa đạt kế hoạch[14]. Trong đó, mặt hàng thủy sản chế biến tiếp tục phát huy lợi thế, tăng trưởng tốt, mặt hàng gạo cũng tiếp tục duy trì phát triển tuy nhiên gặp nhiều khó khăn tại thị trường tiêu thụ nên mức tăng 0,12%/năm, mặt hàng thủy sản 13,75%/năm. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có khoảng 40 doanh nghiệp xuất khẩu trên 35 thị trường như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc.... Kim ngạch nhập khẩu năm 2020 ước đạt 80 triệu USD, tăng bình quân 8,6%/năm, sản phẩm nhập khẩu chủ yếu là nguyên vật liệu, linh kiện, phụ tùng phục vụ sản xuất và máy móc thiết bị để hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp.

- Phát triển du lịch có nhiều bước tiến đáng kể:

Các doanh nghiệp du lịch, cơ sở lưu trú, điểm du lịch tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng phục vụ, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, liên kết tốt hơn với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Các hoạt động quảng bá, xúc tiến đầu tư được triển khai mạnh mẽ, tỉnh đã tổ chức thành công nhiều sự kiện và thu hút khá nhiều dự án đầu tư du lịch với một số dự án đi vào hoạt động hiệu quả[15]. Kết cấu hạ tầng phục vụ cho du lịch tiếp tục được quan tâm đầu tư nâng cấp và phát triển, trong đó có một số công trình rất quan trọng như sân bay, cảng biển, hệ thống cấp điện, cấp nước sạch, hệ thống giao thông đường bộ,... tạo điều kiện cho du lịch phát triển. Các chỉ tiêu về lượt khách, doanh thu liên tục tăng trưởng, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Đến năm 2020, số lượt khách đến trên địa bàn tỉnh đạt 9,33 triệu lượt khách, tăng 2,14 lần năm 2015, trong đó khách quốc tế 750.000 lượt khách, tăng 3,39 lần năm 2015.

- Tài chính, ngân hàng và thu chi ngân sách:

Nhiều chính sách tín dụng, tiền tệ được triển khai thực hiện, hoạt động ngân hàng được đảm bảo an toàn, hiệu quả, đưa nhanh đồng vốn vào sản xuất, kinh doanh, đồng hành cùng doanh nghiệp, nông dân vượt qua khó khăn, phát triển sản xuất. Trong giai đoạn 2016 - 2020, hoạt động ngân hàng trên địa bàn tỉnh tiếp tục tăng trưởng, tổng nguồn vốn hoạt động tăng bình quân 15,72%/năm. Trong đó, huy động vốn tại chỗ tăng trưởng bình quân 13,9%/năm, dư nợ cho vay tăng trưởng bình quân 18,05%/năm[16], tỷ lệ nợ xấu hàng năm đều chiếm dưới 3% so với tổng dư nợ, góp phần cải thiện thanh khoản của hệ thống ngân hàng, giảm mặt bằng lãi suất, mở rộng tăng trưởng tín dụng nhằm hỗ trợ thị trường, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trên địa bàn tỉnh. Nguồn vốn tín dụng tập trung chủ yếu vào các ngành, lĩnh vực ưu tiên phát triển của địa phương như: cho vay nông nghiệp, nông thôn, sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu, cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa...[17].

Giai đoạn 2016 - 2020, các doanh nghiệp trên địa bàn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh, nhưng với những giải pháp quyết liệt có đột phá trong từng thời điểm của các cấp chính quyền tỉnh (giảm thiểu thời gian kê khai, nộp thuế cho doanh nghiệp, tăng cường quản lý thu ngân sách...) nên tổng thu ngân sách trên địa bàn vẫn vượt mục tiêu đề ra. Trong giai đoạn 2016 - 2020, tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 49.807,06 tỷ đồng, tăng 24,3% so kế hoạch đầu kỳ. Tỷ lệ thu ngân sách nhà nước bình quân giai đoạn 2016 - 2020 hàng năm đạt 11,55% GRDP. Trong đó, tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh năm 2020 đạt 11.540 tỷ đồng, so với số liệu cục thống kê công bố năm 2015 tăng 44,28%, không đạt mục tiêu Nghị quyết; so với số liệu thời điểm xây dựng kế hoạch 5 năm tăng 2,13 lần, đạt mục tiêu Nghị quyết đề ra (mục tiêu Nghị quyết phn đấu tăng gấp 2 lần so năm 2015 là 5.399 tỷ đồng).

Chi cân đối ngân sách nhà nước có sự chuyển dịch tích cực, tỷ trọng chi đầu tư phát triển tăng, chi thường xuyên có xu hướng giảm. Ước tổng chi cân đối ngân sách địa phương giai đoạn 2016 - 2020 là 59.788,513 tỷ đồng[18], tăng 6,5% so với kế hoạch. Trong đó, chi đầu tư phát triển là 16.992,624 tỷ đồng; chi thường xuyên 41.977,795 tỷ đồng.

- Kinh doanh vận tải có bước phát triển khá, đã đáp ứng tốt nhu cầu vận chuyển hàng hóa và đi lại của nhân dân, đặc biệt những dịp tết và lễ hội, mùa tham quan du lịch hàng năm. Hệ thống giao thông được đầu tư nâng cấp; mạng lưới xe buýt được mở rộng. Khối lượng vận tải hàng hóa và hành khách đều tăng cao. Ước thực hiện giai đoạn 2016-2020, khối lượng luân chuyển hàng hóa tăng 18%/năm (theo tấn) và số lượt hành khách vận chuyển tăng 9,6%/năm (theo người).

- Dịch vụ thông tin liên lạc trong tỉnh phát triển khá nhanh, về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu thông tin liên lạc trong quản lý, kinh doanh và đời sống xã hội. Các dịch vụ bưu chính cơ bản được triển khai đến tận vùng sâu, biên giới, hải đảo, 100% xã, phường có điểm phục vụ bưu chính. Dịch vụ điện thoại cố định và di động đã được phủ sóng toàn tỉnh. Tính đến năm 2020, mật độ thuê bao trên địa bàn (bao gồm cả cố đnh và di động) đạt 116,6 thuê bao/100 dân. Nhìn chung, dịch vụ thông tin truyền thông trong tỉnh phát triển nhanh, theo kịp với những tiến bộ về công nghệ của cả nước nhưng do trình độ phát triển kinh tế chưa cao nên nhu cầu sử dụng các dịch vụ trong tỉnh vẫn còn hạn chế, thị trường dịch vụ thông tin vẫn còn ở mức tiềm năng.

đ) Đánh giá tình hình đầu tư, khai thác tiềm năng phát triển kinh tế biển theo Nghị quyết Trung ương 4, khóa X

Công tác tuyên truyền, nhận thức và hưởng ứng về tầm quan trọng của chiến lược biển được quan tâm chú trọng, tạo được sự chuyển biến trong nhận thức của cán bộ và nhân dân. Công tác quy hoạch, phát triển đô thị biển, ven biển, quản lý tài nguyên, môi trường ven biển, hải đảo được tăng cường. Các ngành nghề khai thác, nuôi trồng ven biển và hải đảo tăng về sản lượng và giá trị. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tập trung ưu tiên đầu tư xây dựng, nâng cấp như: các cảng biển, sân bay, đường hành lang ven biển, khu neo đậu tàu,... đặc biệt là sự phát triển của các đô thị ven biển, đảo đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư chiến lược, các dự án du lịch quy mô lớn được hoàn thành đưa vào khai thác. Công tác chăm sóc sức khỏe được triển khai đến tận các xã, đảo; đời sống của nhân dân ven biển, trên các đảo từng bước được cải thiện. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được ổn định.

Nhìn chung, kinh tế biển của tỉnh có bước phát triển khá toàn diện, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng đóng góp cao trong sự phát triển, tăng trưởng kinh tế chung của toàn tỉnh. Tăng trưởng kinh tế biển chiếm 80% GRDP toàn tỉnh, thu nhập bình quân đầu người gấp 1,25 lần so với thu nhập bình quân toàn tỉnh[19].

e) Phát triển doanh nghiệp, khởi nghiệp, kinh tế hợp tác được chú trọng, môi trường đầu tư kinh doanh ngày càng được cải thiện

Công tác xúc tiến thương mại, đầu tư chuyển biến tích cực, hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy khởi nghiệp được quan tâm thực hiện, đã tạo động lực cho nhiều doanh nghiệp mới thành lập, tăng quy mô, năng lực và sức cạnh tranh của sản phẩm[20]. Các doanh nghiệp nhà nước từng bước được cơ cấu lại tập trung vào ngành nghề kinh doanh và nhiệm vụ chính trị được giao, thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn đầu tư ngoài chính theo lộ trình[21].

Công tác cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh không ngừng được quan tâm chỉ đạo, trong thực hiện cải cách hành chính, cải tiến phương thức làm việc, giảm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục hành chính, tạo lập nhiều kênh thông tin kết nối với doanh nghiệp[22]; tổ chức hp mặt doanh nghiệp, hội nghị chuyên đề để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh,... đã được cộng đồng doanh nghiệp ghi nhận và tin tưởng, phản ánh qua kết quả xếp hạng Chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)[23], góp phần thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đến tìm hiểu cơ hội hợp tác đầu tư trong thời gian qua, trong đó có các đối tác nước ngoài (Úc, Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, Nga ...) đến tìm hiểu và đầu tư vào các lĩnh vực mà tỉnh có ưu thế và kêu gọi đầu tư (nông nghiệp, thủy sản, du lịch, dịch vụ,...) đảm bảo phù hợp với định hướng tái cơ cấu nền kinh tế của tỉnh[24].

Hoạt động thúc đẩy khởi nghiệp được triển khai rộng khắp tại các địa phương và lan tỏa đến các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh. Các hoạt động tuyên truyền và hỗ trợ khởi nghiệp được phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị, tổ chức xã hội - nghề nghiệp (Tỉnh đoàn, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh,...) thúc đẩy đi vào chiều sâu.

Kinh tế hợp tác tiếp tục củng cố phát triển với hình thức hợp tác xã và tổ hợp tác[25], thúc đẩy triển khai các mô hình sản xuất tiên tiến, liên kết với các nhà vựa, doanh nghiệp thực hiện khép kín từ khâu cung ứng vật tư đầu vào, hướng dẫn kỹ thuật canh tác, hình thành vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, đáp ứng yêu cầu thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, năng lực quản lý, điều hành, nghiệp vụ chuyên môn của lực lượng hợp tác xã, đáp ứng tốt theo yêu cầu, nhiệm vụ mới.

g) Phát huy tiềm năng, thế mạnh của từng vùng kinh tế và tăng cường sự liên kết để cùng phát triển.

Các vùng kinh tế của tỉnh phát triển đúng hướng, vùng tứ Giác Long Xuyên phát triển du lịch, dịch vụ cảng biển và chế biến nông thủy sản xuất khẩu. Vùng Tây Sông Hậu phát triển nông nghiệp, công nghiệp chế biến, cơ khí và dịch vụ phục vụ nông nghiệp. Vùng U Minh Thượng phát triển nông nghiệp kết hợp nuôi trồng thủy sản, du lịch sinh thái. Vùng biển đảo phát triển khá mạnh các loại hình dịch vụ - du lịch thu hút ngày càng nhiều khách du lịch đến với tỉnh, nhất là Phú Quốc. Hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa tỉnh Kiên Giang và tỉnh Hậu Giang, liên kết mô hình sản xuất nông nghiệp trên cơ sở thỏa thuận, hợp đồng gắn với chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng địa phương và thích ứng với biến đổi khí hậu. Xây dựng, các chương trình, dự án liên kết vùng và có tính chất vùng thuộc lĩnh vực nông nghiệp, giao thông, thủy lợi[26]... Triển khai thực hiện đề án liên kết phát triển bền vững Tiểu vùng bán đảo Cà Mau nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế về sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản.

2. Văn hóa - xã hội và môi trường

a) Giáo dục và đào tạo tiếp tục phát triển theo hướng nâng cao chất lượng

Chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên và năng lực quản trị trường học của đội ngũ cán bộ quản lý từng bước được nâng lên. Việc duy trì kết quả xóa mù chữ, phổ cập giáo dục đạt kết quả tốt[27]. Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý và dạy học ngày càng phổ biến, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông duy trì ở mức cao[28]. Việc giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, hành vi ứng xử, định hướng nghề nghiệp cho học sinh đã đạt kết quả bước đầu khả quan, tạo điều kiện cho học sinh tham gia các hoạt động ngoại khóa như khởi nghiệp, tích hợp dạy nghề trong các môn học có liên quan.

Công tác hướng nghiệp, tư vấn tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng và trung cấp được tập trung thực hiện. Công tác dạy nghề từng bước đổi mới, gắn kết với nhu cầu thực tế của địa phương, doanh nghiệp và thị trường lao động, đảm bảo người lao động có việc làm phù hợp, góp phn nâng cao hiệu quả đào tạo. Công tác phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS, THPT tiếp tục được quan tâm; khuyến khích giáo viên lồng ghép giáo dục định hướng nghề nghiệp cho các em[29].

Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học được đầu tư theo hướng chuẩn hóa. Quy mô, mạng lưới cơ sở giáo dục và đào tạo trên địa bàn từng bước được sắp xếp phù hợp với thực tế các địa phương[30]. Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia các ngành học, cấp học tăng so với năm 2015[31], vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Từng bước sắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập theo hướng tăng quy mô, giảm điểm lẻ, giảm bớt đầu mối trung gian và biên chế gián tiếp... khắc phục tình trạng thiếu biên chế kéo dài, nâng cao chất lượng và hiệu quả các hoạt động giáo dục đảm bảo tính ổn định, bền vững[32].

b) Công tác dân số, chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng được cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân

Chất lượng dân số được cải thiện và duy trì, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 5,18‰; công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em được quan tâm, giảm tỷ suất tử vong ở mức thấp, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng được kéo giảm 12,5%, 95% trẻ em dưới 01 tuổi được tiêm chủng vắc xin (cơ bản) đầy đủ. Nhiều giải pháp về nâng cao chất lượng khám chữa bệnh đã được triển khai tích cực và đồng bộ như cải tiến quy trình khám chữa bệnh để giảm thời gian chờ đợi của bệnh nhân, tăng thêm giường bệnh, đẩy mạnh việc đào tạo chuyển giao kỹ thuật để nâng cao năng lực cho tuyến dưới; nâng cao áp dụng khoa học công nghệ vào công tác khám chữa bệnh góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân[33]. Phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế ngày càng được đổi mới hướng tới sự hài lòng của người bệnh, tạo thuận lợi cho mọi người dân tham gia bảo hiểm y tế, bảo đảm lộ trình bảo hiểm y tế toàn dân. Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đến năm 2020 ước đạt 90%[34]; tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội đạt 15,9%; tỷ lệ tham gia bảo hiểm thất nghiệp đạt 12,5%.

Hệ thống y tế dự phòng phát triển đảm bảo năng lực dự báo, giám sát, phát hiện và phòng chống dịch bệnh; đã ngăn chặn và kiểm soát không để các dịch bệnh lớn xảy ra, nhất là các dịch bệnh nguy hiểm, mới nổi xảy ra trên địa bàn tỉnh; cơ cấu các bệnh truyền nhiễm ổn định; đối với các dịch bệnh theo mùa và dịch bệnh lưu hành tại địa phương, tỷ lệ mắc bệnh đều giảm. Công tác quản lý môi trường, xử lý chất thải y tế trong các cơ sở y tế được quan tâm chỉ đạo. Thường xuyên tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra chất lượng nước dùng cho ăn uống, sinh hoạt.

Nguồn nhân lực y tế được cải thiện và bổ sung; nhiều trang thiết bị, kỹ thuật mới được đầu tư; xây dựng Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang quy mô 1.020 giường, Trung tâm Y học hạt nhân, Trung tâm Y tế huyện U Minh Thượng, Trung tâm Y tế huyện Giang Thành và Trang thiết bị Y tế huyện; đã đưa vào hoạt động Bệnh viện Lao và Bệnh phổi, Trung tâm Y tế thành phố Rạch Giá. Thu hút đầu tư từ nguồn xã hội hóa có nhiều chuyển biến tích cực; từng bước khắc phục tình trạng quá tải ở bệnh viện các tuyến và nâng cao chất lượng phục vụ. Đến năm 2020, toàn tỉnh có 892 cơ sở hành nghề khám chữa bệnh ngoài công lập[35]; có 9,48 bác sĩ/vạn dân và 30,8 giường bệnh/vạn dân.

c) Văn hóa thể thao, thông tin và truyền thông

Môi trường văn hóa, phát triển con người về mọi mặt được quan tâm thực hiện, chú trọng xây dựng văn hóa trong các cơ quan, đơn vị của hệ thống chính trị, doanh nghiệp, khu dân cư và mỗi gia đình. Thiết chế văn hóa cấp tỉnh và cơ sở cơ bản đáp ứng nhu cầu hoạt động của các đơn vị chuyên môn liên quan đến văn hóa. Hoạt động văn hóa, thông tin phát triển sâu rộng đến vùng nông thôn, biên giới, hải đảo ngày càng phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức, từng bước đáp ứng nhu cầu thụ hưởng văn hóa của nhân dân.

Công tác giáo dục truyền thống yêu nước, niềm tự hào, tinh thần tự lực, tự cường của dân tộc gắn với nội dung học tập đạo đức, tư tưởng Hồ Chí Minh được tăng cường, góp phần nâng cao nhận thức của nhân dân.

Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, thực hiện “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” tiếp tục tác động ngày càng sâu rộng trong mọi hoạt động của xã hội, xuất hiện nhiều tấm gương tiêu biểu trên các lĩnh vực, nhiều mô hình, điển hình tiên tiến được nhân rộng; vai trò của gia đình trong việc giữ gìn, bồi dưỡng các giá trị văn hóa, đạo đức được đề cao.

Xây dựng và nhân rộng một số mô hình tự quản của cộng đồng dân cư được phát huy; kỷ cương, pháp luật, trật tự xã hội được giữ vững, tình làng nghĩa xóm được thắt chặt, cảnh quan môi trường được quan tâm xây dựng, có 90,73% gia đình đạt chuẩn văn hóa.

Công tác quản lý và tổ chức lễ hội ngày càng đi vào nề nếp, tôn vinh các anh hùng dân tộc, những người có nhiều đóng góp cho sự nghiệp phát triển của tỉnh, góp phần giáo dục đạo lý uống nước nhớ nguồn, tạo sự gắn kết trong cộng đồng, quảng bá du lịch, hình ảnh và con người Kiên Giang. Bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa, các công trình văn hóa[36], phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc theo hướng lành mnh, tiến bộ, có chọn lọc. Hoạt động thể dục, thể thao được duy trì, đạt nhiều huy chương ở các giải thi đấu cấp khu vực, toàn quốc và quốc tế, tuyn chọn nhiều vận động viên, huấn luyện viên cho đội tuyển Quốc gia.

Hoạt động bưu chính, viễn thông có nhiều đổi mới, đặc biệt thực hiện tốt dịch vụ giao nhận thủ tục hành chính đến tận nhà người dân; hệ thống lưới điện tiếp tục được đầu tư, mạng điện thoại và internet đảm bảo đáp ứng yêu cầu cho thông tin liên lạc, hoạt động sản xuất, kinh doanh và nhu cầu sinh hoạt của người dân, doanh nghiệp. Hạ tầng mạng lưới phục vụ ổn định, rộng khắp toàn tỉnh với tổng số 101 bưu cục, 132 điểm bưu điện văn hóa xã, bán kính phục vụ bình quân 2,94km/điểm. Hạ tầng viễn thông được đầu tư hoàn thiện theo xu thế phát triển, ứng dụng công nghệ mới nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cầu sử dụng của tổ chức, công dân.

Hoạt động báo chí (báo in, báo điện tử, mạng xã hội), văn học, nghệ thuật, phát thanh, truyền hình được nâng cấp và không ngừng đổi mới về nội dung, hình thức đã góp phần rất lớn trong việc định hướng dư luận xã hội, nâng cao nhận thức của người dân, minh bạch hóa các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Thực hiện đúng lộ trình số hóa truyền dẫn phát sóng truyền hình mặt đất, chuyển đổi mã vùng điện thoại cố định, mã mạng điện thoại di động (từ 11 số sang 10 số); mạng viễn thông được cải tạo, thí điểm trạm anten thân thiện với môi trường được triển khai. Cơ sở vật chất, hạ tầng thông tin và truyền thông khu vực nông thôn, biên giới ngày càng hoàn thiện.

Phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước được đẩy mạnh. Các ứng dụng dùng chung, hệ thống Cổng thông tin điện tđược khai thác liên tục và là công cụ phục vụ cải cách hành chính, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh. Hệ thống thư điện tử của tỉnh đã cấp tài khoản cho 100% cơ quan, đơn vị địa phương và cán bộ, công chức, viên chức các cấp.

d) Các chính sách an sinh xã hội, giải quyết việc làm, giảm nghèo và nâng cao đời sống nhân dân.

Công tác dân số là một trong những nội dung hết sức quan trọng của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, mỗi gia đình và toàn xã hội. Quy mô dân số của tỉnh đến năm 2020 ước đạt 1.729.891 người.

Các giải pháp tạo việc làm được chú trọng, nhất là giải quyết việc làm cho lao động khu vực nông thôn, nhiều giải pháp hỗ trợ trực tiếp được triển khai như: tổ chức các phiên giao dịch việc làm, hỗ trợ vốn vay tạo việc làm, tuyên truyền, tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động, hỗ trợ tạo điều kiện cho người lao động tham gia đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng,... góp phần giảm nghèo, chuyển dịch lao động nông nghiệp sang lao động phi nông nghiệp[37]. Sàn giao dịch việc làm của tỉnh cũng tổ chức các phiên lưu động tại các huyện, thành phố với sự tham gia của hàng trăm lượt doanh nghiệp tuyển lao động[38]. Các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm như: Dự án vay vốn tạo việc làm, dự án hỗ trợ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài được tỉnh triển khai thực hiện hiệu quả. Đến năm 2020, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 67%; trong đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 50%, đạt kế hoạch đề ra.

Các chính sách an sinh xã hội được triển khai kịp thời; quan tâm chăm lo cho các gia đình chính sách, người có công với cách mạng; đã tổ chức lễ trao tặng danh hiệu vinh dự nhà nước Bà mẹ Việt Nam anh hùng cho 378 mẹ (phong tặng 32, truy tặng 346) và tặng thưởng Huân chương độc lập cho 43 gia đình liệt sĩ; hỗ trợ xây dựng và sửa chữa 14.484 căn cho hộ gia đình, người có công với cách mạng với kinh phí là 544,32 tỷ đồng (trong đó, xây mới 8.858 căn; sửa chữa 5.626 căn); hỗ trợ 52.000 người thuộc nhóm đối tượng bảo trợ xã hội, nhất là các đối tượng yếu thế trong xã hội.

Các chính sách và dự án thuộc chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững được triển khai thực hiện đầy đủ và đạt hiệu quả. Tổ chức thực hiện tốt các cơ chế, chính sách hỗ trợ sinh kế, phát triển sản xuất, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của hộ nghèo, hộ cận nghèo[39]. Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 1,62%/năm, vượt kế hoạch (Kế hoạch giảm từ 1 - 1,5%/năm). Các chế độ, chính sách BHXH, BHYT được giải quyết kịp thời, đúng định mức, đúng đối tượng thụ hưởng, đảm bảo nhanh chóng, chính xác. Số người tham gia và thụ hưởng các chế độ BHXH, BHYT là đối tượng chính sách tăng qua các năm[40].

Công tác bảo vệ chăm sóc sức khỏe trẻ em, bình đẳng giới và hoạt động của Ban Chỉ đạo vì sự tiến bộ của phụ nữ các cấp được quan tâm triển khai thực hiện đúng hướng. Tổ chức nhiều hoạt động vui chơi, giải trí, tặng quà cho trẻ em, nhất là trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; từng bước giảm dần khoảng cách chênh lệch về điều kiện sống giữa các nhóm trẻ em, tạo cơ hội phát triển bình đẳng cho mọi trẻ em; tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn giảm xuống còn 1,15%; 100% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phù hợp với trẻ em; 100% trẻ em dưới 6 tuổi được cấp bảo hiểm y tế miễn phí; chương trình tiêm chủng mở rộng và chương trình phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em được chỉ đạo tổ chức tốt. Tuyên truyền, giáo dục các chính sách pháp luật về trẻ em, bình đẳng gii và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới. Đẩy mạnh công tác phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý kịp thời các vụ việc bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em; nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức có liên quan.

Thực hiện tốt chính sách dân tộc, tôn giáo: Các đề án, chính sách dân tộc cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh được quan tâm chỉ đạo thường xuyên, tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách đối với người uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số; hỗ trợ hàng nghìn lượt người dân thuộc hộ nghèo ở các xã vùng khó khăn của tỉnh; triển khai xây dựng Đề án chính sách đặc thù phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2018-2020 theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2017 của Thủ tướng Chính phủ. Kịp thời nắm bắt tình hình sinh hoạt, hoạt động tôn giáo ở các cơ sở tôn giáo; giải quyết hiệu quả các vướng mắc trong sinh hoạt tôn giáo; chủ động tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật liên quan đến tôn giáo cho các đối tượng, do đó tình hình các tôn giáo trên địa bàn tỉnh n định, chức sắc, chức việc, đồng bào có đạo yên tâm, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và của tỉnh, gắn bó đồng hành cùng sự phát triển của địa phương.

đ) Khoa học và công nghệ tiếp tục được thúc đẩy, tạo thêm động lực mới cho phát triển sản xuất

Nghiên cứu ứng dụng khoa học - công nghệ tiếp tục phát triển, nhiều đề tài khoa học được nghiên cứu và nghiệm thu ứng dụng vào sản xuất phục vụ người dân như: Xây dựng mô hình phát triển bền vững nghề nuôi cá mú, cá bóp trong lồng bè trên biển quần đảo Nam Du - Kiên Hải; Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình nuôi sò huyết trong điều kiện biến đổi khí hậu ven bin vùng U Minh Thượng; nghiên cứu ứng dụng khoa học - công nghệ trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, lĩnh vực xã hội nhân văn[41], chú trọng gia tăng hàm lượng công nghệ cho sản phẩm, cải tiến quy trình sản xuất, bao bì, nhãn hiệu...

Từng bước thay đổi nhận thức của người dân trong việc chủ động áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, áp dụng các quy trình sản xuất an toàn (VietGAP, GlobalGAP...), triển khai các mô hình ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất như: Sản xuất lúa an toàn, lúa sinh học, trồng rau sạch theo hướng hữu cơ,...cải tiến giống cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu, áp dụng các công nghệ bảo quản chế biến sau thu hoạch. Những kiến thức trong việc xác lập, bảo hộ và phát triển giá trị tài sản trí tuệ được thông tin sâu rộng giúp xác lập nhãn hiệu[42].

Hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng, đổi mới công nghệ, cải thiện môi trường kinh doanh; thúc đẩy sự phát triển của hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo, tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập, giao quyền tự chủ hoạt động, phục vụ tốt công tác quản lý nhà nước, dịch vụ công về khoa học và công nghệ. Quan tâm thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực khoa học công nghệ, đã triển khai thực hiện chính sách thu hút nhân lực khoa học và công nghệ có trình độ cao.

e) Tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững

Công tác quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh thời gian qua đã có nhiều chuyển biến tích cực, từng bước đi vào nề nếp và chặt chẽ hơn; việc sử dụng đất ngày càng hợp lý, hiệu quả, đã góp phần tích cực trong thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và cấp huyện được lập theo quy định, công khai rộng rãi và tổ chức thực hiện tốt. Các biện pháp quản lý, sử dụng đất được siết chặt hơn, tỉnh đã chỉ đạo kiên quyết xử lý nghiêm mọi trường hợp vi phạm; yêu cầu các tổ chức và cá nhân được giao quản lý, sử dụng đất ký cam kết chấp hành nghiêm túc quy định của pháp luật về đất đai.

Quản lý chặt chẽ, sử dụng hợp lý tài nguyên đất đai và nguồn nước, bảo đảm phát triển bền vững. Thực hiện nghiêm túc các quy định về quản lý, sử dụng đất nông nghiệp, từng bước hạn chế tình trạng chia nhỏ đất nông nghiệp; kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng đất được giao để thực hiện các dự án, bảo đảm sử dụng hiệu quả quỹ đất. Công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường tập trung vào các lĩnh vực: Chế biến thủy sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi thủy sản tập trung; các bãi rác, các khu, cụm công nghiệp và làng nghề... Qua đó, từng bước kiểm soát, sớm phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm. Bên cạnh đó, tỉnh kêu gọi đầu tư, triển khai xây dng các dự án xử lý và tái chế rác thải[43].

Khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ phát thải nhà kính được nâng lên, đã kiện toàn tổ chức Ban Chỉ đạo Ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh; chú trọng đề ra các giải pháp kỹ thuật trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp, hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị... có khả năng thích nghi với biến đổi khí hậu, nhất là xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp bền vững, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có khả năng thích ứng các biến đổi của khí hậu tốt hơn.

3. Đầu tư phát triển được tập trung đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, phát triển đô thị:

Hệ thống kết cấu hạ tầng có bước phát triển, cơ bản đáp ứng yêu cầu, là tiền đề quan trọng để các địa phương hoàn thành xây dựng nông thôn mới, góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế của tỉnh tăng trưởng nhanh, các lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, bảo đảm quốc phòng - an ninh, cải thiện và nâng cao đi sống nhân dân. Các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật theo chương trình phát triển đô thị giai đoạn 2016 - 2020 đến nay cơ bản đã và đang được triển khai theo đúng kế hoạch. Các cấp, các ngành đã chủ động, tích cực trong khai thác các nguồn vốn, đặc biệt là công tác vận động thu hút vốn ODA. Công tác thu hút nguồn lực xã hội hóa có nhiều chuyển biến tích cực trong lĩnh vực giáo dục, y tế, môi trường,... Tuy nhiên, do ảnh hưởng từ những khó khăn chung của kinh tế, khả năng huy động nguồn vốn đầu tư từ các nguồn vốn ngoài nhà nước còn hạn chế, nhất là nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài (FDI), tổng vốn huy động toàn xã hội trong 5 năm 2016 - 2020 ước đạt 222.666 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 6,19%/năm, chiếm 52,13% GRDP chưa đạt kế hoạch[44]. Trong đó, vốn ngân sách nhà nước là 25.323,7 tỷ đồng, chiếm 11,37% tổng vốn huy động; vốn đầu tư của dân cư và doanh nghiệp ngoài quốc doanh đạt 167.876,24 tỷ đồng, chiếm 75,39%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm (FDI) đạt 1.937,19 tỷ đồng, chiếm 0,87%.

Các công trình trong danh mục đầu tư công giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh được triển khai từng phần như: dự án đường Lộ Tẻ - Rạch Sỏi[45]; đường ven biển Rạch Giá - Hòn Đất, Rạch Giá - Châu Thành, Dương Đông - Cửa Cạn - Gành Dầu và xây mới nhánh nối với đường trục Nam - Bắc Đảo; đường tỉnh ĐT.963B (Bến Nhứt - Giồng Riềng); cảng hành khách Quốc tế Phú Quốc; cảng hành khách Rạch Giá và hoàn thành đưa vào khai thác 120/286 km đường tỉnh, đạt 41,96% kế hoạch; 87/187 km hệ thống đường huyện, thành phố, và hạ tầng du lịch, đạt 46,52% kế hoạch. Các tuyến đường huyện và giao thông nông thôn được quan tâm đầu tư đồng bộ gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới là 6.409/7.084 km đạt 90,05% kế hoạch[46].

Đã triển khai đầu tư hoàn thành phát triển lưới điện vùng lõm cho các huyện tiếp giáp biển, một phần của dự án cấp điện cho đồng bào dân tộc Khmer[47]. Đã triển khai hoàn thành các dự án cấp điện cho các xã đảo như: Dự án đường dây 22kV cấp điện cho xã đảo Lại Sơn, huyện Kiên Hải, dự án cấp điện lưới Quốc gia cho xã đảo Hòn Nghệ và xã đảo Sơn Hải, huyện Kiên Lương, dự án cấp điện lưới Quốc gia cho xã đảo Tiên Hải, thành phố Hà Tiên, xã đảo Hòn Thơm, huyện Phú Quốc,... Triển khai đầu tư 43,92 km đường dây 110 kV, 647,6 km đường dây trung thế, 682,47 km đường dây hạ thế, tổng dung lượng trạm biến áp lắp đặt 78.468 KVA; đường dây 220 KV mạch kép Kiên Bình - Phú Quốc, dự án trạm biến áp 220 KV Phú Quốc. Qua đó, đã đáp ứng kịp thời nhu cầu về điện cho sản xuất lúa và nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn tỉnh và góp phần tăng tỷ lệ sử dụng điện toàn tỉnh hiện nay đạt 99,5% vượt kế hoạch[48].

Cơ sở hạ tầng sản xuất từng bước được đầu tư hoàn thiện, đã triển khai thực hiện nhiều dự án. Xây dựng 117 hệ thống cống trên đê, 2.704 km kênh mương được kiên cố hóa, 609 công trình thủy lợi được cải tạo, nâng cấp và 1.252 trạm bơm được xây dựng. Hệ thống thủy lợi cơ bản hoàn thành, hệ thống kênh thoát lũ dẫn ngọt vùng tứ giác Long Xuyên và Tây Sông Hậu đáp ứng tưới tiêu, ngăn mặn để sản xuất 2 vụ lúa ổn định. Đã hoàn thành đưa vào sử dụng khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Hòn Tre, huyện Kiên Hải, khu neo đậu và tránh trú bão cho tàu cá Lình Huỳnh; cảng cá Xẻo Nhàu, nâng cấp cảng cá An Thới. Đang triển khai thi công nâng cấp cảng cá Tắc Cậu, khu neo đậu tránh trú bão Gành Dầu, khu neo đậu tránh trú bão cửa sông Cái Lớn, Cái Bé, khu neo đậu tránh trú bão kết hợp nâng cấp cảng cá Thổ Châu giai đoạn 1[49], về cơ bản dịch vụ hậu cần nghề cá đã đáp ứng được nhu cầu trong giai đoạn hiện nay.

Mạng lưới đô thị của tỉnh tiếp tục được mở rộng, phát triển, định hình rõ nét. Công tác quy hoạch tạo cơ sở để kế hoạch hóa đầu tư, phân bổ nguồn lực góp phần định hướng đầu tư và hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng đô thị, phục vụ cho công tác mở rộng, tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2020 ước đạt 29,4%. Triển khai Chương trình phát triển đô thị tỉnh Kiên Giang, đến nay đã phát triển được 02 đô thị loại II, 01 đô thị loại III, 01 đô thị loại IV, 10 đô thị loại V, từng bước hoàn chỉnh mạng lưới đô thị phù hợp với giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Công tác cấp và quản lý nước sạch được đầu tư nâng cấp về mạng lưới bao phủ và chất lượng nước bảo đảm đồng bộ theo tốc độ mở rộng đô thị, tỷ lệ dân cư thành thị sử dụng nước sạch đến cuối năm 2020 ước đạt 88% và 92% chất thải rắn ở đô thị được thu gom, chất lượng cuộc sống khu vực thành thị ngày càng được nâng cao; tỷ lệ dân cư nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 98,9% (trong đó tỷ lệ dân cư sử dụng nước sạch là 44%)

4. Cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí

Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, từ đó, góp phần tạo chuyển biến mạnh mẽ, nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức phục vụ nhân dân, thực hiện nghiêm kỷ luật công vụ, đổi mới phong cách làm việc hiệu quả, nhiều cơ quan, đơn vị xây dựng và thực hiện Bộ quy tắc ứng xử. Triển khai thực hiện Đán 195/ĐA-UBND vị trí việc làm gắn với thực hiện lộ trình tinh giản biên chế của từng cơ quan, đơn vị, đã tinh giảm 2.110 biên chế[50]. Kiện toàn tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, nhiều đơn vị sự nghiệp công lập được sắp xếp tinh gọn, giúp hoạt động hiệu quả hơn, giảm 55 đơn vị, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tchức cho 14 cơ quan chuyên môn của tỉnh, qua đó giảm được 25 đầu mối trực thuộc; giải thể 11 phòng dân tộc và 14 phòng y tế cấp huyện[51].

Thành lập Trung tâm phục vụ Hành chính công (hoạt động từ năm 2019), tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính tập trung thuộc 14 sở, ngành của tỉnh; triển khai nhiều tiện ích trong giải quyết các thủ tục hành chính để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, thực hiện tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính thông qua hệ thống bưu chính công ích tiếp nhận và trả kết quả tại nhà theo yêu cầu của người dân,... được người dân, doanh nghiệp đồng tình, đánh giá rất cao. Triển khai thí điểm chuyển giao cho Bưu điện tỉnh Kiên Giang thực hiện các nhiệm vụ, dịch vụ hành chính công trên địa bàn tỉnh nhằm góp phần mang đến sự tiện ích cho người dân, đồng thời giúp cho các cơ quan hành chính tinh giản biên chế, giảm tải công việc và khai thác hiệu quả mạng bưu chính công cộng do Nhà nước đầu tư.

Triển khai hiệu quả một số phần việc thuộc hệ thống chính quyền điện tử, nhất là triển khai tốt các ứng dụng về: Phần mềm theo dõi, giao nhiệm vụ; phần mềm quản lý văn bản điện tử gắn với chữ ký số; phần mềm một cửa điện tử tại các sở, ngành tỉnh, UBND cấp huyện và xã; mở rộng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4. Hoạt động quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 trong cơ quan hành chính nhà nước được duy trì và đang thực hiện chuyển sang Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001: 2015 .

Công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được các cấp, các ngành chỉ đạo thực hiện với quyết tâm cao, có kế hoạch thực hiện cụ thể, gắn kết chặt chẽ với nội dung "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh". Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, cùng với sự tham gia giám sát của Nhân dân, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, đã nâng cao nhận thức và nêu cao vai trò của người đứng đầu cơ quan, đưa công tác này đi vào chiều sâu. Việc tiếp nhận, xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện theo quy định, từ năm 2016 đến nay, 100% các vụ khiếu nại ở cấp tỉnh được giải quyết, ở cấp cơ sở đạt trên 90%.

5. Xây dựng, củng cố khu vực phòng thủ, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, mở rộng quan hệ đối ngoại

Công tác quốc phòng - quân sự địa phương được chú trọng; giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh được tăng cường. Công tác tuyển quân, tuyển sinh, huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, chính sách hậu phương quân đội được thực hiện tốt. Các cuộc diễn tập khu vực phòng thủ cấp tỉnh, cấp huyện, diễn tập chiến đấu trị an cấp xã được thực hiện thường xuyên, nâng cao chất lượng, góp phần đảm bảo trình độ tổ chức chỉ huy, sẵn sàng chiến đấu của cán bộ, chiến sĩ và nhận thức, trách nhiệm của các ngành, các cấp đối với công tác quốc phòng - an ninh. Kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ củng cố quốc phòng, an ninh, tăng cường tiềm lực quốc phòng với đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội. Tiếp tục xây dựng địa phương thành khu vực phòng thủ vững chắc; xây dựng và củng cố nền quốc phòng toàn dân, gắn với thế trận an ninh nhân dân vững mạnh.

Quan tâm, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, chăm lo cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; tăng cường đối thoại, tiếp xúc với nhân dân, chủ động giải quyết kịp thời các mâu thuẫn, khó khăn, vướng mắc; tập trung giải quyết các vấn đề bức xúc, tranh chấp, khiếu kiện, không để tạo thành “điểm nóng” về an ninh - trật tự. Triển khai nhiều đợt cao điểm tấn công trấn áp các loại tội phạm và vi phạm pháp luật trong thanh, thiếu niên; tổng kiểm tra và vận động toàn dân thu nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và đảm bảo trật tự an toàn giao thông, tập trung vào các dịp lễ, tết, các sự kiện chính trị quan trọng, góp phần đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương. Triển khai đồng bộ các biện pháp nắm chắc tình hình ngoại biên, biên giới và nội địa, chủ động phát hiện, kịp thời đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, tội phạm, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và giữ vững an ninh trên tuyến biên giới.

Tiến hành nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư với các công ty, tổ chức quốc tế thuộc các quốc gia, vùng lãnh thổ như: Canada, Singapore, Hồng Kông (Trung Quốc), Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Úc, Thái Lan... Tổ chức đoàn tham dự các hội nghị, diễn đàn kinh tế, qua đó đã ký kết nhiều biên bản ghi nhớ, hợp tác với các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Giữ vững mối quan hệ hữu nghị, bền chặt với chính quyền một số tỉnh thuộc Vương quốc Campuchia. Định kỳ tổ chức các cuộc gặp gỡ, trao đổi giữa lãnh đạo tỉnh Kiên Giang và tỉnh bạn để thảo luận về xúc tiến thương mại, hợp tác đầu tư, bảo đảm an ninh trật tự..., góp phần xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị và phát trin. Công tác phân giới, cắm mốc hoàn thành đúng tiến độ. Bảo vệ vững chắc chủ quyền, lãnh thổ, giữ vững an ninh biên giới; tiếp tục củng cố thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về biên giới.

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Đánh giá tổng quát

Thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020, tình hình phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh đạt được nhiều thành tích, tiến bộ quan trọng và khá toàn diện trên các lĩnh vực. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân tăng 7,22% so với kế hoạch 2016 - 2020 (tăng 6,94%), cơ cấu kinh tế chuyển dịch từng bước theo hướng tích cực, đã xác định rõ hơn tiềm năng thế mạnh, tập trung đầu tư khai thác những lợi thế so sánh, tạo tiền đề cho bước phát triển tiếp theo. Nhiều chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế - xã hội đề ra đến năm 2020 thực hiện đạt và vượt kế hoạch như: thu ngân sách, giao thông nông thôn, xã đạt nông thôn mới, giảm tỷ lệ sinh, giải quyết việc làm,... Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho bước phát triển mới, đời sống nhân dân nông thôn có những thay đổi tích cực. Những thành tích, tiến bộ trên là kết quả nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng bộ và quân dân trong tỉnh đã có nhiều cố gắng chỉ đạo triển khai và thực hiện các chỉ thị, Nghị quyết Đại hội của Đảng bộ tỉnh và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2016 - 2020 kịp thời và phù hợp với tình hình, vận dụng cơ chế chính sách linh hoạt, thông thoáng, thu hút đầu tư bằng nhiều nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội; phát huy được tinh thần tự lực, tự cường, vượt qua khó khăn thách thức, tạo đồng thuận xã hội.

Bên cạnh những thành tích tiến bộ, cũng còn những mặt hạn chế, khả năng cạnh tranh của nền kinh tế chưa cao. Tốc độ tăng trưởng chưa đạt kế hoạch đề ra, còn phụ thuộc lớn vào kết quả sản xuất nông nghiệp. Các sản phẩm nông nghiệp giá trị còn thấp, liên kết trong sản xuất còn chưa đồng đều, quy mô nhỏ; việc tiếp cận chính sách hỗ trợ nông nghiệp, nông thôn cũng như vay vốn ngân hàng còn hạn chế; tình hình vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản vẫn còn xảy ra. Giá trị sản xuất công nghiệp còn thấp; tình hình đầu tư hạ tầng các khu, cụm công nghiệp tuy đã triển khai nhưng thực hiện còn chậm; nguồn vốn huy động đầu tư toàn xã hội chưa đảm bảo kế hoạch. Mặt khác, những năm gần đây tình hình biến đổi khí hậu, nước biển dâng ngày càng diễn biến phức tạp, nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, đời sống nhân dân...

Chất lượng giáo dục còn có sự chênh lệch giữa các địa bàn, vẫn còn tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ. Năng lực của một bộ phận nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo. Trình độ chuyên môn của lực lượng lao động tuy được cải thiện, nhưng phần lớn có năng lực, tay nghề đáp ứng kỹ thuật giản đơn, tính chuyên nghiệp chưa cao. Một số chủ trương, chính sách về phát triển khoa học và công nghệ triển khai vào thực tế còn chậm như: Phát triển công nghệ cao, phát triển doanh nghiệp khoa học công nghệ....

Công tác bảo vệ môi trường tuy được quan tâm, song vẫn còn nhiều hạn chế. Thiếu nhân lực bác sĩ và các kỹ thuật viên chuyên ngành, nhất là lực lượng bác sĩ có trình độ chuyên sâu. Mặc dù tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế tăng hàng năm, nhưng công tác phát triển đối tượng tham gia bảo him y tế còn hạn chế; tình trạng quá tải và vượt dự toán chi khám chữa bệnh BHYT vẫn còn tồn tại.

Chất lượng các danh hiệu văn hóa còn thấp, đặc biệt là bình xét gia đình văn hóa. Tình trạng bạo lực gia đình tuy có giảm nhưng vẫn còn diễn ra. Các thiết chế văn hóa, thể thao ở địa bàn nông thôn còn thiếu và có nơi chưa phát huy hiệu quả, còn lãng phí cơ sở vật chất.

Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4 chưa được phổ biến do công tác tuyên truyền, vận động người dân sử dụng chưa hiệu quả. Tình hình tranh chấp, khiếu nại nhiều người có lúc, có nơi còn xảy ra; một số loại tội phạm, tệ nạn xã hội, thanh, thiếu niên vi phạm pháp luật vẫn còn ở mức cao ở một vài địa phương.

Nguyên nhân hạn chế

Biến đổi khí hậu, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi diễn biến ngày càng phức tạp, sạt lở bờ biển, nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền đã tác động xấu đến sản xuất, đời sống người dân. Một số giải pháp thực hiện mang tầm nhìn ngắn hạn, thiếu hệ thống, chưa tạo ra đột phá mới và bền vững cho tăng trưởng kinh tế của địa phương, nhất là các giải pháp về chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu sản xuất sản phẩm công nghiệp;

Tiến độ thực hiện và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công chưa được như kỳ vọng; huy động vốn đầu tư của các thành phần kinh tế chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển, phần lớn vẫn là ngân sách nhà nước; kêu gọi đầu tư, xây dựng các khu, cụm công nghiệp được quy hoạch còn diễn ra chậm.

Tác động chung từ các biến động bất ổn của kinh tế thế giới, xu hướng bảo hộ thương mại, sản xuất, các tiêu chuẩn từ các thị trường nhập khẩu đòi hỏi ngày càng cao hơn, đặt ra yêu cầu về truy xuất nguồn gốc sản phẩm,... trong khi doanh nghiệp, người dân chưa tiếp cận thông tin đầy đủ, kịp thời để điều chỉnh sản xuất và kinh doanh, chưa có kế hoạch thích ứng trong dài hạn.

Hợp đồng liên kết sản xuất, tiêu thụ chưa chặt chẽ, chưa tổ chức sản xuất tập trung và theo quy mô lớn. Sự chỉ đạo, điều hành ở một số ngành, địa phương thiếu kiên quyết và kịp thời, nhất là trên lĩnh vực bồi thường, giải phóng mặt bằng, xử lý ô nhiễm môi trường.

Sự quan tâm của các cấp, các ngành đối với nhiệm vụ phát triển khoa học và công nghệ chưa được đồng đều và đúng mức; thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục ở một số địa phương đơn vị chưa được tập trung; chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế, trình độ cán bộ, công chức, viên chức chưa đồng đều; tinh thần, trách nhiệm của một bộ phận công chức, viên chức chưa cao, kỷ cương hành chính có lúc chưa nghiêm.

Công tác tuyên truyền, tư vấn lựa chọn ngành nghề, phân luồng học sinh chưa thực sự hiệu quả; ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của một số doanh nghiệp, tổ chức và người dân chưa cao.

2. Bài học kinh nghiệm

Sự thống nhất cao trong việc lựa chọn, xác định đúng các nhiệm vụ trọng tâm trong Nghị quyết của Tỉnh ủy, của Hội đồng nhân dân tỉnh để qua đó xây dựng thành các chuyên đề, các đề án, dự án, có sự tập trung chỉ đạo thực hiện là nhân tố quan trọng hàng đầu cho mọi thắng lợi trong phát triển kinh tế - xã hội.

Coi trọng chất lượng, hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển. Tăng trưởng phải đi liền với nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Phát triển khoa học - công nghệ thực sự là động lực then chốt của quá trình phát triển nhanh và bền vững.

Định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp là tổ chức lại mô hình sản xuất theo phương châm “liên kết trong sản xuất và xã hội hóa nguồn lực đầu tư, tạo quy mô sản phẩm lớn, đồng nhất, giá trị gia tăng cao”; tập trung cải cách hành chính, tháo gỡ mọi rào cản trong việc giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và thủ tục đầu tư để thu hút mạnh mẽ nguồn lực đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; khắc phục những tồn tại, khó khăn của mô hình kinh tế hộ, hợp tác xã, tạo điều kiện cho xu thế phát triển nền nông nghiệp tập trung, quy mô.

Chú trọng phát triển công nghiệp, thương mại - dịch vụ gắn với chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp, là thị trường của sản phẩm nông nghiệp, hướng đến hình thành chuỗi giá trị toàn cầu cho sản phẩm chủ lực của tỉnh.

Công tác kiểm tra, giám sát theo chuyên đề, giám sát hoạt động của các cấp, các ngành phải được thực hiện thường xuyên, kịp thời giải quyết những khó khăn vướng mắc, những vấn đề phát sinh trong tình hình mới.

Phát triển kinh tế hài hòa với giải quyết các vấn đề xã hội, đảm bảo an sinh xã hội, môi trường, quốc phòng và an ninh. Phát triển kinh tế của tỉnh đồng thời đảm bảo tính liên kết vùng, nhất là các dự án trọng điểm có sức lan tỏa, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội cho cả vùng.

Phần II

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

I. DỰ BÁO TÌNH HÌNH

Dự báo bối cảnh quốc tế những năm tới, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế tiếp tục được đẩy mạnh tuy có gặp nhiều trở ngại, thách thức; sự điều chỉnh chính sách, quan hệ đối ngoại của các nước lớn trong khu vực và trên thế giới diễn biến khó lường. Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo ngày càng trở thành nhân tố quyết định đối với năng lực cạnh tranh của mỗi quốc gia. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn biến rất nhanh, tác động sâu rộng, đa chiều đến chính tr, kinh tế, xã hội toàn cầu. Kinh tế số sẽ làm thay đổi phương thức quản lý nhà nước, mô hình sản xuất kinh doanh, tiêu dùng và đời sống văn hóa xã hội; chuyn dịch sang năng lượng tái tạo, năng lượng xanh sẽ là xu thế rõ nét hơn trong thời kỳ tới. Phát triển bền vững trở thành xu thế bao trùm trên thế giới. Theo đó, xu thế phát triển các đô thị thông minh, đô thị xanh ngày càng gia tăng. Khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nhất là ASEAN, Trung Quốc và Ấn Độ có vai trò ngày càng lớn trong nền kinh tế toàn cầu; cạnh tranh giữa các nước trong việc trở thành các trung tâm mạnh ngày càng lớn.

Tình hình trong nước, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp và xã hội tăng lên. Chất lượng tăng trưởng kinh tế từng bước được cải thiện, cơ cấu kinh tế bước đầu dịch chuyển sang chiều sâu, hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào cho nền kinh tế được cải thiện đáng kể. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn. Khu vực tư nhân ngày càng có sự đóng góp lớn hơn vào nền kinh tế. Tầng lp trung lưu gia tăng nhanh; đời sống mọi mặt của người dân không ngừng được cải thiện. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế có xu hướng chững lại, nguy cơ tụt hậu và rơi vào bẫy thu nhập trung bình của nền kinh tế còn cao. Năng lực tiếp cận nền kinh tế số còn hạn chế. Quá trình đô thị hóa tiếp tục diễn ra nhanh, tạo sức ép lớn về nhu cầu xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị, việc làm, nhà ở, dịch vụ y tế, giáo dục và xử lý ô nhiễm môi trường đô thị. Biến đổi khí hậu diễn biến ngày càng nhanh, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và cuộc sống người dân.

Đối với Kiên Giang, là tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển, vị trí thuận lợi về giao lưu kinh tế và hội nhập; tiếp tục có khả năng thu hút vốn đầu tư lớn, thu hút khách trong và ngoài nước đến tham quan du lịch, nhiều cơ hội tiếp nhận chuyển giao công nghệ, xuất khẩu các sản phẩm hàng hóa có thế mạnh khi hội nhập, song ngoài những tác động, khó khăn chung của cả nước, tỉnh cũng chịu tác động cạnh tranh trực tiếp và mạnh mẽ của hàng hóa nước ngoài khi tham gia WTO, của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Mặt khác, tỉnh cũng sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề thách thức lớn như biến đổi khí hậu, nước biển dâng, ô nhiễm môi trường v.v ... ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân.

II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU KẾ HOẠCH 5 NĂM 2021 - 2025

1. Quan điểm phát triển:

Tăng cường xây dựng và củng cnền kinh tế của tỉnh ngày càng chủ động trong hội nhập quốc tế để theo sát các mục tiêu phát triển bền vững. Phát huy tối đa vai trò của nhân tố con người với vai trò chủ thể, là nguồn lực và là mục tiêu của phát triển bền vững; đáp ứng ngày càng đầy đủ hơn nhu cầu vật chất và tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân.

Kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội và bảo vệ tài nguyên, môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội trong địa bàn tỉnh, góp phần gìn giữ an ninh trật tự cả nước và bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền quốc gia.

Tăng cường liên kết, hợp tác với các tỉnh, thành phố trong vùng để tối ưu hóa việc phân bổ nguồn lực trong xây dựng, khai thác hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường.

Tạo điều kiện để mọi người và mọi cộng đồng trong xã hội có cơ hội bình đẳng để phát triển, được tiếp cận những nguồn lực chung và được tham gia, đóng góp và hưởng lợi, tạo ra những nền tảng vật chất, tri thức và văn hóa tốt và phát triển bền vững.

Khoa học và công nghệ là nền tảng, là động lực cho phát triển bền vững các lĩnh vực kinh tế - xã hội trong tỉnh. Công nghệ hiện đại, sạch và thân thiện với môi trường cần được ưu tiên sử dụng rộng rãi trong các ngành sản xuất.

2. Mục tiêu tổng quát:

Huy động tối đa mọi nguồn lực, khai thác tốt các tiềm năng thế mạnh của tỉnh; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển mạnh kinh tế biển, du lịch, dịch vụ, thương mại và công nghiệp; xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội từng bước đồng bộ, phát triển nhanh và bền vững; tận dụng thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Phát triển văn hóa - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Chủ động ứng phó, thích ứng với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường. Tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới, biển đảo. Xây dựng Kiên Giang trở thành tỉnh phát triển năng động, toàn diện, đạt trình độ phát triển khá trong cả nước.

3. Các phương án tăng trưởng kinh tế

a) Dự kiến các phương án

Trên cơ sở ước kết quả thực hiện Kế hoạch 5 năm 2016 - 2020, những nhân tố có khả năng tác động, định hướng phát triển chung và tình hình, yêu cầu của tỉnh dự kiến 02 phương án tăng trưởng kinh tế cho 5 năm 2021 - 2025 như sau:

Phương án 1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng 7,24%/năm, trong đó, khu vực nông nghiệp tăng 1,17%/ năm, khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 7,72/năm (công nghiệp tăng 7,91%/năm), khu vực thương mại - dịch vụ tăng 9,97/năm.

Phương án 2: Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng 7,45%/năm, trong đó, khu vực nông nghiệp tăng 1,14%/ năm, khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 8,05/năm (công nghiệp tăng 8,42%/năm), khu vực thương mại - dịch vụ tăng 10,27%/năm.

Qua phân tích, đánh giá tình hình của địa phương, dự báo những thuận lợi và khó khăn trong thời gian tới, mục tiêu tổng quát đề ra và tình hình thực tế, nguồn lực có thể huy động của địa phương, đề xuất chọn Phương án 1 làm phương án chọn cho kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 của tỉnh. Phương án 2 là phương án phấn đấu. (Phụ lục III, IV)

b) Một schỉ tiêu định hướng phát triển chủ yếu (Phương án 1)

Về kinh tế: (1) Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân hàng năm giai đoạn 2021 - 2025 đạt 7,24%/năm; (2) GRDP bình quân đầu người (giá thực tế) đến năm 2025 đạt khoảng 86 triệu (tương đương 3.485 USD); (3) Cơ cấu kinh tế theo giá thực tế đến 2025 là Nông, lâm, thủy sản 25,2%; Công nghiệp - xây dựng 19,8%; Dịch vụ 49,4%; (4). Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản (giá so sánh 2010) tăng bình quân 1,76/năm; (5). Giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 2010) tăng bình quân 8%/năm; (6) Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng bình quân hàng năm 10%; (7) Tổng vốn huy động đầu tư phát triển toàn xã hội đạt 267.179 tỷ đồng; (8). Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 17.000 tỷ đồng.

Về Văn hóa - xã hội: (1) Đến năm 2025, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 52,5%; (2) Cuối năm 2025, giảm tỷ lệ hộ nghèo đa chiều còn dưới 3%; (3) Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đến năm 2025 đạt 90,26%; (4) Phấn đấu đến năm 2025 có 100/117 xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Về bảo vệ môi trường: (1) Đến năm 2025, tỷ lệ dân cư nông thôn sử dụng nước sạch là 65%; (2). Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn 95%; Tỷ lệ chất thải y tế được xử lý đạt chuẩn, quy chuẩn quốc gia 100%.

III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH, LĨNH VỰC CHỦ YẾU

1. Phát triển kinh tế nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng áp dụng các quy trình sản xuất an toàn và bền vững. Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn theo hướng thâm canh, chuyên canh, ứng dụng công nghệ sinh học, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất, chuyển đổi giống cây trồng vật nuôi chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường và tăng thu nhập trên đơn vị diện tích canh tác. Ưu tiên tăng sản xuất rau an toàn, cây ăn quả, hoa cây cảnh, nhằm nâng cao hiệu quả canh tác. Đẩy mạnh chuyển đổi mô hình chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán ở hộ sang mô hình chăn nuôi tập trung; đa dạng hóa vật nuôi gắn với nhu cầu của thị trường. Chuyển đổi dần diện tích trồng lúa sang các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao gắn với hình thành các cánh đồng lớn kết hợp xây dựng chuỗi giá trị ngành hàng gạo và sản phẩm chế biến sau gạo trên cơ sở ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, gia tăng tỷ lệ sử dụng giống chất lượng cao.

Tập trung đẩy mạnh tái cơ cấu ngành thủy sản, đảm bảo cơ cấu phù hợp ổn định giữa khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản; giảm áp lực khai thác ven bờ, nâng cao hiệu quả khai thác xa bờ gắn với bảo vệ nguồn lợi thủy sản và chủ quyền lãnh thổ. Phát triển bền vững các vùng sản xuất nông thủy sản quy mô tập trung sản xuất theo chuỗi giá trị của từng loại sản phẩm, từng bước tiến hành tiêu chuẩn hóa hệ thống nuôi trồng gắn với truy suất nguồn gốc, từng bước đưa sản phẩm nông nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Rà soát diện tích nuôi trồng thủy sản, khuyến khích nuôi công nghiệp trên cả diện rộng và quy mô nhỏ, áp dụng thâm canh, công nghệ cao, thực hành nuôi tốt (GAP) theo quy chuẩn.

Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp để tạo ra thực phẩm sạch, thực phẩm an toàn; các mô hình sản xuất theo hướng liên kết chặt chẽ kinh tế hộ với doanh nghiệp, với thị trường. Tạo môi trường thuận lợi để hình thành và phát triển mạnh các loại hình doanh nghiệp nông thôn, nhất là trong lĩnh vực chế biến nông, lâm, thủy sản, sử dụng nguyên liệu và thu hút nhiều lao động tại chỗ, các doanh nghiệp dịch vụ vật tư, tiêu thụ nông, lâm, thủy sản. Quy hoạch và đầu tư xây dựng khu nông nghiệp công nghệ cao để xây dựng các mô hình trình diễn, thực hiện các đề tài nghiên cứu, thu hút các nhà khoa học, doanh nghiệp đầu tư chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật nông nghiệp công nghệ cao phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.

Khuyến khích tổ chức sản xuất khép kín, liên kết giữa các khâu trong chuỗi giá trị để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa. Gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ nông sản trên cơ sở phát triển mạnh các hình thức hợp tác, liên kết giữa hộ gia đình với các tổ chức tín dụng, tổ chức khoa học, công nghệ và doanh nghiệp. Xây dựng, tổng kết, nhân rộng các mô hình sản xuất nông, lâm, thủy sản có hiệu quả.

Phấn đấu đến năm 2025, giá trị sản xuất toàn ngành nông, lâm, thủy sản đạt 1,76% (theo giá 2010)[52]; có 100/117 xã đạt nông thôn mới, trong đó có 30 xã đạt chuẩn nâng cao; 15 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mới; có khoảng 7-9 huyện đạt các tiêu chí huyện nông thôn mới; tỷ lệ dân cư nông thôn sử dụng nước sạch là 65%; tỷ lệ che phủ rừng đạt 11%.

2. Phát triển công nghiệp xây dựng

Tập trung đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế như: vật liệu xây dựng, chế biến nông thủy sản công nghệ cao, giày da, điện tử, công nghiệp phụ trợ... theo hướng hợp lý, giữ vai trò đầu tàu phát triển kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đảm bảo định hướng tăng trưởng xanh. Nâng cao giá trị sản phẩm công nghiệp trên cơ sở cơ giới hóa, tự động hóa, ứng dụng thành quả cách mạng công nghệ 4.0 trong quá trình thực hiện tái cơ cấu công nghiệp. Khuyến khích các hoạt động đầu tư đổi mới công nghệ, nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng, áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế, nâng cao trình độ lao động, xây dựng và phát triển thương hiệu, nhãn hiệu ... trong toàn ngành công nghiệp, đặc biệt là khối các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tập trung đầu tư xây dựng hoàn chỉnh hạ tầng khu, cụm công nghiệp để có quỹ đất công nghiệp thu hút đầu tư[53]; đồng thời có kế hoạch, tiến độ di dời các cơ sở gây ô nhiễm trong khu dân cư vào cụm công nghiệp.

Đẩy mạnh công tác xúc tiến mời gọi đầu tư đa dạng hóa các ngành, lĩnh vực sản xuất; công nghiệp cơ khí tự động hóa, công nghiệp hỗ trợ, sản xuất vật liệu xây dựng... Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư, mở rộng thị trường; tăng cường công tác dự báo thị trường và cung cấp cho doanh nghiệp những thông tin về các rào cản kỹ thuật, những quy định về quản lý hàng hóa xuất, nhập khẩu của các nước, nhất là các nước là thành viên các hiệp định thương mại tự do đã và đang ký kết.

Thực hiện tốt công tác rà soát quy hoạch xây dựng đô thị và quản lý phát triển đô thị theo quy hoạch; đẩy mạnh chỉnh trang đô thị, hoàn chỉnh hạ tầng các khu dân cư tập trung (bao gồm các cụm tuyến dân cư vượt lũ), các khu đô thị mới phải có hệ thống hạ tầng kỹ thuật hiện đại hoàn chỉnh, góp phần thúc đẩy phát triển thương mại - dịch vụ; phát triển các khu đô thị thông minh. Xây dựng và phát triển ổn định thị trường bất động sản, tập trung phát triển nhà ở, đất ở cho người thu nhập thấp, phát triển nhà ở xã hội, nhất là đảm bảo nhà ở cho công nhân tại các khu, cụm công nghiệp tập trung.

Phấn đấu đến năm 2025, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân 8%; tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt 99,8%.

3. Phát triển lĩnh vực thương mại - dịch vụ, du lịch

a) Thương mại - dịch vụ

Phát triển thương mại theo hướng bền vững, văn minh và hiện đại. Hoàn chỉnh hệ thống thương mại khu vực đô thị gắn với phát triển đồng bộ hệ thống chợ dân sinh tại khu vực nông thôn và các chợ đầu mối; khuyến khích phát triển các loại hình bán lẻ hiện đại như: Trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm, siêu thị tổng hợp và siêu thị chuyên doanh; từng bước phát triển mạng lưới cửa hàng tiện lợi trong các khu dân cư, với giá cả phù hợp, chất lượng bảo đảm và tiện lợi cho tiêu dùng của dân cư. Đa dạng các phương thức kinh doanh thương mại, dịch vụ logistics ở những nơi có điều kiện như: Hà Tiên, Phú Quốc, Kiên Lương và Rạch Giá, chú trọng phát triển thương mại điện tử đối với sản phẩm đặc trưng của tỉnh, khuyến khích người tiêu dùng mua bán trực tuyến, đảm bảo an toàn thông tin trong giao dịch thương mại điện tử. Tạo điều kiện để các doanh nghiệp phát triển hệ thống phân phối đồng bộ và phù hợp tiến đến phát triển hệ thống thương mại theo chuỗi giá trị, phân phối trực tiếp hàng nông sản vào các hệ thống bán lẻ chuyên nghiệp, hiện đại (Saigon Co.op, Bách Hóa Xanh, VinMart,...). Phát triển mối liên kết trực tiếp, ổn định và lâu dài giữa các doanh nghiệp thương mại nội địa và xuất nhập khẩu với cơ sở công nghiệp chế biến, hợp tác xã thương mại và dịch vụ, với hộ nông dân, trang trại nuôi, trồng nông - lâm - thủy sản.

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường nước ngoài tiềm năng, ổn đnh tăng trưởng xuất khẩu và đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu (nông thủy sản, hàng tiêu dùng) theo hướng tăng giá trị và hàm lượng công nghệ. Tập trung phát triển thị trường cho các sản phẩm có sức cạnh tranh lớn, có giá trị gia tăng cao hoặc các nhóm sản phẩm có tỷ trọng kim ngạch lớn. Khuyến khích nhập khẩu các máy móc thiết bị công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ nguồn trên cơ sở khai thác lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do với các nước có nền công nghiệp phát triển.

Đẩy mạnh hoạt động thương mại khu vực biên giới cửa khẩu quốc tế Hà Tiên, cửa khẩu quốc gia Giang Thành; gắn kết với Phú Quốc, các trung tâm đô thị Kiên Lương và Rạch Giá để hình thành các cực tăng trưởng năng động của tỉnh, làm hạt nhân lan tỏa sang các khu vực lân cận.

Phấn đấu đến năm 2025, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng bình quân 10%/năm), kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 1.090 triệu USD; kim ngạch nhập khẩu 130 triệu USD.

b) Phát triển du lịch

Phát triển du lịch theo hướng nâng cao chất lượng, tăng trưởng xanh, bền vững, ứng dụng công nghệ kỹ thuật cao, tiên tiến, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá và xúc tiến đầu tư du lịch, nghiên cứu các chính sách ưu đãi đầu tư, tạo môi trường đầu tư kinh doanh du lịch thuận lợi, thông thoáng để kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư. Tập trung huy động nguồn vốn đầu tư kết cấu hạ tầng đồng bộ, từng bước hiện đại cho 04 vùng du lịch trọng điểm của tỉnh. Tăng cường liên kết hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh, thành trong và ngoài nước trong việc đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch; kết hợp có hiệu quả mô hình du lịch nông nghiệp, du lịch sinh thái, du lịch biển đảo nhằm từng bước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, chủ lực, đóng góp lớn cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Chú trọng đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch; Chú trọng đến lĩnh vực môi trường, quan tâm đến công tác tuyên truyền, thu gom và xử lý chất thải và nước thải sinh hoạt để tạo môi trường xanh - sạch - đẹp nhằm hấp dẫn khách đến tham quan du lịch.

Phấn đấu đến năm 2025, tổng lượt khách đến trên địa bàn đạt trên 14,9 triệu khách, trong đó khách quốc tế trên 1,2 triệu lượt.

c) Về thu, chi ngân sách

Thực hiện nghiêm luật NSNN, tăng cường kỷ luật tài chính - NSNN ở các cấp, các ngành. Quản lý chặt chẽ các khoản chi từ NSNN, tiết kiệm triệt để, chống lãng phí, tăng nguồn thu sự nghiệp, không ban hành các chính sách, chế độ, chương trình, đề án khi không cân đối được nguồn vốn; kiểm soát chặt chẽ việc ứng trước dự toán, chi chuyển nguồn, chi từ nguồn dự phòng NSNN; giảm các quỹ tài chính ngoài ngân sách nhà nước để tập trung nguồn lực cho phát triển. Tăng cường quản lý, sử dụng, khai thác có hiệu quả tài sản công ở cấp địa phương.

Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư phát triển thông qua việc đôn đốc các chủ đầu tư khẩn trương hoàn thiện hồ sơ thanh toán các dự án phải thu hồi ứng trước; các dự án phải thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản; các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện và các Ban Quản lý dự án, chủ đầu tư theo dõi chặt chẽ tình hình giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công của từng dự án, kịp thời đề xuất điều chỉnh cho phù hợp; chủ động tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, bảo đảm tiến độ thi công công trình.

Phấn đấu tổng thu ngân sách trên địa bàn giai đoạn 2021-2025 dự kiến là 73.645 tỷ đồng; tỷ lệ thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt khoảng 11,55% so với GRDP. Trong đó, thu nội địa là 72.810 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 98,87% trong tổng thu. Tổng chi giai đoạn 2021-2025 dự kiến 83.913,232 tỷ đồng. Trong đó, chi đầu tư phát triển 23.781,251 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 28,34% trong tổng chi ngân sách địa phương; chi thường xuyên 57.851,2 tỷ đồng; chiếm tỷ trọng 68,94% trong tổng chi ngân sách địa phương.

d) Tín dụng, ngân hàng

Triển khai thực hiện tốt mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ, kiểm soát lạm phát ở mức phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ, hỗ trợ ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước. Đẩy mạnh phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, tối ưu hóa mạng lưới ATM và POS. Tăng số lượng doanh nghiệp và người dân tiếp cận với các dịch vụ tài chính, ngân hàng cho các tổ chức tín dụng cung ứng. Tập trung phát triển các loại hình dịch vụ phù hợp phục vụ các nhóm dân cư chưa hoặc ít được tiếp cận với dịch vụ ngân hàng truyền thống ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

Phấn đấu đến năm 2025, vốn huy động tại địa phương tăng bình quân 6%/năm; dư nợ cho vay tăng bình quân 12,5%/năm[54]; tỷ lệ nợ xấu so với dư nợ tín dụng hằng năm không quá 3%.

đ) Thông tin và truyền thông

Đẩy mạnh phát triển hạ tầng viễn thông là hạ tầng thông tin liên lạc quan trọng, đồng thời là hạ tầng của kinh tế số, hạ tầng của cách mạng công nghiệp 4.0, hạ tầng kết nối vạn vật. Phát triển bưu chính, viễn thông đi đôi với đảm bảo an ninh - quốc phòng, an toàn thông tin, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển bền vững. Đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử, khuyến khích các doanh nghiệp, đơn vị tiếp tục đẩy mạnh các dịch vụ trực tuyến, phát triển các sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh tế dựa trên nền tảng công nghệ số. Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động báo chí phù hợp với xu thế phát triển mới, đáp ứng yêu cầu tuyên truyền, giáo dục tư tưởng, định hướng dư luận xã hội và nhu cầu của nhân dân trong giai đoạn hiện nay. Ứng dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng được nhu cầu của tổ chức, công dân trên địa bàn tỉnh và các tỉnh.

4. Tập trung đầu tư xây dựng đồng bộ, từng bước hoàn chỉnh hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển đô thị

Tập trung các nguồn vốn cho đầu tư xây dựng hoàn thiện, đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, chú trọng vào các dự án trọng tâm, trọng điểm theo quy hoạch của tỉnh với các hình thức đầu tư phù hợp. Thực hiện đầy đủ, đúng quy định các cơ chế, chính sách của Trung ương để đầu tư các dự án có vốn đầu tư quy mô lớn và những ngành, lĩnh vực mà tỉnh khuyến khích đầu tư.

Về giao thông vận tải: Phát triển mạng lưới giao thông của tỉnh kết nối với mạng lưới giao thông quốc gia đảm bảo liên thông, nâng cấp mở rộng các tuyến quốc lộ, xây dựng các tuyến đường bộ nối liền từ tỉnh xuống huyện và từ huyện về xã; các tuyến đường dọc biên giới, đường giao thông ven biển...Phát triển hệ thống cảng, bến bãi giao thông đảm bảo cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Đường bộ: Đầu tư hoàn chỉnh các công trình giao thông trọng điểm liên kết vùng. Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và các bộ, ngành Trung ương đầu tư nâng cấp, xây mới hệ thống đường quốc lộ, bao gồm các tuyến: Đường hành lang ven biển giai đoạn 2 (Rạch Giá - Hà Tiên); đường Hồ Chí Minh (đoạn Lộ Tẻ - Rạch Sỏi), Rạch Sỏi - Cà Mau; tuyến tránh Thứ Bảy; nâng cấp mở rộng Quốc lộ 61, tuyến N1, 63, 80. Đầu tư cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới hệ thống đường tỉnh, đường huyện, tập trung xây dựng các dự án liên kết vùng như: Đường tỉnh ĐT.970, ĐT.963, ĐT 963B, ĐT.962, ĐT.967, ĐT.969B; ĐT.964.... hoàn chỉnh hệ thống giao thông trên đảo Phú Quốc, các xã đảo Kiên Hải, Kiên Lương, thành phố Hà Tiên. Tiếp tục thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, hoàn thành 100% chỉ tiêu về giao thông đạt tiêu chuẩn nông thôn mới với quy mô đường loại B, cầu tải trọng tối thiểu 5 tấn, để đạt tiêu chí số 02 về giao thông[55].

Về lĩnh vực hàng không: Tiếp tục phát triển các đường bay từ Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc đến các nước khu vực Đông Nam Á như: Bangkok hoặc Phuket (Thái Lan), Kuala Lumpur (Malaysia), Singapore, Lào, Campuchia; đến các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga, Đức, Úc, Pháp, Anh và Ấn Độ cũng như các thị trường tiềm năng khác...Tiếp tục đầu tư nâng cấp, mở rộng Cảng hàng không Rạch Giá; Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc tập trung đầu tư đường hạ cất cánh số 2 và nhà ga hành khách T2[56].

Về đường thủy nội địa, hàng hải: Xây dựng bến thủy Xẻo Nhàu quy mô cảng tổng hợp[57]. Tập trung xây dựng hoàn thành Cảng Hành khách Quốc tế Phú Quốc; nâng cấp, mở rộng cảng Bãi Vòng; xây dựng Cảng tổng hợp tại Mũi Đất Đỏ và cảng Vịnh Đầm - Phú Quốc và nâng cấp mở rộng cảng Rạch Giá; xây dựng cảng Hòn Chông.

Về phát triển vận tải: Đáp ứng nhu cầu vận tải với chất lượng ngày càng cao, giá cả hợp lý đảm bảo an toàn, tiện lợi; ưu tiên phát triển vận tải công cộng bằng xe buýt, taxi. Phấn đấu đến năm 2025, tổng sản lượng vận tải toàn ngành khoảng 9,5 tỷ tấn.km hàng hóa (tương đương với 66 triệu tn hàng hóa); 27,6 tỷ hành khách.km (tương đương 460 triệu lượt hành khách).

Thủy lợi: Đầu tư và hoàn thiện các kênh trục dẫn nước, thoát lũ vùng Tứ giác Long Xuyên và Tây Sông Hậu, cải tạo hệ thống trạm bơm điện kết hợp với kiên cố hóa kênh mương nội đồng bảo đảm phục vụ sản xuất và thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu của tỉnh và vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nâng cấp các tuyến đê bao, kè chống sạt lở ven biển Tây bảo vệ dân cư trên địa bàn tỉnh.

Hạ tầng cung cấp điện: Phát triển hệ thống cấp điện trên cơ sở các quy hoạch phát triển điện lực cấp quốc gia; Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2020-2030 có xét đến năm 2035; Thúc đẩy đầu tư khai thác điện gió, điện khí, điện mặt trời,... và năng lượng tái tạo khác. Ưu tiên đầu tư phát triển năng lượng tái tạo trên các đảo phục vụ sản xuất, sinh hoạt, bảo đảm quốc phòng an ninh. Nghiên cứu xây dựng nhà máy phát điện độc lập cho Phú Quốc và Thổ Châu khi có điều kiện, nhằm đảm bảo và chia snguồn cung năng lượng cho khu vực và đảm bảo quốc phòng an ninh, an ninh năng lượng.

Phát triển đô thị: Đẩy mạnh thực hiện các quy hoạch, kế hoạch phát triển các khu đô thị ven biển; xây dựng và nhân rộng các đô thị thông minh. Phấn đấu đến năm 2025 toàn tỉnh có 23 đô thị, trong đó: 02 đô thị loại I (Rạch Giá và Phú Quốc), 01 đô thị loại II (Hà Tiên), 01 đô thị loại III, 05 đô thị loại IV và 14 đô thị loại V, tỷ lệ đô thị hóa là 41,45%. Xây dựng đảo Phú Quốc trở thành thành phố du lịch biển-đảo tầm cỡ quốc gia và khu vực. Xây dựng thành phố Rạch Giá là một trong 4 đô thị của vùng kinh tế trọng điểm thuộc vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Xây dựng thành phố Hà Tiên trở thành đô thị kinh tế cửa khẩu quốc tế, trung tâm văn hóa - du lịch lớn của tỉnh và khu vực. Xây dựng huyện Kiên Lương là đô thị công nghiệp có quy mô lớn và hiện đại; trung tâm du lịch cấp tỉnh. Phấn đấu tỷ lệ dân cư thành thị sử dụng nước sạch là 90%, tỷ lệ dân cư nông thôn sử dụng nước sạch là 95%; tỷ lệ chất thải rắn ở đô thị được thu gom là 100%.

Hạ tầng viễn thông: Xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin viễn thông theo hướng hiện đại, có dung lượng lớn. Mở rộng vùng phủ sóng của các mạng viễn thông di động 4G, 5G và phát triển các mạng thế hệ tiếp sau đảm bảo nhiệm vụ hạ tầng hiện đại để tham gia vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Bảo đảm an toàn, an ninh thông tin cho các hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.

5. Huy động nguồn vốn đầu tư

Tích cực thực hiện tái cơ cấu đầu tư công; huy động tối đa nguồn vốn ngân sách cho đầu tư phát triển theo luật đầu tư công; có cơ chế chính sách hỗ trợ để khuyến khích, thu hút, khai thác nguồn vốn xã hội hóa để đầu tư vào các công trình thiết yếu, quan trọng theo hình thức đối tác công tư (PPP) và từ các nguồn vốn doanh nghiệp, nhân dân. Quản lý chặt chẽ việc phê duyệt dự án, tránh đầu tư tràn lan, không hiệu quả, tránh hiện tượng "quy hoạch treo", "dự án treo" gây lãng phí tài nguyên... Tối ưu hóa sử dụng nguồn lực đất đai, thúc đẩy các dự án đầu tư theo hình thức PPP trong các lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật, giao thông...

Tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển trên địa bàn trong 5 năm 2021 - 2025 khoảng 267.129 tỷ đồng, chiếm 38,8% GRDP của Tỉnh. Trong đó, vốn đầu tư công khoảng 25.716 tỷ đồng, chiếm 9,63% tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn, được đầu tư cho các công trình, dự án đầu tư trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021 - 2025.

Thu hút nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế; tạo điều kiện để các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào các lĩnh vực phù hợp quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là mạng lưới giao thông, công trình thủy lợi thích ứng với biến đổi khí hậu, hạ tầng phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp, phát triển đô thị, cấp điện, viễn thông, xử lý các vấn đề môi trường. Tăng cường quản lý vốn, xây dựng kế hoạch sử dụng vốn hiệu quả, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.

Phân bổ và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư công (bao gồm cả vốn ngân sách tỉnh, vốn ODA, vốn vay ưu đãi, các nguồn hỗ trợ từ Trung ương và nguồn khác). Ưu tiên tập trung để thực hiện các dự án trọng điểm theo danh mục đã được xác định và thực hiện theo đúng quy định. Các lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư là giao thông, nông nghiệp, nông thôn, phát triển du lịch, công nghiệp, thương mại, hạ tầng khu, cụm công nghiệp, kinh tế biên giới, phát triển nguồn nhân lực... Tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông trọng điểm; đầu tư hạ tầng nông nghiệp, nông thôn thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; đầu tư các công trình phúc lợi xã hội; hỗ trợ đầu tư hạ tầng du lịch...

6. Tạo môi trường thuận lợi phát triển các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp, đẩy mạnh liên kết vùng và hội nhập quốc tế

Thu hút đầu tư: Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính để tạo môi trường thuận lợi thu hút các nguồn lực theo hướng đơn giản hóa, giảm thủ tục hành chính; giảm chi phí thực thi thủ tục hành chính bằng việc thực hiện tốt cơ chế một cửa và một cửa liên thông. Thực hiện công khai hóa các thủ tục hành chính để nhà đầu tư dễ dàng tiếp cận thông tin. Tập trung rà soát loại bỏ những thủ tục, quy định đang làm phức tạp, khó khăn, cản trở đối với yêu cầu và đòi hỏi của việc tăng cường thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư. Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư trong triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh thuận lợi, có hiệu quả; tăng cường giải quyết kịp thời các vướng mắc, những kiến nghị của các doanh nghiệp, nhà đầu tư. Nâng cao năng lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với FDI sau cấp phép, đối với các dự án đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư nhưng triển khai chậm tiến độ sẽ rà soát đôn đốc triển khai, trường hợp gặp khó khăn vướng mắc sẽ phối hợp với các cơ quan có liên quan tập trung giải quyết, giúp nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ triển khai.

Phát triển doanh nghiệp, kinh tế hợp tác: Tạo điu kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển thông qua áp dụng đầy đủ các chính sách theo quy định của pháp luật, đào tạo nguồn nhân lực, cập nhật kiến thức về thương mại quốc tế, cung cấp thông tin thị trường,... Khuyến khích các doanh nghiệp khởi nghiệp, hỗ trợ phát triển ý tưởng khởi nghiệp; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đổi mới thiết bị, công nghệ, xây dựng thương hiệu, gia tăng tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường; xây dựng cộng đồng doanh nghiệp tỉnh phát triển vững mạnh[58].

Phát triển kinh tế hợp tác, nòng cốt là hợp tác xã theo hướng đa dịch vụ. Tập trung củng cố, kiện toàn các hợp tác xã đủ mạnh để thực hiện tốt vai trò tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị ngành hàng, thực hiện liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, thay đổi quy trình canh tác theo hướng giảm giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm, truy xuất nguồn gốc, đa dạng hóa sản phẩm...

Hợp tác, liên kết và mở rộng thị trường: Xây dựng và thực hiện các cơ chế phối hợp, hợp tác giữa các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL với các tỉnh thành trong cả nước, tạo điều kiện mở rộng thị trường, liên kết trong sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Đẩy mạnh hợp tác với các địa phương trong nước và quốc tế, thu hút những lĩnh vực có yêu cầu trình độ, công nghệ cao. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xúc tiến thương mại - đầu tư, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. Trong đó, chú trọng các giải pháp hỗ trợ cụ thể về đầu ra sản phẩm theo hướng mở rộng thị trường xuất khẩu, phát triển thị trường mới để hạn chế rủi ro, bất cập trong sản xuất, bảo đảm cho sản xuất phát triển ổn định và hiệu quả.

7. Phát triển các lĩnh vực văn hóa - xã hội

a) Giáo dục đào tạo, dạy nghề

Phát triển giáo dục - đào tạo theo hướng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo. Đẩy mạnh công tác tư vấn, hướng nghiệp trong nhà trường đảm bảo cung cấp thông tin chính xác và đầy đủ tới học sinh. Đồng thời tăng cường mối quan hệ giữa dạy nghề với thị trường lao động, giữa các cơ sở dạy nghề và các doanh nghiệp, chú trọng đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị trường học các cấp phục vụ dạy và học đạt chuẩn quốc gia. Đồng thời đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học. Tăng cường công tác khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục. Duy trì và củng cố thành quả phổ cập giáo dục trung học cơ sở, đẩy mạnh công tác hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau trung học cơ sở. Đẩy mạnh xã hội hóa và tăng cường tự chủ trong các cơ sở giáo dục và đào tạo; tích cực huy động các nguồn lực thông qua xã hội hóa vào sự nghiệp giáo dục. Đẩy mạnh phong trào toàn dân vì sự nghiệp giáo dục đào tạo. Phấn đấu thực hiện đến năm 2025: tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đi học mẫu giáo là 80%, tiểu học là 98%, trung học cơ sở là 94% và trung học phổ thông là 75%.

b) Y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình và chăm sóc sức khỏe sinh sản để nâng cao chất lượng dân số, tăng cường phát triển thể chất con người đạt được các chỉ số về tầm vóc, thể lực và tuổi thọ. Duy trì mức sinh hợp lý theo quy mô gia đình ít con (có 01 hoặc 02 con), phấn đấu đến năm 2025, dân số đạt 1.755.828 người.

Phát triển sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân theo hướng dự phòng tích cực; bảo đảm mọi người dân đều được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, có điều kiện tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế chất lượng cao; giảm tỷ lệ mắc bệnh, không để dịch bệnh nguy hiểm xảy ra. Phát triển mạng lưới khám, chữa bệnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả các dịch vụ y tế; từng bước phát triển hệ thống khám chữa bệnh ngoài công lập phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương. Đẩy mnh phát triển nguồn nhân lực y tế cả về số lượng và chất lượng nhằm từng bước khắc phục khó khăn về nhân lực cho các đơn vị y tế tuyến cơ sở và các chuyên khoa đặc thù. Ban hành các chính sách ưu đãi đặc biệt nhằm thu hút và giữ chân nhân lực y tế có trình độ chuyên môn cao, chuyên sâu yên tâm công tác lâu dài tại địa phương. Nâng cao năng lực quản lý thực hiện chính sách y tế, cải cách hành chính trong việc cung ứng các dịch vụ y tế. Thực hiện xã hội hóa công tác y tế nhằm huy động mọi nguồn lực cho hoạt động chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Phấn đấu đến năm 2025: có 10,31 bác sĩ và 33,49 giường bệnh trên 1 vạn dân; Tỷ ldân số tham gia bảo hiểm y tế đạt trên 90,26%; Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng (cân nặng/tuổi) là 11,5%; tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ đạt trên 95%; tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y tế đạt trên 90%; tỷ lệ trạm y tế có bác sỹ hoạt động đạt trên 90%.

c) Lao động và việc làm, giảm nghèo

Tiếp tục duy trì các hình thức hỗ trợ tạo việc làm, các hình thức đào tạo, hướng nghiệp cho công dân trong độ tuổi lao động, hướng nghiệp cho học sinh sinh viên; tiếp tục duy trì các hội chợ, phiên giao dịch việc làm trên địa bàn toàn tỉnh với sự tham gia của các cơ quan quản lý nhà nước và đặc biệt là các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng lao động. Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững và toàn diện, nâng mức sống của người dân, nhất là đối với vùng nông thôn, biên giới, hải đảo. Hỗ trợ lao động nghèo học nghề và giải quyết việc làm sau đào tạo, chú trọng công tác đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.

Phấn đấu đến năm 2025: Giảm tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn mới) dưới 3%/năm, hàng năm tạo việc làm cho trên 35.000 lao động; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75%, trong đó, tỷ lệ qua đào tạo nghề có bằng cấp, chứng chỉ đạt 52,5%; Tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội đạt 20,71%; tỷ lệ tham gia bảo hiểm thất nghiệp 15,22%.

d) An sinh xã hội

Nâng cao chất lượng hoạt động phong trào đền ơn đáp nghĩa, vận động các tầng lp nhân dân tham gia chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ và người có công. Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội trong việc trợ giúp cho các đối tượng bảo trợ xã hội tại cộng đồng, bảo đảm ổn định cuộc sống cho các đối tượng xã hội. Thực hiện có hiệu quả công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em, đặc biệt là các trẻ em nghèo, trẻ em vùng khó khăn ít có điều kiện tiếp cận tiến bộ xã hội. Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân thực hiện bình đẳng giới; thúc đẩy vì sự tiến bộ của phụ nữ, Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phòng chống các tệ nạn xã hội, xây dựng xã, phường lành mạnh; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho các đội tình nguyện tại cộng đồng. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chính sách thanh niên.

đ) Văn hóa, thể dục thể thao

Phát triển văn hóa thể thao là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình phát triển, tạo điều kiện để mọi người và mọi cộng đồng trong xã hội có cơ hội bình đẳng để phát triển, nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa, thể thao, phương tiện vui chơi giải trí, đáp ứng tốt nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của nhân dân. Đẩy mạnh hoạt động bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa trọng điểm của tnh. Phát triển văn hóa thể thao tỉnh phải gắn với đặc điểm kinh tế - xã hội và giá trị văn hóa truyền thống của địa phương

Đẩy mạnh xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh theo hướng chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả, góp phần tích cực vào xây dựng con người Việt Nam theo đúc kết, hướng dẫn của Trung ương, phù hợp với thực tế của tỉnh. Tiếp tục thực hiện tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hoàn thiện thiết chế có trọng tâm, trọng điểm phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh, gắn với khai thác có hiệu quả các thiết chế văn hóa được đầu tư. Phấn đấu đến năm 2025, toàn tỉnh có 85% gia đình, 75% ấp, khu phố và 90% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa.

Phát triển phong trào thể dục, thể thao quần chúng kết hợp với thể thao học đường trên cơ sở đẩy mạnh xã hội hóa, tăng thêm nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất thể dục thể thao tuyến cơ sở. Chú trọng việc tăng cường đầu tư phát triển lực lượng thể thao thành tích cao của tỉnh, giữ vững thành tích các môn thể thao mũi nhọn và nâng cao chất lượng một số môn thể thao địa phương có tiềm năng, thế mạnh của tỉnh... Phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ người tham gia tập luyện thể thao thường xuyên là 30,5% trên tổng dân số.

e). Công tác dân tộc:

Tiếp tục duy trì các chính sách đại đoàn kết dân tộc, nâng cao tinh thần tương thân tương ái, giúp cộng đồng dân cư các tôn giáo sống tốt đời đẹp đạo, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế và ổn định xã hội của tỉnh. Nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số, thực hiện hiệu quả chủ trương quy hoạch, kế hoạch xây dựng mở rộng các trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú ở các huyện. Chú trọng công tác cán bộ người dân tộc trong hệ thống chính trị các cấp, nhất là hệ thống cơ quan hành chính vùng dân tộc phải đảm bảo tỷ lệ, cơ cấu hợp lý cán bộ người dân tộc; đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng vùng đồng bào dân tộc; xóa bỏ phong tục tập quán lạc hậu đi đôi với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc.

8. Khoa học, công nghệ, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

a) Khoa học và công nghệ

Phát triển khoa học, công nghệ hướng vào khai thác các tiềm năng, lợi thế của tỉnh, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo mục tiêu đề ra. Thực hiện tốt mối quan hệ, hợp tác với các viện, trường, các tổ chức quốc tế trong công tác nghiên cứu, ứng dụng, đưa tiến bộ khoa học và công nghệ vào các lĩnh vực của sản xuất và đời sống, trọng tâm là phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp, nâng cao giá trị hàng hóa sản xuất trong chuỗi sản phẩm. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, khai thác, vận hành hệ thống kết cấu hạ tầng của toàn bộ nền kinh tế, xem thúc đẩy phát triển ứng dụng công nghệ thông tin là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong lộ trình tham gia cách mạng công nghiệp 4.0.

Khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, kinh doanh; phát triển doanh nghiệp khoa học công nghệ, thị trường khoa học công nghệ; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khoa học công nghệ. Có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng công nghệ mới vào sản xuất để nâng cao giá trị sản xuất và bảo vệ môi trường.

Xã hội hóa việc xây dựng hệ thống các tổ chức khoa học và công nghệ; thực hiện việc liên kết các doanh nghiệp có tiềm lực khoa học, công nghệ đang hoạt động trên cùng địa bàn, nhằm thúc đy hoạt động nghiên cứu, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo. Hỗ trợ triển khai ứng dụng kết quả nghiên cứu thành các sản phẩm thương mại; chuyển giao, đổi mới công nghệ để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

b) Quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

Tập trung tổ chức lập quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021-2030 và kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2021-2025) theo quy định. Triển khai thực hiện Đề án “Xây dựng Danh mục các nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ nguồn nước trên địa bàn tỉnh Kiên Giang”. Quản lý chặt chẽ diện tích đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ của tỉnh; Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính trong lĩnh vực đất đai, nâng cao chỉ số tiếp cận đất đai. Có chính sách khuyến khích, ưu đãi đối với các cơ sở sản xuất áp dụng công nghệ sản xuất sạch, ít chất thải; các mô hình tiêu thụ tiết kiệm, sử dụng năng lượng tái tạo, năng lượng sạch. Huy động tối đa và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, nguồn vốn (ngân sách nhà nước, vốn ODA, nguồn vốn khác) cho việc thực hiện các chương trình, dự án thuộc lĩnh vực tài nguyên. Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức, doanh nghiệp, các chủ cơ sở sản xuất, cá nhân và cộng đồng về bảo vệ môi trường. Tăng cường công tác quản lý môi trường, xử lý ô nhiễm, phòng chống sự cố môi trường tại khu vực đô thị, các khu, cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất, làng nghề, vùng nuôi trồng thủy sản, khu giết mổ gia súc - gia cầm, các cụm, tuyến dân cư tập trung. Đầu tư các công trình xử lý chất thải ở các khu, cụm công nghiệp, bệnh viện, khu đô thị, khu chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản tập trung... bảo đảm chất thải được xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường; ưu tiên xây dựng các điểm thu gom, tập kết, trung chuyển rác thải và đưa vào hoạt động cơ sở xử lý rác thải sinh hoạt.

Triển khai sâu rộng pháp luật về tài nguyên nước, khoáng sản; đẩy mạnh xã hội hóa công tác khai thác, cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn tỉnh. Khoanh định các khu vực cấm và tạm cấm khai thác khoáng sản trên địa bàn tại các khu vực xung yếu. Triển khai thực hiện chương trình hành động thích ứng với biến đổi khí hậu; đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi kết hợp với đường giao thông và hệ thống cống, đê bao để thoát lũ, trữ nước ngọt và điều tiết nước.

9. Về phát triển nguồn nhân lực

Đầu tư các Trường Cao đẳng cộng đồng, Cao đẳng Y tế, các trường trung cấp nghề về trang thiết bị, cơ sở vật chất và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, giáo viên đáp ứng yêu cầu đào tạo phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khu vực; có chính sách khuyến khích thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao về công tác tại tỉnh. Mở rộng các hình thức đào tạo nghề, tập trung vào các ngành nghề có nhu cầu lớn như: Chế biến nông thủy sản, điện, điện tử, cơ khí, xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, may đan... gắn chặt với nhu cầu lao động của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, cùng với cơ chế sử dụng, chăm lo đời sống cho lực lượng lao động ngày càng hiệu quả, nâng cao.

Đẩy mạnh xã hội hóa lĩnh vực đào tạo, phát triển mạnh loại hình trường tư thục để thu hút mọi nguồn lực và lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực. Tạo điều kiện, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề cho lực lượng lao động trong và ngoài doanh nghiệp.

Thực hiện tốt các hình thức liên kết đào tạo để mở rộng quy mô, hình thức và ngành nghề đào tạo. Chú trọng đào tạo lực lượng công nhân lành nghề và cán bộ quản lý có trình độ cao.

10. Nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền, đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp, an ninh quốc phòng

a). Nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền

Tăng cường tuyên truyền về các chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước và của tỉnh về công tác sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, cải cách hành chính và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục đẩy mạnh sắp xếp kiện toàn tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu quả trong từng cơ quan, đơn vị theo chỉ đạo của Nghị quyết 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; Nghị quyết Trung ương số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Nghị quyết Trung ương số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.

Tăng cường quản lý chặt chẽ biên chế công chức, viên chức với tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, đơn vị đảm bảo hợp lý về chuyên môn, chức danh nghề nghiệp. Nâng cao chất lượng quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ theo đúng tiêu chuẩn, điều kiện; đẩy mạnh việc tổ chức thí điểm thi tuyển một số chức danh lãnh đạo, quản lý.

Tiếp tục đổi mới nội dung, chương trình đào tạo cán bộ, công chức, viên chức theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa nâng cao năng lực thực thi công vụ đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức các cấp của tỉnh, ưu tiên cho đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ở cơ sở, tập trung vào ngoại ngữ, kỹ năng lãnh đạo, chuyên môn nghiệp vụ và đào tạo đội ngũ chuyên gia ở trong và ngoài nước; đẩy mạnh các chương trình hợp tác đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

Tiếp tục xác định cải cách hành chính mà cải cách thủ tục hành chính là chìa khóa trong thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, qua đó có những chỉ đạo, tổ chức triển khai các nội dung mang tính đột phá; xác định kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác cải cách hành chính hàng năm là một trong những tiêu chí đánh giá, xếp loại tập thể, cá nhân và tiêu chí để bình xét thi đua, khen thưởng của mỗi tập thể, cá nhân. Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về văn hóa công vụ, kỷ luật, kỷ cương hành chính của các cơ quan, đơn vị nhằm chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính trong thực thi công vụ.

b). Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp:

Tiến hành kim tra các văn bản quy phạm pháp luật do UBND tỉnh ban hành; kiểm tra việc thực hiện công tác xây dựng, kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh. Công bố công khai các văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh hết hiệu lực. Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm và giải quyết theo thẩm quyền khiếu nại, tố cáo trong việc thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh

Đổi mới phương thức, tăng cường hiệu quả công tác quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật. Tập trung phổ biến các luật mới được Quốc hội thông qua; nghiên cứu, đổi mới cách thức phổ biến pháp luật, tổ chức giới thiệu, phổ biến sâu rộng chủ trương, chính sách, các quy định của pháp luật mà dư luận xã hội quan tâm. Phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc trong việc triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật. Nâng cao chất lượng công tác hòa giải cơ sở; hướng dẫn đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật tại xã, phường, thị trấn góp phần hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

c) Đảm bảo quốc phòng - an ninh

Triển khai xây dựng kết cấu hạ tầng trọng điểm trên địa bàn theo quy hoạch chung, bảo đảm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, kết hợp hình thành thế trận khu vực phòng thủ của tỉnh. Đầu tư xây dựng phát triển kinh tế - xã hội vùng biên giới, ổn định dân sinh để người dân an tâm sinh sống, góp phần bảo vệ vững chắc biên giới quốc gia. Thực hiện tốt công tác tuyển sinh, tuyển quân theo chỉ tiêu và hướng dẫn của Bộ Quốc phòng, bảo đảm ngày càng nâng cao về sức khỏe, trình độ chính trị, văn hóa của thanh niên trúng tuyển.

Bảo đảm an ninh trên các lĩnh vực, thường xuyên thực hiện tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ, bảo vệ bí mật nhà nước; đấu tranh có hiệu quả với các hoạt động phá hoại, gây rối, không để bị động, bất ngờ. Thực hiện tốt công tác phòng, chống tội phạm, ma túy; kiềm chế, kéo giảm vi phạm pháp luật trong thanh thiếu niên và kéo giảm tai nạn giao thông. Củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của lực lượng công an xã, các tổ, đội dân phòng trong giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở cơ sở.

Phần III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, giai đoạn 2021 - 2025 phải được tổ chức quán triệt sâu rộng trong các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, đồng thời phải được tuyên truyền tới nhân dân, vận động các tầng lp nhân dân tích cực tham gia để thực hiện tốt nhiệm vụ đề ra. Lựa chọn những vấn đề cấp bách, thiết thực có tác động lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương để ưu tiên chỉ đạo thực hiện. Trong quá trình thực hiện, các cấp, các ngành, địa phương bám sát quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển để xây dựng cụ thể hóa thành các chương trình, dự án để triển khai thực hiện; kịp thời tháo gỡ những khó khăn, tập trung giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, phấn đấu hoàn thành mục tiêu đã đề ra.

Căn cứ vào Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 của UBND tỉnh, các sở, ban ngành cấp tỉnh, UBND các huyện thành phố xây dựng kế hoạch 5 năm thực hiện của ngành và địa phương mình, xác định rõ mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể, đề ra kế hoạch, chương trình, dự án ưu tiên đầu tư và giải pháp, cụ thể hoàn thành các nhiệm vụ hàng năm và cho cả giai đoạn 2021 - 2025.

1. Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố tập trung chỉ đạo, tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện Kế hoạch của UBND tỉnh và của từng ngành, địa phương, định kỳ báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh, đồng thời gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư theo dõi và tổng hợp.

2. Giao Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành và UBND các huyện, thành phố theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện Kế hoạch này, định kỳ báo cáo và kiến nghị UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh các giải pháp thiết thực, đảm bảo thực hiện có hiệu quả. Sở Kế hoạch và Đầu tư theo dõi, khi có Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ hoặc Công văn hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đu tư xây dựng kế hoạch 5 năm vxây dựng báo cáo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, trình Ủy ban nhân dân tỉnh rà soát, điều chỉnh, bổ sung

3. Giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các đơn vị có liên quan tổ chức tốt công tác tuyên truyền tạo đồng thuận xã hội, phát huy tinh thần nỗ lực của các ngành, các cấp, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân để phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.

Trong quá trình thực hiện khi có những vấn đề mới phát sinh, các ngành và địa phương chủ động báo cáo đề xuất, kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp) xem xét, quyết định và điều chỉnh kịp thời./.

 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (A và B);
- Bộ K
ế hoạch và Đầu tư;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ngành cấp tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- LĐVP;
- CVNC;
- Lưu: VT, S.KHĐT (
01b), pxquyet.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Phạm Hồng

 

BIỂU TỔNG HỢP

KẾT QUẢ THỰC HIỆN MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHỦ YẾU GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 VÀ DỰ KIẾN GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Kèm theo Kế hoạch số 11/KH-UBND ngày 22 tháng 01 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang)

I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHỦ YẾU GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

TT

Chỉ tiêu

ĐVT

Mục tiêu 2016-2020

Ước TH đến 2020

Ước TH so với Mục tiêu

(Vượt, đạt, không đạt)

Thi điểm xây dựng KH

Số CTK công bố

Thời điểm xây dựng KH

Số CTK công bố

I.

VỀ KINH TẾ

 

 

 

 

 

 

1

Tăng trưởng GRDP (giá 2010)

%/năm

8,5

8,8

7,22

Vượt

Không Đạt

2

GRDP bình quân đầu người

 

 

 

 

 

 

 

- Giá Hiện hành

Tr.đồng

66,23

58,01

58,01

Không đạt

Không đạt

 

 

USD

>3.000

2.460

 

 

 

3

Cơ cấu kinh tế

 

100

100

100

Đạt

Đạt

 

- Nông - lâm - thủy sản

%

36,28

32,39

32,39

 

 

 

- Công nghiệp - xây dựng

%

23,38

19,93

19,93

 

 

 

- Dịch vụ

%

40,33

47.68

47.68

 

 

4

Sản lượng lương thực có hạt

Tấn

5.100.000

4.291.730

4.291.730

Không đạt

Không đạt

 

Trong đó, sản lượng lúa

Tấn

5.068.000

4.290.000

4.290.000

 

 

5

Tổng sản lượng thủy sản

Tấn

755.505

755.000

755.000

Gần đạt

Gần đạt

 

- Khai thác thủy sản

Tấn

490.000

495.000

495.000

 

 

 

- Nuôi trồng thủy sản

Tấn

265.505

260.000

260.000

 

 

 

Trong đó, tôm nuôi

Tn

80.000

85.000

85.000

 

 

6

Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp

%

12

7,98

8,2

Không đạt

Không đạt

7

Kinh ngạch xuất khẩu trên địa bàn

Triệu USD

1.000

780

780

Không đạt

Không đạt

8

Tốc độ tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ

%

15

13,56

12,72

Không đạt

Không đạt

9

Tổng thu ngân sách trên địa bàn

Tỷ đồng

Gấp 2 lần năm 2015

11.540

11.540

Vượt

Không Đạt

10

Tổng vốn đầu tư trên địa bàn

Tỷ đồng

255.282

225.681

225.681

Không đạt

Không đạt

11

Tỷ lệ đường liên ấp, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa

%

80

89,9

89,9

Vượt

Vượt

12

Số lao động được giải quyết việc làm n định

Lượt người

35.000-40.000

35.870

35.870

Đạt

Đạt

 

Tỷ lệ lao động qua đào tạo

%

67

67

67

Đạt

Đạt

 

Trong đó: đào tạo nghề

%

50

50

50

 

 

14

Tỷ lệ hộ nghèo

%/năm

Mức giảm bình quân hằng năm 1 - 1,5%

1,69

1,69

Đạt

Đạt

15

Tỷ lệ giảm sinh

0,2

0,19

0,19

Đạt

Đạt

16

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên

9,29

5,18

5,18

Đạt

Đạt

17

Tỷ lệ huy đng học sinh 6-14 tuổi đến trường

%

>96

>96

>96

Đạt

Đạt

18

Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế

%

80

90

90

Vượt

Vượt

19

Tỷ lệ dân số sử dụng nước sạch (hợp vệ sinh)

%

90

90

90

Đạt

Đạt

 

Tỷ lệ dân cư thành thị sử dụng nước sạch

%

 

88

88

 

 

 

Tỷ lệ dân cư nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh

%

 

98,9

98,9

 

 

20

Tỷ lệ hộ sử dụng điện

%

99

99,5

99,5

Vượt

Vượt

21

Tỷ lệ che phủ rừng

%

12

12,01

12,01

Đạt

Đạt

22

Tỷ lệ xã đạt tiêu chí nông thôn mới

%

50

67,52

67,52

Vượt

Vượt

 

Trong đó: Số xã đạt tiêu chí nông thôn mới

59/118

79/117

79/117

 

 

23

Tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải

 

 

 

 

Đạt

Đạt

 

- Tỷ lệ chất thải rắn ở đô thị được thu gom

%

90

92

92

 

 

 

- Tỷ lệ chất thải nguy hại được xử lý

%

75

75

75

 

 

 

- Chất thải rắn y tế đạt tiêu chuẩn

%

95-100

95-100

95-100

 

 

Ghi chú:

1. Nếu thực hin theo số liệu xây dựng kế hoạch thì ước tính có: 06 chỉ tiêu vượt kế hoạch; 11 chỉ tiêu đạt và gn đạt; 06 chỉ tiêu không đạt.

2. Nếu thực hiện theo số liu công bố của Cục thống kê thì ước tính có: 04 chỉ tiêu vượt, 11 chỉ tiêu đạt và gn đạt; 08 chỉ tiêu không đạt

II. DỰ KIẾN MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHỦ YẾU KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH KIÊN GIANG 5 NĂM 2021 - 2025

TT

Chỉ tiêu

ĐVT

Ước TH 2016-2020

Kế hoạch 2021-2025

PA1

PA2

1

Tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn (giá 2010)

%/năm

7,22

7,24

7,45

2

GRDP bình quân đầu người

 

 

 

 

 

- Giá thực tế

Tr.đồng

58,01

86

87

3

Cơ cấu kinh tế (Giá hiện hành)

 

100

100

100

 

- Nông, lâm, thủy sản

%

32,39

25,2

25,0

 

- Công nghiệp, xây dựng

%

19,93

19,8

19,7

 

- Dịch vụ

%

43,19

49,4

49,7

 

- Thuế NK, thuế Sp trừ trợ cấp

%

4,50

5,6

5,6

4

Tốc độ tăng giá trị sản xuất nông, lâm thủy sản (giá ss 2010)

%/năm

2,5

1,76

1,76

5

Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp (giá ss 2010)

%/năm

8,2

8

8,5

6

Tốc độ tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ (giá hiện hành)

%/năm

13,56

10

10,99

7

Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn

tỷ đồng

11.540

17.000

17.000

8

Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội

tỷ đồng

225.681

267.128

267.128

9

Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề

%

50

52,5

52,5

10

Giảm tỷ lệ hộ nghèo đa chiều

%

1,69

<3

<3

11

Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

%

90

90,26

90,26

10

Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều

%

1,69

<3

<3

12

Số xã đạt tiêu chí xã nông thôn mới

79/117

100/117

100/117

13

Tỷ lệ dân cư nông thôn sử dụng nước sạch

%

44,3

65

65

14

Tỷ lệ chất thải rắn đô thị được thu gom

%

92

95,5

95,05

 

PHỤ LỤC IV

CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU KINH TẾ - XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2021-2025 (PHƯƠNG ÁN 2)
(Kèm theo Kế hoạch số 11/KH-UBND ngày 22 tháng 01 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang)

 

CHỈ TIÊU

Đơn vị tính

Ước GĐ 2016-2020

Kế hoạch

Mc tiêu giai đoạn 2021-2025

So sánh

2021

2022

2023

2024

2025

I

VỀ KINH T

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Tăng trưng GRDP bình quân giai đoạn (giá SS 2010)

%

7,22

7,17

7,52

7,41

7,56

7,58

7,45

0,23

 

+ Nông - Lâm - Thủy sn

%

1,83

0,82

1,28

1,08

1,39

1,14

1,14

-0,69

 

+ Công Nghip - Xây dng

%

9,04

8,54

7,67

7,81

7,84

8,42

8,05

-0,99

 

Riêng Công nghip

 

10,19

7,37

8,03

8,47

8,67

9,55

8,42

-1,78

 

+ Dch v

%

10,23

10,38

10,83

10,30

10,11

9,74

10,27

0,04

2

GRDP bình quân đầu người (giá hiện hành)

Triệu đồng

58,0

64,0

69,2

74,8

80,7

87

87

150,24

3

Cơ cấu kinh tế (giá hiện hành)

%

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

99,9

100,00

100,01

 

+ Nông - Lâm - Thủy sản

%

32,39

30,1

28,7

27,5

26,1

25,0

25,0

-7,38

 

+ Công Nghip - Xây dng

%

19,93

19,6

19,6

19,6

19,7

19,7

19,7

-0,25

 

+ Dch v

%

43,18

45,6

46,8

47,8

48,9

49,7

49,7

6,52

 

+ Thuế NK, thuế SP trừ trcấp SP

%

4,50

4,6

4,8

5,1

5,3

5,6

5,6

1,06

4

Tốc độ tăng giá trị sn xuất ngành Nông - Lâm - Thủy sản (Giá SS 2010)

%

2,5

1,29

1,72

1,73

2,00

2,06

1,76

-0,79

5

Tốc độ tăng giá trị sn xuất ngành công nghiệp (Giá SS 2010)

%

8,20

8,32

8,93

8,85

8,43

7,99

8,50

0,31

6

Tốc độ tăng tng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ (Giá hiện hành)

%

13,56

11,54

11,27

10,99

10,67

10,51

10,99

-2,57

7

Tổng thu ngân sách nhà nưc trên địa bàn

Tỷ đồng

11.540

12.640

13.600

14.635

15.770

17.000

17.000

147,31

8

Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội

Tỷ đồng

225.681,00

48.526,93

51.058,59

53.511,63

55.877,92

58.153,54

267.128,61

118,37

II

VỀ XÃ HỘI - MÔI TRƯỜNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9

Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề

%

50

50,50

51,00

51,50

52,00

52,50

52,50

+2,50

10

Giảm tỷ lệ hộ nghèo đa chiều

%

1,69

 

 

 

 

<3%

<3%

 

11

Tlệ bao phủ bảo him y tế

%

90

90,59

90,17

90,35

90,08

90,26

90,26

+100,00

12

Số xã đạt tiêu chí nông thôn mi

79

 

 

 

 

100,00

100,00

+126,58

13

Tỷ lệ dân cư nông thôn sử dụng nước sạch

%

44

 

 

 

 

65,00

65,00

 

14

Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh được thu gom và xử lý đạt tiêu chun

%

90

91,00

92,00

93,00

94,00

95,00

95,00

+5,00

 

Tỷ lệ chất thải y tế đưc xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia

%

95

96

97

98

99

100

100

5,00

Ghi chú:

Các chỉ tiêu kinh tế xã hội khác được xây dựng cụ thể bằng hệ thống bảng biểu kế hoạch ngành KT-XH

 

PHỤ LỤC III

CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU KINH TẾ - XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2021-2025 (PHƯƠNG ÁN 1)
(Kèm theo Kế hoạch số 11/KH-UBND ngày 22 tháng 01 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang)

 

CHỈ TIÊU

Đơn vị tính

Ước GĐ 2016-2020

Kế hoạch

Mục tiêu giai đoạn 2021-2025

So sánh

2021

2022

2023

2024

2025

I

VỀ KINH TẾ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Tăng trưng GRDP bình quân giai đoạn (giá SS 2010)

%

7,22

7,02

7,35

7,20

7,34

7,28

7,24

0,02

 

+ Nông - Lâm - Thy sản

%

1,83

0,82

1,28

1,08

1,39

1,14

1,76

-0,07

 

+ Công Nghip - Xây dng

%

9,04

8,54

7,47

7,43

7,39

7,76

7,72

-1,32

 

Riêng Công nghip

 

10,19

7,37

7,74

7,88

7,99

8,57

7,91

-2,28

 

+ Dch v

%

10,23

10,04

10,55

10,03

9,85

9,43

9,97

-0,26

2

GRDP bình quân đầu người (giá hiện hành)

Triệu đồng

58

64

69

75

80

86

86

148,97

3

Cơ cu kinh tế (giá hiện hành)

%

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

 

 

+ Nông - Lâm - Thủy sn

%

32,39

30,2

28,8

27,5

26,3

25,2

25,2

-7,2

 

+ Công Nghip - Xây dng

%

19,93

19,6

19,7

19,8

19,8

19,8

19,8

-0,1

 

+ Dch v

%

43,18

45,5

46,7

47,7

48,6

49,4

49,4

6,2

 

+ Thuế NK, thuế SP trừ tr cp SP

%

4,50

4,6

4,8

5,1

5,3

5,6

5,6

1,1

4

Tốc độ tăng giá trị sn xuất ngành Nông - Lâm - Thủy sn (Giá SS 2010)

%

2,5

1,29

1,72

1,73

2,00

2,06

1,76

-0,79

5

Tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành công nghiệp (Giá SS 2010)

%

8,20

7,37

7,85

7,99

8,10

8,68

8,00

-0,20

6

Tốc độ tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ (Giá Hiện hành)

%

13,56

10,47

10,33

9,97

9,74

9,49

10,00

-3,56

7

Tng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn

Tỷ đồng

11.540

12.640

13.600

14.635

15.770

17.000

17.000

147,31

8

Tng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội

Tỷ đồng

225.681

48.526,93

51.058,59

53.511,63

55.877,92

58.153,54

267.128,61

118,37

II

VHỘI - MÔI TRƯỜNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9

Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề

%

50

50,50

51,00

51,50

52,00

52,50

52,50

+2,50

10

Gim tỷ lệ hộ nghèo đa chiều

%

1,69

 

 

 

 

<3%

<3%

 

11

Tỷ lệ bao phủ bảo him y tế

%

90

90,59

90,17

90,35

90,08

90,26

90,26

+100,00

12

Số xã đạt tiêu chí nông thôn mi

79

 

 

 

 

100,00

100,00

+126,58

13

Tỷ lệ dân cư nông thôn sử dụng nước sạch

%

44

 

 

 

 

65,00

65,00

 

14

Tlệ chất thải rn sinh hoạt đô thị phát sinh được thu gom và xử lý đạt tiêu chun

%

90

91,00

92,00

93,00

94,00

95,00

95,00

+5,00

 

Tỷ lệ chất thải y tế được xử lý đạt tiêu chun, quy chun quốc gia

%

95

96

97

98

99

100

100

5,00

Ghi chú:

Các chỉ tiêu kinh tế xã hội khác được xây dựng cụ thể bằng hệ thống bảng biểu kế hoạch ngành KT-XH



[1] Trong đó, khu vc Nông, lâm, thủy sản tăng 1,29%/năm; khu vực Công nghiệp, Xây dựng tăng 9,17%/năm; khu vực Thương mại, Dịch vụ tăng 10,57%/năm.

[2] Đến nay, toàn tỉnh có 54 quy hoạch đã được phê duyệt, trong đó 40 quy hoạch ngành, lĩnh vực, sn phẩm chủ yếu và 15 quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp huyện, thành phố.

[3] Diện tích và sản lượng lúa qua các năm: 2016 là 728.435 ha - 4,161 triệu tấn; 2017 là 724.811 ha - 4,05 triệu tấn; 2018 là 727.397 ha - 4,27 triệu tấn; năm 2019 là 722.014 ha - 4,29 tấn; ước năm 2020 710.000 ha - 4,29 triệu tấn

[4] Chuyển 32.864 trồng lúa sang cây trồng khác và kết hợp nuôi trồng thy sn, trong đó: 10.290 ha tôm - lúa; 940 ha cây hàng năm và 15.524 ha diện tích lúa Mùa chuyển sang nuôi thủy sn.

[5] Tình hình trin khai xây dựng “Cánh đồng lớn”, đến nay toàn tỉnh có 169 cánh đồng lớn, diện tích 62.539 ha (Hòn Đất, Gò Quao, Tân Hip, Kiên Lương, Giang Thành). Có 21 doanh nghiệp, hộ kinh doanh liên kết sản xuất kinh doanh, hỗ trợ giúp cho nông dân n định đầu vào sản xuất và đầu ra sản phẩm.

[6] Tổng đàn năm 2020: Đàn trâu 8.200 con, đạt 65,95% so kế hoạch; đàn bò 13.000 con, đạt 86,67% kế hoạch; Đàn heo 200.000 con đạt 37,04% kế hoạch; Đàn gia cầm 6.000.000 con, đạt 92,31% kế hoạch 2016 - 2020.

[7] Đến nay, toàn tỉnh có 99 cơ sở giết mổ gia súc tập trung, kiểm soát giết mổ trên 90%, tăng 20% so với năm 2015.

[8] Đến nay, các ngân hàng đã cho vay đóng mới và nâng cấp 47 tàu (đóng mới 43 tàu, nâng cấp 4 tàu), đến nay đã giải ngân gần 333 tỷ đồng. Hỗ trợ mua bảo hiểm cho 4.131 tàu và 26.924 thuyền viên với số tin là 133 tỷ đng.

[9] Năm 2016 là 1.240 ha, năm 2017 là 400 ha, năm 2018 là 81 ha

[10] Kế hoạch 2016 - 2020 tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân là 12%/năm

[11] Theo Quy hoch trên địa bàn tỉnh có 5 khu công nghiệp và 6 cụm công nghiệp.

[12] Khu công nghiệp Thạnh Lộc đã thu hút 21 dự án đăng ký đầu tư, diện tích đăng ký 72,89ha, vốn đăng ký 5.767,4 tỷ đồng; có 9 dự án đi vào hoạt động như: Nhà máy Chế biến gỗ MDF VPG Kiên Giang; Nhà máy Bia Sài Gòn - Kiên Giang, giày TBS, giày Hàn Quốc…; Khu công nghiệp Thuận Yên đã tiếp nhận 3 dự án đăng ký đu tư, diện tích 82,13ha, vốn đăng ký 578,27 tỷ đồng;

[13] Kế hoạch tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng bình quân 15%/năm.

[14] Kế hoạch tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 1 tỷ USD.

[15] Tổ chức thành công các sự kiện trong chương trình Năm Du lịch Quốc gia 2016 - Phú Quốc - Đồng bằng Sông Cửu Long, cuộc thi hoa hậu và liên hoan ẩm thực,... tạo được tiếng vang và uy tín cho du lịch Kiên Giang. Đến nay, tỉnh đã thu hút 305 dự án đầu tư du lịch, với tổng diện tích 10.381 ha, tổng vốn đầu tư 338.373 tỷ đồng.

[16] Đến năm 2020, ước tổng nguồn vốn hoạt động là 104.000 tđồng, tăng gấp 2,06 lần năm 2015; trong đó vốn huy động tại chỗ là 51.000 tỷ đồng, tăng 1,81 lần năm 2015; Dư nợ cho vay ước đạt 88.000 tđồng, gấp 2,28 lần năm 2015.

[17] Ước đến 30/12/2019, dư n cho vay nông nghiệp, nông thôn đạt 38.500 tỷ đồng, chiếm 49,49% tổng dư nợ; dư nợ cho vay sản xuất hàng xuất khẩu đạt 53.752 tỷ đồng, chiếm 7,02% tổng dư nợ; Dư nợ cho vay DNNVV đt 11.600 tỷ đồng, chiếm 14,91% tổng dư nợ.

[18] Không bao gồm chi từ nguồn Trung ương hỗ trợ có mục tiêu, chi chuyn nguồn và chi bổ sung ngân sách cấp dưới.

[19] Kế hoạch 2020, GRDP kinh tế biển chiếm 74%.

[20] Ước tính giai đoạn 2016-2020, có 7.175 doanh nghiệp thành lập mới, với tổng vốn đăng ký là 130.042 tỷ đng; có khoảng 1.431 doanh nghiệp giải thể. Lũy kế đến cuối năm 2020, có trên 10.000 doanh nghiệp đang hoạt động trong nền kinh tế.

[21] Đến nay, trên địa bàn tnh còn 2 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước là: Công ty TNHH MTV Xổ số Kiên Giang; Cty TNHH MTV Cấp thoát nước Kiên Giang (Cty MTV Cấp thoát nước Kiên Giang thực hiện theo Quyết định số 26/2019/QĐ-TTg ngày 15/8/2019 về phê duyệt danh mục doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hóa đến năm 2020).

[22] Các kênh thông tin kết nối tiếp nhận và xử lý phản ánh: Cổng thông tin điện tử, đường dây nóng, hộp thư điện tử... xây dựng Bộ Chỉ sđánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành tỉnh và UBND cp huyện (DDCI) và tiến hành đánh giá chất lưng điều hành của các Sở, ban, ngành tỉnh và UBND huyện, thành phố.

[23] Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (CPI) tỉnh Kiên Giang xếp hạng qua các năm: 2015 là 11; 2016 là 13; năm 2017 là 20; năm 2018 là 31.

[24] Từ năm 2016 - 2020, thu hút 207 dự án được cho cấp Giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký 134.114,29 tỷ đồng (trong đó có 22 dự án FDI vốn đăng ký là 30.736,832 tỷ đồng), nâng tổng sdự án trên địa bàn đến nay là 834 dự án với tổng vốn đăng ký đầu tư là 552.707,6 tỷ đồng, trong đó: có 53 dự án FDI, với tổng vốn 552.707,6 tỷ đồng; có 422 dự án đang hoạt động và hoàn thiện thủ tục hoạt động.

[25] Đến năm 2020: ước tính toàn tnh có 445 hợp tác xã với hơn 52.450 thành viên; 2.140 tổ hợp tác với 47.320 thành viên.

[26] Các cống: Kênh Nhánh, T3-Hòa Điền, Vàm Bà Lịch, Rạch Tà Niên; Rạch Giá-Hà Tiên, sông Cái Sắn

[27] Tỷ lệ huy động học sinh từ 6 - 14 tuổi đi học so với độ tuổi đạt 96,06%. Trong đó, tỷ lệ huy động trẻ em đi học theo độ tuổi đến năm 2020: 67,9% trẻ em học mẫu giáo; tiu học là 97,57%; trung học cơ sở là 96,96%; trung học phổ thông là 53,15%.

[28] Tỷ lệ thi đỗ tốt nghiệp THPT: năm học 2015-2016 đạt 90,81%; năm học 2016-2017 đạt 96,52%; năm học 2017-2018 đạt 97,88%; năm học 2018-2019 đạt 94,72%.

[29] Hàng năm có khoảng 6,2% học sinh tốt nghiệp THCS vào học tại các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên; 20,5% học sinh tốt nghiệp THPT vào học các trường Cao đng và trung cp chuyên nghiệp.

[30] Đến cuối năm học 2020, tổng số cơ s giáo dục trên địa bàn là 673 trường giảm 4 trường và 1.614 điểm trường. Trong đó mầm non, phổ thông trên địa bàn là 671 trường.

[31] Ước tính đến năm 2020, tlệ trường chuẩn quốc gia 38,2% tăng 62 trường so với năm 2015, trong đó mầm non đạt 20,6%; Tiểu học đt 51,36%; trung học cơ sở đạt 25,3%; trung học phthông 2,7%. Có 145/145 xã phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia phổ cập giáo dục tiu học (12 xã đạt mc độ 2, 133 xã đt mức độ 3); Năm 2016 đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục mầm non cho tr5 tuổi.

[32] Hiện nay, cán bộ qun lý, giáo viên toàn tỉnh đạt chuẩn 99,3. Trong đó, Giáo viên 72% (Mm non 65,77%, Tiu học 92,41%, THCS 82,1%, THPT 7,46%)

[33] Có 130/145 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế, đt 90%. 100% trạm y tế xã, phường, thị trấn có nữ hsinh hoặc y sỹ sản nhi; 100% ấp, khu phố có nhân viên y tế.

[34] Năm 2016 là 74%, năm 2017 là 80,52%, năm 2018 là 84, năm 2019 là 88%.

[35] Có 02 BVĐK tư nhân (BV Bình An với quy mô 250 giường; BVĐK Quốc tế Vinmec Phú Quốc quy mô 150 giường; 17 phòng khám đa khoa; 650 phòng khám chuyên khoa, 02 nhà hộ sinh; 15 cơ sở chuẩn đoán; 141 phòng chn trị Y học cổ truyền và 65 cơ sở dịch vụ y tế.

[36] Hiện có 56 di tích lch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh được các cấp thẩm quyền quyết định xếp hạng (gồm: 01 di tích quốc gia đặc biệt, 22 di tích quốc gia và 33 di tích cấp tnh).

[37] Ước tính đến năm 2020, tạo việc làm cho 185.145 lao động, bằng 105,79% kế hoạch, trong đó, có 701 lao động tham gia đi làm việc ở nước ngoài.

[38] Tổ chức 32 phiên giao dịch việc làm, có 25.311 người tham dự; tư vấn việc làm và dạy nghcho 12.866 người.

[39] Mỗi năm, tỉnh đã trao hàng nghìn xuất quà cho hộ nghèo có hoàn cnh khó khăn trong dịp tết Nguyên Đán, ngày Quốc khánh và các ngày kỷ niệm đặc biệt khác; duyệt danh sách cho hàng trăm hộ nghèo thuộc diện được hỗ trợ nhà ở đăng ký vay vốn; từ năm 2016 đến nay đã thực hiện xây dựng mới 7.487 căn nhà cho hộ nghèo, sửa chữa 744 căn nhà, bng các nguồn vốn vận động, vay ngân hàng chính sách xã hội và ngân sách tỉnh hỗ trợ (nhà đại đoàn kết và nhà theo Quyết đnh 33/2015/QĐ-TTg)

[40] Đã cấp 2.373.114 thẻ BHYT với tổng kinh phí 1.444 tỷ đồng cho các đi tượng được ngân sách đóng và hỗ trợ đóng (trong đó, người nghèo 418.056 thẻ BHYT, đạt tỷ lệ 100%), người cận nghèo, người dân sống trên các địa bàn xã đặc biệt khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã khó khăn, dân trên xã đảo; hỗ trợ mua thẻ BHYT cho các hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp có mc sống trung bình và học sinh, sinh viên.

[41] Đã và đang thực hiện 09 đề tài trình Bộ KH&CN; 105 đề tài, dự án nhiệm vụ cấp tỉnh; 92 đ tài dán cấp cơ s; Đã hoàn thành chuyển giao 06 quy trình kỹ thuật và phòng trị bệnh cho cá bóp, cá mú, nuôi sò huyết bãi triều và dưới tán rừng.

[42] Hỗ trợ xác lập quyền shữu công nghiệp cho 7 doanh nghip; Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng chdẫn địa lý Phú Quc cho sản phm nước mm cho 60 doanh nghiệp. Đến nay, toàn tnh đã Cấp chứng nhận nhãn hiệu tập thể cho 21 nhãn hiệu như: Khóm Tc Cậu, Hồ Tiêu Hà Tiên, Gạo một bụi trắng U Minh Thượng...

[43] Dự án Nhà máy xử lý và tái chế rác thải tại bãi rác An Thi (Phú Quốc), Nhà máy rác Long Thạnh (Giồng Ring); bãi chôn lp rác huyện Vĩnh Thuận; lò đt rác thi cho các xã đảo Tiên Hải, Lại Sơn, An Sơn, Hòn Nghệ, Sơn Hải.

[44] Kế hoạch 2015 - 2020 đạt 225.000 tỷ đồng, chiếm 55,85% GRDP

[45] Dự án đường Lộ T- Rạch Sỏi với tng vốn là 2.690 tỷ đồng (trong đó, vốn ngân sách Trung ương là 300 tỷ đồng, vốn vay ODA là 2.390 tỷ đồng) dự kiến sẽ thông xe kỹ thuật trong năm 2020.

[46] Kế hoạch giao thông 80%.

[47] Giồng Riềng, Hòn Đất, Gò Quao, An Biên, An Minh, Kiên Hải

[48] Kế hoạch đến năm 2020 tỷ lệ sử dụng điện toàn tỉnh là 99%

[49] Các dự các này dự kiến hoàn thành năm 2020.

[50] Trong đó, biên chế hành chính là 189 biên chế, biên chế sự nghiệp 1.921 biên chế.

[51] Chỉ còn phòng y tế huyện Phú Quốc

[52] Sn phẩm chủ yếu đạt: sản lượng lúa khong 4 triệu tấn (có 80% lúa chất lượng cao); Sản lượng khai thác thủy sản đt 425.000 tấn, nuôi trồng thy sản đt 375 000 tấn (tôm nuôi là 100.000 tấn)

[53] KCN Thnh Lc - Châu Thành, KCN Thun Yên - Hà Tiên, phát triển KCN Xẻo Rô; CCN Vĩnh Hòa Hưng Nam - Gò Quao, CCN Bình An - Châu Thành, CCN Đông Bắc Vĩnh Hiệp - Rch Giá, Hà Giang - Hà Tiên, Thạnh Phú - An Minh, Hàm Ninh - Phú Quốc

[54] Vốn huy động tại đa phương đt 68 250 tỷ đồng, tăng 1,34 lần năm 2020, dư nợ cho vay đạt 158 550 tỷ đồng, tăng 1,8 lần so với năm 2020.

[55] Thc hin đầu tư 80% km theo Quy hoch đến năm 2030 là 7 600/9.565km với quy mô đạt quy mô đường loại B. Số km đường cần tiếp tục xây dựng mới khoảng 1.200 km; đầu tư ci tạo nâng cấp 1.000/1.700km đạt chuẩn cấp B. Trung bình hàng năm đầu tư phát triển 440km/năm đường GTNT gồm xây dựng mới 240km/năm và nâng cấp ci to 200km/năm với tổng kinh phí 400 tỷ/năm.

[56] Thực hin Quyết định s 2119/QĐ-TTg ngày 28/12/2017 ca Thtướng Chính phủ v phê duyệt Đề án đnh hướng phát triển đường bay trực tiếp giữa Việt Nam và các quốc gia, đa bàn trng điểm ca các hãng hàng không Vit Nam và nước ngoài để thúc đẩy đầu tư phát triển, tăng cường giao lưu, hội nhp quốc tế

[57] Kiến nghị BGTVT đầu tư nạo vét một số tuyến đường thủy quan trng để phục vụ nhu cầu vận ti gồm: no vét từng đoạn trên tuyến Rạch Giá - Hà Tiên, Rch Sỏi - Hu Giang; mở rộng tuyến đường thủy quốc gia Rch Giá - Hà Tiên tại vị trí ngã ba giao với cầu Cái Tre (trên tuyến Quốc lộ 80) nhằm đm bảo an toàn cho các phương tin đường thủy vào Khu công nghiệp Kiên Lương và ci to tĩnh không cầu Cái Tre.

[58] Trong 5 năm 2021-2025, to điều kiện thành lập mới 6.000 - 7.000 doanh nghiệp và 75 HTX.





Nghị định 67/2014/NĐ-CP về chính sách phát triển thủy sản Ban hành: 07/07/2014 | Cập nhật: 10/07/2014