Kế hoạch 108/KH-UBND triển khai thực hiện Nghị quyết số 88/NQ-CP về tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Hà Giang
Số hiệu: 108/KH-UBND Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Tỉnh Hà Giang Người ký: Nguyễn Minh Tiến
Ngày ban hành: 28/09/2011 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Giao thông, vận tải, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 108/KH-UBND

Hà Giang, ngày 28 tháng 9 năm 2011

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 88/NQ-CP NGÀY 24/8/2011 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG

Thực hiện Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 24/8/2011 của Chính phủ về tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Để tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh và có hiệu quả thiết thực Nghị quyết của Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Giang xây dựng kế hoạch triển khai như sau:

I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

1 - Mục đích:

1.1 - Nhằm tiếp tục quán triệt đến tất cả các cấp, các ngành, các đoàn thể, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các giải pháp của Nghị quyết số 32/NQ-CP , Nghị quyết số 16/2008/NQ-CP. Đồng thời, xây dựng chương trình thực hiện các giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự an toàn giao thông và Kế hoạch của Uỷ ban nhân dân tỉnh.

1.2. - Ngăn chặn, giảm tai nạn giao thông trên 3 tiêu chí: giảm số vụ tai nạn giao thông, giảm số người chết, giảm số người bị thương; riêng năm 2011 phải phấn đấu giảm tối thiểu 3% về số người chết di tai nạn giao thông so với năm 2010.

1.3 - Tích cực hưởng ứng hoạt động “Phòng chống người lái xe uống rượu, bia” trong chương tình “Thập kỷ hành động vì An toàn giao thông đường bộ 2011 - 2020” của Liên hiệp quốc. Duy trì và tiếp tục đẩy mạnh thực hiện đội mũ bảo hiểm.

2 - Yêu cầu:

2.1 - Các cấp, các ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị, doanh ngiệp, trường học, các đon vị lực lượng vũ trang phải chủ động xây dựng chương trình hành động cụ thể, thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, cơ quan, đơn vị để thực hiện Nghị quyết số 88/NQ-CP và Kế hoạch của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Giang đạt hiệu quả cao nhất.

2.2 - Phát huy tính chủ động, sáng tạo của các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh trong hoạt động giữ gìn trật tự an toàn giao thông; Phát huy tính tự giác của toàn dân trong việc tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông nhằm đạt mục tiêu chung giảm thiểu tai nạn trên địa bàn tỉnh.

2.3 - Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong cộng đồng, kết hợp với tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm nhằm giữ nghiêm kỷ cương chấp hành Luật Giao thông đường bộ và Luật Giao thông đường thuỷ nội địa, tạo động lực mới nhằm đẩy lùi tai nạn giao thông.

II - NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1 - Nhiệm vụ:

1.1 - Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trật tự an toàn giao thông đến toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân; duy trì thường xuyên việc triển khai phong trào “Toàn dân tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông”, từng bước tạo ra nếp sống văn hoá trong quá trình tham gia giao thông. Nội dung trọng tâm cần ưu tiên và tập trung tuyên truyền, gồm: Tuyên truyền, gồm: Tuyên truyền Chỉ thị số 22-CT/TW ngày 24/02/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Nghị quyết số 13/2002/NQ-CP ngày 19/11/2002, Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 29/6/2007 và Nghị định quyết số 88/NQ-CP ngày 24/8/2011 của Chính phủ; các quy định cua Chính phủ và của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Giang về các biện pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh.

1.2 - Tăng cường tuần tra kiểm soát, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nhằm tiết lập trật tự kỷ cương trong hoạt động giao thông vận tải trên địa bàn toàn tỉnh; nâng cao trách nhiệm, năng lực cho lực lượng cảnh sát, thanh tra giao thông vận tải.

1.3 - Quản lý và nâng cao chất lượng an toàn kỹ thuật của phương tiện tham gia giao thông vận tải; quản lý chặt chẽ người điều khiển phương tiện; tổ chức tốt dịch vụ vận tải công cộng tại thành phố, thị trấn, thị tứ.

1.4 - Tăng cường biện pháp quản lý nhà nước về giao thông vận tải. Thực hiện tốt công tác quản lý, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông vận tải; tăng cường công tác quản lý bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông, hành lang an toàn giao thông.

1.5 - Kiện toàn bộ máy và đào tào nguồn nhân lực chuyên trách công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Đẩy mạnh công tác chống tiêu cực ở các lĩnh vực như: đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe; đăng ký, đăng kiểm phương tiện; thanh tra, tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm.

2 - Giả pháp:

2.1 - Tăng cường phòng chống và kiểm soát người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ sử dụng rượu, bia. Tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong việc tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật trật tự an toàn giao thông, đặc biệt là các thành viên Ban An toàn giao thông tỉnh với các đoàn thể nhân dân, phát huy vai trò các phương tiện thông tin đại chúng, tạo dư luận mạnh mẽ “Nói không với vi phạm trật tự an toàn giao thông”. Đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền với hình thức phong phú, phù hợp với từng đối tượng, lứa tuổi, bảo đảm dễ hiểu và mang tính giáo dục cao; tập trung vào các đối tượng có nguy cơ cao, thường xuyên tham gia giao thông.

Xây dựng chương trình cụ thể về công tác tuyền truyền phổ biến, giáo dục pháp luật trật tự an toàn giao thông bằng nhiều hình thức; huy động tốt các phương tiện thông tin đại chúng tham gia tuyên truyền cho công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông; tuyền truyền mạnh mẽ và thường xuyên tác hại của lạm dụng rượu, bia đối với sức khoẻ và trật tự an toàn xã hội; nguy cơ gây tai nạn lái xe uống rượu, bia; hậu quả tai nạn giao thông nguyên nhân từ rượu, bia; các quy định của pháp luật về xử phạt đối với người lái xe uống rượu, bia.

Đẩy mạnh tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện nếp sóng “văn hoá giao thông”, tự giác chấp hành các quy định cảu pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông, đưa văn hoá giao thông vào nội dung cuộc vận đọng “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” để tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện.

2.2 - Duy trì và tiếp tục đẩy mạnh thực hiện đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe mô tô, xe gắn máy (đặc biệt là đối với khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa); tuyên truyền, giáo dục, vận động người lớn tự giác đội mũ bảo hiểm cho trẻ em khi tham gia giao thông, sử dụng mũ bảo hiểm đảm bảo chất lượng, cài quai đúng quy cách; ngăn chặn học sinh, sinh viên chưa đủ tuổi, không có giấy phép lái xe điều khiển xe mô tô, xe gắn máy.

2.3 - Đẩy mạnh công tác giáo dục an toàn giao thông, nâng cao chất lượng giáo dục kiến thức an toàn giao thông trong trường học. Các trường học phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh thường xuyên nhắc nhở, giáo dục con em mình tự giác chấp hành quy tắc giao thông, đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, không điều khiển xe mô tô, xe gắn máy khi chưa đủ tuổi, không có giấy phép lái xe; hiệu trưởng các trường phải kiên quyết xử lý kỷ luật đối với học sinh, sinh viên chưa đủ tuổi, không có giấy phép lái xe điều khiển xe mô tô, xe gắn máy.

2.4 - Tăng cường công tác cứu hộ, cứu nạn, cấp cứu tai nạn giao thông. Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn về cấp cứu, nâng cao năng lực đáp ứng cấp cứu tai nạn giao thông cho cán bộ y tế; đào tạo kỹ năng cấp cứu ban đầu về chấn thương do tai nạn giao thông cho Cảnh sát giao thông, Thanh tra giao thông.

2.5 - Tăng cường quản lý hoạt động vận tải bằng ô tô. Thực hiện các biện pháp quản lý ngay tại bến xe, cương quyết không cho xuất bến với xe ô tô không bảo đảm các quy định liên quan đến phương tiện, người điều khiển phương tiện (đặc biệt là đối với xe ô tô mà người lái sử dụng rượu, bia). Tăng cùng kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp lái xe ô tô chở khách, xe ô tô tải vi phạm quy định về tốc độ; chỏ quá tải, quá số người quy định; đi không đúng làn đường; vi phạm quy định về thời gian lái xe; đón, trả khách không đúng nơi quy định; lái xe ô tô sử dụng rượu, bia. Nâng cao chất lượng kiểm định phương tiện giao thông; kiểm soát va xử lý ngiêm các trường hợp phương tiện giao thông lưu hành không đảm bảo an toàn, xe quá khổ, quá tải, xe hết niên hạn sử dụng. Quản lý chặt chẽ các xe xuất bến và đội ngũ lái xe, không để xảy ra nạn “xe dù bến cóc” trên địa bàn. Nâng cao chất lượng và năng lực vận chuyển hành khách trong dịp nghỉ lễ, tết, các kỳ thi đại hcọ, cao đẳng bảo đảm tuyệt đối an toàn.

Tăng cường quản lý hoạt động chỏ khách ngang sông; cương quyết đình chỉ hoạt động của các bến đò ngang trái phép, các phương tiện chở khách ngang sông không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, vi phạm về đăng kiểm, không trang bị đủ dụng cụ cứu sinh, cứu đắm người điều khiển phương tiện thuỷ không có chứngchỉ chuyên môn hoặc có bằng, chứng chỉ không phù hợp; tiếp tục đẩy mạnh vận động người đi đò tự giác mặc áo phao, sử dụng dụng cụ cứu sinh. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xa phải chịu trách nhiệm nếu xảy ra tai nạn đò ngang trên địa bàn quản lý do bến đò hoặc phương tiện không đủ các điều kiện an toàn, chỏ quá số người quy định, đò ngang không có đủ áo phao và phao cứu sinh.

2.6 - Tăng cường công tác tổ chức giao thông, nâng cao điều kiện an toàn của kết cấu hạ tầng giao thông. Rà soát, điều chỉnh hợp lý hệ thống báo hiệu đường bộ (đặc biệt là các biển báo liên quan đến tốc độ chạy xe trên đường). Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh. Triển khai quy hoạch hệ thống giao thông đo thị bến xe khách theo đúng quy định; Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng các bến xe, bãi đỗ xe tính theo quy hoạch của tỉnh.

Thường xuyên rà soát để phát hiện và xử lý kịp thời các “điểm đen” về tai nạn giao thông trên đường bộ. Thực hiện đồng bộ các biện pháp bảo vệ hành lang giao thông đường bộ, cương quyết không để phát sinh thêm điểm đấu nối trái phép vào đường bộ. Đẩy mạnh việc thực hiện Kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn giao thông đường bộ theo Quyết định số 1856/QĐ-TTg ngày 27/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ.

2.7 - Tăng cường công tác thanh tra, tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm. Kết hợp tốt việc xử lý vi phạm với việc tuyên truyền giáo dục để nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật trật tự an toàn giao thông trong nếp sống của mỗi người. Thực hiện tốt việc ký cam kết không vi phạm pháp luật trật tự an toàn giao thông trong cơ quan, đơn vị, trường học và nơi cư trú.

Kiên quyết cưỡng chế thi hành pháp luật trật tự an toàn giao thông, tập trung vào việc thực hiện ngay các biện pháp xử lý: người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm theo quy định của pháp luật; Chở quá số người cho phép, lạng lách, đánh võng, vượt đèn đỏ, không chấp hành hiệu lệnh của cảnh sát giao thông; Học sinh, sinh viên chưa đủ tuổi hoặch không có giấy phép lái xe điều khiển xe mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông; ô tô đã hết niên hạn sử dụng, xe tự chế 3,4 bánh; Các phương tiện thuỷ nội địa không đăng ký, không đăng kiểm an toàn kỹ thuật theo quy định của pháp luật; Các cơ sở tự lắp ráp, tự chế các loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và đường thuỷ nội địa trái phép; lái xe vi phạm pháp luật trật tự an toàn giao thông đến mức bị tạm giữ giấy phép lái xe từ 60 ngày trở lên; lái xe nghiệm ma tuý; lái xe khách chuyên nghiệp các hạng D,E nếu để xảy ra tai nạn giao thông đặc biệt ngiêm trọng hoặc chở khách quá số ghế quy định cho từng loại xe.

2.8 - Tăng cường quản lý về đào tạo, sát hạch lái xe. Đẩy mạnh thực hiện các biện pháp để nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe; tăng cường công tác giám sát các kỳ sát hạch lái xe. Tăng cường công tác giám sát các cơ sở y tế trong việc khám sức khoẻ cho người lái xe.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo cấp bằng, chứng chỉ chuyên môn thuyển viên, người lái phương tiện thuỷ và tổ chức đăng ký, đăng kiểm phương tiện thuỷ nội địa theo quy định.

III - TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1 - Các cấp, các ngành, các đoàn thể, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học xây dựng chương trình thực hiện Nghị quyết số 88/NQ-CP của Chính phủ và Kế hoạch của Uỷ ban nhân dân tỉnh. Đồng thời tổ chức triển khai thực hiện quyết liệt, tạo sự chuyển biến từ nhận thức đến việc chấp hành pháp luật trật tự an toàn giao thông đối với từng đown vị, từng cá nhân cán bộ, công chức và nhân dân các dân tộc trong toàn tỉnh. Yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên, nhân viên gương mẫu không uống rượu, bia trước khi lái xe; đồng thời ban hành quy định của cơ quan, đơn vị về không uống rượu, bia trong giờ làm việc, giờ nghie trưa; xử lý kỷ luật nghiêm người vi phạm, không phân biệt là cán bộ hay nhân viên.

2 - Ban An toàn giao thông tỉnh:

- Chủ động tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh cso những giải pháp toàn diện, hiệu quả nhằm tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn toàn tỉnh.

- Tổ chức triển khai và đôn đốc các cấp, các ngành thực hiện các nhiệm vụ, biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh.

- Tổ chức đoàn công tác liên ngành để kiểm tra công tác trật tự an toàn giao thông của các huyện, thành phố, dánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ của ban An toàn giao thông các huyện, thành phố, các cơ quan, đơn vị, trường học về việc chấp hành các quy định bảo dảm trật tự an toàn giao thông, nhất là việc tăng cường phòng chống và kiểm soát người điều khiển phương tiện cơ giới sử dụng rượuc, bia.

- Tổng kết, sơ kết, báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh và Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia về tình hình thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh.

- Phối hợp với Sở Nội vụ trong việc tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh kiện toàn Ban An toàn giao thông tỉnh. Rà soát, sửa đổi quy chế hoạt động của ban An toàn giao thông tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

3 - Công an tỉnh:

- Tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm minh, kiên quyết các trường hợp vi phạm pháp luật trật tự an toàn giao thông. Bố trí lực lượng cảnh sát giao thông trật tự thường xuyên có mặt tại những điểm giao thông phức tạp. Huy động lực lượng, tăng cường trang thiết bị kiểm tra nồng độ cồn, tổ chức các đợt cao điểm kiểm tra, xử lý đối với người điều khiểm phương tiện sử dụng rượu, bia (tập trung tại khu vực có nhiều người lái xe uống rượu, bia).

- Tăng cường công tác tuần lưu trên các đường bộ quan trọng; từng bước áp dụng công nghệ mới trong công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm; thực hiện các biện pháp chống tiêu cực trong lực lượng cảnh sát.

- Phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Sở Y tế kiểm tra thường xuyên và đột xuất các lái xe ô tô, đặc biệt là lái xe ô tô chở khách để phát hiện các đối tượng lái xe nghiện ma tuý và các chất kích thích khác, có biện pháp xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật. Kiên quyết thu hồi giấy phép lái xe của những lái xe nghiệm ma túy.

- Huy động lực lượng Công an xã, phương, thị trấn thực hiện công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông và xử lý vi phạm pháp luật trật tự an toàn giao thông trên địa bàn.

- Thực hiện có hiệu quả Thông tư số 38/2010/TT-BCA ngày 12/10/2010 của Bộ Công an, quy định việc thông báo người có hành vi vi phậm pháp luật về trật tự an toàn giao thông.

- Chỉ đạo lực lượng Cảnh sát phối hợp với Thanh tra giao thông, chính quyền địa phương ngăn chặn, xử lý nghiêm minh đối với hành vi xâm hại công trình giao thông.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính ban hành quy định chế độ kiểm tra, giám sát các chủ xe cơ giới, các doanh nghiệp bảo hiểm trong việc chấp hành chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Xử lý nghiêm các chủ xe cơ giới, doanh nghiệp vi phạm chế độ bảo hiểm bắt buộc.

4 - Sở Giao thông vận tải:

- Chỉ đạo thực hiện tốt công tác quản lý, bảo trì công trình giao thông. Phối hợp với Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố kiểm tra xử lý các vi phạm pháp luật về bảo vệ công trình giao thông, hành lang giao thông, tổ chức giải toả hành lang giao thông.

- Kiểm tra rà soát, bổ sung, điều chỉnh kịp thời hệ thống biển báo hiệu trên đường bộ. Xác định các “điểm đen”, xây dựng kế hoạch, phương án xử lý các “điểm đen” trên đường bộ.

- Tổ chức thống kê, phân loại và xử lý các đường đấu nối trái phép vào hệ thống quốc lộ trên địa bàn được giao quản lý.

- Nâng cao chất lượng công tác kiểm định an toàn kỹ thuật phương tiện cơ giới đường bộ và đường thuỷ nội địa.

- Tăng cường quản lý nhà nước về vận tải đường thuỷ; đào tạo cấp bằng, chứng chỉ chuyên môn cho thuyền viên và người lái phương tiện.

- Nâng cao hơn nữa chất lượng đào toạ, sát hạch cấp giấy phép lái xe. Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và xã hội kiểm tra chất lượng đào tạo lái xe cơ giới đường bộ tại các cơ sở đào tạo lái xe. Xử lý nghiêm những cán bộ, công chức có hành vi tiêu cực trong việc đào tạo, cấp đổi và sát hạch cấp giấy phép lái xe, bằng, chứng chỉ cho thuyền viên, người lái phương tiện thuỷ; đăng ký, đăng kiểm.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh tăng cường biên chế, trang thiết bị cho lực lượng Thanh tra giao thông vận tải. Chỉ đạo lực lượng Thanh tra giao thông tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền.

5- Sở Giáo dục và Đào tạo:

- Chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục kiến thức an toàn giao thông trong hệ thống nhà trường theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 52/2007/CT-BGDĐT ngày 31/8/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Có biện pháp xử lý đối với học sinh, sinh viên chưa đủ tuổi hoặc không có giấy phép lái xe điều khiển xe mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông.

- Quy định nội dung tuyên truyền pháp luật trật tự an toàn giao thông vào giờ chào cờ đầu tuần, sinh hoạt lớp, sinh hoạt đoàn, đội. Quy định việc xét điểm hạnh kiểm đối với học sinh, sinh viên vi phạm pháp luật trật tự an toàn giao thông và trách nhiệm của Hiệu trưởgn các trường trong việc học sinh thực hiện các quy định về bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

6 - Sở Thông tin và Truyền thông:

Chủ trì phối hợp với Báo Hà Giang, Đài Phát thanh truyền hình tỉnh có kế hoạch cụ thể, huy động các lực lượng cơ quan, đon vị làm nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền giáo dục pháp luật trật tự an toàn giao thông hàng tháng, quý, năm và tổ chức thực hiện. Tổ chức biên tập tài liệu tuyên truyền, sáng tác mẫu tranh cổ động, nội dung khẩu hiệu, panô áp phích tuyên truyền gửi cơ sở.

Phối hợp với Uỷ ban mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh và các đoàn thể đưa nội dung bảo đảm trật tự an toàn giao thông vào cuộc vận động toàn dân xây dựng đời sống văn hoá.

7 - Báo Hà Giang, Đài Phát thanh truyền hình tỉnh:

Duy trì chuyên trang, chuyên mục an toàn giao thông trên Báo Hà Giang, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, hàng ngày thông tin về tình hình trật tự an toàn giao thông trong toàn tỉnh. Xây dựng phóng sự về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, nêu gương người tốt, việc tốt đồng thời phê phán những hiện tượng vi phạm trật tự an toàn giao thông.

8 - Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố:

- Thường xuyên rà soát, kiên toàn Ban an toàn giao thông đủ năng lực hoạt động.

- Tổ chức quán triệt và thực hiện Nghị quyết số 88/NQ-CP của Chính phủ; Xây dựng chương trình cụ thể thực hiện Kế hoạch của Uỷ ban nhân dân tỉnh và tổ chức triển khai đến các xã, phường thị trấn và toàn thể nhân dân.

- Chỉ đạo Đài phát thanh truyền hình huyện, thành phố tăng cường tuyên truyền công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn.

- Tổng hợp chính xác số phương tiện chưa đăng ký, đăng kiểm, số người có xe mô tô mà chứa có giấy phép lái xe và xây dựng kế hoạch phối hợp với các ngành chức năng tổ chức các lớp đào tạo và sát hạch cấp giấy phép lái xe tại cơ sở theo quy định.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng, cơ quan quản lý đường bộ tổ chức tổng điều tra, rà soát các trường hợp vi phạm về hành lang giao thông trên tất cả các tuyến đường thuộc địa phận hành chính quản lý; cưỡng chế, phá dỡ các công trình trái phép trên đất hành lang giao thông.

- Uỷ ban nhân dân các huyện Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên, Bắc Mê: Phối hợp với các cơ quan chức năng quản lý chặt chẽ các bến đò khách, đò chở khách trên địa bàn huyện quản lý. Tổ chức cho các chỉ đò đăng ký hành nghề và thực hiện đúng các quy định của Nhà nước. Thường xuyên tổ chức kiểm tra giám sát, kiên quyết đình chỉ các bến, các đò thuyền không đủ tiêu chuiẩn an toàn, thiếu thiết bị cứu sinh theo quy định.

9 - Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư:

Tham mưu đề xuất với uỷ ban nhân dân tỉnh cân đối, bố trí ngân sách, kinh phí xử lý các “điểm đen” trên đường bộ thuộc tỉnh quản lý; kinh phí phục vụ công tác tuyên truyền pháp luật trật tự an toàn giao thông.

10 - Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Công thương:

Thực hiện biện pháp cấp bách ngăn chặn việc sản xuất, lưu thông, buôn bán mũ bảo hiểm không bảo đảm quy chuẩn, chất lượng; phối hợp với chính quyền địa phương tăng cường kiểm tra chất lượng mũ bảo hiểm của các đại lya, cửa hàng bán mũ bảo hiểm trên địa bàn tỉnh, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm.

11 - Sỏ Y tế:

Chỉ đạo, kiểm tra việc khám và cấp giấy chứng nhận sức khoẻ cho người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ đảm bảo đúng quy định của Bộ Y tế. Có biện pháp quản lý, kiểm tra và kiên quyết xử lý những cán bộ, công chức có hành vi vi pạhm trong việc khám và cấp giấy chứng nhận sức khoẻ không đúng quy định. Tăng cường đội ngũ y, bác sỹ và cơ sở vật chất tại Bệnh viện đa khoa tỉnh, Bệnh viện các huyện để phục vụ công tác sơ cấp cứu và điều trị cho người bị tai nạn giao thông; tổ chức tập huấn, phổ biến kiến thức cấp cứu người bị tai nạn giao thông.

12 - Thủ trưởng các cơ quan Nhà nước, các tổ chức, các đoàn thể, các doanh nghiệp:

Có trách nhiệm triển khai thực hiện nghiêm túc việc học tập Luật Giao thông đường bộ, Luật Giao thông đường thuỷ nội địa; giáo dục cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân lao động và các thành viên trong tổ chức của mình gương mẫu chấp hành pháp luật trật tự an toàn giao thông. Tổ chức kiểm điểm, giáo dục đối với các đối tượng vi phạm về trật tự an toàn giao thông. Không xét các danh hiệu thi đua khen thưởng với mọi hình thức đôic với những người vi phạm pháp luật trật tự an toàn giao thông.

13 - Đề nghị Uỷ Ban mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh và các đoàn thể tỉnh:

Uỷ ban mặt trận tổ quốc Việt nam tỉnh: Xây dựng Kế hoạch và tổ chức thường xuyên các chương trình tuyên truyền, vận động sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân chấp hành pháp luật trật tự an toàn giao thông, tích cực hưởng ứng hoạt động “Phòng, chống người lái xe uống ruợu, bia”, gắn các chỉ tiêu bảo đảm trật tự an toàn giao thông vào phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá trên địa bàn dân cư.

Tỉnh đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh: Quy định việc phổ biến nội dung pháp luật trật tự an toàn giao thông trong các buổi sinh hoạt thường kỳ. nêu cao vai trò của đoàn, đội trong việc giáo dục ý thức tự giác chấp hành pháp luật trật tự an toàn giao thông của các Đoàn viên, Đội viên. Tổ chức các đội thanh niên tình nguyện, các buổi toạ đàm, giao lưu văn hoá, văn nghệ để huy động đông đảo lực lượng đoàn viên, thanh niên gương mẫu tham gia các hoạt động tuyên truyền, giữ gìn trật tự an toàn giao thông.

Liê đoàn Lao động, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu Chiến binh tỉnh: Tổ chức tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên gương mẫu chấp hành pháp luật trật tự an toàn giao thông, tích cực hưởng ứng hoạt động “Phòng, chống người lái xe uống rượu, bia” và đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy; đưa vào tiêu chí bình xét thi đua khen thưởng hàng năm.

Căn cứ Kế hoạch này, các cấp, các ngành, các đơn vị tổ chức khẩn trương và nghiêm túc triển khai thực hiện, báo cáo kết quả về Uỷ ban nhân dân tỉnh và Thường trực Ban An toàn giao thông tỉnh vào ngày 30 tháng cuối quý./.

 

 

Nơi nhận:
- Uỷ ban ATGT quốc gia;
- TTr Tỉnh uỷ;
- TTr HĐND tỉnh;
- TTr UBND tỉnh;
- TTr Ban ATGT tỉnh
- UBMTTQ tỉnh và các đoàn thể tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành tỉnh;
- TTr các Huyện uỷ, Thành uỷ;
- TTr HĐND, UBND các huyện, thành phố;
- Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh;
- VP Ban ATGT tỉnh;
- Lưu: VT,CV.

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Nguyễn Minh Tiến