Kế hoạch 107/KH-UBND năm 2012 thực hiện Nghị Quyết 11-NQ/TU về xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là trung tâm y tế chuyên sâu khu vực miền Trung và cả nước giai đoạn 2011 - 2015, tầm nhìn đến năm 2020
Số hiệu: 107/KH-UBND Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế Người ký: Ngô Hòa
Ngày ban hành: 20/12/2012 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Y tế - dược, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THA THIÊN HU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 107/KH-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 20 tháng 12 năm 2012

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 11-NQ/TU NGÀY 26/3/2012 CỦA TỈNH ỦY VỀ XÂY DỰNG THỪA THIÊN HUẾ XỨNG TẦM LÀ TRUNG TÂM Y TẾ CHUYÊN SÂU CỦA KHU VỰC MIỀN TRUNG VÀ CẢ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2012 - 2015 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020

Thực hiện Nghị Quyết số 11-NQ/TU ngày 26 tháng 3 năm 2012 của Tỉnh ủy về xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là Trung tâm y tế chuyên sâu của khu vực miền Trung và cả nước giai đoạn 2012 - 2015 và tầm nhìn đến năm 2020, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết 11-NQ/TU ngày 26/3/2012 của Tỉnh ủy với những nội dung chủ yếu sau:

I. MỤC TIÊU

Huy động mọi nguồn lực để xây dựng đồng bộ các thiết chế y tế hiện đại; phát huy lợi thế về đội ngũ cán bộ y tế để xây dựng hoàn thiện Trung tâm Y tế chuyên sâu của khu vực miền Trung và cả nước, trở thành thương hiệu quốc gia và quốc tế, bao gồm cả nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, ứng dụng các thành tựu tiên tiến trong công tác khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân gắn với đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho khu vực miền Trung và cả nước.

II. CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU

 

 

Năm 2015

Năm 2020

1.

Số bác sỹ/vạn dân:

13,0

15,0

2.

Số dược sỹ đại học/vạn dân:

1,8

2,2

3.

Tỷ lệ thôn, bản có nhân viên y tế:

98%

> 98%

4.

Số lượng cán bộ y tế được đào tạo trình độ đại học hàng năm:

2.300

3.000

5.

Số lượng cán bộ có học hàm, học vị:

 

 

 

- Số lượng giáo sư, phó giáo sư:

90 - 100

120 - 130

 

- Số lượng thạc sĩ; bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa I:

800 - 850

900 - 950

 

- Số lượng tiến sĩ; bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa II:

230 - 250

250 - 280

6.

Số chuyên gia y tế đầu ngành ở các lĩnh vực mũi nhọn:

15 - 20

20 - 30

7.

Số giường bệnh/vạn dân:

42,0

45,0

8.

Tuổi thọ trung bình của người dân:

73,0

75,0

9.

Hoàn thành phục hồi Thái y viện vào năm 2015

10.

Hoàn thành đưa vào sử dụng Bệnh viện Quốc tế trước năm 2015

11.

Hoàn thành xây dựng Trung tâm kiểm nghiệm thuốc, thực phẩm, mỹ phẩm vào năm 2015

12.

Xây dựng Trường Đại học Y Dược Huế trở thành Đại học Khoa học sức khỏe vào năm 2020

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Huy động mọi nguồn lực để đầu tư hoàn thiện, đồng bộ các thiết chế Trung tâm y tế chuyên sâu:

a) Xây dựng Bệnh viện Trung ương Huế theo hướng Trung tâm Y học cao cấp, ngang tầm khu vực và quốc tế:

- Tiếp tục tranh thủ mọi nguồn lực tập trung đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thiện cơ sở hạ tầng và đầu tư trang thiết bị hiện đại; tăng cường năng lực quản lý chất lượng bệnh viện theo tiêu chuẩn ISO, quản lý bệnh viện bng công nghệ thông tin, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, cung ứng dịch vụ kthuật chất lượng cao với phương châm người bệnh là trung tâm; phát huy vai trò xã hội hóa công tác y tế trong sự phát triển toàn diện; xây dựng Bệnh viện Trung ương Huế xứng tầm bệnh viện hạng đặc biệt, hạt nhân Trung tâm y tế chuyên sâu miền Trung và của cả nước, phấn đấu ngang tầm khu vực và quốc tế.

Để hoàn thành mục tiêu trên, Bệnh viện Trung ương Huế tập trung ưu tiên phát triển nhiều kỹ thuật chẩn đoán và điều trị chuyên sâu mang tính mũi nhọn; phát triển các dịch vụ y tế kỹ thuật cao trong khám và chữa bệnh chuyên sâu, đặc biệt là quan tâm đến các lĩnh vực:

+ Trong lĩnh vực tim mạch: Củng cố các kỹ thuật đã triển khai, phát triển thêm 50 kỹ thuật mới, hàng năm phẫu thuật tim cho 1.500 trường hợp; chụp, nong, đặt stent mạch vành, shockwave điều trị thiếu máu cơ tim mạn cho 500 trường hợp.

+ Trong lĩnh vực ghép tạng: Tiếp tục triển khai ghép tim, thận, phổi, gan, giác mạc, ghép khối tim phổi, ghép tụy; ghép tế bào gốc điều trị các bệnh máu ác tính, ung thư, bệnh lý tim mạch và một số bệnh lý khác.

+ Trong lĩnh vực ngoại sản: Tiếp tục củng cố các kỹ thuật đã thực hiện, phấn đấu triển khai 50 - 60 kỹ thuật mới, tiên tiến ngang tầm khu vực và quốc tế. Triển khai mạnh các kỹ thuật nội soi, hoàn thiện các kỹ thuật vi phẫu, phẫu thuật thẩm mỹ.

+ Trong lĩnh vực nội nhi, hồi sức cấp cứu: Tiếp tục củng cố các kthuật đã thực hiện, phối hợp với các chuyên khoa liên quan triển khai 30 - 40 công trình mới, áp dụng trong điều trị chất lượng cao.

+ Trong lĩnh vực ung thư: Tập trung đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng cơ sở hạ tầng và trang thiết bị; quản lý, sử dụng cơ sở mới đồng bộ, hiện đại một cách có hiệu quả.

+ Trong lĩnh vực cận lâm sàng: Củng cố các kỹ thuật thường quy trong chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng, nội soi; chủ động và phối hợp triển khai các kỹ thuật can thiệp cao cấp như: TOCE trong điều trị u gan, điều trị u xơ tử cung; can thiệp tắt mạch trong xuất huyết, hút máu tụ trong não, tiêm chất tan huyết điều trị huyết khối tai biến mạch máu não, can thiệp mạch não; xây dựng các Labo đạt tiêu chuẩn ISO 15189 đáp ứng nhu cầu phát triển kỹ thuật cao trong toàn bệnh viện.

- Tiếp tục đổi mới công tác tổ chức bộ máy và cán bộ phù hợp với xu thế phát triển của bệnh viện:

+ Xây dựng chức năng, nhiệm vụ cụ thể cho từng khoa, phòng, trung tâm phù hợp với xu thế phát triển của Trung tâm y học cao cấp; quan tâm đào tạo đội ngũ cán bộ, viên chức các lĩnh vực mũi nhọn. Tập trung củng cố kiện toàn tổ chức bộ máy, thành lập mới các Trung tâm: Ung bướu, Nhi khoa, Sản Phụ khoa, Răng Hàm Mặt, Y học hạt nhân, Điều phối ghép tạng và bảo quản mô ghép, Bảo trì trang thiết bị y tế hiện đại...

+ Xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ giỏi, phẩm chất đạo đức tốt, năng lực quản lý chuyên nghiệp, khoa học; tăng cường gửi cán bộ đào tạo tại các nước có nền y học tiên tiến để tiếp thu các kỹ thuật mới theo chương trình nước ngoài; quan tâm chế độ chính sách cho cán bộ, xây dựng chính sách thu hút các chuyên gia đầu ngành.

- Đẩy mạnh công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học:

+ Công tác đào tạo: Chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phù hợp với trình độ kỹ thuật chuyên sâu, mũi nhọn với phương thức: Đào tạo tại chỗ, đào tạo trong nước và nước ngoài, đào tạo sau đại học để tăng nguồn nhân lực có học hàm học vị cao, đào tạo theo ê kíp để triển khai các kỹ thuật mới; tiếp tục thực hiện tốt Đề án 1816 của Bộ Y tế. Phát huy hiệu quả Trung tâm đào tạo, phối hợp với Trường Đại học Y Dược Huế, Trường Cao đẳng Y tế Huế trong đào tạo cán bộ đại học và sau đại học, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

+ Nghiên cứu khoa học: Củng cố các Hội đồng khoa học, thực hiện nhiều đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp tỉnh; tiếp tục hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để các nhà khoa học phát huy khả năng, sở trường trong việc mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học; nâng cao chất lượng sinh hoạt khoa học chuyên đề, tổ chức các hội thảo quốc gia và quốc tế...

+ Mở rộng và tăng cường hiệu quả hợp tác quốc tế: Tiếp tục duy trì, mở rộng, phát triển quan hệ hợp tác quốc tế đã có, tăng cường các mối quan hệ mới, củng cố đội ngũ cán bộ có đủ năng lực chuyên môn và ngoại ngữ để đẩy mạnh khả năng hợp tác và phát triển các chương trình, dự án nước ngoài đầu tư vào bệnh viện.

- Xây dựng bệnh viện mô hình bệnh viện vệ tinh:

Xây dựng và thực hiện đề án Bệnh viện vệ tinh khu vực miền Trung - Tây Nguyên theo phân công của Bộ Y tế; phối hợp với Sở Y tế triển khai thực hiện mô hình bệnh viện vệ tinh trong công tác khám, chữa bệnh, đào tạo và chuyển giao kỹ thuật cho Bệnh viện đa khoa tnh; tăng cường cán bộ chuyên môn giúp các địa phương làm tốt công tác khám, chữa bệnh, chuyển giao kỹ thuật cho các bệnh viện thuộc tỉnh.

b) Xây dựng Trường Đại học Y Dược Huế trở thành Đại học khoa học Sức khỏe đa ngành (trong đó có 6 - 7 trường đại học thành viên), đại học trọng điểm của quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực y tế, đào tạo và liên kết đào tạo quốc tế:

- Phát triển đội ngũ cán bộ viên chức đáp ứng với một Đại học Sức khỏe đa ngành, đa lĩnh vực; nâng cao chất lượng đào tạo đại học và sau đại học đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của xã hội, sự phát triển của ngành, địa phương và khu vực.

- Tăng cường sự gắn kết giữa nghiên cứu khoa học và đào tạo, nghiên cứu khoa học và khám chữa bệnh, phục vụ cộng đồng. Xây dựng trung tâm tư vấn chuyển giao khoa học công nghệ y học mang tầm khu vực và trong cả nước. Xây dựng các Viện, các trung tâm nghiên cứu và sản xuất thử nghiệm trực thuộc Trường và Bệnh viện trường. Đầu tư trang thiết bị hiện đại cho Viện Y Sinh học (Viện Y Sinh học Carlo Urbani) để thực hiện các kỹ thuật Labo hiện đại ngang tầm khu vực và quốc tế; nghiên cứu thành lập Học viện Y Dược cổ truyền Huế trên cơ sở Khoa Y học cổ truyền của Trường với Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh; phối hợp với Sở Y tế, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch hình thành Thái Y viện để phục vụ du lịch (là đơn vị trực thuộc Học viện Y Dược cổ truyền Huế).

- Xây dựng Bệnh viện Trường thành Bệnh viện thực hành cho sinh viên đại học và sau đại học, là Trung tâm Trường - Viện theo mô hình các nước tiên tiến trên thế giới và là cơ sở nghiên cứu khoa học của cán bộ. Đầu tư phát triển Bệnh viện Trường trở thành Bệnh viện đa khoa hạng I với quy mô 600 giường vào năm 2015 và 800 giường vào năm 2020, có hệ thống tổ chức hoàn thiện, tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO, nhân lực chuyên sâu, trình độ cao, trang thiết bị hiện đại, ngang tầm với các nước phát triển trên thế giới.

- Nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, xây dựng Trường thành một trung tâm phổ biến học thuật y học, trao đổi nghiệp vụ với các tổ chức, cơ sở đào tạo y khoa trong khu vực và trên thế giới; tìm kiếm nguồn lực trong và ngoài nước để xây dựng Trung tâm Trường - Viện thứ 2 tại khu đô thị An Vân Dương.

c) Tiếp tục hoàn thiện hệ thống y tế địa phương trên cả 3 lĩnh vực: Phòng bệnh; khám, chữa bệnh; bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe:

- Trung tâm kiểm nghiệm Thuốc - Mỹ phẩm - Thực phẩm: Tiếp tục đầu tư nâng cấp toàn diện cơ sở vật chất, hiện đại hóa, đồng bộ hóa trang thiết bị và đào tạo cán bộ theo quy hoạch Trung tâm Y tế chuyên sâu Huế; xây dựng các Labo đạt tiêu chuẩn GLP và ISO/IEC 17025:2005 trên 3 lĩnh vực dược, hóa, sinh học; phát triển các kthuật cao trong công tác kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm; phối hợp với Trường Đại học Y Dược Huế và Trường Cao đẳng Y tế Huế trong đào tạo, nghiên cứu khoa học; phối hợp và hỗ trợ các tỉnh trong khu vực trong lĩnh vực kiểm nghiệm.

- Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh:

+ Kiện toàn tổ chức và từng bước phát triển hệ thống y tế dự phòng của tỉnh theo hướng chuyên khoa sâu, hiện đại, đủ khả năng đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao về bảo vệ sức khỏe nhân dân và vệ sinh môi trường.

+ Đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất và trang thiết bị, phát triển nguồn nhân lực theo Chuẩn quốc gia về y tế dự phòng, đảm bảo đủ năng lực triển khai thực hiện các kỹ thuật chuyên ngành: Trong phòng, chống dịch; kiểm dịch y tế; vệ sinh lao động và triển khai các chương trình vệ sinh y tế; phối hợp với Trường Đại học Y Dược Huế và Trường Cao đẳng Y tế Huế trong đào tạo chuyên ngành y tế cộng đồng, tiếp tục phát triển thành Trung tâm Y tế dự phòng của khu vực Bắc miền Trung.

- Bệnh viện Đa khoa tỉnh: Xây dựng và phát triển Bệnh viện Đa khoa tnh theo hướng là bệnh viện đa khoa chất lượng cao với trang thiết bị hiện đại có nhiệm vụ cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh chất lượng cao, là đơn vị kỹ thuật cao trong hệ thng y tế địa phương vừa làm nhiệm vụ khám chữa bệnh, đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, chỉ đạo tuyến về chuyên môn kỹ thuật trong lĩnh vực điều trị, vừa thực hiện nhiệm vụ tăng cường cán bộ kỹ thuật cho tuyến y tế cơ sở, đồng thời là bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện Trung ương Huế, bệnh viện thực hành của Trường Đại học Y Dược Huế.

- Bệnh viện Đa khoa Chân Mây: Là bệnh viện đa khoa cấp tỉnh, có nhiệm vụ cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh cho Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, Đô thị Chân Mây và các huyện phía Nam của tỉnh, bảo đảm công tác cấp cứu, khám chữa bệnh cho nhân dân, cán bộ, công nhân, khách du lịch, chuyên gia trong và ngoài nước làm việc và sinh sống trong khu vực; nghiên cứu khoa học, đào tạo và hợp tác quốc tế.

- Bệnh viện Y học Cổ truyền:

+ Đầu tư phát triển Bệnh viện Y học cổ truyền (YHCT) tỉnh là bệnh viện chuyên khoa hạng II với quy mô 200 giường vào năm 2015 và 300 giường vào năm 2020; nghiên cứu trên cơ sở Khoa Y học cổ truyền của Trường Đại học Y Dược Huế và Bệnh viện YHCT tỉnh thành lập Học viện Y Dược cổ truyền Huế (đồng thời là của khu vực miền Trung).

+ Nghiên cứu đầu tư xây dựng cơ sở 2 của Bệnh viện YHCT tại khu vực Chân Mây - Lăng Cô, ngoài nhiệm vụ khám chữa bệnh, còn thực hiện chức năng chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức việc kết hợp y học cổ truyền trong điều dưỡng, nghỉ ngơi, phục hồi chức năng cho khách du lịch tại khu du lịch Lăng Cô, Bạch Mã.

+ Phối hợp với Trường Đại học Y Dược Huế và ngành du lịch tchức Thái Y viện (là đơn vị trực thuộc Học viện Y Dược cổ truyền Huế) để nghiên cứu phổ biến các bài thuốc cổ truyền đã sử dụng trong cung đình phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của khách du lịch và nhân dân.

- Bệnh viện Điều dưỡng - Phục hồi chức năng: Đầu tư xây dựng và phát trin Bệnh viện Điều dưỡng - Phục hồi chức năng tỉnh có quy mô 100 giường bệnh theo hướng cung cấp các dịch vụ chăm sức sức khỏe, điều dưỡng, phục hồi chức năng theo nhu cầu của xã hội.

- Bệnh viện Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Mắt Huế: Tiếp tục nâng cấp, hiện đại hóa cơ sở vật chất và trang thiết bị; tăng cường đào tạo và bổ sung, phát triển đội ngũ cán bộ y tế chuyên sâu, cán bộ y tế chất lượng cao; tích cực trin khai các kỹ thuật mới trong điều trị, duy trì qui mô giường bệnh ở mức 50 giường như hiện nay đến năm 2020; phối hợp Trường Đại học Y Dược Huế và Trường Cao đẳng Y tế Huế trong công tác đào tạo chuyên ngành.

- Trung tâm vận chuyển cấp cứu 115: Xây dựng Trung tâm vận chuyển cấp cứu 115 có trang thiết bị hiện đại, có khả năng đáp ứng kịp thời và đy đủ các yêu cầu y tế khẩn cấp trong mọi tình huống như thiên tai, thảm họa, thương vong, ngộ độc hàng loạt trên địa bàn dân cư, vùng biển đảo cũng như vùng miền núi và các vùng lân cận, đáp ứng kịp thời các yêu cầu chi viện y tế đột xuất phục vụ an ninh và quc phòng.

- Tiếp tục phát triển, hoàn thiện hệ thống y tế địa phương theo Quyết định số 2973/2008/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2008 của UBND tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch hệ thống y tế địa phương giai đoạn 2008 - 2020, tạo cơ hội thuận lợi cho mọi người dân được bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe với chất lượng ngày càng cao, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, phát triển đồng thời y tế phổ cập và y tế chuyên sâu.

2. Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, hiện đại hóa các trang thiết bị kỹ thuật, phương tiện hiện đại:

(Có Phụ lục kèm theo)

3. Tăng cường công tác đào tạo nâng cao nguồn nhân lực y tế các tuyến:

- Bệnh viện Trung ương Huế: Xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ giỏi, phẩm chất đạo đức tốt, năng lực quản lý chuyên nghiệp, khoa học; tăng cường đào tạo đội ngũ chuyên gia đầu ngành, lựa chọn đào tạo cán bộ ở các nước có nền y học tiên tiến, tiếp thu các kỹ thuật mới; xây dựng chính sách thu hút các chuyên gia giỏi; tiếp tục thực hiện Đề án 1816, tăng cường bác sỹ cho tuyến dưới, hỗ trợ các Bệnh viện vệ tinh, làm tốt công tác khám, chữa bệnh và chuyển giao kthuật mới cho các bệnh viện thuộc tỉnh.

- Trường Đại học Y Dược Huế: Nâng cao chất lượng đào tạo đại học và sau đại học, phù hợp của chương trình với nhu cầu phát triển ngành, địa phương và khu vực; mở rộng các loại hình đào tạo các chuyên ngành; đào tạo chính qui và liên thông trong lĩnh vực khoa học sức khỏe, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của xã hội và sự phát triển của ngành, địa phương và khu vực; đào tạo và liên kết đào tạo quốc tế.

- Sở Y tế: Tăng cường công tác đào tạo và nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ y tế, đảm bảo đủ và phân bổ hợp lý cho các tuyến; đẩy mạnh đào tạo sau đại học có chất lượng cho tuyến tỉnh và tuyến huyện, nhất là các cán bộ phụ trách khoa, phòng; tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ y tế chuyên sâu, cán bộ y tế chất lượng cao; đa dạng các loại hình đào tạo như đào tạo theo địa chỉ, đào tạo bác sỹ hệ liên thông, nâng cao chất lượng công tác đào tạo nhân viên y tế thôn/bản/tổ dân phố đủ điều kiện về chuyên môn để đáp ứng nhu cầu, đặc biệt ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.

4. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác y tế:

Đẩy mạnh xã hội hóa công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, đóng góp phát triển ngành y tế và các hoạt động chăm sóc sức khỏe dưới nhiều hình thức khác nhau, tăng cường thu hút đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước vào các lĩnh vực, hoạt động y tế.

- Tạo điều kiện cho các cơ sở y tế ngoài công lập phát triển ngang tầm khu vực, góp phần cùng với hệ thống y tế công lập phục vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân.

5. Xây dựng các chính sách phù hợp để phát triển ngành y tế:

- Nghiên cứu, ban hành chính sách nhm đẩy mạnh xã hội hóa và thu hút các ngun đầu tư cho y tế, đặc biệt các dự án đầu tư về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, các dự án dài hạn, kỹ thuật cao; chính sách trọng dụng và thu hút các cán bộ y tế, chuyên gia giỏi về công tác tại địa phương

- Xây dựng cơ chế thích hợp để tăng cường liên kết với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước; mở các lớp đào tạo chất lượng cao, đặc biệt là đào tạo sau đại học, đào tạo chuyên gia đầu ngành nhằm triển khai có hiệu quả các kỹ thuật mới, các ngành mũi nhọn, chuyên khoa sâu.

6. Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, đẩy mạnh công tác cải cách hành chính trong lĩnh vực y tế:

- Tiếp tục đổi mới tư duy trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của lãnh đạo cơ quan Đảng các cấp, đề cao vai trò của chính quyền các cấp trong sự nghiệp phát triển y tế trên địa bàn tỉnh; tạo điều kiện thuận lợi nhất để đẩy nhanh việc xây dựng, phát triển Trung tâm y tế chuyên sâu.

- Tăng cường sự phối hợp, hỗ trợ, giúp đỡ của các Bộ, ngành Trung ương về quy hoạch, kế hoạch và các điều kiện phát triển.

- Nâng cao năng lực quản lý nhà nước một cách toàn diện về các hoạt động y tế trên các lĩnh vực Y, Dược, trang thiết bị..., nâng cao năng lực quản lý, hoạch định chính sách, lập quy hoạch, kế hoạch cho cán bộ quản lý y tế các tuyến, đặc biệt trong quản lý bệnh viện, kinh tế y tế...

- Đẩy mạnh cải cách hành chính trên cả 4 lĩnh vực: Cải cách thể chế; cải cách tổ chức bộ máy hành chính; đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức và cải cách tài chính công. Chuẩn hóa các quy trình chuyên môn; xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO, chú trọng cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

- Ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương và các nguồn hợp pháp khác.

- Huy động nhiều nguồn lực; tranh thủ ngân sách Trung ương cho các dự án lớn, nguồn tín dụng ưu đãi; trái phiếu chính phủ; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI và vốn tài trợ, vốn vay ưu đãi song phương và đa phương ODA; nguồn vốn đầu tư từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

V. PHÂN CÔNG THỰC HIỆN

1. SY tế:

Là cơ quan đầu mối theo dõi việc thực hiện kế hoạch, phối hợp với Bệnh viện Trung ương Huế, Trường Đại học Y Dược Huế, các sở, ban, ngành liên quan tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch thuộc phạm vi quản lý; chủ động triển khai các nội dung, chương trình, dự án trong kế hoạch thuộc thẩm quyền; theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện kế hoạch, định kỳ 6 tháng/năm tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

2. Bệnh viện Trung ương Huế:

Phối hợp với Sở Y tế, Trường Đại học Y Dược Huế, các sở, ban, ngành liên quan tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch thuộc phạm vi quản lý; chủ động triển khai các nội dung, chương trình, dự án trong kế hoạch thuộc thẩm quyền, định kỳ báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Y tế để tổng hợp).

3. Trường Đại học Y Dược Huế:

Phối hợp với Sở Y tế, Bệnh viện Trung ương Huế, các sở, ban, ngành liên quan tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch thuộc phạm vi quản lý; chủ động triển khai các nội dung, chương trình, dự án trong kế hoạch thuộc thẩm quyền, định kỳ báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Y tế để tổng hợp).

4. Sở Tài chính:

Tham mưu, đề xuất UBND tỉnh bố trí nguồn lực để thực hiện kế hoạch phù hợp khả năng ngân sách của địa phương; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc sử dụng kinh phí theo các quy định hiện hành.

5. Sở Kế hoạch & Đầu tư:

Tham mưu, đề xuất UBND tỉnh nguồn kinh phí cho hoạt động của các chương trình, dự án, đề án trong kế hoạch được phê duyệt, bảo đảm thực hiện các nội dung của kế hoạch từ nguồn ngân sách Trung ương, nguồn ngân sách địa phương, huy động các nguồn tài trợ trong và ngoài nước.

6. Sở Ni v:

Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất chính sách thu hút, đãi ngộ đối với chuyên gia đầu ngành và chuyên gia giỏi trong và ngoài nước về tỉnh làm việc; đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định về cơ chế, chính sách đào tạo, tuyển dụng, thu hút phát triển đội ngũ cán bộ y tế đáp ứng nhu cầu phát triển của Trung tâm chuyên sâu.

7. Sở Ngoại vụ:

Chủ trì, phối hợp với các ngành để kêu gọi, vận động các tổ chức quốc tế tài trợ và tham gia xây dựng, triển khai các chương trình/dự án liên quan đến phát triển Trung tâm y tế chuyên sâu thông qua kênh ngoại giao, quan hệ hợp tác quốc tế..., nhằm nâng cao năng lực và hội nhập của ngành y tế địa phương, tăng cường quảng bá thương hiệu y tế chuyên sâu Huế ra khu vực và quốc tế.

8. Sở Xây dựng:

Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, Bệnh viện Trung ương Huế, Trường Đại học Y Dược Huế tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh quy hoạch xây dựng các cơ sở y tế trong quy hoạch đô thị, các điểm dân cư nông thôn, áp dụng các quy chuẩn, quy phạm xây dựng đối với các công trình y tế...

9. Sở Tài nguyên và môi trường:

Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, Bệnh viện Trung ương Huế, Trường Đại học Y Dược Huế tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí quỹ đất cho các cơ sở y tế, cơ sở xử lý chất thải bệnh viện, bảo vệ môi trường...

10. Sở Thông tin và Truyền thông:

Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, Bệnh viện Trung ương Huế, Trường Đại học Y Dược Huế để chỉ đạo các cơ quan thông tấn báo chí trên địa bàn tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá về quá trình phát triển và các dịch vụ, kỹ thuật của Trung tâm y tế chuyên sâu Huế.

11. Đề nghị Ủy ban MTTQVN tỉnh và các tổ chức đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội:

Phối hợp cùng ngành y tế và các ngành liên quan tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân tích cực tham gia triển khai khai thực hiện các nội dung của kế hoạch.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Căn cứ các nội dung kế hoạch, Sở Y tế, Bệnh viện Trung ương Huế, Trường Đại học Y Dược Huế và các sở, ban, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch chi tiết để triển khai thực hiện.

2. Định kỳ 06 tháng/năm các cơ quan, đơn vị, địa phương gửi kết quả thực hiện kế hoạch về Sở Y tế để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh, Tỉnh ủy.

Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu thấy cần sửa đổi, bổ sung những nội dung của Kế hoạch, các sở, ban ngành, địa phương phản ánh về Sở Y tế để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh./.

 

 

Nơi nhận:
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh;
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- Văn phòng Tỉnh ủy;
- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy;
- Các đơn vị có tên tại Mục V;
- Các cơ quan, ban ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- VP: CVP, các PCVP; Các CV(gửi qua mạng);
- Lưu: VT, YT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH

PH
Ó CHỦ TỊCH




Ngô Hòa

 

PHỤ LỤC

CÁC NHIỆM VỤ CỤ THỂ TRIỂN KHAI THC HIỆN NGHỊ QUYẾT 11-NQ/TU
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 107/KH-UBND ngày 20/12/2012 ca UBND tnh Thừa Thiên Huế)

STT

Nội dung công việc

Cơ quan thực hiện

Tiến độ

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

I

Bệnh viện Trung ương Huế

 

 

 

1

Xây dựng và hoàn thiện bệnh viện quốc tế 5 sao

Bệnh viện TW Huế

Các sở, ban, ngành liên quan

2012 - 2015

2

Xây dựng Trung tâm Ung bướu

Bệnh viện TW Huế

Các sở, ban, ngành liên quan

2012 - 2015

3

Xây dựng Trung tâm Răng hàm Mặt

Bệnh viện TW Huế

Các sở, ban, ngành liên quan

2012 - 2015

4

Xây dựng Trung tâm Nhi khoa

Bệnh viện TW Huế

Các sở, ban, ngành liên quan

2012 - 2015

5

Xây dựng Trung tâm Sản phụ

Bệnh viện TW Huế

Các sở, ban, ngành liên quan

2012 - 2015

6

Xây dựng Khu điều trị liên khoa ngoại vi

Bệnh viện TW Huế

Các sở, ban, ngành liên quan

2012 - 2020

7

Xây dựng Trung tâm Điện quang và Y học hạt nhân

Bệnh viện TW Huế

Các sở, ban, ngành liên quan

2012 - 2015

8

Xây dựng Trung tâm điều phối ghép tạng và bảo quản mô ghép

Bệnh viện TW Huế

Các sở, ban, ngành liên quan

2012 - 2020

9

Xây dựng Trung tâm bảo trì trang thiết bị y tế

Bệnh viện TW Huế

Các sở, ban, ngành liên quan

2012 - 2020

II

Trường Đại học Y Dưc Huế

 

 

 

1

Nâng cấp mrộng Bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế

Trường Đại học Y Dược Huế

Các sở, ban, ngành liên quan

2012 - 2015

2

Xây dựng Trung tâm Viện - Trường của Đại học Y Dược Huế tại khu đô thị An Vân Dương

Trường Đại học Y Dược Huế

Các sở, ban, ngành liên quan

2013 - 2020

3

Thành lập Viện nghiên cứu sức khỏe cộng đồng

Trường Đại học Y Dược Huế

Các sở, ban, ngành liên quan

2013 - 2014

4

Thành lập Viện đào tạo và nghiên cứu Y Dược học cổ truyền

Trường Đại học Y Dược Huế

Sở Y tế và các sở, ban, ngành liên quan

2013 - 2025

5

Thành lập Viện Điều dưỡng & Phục hồi chức năng

Trường Đại học Y Dược Huế

Sở Y tế và các sở, ban, ngành liên quan

2013 - 2020

6

Thành lập Trung tâm tư vấn chuyển giao KHCN Y Dược

Trường Đại học Y Dược Huế

Các sở, ban, ngành liên quan

2013 - 2025

7

Xây dựng các Trung tâm nghiên cứu và sản xuất thử nghiệm

Trường Đại học Y Dược Huế

Các sở, ban, ngành liên quan

2013 - 2020

8

Đề án và các chương trình hợp tác đào tạo đội ngũ chuyên gia đầu ngành ở trong nước và ngoài nước

Trường Đại học Y Dược Huế

Các sở, ban, ngành liên quan

2013 - 2020

9

Đề án xây dựng Trường Đại học Y Dược Huế thành Đại học khoa học sức khỏe

Trường Đại học Y Dược Huế

Các sở, ban, ngành liên quan

2013 - 2020

III

Sở Y tế

 

 

 

1

Xây dựng, nâng cấp Trung tâm Kiểm nghiệm Thuốc - Mỹ phẩm - Thực Phẩm Thừa Thiên Huế

Sở Y tế

Các sở, ban, ngành liên quan

2013 - 2015

2

Nâng cấp, mở rộng Trung tâm y tế dự phòng tỉnh

Sở Y tế

Các sở, ban, ngành liên quan

2013 - 2015

3

Xây dựng Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh có quy mô 300 - 500 giường bệnh

Sở Y tế

Các sở, ban, ngành liên quan

2013 - 2015

4

Nghiên cứu xây dựng thêm cơ sở 2 của Bệnh viện Y học cổ truyền tại khu vực Chân Mây - Lăng Cô

Sở Y tế

Các sở, ban, ngành liên quan

2013 - 2020

5

Xây dựng bệnh viện Sản Nhi

Sở Y tế

Các sở, ban, ngành liên quan

2013 - 2020

6

Xây dựng bệnh viện Lao và Bệnh phổi

Sở Y tế

Các sở, ban, ngành liên quan

2013 - 2020

7

Xây dựng và phát triển Bệnh viện Điều dưỡng - Phục hồi chức năng có quy mô 100 giường bệnh

Sở Y tế

Các sở, ban, ngành liên quan

2013 - 2015

8

Nâng cao chất lượng hoạt động tuyến y tế cơ sở

Sở Y tế

Các sở, ban, ngành liên quan

2013 - 2020

9

Dự án xử lý chất thải y tế

Sở Y tế

Các sở, ban, ngành liên quan

2013 - 2020

10

Đề án phát triển nguồn nhân lực y tế của tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020.

Sở Y tế

Sở Nội vụ, Sở KH&ĐT; các sở, ban, ngành liên quan

2013 - 2020

11

Nghiên cứu phục hồi Thái Y Viện

Sở Y tế

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Sở VH TTT&Dl, Đại học Y Dược Huế, Sở KH&ĐT; các sở, ban, ngành liên quan

2013 - 2015