Kế hoạch 104/KH-UBND năm 2020 về chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc
Số hiệu: | 104/KH-UBND | Loại văn bản: | Văn bản khác |
Nơi ban hành: | Tỉnh Vĩnh Phúc | Người ký: | Nguyễn Văn Trì |
Ngày ban hành: | 24/06/2020 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Cán bộ, công chức, viên chức, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 104/KH-UBND |
Vĩnh Phúc, ngày 24 tháng 6 năm 2020 |
KẾ HOẠCH
CHUYỂN ĐỔI VỊ TRÍ CÔNG TÁC ĐỐI VỚI CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH, ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP TỈNH VĨNH PHÚC
Căn cứ Luật Phòng, chống tham nhũng ngày 20/11/2018;
Căn cứ Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng;
Căn cứ Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc;
Thực hiện Công văn số 3288-CV/TU ngày 30/03/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí trên địa bàn tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh quản lý như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả việc chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức thuộc các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh thực hiện nhiệm vụ thuộc danh mục các vị trí công t ác phải định kỳ chuyển đổi, góp phần chủ động phòng ngừa tham nhũng, nâng cao chất lượng hoạt động công vụ của công chức, viên chức;
- Tạo môi trường cho công chức, viên chức rèn luyện, phát huy và nâng cao năng lực công tác, tránh tình trạng trì trệ, chủ nghĩa kinh nghiệm trong thực hiện nhiệm vụ.
2. Yêu cầu
- Việc chuyển đổi vị trí công tác phải thực hiện thường xuyên đối với cán bộ, công chức, viên chức được bố trí ở các vị trí công tác thuộc danh mục phải định kỳ chuyển đổi ở từng cơ quan, đơn vị, địa phương và có sự giám sát của tổ chức đoàn thể, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, đơn vị, địa phương;
- Việc chuyển đổi vị trí công tác phải được thực hiện theo kế hoạch, đảm bảo dân chủ, công bằng, khách quan, công khai, minh bạch, phù hợp với cơ cấu ngạch, chức danh nghề nghiệp, trình độ chuyên môn, năng lực, sở trường công tác của công chức, viên chức, không gây tăng giảm, biên chế và phù hợp với điều kiện thực tế của từng cơ quan, đơn vị, địa phương;
- Không được lợi dụng việc chuyển đổi vị trí công tác để vụ lợi, bè phái, cục bộ hoặc trù dập công chức, viên chức.
II. NỘI DUNG
1. Đối tượng, thời hạn và phương thức chuyển đổi vị trí công tác
a) Đối tượng thực hiện chuyển đổi
Công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đang công tác tại các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các đơn vị sự nghiệp công lập của nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp huyện, các Hội, Quỹ cấp tỉnh được giao biên chế và Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn thực hiện nhiệm vụ thuộc danh mục định kỳ phải chuyển đổi vị trí công tác theo quy định tại Khoản 2 Điều 36 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ.
b) Thời hạn phải chuyển đổi:
Công chức, viên chức thuộc đối tượng định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đã có thời gian thực hiện nhiệm vụ từ 02 năm (đủ 24 tháng) đến 5 năm (đủ 60 tháng) theo quy định của bộ, ngành Trung ương thuộc phạm vi quản lý ngành, lĩnh vực. Trong trường hợp do yêu cầu nhiệm vụ, cơ quan, đơn vị, địa phương cần chuyển đổi vị trí công tác thì bộ phận làm công tác tổ chức cán bộ xây dựng phương án chuyển đổi trình cấp có thẩm quyền thực hiện chuyển đổi mà không cần đủ thời gian công tác nêu trên.
c) Phương thức chuyển đổi vị trí công tác:
- Chuyển đổi vị trí công tác cùng chuyên môn, nghiệp vụ từ bộ phận này sang bộ phận khác trong cơ quan, tổ chức, đơn vị , địa phương; giữa các lĩnh vực, địa bàn được phân công theo dõi, phụ trách, quản lý hoặc giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương trong phạm vi, thẩm quyền quản lý của các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.
- Chuyển đổi vị trí công tác được thực hiện bằng văn bản điều động, bố trí, phân công nhiệm vụ của thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức.
2. Quy trình thực hiện chuyển đổi vị trí công tác
- Bộ phận làm công tác tổ chức cán bộ thực hiện rà soát danh sách công chức, viên chức thuộc diện phải chuyển đổi; căn cứ xác định thời gian đảm nhận nhiệm vụ, kết quả nhận xét đánh giá hàng năm của công chức, viên chức, lập danh sách, dự kiến phương án chuyển đổi, báo cáo cấp ủy, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị để xây dựng kế hoạch chuyển đổi.
- Gặp gỡ cá nhân thuộc diện chuyển đổi để trao đổi về việc dự kiến chuyển đổi.
- Tập thể cấp ủy, lãnh đạo cơ quan xem xét, quyết định chuyển đổi và thông báo công khai cho đối tượng chuyển đổi 30 ngày trước khi ban hành quyết định chuyển đổi.
- Ban hành quyết định (quyết định điều động, bố trí, phân công nhiệm vụ).
- Cơ quan, đơn vị có công chức, viên chức chuyển đổi vị trí công tác có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho công chức, viên chức bàn giao công việc trong thời hạn từ 01 đến 05 ngày làm việc trước khi bắt đầu được chuyển đổi vị trí công tác.
3. Trường hợp chưa thực hiện chuyển đổi vị trí công tác; chuyển đổi vị trí công tác trong trường hợp đặc biệt
a) Trường hợp chưa thực hiện chuyển đổi vị trí công tác:
- Người đang trong thời gian bị xem xét, xử lý kỷ luật.
- Người đang bị kiểm tra, xác minh, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử.
- Người đang điều trị bệnh hiểm nghèo được cơ quan y tế có thẩm quyền xác nhận; người đang đi học tập trung từ 12 tháng trở lên, người đang biệt phái.
- Phụ nữ đang trong thời gian mang thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi; nam giới đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi do vợ mất hoặc trong trường hợp khách quan khác.
b) Chuyển đổi vị trí công tác trong trường hợp đặc biệt:
- Đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị chỉ có một vị trí trong danh mục định kỳ chuyển đổi mà vị trí này có yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ khác với các vị trí còn lại của cơ quan, tổ chức, đơn vị đó thì việc chuyển đổi do người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp lập kế hoạch chuyển đổi chung;
- Không thực hiện chuyển đổi vị trí công tác đối với người có thời gian công tác còn lại dưới 18 tháng cho đến khi đủ tuổi nghỉ hưu.
4. Quyền và nghĩa vụ của người phải chuyển đổi vị trí công tác
- Công chức, viên chức thuộc đối tượng phải chuyển đổi vị trí công tác được đảm bảo các điều kiện làm việc, tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương, được nghỉ ngơi và các quyền lợi khác theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức tương xứng với các nhiệm vụ được giao theo quy định; được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ theo vị trí việc làm.
- Công chức, viên chức chuyển đổi vị trí công tác phải chấp hành nghiêm quyết định của cấp có thẩm quyền khi chuyển đổi vị trí công tác.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thủ trưởng các sở, ban, ngành, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, các Hội, Quỹ cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Tổ chức phổ biến, quán triệt các quy định về chuyển đổi vị trí công tác và thời hạn định kỳ phải chuyển đổi và các nội dung của kế hoạch này đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý;
- Hằng năm căn cứ theo phân cấp quản lý về tổ chức, bộ máy và cán bộ, công chức, viên chức và các quy định hiện hành, xây dựng Kế hoạch chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị (trong Quý I) để tổ chức thực hiện và gửi về Sở Nội vụ để theo dõi, tổng hợp theo quy định;
- Báo cáo kết quả kèm danh sách công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị, địa phương đã thực hiện chuyển đổi vị trí công tác về Sở Nội vụ trước ngày 30 tháng 11 hằng năm để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Sở Nội vụ
Hướng dẫn, đôn đốc, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức của các cơ quan, đơn vị, địa phương bảo đảm đúng đối tượng, đúng mục đích, yêu cầu theo Kế hoạch này. Tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.
Trong quá trình thực hiện nếu có phát sinh, vướng mắc các cơ quan, đơn vị kịp thời phản ánh về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nội vụ) để được hướng dẫn hoặc tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, chỉ đạo giải quyết./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Chỉ thị 10/CT-TTg năm 2020 về đẩy mạnh phòng, chống dịch Covid-19 Ban hành: 25/02/2020 | Cập nhật: 26/02/2020
Nghị định 59/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng, chống tham nhũng Ban hành: 01/07/2019 | Cập nhật: 02/07/2019
Chỉ thị 10/CT-TTg năm 2019 về tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc Ban hành: 22/04/2019 | Cập nhật: 23/04/2019
Chỉ thị 10/CT-TTg năm 2018 về tăng cường quản lý hoạt động liên quan tới Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác Ban hành: 11/04/2018 | Cập nhật: 11/04/2018
Chỉ thị 10/CT-TTg năm 2017 về tăng cường chỉ đạo Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia và tuyển sinh đại học, cao đẳng Ban hành: 27/03/2017 | Cập nhật: 27/03/2017
Chỉ thị 10/CT-TTg năm 2016 về tăng cường biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng Ban hành: 30/03/2016 | Cập nhật: 31/03/2016
Chỉ thị 10/CT-TTg năm 2015 về tăng cường công tác kiểm soát, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong hoạt động sản xuất, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản Ban hành: 29/05/2015 | Cập nhật: 30/05/2015
Chỉ thị 10/CT-TTg năm 2014 tăng cường công tác thống kê bộ, ngành Ban hành: 29/04/2014 | Cập nhật: 07/05/2014
Chỉ thị 10/CT-TTg năm 2013 đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy tại cơ sở giáo dục, đào tạo từ năm học 2013-2014 Ban hành: 12/06/2013 | Cập nhật: 17/06/2013
Chỉ thị 10/CT-TTg năm 2012 về tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung Ban hành: 16/04/2012 | Cập nhật: 19/04/2012