Thông tư 62/2017/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất
Số hiệu: 62/2017/TT-BTC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Vũ Thị Mai
Ngày ban hành: 19/06/2017 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: 23/07/2017 Số công báo: Từ số 509 đến số 510
Lĩnh vực: Môi trường, Thuế, phí, lệ phí, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ TÀI CHÍNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 62/2017/TT-BTC

Hà Nội, ngày 19 tháng 6 năm 2017

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH MỨC THU, CHẾ ĐỘ THU, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÍ XÁC NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT

Căn cứ Luật phí và lệ phí ngày 25 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Luật bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu;

Căn cứ Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí;

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Quyết định số 73/2014/QĐ-TTg ngày 19 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế,

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất.

2. Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nộp phí; tổ chức thu phí; tổ chức, cá nhân khác liên quan đến thu, nộp, quản lý và sử dụng phí xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất.

Điều 2. Người nộp phí và tổ chức thu phí

1. Người nộp phí là tổ chức, cá nhân đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp, cấp lại giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất theo hướng dẫn tại Thông tư s41/2015/TT-BTNMT ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế (nếu có).

Người nộp phí thực hiện nộp phí trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại giấy xác nhận. Phí nộp trực tiếp cho tổ chức thu phí hoặc nộp vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách của tổ chức thu phí mở tại Kho bạc nhà nước.

2. Cục Kiểm soát ô nhiễm thuộc Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên Môi trường) và Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức thu phí theo quy định tại Thông tư này.

Điều 3. Mức thu phí

Mức thu phí xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất được quy định tại Biểu mức thu phí ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 4. Kê khai, nộp phí

1. Chậm nhất là ngày 05 hàng tháng, tổ chức thu phí phải gửi số tiền phí đã thu của tháng trước vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc nhà nước.

2. Tổ chức thu phí thực hiện kê khai, nộp số tiền phí thu được theo tháng, quyết toán năm theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 19 và khoản 2 Điều 26 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ. Tổ chức thu phí nộp số tiền phí theo tỷ lệ quy định tại Điều 5 Thông tư này vào ngân sách nhà nước theo chương, mục, tiểu mục của Mục lục ngân sách nhà nước.

Điều 5. Quản lý và sử dụng phí

1. Tổ chức thu phí được trích để lại 90% tổng số tiền phí thu được để chi cho hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí và nộp 10% vào ngân sách nhà nước; trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

Tiền phí được để lại được quản lý và sử dụng theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí; trong đó, các khoản chi khác liên quan đến thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí, bao gồm cả: Chi phí kiểm tra tại cơ sở, chi phí lấy ý kiến nhận xét của các thành viên trong Đoàn kiểm tra, chi quan trắc môi trường và phân tích mẫu phục vụ việc thẩm định cấp giấy xác nhận; mức chi theo quy định tại Thông tư s02/2017/TT-BTC ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế (nếu có).

2. Trường hợp tổ chức thu phí là cơ quan nhà nước không thuộc diện khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí thì phải nộp 100% tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước. Nguồn chi phí trang trải cho hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.

Điều 6. Tổ chức thực hiện và điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 8 năm 2017.

2. Các nội dung khác liên quan đến thu, nộp, quản lý, sử dụng, chứng từ thu, công khai chế độ thu phí không đề cập tại Thông tư này được thực hiện theo quy định tại Luật phí và lệ phí; Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí; Thông tư s156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ; Thông tư s303/2016/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn việc in, phát hành, quản lý và sử dụng các loại chứng từ thu tiền phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế (nếu có).

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, hướng dẫn bổ sung./.

 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- UBND, Sở Tài chính, Cục Thuế, Kho bạc Nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Công báo;
- Website chính ph
ủ;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Website Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, CST (CST5).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Vũ Th
ị Mai

 

BIỂU MỨC THU PHÍ XÁC NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT

(kèm theo Thông tư số 62/2017/TT-BTC ngày 19 tháng 6 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

1. Mức thu phí cấp, cấp lại giấy xác nhận đối với trường hợp tổ chức, cá nhân nhận uỷ thác nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất:

a) Tổ chức, cá nhân nhận uỷ thác có kho, bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu: 20 triệu đồng/hồ sơ.

b) Tổ chức, cá nhân nhận uỷ thác không có kho, bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu: 12 triệu đồng/hồ sơ.

2. Mức thu phí cấp, cấp lại giấy xác nhận đối với trường hợp tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất:

a) Giấy xác nhận do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp

Số tt

Phế liệu nhập khẩu

Mức phí (nghìn đồng/hồ sơ)

Cấp lần đầu giấy xác nhận

Cấp lại giấy xác nhận

I

Phế liệu thuộc Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu

 

 

1

Phế liệu sắt, thép

 

 

a

Tổng khối lượng nhập khẩu từ 5.000 đến 100.000 tấn/năm

68.000

37.400

b

Tổng khối lượng nhập khẩu trên 100.000 tấn/năm

72.000

39.600

2

Phế liệu giấy

 

 

a

Tổng khối lượng nhập khẩu từ 200 đến 10.000 tấn/năm

60.000

33.000

b

Tổng khối lượng nhập khẩu trên 10.000 tấn/năm

64.000

35.200

3

Phế liệu nhựa

 

 

a

Tổng khối lượng nhập khẩu từ 200 đến 500 tấn/năm

56.000

30.800

b

Tổng khối lượng nhập khẩu trên 500 tấn/năm

60.000

33.000

4

Phế liệu khác

 

 

a

Thạch cao và xỉ hạt nhỏ (xỉ cát) từ công nghiệp luyện sắt hoặc thép: Tổng khối lượng nhập khẩu từ 500 tấn/năm trở lên

52.000

28.600

b

Tơ tằm phế liệu và thủy tinh phế liệu (bao gồm thủy tinh vụn và thủy tinh phế liệu và mảnh vụn khác; thủy tinh ở dạng khối): Tổng khối lượng nhập khẩu từ 100 tấn/năm trở lên

48.000

26.400

c

Các loại phế liệu khác: Tổng khối lượng nhập khẩu từ 50 tấn/năm trở lên

48.000

26.400

II

Phế liệu không thuộc Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu để thử nghiệm làm nguyên liệu sản xuất

80.000

b) Giấy xác nhận do Sở Tài nguyên và Môi trường cấp (cấp lần đầu hoặc cấp lại)

Số tt

Phế liệu nhập khẩu thuộc Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu

Mức phí

(nghìn đồng/hồ sơ)

1

Phế liệu sắt, thép: Tổng khối lượng nhập khẩu dưới 5.000 tấn/năm

32.000

2

Phế liệu giấy: Tổng khối lượng nhập khẩu dưới 200 tấn/năm

28.000

3

Phế liệu nhựa: Tổng khối lượng nhập khẩu dưới 200 tấn/năm

26.000

4

Phế liệu khác:

- Tơ tằm phế liệu và thủy tinh phế liệu (bao gồm: thủy tinh vụn và thủy tinh phế liệu và mảnh vụn khác; thủy tinh ở dạng khối): Tổng khối lượng nhập khẩu dưới 100 tấn/năm.

- Thạch cao và xỉ hạt nhỏ (xỉ cát): Tổng khối lượng nhập khẩu dưới 500 tấn/năm.

- Phế liệu khác: Tổng khối lượng nhập khẩu dưới 50 tấn/năm.

22.000

Ghi chú

- Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu ban hành kèm theo Quyết định số 73/2014/QĐ-TTg ngày 19 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất;

- Phế liệu không thuộc Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu để thử nghiệm làm nguyên liệu sản xuất thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 9 Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất.

3. Không thu phí đối với trường hợp cấp lại giấy xác nhận còn thời hạn bị mất, bị hư hỏng./.

 

 

 

- Khoản này được sửa đổi bởi Điều 7 Thông tư 55/2018/TT-BTC

Điều 7. Sửa đổi khoản 2 Điều 2 Thông tư số 62/2017/TT-BTC ngày 19 tháng 6 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất như sau:

“2. Tổng cục Môi trường trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường và Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện thu phí theo quy định tại Thông tư này.”

Xem nội dung VB
Điều 19. Khai phí, lệ phí
...
3. Khai phí, lệ phí khác thuộc ngân sách nhà nước

a) Cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước nộp hồ sơ khai phí, lệ phí cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

b) Khai phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước là loại khai theo tháng và khai quyết toán năm.

c) Hồ sơ khai phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước theo tháng là Tờ khai phí, lệ phí theo mẫu số 01/PHLP ban hành kèm theo Thông tư này.

d) Hồ sơ khai quyết toán năm phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước là Tờ khai quyết toán phí, lệ phí năm theo mẫu số 02/PHLP ban hành kèm theo Thông tư này.

Xem nội dung VB
Điều 26. Thời hạn nộp thuế
...
2. Thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với trường hợp người nộp thuế tính thuế hoặc thời hạn nộp thuế ghi trên thông báo, quyết định, văn bản của cơ quan thuế hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác.

Thời hạn nộp thuế môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 1 của năm phát sinh nghĩa vụ thuế. Trường hợp người nộp thuế mới ra hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc mới thành lập cơ sở sản xuất kinh doanh thì thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế.

Xem nội dung VB
Điều 5. Xác định tỷ lệ để lại và quản lý, sử dụng phí

1. Số tiền phí được khấu trừ hoặc để lại cho tổ chức thu phí quy định tại Điều 4 Nghị định này được xác định như sau:

a) Số tiền phí được khấu trừ hoặc để lại = Số tiền phí thu được x Tỷ lệ để lại.

b) Tỷ lệ để lại được xác định như sau:

Tỷ lệ để lại (%) = (Dự toán cả năm về chi phí cần thiết cho các hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí / Dự toán cả năm về phí thu được) x 100

Trong đó:

- Dự toán cả năm về chi phí cần thiết cho các hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí được xây dựng căn cứ nội dung chi tại Khoản 2 Điều này và căn cứ chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi theo quy định.

- Dự toán cả năm về phí thu được do tổ chức thu thực hiện được xây dựng căn cứ mức phí dự kiến và số lượng dịch vụ cung cấp trong năm.

- Trường hợp điều chỉnh mức tỷ lệ để lại, dự toán thu, chi còn căn cứ số liệu thu, chi của năm trước liền kề.

- Tỷ lệ để lại tối đa không quá 100%.

c) Căn cứ tính chất, đặc điểm của các khoản phí và nội dung chi quy định tại Khoản 2 Điều này, tổ chức thu phí lập dự toán thu, chi và tỷ lệ để lại tại Đề án thu phí; trình cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều 6 Nghị định này.

d) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều 4 Luật phí và lệ phí quyết định tỷ lệ để lại cho tổ chức thu phí. Trường hợp các khoản phí có tính chất tương tự, cơ quan có thẩm quyền xem xét quyết định mức tỷ lệ để lại chung áp dụng thống nhất.

Trường hợp chính sách của Nhà nước thay đổi; số tiền phí được để lại không đủ đảm bảo chi phí cho hoạt động của tổ chức thu phí hoặc tồn dư sử dụng không hết chuyển nguồn qua các năm, cơ quan có thẩm quyền thực hiện điều chỉnh tỷ lệ để lại phù hợp.

2. Số tiền phí để lại cho tổ chức thu phí quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 4 Nghị định này được chi dùng cho các nội dung sau đây:

a) Chi thực hiện chế độ tự chủ (đối với cơ quan nhà nước), chi thường xuyên (đối với đơn vị sự nghiệp công lập).

- Chi thanh toán cho cá nhân thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí: Tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, các khoản đóng góp theo quy định được tính trên tiền lương (trừ chi phí tiền lương cho cán bộ, công chức đã hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo chế độ quy định).

- Chi phí phục vụ cho việc thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí như: Văn phòng phẩm, vật tư văn phòng, thông tin liên lạc, điện, nước, công tác phí theo tiêu chuẩn, định mức hiện hành.

- Chi sửa chữa thường xuyên tài sản, máy móc, thiết bị trực tiếp phục vụ cho thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí.

- Chi mua sắm vật tư, nguyên liệu liên quan đến việc thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí.

- Trích khấu hao tài sản cố định để thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư từ nguồn thu phí.

- Các khoản chi khác liên quan đến thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí.

b) Chi không thực hiện chế độ tự chủ (đối với cơ quan nhà nước), chi nhiệm vụ không thường xuyên (đối với đơn vị sự nghiệp công lập).

- Chi mua sắm, sửa chữa lớn tài sản, máy móc, thiết bị phục vụ cho việc thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí (trừ đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư từ nguồn thu phí theo Luật phí và lệ phí).

- Các khoản chi khác có tính chất không thường xuyên liên quan đến việc thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí.

3. Ngoài các nội dung chi tại Khoản 2 Điều này, tổ chức thu phí là đơn vị sự nghiệp công lập được Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ cho phép sử dụng tiền phí được để lại để chi cho các nội dung khác thì thực hiện chi theo quy định của Chính phủ hoặc quyết định Thủ tướng Chính phủ. Trường hợp cơ quan nhà nước thực hiện cơ chế tài chính theo quy định riêng của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ, tiền phí để lại được sử dụng theo quy định của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ.

4. Số tiền phí để lại cho tổ chức thu phí chi cho các nội dung tại Khoản 2 Điều này, đối với cơ quan nhà nước thực hiện theo quy định của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính; đối với đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo quy định của Chính phủ về cơ chế tự chủ.

5. Hàng năm, tổ chức thu phí phải quyết toán thu, chi theo quy định. Sau khi quyết toán thu, chi đúng chế độ, số tiền phí được trích để lại chưa chi trong năm được chuyển sang năm sau để tiếp tục chi theo chế độ quy định.

Xem nội dung VB
Điều 4. Nguyên tắc quản lý và sử dụng phí

1. Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nước thực hiện phải nộp vào ngân sách nhà nước, trường hợp cơ quan nhà nước được khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí thì được khấu trừ theo tỷ lệ xác định quy định tại Điều 5 Nghị định này; phần còn lại (nếu có) nộp ngân sách nhà nước.

Cơ quan nhà nước được khoán chi phí hoạt động bao gồm:

a) Cơ quan thực hiện cơ chế tài chính theo quy định của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc sử dụng biên chế và sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước.

b) Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

c) Cơ quan công an, quốc phòng được giao cung cấp dịch vụ, phục vụ công việc quản lý nhà nước được thu phí theo quy định của Luật phí và lệ phí.

Xem nội dung VB
Điều 9. Nhập khẩu phế liệu không thuộc Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu để thử nghiệm làm nguyên liệu sản xuất

1. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu nhập khẩu phế liệu không thuộc Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu theo quy định của cơ quan có thẩm quyền để thử nghiệm làm nguyên liệu sản xuất gửi văn bản đề nghị nhập khẩu mẫu phế liệu để phân tích theo mẫu quy định tại Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư này đến Bộ Tài nguyên và Môi trường để được xem xét, chấp thuận bằng văn bản; trường hợp không chấp thuận, Bộ Tài nguyên và Môi trường có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

2. Tổ chức, cá nhân quy định tại Khoản 1 Điều này phải đáp ứng các yêu cầu, điều kiện theo quy định tại các điểm a, b, c, d và điểm e Khoản 1 Điều 56 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP.

3. Văn bản chấp thuận của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định tại Khoản 1 Điều này là cơ sở để cơ quan hải quan xem xét, cho phép mẫu phế liệu được nhập khẩu vào Việt Nam.

4. Sau khi tiến hành phân tích mẫu phế liệu nhập khẩu để thử nghiệm, tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đề nghị nhập khẩu phế liệu để thử nghiệm đến Bộ Tài nguyên và Môi trường. Hồ sơ gồm có:

a) Một (01) văn bản đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục 10 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bảy (07) báo cáo các điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất theo mẫu quy định tại Phụ lục 3a, 3b ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế;

d) Một (01) trong các văn bản sau: Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường kèm theo Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung (nếu có); Giấy chứng nhận Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường; Giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường; Quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường; Giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường; Quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết; Giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản; Giấy xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường; Văn bản thông báo về việc chấp nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường;

đ) Một (01) trong các văn bản sau: Giấy xác nhận hoàn thành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở, dự án; Giấy xác nhận hoàn thành việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết hoặc các hồ sơ, giấy tờ tương đương (nếu có);

e) Hợp đồng chuyển giao, xử lý tạp chất, chất thải với đơn vị có chức năng phù hợp (trong trường hợp không có công nghệ, thiết bị xử lý tạp chất đi kèm, chất thải phát sinh);

g) Báo cáo kết quả giám sát môi trường định kỳ của cơ sở (trường hợp báo cáo không có kết quả giám sát môi trường đối với các công trình, thiết bị xử lý chất thải trong quá trình sản xuất, tái chế, tái sử dụng phế liệu thì phải bổ sung);

h) Một (01) mẫu phế liệu nhập khẩu và kết quả phân tích do tổ chức giám định hoặc tổ chức có Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường phù hợp với các chỉ tiêu cần phân tích thực hiện;

i) Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).

5. Trong thời hạn bốn mươi (40) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Tài nguyên và Môi trường tiến hành các hoạt động sau:

a) Xem xét hồ sơ theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này;

b) Trường hợp cần thiết tổ chức giám định mẫu phế liệu dự kiến nhập khẩu và lấy ý kiến của các tổ chức, cá nhân liên quan;

c) Tổ chức kiểm tra điều kiện bảo vệ môi trường tại cơ sở dự kiến thử nghiệm phế liệu nhập khẩu.

6. Căn cứ kết quả thực hiện quy định tại Khoản 5 Điều này, Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định về loại, khối lượng, yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với phế liệu nhập khẩu để thử nghiệm và thời gian thử nghiệm phế liệu nhập khẩu.

Xem nội dung VB




Nghị định 120/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật phí và lệ phí Ban hành: 23/08/2016 | Cập nhật: 26/08/2016

Nghị định 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu Ban hành: 24/04/2015 | Cập nhật: 04/05/2015