Thông tư 307/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí quyền cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền và lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký cung cấp kênh chương trình nước ngoài trên truyền hình trả tiền
Số hiệu: 307/2016/TT-BTC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Vũ Thị Mai
Ngày ban hành: 15/11/2016 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: 31/12/2016 Số công báo: Từ số 1285 đến số 1286
Lĩnh vực: Thuế, phí, lệ phí, Thông tin báo chí, xuất bản, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 307/2016/TT-BTC

Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2016

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH MỨC THU, CHẾ ĐỘ THU, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÍ QUYỀN CUNG CẤP DỊCH VỤ TRUYỀN HÌNH TRẢ TIỀN VÀ LỆ PHÍ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ CUNG CẤP KÊNH CHƯƠNG TRÌNH NƯỚC NGOÀI TRÊN TRUYỀN HÌNH TRẢ TIỀN

Căn cứ Luật phí và lệ phí ngày 25 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Luật ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật báo chí ngày 5 tháng 4 năm 2016;

Căn cứ Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một sđiều của Luật phí và lệ phí;

Căn cứ Nghị định s 06/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 01 năm 2016 của Chính phủ quy định quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyn hình;

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phquy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế,

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí quyền cung cấp dịch vụ truyền hình trả tin và lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký cung cấp kênh chương trình nước ngoài trên truyền hình trả tiền.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chnh

Thông tư này quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí quyn cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền và lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký cung cấp kênh chương trình nước ngoài trên truyền hình trtiền.

2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với các doanh nghiệp được cấp giấy phép cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền; các đại lý được ủy quyền được cấp giấy chứng nhận đăng ký cung cấp kênh chương trình nước ngoài trên truyn hình trả tiền, Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Điều 2. Người nộp phí, lệ phí

Các doanh nghiệp được cấp giấy phép cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền; các đại lý được ủy quyền được cấp giấy chứng nhận đăng ký cung cấp kênh truyền hình nước ngoài trên dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tin tại Việt Nam phải nộp phí và lệ phí theo quy định tại Thông tư này.

Điều 3. Tổ chức thu phí, lệ phí

Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyn thông) là tổ chức thu phí quyền cung cấp dịch vụ truyền hình trả tin và lệ phí cấp giy chứng nhận đăng ký cung cấp kênh chương trình nước ngoài trên truyn hình trả tiền theo quy định tại Thông tư này.

Điều 4. Mức thu phí, lệ phí

1. Mức thu phí quyền cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền là 0,3% trên doanh thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền.

Doanh thu tính phí quyền cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền quy định tại khoản này là tổng doanh thu phát sinh từ hợp đồng với các thuê bao truyền nh trả tiền trong kỳ tính phí (không bao gồm thuế giá trị gia tăng).

2. Mức thu lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký cung cấp kênh chương trình nước ngoài trên truyền hình trả tiền: 5.000.000 đồng/giấy chứng nhận. Trường hợp sửa đổi đăng ký: 2.500.000 đồng/giấy chứng nhận.

Điều 5. Kê khai, nộp phí, lệ phí

1. Đối với người nộp phí, lệ phí, thực hiện như sau:

a) Đối với lệ phí: Khi nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký cung cấp kênh truyền hình nước ngoài trên truyền hình trả tiền, các đại lý được ủy quyền phải nộp lệ phí.

b) Đối với phí: Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền nộp phí theo quý, chậm nhất là ngày thứ 20 (hai mươi) của quý tiếp theo.

2. Đối với tổ chức thu phí, lệ phí, thực hiện như sau:

a) Chậm nhất là ngày 05 hàng tháng, tổ chức thu phí phải nộp số tin phí đã thu của tháng trước vào tài khoản phí chnộp ngân sách mở tại Kho bạc nhà nước.

b) Tổ chức thu phí, lệ phí thực hiện kê khai, nộp phí, lệ phí theo tháng, quyết toán theo năm theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 19 và khoản 2 Điều 26 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ.

c) Tổ chức thu phí, lệ phí thực hiện nộp số tiền phí thu được theo tỷ lệ quy định tại Điều 6 Thông tư này và nộp 100% số tiền lệ phí thu được vào ngân sách nhà nước theo Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.

Điều 6. Quản lý sử dụng

1. Tổ chức thu phí nộp toàn bộ số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước. Nguồn chi phí trang trải cho việc thu phí do ngân sách nhà nước btrí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.

2. Trường hợp tổ chức thu phí được khoán chi phí hoạt động theo quy định của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc sử dụng biên chế và sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước, được để lại 50% trong tổng số tiền phí thu được để trang trải chi phí cho việc cung cấp dịch vụ và thu phí theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP. Số còn lại 50% (năm mươi phần trăm) phải nộp vào ngân sách nhà nước theo Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.

Điều 7. Tổ chức thực hiện

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2017.

2. Các nội dung khác liên quan đến việc kê khai, thu, nộp, quản lý, công khai chế độ thu phí, lệ phí không hướng dẫn tại Thông tư này được thực hiện theo quy định tại Luật phí và lệ phí; Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí; Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ và Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về in, phát hành, quản lý và sử dụng các loại chứng từ thu tiền phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế (nếu có).

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính đxem xét, hướng dẫn./.

 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;

- Kiểm toán nhà nước;
- Công báo; Website Chính phủ;
- Ủy ban nhân dân, Sở Tài chính, Cục Thuế, Kho bạc nhà nước các t
nh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Website Bộ T
ài chính;
- Lưu VT, CST (5) (320b).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Vũ Thị Mai

 

- Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 1 Thông tư 94/2020/TT-BTC

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 307/2016/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2016

1. Khoản 1 Điều 4 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“1. Mức thu phí quyền cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền là 0,3% trên doanh thu tính phí từ hoạt động cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền.

a) Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, doanh thu tính phí từ hoạt động cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền là phần tổng doanh thu lớn hơn 50 tỷ đồng (không bao gồm thuế giá trị gia tăng) phát sinh từ hợp đồng với các thuê bao truyền hình trả tiền trong năm dương lịch.

b) Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 trở đi, doanh thu tính phí quyền cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền là tổng doanh thu phát sinh từ hợp đồng với các thuê bao truyền hình trả tiền trong kỳ tính phí (không bao gồm thuế giá trị gia tăng)”.

Xem nội dung VB
- Điểm này được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Thông tư 94/2020/TT-BTC

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 307/2016/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2016
...
2. Điểm b khoản 1 Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“b) Đối với phí:

- Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền nộp phí theo quý. Kể từ quý mà tổng doanh thu lũy kế từ ngày 01 tháng 01 năm dương lịch lớn hơn 50 tỷ đồng, doanh nghiệp tính và nộp phí đối với phần tổng doanh thu lớn hơn 50 tỷ đồng.

Ví dụ 1, Năm 2021, doanh nghiệp A có doanh thu truyền hình trả tiền Quý I là 40 tỷ đồng, Quý II là 20 tỷ đồng. Quý I doanh nghiệp A không phải nộp phí. Quý II, doanh nghiệp A phải nộp phí như sau: (40 + 20 - 50) tỷ đồng x 0,3% = 30 triệu đồng. Từ Quý III trở đi, doanh nghiệp A phát sinh doanh thu truyền hình trả tiền thì phải nộp phí = 0,3% x Doanh thu quý.

Ví dụ 2, Năm 2021, doanh nghiệp B có doanh thu truyền hình trả tiền Quý I là 60 tỷ đồng. Doanh nghiệp B phải nộp phí quý I như sau: (60 - 50) tỷ đồng x 0,3% = 30 triệu đồng. Từ quý II trở đi, doanh nghiệp B phát sinh doanh thu truyền hình trả tiền thì phải nộp phí = 0,3% x Doanh thu quý.

Ví dụ 3, Năm 2021, doanh nghiệp C có doanh thu truyền hình trả tiền nhỏ hơn hoặc bằng 50 tỷ đồng, doanh nghiệp C không phải nộp phí năm 2021.

- Kể từ ngày ngày 01 tháng 01 năm 2022 trở đi, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền nộp phí theo quý. Doanh nghiệp tính và nộp phí đối với tổng doanh thu phát sinh trong quý.

- Thời gian nộp phí chậm nhất là ngày 20 (hai mươi) tháng đầu của quý tiếp theo”.

Xem nội dung VB
- Điểm này được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 1 Thông tư 94/2020/TT-BTC

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 307/2016/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2016
...
3. Điểm b khoản 2 Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“b) Tổ chức thu phí, lệ phí thực hiện kê khai, nộp phí, lệ phí theo tháng, quyết toán theo năm theo quy định tại Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 và Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế”.

Xem nội dung VB
Điều 19. Khai phí, lệ phí
...

3. Khai phí, lệ phí khác thuộc ngân sách nhà nước

a) Cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước nộp hồ sơ khai phí, lệ phí cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

b) Khai phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước là loại khai theo tháng và khai quyết toán năm.

c) Hồ sơ khai phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước theo tháng là Tờ khai phí, lệ phí theo mẫu số 01/PHLP ban hành kèm theo Thông tư này.

d) Hồ sơ khai quyết toán năm phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước là Tờ khai quyết toán phí, lệ phí năm theo mẫu số 02/PHLP ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 26. Thời hạn nộp thuế
...

2. Thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với trường hợp người nộp thuế tính thuế hoặc thời hạn nộp thuế ghi trên thông báo, quyết định, văn bản của cơ quan thuế hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác.

Thời hạn nộp thuế môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 1 của năm phát sinh nghĩa vụ thuế. Trường hợp người nộp thuế mới ra hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc mới thành lập cơ sở sản xuất kinh doanh thì thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế

Xem nội dung VB
Điều 5. Xác định tỷ lệ để lại và quản lý, sử dụng phí
...

2. Số tiền phí để lại cho tổ chức thu phí quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 4 Nghị định này được chi dùng cho các nội dung sau đây:

a) Chi thực hiện chế độ tự chủ (đối với cơ quan nhà nước), chi thường xuyên (đối với đơn vị sự nghiệp công lập).

- Chi thanh toán cho cá nhân thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí: Tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, các khoản đóng góp theo quy định được tính trên tiền lương (trừ chi phí tiền lương cho cán bộ, công chức đã hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo chế độ quy định).

- Chi phí phục vụ cho việc thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí như: Văn phòng phẩm, vật tư văn phòng, thông tin liên lạc, điện, nước, công tác phí theo tiêu chuẩn, định mức hiện hành.

- Chi sửa chữa thường xuyên tài sản, máy móc, thiết bị trực tiếp phục vụ cho thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí.

- Chi mua sắm vật tư, nguyên liệu liên quan đến việc thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí.

- Trích khấu hao tài sản cố định để thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư từ nguồn thu phí.

- Các khoản chi khác liên quan đến thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí.

b) Chi không thực hiện chế độ tự chủ (đối với cơ quan nhà nước), chi nhiệm vụ không thường xuyên (đối với đơn vị sự nghiệp công lập).

- Chi mua sắm, sửa chữa lớn tài sản, máy móc, thiết bị phục vụ cho việc thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí (trừ đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư từ nguồn thu phí theo Luật phí và lệ phí).

- Các khoản chi khác có tính chất không thường xuyên liên quan đến việc thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí.

Xem nội dung VB
- Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 4 Điều 1 Thông tư 94/2020/TT-BTC

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 307/2016/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2016
...
4. Khoản 2 Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“2. Các nội dung khác liên quan đến việc kê khai, thu, nộp, quản lý, công khai chế độ thu phí, lệ phí không hướng dẫn tại Thông tư này được thực hiện theo quy định tại Luật Phí và lệ phí, Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phí và lệ phí, Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14, Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế và Thông tư số 303/2016/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn việc in, phát hành, quản lý và sử dụng các loại chứng từ thu tiền phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước”.

Xem nội dung VB