Thông tư 17/2014/TT-BYT về việc cấp giấy phép hoạt động đối với trạm, điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ và việc huấn luyện sơ cấp cứu chữ thập đỏ
Số hiệu: | 17/2014/TT-BYT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Y tế | Người ký: | Nguyễn Thị Xuyên |
Ngày ban hành: | 02/06/2014 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Tổ chức chính trị - xã hội, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
BỘ Y TẾ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 17/2014/TT-BYT |
Hà Nội, ngày 02 tháng 06 năm 2014 |
Căn cứ Luật hoạt động chữ thập đỏ ngày 03 tháng 6 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 03/2011/NĐ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật hoạt động chữ thập đỏ;
Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh,
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định việc cấp giấy phép hoạt động đối với trạm, điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ và việc huấn luyện sơ cấp cứu chữ thập đỏ.
Thông tư này quy định:
1. Điều kiện hoạt động, thẩm quyền, hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép hoạt động đối với trạm, điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ;
2. Khung chương trình, nội dung huấn luyện sơ cấp cứu và cấp giấy chứng nhận cho học viên sau huấn luyện.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Sơ cấp cứu chữ thập đỏ là hoạt động sơ cấp cứu ban đầu đối với nạn nhân chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn giao thông, tai nạn lao động và các tai nạn, thảm họa khác do Hội chữ thập đỏ tổ chức thực hiện.
2. Tập huấn viên sơ cấp cứu chữ thập đỏ (sau đây viết tắt là tập huấn viên) là người truyền đạt kiến thức, kỹ năng sơ cấp cứu; giám sát, đánh giá kết quả huấn luyện cho hướng dẫn viên, tình nguyện viên sơ cấp cứu và người dân trong cộng đồng, đã được cấp giấy chứng nhận tập huấn viên theo quy định tại Thông tư này.
3. Hướng dẫn viên sơ cấp cứu chữ thập đỏ (sau đây viết tắt là hướng dẫn viên) là người hỗ trợ tập huấn viên trong huấn luyện cho tình nguyện viên sơ cấp cứu chữ thập đỏ và người dân trong cộng đồng, đã được cấp giấy chứng nhận hướng dẫn viên sơ cấp cứu chữ thập đỏ theo quy định tại Thông tư này.
4. Tình nguyện viên sơ cấp cứu chữ thập đỏ (sau đây viết tắt là tình nguyện viên) là người tự nguyện tham gia hoạt động chữ thập đỏ, được tập huấn kiến thức, kỹ năng về sơ cấp cứu.
5. Tình nguyện viên cấp I là tình nguyện viên đã được tập huấn các kỹ thuật sơ cấp cứu theo Danh mục quy định tại Bảng 1 Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
6. Tình nguyện viên cấp II là tình nguyện viên cấp I được tập huấn thêm các kỹ thuật sơ cấp cứu theo Danh mục quy định tại Bảng 2 Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 3. Điều kiện hoạt động đối với trạm sơ cấp cứu chữ thập đỏ
1. Cơ sở vật chất:
a) Có địa điểm cố định, có phòng sơ cấp cứu diện tích tối thiểu là 10 m2;
b) Bảo đảm điều kiện về vệ sinh môi trường, quản lý chất thải, phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật;
c) Có đủ điện, nước phục vụ sơ cấp cứu;
d) Có biển báo, biểu tượng, cờ chữ thập đỏ;
đ) Có số điện thoại liên lạc thường xuyên;
e) Có sổ ghi chép, phiếu sơ cấp cứu theo mẫu chung của Hội Chữ thập đỏ và sổ ghi chép được lưu trữ tại trạm sơ cấp cứu chữ thập đỏ.
2. Trang thiết bị sơ cấp cứu:
a) Bộ nẹp cố định gãy xương;
b) Bông, băng, băng ga rô, gạc, cồn sát trùng;
c) Túi cứu thương;
d) Tủ đựng dụng cụ sơ cấp cứu;
đ) Cáng cứu thương;
e) Xe cứu thương (nếu có).
3. Nhân lực: Có tối thiểu 03 tình nguyện viên cấp II làm việc tại trạm, trong đó có 01 tình nguyện viên chuyên trách làm việc toàn thời gian tại trạm.
4. Phạm vi hoạt động chuyên môn:
a) Được thực hiện các kỹ thuật sơ cấp cứu theo Danh mục quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Không được sử dụng thuốc trong sơ cấp cứu chữ thập đỏ.
5. Địa điểm đặt trạm sơ cấp cứu chữ thập đỏ:
Trạm sơ cấp cứu chữ thập đỏ phải được đặt tại địa điểm thuận tiện giao thông, nơi thường xuyên xảy ra tai nạn để kịp thời thực hiện các hoạt động sơ cấp cứu khi tai nạn xảy ra.
Điều 4. Điều kiện hoạt động đối với điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ
1. Cơ sở vật chất:
a) Có địa điểm cố định, có phòng sơ cấp cứu diện tích tối thiểu 6 m2;
b) Có biển báo, biểu tượng, cờ chữ thập đỏ;
c) Có số điện thoại liên lạc thường xuyên;
d) Có sổ ghi chép, phiếu sơ cấp cứu theo mẫu chung của Hội Chữ thập đỏ và sổ ghi chép được lưu trữ tại điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ.
2. Trang, thiết bị sơ cấp cứu:
a) Bộ nẹp cố định gãy xương;
b) Bông, băng, băng ga rô, cồn sát trùng, gạc;
c) Túi cứu thương;
d) Cáng cứu thương.
3. Nhân lực: Có tối thiểu 02 tình nguyện viên cấp I làm việc tại điểm.
4. Phạm vi hoạt động chuyên môn:
a) Được thực hiện các kỹ thuật sơ cấp cứu theo Danh mục quy định tại Bảng 1 Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Trường hợp điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ có tình nguyện viên cấp II thì được thực hiện các kỹ thuật sơ cấp cứu theo Danh mục quy định tại Bảng 1 và Bảng 2 của Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Không được sử dụng thuốc trong sơ cấp cứu chữ thập đỏ.
5. Địa điểm đặt điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ:
Điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ phải được đặt tại địa điểm phù hợp, có thể đặt tại nhà dân, tại nơi thường xuyên xảy ra tai nạn để kịp thời thực hiện nhanh chóng các hoạt động sơ cấp cứu.
Điều 5. Thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động
Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp giấy phép hoạt động đối với trạm, điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ thuộc địa bàn quản lý.
Điều 6. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động
1. Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động theo mẫu quy định tại Phụ lục số 2a ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Bản sao có chứng thực quyết định thành lập trạm, điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ.
3. Hợp đồng cho thuê địa điểm hoặc giấy cam kết đồng ý cho mượn của chủ địa điểm hoặc người quản lý nơi đặt trạm, điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ.
4. Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận chuyên môn của nhân sự làm việc tại trạm, điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ.
5. Quy chế hoạt động của trạm, điểm sơ cấp cứu.
6. Báo cáo nguồn tài chính để đảm bảo kinh phí hoạt động của trạm, điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ.
Điều 7. Thủ tục cấp, cấp lại giấy phép hoạt động
1. Giám đốc Sở Y tế ủy quyền cho phòng y tế quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (dưới đây viết tắt là phòng y tế) thẩm định hồ sơ cấp giấy phép hoạt động đối với trạm, điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ.
2. Thủ tục cấp giấy phép hoạt động:
a) Trạm, điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 6 Thông tư này đến phòng y tế;
b) Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, phòng y tế phải thành lập tổ thẩm định để tổ chức thẩm định và có biên bản thẩm định gửi Sở Y tế theo mẫu quy định tại Phụ lục số 3 ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, phòng y tế có văn bản hướng dẫn trạm, điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ hoàn thiện hồ sơ;
c) Tổ thẩm định do trưởng phòng y tế làm tổ trưởng, các thành viên bao gồm: đại diện lãnh đạo bệnh viện hoặc trung tâm y tế huyện và trưởng trạm y tế xã, phường, thị trấn nơi đặt trạm, điểm sơ cấp cứu;
d) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được biên bản thẩm định của phòng y tế, Giám đốc Sở Y tế phải cấp giấy phép hoạt động cho trạm, điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ theo mẫu quy định tại Phụ lục số 4 ban hành kèm theo Thông tư này, trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Khi thay đổi địa điểm, trạm, điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ phải bảo đảm các điều kiện hoạt động quy định tại Điều 3 và Điều 4 của Thông tư này và báo cáo bằng văn bản về việc thay đổi địa điểm gửi phòng y tế để thẩm định các điều kiện hoạt động tại địa điểm mới. Sau khi thẩm định theo thủ tục quy định tại Khoản 2 Điều này, phòng y tế gửi biên bản đến Sở Y tế để cấp lại giấy phép hoạt động theo địa điểm mới.
4. Trường hợp giấy phép hoạt động của trạm, điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ bị mất, rách, hỏng thì trạm, điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ có trách nhiệm gửi đơn đề nghị cấp lại đến Sở Y tế theo mẫu quy định tại Phụ lục số 2b ban hành kèm theo Thông tư này. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị cấp lại của trạm, điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ, Sở Y tế có trách nhiệm cấp lại giấy phép hoạt động cho trạm, điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ.
Điều 8. Khung chương trình, nội dung huấn luyện sơ cấp cứu của cơ sở huấn luyện chữ thập đỏ
1. Huấn luyện sơ cấp cứu cho người dân tại cộng đồng và tình nguyện viên cấp I:
a) Nội dung huấn luyện: 10 kỹ thuật sơ cấp cứu quy định tại Bảng 1 Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Thời gian huấn luyện: 24 tiết;
c) Số lượng học viên trong 01 lớp huấn luyện không quá 30 người;
d) Số lượng tập huấn viên: tối thiểu là 02 tập huấn viên cho 01 lớp huấn luyện;
đ) Đơn vị tổ chức: Hội Chữ thập đỏ cấp huyện trở lên.
2. Huấn luyện sơ cấp cứu cho tình nguyện viên cấp II sau khi đã tham gia huấn luyện tình nguyện viên cấp I:
a) Nội dung huấn luyện: 14 kỹ thuật sơ cấp cứu quy định tại Bảng 2 Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Thời gian huấn luyện: 40 tiết;
c) Số lượng học viên trong 01 lớp huấn luyện không quá 30 người;
d) Số lượng tập huấn viên: tối thiểu là 02 tập huấn viên cho 01 lớp huấn luyện;
đ) Đơn vị tổ chức: Hội Chữ thập đỏ cấp huyện trở lên.
3. Huấn luyện sơ cấp cứu cho hướng dẫn viên sau khi đã tham gia chương trình huấn luyện tình nguyện viên cấp II:
a) Nội dung huấn luyện: nâng cao về kỹ thuật sơ cấp cứu trong phạm vi chuyên môn theo Danh mục quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này và phương pháp sư phạm, kỹ năng huấn luyện;
b) Thời gian huấn luyện: 40 tiết;
c) Số lượng học viên trong 01 lớp huấn luyện không quá 20 người;
d) Số lượng tập huấn viên: tối thiểu là 02 tập huấn viên cho 01 lớp huấn luyện;
đ) Đơn vị tổ chức: Hội Chữ thập đỏ cấp tỉnh trở lên.
4. Huấn luyện sơ cấp cứu cho tập huấn viên:
a) Nội dung huấn luyện: các kỹ thuật sơ cấp cứu theo Danh mục quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này; phương pháp sư phạm, kỹ năng huấn luyện; phương pháp và kỹ năng giám sát, đánh giá và quản lý học viên sau huấn luyện;
b) Thời gian huấn luyện: 168 tiết;
c) Số lượng học viên trong 01 lớp huấn luyện không quá 15 người;
d) Số lượng tập huấn viên: tối thiểu là 02 tập huấn viên và 01 hướng dẫn viên cho 01 lớp huấn luyện;
đ) Đơn vị tổ chức: do Hội Chữ thập đỏ cấp Trung ương tổ chức.
Điều 9. Phê duyệt chương trình huấn luyện sơ cấp cứu
1. Hồ sơ đề nghị phê duyệt chương trình huấn luyện sơ cấp cứu:
a) Công văn đề nghị phê duyệt chương trình huấn luyện;
b) Chương trình huấn luyện;
c) Các văn bản, tài liệu liên quan (nếu có).
2. Quy trình phê duyệt chương trình huấn luyện sơ cấp cứu:
a) Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này về Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo - Bộ Y tế để tổ chức thẩm định;
b) Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo - Bộ Y tế phải tổ chức thẩm định hồ sơ và có biên bản báo cáo Bộ trưởng Bộ Y tế. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo hướng dẫn Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam để hoàn thiện hồ sơ;
c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày có biên bản thẩm định, Bộ trưởng Bộ Y tế ra quyết định phê duyệt chương trình huấn luyện, trường hợp không đủ điều kiện phê duyệt phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do;
d) Khi thay đổi chương trình huấn luyện sơ cấp cứu cho phù hợp với thực tế, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam có trách nhiệm gửi hồ sơ thay đổi đến Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo - Bộ Y tế để tổ chức thẩm định, trình Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt nội dung thay đổi theo trình tự quy định tại Điều này.
Điều 10. Cấp giấy chứng nhận cho học viên sau huấn luyện
1. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận: người đứng đầu cơ sở huấn luyện hoặc thủ trưởng đơn vị tổ chức huấn luyện sơ cấp cứu chữ thập đỏ cấp giấy chứng nhận cho học viên hoàn thành chương trình huấn luyện.
2. Mẫu Giấy chứng nhận huấn luyện sơ cấp cứu chữ thập đỏ được cấp theo mẫu quy định tại Phụ lục số 5 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Giấy chứng nhận huấn luyện sơ cấp cứu chữ thập đỏ hết giá trị sử dụng nếu người được cấp giấy chứng nhận không tham gia hoạt động sơ cấp cứu chữ thập đỏ tại các trạm, điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ trong thời gian 2 năm, kể từ ngày được cấp.
1. Cục Quản lý Khám, chữa bệnh có trách nhiệm làm đầu mối phối hợp với Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo, các đơn vị liên quan tổ chức triển khai, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện Thông tư này trên phạm vi toàn quốc.
2. Sở Y tế, Phòng Y tế có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển khai, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện Thông tư này trên phạm vi địa bàn quản lý.
3. Các cơ sở y tế có trách nhiệm phối hợp và hỗ trợ các trạm, điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ trong hoạt động sơ cấp cứu chữ thập đỏ.
4. Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam có trách nhiệm:
a) Hướng dẫn Hội Chữ thập đỏ cấp tỉnh kiện toàn các trạm, điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ bảo đảm các điều kiện theo quy định tại Thông tư này;
b) Phối hợp với Bộ Y tế tổ chức triển khai, hướng dẫn, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện Thông tư này trên phạm vi toàn quốc;
c) Tổ chức huấn luyện, cấp giấy chứng nhận cho học viên sau huấn luyện;
d) Hằng năm tổ chức đào tạo lại, cập nhật kiến thức, kỹ năng sơ cấp cứu cho người dân trong cộng đồng, tình nguyện viên, hướng dẫn viên và tập huấn viên đang tham gia các hoạt động sơ cấp cứu chữ thập đỏ.
5. Hội Chữ thập đỏ cấp tỉnh, cấp huyện có trách nhiệm:
a) Phối hợp với Sở Y tế, phòng Y tế tổ chức triển khai, hướng dẫn, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện Thông tư này trên phạm vi địa bàn quản lý;
b) Tổ chức huấn luyện, cấp giấy chứng nhận cho học viên sau huấn luyện;
c) Hàng năm tổ chức đào tạo lại, cập nhật kiến thức, kỹ năng sơ cấp cứu cho người dân trong cộng đồng, tình nguyện viên, hướng dẫn viên đang tham gia các hoạt động sơ cấp cứu chữ thập đỏ trên địa bàn tỉnh, huyện.
Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 8 năm 2014.
Điều 13. Điều khoản chuyển tiếp
Trong thời hạn 01 năm kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực, các trạm, điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ đang hoạt động trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực phải bảo đảm các điều kiện hoạt động và làm thủ tục cấp giấy phép hoạt động theo quy định tại Thông tư này.
Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Chánh Văn phòng Bộ, Chánh thanh tra Bộ, Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng Cục trưởng các Vụ, Cục, Tổng Cục thuộc Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế, Thủ trưởng Y tế ngành, Hội Chữ thập đỏ các cấp và Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc, các cơ quan, địa phương phản ánh kịp thời về Bộ Y tế (Cục Quản lý Khám, chữa bệnh) để nghiên cứu, giải quyết./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
DANH MỤC CÁC KỸ THUẬT SƠ CẤP CỨU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 17/2014/TT - BYT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
Bảng 1: 10 kỹ thuật sơ cấp cứu cho tình nguyện viên cấp I và người dân
STT |
Nội dung |
1 |
Kỹ thuật di chuyển nạn nhân khẩn cấp |
2 |
Sơ cứu dị vật, tắc đường thở |
3 |
Sơ cứu ngừng thở, ngừng tim (kỹ thuật CPR) |
4 |
Sơ cứu chảy máu - sốc |
5 |
Sơ cứu các vết thương phần mềm, băng bó vết thương |
6 |
Sơ cứu gẫy xương |
7 |
Kỹ thuật vận chuyển nạn nhân an toàn |
8 |
Sơ cứu bỏng |
9 |
Sơ cứu điện giật |
10 |
Sơ cứu đuối nước |
Bảng 2: 14 kỹ thuật sơ cấp cứu cho tình nguyện viên cấp II
STT |
Nội dung |
1 |
Sơ cứu tổn thương cột sống |
2 |
Sơ cứu trường hợp nghi chấn thương sọ não |
3 |
Sơ cứu các tổn thương vùng bụng |
4 |
Sơ cứu các tổn thương vùng ngực |
5 |
Sơ cứu tổn thương mắt |
6 |
Sơ cứu ngộ độc cấp |
7 |
Sơ cứu động vật cắn, đốt |
8 |
Sơ cứu say nắng |
9 |
Sơ cứu trường hợp đẻ khẩn cấp |
10 |
Sơ cứu đột quỵ |
11 |
Sơ cứu sốt cao/cảm lạnh |
12 |
Sơ cứu tiêu chảy cấp |
13 |
Sơ cứu trường hợp co giật |
14 |
Nguyên tắc xử trí tai nạn hàng loạt |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 17/2014/TT - BYT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Cấp giấy phép hoạt động cho trạm, điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ
Kính gửi:………………………………………………………………………………………
Họ và tên:..................................................................................................................
Ngày, tháng, năm sinh: ............................................................................................
Chỗ ở hiện nay:1......................................................................................................
Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu số:…………… Ngày cấp:………. Nơi cấp: .....
Điện thoại: ........................................... Email ( nếu có): ...........................................
Chức vụ:2...................................................................................................................
Hình thức tổ chức:3...................................................................................................
Tôi xin gửi kèm theo đơn này bộ hồ sơ gồm các giấy tờ sau:
1. Bản sao chứng thực quyết định thành lập trạm, điểm sơ cấp cứu của Hội Chữ thập đỏ;
2. Tài liệu chứng minh trạm, điểm sơ cấp cứu đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, nhân sự phù hợp với phạm vi hoạt động sơ cấp cứu;
3. Giấy tờ liên quan đến địa điểm đặt trạm, điểm sơ cấp cứu hoặc giấy cam kết cho sử dụng địa điểm đặt trạm, điểm sơ cấp cứu của chủ sở hữu;
4. Bản sao chứng thực văn bằng chuyên môn (nếu có) và giấy chứng nhận đã qua huấn luyện kỹ năng sơ cấp cứu của người tham gia sơ cấp cứu;
5. Hồ sơ nhân sự của người làm việc tại trạm, điểm sơ cấp cứu;
6. Quy chế hoạt động của trạm, điểm sơ cấp cứu.
Kính đề nghị Quý cơ quan xem xét và cấp giấy phép hoạt động cho trạm, điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ.
XÁC NHẬN |
4………, ngày……tháng…. năm 20…. |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 17/2014/TT - BYT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CẤP LẠI GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG CHO TRẠM, ĐIỂM SƠ CẤP CỨU CHỮ THẬP ĐỎ
Kính gửi………………………………………………………………………………………
Họ và tên: ....................................................................................................................
Ngày, tháng, năm sinh: .............................................................................................
Chỗ ở hiện nay: 1........................................................................................................
Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu số: ……………. Ngày cấp:……... Nơi cấp:......
Điện thoại:…………………………….Email (nếu có): .................................................
Chức vụ:2....................................................................................................................
Hình thức tổ chức:3......................................................................................................
Giấy phép hoạt động đã được cấp: số ………./ ……….ngày…… tháng…….. năm ....
nơi cấp............................................................................................................................
Lý do đề nghị cấp lại:.....................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Tôi xin cam đoan nội dung kê khai trên là đúng, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Kính đề nghị Quý cơ quan xem xét và cấp lại giấy phép hoạt động cho trạm, điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ.
XÁC NHẬN |
4………, ngày……tháng…. năm 20…. |
BIÊN BẢN THẨM ĐỊNH TRẠM, ĐIỂM SƠ CẤP CỨU CHỮ THẬP ĐỎ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 17/2014/TT - BYT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
……1…… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
……2……, ngày tháng năm 20…. |
BIÊN BẢN THẨM ĐỊNH
Cấp phép hoạt động đối với trạm, điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ
I. CĂN CỨ PHÁP LÝ
Căn cứ Luật Hoạt động chữ thập đỏ ngày 03 tháng 6 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 03/2011/NĐ - CP, ngày 07/01/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật hoạt động chữ thập đỏ;
Căn cứ Thông tư số /2014/TT - BYT ngày tháng năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc cấp giấy phép hoạt động của trạm, điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ và việc huấn luyện sơ cấp cứu chữ thập đỏ”;
Xét đề nghị của ………3 ……………………………………………………………………
II. THÔNG TIN VỀ CƠ SỞ
1. Tên trạm, điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ: ...............................................................
2. Địa chỉ: ...................................................................................................................
3. Điện thoại: ……………………………….Email (nếu có): ........................................
4. Fax: .......................................................................................................................
III. THÀNH PHẦN THAM GIA
1. Thành phần đoàn thẩm định:
2. Đại diện trạm, điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ được thẩm định:
IV. NỘI DUNG THẨM ĐỊNH
1. Hồ sơ pháp lý:
Liệt kê đầy đủ quyết định thành lập và các giấy tờ có liên quan đến cơ sở vật chất, nhân sự, thiết bị y tế.
Nhận xét:
....................................................................................................................................
2. Nhân lực:
MẪU GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG SƠ CẤP CỨU CHỮ THẬP ĐỎ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 17/2014/TT - BYT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
UBND tỉnh/tp….1 |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /SYT - GPHĐSCCCTĐ |
|
GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG SƠ CẤP CỨU CHỮ THẬP ĐỎ
GIÁM ĐỐC SỞ Y TẾ
Căn cứ Luật hoạt động chữ thập đỏ ngày 03 tháng 6 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 03/2011/NĐ - CP, ngày 07 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật hoạt động chữ thập đỏ;
Căn cứ Thông tư số /2014/TT - BYT ngày tháng năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc cấp giấy phép hoạt động của trạm, điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ và việc huấn luyện sơ cấp cứu chữ thập đỏ;
Căn cứ biên bản thẩm định ngày......tháng... năm của …………………………2………………
CẤP PHÉP HOẠT ĐỘNG SƠ CẤP CỨU CHỮ THẬP ĐỎ
Cho: 3.......................................................................................................................
Tên người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật: .................................................
Số quyết định thành lập:…………….. Ngày cấp:……………..Nơi cấp: ...................
Hình thức tổ chức:4..................................................................................................
Địa điểm5.................................................................................................................
Phạm vi hoạt động chuyên môn: Thực hiện kỹ thuật sơ cấp cứu theo danh mục các kỹ thuật sơ cấp cứu ban hành theo Bảng:….. Phụ lục số 1 của Thông tư này.
Thời gian làm việc hằng ngày: 24/24h.
Cấp mới: □ 6 Cấp lại: □
|
7…….., ngày…..tháng…. năm 20…. |
MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN HUẤN LUYỆN SƠ CẤP CỨU CHỮ THẬP ĐỎ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 17/2014/TT - BYT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
GIẤY CHỨNG NHẬN …………………1………….. Chứng nhận Ông/Bà:……………………. Sinh năm …………….Quốc tịch ……………………. Địa chỉ thường trú/đơn vị công tác: ………………………………………………………………… Đã tham gia khóa huấn luyện:……………………2………………………………………………….. Từ ngày ……..tháng ………năm …………đến ngày……… tháng ………năm ……………… Kết quả huấn luyện đạt loại: …………3………
Số vào sổ:………/CTĐ-GCN
|
1 Ghi rõ địa chỉ theo nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú.
2 Ghi theo quyết định thành lập trạm, điểm chữ thập đỏ.
3 là trạm hoặc điểm sơ cấp cứu.
4 Địa danh tỉnh hoặc thành phố.
5 Hội chữ thập đỏ quyết định thành lập trạm, điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ.
1 Ghi rõ địa chỉ theo nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú.
2 Ghi theo quyết định thành lập trạm, điểm chữ thập đỏ.
3 Trạm hoặc điểm sơ cấp cứu.
4 Địa danh tỉnh hoặc thành phố.
5 Hội chữ thập đỏ quyết định thành lập trạm, điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ.
1 Địa danh tỉnh hoặc thành phố nơi thẩm định;
2 Tên cơ quan thẩm định;
3 Tên trạm /điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ;
4 Trạm hoặc điểm sơ cấp cứu;
5 Ghi rõ địa chỉ số nhà, đường, thôn, xóm;
6 Đánh dấu ü vào ô cấp mới hoặc cấp lại;
7 Địa danh cơ quan thẩm quyền cấp giấy phép.
1 Tên cơ sở tổ chức huấn luyện.
2 Ghi rõ tên khóa huấn luyện: ví dụ Khóa huấn luyện tình nguyện viên sơ cấp cứu chữ thập đỏ cấp I.
3 Kết quả huấn luyện ghi loại: giỏi, khá hoặc trung bình
4 Địa danh tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức huấn luyện.
5 Ghi hiệu trưởng, giám đốc trung tâm hoặc chủ tịch Hội Chữ thập đỏ.
Nghị định 63/2012/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế Ban hành: 31/08/2012 | Cập nhật: 01/09/2012
Nghị định 03/2011/NĐ-CP hướng dẫn và biện pháp thi hành Luật Hoạt động chữ thập đỏ Ban hành: 07/01/2011 | Cập nhật: 11/01/2011
Quyết định 807-TTg năm 1996 bổ sung thành viên Ban chỉ đạo về phát triển thuỷ lợi và xây dựng nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long Ban hành: 31/10/1996 | Cập nhật: 16/12/2009
Quyết định 59-CT về việc thực hiện kế hoạch hợp tác lao động với các nước xã hội chủ nghĩa năm 1988 Ban hành: 07/03/1988 | Cập nhật: 15/12/2009
Thông tư 1 năm 1974 quy định phạm vi, giờ gửi, nhận và chuyển, phát bưu phẩm, khu vực phát bưu phẩm ở các cơ sở Bưu điện Ban hành: 02/01/1974 | Cập nhật: 04/07/2007
Thông tư 2 năm 1974 quy định cách thức gói bọc riêng, cách xử lý riêng đối với những bưu phẩm đựng vật phẩm đặc biệt Ban hành: 02/01/1974 | Cập nhật: 04/07/2007
Thông tư 3 năm 1974 quy định việc mở nghiệp vụ bưu kiện, mở công vụ đặc biệt về bưu điện, điều kiện và giới hạn trao đổi bưu kiện; nơi gửi, nơi nhận, giờ gửi, nhận, kích thước, khối lượng… Ban hành: 02/01/1974 | Cập nhật: 04/07/2007
Sắc lệnh số 7 về việc bổ khuyết Sắc lệnh ngày 13 tháng 9 năm 1945 thiết lập Toà án quân sự Ban hành: 15/01/1946 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 05 về viêc huỷ bỏ quyền khai trương đường hoả xa Hải Phòng - Vân Nam mà Chính phủ Pháp đã cho Công ty hoả xa Vân Nam do hợp đồng ký ngày 15 tháng 6 năm 1901 Ban hành: 15/01/1946 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 6 về việc truy tố những người can tội ăn trộm, ăn cắp, tự ý phá huỷ cắt dây điện thoại và dây điện tín Ban hành: 15/01/1946 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 04 về việc cử thêm những nhân viên trong "Uỷ ban nghiên cứu kế hoạch kiến thiết" Ban hành: 14/01/1946 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 7 về việc để sự buôn bán và chuyên trở thóc gạo được tự do trong toàn hạt Bắc bộ Ban hành: 05/09/1945 | Cập nhật: 09/10/2012
Sắc lệnh số 06 về việc cấm nhân dân không được đăng lính bán thực phẩm, làm tay sai cho quân đội Pháp Ban hành: 05/09/1945 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 05 về việc ấn định Quốc kỳ Việt nam Ban hành: 05/09/1945 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 3 về việc Thiết quân luật tại Hà Nội do Chủ tịch nứoc ban hành Ban hành: 01/09/1945 | Cập nhật: 09/10/2012