Thông tư 167/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực
Số hiệu: 167/2016/TT-BTC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Vũ Thị Mai
Ngày ban hành: 26/10/2016 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: 28/11/2016 Số công báo: Từ số 1211 đến số 1212
Lĩnh vực: Công nghiệp, Thuế, phí, lệ phí, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ TÀI CHÍNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 167/2016/TT-BTC

Hà Nội, ngày 26 tháng 10 năm 2016

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH MỨC THU, CHẾ ĐỘ THU, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÍ THẨM ĐỊNH CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG ĐIỆN LỰC

Căn cứ Luật phí và lệ phí ngày 25 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Luật ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí;

Căn cứ Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật điện lực;

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế,

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực.

2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực; cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động điện lực và các tổ chức, cá nhân liên quan đến thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực.

Điều 2. Người nộp phí

Tổ chức, cá nhân theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 28 Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật điện lực khi nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực phải nộp phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực theo quy định tại Thông tư này.

Điều 3. Tổ chức thu phí

Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công thương) và Sở Công thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực theo quy định tại Thông tư này.

Điều 4. Mức thu phí

1. Ban hành kèm theo Thông tư này Biểu mức thu phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực.

Trường hợp sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực thì áp dụng mức thu bằng 50% mức thu quy định tương ứng với cấp mới.

2. Tổ chức, cá nhân nộp phí bằng tiền mặt trực tiếp cho tổ chức thu phí hoặc chuyển khoản vào tài khoản của tổ chức thu phí mở tại Kho bạc nhà nước.

Điều 5. Kê khai, nộp phí

1. Chậm nhất là ngày 05 hàng tháng, tổ chức thu phí phải gửi số tiền phí đã thu của tháng trước vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc nhà nước.

2. Tổ chức thu phí thực hiện kê khai phí thu được theo tháng, quyết toán theo năm theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 19 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ.

Điều 6. Quản lý và sử dụng phí

1. Tổ chức thu phí nộp toàn bộ số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước. Nguồn chi phí trang trải cho việc thẩm định và thu phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.

2. Trường hợp tổ chức thu phí được khoán chi phí hoạt động theo quy định của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc sử dụng biên chế và sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước, được để lại 90% tổng số tiền phí thu được, để trang trải chi phí phục vụ thẩm định, thu phí theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí bao gồm cả nội dung chi thuê chuyên gia tư vấn thực hiện các công việc thẩm định. Số tiền phí còn lại (10%), tổ chức thu phí nộp vào ngân sách nhà nước theo chương, mục, tiểu mục tương ứng của Mục lục ngân sách nhà nước.

Điều 7. Tổ chức thực hiện

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2017. Thông tư này thay thế Thông tư số 124/2008/TT-BTC ngày 19 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định và lệ phí cấp giấy phép trong lĩnh vực điện lực.

2. Các nội dung khác liên quan đến thu, nộp, quản lý, sử dụng, chứng từ thu, công khai chế độ thu phí không đề cập tại Thông tư này được thực hiện theo quy định tại Luật phí và lệ phí; Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí; Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ; Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn in, phát hành, quản lý và sử dụng chứng từ thu phí, lệ phí và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế (nếu có).

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, hướng dẫn bổ sung./.

 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Công báo;
- Cục kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Uỷ ban nhân dân, Sở Tài chính, Cục Thuế, Kho bạc nhà nước, Sở Công thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Website Chính phủ;
- Website Bộ Tài chính;
- Lưu VT, CST (CST 5).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Vũ Thị Mai

 

BIỂU MỨC THU PHÍ THẨM ĐỊNH CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG ĐIỆN LỰC

(Ban hành kèm theo Thông tư số 167/2016/TT-BTC ngày 26 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

TT

Nội dung công việc thu phí

Mức thu (đồng)

A

Thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực do cơ quan Trung ương thực hiện

 

I

Tư vấn chuyên ngành điện lực

10.400.000

 

II

Hoạt động phát điện

 

 

1

Công trình nhà máy thủy điện

 

 

1.1

Công suất đặt dưới 10 MW

10.600.000

 

1.2

Công suất đặt từ 10 MW đến dưới 30 MW

15.000.000

 

1.3

Công suất đặt từ 30 MW đến dưới 100 MW

18.000.000

 

1.4

Công suất đặt từ 100 MW đến dưới  300 MW

24.500.000

 

1.5

Công suất đặt từ 300 MW trở lên

28.800.000

 

2

Công trình nhà máy nhiệt điện

 

 

2.1

Công suất đặt dưới 50 MW

17.800.000

 

2.2

Công suất đặt từ 50 MW đến dưới 100 MW

21.900.000

 

2.3

Công suất đặt từ 100 MW trở lên

28.800.000

 

III

Hoạt động truyền tải điện

24.900.000

 

IV

Hoạt động phân phối điện

 

 

1

Tổng chiều dài đường dây dưới 1.000 km hoặc Tổng dung lượng trạm biến áp dưới 300 MVA

12.100.000

 

2

Tổng chiều dài đường dây từ 1.000 km đến dưới 2.000 km hoặc Tổng dung lượng trạm biến áp từ 300 MVA đến dưới 600 MVA

13.700.000

 

3

Tổng chiều dài đường dây từ 2.000 km đến dưới 3.000 km hoặc Tổng dung lượng trạm biến áp từ 600 MVA đến dưới 1.000 MVA

18.800.000

 

4

Tổng chiều dài đường dây từ 3.000 km trở lên hoặc Tổng dung lượng trạm biến áp từ 1.000 MVA trở lên

21.800.000

 

V

Hoạt động xuất, nhập khẩu điện

 

 

1

Công suất dưới 10 MW

9.700.000

 

2

Công suất từ 10 MW đến dưới 100 MW

12.100.000

 

3

Công suất từ 100 MW đến dưới 300 MW

16.200.000

 

4

Công suất từ 300 MW trở lên

19.200.000

 

VI

Hoạt động bán buôn điện

19.200.000

 

VII

Hoạt động bán lẻ điện

 

 

1

Điện năng thương phẩm tiêu thụ dưới 10 GWh/tháng

9.700.000

 

2

Điện năng thương phẩm tiêu thụ từ 10 GWh/tháng đến dưới 50 GWh/tháng

12.500.000

 

3

Điện năng thương phẩm tiêu thụ từ 50 GWh/tháng trở lên

16.700.000

 

B

Thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện

 

1

Tư vấn chuyên ngành điện lực

800.000

 

2

Hoạt động phát điện

2.100.000

 

3

Hoạt động phân phối điện

800.000

 

4

Hoạt động bán lẻ điện

700.000

 

Ghi chú:

1. Trường hợp tổ chức, cá nhân khi nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép để thực hiện từ hai lĩnh vực hoạt động điện lực trở lên, thì mức thu phí thẩm định được tính như sau:

Trong đó:

- P1: Phí thẩm định lớn nhất của một trong các lĩnh vực hoạt động điện lực đề nghị cấp phép (được quy định tại Biểu mức thu nêu trên);

- Pi: Phí thẩm định của các lĩnh vực hoạt động điện lực còn lại;

- 0,4: Hệ số điều chỉnh.

2. Đối với việc thẩm định và cấp giấp phép hoạt động lĩnh vực phân phối điện: trường hợp tổng chiều dài đường dây và tổng dung lượng trạm biến áp không nằm trong cùng một mức thu theo mục IV Biểu mức thu nêu trên thì áp dụng mức thu phí thẩm định tương ứng với Tổng chiều dài đường dây hoặc tổng dung lượng trạm biến áp có mức thu phí cao hơn.

Ví dụ: Đơn vị đề nghị thẩm định cấp giấy hoạt động lĩnh vực phân phối điện có tổng chiều dài đường dây lớn hơn 3000 km nhưng có tổng dung lượng trạm biến áp nhỏ hơn 300 MVA thì xác định mức phí thẩm định theo tổng chiều dài đường dây lớn hơn 3000 km, mức phí thẩm định là 21.800.000đồng./.

 

Điều 28. Điều kiện chung để cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực

Tổ chức, cá nhân được cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực phải đáp ứng các điều kiện chung sau:

1. Là tổ chức, cá nhân được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, gồm:

a) Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp;

b) Hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Hợp tác xã;

c) Hộ kinh doanh, cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;

d) Các tổ chức khác được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.

2. Có ngành nghề kinh doanh phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp phép.

Xem nội dung VB
Điều 19. Khai phí, lệ phí
...

3. Khai phí, lệ phí khác thuộc ngân sách nhà nước

a) Cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước nộp hồ sơ khai phí, lệ phí cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

b) Khai phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước là loại khai theo tháng và khai quyết toán năm.

c) Hồ sơ khai phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước theo tháng là Tờ khai phí, lệ phí theo mẫu số 01/PHLP ban hành kèm theo Thông tư này.

d) Hồ sơ khai quyết toán năm phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước là Tờ khai quyết toán phí, lệ phí năm theo mẫu số 02/PHLP ban hành kèm theo Thông tư này.

Xem nội dung VB
Điều 5. Xác định tỷ lệ để lại và quản lý, sử dụng phí
...

2. Số tiền phí để lại cho tổ chức thu phí quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 4 Nghị định này được chi dùng cho các nội dung sau đây:

a) Chi thực hiện chế độ tự chủ (đối với cơ quan nhà nước), chi thường xuyên (đối với đơn vị sự nghiệp công lập).

- Chi thanh toán cho cá nhân thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí: Tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, các khoản đóng góp theo quy định được tính trên tiền lương (trừ chi phí tiền lương cho cán bộ, công chức đã hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo chế độ quy định).

- Chi phí phục vụ cho việc thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí như: Văn phòng phẩm, vật tư văn phòng, thông tin liên lạc, điện, nước, công tác phí theo tiêu chuẩn, định mức hiện hành.

- Chi sửa chữa thường xuyên tài sản, máy móc, thiết bị trực tiếp phục vụ cho thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí.

- Chi mua sắm vật tư, nguyên liệu liên quan đến việc thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí.

- Trích khấu hao tài sản cố định để thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư từ nguồn thu phí.

- Các khoản chi khác liên quan đến thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí.

b) Chi không thực hiện chế độ tự chủ (đối với cơ quan nhà nước), chi nhiệm vụ không thường xuyên (đối với đơn vị sự nghiệp công lập).

- Chi mua sắm, sửa chữa lớn tài sản, máy móc, thiết bị phục vụ cho việc thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí (trừ đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư từ nguồn thu phí theo Luật phí và lệ phí).

- Các khoản chi khác có tính chất không thường xuyên liên quan đến việc thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí.

Xem nội dung VB
- Mục này được sửa đổi bởi Điều 1 Thông tư 12/2020/TT-BTC (VB hết hiệu lực: 22/01/2021)

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung mục II phần A Biểu mức thu phí ban hành kèm theo Thông tư số 167/2016/TT-BTC như sau:

(Xem nội dung chi tiết tại văn bản)

Xem nội dung VB