Thông tư 161/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thăm quan Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam
Số hiệu: 161/2016/TT-BTC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Vũ Thị Mai
Ngày ban hành: 25/10/2016 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: 27/11/2016 Số công báo: Từ số 1209 đến số 1210
Lĩnh vực: Thuế, phí, lệ phí, Văn hóa , thể thao, du lịch, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 161/2016/TT-BTC

Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2016

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH MỨC THU, CHẾ ĐỘ THU, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÍ THĂM QUAN BẢO TÀNG VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM

Căn cứ Luật phí và lệ phí ngày 25 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Luật ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí;

Căn cứ Nghị định số 06/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người cao tuổi;

Căn cứ Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một sđiều của Luật người khuyết tật;

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyn hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Quyết định số 170/2003/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về “Chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa”;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế,

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thăm quan Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng;

1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thăm quan Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam (trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch).

2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân thăm quan; tổ chức thu phí thăm quan Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến thu phí thăm quan Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Điều 2. Người nộp phí

Tổ chức, cá nhân thăm quan Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam phải nộp phí thăm quan theo quy định tại Điều 4 Thông tư này.

Điều 3. Tổ chức thu phí

Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam (trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) là tổ chức thu phí.

Điều 4. Mức thu phí

Mức thu phí được quy định như sau:

1. Đối với người lớn: 30.000 đồng/người/lượt.

2. Đối với sinh viên, học sinh (học viên) trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, trường dạy nghề: 20.000 đồng/người/lượt.

Sinh viên, học sinh (học viên) là người có thẻ sinh viên, học sinh, học viên do các nhà trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân ở Việt Nam cấp.

3. Đối với trẻ em; học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông: 10.000 đồng/người/lượt.

a) Trẻ em tại khoản 3 Điều này là người từ 6 tuổi đến dưới 16 tuổi. Trường hợp khó xác định là người dưới 16 tuổi phải xuất trình giấy khai sinh, hộ chiếu, chứng minh nhân dân hoặc bất kỳ một giấy tờ khác chứng minh là người dưới 16 tuổi.

b) Học sinh là người có thẻ học sinh do các nhà trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân ở Việt Nam cấp.

Điều 5. Các đối tượng được miễn, giảm phí

1. Miễn phí thăm quan Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam đối với các trường hợp sau:

a) Trẻ em dưới 6 tuổi;

b) Người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật.

2. Giảm 50% mức phí thăm quan Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam đối với các trường hợp sau:

a) Các đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa quy định tại Điều 2 Quyết định số 170/2003/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về “Chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa. Trường hợp khó xác định là đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa quy định tại Điều 2 Quyết định số 170/2003/QĐ-TTg thì chỉ cần có giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi đối tượng cư trú.

b) Người cao tuổi theo quy định tại Nghị định số 06/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người cao tuổi.

c) Người khuyết tật nặng theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật.

Trường hợp người vừa thuộc diện hưởng chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa vừa thuộc diện người cao tuổi hoặc người khuyết tật nặng thì chỉ được giảm 50% mức phí tham quan Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Điều 6. Kê khai, thu nộp phí

1. Chậm nhất là ngày 05 hàng tháng, tổ chức thu phí phải gửi số tiền phí đã thu của tháng trước vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc nhà nước.

2. Tổ chức thu phí thực hiện kê khai, nộp phí thu được theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 19 và khoản 2 Điều 26 của Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ.

Điều 7. Quản lý và sử dụng phí

Tổ chức thu phí được để lại 90% tổng số tiền phí thu được để trang trải chi phí theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí; nộp 10% số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước theo chương, mục, tiểu mục tương ứng của Mục lục ngân sách nhà nước.

Điều 8. Tổ chức thực hiện

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2017; thay thế Thông tư số 27/2013/TT-BTC ngày 12 tháng 3 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tham quan Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam.

2. Các nội dung khác liên quan đến thu, nộp, quản lý, sử dụng, chứng từ thu, công khai chế độ thu phí không đề cập tại Thông tư này được thực hiện theo quy định tại Luật phí và lệ phí; Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí; Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản thuế; Luật sửa đi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ; Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn in, phát hành, quản lý và sử dụng chứng từ thu phí, lệ phí.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mc đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính đnghiên cứu, hướng dẫn bổ sung./.

 


Nơi nhận:
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Ch
tịch nước;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ,
quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Kiểm toán nhà nước;
- Công báo;

- Website Chính phủ;
- Ủy ban nhân dân, Cục Thuế, S
Tài chính, Kho bạc nhà nước tỉnh Thái Nguyên;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Website Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, Vụ CST (CST 5).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Vũ Thị Mai

 

Điều 11. Miễn, giảm giá vé, giá dịch vụ văn hóa, thể thao, giải trí và du lịch

1. Người khuyết tật đặc biệt nặng được miễn giá vé, giá dịch vụ khi trực tiếp sử dụng dịch vụ văn hóa, thể thao, giải trí và du lịch tại các cơ sở văn hóa, thể thao sau đây:

a) Bảo tàng, di tích văn hóa - lịch sử, thư viện và triển lãm;

b) Nhà hát, rạp chiếu phim;

c) Các cơ sở thể thao khi diễn ra các hoạt động thể dục, thể thao trong nước;

d) Các cơ sở văn hóa, thể thao, giải trí và du lịch khác.

Xem nội dung VB
Điều 2. Các đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa gồm:

1. Nhân dân ở các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa được quy định trong Chương trình 135 của Chính phủ.

2. Người có công với cách mạng:

a) Cán bộ lão thành cách mạng; cán bộ ''tiền khởi nghĩa''.

b) Thân nhân liệt sĩ.

c) Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, Bà mẹ Việt Nam anh hùng.

d) Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh.

đ) Các đối tượng được chăm sóc tại các cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng thương, bệnh binh và người có công.

3. Người thuộc diện chính sách xã hội:

a) Người tàn tật, người già cô đơn.

b) Các đối tượng được chăm sóc tại cơ sở bảo trợ xã hội.

c) Học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú.

Xem nội dung VB
Điều 2. Các đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa gồm:

1. Nhân dân ở các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa được quy định trong Chương trình 135 của Chính phủ.

2. Người có công với cách mạng:

a) Cán bộ lão thành cách mạng; cán bộ ''tiền khởi nghĩa''.

b) Thân nhân liệt sĩ.

c) Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, Bà mẹ Việt Nam anh hùng.

d) Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh.

đ) Các đối tượng được chăm sóc tại các cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng thương, bệnh binh và người có công.

3. Người thuộc diện chính sách xã hội:

a) Người tàn tật, người già cô đơn.

b) Các đối tượng được chăm sóc tại cơ sở bảo trợ xã hội.

c) Học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú.

Xem nội dung VB
Điều 11. Miễn, giảm giá vé, giá dịch vụ văn hóa, thể thao, giải trí và du lịch
...

2. Người khuyết tật nặng được giảm tối thiểu 50% giá vé, giá dịch vụ khi trực tiếp sử dụng dịch vụ văn hóa, thể thao, giải trí và du lịch tại các cơ sở văn hóa, thể thao quy định tại Khoản 1 Điều này.


Xem nội dung VB
Điều 19. Khai phí, lệ phí
...

3. Khai phí, lệ phí khác thuộc ngân sách nhà nước

a) Cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước nộp hồ sơ khai phí, lệ phí cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

b) Khai phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước là loại khai theo tháng và khai quyết toán năm.

c) Hồ sơ khai phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước theo tháng là Tờ khai phí, lệ phí theo mẫu số 01/PHLP ban hành kèm theo Thông tư này.

d) Hồ sơ khai quyết toán năm phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước là Tờ khai quyết toán phí, lệ phí năm theo mẫu số 02/PHLP ban hành kèm theo Thông tư này.
...

Điều 26. Thời hạn nộp thuế
...

2. Thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với trường hợp người nộp thuế tính thuế hoặc thời hạn nộp thuế ghi trên thông báo, quyết định, văn bản của cơ quan thuế hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác.

Thời hạn nộp thuế môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 1 của năm phát sinh nghĩa vụ thuế. Trường hợp người nộp thuế mới ra hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc mới thành lập cơ sở sản xuất kinh doanh thì thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế.

Xem nội dung VB
Điều 5. Xác định tỷ lệ để lại và quản lý, sử dụng phí
...

2. Số tiền phí để lại cho tổ chức thu phí quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 4 Nghị định này được chi dùng cho các nội dung sau đây:

a) Chi thực hiện chế độ tự chủ (đối với cơ quan nhà nước), chi thường xuyên (đối với đơn vị sự nghiệp công lập).

- Chi thanh toán cho cá nhân thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí: Tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, các khoản đóng góp theo quy định được tính trên tiền lương (trừ chi phí tiền lương cho cán bộ, công chức đã hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo chế độ quy định).

- Chi phí phục vụ cho việc thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí như: Văn phòng phẩm, vật tư văn phòng, thông tin liên lạc, điện, nước, công tác phí theo tiêu chuẩn, định mức hiện hành.

- Chi sửa chữa thường xuyên tài sản, máy móc, thiết bị trực tiếp phục vụ cho thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí.

- Chi mua sắm vật tư, nguyên liệu liên quan đến việc thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí.

- Trích khấu hao tài sản cố định để thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư từ nguồn thu phí.

- Các khoản chi khác liên quan đến thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí.

b) Chi không thực hiện chế độ tự chủ (đối với cơ quan nhà nước), chi nhiệm vụ không thường xuyên (đối với đơn vị sự nghiệp công lập).

- Chi mua sắm, sửa chữa lớn tài sản, máy móc, thiết bị phục vụ cho việc thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí (trừ đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư từ nguồn thu phí theo Luật phí và lệ phí).

- Các khoản chi khác có tính chất không thường xuyên liên quan đến việc thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí.

Xem nội dung VB