Thông tư 04/2017/TT-BTP bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật
Số hiệu: 04/2017/TT-BTP Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tư pháp Người ký: Lê Thành Long
Ngày ban hành: 12/04/2017 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: 28/04/2017 Số công báo: Từ số 299 đến số 300
Lĩnh vực: Xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ TƯ PHÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 04/2017/TT-BTP

Hà Nội, ngày 12 tháng 04 năm 2017

 

THÔNG TƯ

BÃI BỎ MỘT SỐ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT DO BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP BAN HÀNH, LIÊN TỊCH BAN HÀNH

Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật;

Căn cứ Nghị định số 22/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật;

Sau khi thng nhất với Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trương, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Thông tư bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành, liên tịch ban hành.

Điều 1. Bãi bỏ toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật

Bãi bỏ toàn bộ các văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành, liên tịch ban hành sau đây:

1. Quyết định số 483/TCCB-QĐ ngày 26 tháng 7 năm 1993 của Bộ Tư pháp về việc ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ của các ngạch công chức hành chính trong ngành Tư pháp;

2. Thông tư số 339/1998/TT-BTP ngày 19 tháng 3 năm 1998 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện Quyết định số 03/1998/QĐ-TTg ngày 07 tháng 01 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ;

3. Thông tư liên tịch số 01/2005/TTLT-BTP-BNV ngày 24 tháng 01 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 122/2004/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2004 của chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức pháp chế các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và doanh nghiệp nhà nước;

4. Thông tư số 07/2005/TT-BTP ngày 31 tháng 8 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 122/2004/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2004 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và tchức pháp chế ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và doanh nghiệp nhà nước;

5. Thông tư liên tịch s 04/2006/TTLT-BTP-BTNMT ngày 13 tháng 6 năm 2006 của Bộ trưởng  Bộ Tư pháp và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi Trường hướng dẫn việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện quyền của người sử dụng đất;

6. Thông tư số 20/2014/TT-BTP ngày 25 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành các biu mu đsử dụng trong quá trình áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trn, biện pháp thay thế xử lý hành chính quản lý tại gia đình đối với người chưa thành niên theo quy định của Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã phường, thị trấn.

Điều 2. Bãi bỏ một phần văn bản quy phạm pháp luật

Bãi bỏ Điều 7, Điều 8, Điều 11, Điều 18, Điều 19 và Điều 23 của Thông tư số 17/2011/TT-BTP ngày 14 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn một số quy định của Luật Luật sư, Nghị định quy định chi tiết và hướng dân thi hành một số điều của Luật Luật sư, Nghị định hướng dẫn thi hành các quy định của Luật Luật sư về tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Luật sư.

Điều 3. Tổ chức thực hiện

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28 tháng 5 năm 2017.

2. Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

 


Nơi nhận:
- Banthư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng Chính phủ;
- Các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tôi cao;
- Tng kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Sở Tư pháp các tnh, thành phố trực thuộc TW;
- Công báo; Website Chính phủ; Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản quy phạm pháp luật; Cng thông tin điện tử Bộ Tư pháp;
- Bộ Tư pháp: Bộ trưởng, các Thứ trưởng, các đơn vị thuộc Bộ;
- Lưu: VT, Cục KTrVB.

BỘ TRƯỞNG




Lê Thành Long

 

Điều 7. Thay đổi người đại diện theo pháp luật của tổ chức hành nghề luật sư

1. Người đại diện theo pháp luật của công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty luật hợp danh phải là luật sư và là thành viên của công ty luật.

Công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty luật hợp danh muốn thay đổi người đại diện theo pháp luật thì trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày Quyết định thay đổi, phải gửi thông báo bằng văn bản về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật và Giấy đăng ký hoạt động của công ty luật đến Sở Tư pháp nơi đăng ký hoạt động.

Thủ tục thay đổi nội dung đăng ký hoạt động được thực hiện theo quy định tại Điều 36 của Luật Luật sư.

2. Người đại diện theo pháp luật của văn phòng luật sư, công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên phải là luật sư chủ sở hữu của văn phòng luật sư, công ty luật.

Văn phòng luật sư, công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên muốn thay đổi người đại diện theo pháp luật thì gửi hồ sơ đến Sở Tư pháp nơi đăng ký hoạt động. Hồ sơ gồm có:

a) Giấy đề nghị thay đổi người đại diện theo pháp luật;

b) Giấy đăng ký hoạt động của văn phòng luật sư, công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên;

c) Văn bản thỏa thuận giữa người đại diện theo pháp luật cũ và người đại diện theo pháp luật mới đối với việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của văn phòng luật sư, công ty luật;

d) Danh mục các hợp đồng chưa hoàn thành và văn bản thỏa thuận giữa người đại diện theo pháp luật cũ và khách hàng chuyển việc thực hiện các hợp đồng đó cho người đại diện theo pháp luật mới của văn phòng luật sư, công ty luật.

Thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật của văn phòng luật sư, công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên được thực hiện theo quy định tại Điều 36 của Luật Luật sư.

3. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp cấp lại Giấy đăng ký hoạt động cho tổ chức hành nghề luật sư, trong đó ghi rõ nội dung thay đổi người đại diện theo pháp luật.

Điều 8. Chuyển đổi hình thức tổ chức hành nghề luật sư

1. Văn phòng luật sư có thể chuyển đổi thành công ty luật trách nhiệm hữu hạn trên cơ sở kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ của văn phòng luật sư theo quy định của pháp luật.

Hồ sơ chuyển đổi hình thức tổ chức hành nghề luật sư được gửi đến Sở Tư pháp nơi đăng ký hoạt động. Hồ sơ gồm có:

a) Giấy đề nghị đăng ký hoạt động công ty luật trách nhiệm hữu hạn;

b) Bản cam kết của người đứng đầu công ty luật trách nhiệm hữu hạn về việc kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ của văn phòng luật sư;

c) Văn bản thông báo cho khách hàng về việc chuyển đổi;

d) Dự thảo Điều lệ công ty luật trách nhiệm hữu hạn;

đ) Giấy đăng ký hoạt động của văn phòng luật sư;

e) Danh sách thành viên hoặc luật sư chủ sở hữu của công ty luật; bản sao Chứng chỉ hành nghề luật sư, Thẻ luật sư của các luật sư thành viên đối với trường hợp chuyển đổi thành công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;

g) Bản sao giấy tờ chứng minh về trụ sở trong trường hợp có thay đổi về trụ sở.

Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động cho công ty luật trách nhiệm hữu hạn.

2. Thủ tục công bố nội dung đăng ký hoạt động của công ty luật trách nhiệm hữu hạn được thực hiện theo quy định tại Điều 38 của Luật Luật sư.
...
Điều 11. Thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư

1. Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư bị thu hồi khi tổ chức hành nghề luật sư thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Chấm dứt hoạt động theo quy định tại khoản 1 Điều 47 của Luật Luật sư;

b) Tổ chức hành nghề luật sư tạm ngừng hoạt động quá một năm so với thời hạn được ghi trong báo cáo về việc tạm ngừng hoạt động của tổ chức đó mà không có báo cáo về việc gia hạn tạm ngừng hoạt động.

Trong trường hợp tổ chức hành nghề luật sư bị thu hồi Giấy đăng ký hoạt động theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, Sở Tư pháp có trách nhiệm thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư theo quy định tại khoản 3 Điều 47 của Luật Luật sư.

2. Giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư bị thu hồi theo quy định tại khoản 1 Điều 48 của Luật Luật sư.

3. Khi thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư, Sở Tư pháp nơi đăng ký hoạt động ra quyết định thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư hoặc chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư và gửi cho Đoàn luật sư, cơ quan thuế nơi đăng ký hoạt động.
...
Điều 18. Giải thể Đoàn luật sư

Khi phát hiện một trong các trường hợp giải thể Đoàn luật sư quy định tại khoản 1 Điều 17 của Nghị định 131/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ hướng dẫn các quy định của Luật Luật sư về tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư thì Sở Tư pháp gửi văn bản đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định giải thể Đoàn luật sư kèm theo các giấy tờ chứng minh việc Đoàn luật sư thuộc một trong các trường hợp bị giải thể theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Nghị định số 131/2008/NĐ-CP.

Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Sở Tư pháp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho ý kiến về việc giải thể Đoàn luật sư. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ trưởng Bộ Tư pháp có văn bản cho ý kiến về việc giải thể Đoàn luật sư.

Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản nhất trí về việc giải thể Đoàn luật sư của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định giải thể Đoàn luật sư.
...
Điều 19. Chuyển đổi chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài thành công ty luật trách nhiệm hữu hạn một trăm phần trăm vốn nước ngoài tại Việt Nam

1. Chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam có thể chuyển đổi thành công ty luật nước ngoài tại Việt Nam trên cơ sở kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ của chi nhánh cũ.

Hồ sơ xin chuyển đổi chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam thành công ty luật trách nhiệm hữu hạn một trăm phần trăm vốn nước ngoài tại Việt Nam được gửi đến Bộ Tư pháp. Hồ sơ gồm có:

a) Giấy đề nghị chuyển đổi của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, trong đó nêu rõ cam kết của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài về việc kế thừa tất cả quyền, nghĩa vụ của các chi nhánh bị chuyển đổi;

b) Văn bản thông báo cho khách hàng về việc chuyển đổi;

c) Dự thảo Điều lệ của công ty luật trách nhiệm hữu hạn một trăm phần trăm vốn nước ngoài;

d) Bản sao Giấy phép thành lập và Giấy đăng ký hoạt động của các chi nhánh bị chuyển đổi;

đ) Danh sách luật sư dự kiến làm việc tại công ty luật trách nhiệm hữu hạn một trăm phần trăm vốn nước ngoài;

e) Bản sao giấy tờ chứng minh về trụ sở trong trường hợp có thay đổi về trụ sở.

Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tư pháp ra quyết định cấp Giấy phép thành lập công ty luật trách nhiệm hữu hạn một trăm phần trăm vốn nước ngoài tại Việt Nam.

2. Thủ tục đăng ký hoạt động, đăng báo, thông báo về việc thành lập công ty luật trách nhiệm hữu hạn một trăm phần trăm vốn nước ngoài được thực hiện theo quy định tại Điều 79 của Luật Luật sư và Điều 18 của Nghị định số 28/2007/NĐ-CP ngày 26/02/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Luật sư.
...
Điều 23. Gia hạn Giấy phép hành nghề tại Việt Nam của luật sư nước ngoài

1. Luật sư nước ngoài muốn gia hạn Giấy phép hành nghề tại Việt Nam thì chậm nhất ba mươi ngày trước khi hết thời hạn hoạt động ghi trong Giấy phép, gửi hồ sơ đến Bộ Tư pháp. Hồ sơ gồm có:

a) Giấy đề nghị gia hạn Giấy phép hành nghề tại Việt Nam có xác nhận của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài hoặc tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam về việc tiếp tục tuyển dụng luật sư đó;

b) Bản chính Giấy phép hành nghề tại Việt Nam.

2. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tư pháp quyết định gia hạn Giấy phép hành nghề tại Việt Nam cho luật sư nước ngoài.

Xem nội dung VB