Thông báo 325/TB-VPCP năm 2013 kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại cuộc họp kiểm điểm thực hiện Quyết định 64/2003/QĐ-TTg và dự thảo kế hoạch mới giai đoạn đến 2020
Số hiệu: 325/TB-VPCP Loại văn bản: Thông báo
Nơi ban hành: Văn phòng Chính phủ Người ký: Nguyễn Khắc Định
Ngày ban hành: 22/08/2013 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Môi trường, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 325/TB-VPCP

Hà Nội, ngày 22 tháng 08 năm 2013

 

THÔNG BÁO

Ý KIẾN KẾT LUẬN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG HOÀNG TRUNG HẢI TẠI CUỘC HỌP KIỂM ĐIỂM TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 64/2003/QĐ-TTG NGÀY 22 THÁNG 4 NĂM 2003 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH XỬ LÝ TRIỆT ĐỂ CƠ SỞ GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NGHIÊM TRỌNG VÀ DỰ THẢO KẾ HOẠCH MỚI CHO GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020

Ngày 13 tháng 8 năm 2013, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chủ trì cuộc họp kiểm điểm tình hình thực hiện Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch xử lý triệt đ các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và dự thảo Kế hoạch mới cho giai đoạn đến năm 2020. Tham dự cuộc họp có đại diện Lãnh đạo các Bộ, cơ quan; Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông vận tải, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Chính phủ.

Sau khi nghe đại diện Lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường báo cáo kiểm điểm tình hình thực hiện Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg và dự thảo Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đến năm 2020; ý kiến phát biểu của các đại biểu dự họp, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải kết luận như sau:

1. Đánh giá chung

Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng là một chủ trương và quyết tâm lớn của Chính phủ trong việc xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, thực hiện nghiêm Luật bảo vệ môi trường. Các Bộ, ngành và địa phương đã có nhiều cố gắng triển khai và đạt được những kết quả tích cực trong việc xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, từng bước tạo lập khuôn khổ pháp lý, nâng cao nhận thức của cộng đồng, cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp trong việc xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Tuy nhiên, đến nay vẫn còn những hạn chế, tồn tại như nhiều cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng từ giai đoạn 1 chưa được xử lý triệt để, số lượng các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng mới vẫn phát sinh, nhiều khó khăn, vướng mắc về cơ chế và nguồn lực cho việc xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng chưa được tháo gỡ kịp thời và có hiệu quả.

2. Về nhiệm vụ trong thời gian tới

Đphấn đấu thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2013 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 7 (Khóa XI) về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; phấn đấu đến năm 2020 không còn cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, Phó Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

a) Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp thu ý kiến các Bộ, ngành, khẩn trương hoàn thiện dự thảo Quyết định và Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đến năm 2020, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong tháng 8 năm 2013, trong đó tập trung làm rõ:

- Bổ sung các căn cứ pháp lý ban hành Quyết định, xác đnh rõ phạm vi, đối tượng chịu tác động của Kế hoạch, và rà soát các đối tượng thuộc Danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đã nêu trong dự thảo Kế hoạch, bảo đảm đích đáng, thiết thực.

- Làm rõ mục tiêu, các nhiệm vụ và giải pháp của Kế hoạch, phấn đu không để phát sinh mới các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, trong đó gắn trách nhiệm cụ thể cho các chủ thể quản lý nhà nước là các Bộ, ngành và địa phương.

- Rà soát việc phân công trách nhiệm của các Bộ, ngành và địa phương bảo đm đúng chức năng, nhiệm vụ và bao quát các nhiệm vụ, giải pháp cn thực hiện, đồng thời giao nhiệm vụ để các Bộ, ngành địa phương chủ động đề xuất các cơ chế tài chính, chính sách hỗ trợ cho từng dự án cụ thể trong quá trình thực hiện Kế hoạch.

- Xác định rõ Ban Chỉ đạo liên ngành có trách nhiệm xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát thường xuyên việc triển khai Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đến năm 2020, đồng thời hưng dẫn, hỗ trợ các Bộ, ngành và địa phương trong việc xây dựng, đề xuất các chính sách, giải pháp hỗ trợ từng dự án cụ thể xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trưng nghiêm trọng thuộc Kế hoạch, chú trọng huy động nguồn vốn xã hội hóa và cơ chế hợp tác công tư (PPP); khuyến khích, hỗ trợ các Bộ, ngành và địa phương thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Kế hoạch tại Bộ, ngành, địa phương mình.

b) Các Bộ, ngành và địa phương, trong phạm vi và trách nhiệm quản lý được giao, tích cực rà soát và có kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc phạm vi quản lý, chủ động phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường hoàn thiện dự thảo Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng giai đoạn đến năm 2020 trình Thủ tướng phê duyệt.

Văn phòng Chính phủ thông báo để các Bộ, cơ quan và địa phương biết, thực hiện./

 

 

Nơi nhận:
- Thủ tưng, các PTTg Chính phủ;
- Các Bộ: TNMT, CT, KHCN, TC, GTVT, XD, KHĐT, NNPTNT, YT, LĐTBXH, CA, QP;
- HĐND, UBND các tnh, thành phố trực thuộc TW;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg; các Vụ: KTTH, KTN, TH, Cổng TTĐT;
- Lưu: VT, KGVX (3), Th.

KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM




Nguyễn Khắc Định