Thông báo 25/TB-VPCP năm 2019 về kết luận của Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình - Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tại buổi họp triển khai giải pháp cấp bách bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong thời gian tới
Số hiệu: 25/TB-VPCP Loại văn bản: Thông báo
Nơi ban hành: Văn phòng Chính phủ Người ký: Nguyễn Cao Lục
Ngày ban hành: 19/01/2019 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Giao thông, vận tải, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 25/TB-VPCP

Hà Nội, ngày 19 tháng 01 năm 2019

 

THÔNG BÁO

KẾT LUẬN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG THƯỜNG TRỰC TRƯƠNG HÒA BÌNH - CHỦ TỊCH ỦY BAN AN TOÀN GIAO THÔNG QUỐC GIA TẠI BUỔI HỌP VỀ TRIỂN KHAI GIẢI PHÁP CẤP BÁCH BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG TRONG THỜI GIAN TỚI

Ngày 17 tháng 01 năm 2019, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình - Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đã chủ trì buổi họp với thường trực Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia và các Bộ: Tư pháp, Quốc phòng, Tài chính về việc triển khai giải pháp cấp bách bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong thời gian tới. Tham dự Hội nghị có Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể - Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia và các đồng chí ủy viên thường trực Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia và lãnh đạo các cơ quan có liên quan. Sau khi nghe Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia báo cáo về tình hình trật tự an toàn giao thông trong những ngày đầu năm 2019; ý kiến phát biểu của các đại biểu dự họp, Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình - Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đã kết luận như sau:

I. ĐÁNH GIÁ CHUNG

Trong thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã quyết liệt chỉ đạo các nhiệm vụ, giải pháp nhằm bảo đảm trật tự an toàn giao thông; các Bộ, ngành, địa phương, đoàn thể đã tích cực vào cuộc nhằm kiềm chế tai nạn giao thông. Tuy nhiên, ngay trong những ngày đầu năm 2019, tình hình trật tự an toàn giao thông vẫn diễn ra hết sức phức tạp, liên tiếp xảy ra các vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng, nhất là các xe hoạt động kinh doanh vận tải (xe tải, xe chở khách, xe container), làm chết và bị thương nhiều người.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các vụ tai nạn giao thông là do ý thức chấp hành pháp luật của lái xe, chủ xe, chủ hàng và người tham gia giao thông, nhất là tình trạng sử dụng chất kích thích (rượu bia, ma túy...) trước khi lái xe; bên cạnh đó, còn tồn tại một số bất cập liên quan đến công tác phối hợp thi hành nhiệm vụ của các cơ quan chức năng tại các Bộ, ngành, địa phương.

II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Nhiệm vụ trọng tâm

c B, ngành, địa phương, đoàn thể nghiêm túc triển khai chỉ đo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 23 tháng 8 năm 2018 về tăng cường thực hiện các giải pháp cấp bách bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong hoạt động vận tải đường bộ; Công điện số 1793/CĐ-TTg ngày 13 tháng 12 năm 2018 về bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Kỷ Hợi và Lễ hội xuân năm 2019; Thông báo số 23/TB-VPCP ngày 16 tháng 01 năm 2019 của Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ - Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia trong dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán 2019; xử lý nghiêm các vi phạm, kéo giảm tai nạn giao thông cả 3 tiêu chí so với Tết Nguyên đán và các Lễ hội xuân năm 2018, trong đó tập trung vào các nhiệm vụ sau:

a) Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành Kế hoạch cấp bách để triển khai các nhiệm vụ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn; trong đó lưu ý giao trách nhiệm cụ thể đối với từng cá nhân đơn vị liên quan, có lộ trình triển khai rõ ràng cũng như công tác kiểm tra, giám sát tiến độ; có báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện theo tháng, quỹ.

b) Bộ Giao thông vận tải

- Phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục xử lý các điểm đen về tai nạn giao thông; tổ chức và vận động các đoàn thể địa phương tham gia cảnh giới tại các vị trí đường dân sinh, lối đi tự mở qua đường sắt, kiên quyết không để xảy ra tai nạn giao thông tại các điểm giao cắt giữa đường bộ với đường sắt..

- Chỉ đạo tổng kiểm tra, siết chặt công tác đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe trên toàn quốc, tập trung vào một số cơ sở sở đào tạo, sát hạch có biểu hiện vi phạm; có biện pháp xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm (nếu có). Đồng thời, nghiên cứu sửa đổi quy định về cấp lại giấy phép lái xe ô tô, quy định trước khi cấp lại Giấy phép lái xe do bị mất hoặc hư hỏng phải cơ quan cấp lại phải được Cục Cảnh sát giao thông hoặc Phòng Cảnh sát giao thông cấp tỉnh xác nhận Giấy phép lái xe không bị tạm giữ do vi phạm quy định pháp luật; quy định đối với tất cả các trường lái xe từ bng B2 trở lên bắt buộc về sát hạch lại lý thuyết khi bị tước Giấy phép lái xe từ 1 tháng trở lên, sát hạch lại thực hành khi tước Giấy phép lái xe từ 6 tháng trở lên, học và sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành để cấp đổi Giấy phép lái xe đối với lái xe bị tước Giấy phép lái xe từ 24 tháng trở lên hoặc khi gây ra tai nạn giao thông nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng; không cấp, cấp lại giấy phép lái xe cho người điều khiển xe phương tiện cơ giới đường bộ vi phạm quy định pháp luật dẫn đến tai nạn giao thông nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng trong thời gian 5 năm kể từ thời điểm xảy ra tai nạn giao thông; chỉ đạo Thanh tra Bộ và các Sở Giao thông vận tải sử dụng thông tin về bằng lái xe vi phạm bị tạm giữ tại cơ quan Công an để kiểm tra nhằm phát hiện những trường hợp xin cp lại bằng lái, trong thời gian bằng lái bị tạm giữ do, vi phạm, yêu cầu hủy kết quả sát hạch; thu hồi Giấy phép lái xe đã cấp; xử lý và kiến nghị xử lý trách nhiệm đối với; các tổ chức, cá nhân trong cơ quan cấp bằng lái có liên quan.

- Chỉ đạo rà soát, chấn chỉnh công tác kiểm định phương tiện giao thông cơ giới đường bộ theo đúng quy định của pháp luật.

c) Bộ Công an

- Chỉ đạo lực lượng cảnh sát giao thông toàn quốc duy trì việc thực hiện kiểm tra, xử lý vi phạm quy định về nồng độ cồn đối với người lái xe và quy định về mũ bảo hiểm đối với người đi mô tô, xe máy, xe đạp điện trong cả năm 2019. Chỉ đạo Cục Cảnh sát giao thông khẩn trương tham mưu xây dựng Quy chế phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Giao thông vận tải trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông; trong thời gian chưa ký Quy chế phối hợp thì hàng tháng gửi danh sách các trường hợp lái xe ô tô có bng B2 trở lên bị tước giấy phép lái xe từ 01 tháng trở lên cho Tổng cục Đường bộ Việt Nam để phục vụ công tác cấp lại giấy phép lái xe.

- Chỉ đạo Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lập chuyên án điều tra và xử lý các tổ chức, cá nhân làm giả Giấy khám sức khỏe cho người học lái xe, làm giả Giấy phép lái xe hoặc có hành vi gian lận, tiêu cực trong đào tạo, sát hạch cấp Giấy phép lái xe và khám sức khỏe cho người học lái xe.

- Chỉ đạo Công an các cấp phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân khởi tố, điều tra, xét xử điểm một số vụ án hình sự do vi phạm quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông gây tai nạn đặc biệt nghiêm trọng, điển hình là vụ tai nạn giao thông do vi phạm nồng độ cồn tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Long An...

d) Bộ Y tế chỉ đạo các đơn vị của Bộ và Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

- Phối hợp với Công an tỉnh, thành phố phục vụ công tác xét nghiệm ma túy, chất kích thích thần kinh và nồng độ cồn đối với lái xe kinh doanh vận tải; tổ chức tng kiểm tra công tác khám và cấp Giấy khám sức khỏe cho người lái xe và người học lái xe trên toàn quốc, xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân vi phạm quy định; phối hợp với ngành Giao thông vận tải thực hiện nghiêm công tác khám sức khỏe định kỳ đối với lái xe kinh doanh vận tải trên địa bàn tỉnh, xét nghiệm ma túy đối với toàn bộ lái xe được khám sức khỏe.

- Yêu cầu các cơ sở khám, chữa bệnh trong toàn quốc thực hiện kiểm tra chất ma túy và nồng độ cồn đối với toàn bộ nạn nhân cấp cứu do tai nạn giao thông.

đ) Bộ Tài chính

- Nghiên cứu bổ sung quy định về mức bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự với chủ xe cơ giới theo hướng tăng cao mức bảo hiểm với xe gây ra tai nạn giao thông, chủ xe trực tiếp điều khiển hoặc để người khác điều khiển bị lực lượng chức năng xử phạt tước bằng lái xe từ 1 tháng trở lên; giảm mc bảo hiểm với các chủ xe cơ giới có xe không gây ra tai nạn giao thông trong kỳ bảo hiểm trước. Bổ sung quy định xử phạt đối với các doanh nghiệp bảo hiểm không hoàn thành chi trả bảo hiểm đối với khách hàng đúng thời hạn.

- Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định về chi phí thực hiện công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông từ ngân sách nhà nước, xem xét bổ sung một số khoản mục cần thiết kinh phí xử lý khẩn cấp các điểm đen, điểm tiềm ẩn về tai nạn giao thông, vận hành đường số điện thoại dây nóng về an toàn giao thông, thu thập và duy trì cơ sở dữ liệu về an toàn giao thông...

e) Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, có trọng tâm, trọng điểm đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông; giới thiệu những tm gương, điển hình trong việc chấp hành quy định của pháp luật về giao thông, đồng thời phê phán những thói xấu, hành vi vi phạm của người tham gia giao thông.

g) Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng Nói Việt Nam mở chuyên mục, tăng cường thời lượng phát sóng để tuyên truyền mạnh mẽ đến mọi tầng lớp nhân dân, doanh nghiệp vận tải về chủ trương, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, nhất là trong các đợt cao điểm.

h) Yêu cầu các địa phương

- Xây dựng, ban hành Kế hoạch về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông năm 2019, bám sát các nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao tại Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 23 tháng 8 năm 2018 về tăng cường thực hiện các giải pháp cấp bách bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong hoạt động vận tải đường bộ; Thông báo số 23/TB-VPCP ngày 16 tháng 01 năm 2019 của Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ - Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia; trong đó lưu ý giao trách nhiệm cụ thể đối với từng cá nhân đơn vị, gắn với lộ trình triển khai rõ ràng cũng như công tác kiểm tra, giám sát tiến độ; có báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện. Định kỳ hằng tháng, báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch, gửi Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

- Chỉ đạo thực hiện ngay một số nhiệm vụ sau:

+ Giao Ban An toàn giao thông thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra, việc thực hiện quy định pháp luật về trật tự, an toàn giao thông trong kinh doanh vận tải đối với toàn bộ các đơn vị kinh doanh vận tải; trong quý I năm 2019 hoàn thành kiểm tra các đơn vị có phương tiện gây tai nạn giao thông trong năm 2018. Lập kế hoạch cụ thể khám sức khỏe toàn bộ lái xe kinh doanh vận tải thuộc các đơn vị do Sở Giao thông vận tải tỉnh, thành phố cấp Giấy đăng ký kinh doanh, hoàn thành trong quý II năm 2019.

+ Yêu cầu tất cả các bến xe, bãi đỗ xe kinh doanh vận tải Tập trung, chủ các cơ sở sản xuất kinh doanh thường xuyên có xe ô tô chở khách từ 9 chỗ ngồi trở lên và xe ô tô tải có khối lượng toàn bộ từ 10 tấn trở lên phải tuân thủ yêu cầu của các Đoàn kiểm tra liên ngành, lực lượng Công an hoặc Thanh tra giao thông vận tải khi thực hiện kiểm tra, xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông và kinh doanh vận tải, bố trí địa điểm, mặt bằng, các điều kiện cần thiết tại chỗ để phục vụ công tác kiểm tra.

+ Chỉ đạo Thanh tra cấp tỉnh, cấp huyện tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong việc thực thi nhiệm vụ đối với các cơ quan quản lý nhà nước, lực lượng tuần tra kiểm soát trên địa bàn.

i) Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia

- Thành lập đoàn kiểm tra liên ngành và xây dựng Kế hoạch để kiểm tra, đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, đặc biệt là các nội dung chỉ đạo trong Chỉ thị này và Công điện 1793/CĐ-TTg ngày 13 tháng 12 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Kỷ Hợi và Lễ hội xuân 2019, đảm bảo thành phần đoàn kiểm tra có các lực lượng chức năng có thể xử phạt vi phạm hành chính hoặc kiến nghị xử phạt hành chính về trật tự an toàn giao thông khi cần thiết.

- Đề xuất với Thủ tướng Chính phủ các nội dung quy định về trách nhiệm và xử lý trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh vận tải để Thủ tướng Chính phủ xem xét ban hành hoặc chỉ đạo Bộ Nội vụ ban hành. Bổ sung ủy viên Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia là Lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du Lịch, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.

2. Những nhiệm vụ cấp bách trong dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi.

a) Bộ Công an, Bộ Giao thông tải và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo lực lượng chức năng thực thi nhiệm vụ về bảo đảm trật tự an toàn giao thông theo đúng quy định của pháp luật; không để xảy ra tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực trong các lực lượng chức năng, làm mất uy tín, hình ảnh của ngành và lực lượng thi hành công vụ.

b) Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Y tế và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Chỉ đạo các đơn vị chức năng bố trí tối đa lực lượng, phương tiện nghiệp vụ để thực hiện ngay đợt cao điểm tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm trên toàn quốc từ nay đến hết ngày 10 tháng 02 năm 2019. Tập trung kiểm tra và xử lý nghiêm đối với hành vi không đội mũ bảo hiểm khi đi xe mô tô, xe đạp điện, không thắt dây an toàn đối với người đi ô tô, nhất là tại các đô thị lớn; vi phạm về kích thước và tải trọng xe, nồng độ cồn, chất ma túy đối với lái xe; đặc biệt lưu ý đối với xe kinh doanh vận tải khối lượng lớn như xe chở khách trên 8 chỗ ngồi, xe siêu trường siêu trọng, xe container…Có biện pháp xử lý nghiêm đối với vi phạm của cả lái xe chủ xe, chủ hàng. Kết thúc đợt cao điểm, xây dựng báo cáo gửi Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ trưc ngày 10 tháng 02 năm 2019

c) Các Bộ, ngành, địa phương, đoàn thể

- Khẩn trương thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đối với các nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông năm 2019 và những năm tiếp theo tại Thông báo số 23/TB-VPCP ngày 16 tháng 01 năm 2019 của Văn phòng Chính phủ; trong đó lưu ý tích hp các nội dung trong báo cáo về các giải pháp tăng cường an toàn giao thông với xe kinh doanh vận tải, đặc biệt xe container, xe tải nặng và xe khách trong cuộc họp này vào trong kế hoạch bảo đảm trật tự an toàn giao thông năm 2019 của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia; phấn đấu kéo giảm từ 5-10% tai nạn giao thông cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương do tai nạn giao thông.

- Chỉ đạo cán bộ, công chức của mình tuyệt đối không can thiệp vào quá trình thực thi công vụ trong tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm của lực lượng chức năng; đồng thời thực hiện công khai danh tính cán bộ, công chức cố tình can thiệp (nếu có).

3. Giao Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đôn đốc thực hiện Thông báo này, tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.

Văn phòng Chính phủ thông báo để các Bộ, cơ quan liên quan biết, thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ t
ướng CP;
- Ban Tuyên giáo Trung ương;
- Ủy ban QPAN của Quốc hội;
- Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ
;
- HĐND, UBND các t
nh, thành phố trc thuộc TW;
- Tòa án nhân dân tối cao;

- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- Báo Nhân dân, TTXVN, Đài THVN, Đài TNVN;
- Cục Cảnh sát giao thông;
- Hiệp hội vận tải ô tô VN, Hội ATGT VN;
- VPCP: BTCN, các Phó Chủ nhiệm, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: TH, KTTH, PL, NC, KGVX, QHĐP;
- L
ưu: VT, CN (2) pvc.

KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM





Nguyễn Cao Lục