Quyết định 965/QĐ-UBND năm 2018 về Phương án điều tra diện tích, sản lượng và doanh thu một số cây trọng điểm trên địa bàn tỉnh Sơn La
Số hiệu: 965/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Sơn La Người ký: Cầm Ngọc Minh
Ngày ban hành: 03/05/2018 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Nông nghiệp, nông thôn, Thống kê, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 965/QĐ-UBND

Sơn La, ngày 03 tháng 5 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH PHƯƠNG ÁN ĐIỀU TRA DIỆN TÍCH, SẢN LƯỢNG VÀ DOANH THU MỘT SỐ CÂY TRỌNG ĐIỂM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Thống kê ngày 23/11/2015;

Căn cứ Công văn số 374/TCTK-PPCĐ ngày 04/4/2018 của Tổng cục Thống kê về việc thẩm định dự thảo Phương án điều tra diện tích, sản lượng và doanh thu một số cây trọng điểm trên địa bàn tỉnh Sơn La;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 166/TTr- SKHĐT ngày 20/4/2018,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt và ban hành kèm theo Quyết định này Phương án điều tra diện tích, sản lượng và doanh thu một số cây trọng điểm trên địa bàn tỉnh Sơn La.

Điều 2. Các Sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan có trách nhiệm phối hợp với Cục Thống kê tỉnh tổ chức điều tra diện tích, sản lượng và doanh thu một số cây trọng điểm trên địa bàn tỉnh nhằm thu thập số liệu thống kê phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành kinh tế - xã hội của tỉnh năm 2018 và các năm tiếp theo.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố;Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- TT Tỉnh ủy;
- TT HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Như Điều 4;
- Trung tâm Công báo tỉnh;
- VP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, TH, 50b.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Cầm Ngọc Minh

 

PHƯƠNG ÁN ĐIỀU TRA

DIỆN TÍCH, SẢN LƯỢNG VÀ DOANH THU MỘT SỐ CÂY TRỌNG ĐIỂM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 965/QĐ-UBND ngày 03 tháng 5 năm 2018 của UBND tỉnh Sơn La)

1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU ĐIỀU TRA

1.1. Mục đích

Đánh giá đầy đủ hơn kết quả hoạt động sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp phục vụ xây dựng kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Sơn La.

1.2. Yêu cầu

Công tác tổ chức, thu thập thông tin, xử lý số liệu, tổng hợp, công bố và lưu trữ dữ liệu cuộc điều tra phải được thực hiện nghiêm túc, theo đúng quy định của Phương án điều tra;

Đảm bảo thông tin điều tra đầy đủ, kịp thời, chính xác, phù hợp với điều kiện thực tế và có tính khả thi;

Quản lý và sử dụng kinh phí của cuộc điều tra bảo đảm đúng chế độ hiện hành.

2. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, ĐƠN VỊ ĐIỀU TRA

2.1. Phạm vi thu thập thông tin

Thực hiện điều tra kết quả hoạt động sản xuất một số cây trọng điểm thuộc tất cả các loại hình kinh tế trên địa bàn tỉnh Sơn La.

2.2. Đối tượng thu thập thông tin

Đối tượng thu thập thông tin là một số cây trọng điểm: cà phê, xoài, nhãn, bưởi, cam, quýt, bơ và sơn trà.

2.3. Đơn vị thu thập thông tin

Đơn vị thu thập thông tin gồm thôn, ấp, bản, tổ dân phố (sau đây gọi chung là thôn); hộ gia đình (bao gồm cả trang trại); doanh nghiệp có trồng, thu hoạch các loại cây nói trên.

3. LOẠI ĐIỀU TRA

3.1. Điều tra toàn bộ

- Điều tra toàn bộ các thôn có diện tích trồng tập trung[1] cây sơn trà để thu thập thông tin về diện tích;

- Điều tra toàn bộ doanh nghiệp có trồng các loại cây nói trên để thu thập thông tin về diện tích, sản lượng thu hoạch và doanh thu.

3.2. Điều tra chọn mẫu

Các hộ gia đình có trồng, thu hoạch sản phẩm các loại cây nói trên nhằm thu thập thông tin về sản lượng và doanh thu. Quy mô, phương pháp chọn mẫu theo từng loại cây được thực hiện như sau:

a) Quy mô mẫu: Chỉ điều tra các huyện có diện tích cho sản phẩm từ 20 ha trở lên. Mỗi huyện điều tra từ 80-100 hộ.

b) Phương pháp chọn mẫu

Áp dụng phương pháp chọn mẫu 2 cấp theo các bước như sau:

- Bước 1: Lập danh sách toàn bộ các thôn có diện tích trồng theo từng loại cây. Đối với cây sơn trà từ kết quả điều tra diện tích thời điểm 10/4/2018; các cây còn lại từ kết quả điều tra diện tích cây lâu năm của Tổng cục Thống kê tại thời điểm 01/11 năm 2017.

- Bước 2: Chọn thôn mẫu

Mỗi huyện chọn từ 8-10 thôn mẫu có diện tích cho sản phẩm theo từng loại cây bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống như sau:

Sắp xếp các thôn theo từng huyện điều tra theo thứ tự diện tích từ cao xuống thấp và đánh thứ tự từ 1 đến hết sau đó tính khoảng cách (d) chọn thôn mẫu theo công thức sau:

Khoảng cách chọn thôn (d)

=

Tổng số thôn có trồng cây cần điều tra của huyện

Số thôn mẫu

Thôn mẫu đầu tiên (VD thôn thứ "t") được chọn ngẫu nhiên trong khoảng cách đầu của danh sách; các thôn mẫu tiếp theo được chọn theo công thức: t+1d, t+2d,...

- Bước 3: Lập danh sách hộ có diện tích cây cần điều tra cho sản phẩm thuộc các thôn mẫu.

- Bước 4: Chọn hộ mẫu

Mỗi thôn mẫu chọn từ 8-10 hộ mẫu có diện tích cho sản phẩm bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống:

Sắp xếp các hộ có diện tích cho sản phẩm của thôn mẫu theo thứ tự từ đầu thôn đến cuối thôn và đánh thứ tự từ 1 đến hết. Đối với những thôn địa bàn rộng hoặc đi lại khó khăn thì có thể chia thôn ra thành 2 hoặc 3 cụm và tiến hành lập danh sách trong phạm vi một cụm để chọn đủ số hộ mẫu cho cả thôn. Tính khoảng cách để chọn hộ mẫu (h) như sau:

Khoảng cách chọn mẫu hộ (h)

=

Tổng số hộ trong danh sách chọn hộ

Tổng số hộ mẫu của thôn

Hộ mẫu đầu tiên được chọn là hộ nằm ở vị trí giữa trong danh sách hộ, các hộ thứ 2, thứ,… được chọn máy móc theo khoảng cách hộ như chọn thôn mẫu cho đến đủ số hộ cần chọn.

4. THỜI ĐIỂM, THỜI GIAN ĐIỀU TRA VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA

4.1. Thời điểm thu thập thông tin

Thu thập thông tin về diện tích cây sơn trà: 10/4/2018

Thu thập thông tin về sản lượng, doanh thu: 01/5/2018

4.2. Thời kỳ thu thập thông tin

Thu thập thông tin về diện tích cây sơn trà năm 2017

Thu thập thông tin về sản lượng, doanh thu các cây điều tra năm 2017

4.3. Thời gian thu thập thông tin

Thu thập thông tin về diện tích: 10 ngày

Thu thập thông tin về sản lượng, doanh thu: 15 ngày

4.4. Phương pháp thu thập thông tin

4.4.1. Thu thập thông tin diện tích gieo trồng

Điều tra viên tiến hành điều tra trực tiếp tại địa bàn thôn có trồng cây sơn trà.Điều tra viên trực tiếp gặp trưởng thôn và thăm thực địa, quan sát, ước lượng kết quả trồng thực tế từng loại cây trồng, tính toán tổng diện tích trồng cho loại cây điều tra, bảo đảm sự cân đối hợp lý giữa tổng diện tích trồng các loại cây với tổng diện tích canh tác của thôn do các đơn vị quản lý, sử dụng.

Căn cứ vào kết quả điều tra và báo cáo của trưởng thôn, Thống kê xã lập báo cáo diện tích trồng cây sơn trà toàn xã theo từng thôn, cùng với cán bộ địa chính, cán bộ khuyến nông xã xem xét lại kết quả tổng hợp diện tích chung toàn xã trước khi báo cáo chủ tịch UBND xã.

4.4.2. Thu thập thông tin sản lượng và doanh thu

Chỉ tổ chức điều tra ở những huyện, thị (gọi chung là huyện) có diện tích trồng loại cây được chọn điều tra từ 20 ha trở lên. Những huyện còn lại không tổ chức điều tra. Thống kê huyện sử dụng phương pháp chuyên gia và tham khảo kết quả điều tra loại cây đó ở các huyện khác để ước tính năng suất và sản lượng.

5. NỘI DUNG, PHIẾU ĐIỀU TRA

5.1. Nội dung điều tra:

Diện tích trồng tập trung (từ 100 m2 trở lên), diện tích trồng tập trung cho sản phẩm và diện tích trồng mới của cây sơn trà năm 2017.

Sản lượng và doanh thu của từng loại cây trong năm 2017.

5.2. Phiếu điều tra gồm có:

Phiếu 01/DT: Phiếu thu thập thông tin về diện tích cây sơn trà trồng tập trung tra áp dụng cho thôn;

Phiếu 02/NSSL: Phiếu thu thập thông tin về diện tích, sản lượng và doanh thu cây trọng điểm của hộ.

Phiếu 03/NSSL:Phiếu thu thập thông tin về diện tích, sản lượng và doanh thu của doanh nghiệp/hợp tác xã.

(Có các mẫu phiếu kèm theo phương án)

6. PHÂN LOẠI THỐNG KÊ DÙNG TRONG ĐIỀU TRA

Các bảng phân loại được áp dụng trong cuộc điều tra này gồm:

Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam (VSIC 2007) ban hành theo Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23 tháng 1 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ.

Hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam ban hành theo Quyết định số 39/2010/QĐ-TTg ngày 11 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Danh mục các đơn vị hành chính Việt Nam ban hành theo Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ và được cập nhật đến thời điểm điều tra.

7. QUY TRÌNH XỬ LÝ VÀ BIỂU ĐẦU RA CỦA ĐIỀU TRA

7.1. Quy trình xử lý thông tin điều tra

Sau khi kết thúc khâu thu thập thông tin, các loại phiếu điều tra được gửi về Chi cục Thống kê để kiểm tra, làm sạch, đánh mã. Cục Thống kê trực tiếp nghiệm thu số lượng, chất lượng theo từng loại phiếu điều tra.

Phiếu điều tra sau đó được nhập tin tại Cục Thống kê trên một chương trình phần mềm do Tổng cục Thống kê xây dựng.

Cục Thống kê gửi toàn bộ cơ sở dữ liệu điều tra, báo cáo phân tích, biểu tổng hợp về Tổng cục Thống kê thẩm định.

Kết quả điều tra được tổng hợp và suy rộng cho cấp huyện và tổng hợp lên cấp tỉnh.

7.2. Tổng hợp kết quả điều tra

Đối với thông tin về diện tích gieo trồng kết quả được tổng hợp từ toàn bộ từ phiếu 01/DT theo các chỉ tiêu:

- Diện tích trồng mới tập trung;

- Diện tích trồng tập trung cho sản phẩm;

Đối với thông tin về sản lượng và doanh thu của huyện được tổng hợp, suy rộng từ phiếu 02/NSSL, phiếu 03/NSSL theo các chỉ tiêu:

- Sản lượng thu hoạch;

- Năng suất trên diện tích cho sản phẩm

- Doanh thu bình quân trên 01 ha cho sản phẩm

Sản lượng từng loại cây của cấp huyện được tính như sau:

Sản lượng thu hoạch từng loại cây lâu năm của huyện

=

Sản lượng thu hoạch từng loại cây lâu năm của các hộ, trang trại, HTX

+

Sản lượng thu hoạch từng loại cây lâu năm trên + diện tích của các doanh nghiệp

+

Sản lượng thu hoạch từng loại cây lâu năm của các đơn vị không thuộc đối tượng điều tra

(1)

Sản lượng thu hoạch từng loại cây lâu năm của các hộ, trang trại được tính toán suy rộng năng suất, sản lượng từng cây lâu năm cho huyện như sau:

Sản lượng thu hoạch trên toàn bộ diện tích của các hộ, trang trại, HTX toàn huyện

=

Sản lượng thu hoạch trên diện tích trồng tập trung cho sản phẩm của hộ, trang trại, HTX toàn huyện

+

Sản lượng thu bói của hộ, trang trại toàn, HTX huyện

+

Sản lượng trên diện tích cây phân tán cho sản phẩm của h

(2)

(a)

(b)

(c)

(d)

 

Sản lượng thu hoạch trên diện tích trồng tập trung cho sản phẩm của hộ, trang trại, HTX toàn huyện (b)

=

Diện tích cây lâu năm trồng tập trung cho sản phẩm của hộ, trang trại, HTX toàn huyện

x

Năng suất thu hoạch trên diện tích trồng tập trung cho sản phẩm của các hộ mẫu

(3)

 

Năng suất thu hoạch trên diện tích trồng tập trung cho sản phẩm của các hộ mẫu

=

Sản lượng thu hoạch trên diện tích trồng tập trung cho sản phẩm của các hộ mẫu trong huyện

(4)

Diện tích trồng tập trung cho sản phẩm của các hộ mẫu trong huyện

 

Sản lượng thu bói của hộ, trang trại, HTX toàn huyện

=

 

Sản lượng thu hoạch trên diện tích trồng tập trung của hộ, trang trại, HTX

x

 

Sản lượng thu bói của các hộ lấy mẫu

(5)

 

Sản lượng thu hoạch từ diện tích trồng tập trung cho sản phẩm của các hộ mẫu

 

(c)

(b)

 

 

Sản lượng thu hoạch của cây phân tán cho sản phẩm (d)

=

Diện tích cây lâu năm trồng phân tán cho sản phẩm của hộ

x

Năng suất thu hoạch trên diện tích cây trồng phân tán của các hộ mẫu

(6)

 

Năng suất thu hoạch trên 1 ha diện tích cây trồng phân tán cho sản phẩm của các hộ mẫu

=

 

Sản lượng cây phân tán của các hộ mẫu

(7)

Tổng số cây phân tán cho sản phẩm của các hộ mẫu (cây) chia (:) Mật độ cây lâu năm trồng trung bình trên 1 ha (cây)

Sản lượng thu hoạch từng loại cây lâu năm trên diện tích của các doanh nghiệp được tổng hợp từ kết quả điều tra toàn bộ phiếu 03/NSSL;

Sản lượng thu hoạch từng loại cây lâu năm của các đơn vị không thuộc đối tượng điều tra (các ban quản lý rừng, đơn vị HCSN, doanh trại bộ đội,....): Thống kê cấp huyện sử dụng các nguồn thông tin khác ở địa phương để tính.

7.3. Biểu đầu ra

Biểu đầu ra gồm có:

Biểu 01: Tổng hợp kết quả điều tra diện tích cây sơn trà trồng tập trung;

Biểu 02: Tổng hợp kết quả điều tra diện tích cây sơn trà tập trung phân theo đơn vị hành chính;

Biểu 03: Tổng hợp diện tích, năng suất, sản lượng cây sơn trà;

Biểu 04: Doanh thu bình quân trên 01 ha diện tích cho sản phẩm của một số cây trọng điểm.

(Có các mẫu biểu kèm theo phương án)

8. KẾ HOẠCH TIẾN HÀNH ĐIỀU TRA

Bước 1. Chuẩn bị điều tra

- Thời gian thực hiện 30 ngày trước thời điểm điều tra;

- Nội dung thực hiện:

+ Bổ sung, sửa đổi phương án điều tra (nếu có); triển khai hướng dẫn phương án điều tra ở cấp tỉnh/huyện; rà soát các đơn vị điều tra; chọn mẫu điều tra; in phương án và phiếu điều tra;

+ Tổng cục Thống kê phối hợp với Cục Thống kê Sơn La chọn mẫu thôn đại diện để tiến hành điều tra mẫu của các loại cây: cà phê, xoài, nhãn, bưởi, cam, quýt, bơ. Riêng cây sơn trà tiến hành chọn thôn mẫu sau khi có kết quả thu thập thông tin về diện tích;

+ Xây dựng chương trình phần mềm nhập tin, kiểm tra và tổng hợp kết quả điều tra;

+ Lựa chọn điều tra viên, giám sát viên các cấp theo tiêu chuẩn quy định;

+ Tập huấn điều tra viên, giám sát viên các cấp.

Bước 2. Triển khai điều tra

- Thu thập thông tin về diện tích cây sơn trà: Từ 10/4/2018.

- Thu thập thông tin về sản lượng và doanh thu: Từ 01/5/2018

Bước 3. Nghiệm thu, nhập tin, xử lý tổng hợp số liệu

- Thời gian thực hiện: 15 ngày sau khi kết thúc thu thập số liệu;

- Nội dung thực hiện: Kiểm tra, làm sạch, đánh mã các phiếu điều tra; nghiệm thu số lượng và chất lượng phiếu điều tra; nhập tin số liệu điều tra; xử lý, kiểm tra số liệu nhập tin, tổng hợp số liệu, báo cáo giải trình và truyền kết quả nhập tin về Tổng cục Thống kê.

Bước 4. Công bố số liệu

Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức hội nghị công bố số liệu điều tra trước 25/6/2018.

9. TỔ CHỨC ĐIỀU TRA

Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La chỉ đạo các Sở, ngành và Ủy ban nhân dân các cấp huyện, xã có liên quan cung cấp thông tin, phối hợp tổ chức triển khai thực hiện;

Cục Thống kê tỉnh Sơn La căn cứ vào Phương án điều tra xây dựng kế hoạch và phân công thực hiện chi tiết; lập dự toán kinh phí điều tra; trực tiếp chỉ đạo thực hiện và xử lý kết quả điều tra.

Cục Thống kê Tỉnh phối hợp cùng Vụ Thống kê Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản, Vụ Pháp chế và thanh tra Thống kê - Tổng cục Thống kê; các Sở, ngành tổ chức kiểm tra, giám sát quá trình thu thập thông tin tại địa bàn;

Ủy ban nhân dân các cấp huyện, xã chịu trách nhiệm triển khai thực hiện cuộc điều tra theo Phương án quy định, đảm bảo chất lượng thông tin thu thập, quản lý và sử dụng kinh phí điều tra đúng chế độ, hiệu quả.

10. KINH PHÍ VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN VẬT CHẤT CHO ĐIỀU TRA

Kinh phí thực hiện từ nguồn ngân sách địa phương hỗ trợ để thực hiện những nội dung theo Phương án. Quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí được thực hiện theo Thông tư số 109/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Tài chính về quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra thống kê./.

 

Phiếu 01/DT

PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN VỀ DIỆN TÍCH CÂY SƠN TRÀ TRỒNG TẬP TRUNG
(Áp dụng cho thôn)
Năm 2017

Tỉnh: Sơn La

Huyện:…………………………………………...

Xã:………………………………………………..

Thôn (ấp, bản):………………………………….

 

 

 

1

4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đơn vị tính: ha

STT

Tên chỉ tiêu

Mã số/cây

Tổng số (ha)

Chia ra

Hộ, trang trại

HTX

Các tổ chức khác

A

B

C

1=2+3+4

2

3

4

1

Diện tích hiện có

998

 

 

 

 

2

Tđó: + DT trồng mới

9981

 

 

 

 

3

+ DT cho sản phẩm

9982

 

 

 

 

 


Điều tra viên
(Ký, ghi rõ họ tên)




Số điện thoại:………………………..

Ngày….tháng.....năm 2018
Trưởng thôn
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Phiếu 02/NSSL

PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN VỀ DIỆN TÍCH, SẢN LƯỢNG, DOANH THU CÂY TRỌNG ĐIỂM CỦA HỘ

Năm 2017

 

TỈNH: Sơn La

 

 

 

1

4

 

HUYỆN……………………

 

 

 

 

 

Cây trồng:……………………………………………………

XÃ………………………

 

 

 

 

 

 

THÔN (ấp, bản)…………

 

 

 

 

 

Họ và tên chủ hộ:

Hộ số…..............

 

 

 

 

 

Họ và tên người cung cấp thông tin:

 

Số thứ tự

Vườn (lô)

Diện tích trồng tập trung (m2)

Diện tích trồng tập trung cho sản phẩm (m2)

Số cây trồng phân tán cho sản phẩm (cây)

Sản lượng thu hoạch (kg)

Sản lượng bán ra (kg)

Doanh thu từ tổng sản lượng (nghìn đồng)

Tổng sản lượng

Sản lượng thu trên diện tích trồng tập trung

Sản lượng thu bói

Sản lượng thu trên cây trồng phân tán

A

B

1

2

3

4=5+6+7

5

6

7

8

9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Điều tra viên
(Ký, ghi rõ họ tên)

Ngày….tháng.....năm 2018
Người cung cấp thông tin
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Phiếu 03/NSSL

PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN VỀ DIỆN TÍCH, SẢN LƯỢNG CÂY TRỌNG ĐIỂM CỦA DOANH NGHIỆP

 

TỈNH: Sơn La

 

 

 

1

4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Năm 2017

HUYỆN…………………………….

Doanh nghiệp thuộc loại hình

…………………………………..

Nhà nước = 1; Tư nhân = 2; Có vốn ĐTNN = 3 □

 

Số TT

Loại cây lâu năm (ghi mỗi dòng một loại cây: cam, quýt, bưởi, xoài, nhãn, cà phê, bơ, sơn trà)

Mã số/cây

Diện tích trồng tập trung DN quản lý sử dụng (ha)

Diện tích doanh nghiệp cho cá nhân thuê, mượn, bị xâm canh (ha)

Sản lượng do doanh nghiệp trực tiếp sản xuất (kg)

Sản lượng bán ra (kg)

Doanh thu từ sản lượng (nghìn đồng)

Tổng số

DN trực tiếp sản xuất

Cho cá nhân, tổ chức nhận khoán

Tổng số

Tr. Đó: Thu trên diện tích trồng tập trung

DT gieo trồng

DT cho sản phẩm

DT gieo trồng

DT cho sản phẩm

DT gieo trồng

DT cho sản phẩm

Tổng số

Tr.đó: DT cho sản phẩm

A

B

C

1=3+5

2=4+6

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngày….tháng…...năm 20..
Người phụ trách đơn vị
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Biểu 04

Doanh thu bình quân trên 01 ha diện tích cho sản phẩm của một số cây trọng điểm

STT

Loại cây

Sản lượng trên 01 ha (tn)

Đơn giá bình quân (triệu đồng/tấn)

Doanh thu bình quân 01 ha (triệu đồng)

1

Cam

 

 

 

2

Quýt

 

 

 

3

Bưởi

 

 

 

4

Xoài

 

 

 

5

Nhãn

 

 

 

6

 

 

 

7

Cà phê

 

 

 

8

Sơn trà

 

 

 

 

 



[1] Diện tích trồng tập trung là diện tích trồng đảm bảo mật độ và từ 100 m2  trở lên.