Quyết định 9644/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Đề án Phát triển doanh nghiệp Đà Nẵng đến năm 2020
Số hiệu: 9644/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Đà Nẵng Người ký: Võ Duy Khương
Ngày ban hành: 31/12/2014 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Doanh nghiệp, hợp tác xã, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 9644/-UBND

Đà Nẵng, ngày 31 tháng 12 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Căn cLuật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 18 tháng 12 năm 2013 của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố khóa XX về phương hướng, nhiệm vụ năm 2014;

Căn cNghị quyết số 53/2013/NQ-HĐND ngày 13 ngày 12 năm 2013 của HĐND thành phố Đà Nng, Khóa VIII, nhiệm kỳ 2011-2016, kỳ họp thứ 8 về nhiệm vụ năm 2014;

Thực hiện kết luận của Thường trực Thành ủy tại Công văn s 1797- CV/TU ngày 25 tháng 12 năm 2014;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án Phát triển Doanh nghiệp Đà Nẵng đến năm 2020, với các nội dung chủ yếu sau:

I. QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

1. Phát triển doanh nghiệp cả về số lượng và chất lượng theo hướng bền vững; nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.

2. Ươm tạo doanh nghiệp mới trong các lĩnh vực có sản phẩm xuất khu và có giá trị gia tăng cao.

3. Phát triển các doanh nghiệp nhỏ trên địa bàn thành phố thành doanh nghiệp vừa, doanh nghiệp vừa thành doanh nghiệp lớn, đng thời thu hút các tập đoàn kinh tế, tổng công ty đặt trụ sở tại thành phố Đà Nẵng.

4. Phát triển doanh nghiệp hoạt động trong các ngành, lĩnh vực có lợi thế, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội thành phố, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố (Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp). Cụ thể:

a) Về dịch vụ: phát triển doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, thương mại, logictics, giáo dục đào tạo cht lượng cao, y tế chuyên sâu.

b) Về công nghiệp: phát triển doanh nghiệp công nghệ cao (gồm vật liệu mới, công nghệ thông tin, công nghệ tự động hóa, công nghệ sinh học), công nghiệp hỗ trợ.

c) Về nông nghiệp: phát triển doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao từng bước đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trên địa bàn thành phố.

II. MỤC TIÊU:

1. Mục tiêu tổng quát

Phát triển doanh nghiệp cả về số lượng và chất lượng, trọng tâm là phát triển chất lượng; khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng liên kết, tham gia tích cực vào chuỗi giá trị (sản xuất, phân phối) các hàng hóa và dịch vụ trong nn kinh tế của thành phố và của cả nước; giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập của người lao động.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020

- Số lượng doanh nghiệp phát triển tăng thêm bình quân trên 10%/ năm.

- Phấn đấu đến năm 2020, nâng tỷ lệ doanh nghiệp vừa, doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp có mức nộp thuế trên 500 tỷ đồng/năm.

- Giải quyết việc làm bình quân hằng năm là 31.000 người;

- Tổng vốn đầu tư từ khu vực doanh nghiệp chiếm từ 65-70 % tng vốn đầu tư trên địa bàn thành phố;

- Khu vực doanh nghiệp đóng góp khoảng 75-85% tng thu ngân sách của thành phố.

- Tốc độ phát triển và đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp tăng 15- 20%/năm.

III. CÁC GIẢI PHÁP

1. Giải pháp về cải thiện môi trường đầu tư, sản xuất kinh doanh

a) Tập trung cải cách hành chính, rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính đối với từng lĩnh vực. Trong đó tập trung:

- Rà soát, cắt giảm thủ tục hành chính (TTHC), đặc biệt là TTHC ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của doanh nghiệp như đất đai, thuế, hải quan…;

- Rà soát các văn bản do UBND thành phố ban hành không phù hợp với chủ trương phát triển doanh nghiệp của thành phố; không ban hành các giy phép can thiệp hành chính vào thị trường;

- Triển khai vận hành có hiệu quả mô hình ‘Một cửa điện tử tập trung’ chuyên nghiệp; mrộng các loại hình giải quyết thủ tục hành chính liên thông - liên kết và trọn gói;

- Triển khai rộng rãi, có hiệu quả mô hình dịch vụ trả kết quả hồ sơ tận nhà cho công dân, tổ chức;

b) Thực hiện có hiệu quả Chthị số 29/CT-TU ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Thành ủy Đà Nẵng về tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển thành phố trong tình hình mới.

c) Tăng cường năng lực hoạt động của các cơ quan trợ giúp phát triển doanh nghiệp, các Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp của thành phố (Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp Đà Nẵng, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Trung tâm Xúc tiến thương mại, Trung tâm Xúc tiến du lịch); đẩy mạnh hoạt động htrợ pháp lý, tư vấn cho doanh nghiệp.

d) Định kỳ tổ chức hoạt động đối thoại trực tiếp giữa chính quyền với doanh nghiệp; tăng cường công tác tiếp nhận thông tin, xử lý phản ánh của doanh nghiệp thông qua đường dây nóng, các chuyên mục trên báo, đài, Cng Thông tin điện tử thành phố,... nhằm hỗ trợ doanh nghiệp.

đ) Củng cố, nâng cao năng lực quản lý, điều hành của các Hội, Hiệp hội doanh nghiệp, phát huy tối đa vai trò là cầu nối giữa doanh nghiệp với chính quyền, giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, đồng thời tăng cường sự tham vn của doanh nghiệp trong quá trình hoạch định chính sách phát triển kinh tế -xã hội của thành phố.

2. Giải pháp về công nghệ

a) Hỗ trợ doanh nghiệp tái cấu trúc, đổi mới công nghệ; tăng cường cung cấp thông tin về khoa học công nghệ, công nghệ thông tin - truyền thông tiên tiến trên thế giới đến cộng đồng doanh nghiệp thành phố.

b) Xúc tiến đẩy mạnh việc phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ, phát triển sàn giao dịch công nghệ, xây dựng các tchức tư vấn về công nghệ; khuyến khích triển khai các đề tài ứng dụng cho phát triển sản xut kinh doanh của doanh nghiệp.

c) Xây dựng và triển khai chương trình “Hỗ trợ doanh nghiệp phát triển hoạt động sở hữu trí tuệ”.

d) Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Dự án “Nâng cao năng sut và cht lưng sn phẩm, hàng hóa doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2020” (Quyết định số 2799/QĐ-UBND ngày 06/5/2014 của UBND thành phố Đà Nẵng).

đ) Hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; khai thác hiệu quả hạ tầng CNTT-TT của thành phố phục vụ doanh nghiệp.

3. Giải pháp về mặt bằng sản xuất, kinh doanh

a) Đồng bộ và cập nhật thường xuyên hệ thống trang thông tin điện tử để cung cấp bản đồ tổng th các đán quy hoạch đã được UBND thành ph phê duyệt; thông tin quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong và ngoài khu công nghip trên địa bàn các quận, huyện.

b) Định kỳ 06 tháng, hằng năm, rà soát lại quỹ đất trong và ngoài khu công nghiệp, kiên quyết thu hồi đối với những trường hợp được giao đất nhưng không triển khai hoặc triển khai chậm để bố trí cho các doanh nghiệp khác có nhu cầu về đất.

c) Hình thành các cụm công nghiệp nhỏ, các trung tâm và cụm thương mại dịch vụ, hệ thống mạng lưới bán lẻ.

d) Quy hoạch và hình thành Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nhằm thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao phục vụ đô thị.

đ) Triển khai hiệu quả đề án Phát triển các khu phố chuyên doanh và Trung tâm mua sắm phục vụ du lịch.

e) Đầu tư hạ tầng khu công nghệ cao tạo cơ hội thu hút doanh nghiệp công nghệ cao trong và ngoài nước.

4. Giải pháp về tín dụng

a) Bổ sung nguồn vốn Quỹ Đầu tư phát triển thành phố phấn đấu đạt 1.000 tđồng trlên đến năm 2020 thông qua hình thức nhận ủy thác quản lý nguồn vn, tích cực huy động vốn trung, dài hạn từ các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước, phát hành trái phiếu chính quyn địa phương theo ủy quyền của thành phố và các hình thức hợp pháp khác.

b) Kiện toàn và nâng cao năng lực tổ chức hoạt động của Quỹ Bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố.

c) Đơn giản hóa thủ tục, hồ sơ vay vốn; đề xuất điều chỉnh lãi suất cho vay ưu đãi theo hướng thấp hơn các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố phù hợp với các quy định của Chính phủ.

d) Tập trung đối tượng cho vay doanh nghiệp theo lĩnh vực ưu tiên của thành phố; các doanh nghiệp được ươm tạo theo chủ trương của thành phố;

5. Giải pháp về nhân lực

a) Định kỳ tổ chức các chương trình đào tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, nhất là các chương trình đào tạo văn hóa doanh nhân, nâng cao nhận thức và trách nhiệm xã hội của doanh nhân.

b) Xây dựng cơ chế liên kết giữa các cơ sở đào tạo với đơn vị sử dụng lao động, các đơn vị nghiên cứu với doanh nghiệp đáp dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

c) Hoàn thiện và hiện đại hóa hệ thống thông tin thị trường lao động, cơ sở dữ liệu về thị trường lao động, cụ thể: hiện đại hóa hệ thng trung tâm giới thiệu việc làm; chuẩn hóa hoạt động giao dịch việc làm, sàn giao dịch việc làm trở thành hoạt động hàng ngày tại các trung tâm giới thiệu việc làm.

d) Hình thành vườn ươm doanh nghiệp thành phố; hỗ trợ các hoạt động khởi nghiệp và ươm tạo doanh nghiệp trên địa bàn thành phố.

6. Giải pháp về xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư

a) Hỗ trợ cung cấp thông tin xúc tiến thương mại, dự báo thị trường nhằm nâng cao năng lực tiếp cận thị trường xuất khẩu, đặc biệt là liên kết doanh nghiệp thành phố với các tập đoàn lớn của nước ngoài.

b) Khảo sát nhu cầu của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố để tổ chức định kỳ Chương trình kết nối cung cầu, hỗ trợ doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm của nhau, đồng thời tăng cường các hoạt động kết ni có tính cht liên kết vùng, địa phương; hỗ trợ kinh phí trin khai các đán thuộc chương trình khuyến công quốc gia, địa phương; hỗ trợ doanh nghiệp tham gia chương trình “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và phát triển thương hiệu.

c) Triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ thực hiện liên kết tiêu thụ sản phẩm nông sản gắn với chuỗi cung cấp thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn.

d) Xây dựng và triển khai Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu trọn gói.

đ) Tổ chức thực hiện tốt Đề án “Đy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại và kích cầu nội địa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

g) Tổ chức xúc tiến, kêu gọi các doanh nghiệp lớn đang đầu tư tại các địa phương về đầu tư tại thành phố Đà Nẵng; triển khai hiệu quả chương trình xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2013 -2016.

h) Triển khai chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư cho các doanh nghiệp phát triển tàu du lịch trên sông và các sản phẩm du lịch đường sông; đy mạnh chương trình xúc tiến du lịch.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện có trách nhiệm:

a) Xây dựng và triển khai thực hiện ngay trong đầu năm 2015 chương trình kế hoạch phát triển doanh nghiệp theo lĩnh vực, ngành thuộc thm quyền quản lý nhà nước được giao.

b) Thường xuyên kiểm tra, giám sát tiến độ và kết quả thực hiện phát trin doanh nghiệp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao; hàng quý, 06 tháng o cáo tình hình, kết quả thực hiện vSở Kế hoạch và Đầu tư đtổng hợp, báo cáo UBND thành phố.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan tham mưu, điều phối về triển khai thực hiện Đề án có trách nhiệm:

a) Tham mưu, tổng hợp cho UBND thành phố v tchức triển khai thực hiện theo từng năm; kiểm tra, đánh giá tình hình thc hiện Đ án trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

b) Phối hợp với Sở Tài chính cân đối tổng hợp các nguồn lực trong kế hoạch của thành phố cho các chương trình, dự án để triển khai Đ án; ưu tiên bố trí kinh phí cho các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp.

c) Định kỳ hằng quý, 06 tháng tổng hợp, báo cáo UBND thành phố tiến độ thực hiện Đán; kịp thời đề xut các giải pháp, biện pháp xử lý đi với những khó khăn, vướng mắc phát sinh để bảo đảm thực hiện thành công Đ án.

3. Sở Nội vụ theo chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai giải pháp về cải cách hành chính, thủ tục hành chính, hoạt động của các Hội, Hiệp hội doanh nghiệp trên địa bàn thành phố.

4. Sở Khoa học và Công nghệ theo chức năng, nhiệm vụ được giao phi hợp với các đơn vị liên quan triển khai giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp về phát trin công nghệ, ứng dụng công nghệ trong sản xuất, kinh doanh.

5. Sở Tài nguyên và Môi trường theo chức năng, nhiệm vụ được giao phi hợp với các đơn vị có liên quan triển khai giải pháp hỗ trợ về đất đai, đảm bảo mặt bằng sản xuất kinh doanh ngoài khu công nghiệp cho các doanh nghiệp.

6. Ban Quản lý Khu công nghệ cao, Ban Quản lý các Khu công nghiệp và Chế xuất theo chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp với các đơn vị rà soát quỹ đất trong các khu công nghiệp để bố trí cho doanh nghiệp có nhu cu, bảo đảm môi trường đầu tư lành mạnh, góp phần thu hút đầu tư.

7. Sở Tài chính theo chức năng nhiệm vụ, được giao phối hợp với Quỹ Đầu tư Phát triển thành phố, Quỹ Bảo lãnh tín dụng DNNVV thành phố, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tại Đà Nẵng triển khai các giải pháp hỗ trợ về tài chính tín dụng nhằm tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tiếp cận ngun vốn mở rộng sản xuất và phát triển doanh nghiệp.

8. Sở Công Thương theo chức năng, nhiệm vụ được giao phi hợp với các đơn vị liên quan triển khai các giải pháp hỗ trdoanh nghiệp xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, kết ni doanh nghiệp, liên kết tiêu thụ sn phẩm.

9. Sở Thông tin và Truyền thông theo chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin, truyền thông.

10. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch theo chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong lĩnh vực phát triển du lịch trên địa bàn thành phố.

11. Sở Tư pháp theo chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp theo dõi, giám sát đảm bảo các văn bản quy phạm pháp luật phục vụ phát triển doanh nghiệp phù hợp với quy định hiện hành.

12. Báo Đà Nẵng, Đài Phát thanh - Truyền hình Đà Nẵng, Cổng Thông tin điện tử thành phố và các cơ quan báo, đài đóng trên địa bàn thành phố chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan thường xuyên cung cp thông tin, tuyên truyền về các cơ chế, chính sách, tình hình và kết quả thực hiện Đ án.

13. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, phát sinh, các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, các đoàn thể, các Hội, Hiệp hội doanh nghiệp, các doanh nghiệp chủ động phản ảnh về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo UBND thành phố xem xét, chđạo.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND thành phố, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như điều 3;
- TT TU, TT HĐND thành phố;
- Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND TP;
- Các quận, huyện ủy; Đảng ủy trực thuộc TU;
- Các Ban xây dựng Đảng trực thuộc TU;
- Các Sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện;
- UBMTTQ VN TP và các đoàn th;
- Ngân hàng NN-CNĐN; Kho bạc NN TP; Cục Thuế TP; Cục Hải quan TP; Công an TP; BHXH TP ĐN;
- Các Hội, Hiệp hội doanh nghiệp TP;
- Báo Đà Nẵng; Đài PT-TH TP; Cổng TT ĐTTP;
- CPVP UBND TP; các Phòng: KTN, KTTH, TH, VX, NC-PC. QLĐTh, QLĐTư;
- Lưu: VT, KTN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Võ Duy Khương

 





Nghị quyết 53/2013/NQ-HĐND về nhiệm vụ năm 2014 Ban hành: 13/12/2013 | Cập nhật: 07/03/2014