Quyết định 872/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt đề cương và dự toán Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn giai đoạn 2011-2020, có xét đến năm 2025
Số hiệu: 872/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Điện Biên Người ký: Lê Thành Đô
Ngày ban hành: 30/08/2011 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Thương mại, đầu tư, chứng khoán, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐIỆN BIÊN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 872/QĐ-UBND

Điện Biên, ngày 30 tháng 8 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V PHÊ DUYỆT ĐỀ CƯƠNG VÀ DỰ TOÁN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CỤM CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN GIAI ĐOẠN 2011-2020, CÓ XÉT ĐẾN NĂM 2025

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội;

Căn cứ Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg ngày 19/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý cụm công nghiệp;

Căn cứ Quyết định số 281/2007/QĐ-BKH ngày 26/3/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành định mức chi phí cho lập, thẩm định quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch các sản phẩm chủ yếu;

Căn cứ Quyết định số 230/2006/QĐ-TTg ngày 13/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ V/v phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Điện Biên thời kỳ 2006-2020;

Xét đề nghị của Sở Công Thương tại Tờ trình số 318/TTr-SCT ngày 05/7/2011 và ý kiến của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại văn bản số: 732 /SKHĐT-CN ngày 18/8/2011,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt đề cương và dự toán Quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Điện Biên giai đoạn 2011-2020, có xét đến năm 2025, với những nội dung sau:

I. Tên đồ án: Quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Điện Biên giai đoạn 2011-2020, có xét đến năm 2025.

II. Chủ đầu tư: Sở Công Thương tỉnh Điện Biên.

III. Phạm vi thực hiện: Trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

IV. Nội dung quy hoạch:

1. Đề cương nhiệm vụ Quy hoạch:

Phần I: Mở đầu.

Chương I. Căn cứ pháp lý của Đề án quy hoạch phát triển các các cụm công nghiệp. Chương II. Khái niệm về cụm, điểm công nghiệp.

Chương III. Sự cần thiết của Đề án quy hoạch phát triển các các cụm công nghiệp.

Phần II: Tổng quan về thực trạng phát triển các ngành công nghiệp và các cụm, điểm công nghiệp trên địa bàn.

Chương I. Thực trạng phát triển các ngành công nghiệp trên địa bàn. Chương II. Thực trạng phát triển cụm, điểm công nghiệp trong cả nước. Chương III. Thực trạng phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp trên địa bàn. Phần III: Phân tích, đánh giá hiện trạng xây dựng và phát triển các cụm công nghiệp được quy hoạch và thành lập trên địa bàn.

Chương I. Xác định vị trí, vai trò của các cụm công nghiệp đối với phát triển KTXH và các ngành công nghiệp trên địa bàn.

Chương II. Phân tích đánh giá những mặt đạt được, tồn tại trong việc đầu tư xây dựng và phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn.

Phần IV: Dự báo các yếu tố tác động đến nhu cầu phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn.

Chương I. Dự báo các yếu tố tác động đến nhu cầu phát triển cụm công nghiệp (các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển KTXH, ngành và lĩnh vực, nhất là công nghiệp) trên địa bàn.

Chương II. Dự báo khả năng thu hút đầu tư hạ tầng các cụm công nghiệp trên địa bàn.

Chương III. Dự báo nhu cầu thuê đất của các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn. Phần V: Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Điện Biên giai đoạn 2011-2020, có xét đến năm 2025.

Chương I. Quan điểm và mục tiêu phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn. Chương II. Xác định lĩnh vực, ngành nghề, cơ sở công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp của địa phương được ưu tiên, khuyến khích đầu tư trong cụm công nghiệp.

Chương III. Định hướng phân bố không gian phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn.

Chương IV. Xây dựng danh mục các địa điểm có khả năng xây dựng cụm công nghiệp trên địa bàn.

Chương V. Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn (theo không gian lãnh thổ và kỳ kế hoạch 5 năm).

Chương VI. Xác định các điều kiện kết nối hạ tầng bên ngoài của các cụm công nghiệp dự kiến quy hoạch phát triển trên địa bàn.

Phần VI: Đánh giá tác động môi trường chiến lược.

Phần VII: Những giải pháp, chính sách và tổ chức thực hiện. Chương I. Những giải pháp về cơ chế, chính sách.

Chương II. Tổ chức thực hiện. Phần VIII: Kết luận và kiến nghị. Phần IX: Phụ lục, các bản vẽ.

2. Dự toán kinh phí:

- Tổng dự toán: 532,2 triệu đồng.

- Nguồn vốn đầu tư: Bằng nguồn vốn sự nghiệp hàng năm của tỉnh.

(Có đề cương, dự toán chi tiết kèm theo).

3. Tổ chức thực hiện:

- Hình thức quản lý dự án: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án.

- Đơn vị tư vấn lập dự án: Chủ đầu tư, tổ chức lựa chọn đơn vị tư vấn, có đủ tư cách pháp nhân và năng lực theo quy định hiện hành.

- Hình thức hợp đồng: Hợp đồng trọn gói.

- Thời gian thực hiện: Hoàn thành trong quý II năm 2012.

Điều 2. Căn cứ Quyết định này Sở Công Thương có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng dự án hoàn thành theo đúng tiến độ và tuân thủ các quy định hiện hành.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Tài chính, Kho bạc nhà nước tỉnh và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Thành Đô

 

ĐỀ CƯƠNG

NHIỆM VỤ, DỰ TOÁN DỰ ÁN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN GIAI ĐOẠN 2011 - 2020, CÓ XÉT ĐẾN NĂM 2025
(Kèm theo Quyết định số 872 /QĐ-UBND ngày 30 / 8/ 2011 của UBND tỉnh Điện Biên)

I. Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Điện Biên

II. Cơ quan quản lý dự án (chủ đầu tư): Sở Công Thương tỉnh Điện Biên

III. Cơ quan phối hợp thực hiện dự án:

1. Đơn vị tư vấn,

2. Các sở, ngành tỉnh Điện Biên: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Sở Khoa học công nghệ, Sở Tài Nguyên và Môi Trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thị xã, thành phố.

IV. Phạm vi thực hiện dự án: Toàn tỉnh Điện Biên

V. Sự cần thiết của dự án:

Trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá, việc thúc đẩy phát triển công nghiệp đã và đang trở thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh Điện Biên, trong đó các doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc góp phần giải quyết công ăn việc làm, xoá đói, giảm nghèo, ổn định xã hội trên địa bàn và đảm bảo phát triển cân bằng giữa các vùng.

Việc hình thành mô hình cụm công nghiệp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ là một yêu cầu tất yếu để đáp ứng nhu cầu về đất đai mở rộng sản xuất, tạo điều kiện quản lý môi trường và hỗ trợ sản xuất cho các doanh nghiệp.

Tuy nhiên việc hình thành, phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh thời gian qua đang gặp phải những khó khăn bất cập như: thiếu quy hoạch, kế hoạch tổng thể; thiếu hành lang pháp lý để quản lý việc thành lập, đầu tư xây dựng; thiếu thống nhất cơ quan đầu mối quản lý ở các huyện, thị xã, thành phố; doanh nghiệp tham gia đầu tư kinh doanh hạ tầng gặp nhiều khó khăn; nguồn kinh phí để đầu tư hạ tầng các cụm công nghiệp của tỉnh còn hạn hẹp, kinh phí trung ương hỗ trợ chỉ đáp ứng một phần.

Quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh là việc cụ thể hóa quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội, quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh nhằm mục đích:

- Làm rõ các yếu tố thuận lợi và khó khăn, tiềm năng, nguồn lực và đặc thù của mỗi huyện và trên toàn tỉnh. Từ đó xác định mục tiêu, bước đi cho quy hoạch các cụm công nghiệp phát triển đúng hướng, bền vững và hiệu quả.

- Là cơ sở để hoạch định không gian phát triển hợp lý, đồng bộ, tiết kiệm đất đai và chi phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Tận dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả các nguồn tài nguyên có sẵn như đất đai, nguyên nhiên vật liệu, lao động, vốn, các nguồn tài nguyên khác, bảo đảm an toàn về môi trường sinh thái.

- Là cơ sở để thực hiện quản lý chặt chẽ, đúng quy định của Nhà nước trong việc hình thành, phát triển, đầu tư xây dựng và hoạt động sản xuất kinh doanh trong các cụm công nghiệp trên địa bàn.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho thu hút đầu tư, là cơ sở để các nhà đầu tư lựa chọn địa điểm đầu tư phù hợp, góp phần giải quyết việc làm cho lao động tại địa bàn, từ đó nâng cao đời sống nhân dân, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững theo đúng định hướng cơ cấu ngành nghề xác định.

- Trong Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Điện Biên giai đoạn 2006- 2015, có xét đến năm 2020 có đề cập đến vị trí quy hoạch của một số cụm công nghiệp. Song đến nay, một số cụm công nghiệp được quy hoạch không còn đáp ứng với điều kiện thực tế nên cần thiết phải được quy hoạch lại cho phù hợp.

VI. Căn cứ lập quy hoạch:

- Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội;

- Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội;

- Căn cứ Quyết định số 281/2007/QĐ-BKH ngày 26/3/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành định mức chi phí cho lập, thẩm định quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch các sản phẩm chủ yếu;

- Căn cứ Quyết định số 230/2006/QĐ-TTg ngày 13/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Điện Biên đến năm 2020;

- Căn cứ Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg ngày 19/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý cụm công nghiệp;

- Căn cứ Thông tư số 39/2009/TT-BCT ngày 28/12/2009 của Bộ Công Thương về việc quy định thực hiện một số nội dung của quy chế quản lý cụm công nghiệp ban hành kèm theo quyết định số 105/2009/QĐ-TTg ngày 19/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý cụm công nghiệp;

- Căn cứ Thông tư số: 03/2008/TT-BKH , ngày 01 tháng 7 năm 2008 về việc Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006;

- Căn cứ Quyết định số 55/2008/QĐ-BCT , ngày 30 tháng 12 năm 2008 của Bộ Công Thương về Ban hành nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch phát triển lĩnh vực công nghiệp;

- Căn cứ Quyết định số 805/QĐ-UBND ngày 21/6/2008 của UBND tỉnh phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Điện Biên giai đoạn 2006-2015, có xét đến năm 2020;

- Căn cứ Quyết định 132/QĐ-UBND, ngày 26 tháng 01 năm 2011 của UBND tỉnh về việc “Ban hành Chương trình giải pháp chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - Xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh và dự toán ngân sách năm 2011”;

- Căn cứ Quyết định số 781/QĐ-UBND ngày 18/8/2011 của UBND tỉnh Điện Biên về việc “Phê duyệt kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011- 2015 tỉnh Điện Biên”;

- Thực hiện công văn số 99/CNĐP-CĐCN ngày 18/4/2011 của Cục Công nghiệp địa phương - Bộ Công Thương, về việc tham gia ý kiến cho bản đề cương và dự toán dự án Quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Điện Biên giai đoạn 2011 - 2020, có xét đến năm 2025.

VII. Sản phẩm của dự án:

- Thuyết minh tổng hợp của Đề án quy hoạch phát triển Các cụm công nghiệp,

- Bản đồ hiện trạng và quy hoạch phát triển Các cụm công nghiệp (hệ VN.2000, tỷ lệ 1/250.000 chung toàn tỉnh và 1/100.000 cho mỗi thành phố, huyện),

- Đĩa CD lưu giữ các tài liệu.

VIII. Nội dung của đề cương quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp.

Các nội dung và kết quả nghiên cứu của Đề án quy hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Điện Biên giai đoạn 2011-2020, có xét đến năm 2025 được tổ chức và trình bày như sau:

1. Phần I: Mở đầu.

Chương I. Căn cứ pháp lý của Đề án quy hoạch phát triển các các cụm công nghiệp. Chương II. Khái niệm về cụm, điểm công nghiệp.

Chương III. Sự cần thiết của Đề án quy hoạch phát triển các các cụm công nghiệp.

2. Phần II: Tổng quan về thực trạng phát triển các ngành công nghiệp và các cụm, điểm công nghiệp trên địa bàn.

2.1. Chương I. Thực trạng phát triển các ngành công nghiệp trên địa bàn.

2.2. Chương II. Thực trạng phát triển cụm, điểm công nghiệp trong cả nước.

(Các lĩnh vực ngành nghề, vốn đầu tư thực hiện xây dựng hạ tầng kỹ thuật và sản xuất công nghiệp, giá trị sản xuất công nghiệp, lao động, quy mô và tỷ lệ lấp đầy, tình hình mở rộng, các vấn đề môi trường, ...)

2.3. Chương III. Thực trạng phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp trên địa bàn.

(Các lĩnh vực ngành nghề, vốn đầu tư thực hiện xây dựng hạ tầng kỹ thuật và sản xuất công nghiệp, giá trị sản xuất công nghiệp, lao động, quy mô và tỷ lệ lấp đầy, tình hình mở rộng, các vấn đề môi trường, ...)

3. Phần III: Phân tích, đánh giá hiện trạng xây dựng và phát triển các cụm công nghiệp được quy hoạch và thành lập trên địa bàn.

3.1. Chương I. Xác định vị trí, vai trò của các cụm công nghiệp đối với phát triển KTXH và các ngành công nghiệp trên địa bàn.

3.2. Chương II. Phân tích đánh giá những mặt đạt được, tồn tại trong việc đầu tư xây dựng và phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn.

4. Phần IV: Dự báo các yếu tố tác động đến nhu cầu phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn.

4.1. Chương I. Dự báo các yếu tố tác động đến nhu cầu phát triển cụm công nghiệp (các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển KTXH, ngành và lĩnh vực, nhất là công nghiệp) trên địa bàn.

4.2. Chương II. Dự báo khả năng thu hút đầu tư hạ tầng các cụm công nghiệp trên địa bàn.

4.3. Chương III. Dự báo nhu cầu thuê đất của các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn.

5. Phần V: Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Điện Biên giai đoạn 2011-2020, có xét đến năm 2025.

5.1. Chương I. Quan điểm và mục tiêu phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn.

5.2. Chương II. Xác định lĩnh vực, ngành nghề, cơ sở công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp của địa phương được ưu tiên, khuyến khích đầu tư trong cụm công nghiệp.

5.3. Chương III. Định hướng phân bố không gian phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn.

5.4. Chương IV. Xây dựng danh mục các địa điểm có khả năng xây dựng cụm công nghiệp trên địa bàn.

Xây dựng danh mục và xác định thứ tự ưu tiên đầu tư xây dựng trong giai đoạn quy hoạch đáp ứng nhu cầu thuê đất của cơ sở SX công nghiệp trên địa bàn theo một số tiêu chí:

- Quỹ đất cho phát triển công nghiệp (khả năng bố trí đất đai),

- Thuận lợi hay khó khăn trong xây dựng hạ tầng kỹ thuật (địa mạo),

- Hiện trạng và khả năng phát triển hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào,

- Nhu cầu thuê đất.

5.5. Chương V. Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn (theo không gian lãnh thổ và kỳ kế hoạch 5 năm).

- Tên và địa điểm CCN,

- Dự kiến lĩnh vực, ngành nghề, cơ sở CN-TTCN đầu tư trong CCN,

- Dự kiến quy mô diện tích và khả năng mở rộng CCN,

- Khái quát hiện trạng sử dụng đất, các công trình xây dựng và tái định cư trong diện tích dự kiến quy hoạch xây dựng CCN,

- Khái toán vốn đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong CCN.

5.6. Chương VI. Xác định các điều kiện kết nối hạ tầng bên ngoài của các cụm công nghiệp dự kiến quy hoạch phát triển trên địa bàn.

6. Phần VI: Đánh giá tác động môi trường chiến lược.

Nghiên cứu, đề xuất phương hướng bảo vệ môi trường nước, môi trường đất, môi trường không khí, bảo vệ môi trường tại các khu vực trọng điểm các cụm công nghiệp …; phương hướng thu gom và xử lý chất thải rắn, nước thải … trên địa bàn tỉnh.

7. Phần VII: Những giải pháp, chính sách và tổ chức thực hiện.

Chương I. Những giải pháp về cơ chế, chính sách.

- Giải pháp về quản lý quy hoạch,

- Giải pháp về vốn đầu tư,

- Giải pháp về cơ chế chính sách thu hút đầu tư và ưu đãi đầu tư,

- Giải pháp về phát triển khoa học, công nghệ,

- Giải pháp về đào tạo và chuẩn bị lực lượng lao động cho CCN,

- Giải pháp về bảo vệ môi trường, Chương II. Tổ chức thực hiện.

8. Phần VIII: Kết luận và kiến nghị:

9. Tài liệu tham khảo:

- Bản đồ hiện trạng và quy hoạch sử dụng đất của các thành phố, huyện,

- Bản đồ hiện trạng và quy hoạch: giao thông; điện; cấp thoát nước.

10. Phụ lục:

IX. Kết quả của đề án quy hoạch phát triển cụm công nghiệp:

- Thuyết minh tổng hợp của Đề án quy hoạch phát triển CCN,

- Bản đồ hiện trạng và quy hoạch phát triển cụm công nghiệp (hệ VN.2000, tỷ lệ 1/250.000 chung toàn tỉnh và 1/100.000 cho mỗi thành phố, huyện, thị xã),

- 01 đĩa CD lưu giữ các tài liệu trên.

X. Thời gian thực hiện dự án: Thời gian bắt đầu tháng 09 năm 2011 hoàn thành Đề án Quý II năm 2012.

XI. Kinh phí thực hiện dự án: Tổng dự toán: 530,2 triệu đồng.

(Năm trăm ba mươi triệu hai trăm ngàn đồng)

Nguồn vốn đầu tư: Từ nguồn vốn sự nghiệp hàng năm của tỉnh.

 

DỰ TOÁN

CHI TIẾT CHI PHÍ ĐỀ ÁN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CỤM CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN GIAI ĐOẠN 2011-2020, CÓ XÉT ĐẾN NĂM 2025

Căn cứ:

- Quyết định số 281/2007/QĐ-BKH ngày 26/3/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

- Thông tư số 03/2008/TT-BKH ngày 01/7/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

A

Dân số (1000 người)

504,5

B

Diện tích (1000 km2)

9,563

C

Mật độ dân số (1000 người/km2)

52,8

D

Vốn dự án quy hoạch KT-XH là: GiáQHT=Gch*H1*H2*H3 (triệu đồng, giá 2006)

1.050,00

 

Gch (triệu đồng)

500

 

H1

1

 

H2

1,4

 

H3

1,5

Đ

Chi phí tăng thêm do lạm phát = giá gốc *55%

 (CPI (%) năm 2007 = 8,3; năm 2008= 22,97; năm 2009 = 6,88; năm 2010 = 9,19)

577,5

G

Vốn cho dự án quy hoạch KT-XH: = D+Đ (triệu đ, giá tháng 12/2010)

1.627,5

H

Vốn dự án quy hoạch phát triển cụm công nghiệp (phân ngành công nghiệp) trên địa bàn tỉnh Điện Biên = 30% x G (triệu đồng, không bao gồm VAT và giá tháng 12/2010)

488,3

 

CƠ CẤU ĐỊNH MỨC CHI PHÍ CHO CÁC CÔNG VIỆC CỤ THỂ (BẢNG 13, QĐ281)

TT

Nội dung công việc

Tỷ lệ

(%)

Tổng số

(triệu đ)

A

Chi phí quy hoạch trước thuế GTGT

100

488,3

I.

Chi phí cho công việc chuẩn bị đề cương quy hoạch

3

14,6

1

Xây dựng đề cương nghiên cứu

0,6

2,9

2

Hội thảo xin ý kiến chuyên gia thống nhất đề cương và trình duyệt

1,4

6,8

3

Lập dự toán kinh phí theo đề cương đã thống nhất và trình duyệt

1

4,9

II.

Chi phí nghiên cứu xây dựng báo cáo quy hoạch

83

405,2

1

Chi phí thu thập, xử lý tài liệu, dữ liệu ban đầu

6

29,3

2

Chi phí thu thập bổ sung về số liệu, tư liệu theo yêu cầu quy hoạch

4

19,5

3

Chi phí khảo sát thực tế

20

97,7

4

Chi phí thiết kế quy hoạch

53

258,8

4.1

Phân tích, đánh gia vai trò, vi trí ngành

1

4,9

4.2

Phân tích dự báo tiến bộ khoa học, công nghệ và phát triển ngành của khu vực, của cả nước tác động tới phát triển ngành của tỉnh

3

14,6

4.3

Phân tích, đánh gía hiện trạng phát triển ngành

4

19,5

4.4

Nghiên cứu mục tiêu và quan điểm phát triển

3

14,6

4.5

Nghiên cứu, đề xuất các phương án phát triển

6

29,3

4.6

Nghiên cứu các giải pháp thực hiện mục tiêu

20

97,7

 

a. Luận chứng các phương án và giải pháp phát triển

5

24,4

 

b. Dự báo và xây dựng phương án phát triển, đào tạo nguồn nhân lực

1

4,9

 

c. Xây dựng các phương án và giải pháp phát triển KHCN

1

4,9

 

d. Xây dựng các phương án và giải pháp bảo vệ môi trường

1,5

7,3

 

đ. Xây dựng các phương án, tính toán nhu cầu và đảm bảo vốn đầu tư

4

19,5

 

e. Xây dựng các chương trình dự án trọng điểm

1,5

7,3

 

g. Xây dựng phương án tổ chức lãnh thổ

3

14,6

 

h. Xây dựng các gải pháp về cơ chế, chính sách và đề xuất các phương án thực hiện

3

14,6

4.7

Xây dựng báo cáo tổng hợp và hệ thống các báo cáo liên quan

8

39,1

 

a. Xây dựng báo cáo đề dẫn

1

4,9

 

b. Xây dựng báo cáo tổng hợp

6

29,3

 

c. Xây dựng báo cáo tóm tắt

0,6

2,9

 

d. Xây dựng văn bản trình thẩm định

0,2

1,0

 

đ. Xây dựng văn bản trình phê duyệt dự án quy hoạch

0,2

1,0

4.8

Chi phí xây dựng bản đồ, biểu bảng hiện trạng, quy hoạch

8

39,1

III.

Chi phí quản lý và điều hành

14

68,4

1

Chi phí quản lý dự án của Ban quản lý

4

19,5

2

Chi phí hội thảo và xin ý kiến chuyên gia

4

19,5

3

Chi phí thẩm định và hoàn thiện báo cáo tổng hợp quy hoạch theo kết luận thẩm định của Hội đồng thẩm định

2

9,8

4

Chi phí công bố quy hoạch

4

19,5

B

Thuế giá trị gia tăng = A*10%

10

42,0

C

Tổng kinh phí cho quy hoạch đã có thuế GTGT = A+B

 

530,2

 

(Năm trăm ba mươi triệu hai trăm ngàn đồng)