Quyết định 859/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt dự án Quy hoạch phát triển điện lực huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn năm 2012-2015 có xét đến năm 2020
Số hiệu: 859/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Phúc Người ký: Phùng Quang Hùng
Ngày ban hành: 08/04/2013 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Công nghiệp, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 859/QĐ-UBND

Vĩnh Phúc, ngày 08 tháng 4 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐIỆN LỰC HUYỆN TAM DƯƠNG TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN NĂM 2012-2015 CÓ XÉT ĐẾN NĂM 2020.

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND & UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Nghị Định 105/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực;

Căn cứ Quyết định số 1883/QĐ-TTg ngày 26/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chung đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn 2050;

Căn cứ Quyết định số 42/2005/QĐ-BCN ngày 30 tháng 12 năm 2005 của Bộ Trưởng Bộ Công nghiệp Về việc ban hành Quy định nội dung, trình tự và thủ tục lập và thẩm định quy hoạch phát triển điện lực;

Căn cứ Quyết định số 361/QĐ-BCT ngày 20/01/2011 của Bộ Công Thương phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2015 có xét đến 2020;

Căn cứ Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc và huyện Tam Dương đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc và huyện Tam Dương;

Xét đề nghị của Sở Công Thương tại Tờ trình số 23/TTr-SCT ngày 25 tháng 01 năm 2013,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt dự án Quy hoạch phát triển điện lực huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn năm 2012-2015 có xét đến năm 2020 gồm các nội dung sau:

1. Tên dự án: Quy hoạch phát triển điện lực huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn năm 2012-2015 có xét đến năm 2020.

2. Phạm vi lập quy hoạch: Địa bàn huyện Tam Dương.

3. Phụ tải điện:

Phê duyệt phương án cơ sở của dự báo nhu cầu điện đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương với tốc độ tăng trưởng GDP trong giai đoạn 2011-2015 là 22%, giai đoạn 2016-2020 là 17,5%. Cụ thể nhu cầu phụ tải điện của huyện Tam Dương – tỉnh Vĩnh Phúc cho các năm Quy hoạch như sau:

a. Năm 2015

Công suất cực đại Pmax = 25MW, điện thương phẩm 110 triệu kWh, tăng trưởng điện thương phẩm bình quân giai đoạn 2012-2015 là 16,1%/năm, trong đó: Công nghiệp-xây dựng tăng 19,4%/năm, nông-lâm-thủy sản tăng 13,0%/năm, thương mại-dịch vụ tăng 29,7%/năm, quản lý và tiêu dùng dân cư tăng 11,9%/năm, phụ tải khác tăng 21,2%/năm. Điện năng thương phẩm bình quân đầu người là 1.145 kWh/người/năm.

b. Năm 2020

 Dự báo công suất đạt 49MW, điện thương phẩm 229 triệu kWh, tăng trưởng điện thương phẩm bình quân giai đoạn 2016-2020 là 15,8%/năm, trong đó: Công nghiệp-xây dựng tăng 18,4%/năm, nông - lâm - hủy sản tăng 11,5%/năm, thương mại-dịch vụ tăng 24,2%/năm, quản lý và tiêu dùng dân cư tăng 11,5%/năm, phụ tải khác tăng 17,5%/năm. Điện năng thương phẩm bình quân đầu người là 2194 kWh/người/năm.

5. Quy hoạch phát triển nguồn và lưới điện.

5.1. Quan điểm thiết kế:

a. Lưới điện trung thế

- Định hướng phát triển lưới điện trung thế:

+ Cải tạo toàn bộ lưới 6, 10kV sang 22kV, phù hợp với “Quy hoạch phát triển Điện lực tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2015 có xét đến 2020” đã được Bộ Công Thương phê duyệt.

- Cấu trúc lưới điện:

+ Nâng cao một bước độ tin cậy cung cấp điện và đảm bảo chất lượng điện áp ở những điểm bất lợi nhất. đối với khu vực đô thị và các phụ tải quan trọng được thiết kế mạch vòng vận hành hở, đối với khu vực nông thôn được thiết kế hình tia

- Tiết điện dây dẫn:

+ Đường dây trục 35kV, 22kV dùng dây dẫn AC có tiết diện ≥ 95mm2. Đường dây nhánh dùng dây dẫn AC có tiết diện ≥ 50mm2.

+ Các đường dây trung thế mạch vòng được thiết kế sao cho khi vận hành hở tổn thất điện áp tại hộ xa nhất 5% ở chế độ vận hành bình thường và không quá 10% ở chế độ sau sự cố.

+ Tổn thất điện áp cuối các đường dây trung thế hình tia 5%.

- Gam máy biến áp phân phối:

Gam máy biến áp phụ tải chọn phổ biến loại (180-400)kVA cho khu vực thị trấn và (100-320)kVA cho khu nông thôn. Các trạm chuyên dùng của khách hàng theo quy mô phụ tải sẽ được thiết kế với gam máy thích hợp.

b. Lưới điện hạ thế

Lưới điện hạ thế áp dụng hệ thống hạ áp 220/380V ba pha 4 dây có trung tính nối đất trực tiếp. Đường trục dùng cáp vặn xoắn hoặc dây nhôm với tiết diện ≥ 70mm2, đường nhánh tiết diện ≥ 50mm2. Bán kính lưới điện hạ thế không vượt quá 500m ở khu vực thị trấn và 800m ở khu vực nông thôn.

5.2. Khối lượng xây dựng đến 2015:

a. Lưới điện Trung thế giai đoạn 2012-2015:

- Xây dựng mới 14,9km đường dây 35kV.

- Xây dựng mới 40,2km đường dây 22kV.

- Cải tạo đường dây 35kV: 9km.

- Cải tạo đường dây 10kV sang 22kV: 19,9km.

- Cải tạo đường dây 6kV sang 22kV: 3,5km

- Xây dựng mới trạm biến áp 35/0,4kV: 26 trạm biến áp với tổng dung lượng 9.500 kVA.

- Xây dựng mới trạm biến áp 22/0,4kV: 53 trạm với dung lượng 29.730kVA.

- Cải tạo trạm biến áp 10/0,4kV sang 22/0,4kV: 29 trạm với tổng công suất 8.400kVA.

- Cải tạo trạm biến áp 6/0,4kV sang 35/0,4kV: 4 trạm với tổng công suất 810kVA.

- Cải tạo trạm biến áp 6/0,4kV sang 22/0,4kV: 2 trạm với tổng công suất 570kVA.

b. Lưới điện hạ thế giai đoạn 2012-2015:

- Xây dựng mới 140 km đường dây 0,4 kV.

- Cải tạo nâng cấp 150 km đường dây hạ thế.

- Lắp đặt mới và thay thế 6.500 công tơ điện.

c. Vốn đầu tư: 

Tổng vốn đầu tư xây mới, cải tạo công trình lưới điện giai đoạn 2012-2015 ước tính là: 176,5 tỷ đồng

Chia ra:

+ Vốn xây dựng lưới trung thế: 105,3 tỷ đồng

+ Vốn xây dựng lưới hạ thế: 71,2 tỷ đồng

Trong đó:

+ Vốn dự án RE II, KFW và chống quá tải: 50,7 tỷ đồng

+ Vốn cần bổ sung: 125,8 tỷ đồng.

Nguồn vốn huy động: Vốn huy động thực hiện theo quy định của pháp luật (Luật Điện lực, Luật Ngân sách...) và các quy định cụ thể khác của địa phương.

(chi tiết xem tại Quy hoạch phát triển điện lực huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2012-2015 có xét đến năm 2020 do Viện năng lượng – Bộ Công Thương lập tháng 12/2012).

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Giao Sở Công Thương phối hợp UBND huyện Tam Dương và các đơn vị có liên quan tổ chức công bố quy hoạch theo quy định.

2. Giao cho Điện lực Vĩnh Phúc phối hợp với UBND huyện Tam Dương cân đối vốn và đưa và kế hoạch hàng năm để xây dựng theo quy hoạch được duyệt. Điện lực Vĩnh Phúc hàng năm có trách nhiệm báo cáo kế hoạch đầu tư lưới điện cho UBND tỉnh. Trong quá trình đầu tư xây dựng các công trình lưới điện truyền tải và phân phối, Điện lực Vĩnh Phúc và các doanh nghiệp khác cần tuân thủ đúng cấu trúc lưới điện và quy mô công trình được phê duyệt tại Quyết định này.

3. Sở Công Thương có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, quản lý thực hiện Quy hoạch đảm bảo phát triển lưới điện đúng cấp điện áp, quy mô được duyệt.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, giám đốc các sở, ngành: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, GTVT, Ban Quản lý các KCN, Công ty Điện lực Vĩnh Phúc, UBND huyện Tam Dương và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thực hiện Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Phùng Quang Hùng

 

QUY HOẠCH

PHÁT TRIỂN ĐIỆN LỰC HUYỆN TAM DƯƠNG – TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2012-2015, CÓ XÉT ĐẾN 2020

MỞ ĐẦU

Đề án “Quy hoạch phát triển Điện lực huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2012 – 2015, có xét đến 2020” do Viện Năng lượng – Bộ Công Thương phối hợp với Sở Công thương tỉnh Vĩnh Phúc lập theo quyết định số 733/QĐ-CT ngày 27 tháng 3 năm 2012 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí đồng thời chỉ định Viện Năng lượng lập “Quy hoạch phát triển điện lực huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2012 - 2015, có xét đến 2020”.

Đề án đã bám sát theo “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” do UBND huyện Tam Dương lập và đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt ngày 30 / 12 / 2010 tại quyết định số 4003/QĐ-UBND. Đồng thời căn cứ vào quyết định số 0361/QĐ-BCT ngày 20/01/2011 của Bộ Công Thương về việc phê duyệt “Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2015 có xét đến 2020”.

Nội dung đề án đáp ứng các yêu cầu sau:

- Trên cơ sở các kết quả đạt được về phát triển kinh tế - xã hội năm 2010, 2011 và các mục tiêu phát triển giai đoạn 2011-2015 của huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh Phúc, tiến hành nghiên cứu tính toán nhu cầu tiêu thụ điện trên phạm vi toàn huyện theo từng giai đoạn quy hoạch để đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện Tam Dương.

- Đánh giá về nguồn, lưới điện và phụ tải điện hiện tại trên địa bàn huyện Tam Dương, đánh giá các ưu nhược điểm của lưới điện hiện trạng.

- Tiến hành tính toán, dự báo nhu cầu điện, thiết kế sơ đồ cải tạo và phát triển lưới điện của huyện giai đoạn quy hoạch, đưa ra các giải pháp phát triển lưới điện huyện bao gồm cải tạo và xây mới để giảm tổn thất điện năng, nâng cao chất lượng cung cấp điện.

- Đưa ra khối lượng và vốn đầu tư cải tạo và xây dựng mới lưới điện, đến năm 2015.

- Phân tích hiệu quả kinh tế, tài chính của dự án, đưa ra kiến nghị và các giải pháp thực hiện

Chương 1

HIỆN TRẠNG NGUỒN, LƯỚI ĐIỆN VÀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH GIAI ĐOẠN TRƯỚC

1.1. Hiện trạng nguồn và lưới điện

1.1.1. Các nguồn cung cấp điện năng

 Huyện Tam Dương được cung cấp điện từ hệ thống điện quốc gia thông qua trạm 110kV Lập Thạch(E25.3), trạm 110kV Vĩnh Yên(E4.3) và trạm 110kV Vĩnh Tường(E25.5). Trạm 110kV Lập Thạch cấp điện cho phụ tải huyện Tam Dương thông qua lộ 373. Trạm 110 kV Vĩnh Yên cấp điện cho phụ tải huyện Tam Dương qua lộ 371 và 376. Trạm 110kV Vĩnh Tường cấp điện cho phụ tải huyện Tam Dương thông qua lộ 379. Các thông số kĩ thuật và vận hành trạm 110 Lập Thạch, Vĩnh Yên và Vĩnh Tường cho ở bảng sau:

Bảng 1.1: Thông số các trạm biến áp110kV hiện có

TT

Tên trạm

Máy

Uđm (kV)

Sđm (MVA)

Pmax (MW)

Mang tải

1

Trạm 110kV Lâp Thạch(E25.3)

T1

110/35/10(22)

25/16/25

20,8

87,6%

T2

110/35/10(22)

25/16/25

8,7

36,7%

2

Trạm 110kV Vĩnh Yên(E4.3)

T1

110/35/22

63/40/63

54

90%

T2

110/35/22

63/31,5/63

50

83%

3

Trạm 110kV Vĩnh Tường(E25.5)

T1

110/35/22

40/40/40

32

86%

T2

110/22

25/25/7,5

13

56%

Nguồn: Công ty Điện lực Vĩnh Phúc, tháng 5 năm 2012

Trạm 110kV Lập Thạch đặt tại thị trấn Lập Thạch có quy mô công suất 110/35/10(22)kV - 2x25MVA. Phía 35kV của trạm hiện có 2 lộ và 2 lộ dự phòng. Phía 10kV có 3 lộ ra, 1 lộ dự phòng. Pmax trạm hiện tại là 29,5MW.

Trạm 110kV Vĩnh Yên đặt tại xã Quất Lưu huyện Bình Xuyên có quy mô công suất 110/35/22kV - 2x63MVA. Hiện tại trạm 110 kV Vĩnh Yên cấp điện cho thành phố Vĩnh Yên và các huyện Bình Xuyên, Yên Lạc, Tam Dương và phía nam huyện Tam Đảo. Phía 35kV của trạm có 7 lộ ra, phía 22kV hiện có 6 lộ ra và 2 lộ dự phòng. Pmax trạm hiện tại là 104MW.

Trạm 110kV Vĩnh Tường đặt tại thị trấn Thổ Tang huyện Vĩnh Tường, có quy mô công suất 110/35/22kV – 25+40MVA. Hiện tại trạm 110kV Vĩnh Tường cấp điện huyện Vĩnh Tường, huyện Yên Lạc, huyện Tam Dương và thành phố Vĩnh Yên. Phía 35kV của trạm hiện có 4 lộ ra và 1 lộ dự phòng, phía 22kV hiện có 3 lộ ra và 5 lộ dự phòng. Pmax trạm hiện tại là 45MW.

BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG LƯỚI ĐIỆN TRUNG ÁP HUYỆN TAM DƯƠNG

Hình 1-1: Bản đồ hiện trạng lưới điện tru áp

1.1.2. Lưới điện

Lưới điện trung áp huyện Tam Dương hiện tại bao gồm ba cấp điện áp là 35, 10 và 6kV. Lưới 35kV chủ yếu cấp điện cho cụm công nghiệp Hợp Thịnh, các xã Thanh Vân, Hợp Thịnh, Hướng Đạo và một phần thị trấn Hợp Hòa. Lưới 6kV từ trung gian Vĩnh Yên, cấp điện cho một phần các xã Thanh Vân, Vân Hội. Lưới 10kV cấp điện cho các xã còn lại. Lưới 10kV đã cải tạo lên 22kV được khoảng 65% khối lượng. Tổng hợp khối lượng đường dây và trạm biến áp phân phối trên địa bàn huyện Tam Dương tính đến tháng 5/2012 được trình bày ở bảng 1.2 và 1.3.

Bảng 1.2: Khối lượng đường dây trên địa bàn huyện Tam Dương

STT

Loại đường dây

Chủng loại - tiết diện

Chiều dài (km)

1

Đ­ường dây 35kV

AC-120, 95

44,70

 

Trong đó: - Khách hàng quản lý

 

5,63

 

- Ngành điện quản lý

 

39,07

2

Đ­ường dây 10kV

AC120, 95, 70, 50

58,19

 

Trong đó: - Khách hàng quản lý

 

6,73

 

- Ngành điện quản lý

Trong đó: ĐZ 22kV vận hành 10kV

 

51,46

38,29

3

Đ­ường dây 6kV

AC- 50

3,70

 

Trong đó: - Khách hàng quản lý

 

-

 

- Ngành điện quản lý

 

3,70

4

Đ­ường dây hạ thế

AC35,50,70;CVX…

385,84

 

Trong đó: - Khách hàng quản lý

 

178,42

 

- Ngành điện quản lý

 

207,42

Nguồn: Điện lực Tam Dương, tháng 5 năm 2012

Bảng 1.3: Khối lượng trạm biến áp trên địa bàn huyện Tam Dương

STT

Loại trạm

Số trạm

Số máy

Tổng CS

(KVA)

1

Trạm 35/0,4kV

49

50

13.810

 

Trong đó: - Khách hàng quản lý

22

23

8.160

 

- Ngành điện quản lý

25

25

6.380

2

Trạm 10/ 0,4kV

62

62

16.610

 

Trong đó: - Khách hàng quản lý

16

16

8.960

 

- Ngành điện quản lý

46

46

7.650

3

Trạm 6/ 0,4kV

8

8

2.450

 

Trong đó: - Khách hàng quản lý

3

3

1.520

 

- Ngành điện quản lý

5

5

930

 

Trong đó: Trạm 10(22)/0,4kV

Trạm 6(35)/0,4kV

Trạm 6(22)/0,4kV

33

2

1

33

2

1

8.210

360

250

 Nguồn: Điện lực Tam Dương, tháng 5năm 2012

Lưới 10kV nhận điện thông qua trạm TG Đạo Tú, TG Tam Đảo và lưới 6kV nhận điện thông qua lộ 672 TG Vĩnh Yên. Các thông số kỹ thuật và vận hành của các trạm trung gian cho ở bảng sau

Bảng 1.4: Thông số kỹ thuật các trạm trung gian hiện có

TT

Tên trạm

Máy

Uđm (kV)

Sđm (KVA)

Pmax (MW)

Mang tải

1

Trạm TG Đạo Tú

T1

35/10

5.600

3,5

70%

T2

35/10

5.600

3,5

70%

2

Trạm TG Tam Đảo

 

35/10

7.500

5,5

82%

3

Trạm TG Vĩnh Yên

T1

35/6

5.600

3,8

78%

T2

35/6

5.600

3,8

78%

Nguồn: Công ty điện lực Vĩnh Phúc, tháng 5 năm 2012

1.1.3. Đánh giá về lưới điện hiện tại

+ Lưới điện 35kV

Đường dây 35kV có tổng chiều dài 44,7km chiếm 42% khối lượng đường dây trung thế. Trước khi có trạm 110kV Lập Thạch đường dây 35kV có vai trò truyền tải điện từ trạm 110kV Vĩnh Yên cung cấp cho huyện. Sau khi trạm 110kV Lập Thạch đi vào vận hành, các đường dây 35kV nhận điện từ trạm 110kV Lập Thạch cung cấp điện cho huyện Tam Dương và liên hệ với trạm 110kV Vĩnh Yên và trạm Vĩnh Tường.

Huyện Tam Dương được cấp điện từ 4 lộ 35kV, cụ thể như sau:

- Lộ 373 Lập Thạch: Trục chính dài 11,7km, dây dẫn AC-95, 70. Hiện tại, đường dây này cấp điện chủ yếu cho huyện Tam Dương và một số trạm 35/0,4kV của các xã Tử Dụ, Bàn Giản, Liên Hòa và Đồng Ích của huyện Lập Thạch. Lộ này có liên hệ với lộ 371 từ trạm 110kV Vĩnh Yên và lộ 379 Vĩnh Tường. Tổng số trạm nhận điện từ 373 Lập Thạch là 38 trạm với công suất 21.200 kVA, trong đó trên địa bàn Tam Dương có 27 trạm, với tổng công suất 18.070kVA. Hiện tại, Pmax của lộ 373 Lập Thạch đạt 11,7MW.

- Lộ 371 Vĩnh Yên: Trục chính dài 24km, dây dẫn AC-120, 95. Hiện tại lộ này cấp điện chủ yếu cho thành phố Vĩnh Yên và một số trạm 35/0,4kV của xã Kim Long huyện Tam Dương. Cụ thể, lộ này cấp điện cho 4 trạm 35/0,4kV của xã Kim Long, với tổng công suất 630kVA. Hiện tại, Pmax của lộ 371 Vĩnh Yên là 22,4MW. Đường dây này liên hệ mạch vòng với lộ 376 Vĩnh Yên Thông qua TG Tam Đảo.

- Lộ 376 Vĩnh Yên cấp điện cho huyện Tam Dương, Bình Xuyên và thị xã Phúc Yên. Trong đó, lộ này cấp điện cho địa bàn huyện Tam Dương chỉ có TG Tam Đảo 35/10kV – 7.500kVA đặt tại xã Kim Long. Hiện tại, Pmax của lộ 376 Vĩnh Yên là 9,3MW. Lộ này có liên hệ mạch vòng với lộ 371 và 377 Vĩnh Yên.

- Lộ 379 Vĩnh Tường: Trục chính dài 13,9km, dây dẫn AC-120,95. Hiện tại, đường dây này cấp điện cho huyện Tam Dương, Yên Lạc và huyện Vĩnh Tường . Lộ này có liên hệ với lộ 373 trạm 110kV Lập Thạch và lộ 371 trạm 110kV Vĩnh yên. Tổng số trạm nhận điện từ 379 Vĩnh Yên là 40 trạm với công suất 23.600 kVA, trong đó trên địa bàn Tam Dương có 19 trạm, với tổng công suất 8.380kVA. Hiện tại, Pmax của lộ 379 Vĩnh Tường đạt 10MW.

+ Lưới 10kV

Lưới 10kV phát triển mạnh ở huyện Tam Dương, theo số liệu thống kê đường dây 10kV hiện có tổng chiều dài 58,19km, chiếm 55% tổng khối lượng đường dây trung thế. Trong đó, đường 22kV vận hành 10kV hiện có tổng chiều dài 38,29km. Như vậy, điện lực Tam Dương đã cải tạo được trên 65% đường dây 10kV.

Hiện tại lưới 10 kV của huyện chủ yếu được cấp điện từ TG Đạo Tú và TG Tam Đảo, cụ thể như sau:

* TG Đạo Tú 35/10kV- 2x5600kVA:

- Lộ 971: Chiều dài trục chính 11,3 km, dây dẫn AC 95, 70 cấp điện cho huyện Tam Dương và huyện Vĩnh Tường. Tổng số trạm nhận điện từ lô 971 Đạo Tú là 35 trạm 10/0,4kV, với tổng công suất 10.950 kVA. Trong đó, cấp điện cho 20 trạm 10/0,4kV với tổng công suất 6.380kVA, thuộc các xã Hoàng Đan, Hoàng Lâu, Duy Phiên và An Hòa của huyện Tam Dương. Hiện tại, Pmax của lô 971 Đạo Tú là 3,5 MW, tổn thất cuối đường dây ∆U= 6,4%.

 - Lộ 973: Chiều dài đường trục 10,9 km, tiết diện dây AC120, 95 cấp điện cho huyện Tam Dương và Lập Thạch. Tổng số trạm nhận điện từ lộ 973 Đạo Tú là 28 trạm 10/0,4kV, với tổng công suất 7.220kVA. Hiện tại, Pmax của lộ 973 Đạo Tú là 3,4MW, tổn thất cuối đường dây ∆U= 10,1%. Trong đó, lộ này cấp điện cho 26 trạm 10/0,4kV, với tổng công suất 6.720 kVA, thuộc các xã Đạo Tú, Hướng Đạo, Đồng Tĩnh, Hoàng Hoa và một phần thị trấn Hợp Hòa của huyện Tam Dương . Lộ này liên hệ mạch vòng với lộ 973 TG Yên Dương và lộ 973 trạm 110kV Lập Thạch.

- Lộ 975: Lộ này cấp riêng cho trạm bê tông Đạo Tú, công suất 320 kVA, chiều dài 1,0 km, dây dẫn AC70. Công suất cực đại Pmax= 0,15 MW, tổn thất cuối đường dây ∆U= 1%.

 * TG Tam Đảo 35/10kV- 7500kVA: có 2 lộ 971 và 972 nhưng chỉ có lộ 971 cấp điện cho huyện Tam Dương, cụ thể:

+ Lộ 971: Chiều dài đường trục 14,3 km, tiết diện AC- 95,70, cấp điện cho một số trạm biến áp huyện Tam Dương, Tam Đảo và huyện Bình Xuyên. Tổng số trạm nhận điện từ 971 TG Tam Đảo là 23 trạm 10/0,4kV với tổng công suất 5.615 kVA.Trong đó, lộ 971 Tam Đảo cấp điện cho 13 trạm 10/0,4kV với tổng công suất 2.770kVA, thuộc xã Kim Long, huyện Tam Dương. Hiện tại, Pmax của 971 Tam Đảo là 2,4 MW, tổn thất cuối đường dây ∆U= 7,2%.

+ Lưới 6 kV:

Hiện tại huyện cũng được cấp điện bằng lưới điện 6kV từ lộ 672 TG Vĩnh Yên. Lộ này cấp điện cho địa bàn huyện gồm 8 trạm 6/0,4kV, với tổng dung lượng 2.450 kVA.

Thông số của các đường dây trung thế trên địa bàn huyện Tam Dương thể hiện trong bảng 1.5 dưới dây.

Bảng 1.5: Thông số các lộ trung thế của các trạm 110KV và trạm TG.

TT

Tên lộ

Điện áp
(kV)

Tiết iện

Trục chính
(km)

Tổng CS các trạm BA
(KVA)

Số trạm

Pmax
(MW)

1

373 Lập Thạch

35

AC 95,70

11,7

21.200

38

11,7

2

371 Vĩnh Yên

35

AC120, 95

24

30.859,5

92

22,4

3

376 Vĩnh Yên

35

AC 95

8,9

18.560

28

9,3

4

379 Vĩnh Tường

35

AC 120

13,9

23.600

40

10

5

971 TG Đạo Tú

10

AC 95,70

11,3

10.950

35

3,5

6

973 TG Đạo Tú

10

AC 95,70

10,9

7.720

28

3,4

7

975 TG Đạo Tú

10

AC70

1,0

320

1

0,15

8

971 TG Tam Đảo

10

AC 95,70

14,3

5.615

23

2,4

9

672 TG Vĩnh Yên

6

AC 120,95

7,6

10.576,5

35

3,9

Nguồn: Công ty Điện lực Vĩnh Phúc tháng 5 năm 2012

+ Trạm biến áp phân phối

Huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh Phúc hiện có 119 trạm biến áp phân phối với tổng công suất đặt 33.600kVA. Công suất trung bình 282 kVA/trạm. Trong đó có 49 trạm 35/0,4kV với tổng dung lượng 14.540kVA ; 62 trạm 10/0,4kV với tổng dung lượng 16.610kVA và 8 trạm 6/0,4kV với tổng dung lượng là 2.450kVA. Trong tổng số 62 trạm biến áp phân phối 10/0,4kV, hiện đã có 33 trạm có đầu phân áp 22kV, với tổng dung lượng là 8.210kVA. Các trạm biến áp có công suất lớn tập trung ở cụm công nghiệp Hợp Thịnh, ở trung tâm các xã và thị trấn, nơi có đông dân cư tập trung. Theo thống kê mang tải của Điện lực Tam Dương tháng 5 năm 2012, có 7 trạm mang tải trên 100%, 11 trạm mang tải từ 85% đến 100%, số trạm còn lại mang tải khoảng 30% đến 65%.

+ Lưới điện hạ thế

Lưới điện hạ thế huyện Tam Dương chủ yếu dùng cấp điện áp 380/220V, 3 pha 4 dây. Toàn huyện hiện có khoảng 385 km đường dây hạ thế và 26.286 công tơ trong đó có 918 công tơ 3 pha.

1.2. Tình hình cung cấp và tiêu thụ điện hiện tại

Tổng điện năng thương phẩm năm 2011 của huyện Tam Dương là 60.473 MWh. Trong đó thành phần quản lý và tiêu dùng dân cư chiếm hơn 47% điện thương phẩm, công nghiệp chiếm hơn 50,9% điện thương phẩm. Trong giai đoạn 2006-2010 điện năng thương phẩm của huyện tăng bình quân 11,3%/năm. Tốc độ tăng trưởng điện năng của công nghiệp trung bình là 31%. Bình quân điện năng thương phẩm tính theo đầu người của huyện năm 2010 đạt khá là 620 kWh/người/năm và chỉ bằng 68% bình quân toàn tỉnh (908 kWh/ng/năm). Cơ cấu tiêu thụ điện của huyện cho trong bảng 1.6.

Bảng 1.6: Cơ cấu điện năng tiêu thụ huyện Tam Dương năm 2011

TT

Thành phần

Điện năng
(MWh)

Tỷ lệ
(%)

1

Công nghiệp & Xây dựng

30.785

50,9

2

Nông, lâm, thủy sản

245

0,4

3

Thương mại & Dịch vụ

251

0,4

4

Quản lý & Tiêu dùng dân cư

28.404

47,0

5

Các nhu cầu khác

788

1,3

 

Tổng thương phẩm

60.473

100,0%

6

Tổn thất

4.826

8,0%

 

Điện nhận

65.299

 

 

Pmax(kW)

15.300

 

Nguồn: Công ty điện lực Vĩnh Phúc

Diễn biến tiêu thụ điện của huyện Tam Dương giai đoạn 2006-2010 và năm 2011được thể hiện ở bảng 1.7

Bảng 1.7. Tình hình sử dụng điện huyện Tam Dương 2006-2010 và năm 2011

Nguồn: Công ty điện lực Vĩnh Phúc

Về mặt quản lý hiện tại Điện lực Tam Dương đã thực hiện bán điện trực tiếp 8 trên tổng số 13 xã, thị trấn. Mô hình hợp tác xã bán điện vẫn còn tồn tại ở 5 xã là Kim Long, Hoàng Hoa, Hoàng Lâu, Vân Hội, Hợp Thịnh.

1.3 Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch phát triển điện lực giai đoạn trước

1.3.1. Đánh giá về nhu cầu điện theo thực tế và Quy hoạch

Đánh giá điện thương phẩm thực hiện năm 2010 so với quy hoạch giai đoan trước.

Bảng 1.9. Đánh giá về điện thương phẩm so với quy hoạch giai đoạn trước

TT

Hạng mục

Đơn vị

Khối lượng uy hoạch

Khối lượng hực hiện

Tỷ lệ thực hiện (%)

I

Điện thương phẩm năm 2010

GWh

124,2

59,4

47,8

1

Công nghiệp & Xây dựng

GWh

92,3

33,4

36,1

2

Nông lâm nghiệp

GWh

0,52

0,36

69,2

3

Thương mại & dịch vụ

GWh

0,24

0,13

54,1

4

Quản lý và tiêu dùng dân cư

GWh

29,7

24,4

82,1

5

Các hoạt động khác

GWh

1,4

1,1

78,6

 

 

 

 

 

 

Theo Quy hoạch phát triển điện lực huyện Tam Dương giai đoạn 2006-2010 có xét đến 2015 đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt với tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm huyện Tam Dương giai đoạn 2006-2010 được dự báo là 37%/năm, điện thương phẩm năm 2010 là 124,2 triệu kWh, công suất cực đại toàn huyện là 32 MW. Tuy nhiên thực tế tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm của huyện Tam Dương đến năm 2010 là 17%, điện thương phẩm là 59,4 triệu kWh, công suất toàn huyện là 15,3 MW . Như vậy có thể thấy rằng tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm của huyện Tam Dương trong giai đoạn 2006-2010 thấp hơn nhiều so với nhu cầu dự báo trong đề án quy hoạch huyện Tam Dương lập năm 2006 là do nguyên nhân sau:

+ Thành phần phụ tải công nghiệp xây dựng của huyện trong giai đoạn 2006-2010 đã tăng trưởng thấp, chủ yếu do chưa có các khu công nghiệp hoạt động.

Đánh giá về phát triển lưới điện

Bảng sau đây thể hiện khối lượng xây dựng lưới điện của huyện Tam Dương đã thực hiện so với Quy hoạch.

Bảng 1.10. Khối lượng xây dựng thực hiện trong giai đoạn 2006 đến nay

TT

Hạng mục

Đơn vị

Khối lư­ợng có tới

Khối lượng Tăng thêm

Năm 2006

Hiện tại

I

Trạm biến áp

 

 

 

 

1

Trạm 35/0,4kV

Tr/kVA

28/8.300

49/14.540

21/6.240

2

Trạm 10(22);6/0,4kV

Tr/kVA

40/10.395

70/19.060

30/8.665

II

Đư­ờng dây trung áp

 

 

 

 

1

Đ­ường dây 35kV

km

39,1

44,7

5,6

2

Đường dây 6;10kV

km

50,8

61,89

11,09

3

Cải tạo 6;10kV->22kV

km

 

38,29

38,29

Bảng 1.11. Đánh giá thực hiện quy hoạch giai đoạn trước

TT

Hạng mục

Đơn vị

Khối l­ượng dự kiến

Khối l­ượng thực hiện

Tỷ lệ Thực hiện (%)

I

Trạm biến áp

 

 

 

 

1

Trạm 35/0,4kV

Tr/kVA

24/18.790

21/6.240

88/33

2

Trạm 10(22);6/0,4kV

Tr/kVA

77/32.770

30/8.665

39/26

II

Đư­ờng dây trung áp

 

 

 

 

1

Đ­ường dây 35kV

km

6

5,6

93

2

Đường dây 22(10;6)kV

km

36,3

11,09

31

3

Cải tạo 6;10kV->22kV

km

50,1

38,29

76,4

 

 

 

 

 

 

+ Lưới điện trung áp: Về cơ bản lưới điện trung áp của huyện thực hiện theo quy hoạch đã đề ra nhưng chưa đạt kế hoạch, cụ thể:

 - Khối lượng đường dây trung áp tăng thêm trong quá trình thực hiện quy hoạch giai đoạn trước là 16,69km, đạt gần 40% so với quy hoạch. Riêng phần cải tạo lưới 10kV sang 22kV, đã cải tạo toàn bộ đường trục 2 lộ 971 và 973 trung gian Đạo Tú lên tiêu chuẩn 22kV, đạt 76,4% khối lượng đường dây so với quy hoạch.

 - Khối lượng trạm biến áp tăng thêm trong quá trình thực hiện quy hoạch giai đoạn trước là 51 trạm, đạt 50,5% so với quy hoạch giai đoạn trước. Tính đến hiện tại huyện Tam Dương đã cải tạo được 36 trạm 6,10/0,4kV lên 22/0,4kV, đạt 65% khối lượng trạm so với quy hoạch giai đoạn trước.

Do các khu công nghiệp chưa đi vào hoạt động, đồng thời trạm 110kV Tam Dương chưa được xây dựng nên việc cải tạo cũng như xây dựng mới lưới điện trung áp của huyện đạt thấp hơn so với quy hoạch giai đoạn trước.

1.4. Một số nhận xét đánh giá

Kể từ khi trạm 110kV Lập Thạch đi vào vận hành, nguồn điện cấp cho huyện đã ổn định hơn. Tuy nhiên, một số đường dây 10kV hiện nay kéo quá dài, gây tổn thất lớn điển hình như lộ 973 Tam Dương đi xã Đồng Tĩnh. Theo tính toán, tổn thất điện áp cuối đường dây lên đến 10,1% ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng điện cung cấp, đây cũng là nguyên nhân làm tăng tổn thất điện năng của Điện lực Tam Dương.

Ngoài ra, lưới điện 6kV của huyện ở cuối nguồn và chưa được cải tạo sang 22kV hoặc 35kV nên chất lượng điện rất kém, gây tổn thất cao.

Bảng 1.12: Kết quả tính tổn thất công suất, điện năng, điệp áp lưới điện hiện tại

TT

Tên lộ

Điện áp
(kV)

Pmax
(MW)

Tổn thất CS(%)

Tổn thất ĐN(%)

Tổn thất ĐA(%)

1

373 Lập Thạch

35

11,7

2,9

2,48

3,65

2

371 Vĩnh Yên

35

22,4

5,8

3,11

5,6

3

376 Vĩnh Yên

35

9,3

1,82

2,01

2,05

4

379 Vĩnh Tường

35

10

1,89

1,68

1,91

5

971 TG Đạo Tú

10

3,5

6,0

3,41

6,4

6

973 TG Đạo Tú

10

3,4

9,8

6,17

10,1

7

975 TG Đạo Tú

10

0,15

0,9

2,80

1,0

8

971 TG Tam Đảo

10

2,4

6,75

3,91

7,2

9

672 TG Vĩnh Yên

6

3,9

8,2

4,90

6,8

Về tình hình sự cố, về cơ bản hiện trang lưới điện Tam Dương vận hành ổn định, không thường xuyên xảy ra các sự cố nghiêm trọng, hầu hết các sự cố ở lưới trung áp thường là do các nguyên nhân vỡ sứ, đứt dây tiếp địa, cây ngoài hành lang đe dọa vi phạm hành lang....

Về giá bán điện bình quân của huyện Tam Dương (1.220đ/kWh) cao hơn giá bán điện bình quân của toàn tỉnh là 1.205 đ/kWh do trong giai đoạn vừa qua có sự chuyển dịch mạnh về cơ cấu tiêu thụ điện trên địa bàn huyện Tam Dương từ ánh sáng sinh hoạt sang công nghiệp xây dựng.

Trong thời gian qua tuy còn gặp nhiều khó khăn nhưng rõ ràng, dựa trên những số liệu có tính khách quan cao, cả Công ty Điện lực Vĩnh Phúc và Điện lực Tam Dương đã có sự nỗ lực rất lớn trong việc cải tạo và phát triển lưới điện nhằm đáp ứng nhu cầu phụ tải tăng nhanh, thực hiện tốt chương trình giảm tổn thất điện năng, giảm sự cố trên lưới.

Chương 2

ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

2.1 Đặc điểm tự nhiên

2.1.1. Về vị trí địa lý:

Huyện Tam Dương nằm ở trung tâm tỉnh Vĩnh Phúc, trên trục đường quốc lộ 2C đi Sơn Dương- Tuyên Quang. Do nằm ở vùng bán sơn địa nên Tam Dương có ba vùng sinh thái miền núi, trung du và đồng bằng, điều kiện tự nhiên phù hợp cho phát triển một nền nông nghiệp toàn diện.

- Phía Bắc giáp với huyện Tam Đảo, Lập Thạch và huyện Sông Lô.

- Phía Đông giáp huyện Bình Xuyên.

- Phía Nam giáp thành phố Vĩnh Yên và huyện Yên Lạc.

- Phía Tây giáp huyện Lập Thạch và Vĩnh Tường.

2.1.2. Về diện tích đất đai:

Huyện Tam Dương có diện tích tự nhiên là 10.821,4 ha. Nhìn chung đất canh tác của huyện có độ màu mỡ kém, đất phù sa phân bố nhiều ở xã Hợp Thịnh và các xã có địa hình thấp trũng, thích hợp cho trồng lúa rau và cây thực phẩm …Vùng đồi trung du gồm các loại đất xám feralit xen kẽ đất cát, phù hợp cho trồng các loại cây ăn quả.

2.1.3. Về dân số và hành chính:

Toàn huyện được chia thành 13 đơn vị hành chính gồm: 1 thị trấn và 12 xã.

Bảng 2.1. Diện tích dân số các xã huyện Tam Dương đến năm 2011.

TT

Xã, Thị trấn

Diện tích (km2 )

Dân số (người)

Mật độ dân số (người/Km2)

1

Thị trấn Hợp Hòa

8,7381

9.481

885

2

Xã Hoàng hoa

7,6061

5.432

1.085

3

Xã Đồng tĩnh

10,3608

10.585

714

4

Xã Kim long

16,1082

9.395

1.022

5

Xã Hướng đạo

12,9478

8.538

583

6

Xã Đạo tú

7,6266

6.109

659

7

Xã An Hòa

7,3375

6.347

801

8

Xã Thanh vân

8,7263

6.351

865

9

Xã Duy phiên

7,9595

9.372

728

10

Xã Hoàng đan

6,8017

6.569

1.177

11

Xã Hoàng lâu

6,6427

6.523

966

12

Xã Vân hội

3,9626

4.865

982

13

Xã Hợp thịnh

4,3965

6.162

1228

Nguồn: Niêm giám thống kê năm 2011 huyện Tam Dương

Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên 1,6%. Dân cư sinh sống ở thị trấn chiếm khoảng 9,9%, dân số nông thôn chiếm khoảng 90,1% so với tổng số, gần 100% lao đông đang làm việc trong các ngành kinh tế trên địa bàn huyện, lao động nông nghiệp chiếm 81,1% so với tổng số.

Hình 2.1 Bản đồ hành chính huyện Tam Dương

2.1.4. Về giao thông:

Trên địa bàn huyện Tam Dương, có hệ thống các đường quốc lộ, đường tỉnh lộ (quốc lộ 2, 2B, 2C và tỉnh lộ 310, 305, 316, 306) và tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai chạy qua. Hiện đang có tuyến đường cao tốc Hà Nội-Lao Cai được xây dựng mới. Các tuyến quốc lộ và tỉnh lộ đều đang được cải tạo, nâng cấp. Đặc biệt trục giao thông đối ngoại cao tốc Hà Nội-Lao Cai có 2 nút giao thông đấu nối với quốc lộ 2B và 2C tại địa bàn huyện là nút Kim Long và Đạo Tú tạo nhiều cơ hội thuận lợi cho giao lưu kinh tế từ địa bàn Tam Dương đi các địa phương trong nước và quốc tế bằng đường bộ. Các tuyến đường vành đai 1, vành đai 2 của đô thị Vĩnh Phúc được Quy hoạch và xây dựng đều đi qua nhiều xã của huyện Tam Dương.

2.1.5. Về Địa hình, khí hậu thời tiết thủy văn:

- Tam Dương cũng như toàn tỉnh Vĩnh Phúc là vùng chuyển tiếp giữa vùng gò đồi trung du với đồng bằng Châu thổ sông Hồng, địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Toàn huyện được chia ra làm ba vùng sinh thái chính: Vùng núi, trung du và đồng bằng.

- Tam Dương thuộc vùng khí hậu phía đông bắc bộ chịu ảnh hưởng của dãy núi Tam Đảo, nhiệt độ trung bình hàng năm là 23oC. Nhiệt độ cao nhất vào tháng 6,7 là 29,4 oC, nhiệt độ thấp vào tháng một là 10 oC thuận lợi cho cây trồng phát triển. Bình quân số giờ nắng trong năm là 1400-1600giờ/năm, lượng mưa trung bình hàng năm 1400-1500mm, phân bố không đều tập trung vào tháng 6,7,8 và 9. Độ ẩm không khí trung bình cao từ 80-84% tương đối đều các tháng trong năm, trong khi đó chế độ thủy văn ở huyện Tam Dương chịu ảnh hưởng của sông Phó Đáy và hệ thống hồ đập lớn nhỏ, nguồn nước chủ yếu bắt nguồn từ dãy núi Tam Đảo, lượng nước cung cấp hệ thống thủy lợi trong huyện tương đối ổn định.

Nhìn chung, điều kiện khí hậu của huyện thuận lợi cho sự phát triển hệ sinh thái động, thực vật cũng như các hoạt động sản xuất dịch vụ và du lịch. Dãy Tam Đảo chắn hướng gió mùa đông bắc nên mưa nhiều, thỉnh thoảng có gió xóay, tạo lốc, ảnh hưởng nhiều đến sản xuất và dân sinh.

2.1.6. Tài nguyên:

- Về đất: Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện theo kết quả kiểm kê 2011 là 10.821,40 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 60,89%, đất lâm nghiệp chiếm 13,29% đất chuyên dùng chiếm 18,83% đất ở chiếm 13,09% và còn lại 3,14% là đất chưa sử dụng. Nhìn chung đất canh tác của huyện có độ màu mỡ kém, đất phù sa phân bố chủ yếu ở xã Hợp Thịnh và các xã có địa hình thấp trũng, thích hợp cho trồng lúa, rau và cây thực phẩm. Vùng đồi trung du gồm các loại đất xám feralít xen kẽ đất cát, phù hợp cho trồng các loại cây ăn quả. Bình quân diện tích đất nông nghiệp năm 2011 đạt 687m2/người thấp hơn mức bình quân chung của tỉnh (823m2/người).

- Về nước: Chế độ thủy văn của Tam Dương chịu ảnh hưởng chính của sông Phó Đáy với hệ thống hồ đập thủy lợi tích nước khá lớn và các dòng sông suối nhỏ chảy từ khu vực chân núi Tam Đảo chi phối.. Nguồn nước mặt khá dồi dào, chủ yếu từ sông Phó Đáy và hệ thống các ao, hồ đập thủy lợi, thuận lợi cho nhu cầu cấp nước sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp. Tuy vậy do địa hình huyện Tam Dương tương đối phức tạp, vấn đề giữ nước đảm bảo tưới tiêu chủ động cho sản xuất nông nghiệp và thủy sản của huyện vẫn gặp khó khăn nhất là những năm thời tiết có biến động thất thường về lượng mưa.

- Về khoáng sản: Trên địa bàn huyện Tam Dương: cát, sỏi có trữ lượng lớn nhưng mới chỉ khai thác thủ công là chủ yếu, chưa có khai thác theo quy mô công nghiệp. Khoáng sản kim loại gồm có quặng đồng, thiếc, sắt rải rác không nhiều và chưa được thăm dò để đánh giá chính xác trữ lượng. Khoáng sản phi kim loại có cao lanh, đất sét đồi với trữ lượng khá lớn có thể khai thác phát triển sản xuất gạch ốp lát cao cấp ở quy mô công nghiệp. Ngoài ra huyện có nguồn tài nguyên than bùn tại khu vực xã Hoàng Lâu, Hoàng Đan nhưng chưa được khảo sát đánh giá chính xác về trữ lượng khai thác công nghiệp.

2.2. Hiện trạng kinh tế xã hội

- Về tăng trưởng kinh tế:: Trong giai đoạn 2006-2010, tổng giá trị sản xuất (theo giá cố định 1994) trên toàn địa bàn tăng bình quân đạt 24%%/năm (trong đó Công nghiệp và XD: 30,4%/năm; Dịch vụ: 28,6%/năm; Nông nghiệp: 16,9%/năm).

- Cơ cấu kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu ngành: Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch đúng hướng, tăng dần Công nghiệp xây dựng, giảm dần Nông lâm thủy sản. Tính theo giá trị thực tế, năm 2005, tính trên toàn địa bàn, tỷ trọng giá trị sản xuất các ngành Công nghiệp & XD - Dịch vụ - Nông nghiệp đạt theo thứ tự: 27% - 23% - 49%; Đến năm 2010, tỷ trọng tương ứng đã là: 35% - 28% - 37%.

- Thu nhập bình quân đầu người: Thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn năm 2010 là 19 triệu đồng.

Bảng 2-2. Một số chỉ tiêu tổng hợp thực trạng kinh tế xã hội huyện Tam Dương

STT

Các chỉ tiêu

Đơn vị

Năm 2005

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

% tăng bq năm 06-10

I

Giá trị

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Diện tích

km2

107,186

107,186

107,186

107,186

107,186

108,214

108,214

-

2

Dân số trung bình

Người

94.535

93.116

93.734

94.128

95.002

95.727

97.008

-

3

Tổng GTSX (giá 94)

Tỷ đồng

372,4

492,3

689,4

801,8

928,2

1093,4

1216,3

24,0

 

- CN và XD

Tỷ đồng

102,3

153,8

251,4

246,0

301,6

386,8

509,6

30,4

 

- DV

Tỷ đồng

86,9

113,6

157,5

198,6

249,0

306,3

323,8

28,6

 

- NN

Tỷ đồng

183,2

224,9

280,5

357,2

377,6

400.3

382,9

16,9

4

GTSX/người

Tr đồng

11,81

13,00

15,89

29,09

36,26

45,49

43

-

II

Cơ cấu GTSX

%

100

100

100

100

100

100

100

 

 

- CN và XD

%

27%

31%

36%

31%

32%

35%

42%

 

 

- DV

%

23%

23%

23%

25%

27%

28%

26,6

 

 

- NN

%

49%

46%

41%

45%

41%

37%

31,4

 

 Nguồn: Niêm giám thống kê năm 2011 huyện Tam Dương

2.2.1. Nông -Lâm- Ngư nghiệp

Giai đoạn 2006-2010: Tăng trưởng bình quân đạt mức khá cao 16,9%/năm chiếm tỉ trọng lớn trong kinh tế trên địa bàn huyện 2010 chiếm 37%, năm 2011 còn 31,4%. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn đang từng bước chuyển dịch theo xu hướng tạo ra giá trị kinh tế cao trên một đơn vị diện tích, sử dụng hiệu quả quỹ đất để phát triển thế mạnh của huyện góp phần đổi mới bộ mặt nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân trong huyện.

- Về chăn nuôi: Tổng đàn gia súc, gia cầm tiếp tục được ổn định, hàng năm phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng. Đến hết năm 2011, tổng đàn trâu 3.700con, đàn bò đạt 19.000 con; trong đó tỷ lệ bò lai sin đạt 67%; Đàn lợn 80.000 con; tỷ lệ lợn hướng nạc đạt 98,5%, đàn gia cầm trên 2 triệu con. So với năm 2005, đàn bò tăng 4.800 con, đàn lợn tăng 35.400 con, đàn gia cầm tăng 1,3 triệu con. Chăn nuôi phát triển đúng hướng, tiếp tục được khẳng định là ngành mũi nhọn trong cơ cấu nông nghiệp của huyện. Quy mô chăn nuôi trang trại, gia trại được phát triển mạnh kết hợp với kinh tế vườn đồi tại các xã miền núi và trung du của huyện. Công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm được các cấp, các ngành quan tâm đúng mức, trong thời gian qua không để dịch bệnh xảy ra. Công tác quy hoạch xây dựng các khu chăn nuôi tập trung được khẩn trương triển khai với 06 khu trên địa bàn 06 xã, thị trấn.

- Về lâm nghiệp: toàn huyện trồng mới được 12ha rừng tập trung và gần 10ha cây phân tán, bảo vệ trên 94ha rừng, khoanh rừng tái sinh 22ha, năm 2011 được khai thác được 1.700m3 gỗ nguyên liệu. Tăng cường quản lý việc khai thác và vận chuyển lâm sản trên địa bàn huyện, xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm.

- Về thủy sản: Khai thác tối đa diện tích ao hồ thủy lợi và cải tạo vùng trũng để kết hợp thủy lợi, chăn nuôi và thủy sản diện tích thủy sản toàn huyện đến 2011 đạt hơn 200ha, tăng 35 ha so với 2005. Sản lượng cá khai thác thương phẩm tăng bình quân hàng năm đạt 59%. Năm cao nhất đạt sản lượng 350 tấn cá và 15 tấn thủy sản khác giá trị 4.187 triệu đồng. Phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng thâm canh, đưa những giống thủy sản có giá trị kinh tế cao vào nuôi trồng để tăng giá trị thương phẩm góp phần tích cực trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp - thủy sản của huyện.

- Về thủy lợi: Trong những năm qua, tuy còn nhiều khó khăn, song công tác thủy lợi trên địa bàn huyện Tam Dương được chú ý đầu tư, từng bước hoàn chỉnh hệ thống tưới tiêu cho nông nghiệp. Các công trình phục vụ tưới tiêu thường xuyên được cải tạo, nâng cấp, làm mới.

Chương trình cứng hóa kênh mương, nạo vét hồ đập nhỏ, đầm có nhiều kết quả tốt. Nhiều trạm bơm tưới tiêu được đầu tư và tu bổ mới. Tuy vậy, so với yêu cầu tưới tiêu chủ động và thâm canh tăng năng suất cây trồng thì vấn đề thủy lợi đang còn nhiều hạn chế, nhất là các xã thuộc khu vực trung du và miền núi của huyện.

- Về Kinh tế nông thôn, hợp tác xã: phát triển theo hướng đa dạng hóa các loại hình sản xuất, kinh doanh, ngành nghề, tăng tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp, giảm tỷ lệ thuần nông, toàn huyện có 17 hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, 6 hợp tác xã chăn nuôi, 2 hợp tác xã vận tải, 2 hợp tác xã xây dựng, 3 hợp tác xã công nghiệp, 1 hợp tác xã môi trường hiện đang gặp khó khăn yêu cầu chuyển đổi mô hình để phát triển. Các hoạt động dịch vụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất và đời sống dân sinh. Cơ sở hạ tầng nông thôn, nhất là hệ thống giao thông đường bộ, thủy lợi, cấp điện, cấp nước sạch, trường học, trạm y tế, được chú ý đầu tư nhiều hơn. Đời sống dân cư nông thôn có nhiều cải thiện, từng bước tạo ra cục diện mới cho phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

2.2.2. Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp

Giai đoạn 2006-2010, Công nghiệp - xây dựng được tiếp tục phát triển mạnh. Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, xây dựng năm 2010 đạt 386,8 tỷ đồng (giá CĐ 1994) tăng gấp hơn 3,7 lần so với năm 2005. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006-2010, đạt 30,4%. Một số ngành CN-TTCN ở một số địa phương như: sản xuất chè, gạch ngói, khai thác cát sỏi, chế biến gỗ, tre, đồ mộc dân dụng, sản xuất sản phẩm kim loại, cơ khí, sửa chữa, xay sát. tiếp tục được phát triển.

Về các thành phần kinh tế trong hoạt động sản xuất công nghiệp - TTCN trên địa bàn huyện Tam Dương: Các doanh nghiệp do Trung ương, Tỉnh quản lý gồm có: Nhà máy Cơ khí nông nghiệp 6, nhà máy Chế biến đồ hộp xuất khẩu, rau quả Tam Dương, xí nghiệp Gà Tam Dương. Những cơ sở trên do công nghệ lạc hậu, sản xuất không ổn định và ngày càng bị thu hẹp do hiệu quả thấp. Các doanh nghiệp công nghiệp quy mô nhỏ do huyện quản lý mới thành lập và đi vào hoạt động như Công ty TNHH Vaxuco, doanh nghiệp Thăng Long…Một số doanh nghiệp có quy mô vừa và sản xuất khá ổn định như Công ty cổ phần Bê tông Đạo Tú, Công ty TNHH Thế hệ mới Vĩnh Phúc. Năm 2005 giá trị sản xuất công nghiệp khu vực tư nhân chiếm tỷ trọng nhỏ 3,9%/năm, năm 2010 tăng lên 6,9%. Khu vực hộ các thể năm 2005 chiếm tỷ trọng 27%, năm 2010 tăng lên 31%. Khu vực kinh tế cổ phần hỗn hợp năm 2005 chiếm 73%, năm 2010 chiếm 66% giá trị sản xuất công nghiệp - TTCN, xây dựng trên địa bàn huyện.

Việc phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn huyện tiếp tục được đầu tư xây dựng. Giai đoạn 2006-2010, vốn đầu tư XDCB bình quân hàng năm đạt 62.643,4 triệu đồng, trong đó chủ yếu là vốn ngân sách cấp trên đầu tư qua các chương trình, dự án và nguồn vốn ngân sách cấp xã thu từ nguồn đấu giá quyền sử dụng đất. Giá trị xây dựng cơ bản bình quân đạt 42.772,6 triệu đồng, tăng 18.439,6 triệu đồng so với năm 2005.

Hệ thống đường giao thông được triển khai thi công. Nâng cấp, cải tạo mở rộng các tuyến quốc lộ 2B, 2C, đường Hợp Châu -Đồng Tĩnh, đường vành đai Hợp Thịnh-Đạo Tú, đường tỉnh lộ 305, 306, 309, các tuyến đường liên xã được nhựa hóa 141/192 Km (đạt 73,4%). Các công trình trụ sở làm việc các cơ quan thuộc huyện, UBND cấp xã, hệ thống điện, trường học, trạm y tế xã và các công trình phúc lợi xã hội được đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng.

2.2.3. Thương mại dịch vụ

Trong giai đoạn 2006-2010, trên địa bàn Tam Dương thương mại - dịch vụ tiếp tục phát triển, hàng hóa phong phú đáp ứng nhu cầu cho sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Tốc độ tăng trưởng bình quân ngành thương mại - dịch vụ hàng năm tăng, đạt 28,6%. Giá trị thương mại - dịch vụ năm 2010 đạt 306,3 tỷ đồng (giá SS) tăng 3,5 lần so với năm 2005.

2.2.4. Các lĩnh vực khác

+ Về công tác giáo dục: Hệ thống giáo dục quốc dân được củng cố và phát triển, quy mô phát triển đi vào ổn định. Toàn huyện có 16 trường mầm non, 17 trường tiểu học, 14 trường THCS, 3 trường THPT, 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên, 1 trung tâm hướng nghiệp, 1 trung tâm bồi dưỡng chính trị đã đáp ứng cơ bản nhu cầu học tập. Số trường đạt chuẩn quốc gia đến 2010 tăng lên 51 trường đạt chuẩn quốc gia, cơ sở vật chất cho giáo dục của toàn huyện có 147 phòng học của 14 trường THCS và 184 phòng học của 17 trường tiểu học có phòng học 2 tầng kiên cố.

Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên trong các trường học cơ bản đủ về số lượng, cơ cấu giáo viên trong ngành tương đối đồng bộ, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất chính trị ngày được nâng cao. Tỷ lệ cán bộ, giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn ở mầm non là 72,19%, trên chuẩn 0,3%; Tiểu học 97,2%, trên chuẩn là 24,7%; THCS 97,3%, trên chuẩn là 31,5%; THPT 100%, trên chuẩn 7,5%.

+ Về công tác y tế: Mạng lưới y tế được củng cố và phát triển, làm tốt công tác y tế dự phòng, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, thực hiện việc tiêm chủng mở rộng đạt kết quả cao, công tác vệ sinh an toàn thực phẩm được đảm bảo, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của mạng lưới y tế cơ sở trong việc khám chữa bệnh cho nhân dân; công tác phòng chống dịch bệnh lây nhiễm đạt kết quả tốt. Năm 2010 có 100% xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế xã, Tam Dương là một trong những huyện đứng đầu trong tỉnh Vĩnh Phúc hoàn thành chương trình chuẩn quốc gia về y tế xã, bình quân 2,2 bác sỹ/1 vạn dân .

+ Về công tác về An ninh quốc phòng: an ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Các cấp ủy Đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở xã, thị trấn đã lãnh đạo các đoàn thể quần chúng làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.

Công tác quân sự quốc phòng: Quán triệt và tổ chức thực hiện tốt công tác giáo dục quốc phòng toàn dân cho cán bộ và nhân dân các xã trong huyện, các cơ quân đơn vị trên địa bàn thường xuyên bổ sung, nâng cao quyết tâm chiến đấu, xây dựng các phương án phòng thủ, thực hiện tốt các chế độ quy định sẵn sàng chiến đấu, phối hợp bảo vệ an toàn các ngày lễ, kỷ niệm.

2.3. Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội

2.3.1. Mục tiêu phát triển

- Xây dựng Tam Dương trở thành huyện có kinh tế - văn hóa, xã hội phát triển toàn diện an ninh, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, quốc phòng được tăng cường. Từng bước ổn định và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân sinh sống trên địa bàn huyện. Phấn đấu đến năm 2015 mức thu nhập bình quân đầu người đạt mức trung bình chung của toàn tỉnh Vĩnh Phúc. Đến giữa giai đoạn 2016-2020 thu nhập bình quân đầu người/năm của huyện Tam Dương đạt được mức khá của toàn tỉnh Vĩnh Phúc. Đến cuối giai đoạn (2011-2015) 45% các xã trong huyện đạt được 19 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới theo quyết định 491 của Thủ tướng chính phủ đến cuối giai đoạn (2016-2020) 85% các xã đạt được tiêu chí nông thôn mới.

- Phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, chủ động hội nhập, liên kết, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Đến năm 2015 cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện tính theo giá trị sản xuất công nghiệp-xây dựng chiếm 50%, thương mại dịch vụ chiếm 35%, nông lâm nghiệp-thủy sản chiếm 15% . Phấn đấu đến trước năm 2020 cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện tính theo giá trị sản xuất công nghiệp -xây dựng 52,9%, thương mại-dịch vụ 36,9%, nông lâm thủy sản 10,2%.

- Khai thác có hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho phát triển xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất hàng hóa và xây dựng đời sống thôn, làng văn hóa.

- Đi đôi với tăng trưởng kinh tế, nâng cao rõ rệt chất lượng phát triển, văn hóa, giáo dục đào tạo, y tế chăm sóc sức khỏe và phát triển nguồn nhân lực. Đẩy mạnh giải quyết việc làm, giảm tỉ lệ hộ nghèo, chăm lo các đối tượng chính sách, người có công, người cao tuổi và an sinh xã hội.

- Tăng cường an ninh, quốc phòng, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội. Đẩy mạnh cải cách hành chính, tích cực chống tham nhũng, xây dựng chính quyền, cấp ủy Đảng, đoàn thể các cấp trong sạch, vững mạnh hoạt động có hiệu lực, hiệu quả cao

2.3.2. Các mục tiêu cụ thể đến năm 2020

· Giai đoạn 2011-2015

+ Mục tiêu kinh tế:

- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân 22%/năm. Tăng trưởng GDP bình quân 17%/năm.

- Quy mô: Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn năm 2015 ước đạt 2.952.904 triệu, tăng gấp 2,7 lần 2010. Tổng GDP trên địa bàn năm 2015 tăng gấp 2,19 lần so với năm 2010

- Chuyển dịch cơ cấu: Cơ cấu kinh tế trên địa bàn chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng công nghiệp, xây dựng, dịch vụ, giảm tỉ trọng Nông, Lâm, Thủy sản. Cơ cấu kinh tế trên địa bàn tính theo giá trị sản xuất: Công nghiệp - Xây dựng: 50%, Nông - Lâm nghiệp - Thủy sản: 15%, Thương mại - dịch vụ: 35%.

- Giá trị kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn đạt 20-25 triệu USD/năm

- Thu nhập bình quân đầu người đạt 40-45 triệu đồng/người/năm.

- Tỉ lệ huy động GDP vào ngân sách huyện: 20% - 25%. Tổng thu ngân sách nhà nước từ nền kinh tế huyện đạt từ 150 đến 200 tỷ đồng/năm.

+ Mục tiêu xã hội:

- Khống chế tỉ lệ tăng dân số tự nhiên xuống < 1,0%

- Quy mô dân số phấn đấu đến năm 2015 huyện có: 102.115 người sinh sống.

-Tỷ lệ dân số đô thị đạt 25-30%, giảm tỉ lệ hộ nghèo bình quân hàng năm còn dưới 10%. Giảm tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng xuống dưới 10%.

- Nâng cao chất lượng công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân triển khai có hiệu quả các chương trình y tế quốc gia. Tiếp tục duy trì chuẩn quốc gia về y tế xã tại 100% các xã, thị trấn đã đạt chuẩn. Hướng tới phát triển các dịch vụ y tế, điều dưỡng, chăm sóc sức khỏe có chất lượng cao trên địa bàn huyện và đô thị Vĩnh Phúc.

- Lao động được giải quyết việc làm mới cho trên 3500-4000 lao động/năm. Tỷ lệ lao động qua đào tạo từ: 40-45%.

· Giai đoạn 2016-2020

 + Mục tiêu kinh tế:

- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân: 17,5%/năm. Tăng trưởng GDP bình quân 16%/năm

- Quy mô: tổng giá trị sản xuất trên địa bàn năm 2020 tăng gấp 6 lần so với 2010. Tổng GDP trên địa bàn 2020 tăng gấp 4,3 lần so với năm 2010.

- Cơ cấu kinh tế giai đoạn 2016- 2020 tính theo giá trị sản xuất: Công nghiệp - Xây dựng: 52,9%, Nông - Lâm nghiệp - Thủy sản: 10,2%, Thương mại - dịch vụ: 36,9%.

- Giá trị kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn đạt 30-35 triệu USD/năm

- Thu nhập bình quân đầu người đạt 75-80 triệu đồng/người/năm.

- Tỉ lệ huy động GDP vào ngân sách huyện: 25% - 27%. Tổng thu ngân sách nhà nước từ nền kinh tế huyện đạt từ 250 đến 300 tỷ đồng/năm.

+ Mục tiêu xã hội:

- Khống chế tỉ lệ tăng dân số tự nhiên xuống < 1,0%.

- Quy mô dân số phấn đấu đến năm 2020 huyện có: 108.928 người.

- Tỷ lệ dân số đô thị giai đoạn 2016-2020 đạt 45-50%.

- Giảm tỉ lệ hộ nghèo bình quân hàng năm còn dưới 5%.Giảm tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giai đoạn 2016 –2020 dưới 3%.

- Nâng cao chất lượng công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân triển khai có hiệu quả các chương trình y tế quốc gia. Tiếp tục duy trì chuẩn quốc gia về y tế xã tại 100% các xã, thị trấn đã đạt chuẩn. Hướng tới phát triển các dịch vụ y tế, điều dưỡng, chăm sóc sức khỏe có chất lượng cao trên địa bàn huyện và đô thị Vĩnh Phúc.

- Lao động được giải quyết việc làm mới cho trên 3500-4000 lao động/năm. Tỷ lệ lao động qua đào tạo từ: 50-60%.

- Giáo dục đào tạo: Đến 2020 có 100% số trường các cấp đạt chuẩn quốc gia mức cao nhất. Nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông, cơ sở trong đào tạo nghề cho lao động để đạt chỉ tiêu tỷ lệ lao động qua đào tạo được tăng lên như mục tiêu đề ra.

Bảng 2-3. Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội đến 2020

TT

Các chỉ tiêu

Đơn vị

Năm 2010

Năm 2015

Năm 2020

I

Giá trị

 

 

 

 

1

Dân số TB

Người

95.727

102.115

108.928

2

Diện tích

Km2

108,214

108,214

108,214

3

Tổng GTSX (giá 94)

Tỷ đồng

1093,4

2.952

6.597

 

+ CN-XD

Tỷ đồng

386,8

1.476

3.493

 

+ Dịch vụ

Tỷ đồng

306,3

1.033

2.434

 

+ Nông lâm. TS

Tỷ đồng

400.3

443

670

4

Thu nhập bình quân/người/năm

Triệu đồng

19

40

80

II

Cơ cấu GTSX (giá hh)

%

100

100

100

1

CN-XD

%

35

50

52,9

2

Dịch vụ

%

28

35

36,9

3

Nông lâm.TS

%

37

15

10,2

III

Tăng trưởng

 

2006-2010

2011-2015

2016-2020

 

GTSX

%

24,0

22

17,5

1

CN-XD

%

30,4

29,8

18,8

2

Dịch vụ

%

28,6

21,7

18,7

3

Nông lâm. TS

%

16,9

7,6

8,9

Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hôi huyện Tam Dương đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

Phương hướng phát triển các ngành nghề nhằm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế theo hướng chuyển dịch cơ cấu được trình bày trong các mục kế tiếp.

2.3.3. Nông - lâm - thủy sản

Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất Nông, lâm, thủy sản trên địa bàn (2011-2015) đạt 7,6%/năm. Nông nghiệp - Thủy sản chiếm tỉ trọng 15% cơ cấu kinh tế trên địa bàn. (2016-2020) đạt 8,9%/năm, chiếm tỉ trọng 10,2% cơ cấu kinh tế trên địa bàn . Sản lượng lương thực hàng năm đạt trên 38-42 nghìn tấn/năm. Giá trị sản phẩm bình quân trên 1 ha đất canh tác đạt trên 70 triệu đồng/ ha/năm. Trong đó có 30% diện tích đạt trên 90 triệu đồng/ha/năm.

- Về trồng trọt: Giảm dần diện tích trồng lúa để chuyển mạnh sang trồng rau màu, hoa quả thực phẩm sạch cung cấp trực tiếp cho thị trường đô thị Vĩnh Phúc. Tăng giá trị sản phẩm trên một ha diện tích đất canh tác. Tập trung thâm canh, đưa các giống lúa mới phẩm cấp chất lượng tốt được thị trường tiêu thụ ưa chuộng và giá bán cao như thương hiệu “gạo Long Trì”. Từng bước giảm dần các giống lúa chất lượng gạo thấp, khả năng chống chịu với các loại sâu bệnh kém. Mạnh dạn gieo trồng các giống ngô lai đơn có triển vọng năng suất đột phá. Tiếp tục nghiên cứu chọn lọc đưa các loại cây công nghiệp, cây ăn quả, rau màu thực phẩm có chất lượng cao vào trồng trọt tại huyện

- Bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, nguồn nước vùng đồi gò như trồng cây công nghiệp ngắn ngày, trồng cỏ chăn nuôi gia súc, cây ăn quả. Cải tạo trồng bổ sung thay thế các giống cây ăn quả có giá trị hàng hóa cao, được thị trường tiêu thụ mạnh như giống bưởi Diễn, mít Thái, xoài úc, Đài loan, nhãn vải chín trái vụ...vào trồng thay thế các giống cây ăn quả truyền thống ở huyện Tam Dương.

- Xây dựng các vùng trồng trọt kỹ thuật cao, vùng chuyên canh rau quả sạch như su su, bí đỏ, dưa chuột, bí xanh tập trung ở các xã Văn Hội, Hoàng Lâu, An Hòa, Kim Long, Duy Phiên, Hợp Hòa . Mở rộng diện tích trồng trọt rau màu hoa quả cao cấp sang các khu vực còn lại phù hợp với nhu cầu thị trường tiêu thu khi đô thị Vĩnh Phúc phát triển tăng quy mô dân số.

- Về chăn nuôi: Với lợi thế vùng đồi gò, diện tích đất cho sản xuất chăn nuôi lớn, huyện Tam Dương hiện có 150 trang trại chăn nuôi có quy mô lớn, sản xuất tập trung và nhiều gia trại chăn nuôi trong nông hộ. Chăn nuôi là ngành quan trọng mũi nhọn trong cơ cấu nông, lâm nghiệp thủy sản của huyện. Trong đó xác định con nuôi chính là gà, lợn và bò. Phấn đấu đến 2015 tỷ lệ bò lai sim đạt 100%, số lượng gia cầm ổn định ở mức 2,0-2,5 triệu con. Khuyến khích phát triển chăn nuôi các con đặc sản lơn rừng lai, gà sao, gà lôi vào sản xuất trang trại, các khu vực đồi gò. Phấn đấu đến 2015 tỷ trọng giá trị sản xuất chăn nuôi thủy sản chiếm khoảng 65% tổng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản huyện.

- Về thủy sản: toàn huyện có khoảng trên 200ha diện tích mặt nước: Bao gồm các hồ đập thủy lợi, các ao nhỏ, diện tích đất trũng đang trồng lúa năng suất thấp. Diện tích trên đang được các hộ tư nhân nuôi thả, khai thác quảng canh với các giống cá địa phương năng suất thấp và giá trị kinh tế không cao. Giải pháp phát triển thủy sản của Tam Dương trong thời kỳ Quy hoạch là: Thực hiện chuyển đổi diện tích trồng lúa bấp bênh không ăn chắc sang lúa - cá, hoặc chuyên nuôi trồng thủy sản, ở các xã Hoàng Lâu, Hoàng Đan, Duy Phiên và An Hòa trong hệ thống kênh Nhị Hoàng.

 - Về lâm nghiệp: Duy trì và quản lý diện tích rừng trồng tập trung và phấn đấu trên địa bàn huyện. Quản lý khai thác và trồng mới tái tạo để nâng độ che phủ chống sói mòn đất. Thường xuyên kiểm tra việc sử dụng đúng mục đích trồng rừng trên địa bàn. Phấn đấu trồng rừng để nâng độ che phủ diện tích cây lâm nghiệp, cây ăn quả trên địa bàn 2015 đạt mức 50%, đến 2020 đạt mức 75% diện tích cần che phủ.

2.3.4. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng:

- Giá trị sản xuất CN-XD đạt 1.476.274 triệu đồng năm 2015, tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2011-2015 là 29,8%/năm. Đạt 3.492.864 triệu đồng năm 2020, tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2016-2020 là 18,8%/năm.

- Tập trung hoàn chỉnh quy hoạch chi tiết phát triển công nghiệp, tiểu thủ CN trên địa bàn huyện và tiến tới hoàn chỉnh quy hoạch xây dựng,hệ thống kết cấu hạ tầng cho các khu, cụm khu công nghiệp tập trung, cụm công nghiệp làng nghề trên địa bàn huyện. Trong đó tập trung vào hoàn thành quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng cho khu công nghiệp tập trung Tam Dương I,II, cụm công nghiệp Kim Long, Đạo Tú - Hướng Đạo - Thanh Vân và Hợp Thịnh; 2 làng nghề TTCN; Hợp Hòa và Thanh Vân. Quy hoạch xây dựng chi tiết trung tâm hành chính huyện lỵ và thị trấn Hợp Hòa ,trung tâm hành chính các xã, thị trấn trong toàn huyện.

- Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng trên địa bàn. Quy hoạch vùng nguyên liệu sản xuất gạch, ngói tại xã Hoàng Lâu, Đạo Tú, bến bãi khai thác cát, sỏi. Từng bước xóa các cơ sở sản xuất gạch thủ công chuyển sang sản xuất gạch tuynel (theo công nghệ lò gạch liên tục kiểu đứng) và tạo điều kiện trong cấp phép xây dựng lò gạch tuynel. Đến năm 2015 và năm 2020 trên địa bàn huyện không còn lò gạch thủ công.

- Năm 2010-2011, hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng cụm kinh tế xã hội Hợp Thịnh nhằm thu hút phát triển các nghề truyền thống như: chế biến thực phẩm, đậu phụ, bánh bún, xay xát, thức ăn gia súc, nghề mây tre đan, dịch vụ cơ khí...

- Năm 2011-2013, hoàn thành xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Tam Dương I để thu hút các nhà đầu tư vào phát triển sản xuất.

- Năm 2011-2012 quy hoạch chi tiết vùng nguyên liệu sản xuất gạch, ngói tại Hoàng lâu, Hoàng Đan, Đồng Tĩnh, Đạo Tú. Khai thác diện tích đất theo quy hoạch dành cho sản xuất vật liệu xây dựng và kết hợp cải tạo diện tích sau khai thác đất cho sản xuất vật liệu xây dựng để nuôi trồng thủy sản.

- Năm 2013-2015 hoàn thành xây dựng hạ tầng KCN Tam Dương II để thu hút các nhà đầu tư vào kinh doanh.

- Quản lý, khai thác cát, sỏi, quy hoạch các điểm, bến, bãi khai thác cát, sỏi và mở rộng quy mô khai thác hợp lý ở các địa bàn Đồng Tĩnh, An Hòa, Hoàng Đan.

- Tổ chức phát triển nghề mây tre đan ở xã Hoàng Đan, Hoàng Hoa, Duy Phiên và phát triển nghề mới ở các xã khác trên địa bàn huyện.

- Nghiên cứu các đề án xử lý rác thải, nước thải công nghiệp nhằm hạn chế tác động ảnh hưởng đến môi trường sinh hoạt khu dân cư trên địa bàn Tam Dương.

2.3.5. Thương mại - Dịch vụ

- Phấn đấu đạt các mục tiêu tăng trưởng giá trị sản xuất ngành thương mại, dịch vụ giai đoan 2011-2015 là 21,7%/năm, năm 2016-2020 là 18,7%/năm. Năm 2015 giá trị sản xuất thương mại - dịch vụ chiếm tỉ trọng 35% cơ cấu kinh tế trên địa bàn, 2020 chiếm 36,9% cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện.

- Khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân đầu tư phát triển các loại hình dịch vụ, nâng cao năng quản lý, sử dụng lao động sẵn có tại địa phương. Đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi của nhà nước để mở rộng quy mô kinh doanh dịch vụ trên địa bàn

- Quy hoạch phát triển các khu trung tâm thương mại kết hợp đồng bộ với Quy hoạch xây dựng các trục giao thông đối ngoại, các cụm công nghiệp tiểu thủ công nghiệp và Quy hoạch phát triển đô thị trên địa bàn.

- Cải tạo, mở rộng, xây dựng mới các chợ, trung tâm thương mại trên địa bàn. Xã hội hóa, huy động vốn đóng góp của các thành phần kinh tế kết hợp với nguồn vốn ngân sách, đầu tư cải tạo nâng cấp các chợ nông thôn như: Chợ Vàng xã Hoàng Đan, chợ Bê Tông xã Đạo Tú, chợ Diên xã Đồng Tĩnh, chợ số 8 xã Kim long. Tập trung chỉ đạo giải phóng mặt bằng để triển khai xây dựng chợ trung tâm huyện tại thị trấn Hợp Hòa, chợ đầu mối Thanh Vân, chợ Hoàng Hoa. Quy hoạch và xây dựng tiếp các chợ ở các xã chưa có chợ như: Chợ Duy Phiên, Hoàng lâu, Hướng Đạo góp phần thúc đẩy lưu thông hàng hóa phục vụ nhu cầu trao đổi của dân cư trên địa bàn.

- Đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa ở khu vực thị trấn, các thị tứ và khu vực Quy hoạch mở rộng đô thị Vĩnh Phúc đồng thời với phát triển các dịch vụ phục vụ dân cư đô thị.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị thi công triển khai xây dựng Trường Đại học Trưng Vương, trường đại học Dầu khí và các trường cao đẳng, trung học khác tại xã Kim Long để từng bước hình thành và phát triển các loại hình dịch vụ: dịch vụ nhà trọ, kinh doanh ăn uống, văn hóa thể thao, bưu chính viễn thông, đáp ứng được yêu cầu đời sống và học tập của 3.500 đến 5.000 sinh viên.

- Phối hợp với các ngành các cấp, đơn vị thi công triển khai GPMB để đầu tư xây dựng tuyến đường Hợp Châu - Đồng Tĩnh, các tuyến đường vành đai phục vụ phát triển các khu, cụm công nghiệp làm nền tảng phát triển ngành dịch vụ phục vụ sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

2.3.6. Các lĩnh vực văn hóa xã hội khác

+ Dân số và lao động, việc làm

- Đảm bảo quy mô dân số hợp lý đến 2015 huyện có khoảng 102.115 người sinh sống trên địa bàn, 2020 có khoảng 108.928. Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên giảm xuống <1%/năm.

- Tỉ lệ lao động làm việc trong các ngành nông lâm - thủy sản năm (2011-2015) còn khoảng 65%, 2020 còn khoảng 30-35% tổng số lao động.

- Hàng năm giải quyết việc làm mới cho lao động đến tuổi cho trên 3.500-4.000 lao động/năm.

- Nâng cao tỉ lệ lao động qua đào tạo nghề từ: 25% năm 2010 lên 40-45% năm 2015 và 50-60% năm 2020. 100% lao động được đào tạo nghề sau 2020.

+ Giáo dục đào tạo

- Toàn huyện có khoảng 58 trường (17 trường mầm non với quy mô khoảng 5000-6000 trẻ, 18 trường tiểu học với 10.000 học sinh; 15 trường tiểu học cơ sở với 8.000-9.000 học sinh, 3 trường trung học phổ thông với 4.000 học sinh . Trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm hướng nghiệp, trung tâm bồi dưỡng chính trị và hai trường Đại học Dầu khí và dân lập Trưng Vương đi vào hoạt động tuyển sinh từ 3.500 đến 5.000 sinh viên/năm.

- Từng bước hoàn thiện các tiêu chí về giáo dục để đến năm 2015 có 100% trường mầm non đạt chuẩn quốc gia trong đó có 30% trường đạt chuẩn quốc gia mức độ II, 100% trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức II. Phấn đấu có 75% trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia. Đến 2020 có 100% các trường học đạt chuẩn quốc gia ở mức cao nhất.

- Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, phấn đấu có 100% số giáo viên đạt chuẩn, trong đó có trên 50% đạt trên chuẩn.

+ Y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân

- Tiếp tục phấn đấu giữ vững đạt chuẩn quốc gia về y tế xã tại 100% các xã, thị trấn đã đạt chuẩn, 100% các trạm y tế có bác sỹ công tác và biên chế tại trạm: bình quân có 3,5 bác sỹ/1vạn dân; có 100% số thôn xóm có các nhân viên y tế có trình độ sơ cấp trở lên.

- Giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi xuống dưới 10% năm 2015 , dưới 3% năm 2020. Đảm bảo tỷ lệ tiêm chủng mở rộng đạt 100% số đối tượng cần thực hiện.

+ Văn hóa, thông tin, thể dục thể thao

- Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ngày càng tốt hơn, đến 2015 có 100% xã có trung tâm văn hóa, 100% thôn, làng có nhà văn hóa và mỗi xã có từ 1-2 sân bóng đá, 75% thôn, xóm có sân vui chơi cho trẻ em. 80% số xã thị trấn có thư viện; 86% số gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa, 70% số làng đạt tiêu chuẩn làng văn hóa, tất các các làng xã đều có hương ước. Đến năm 2020, 85% thôn làng được công nhận làng văn hóa, 95% gia đình đạt giá đình văn hóa.

- Nâng cấp và khai thác khu trung tâm văn hóa - thể thao của huyện thường xuyên hoạt động hết công suất. Mỗi xã đều có sân bóng đá, bóng chuyền theo đúng tiêu chuẩn, quy cách của ngành quy định được khai thác phục vụ cho phát triển thể dục thể thao quần chúng.

- Duy trì và phát triển sự nghiệp báo chí, phát thanh tuyên truyền, 100% số xã có truyền thanh công cộng, có đài truyền thanh phát sóng FM. 100% các hộ gia đình có phương tiện nghe nhìn, phần lớn các hộ dân có điện thoại. 80% số xã có thư viện, có cán bộ chuyên trách nghiệp vụ có trình độ chuyên ngành.

+ An ninh, quốc phòng

- Hoàn thành vượt mức nghĩa vụ tuyển quân nhập ngũ hàng năm theo chỉ tiêu trên giao.

- Duy trì đảm bảo trật tự trị an, an toàn trên địa bàn các khu dân cư, cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn huyện.

- Tích cực phối hợp với các huyện bạn làm công tác xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh trên địa bàn tỉnh.. Xây dựng thế trận an ninh nhân dân kết hợp chặt chẽ với nền quốc phòng toàn dân, thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội.

+ Phát triển mạng lưới giao thông

- Xây dựng, nâng cấp cải tạo như tuyến đường sắt Hà Nội -Lào Cai được cải tạo nâng cấp.

- Tuyến đường bộ cao tốc Hà Nội-Lào Cai được đầu tư xây dựng mới cho các loại xe chạy đạt tốc độ 100 km/h, có 2 điểm đầu nối với quốc lộ 2C và 2B tại xã Đạo Tú và Kim Long.

- Cải tạo nâng cấp quốc lộ 2C và 2B , quốc lộ 2C với hướng tuyến đi Tuyên Quang và đi Sơn Tây qua cầu Vĩnh Thịnh. Quốc lộ 2B với hướng tuyến đi Tam Đảo, Thái Nguyên có hầm đường bộ xuyên qua khu vực núi Tam Đảo được xây mới.

- Đầu tư xây dựng các tuyến đường giao thông nội huyện, Đường Kim Long - Tam Quan (Đoạn 2), đường QL2C - Cầu Bì La, Đường Bảo Trúc - Hoàng Hoa - Tam Quan. Cải tạo nâng cấp bến xe Tam Dương, xây dựng mới bến xe Kim Long.

+ Phát triển hệ thống cấp, thoát nước

- Đến năm 2012 có 95% hộ dân đô thị được dùng nước máy, 95% hộ dân nông thôn dùng nước sạch hợp vệ sinh đến năm 2020 có 100% số hộ dân được dùng nước máy và nước hợp vệ sinh theo tiêu chuẩn quốc gia.

- Xây dựng mới dự án đầu tư khu xử lý nước, trạm bơm nước cấp I, cấp nước sạch tại xã Đồng Tĩnh để phục vụ cho các khu công nghiệp và sinh hoạt dân cư khu vực xung quanh.

· Quy hoạch các khu công nghiệp, cụm công nghiệp

- Xây dựng hạ tầng KCN Tam Dương I quy mô khoảng 700 ha .

- Xây dựng hạ tầng cụm kinh tế xã hội Hợp Thịnh với quy mô 83 ha.

- Xây dựng hạ tầng các cụm công nghiệp Hoàng Đan 50 ha.

- Cụm CN-TTCN Thanh Vân-Đạo Tú 50 ha.

- Cụm CN-TTCN thị trấn Hợp Hòa 50 ha.

- Cụm CN Đạo Tú 30 ha

- Xây dựng hạ tầng KCN Tam Dương II với quy mô 750.

· Quy hoạch và xây dựng các khu đô thị

- Xây dựng thị trấn Hợp Hòa: phát triển thị trấn thành một đô thị vệ tinh cho thành phố Vĩnh Phúc từ năm 2011 - 2015

- Phát triển các thị tứ Hoàng Đan, Đạo Tú từ năm 2012-2015 phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế , đô thị hóa trên địa bàn huyện và phát triển đô thị Vĩnh Phúc.

- Quy hoạch đô thị Kim Long, diện tích 160 ha.

- Quy hoạch thị trấn Hợp Thịnh 250 ha.

Hình 2-2. Bản đồ các Cụm công nghiệp và Khu công nghiệp huyện Tam Dương

Chương 3

DỰ BÁO NHU CẦU ĐIỆN VÀ PHÂN VÙNG PHỤ TẢI

3.1. Các cơ sở pháp lý để xác định nhu cầu điện

Nhu cầu điện của huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc được tính toán dự báo căn cứ vào các tài liệu sau:

- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và định hướng đến 2030 đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại quyết định số 4003/QĐ-UBND ngày 30/12/2010.

- Quy hoạch các ngành của tỉnh Vĩnh Phúc trong đó có huyện Tam Dương.

- Kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc 2011-2015.

- Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011 - 2015 có xét đến 2020 đã được Bộ Công Thương phê duyệt tại quyết định số 0361/QĐ-BCT ngày 20 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương.

- Các số liệu cơ bản về sử dụng điện trong các năm qua của huyện do Công ty điện lực Vĩnh Phúc, điện lực Tam Dương cung cấp và các kết quả điều tra, khảo sát nhu cầu điện tại huyện Tam Dương tháng 5 năm 2012.

3.2. Lựa chọn mô hình và phương pháp dự báo nhu cầu điện

3.2.1. Các phương pháp dự báo nhu cầu điện năng:

a. Phương pháp hệ số đàn hồi:

Đây là phương pháp thích hợp với các dự báo trung và dài hạn. Phương pháp này dựa trên cơ sở dự báo của các kịch bản phát triển kinh tế - xã hội. Nhu cầu điện năng được mô phỏng theo quan hệ đàn hồi với tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Hệ số đàn hồi (h) được tính theo công thức sau:

Hệ số đàn hồi (h) =

Các hệ số đàn hồi được xác định theo từng ngành theo chuỗi phân tích quá khứ.

b. Phương pháp ngoại suy theo thời gian:

Nội dung của phương pháp là nghiên cứu sự diễn biến của điện năng trong thời gian quá khứ tương đối ổn định để tìm ra một quy luật nào đó, rồi dùng nó để dự đoán tương lai. Phương pháp này thường chỉ sử dụng khi thiếu các thông tin về tốc độ phát triển của các ngành, các phụ tải dự kiến, mức độ hiện đại hóa,... trong tương lai để làm cơ sở dự báo.

Mô hình này thường có dạng hàm mũ: At = A0(1+a)t

trong đó:

At - điện năng dự báo năm t

A0 - điện năng ở năm chọn làm gốc

a - tốc độ phát triển bình quân năm

t - thời gian dự báo

Nhược điểm của phương pháp này là chỉ cho ta kết quả chính xác nếu tương lai không có nhiễu và quá khứ phải tuân theo một quy luật

c. Phương pháp chuyên gia:

Nội dung chính là sự hiểu biết sâu sắc của các chuyên gia giỏi. Các chuyên gia sẽ đưa ra các dự báo của mình.

d. Phương pháp dự báo trực tiếp:

Nội dung của phương pháp là xác định nhu cầu điện năng của năm dự báo dựa trên tổng sản lượng kinh tế của các ngành năm đó và suất tiêu hao điện năng của từng loại sản phẩm hoặc suất tiêu hao trung bình cho 1 hộ gia đình, bệnh viện, trường học, khách sạn,…. Phương pháp này tỏ ra khá chính xác khi có tương đối đầy đủ các thông tin về tốc độ phát triển kinh tế xã hội, các phụ tải dự kiến mới và phát triển mở rộng của các ngành kinh tế, mức độ áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật,... Với các ưu điểm về độ chính xác, bám sát thực tế phát triển của khu vực dự báo, không quá phức tạp nên phương pháp này được dùng phổ biến cho các dự báo tầm ngắn (1-2) năm và tầm trung (3-10) năm trong các đề án quy hoạch quận, huyện, tỉnh, thành phố,...

 3.2.2. Lựa chọn phương pháp dự báo nhu cầu điện năng:

Phù hợp với hoàn cảnh thực tế của địa phương và số liệu điều tra thu thập được từ các tài liệu pháp lý, nhu cầu điện của huyện Tam Dương trong giai đoạn quy hoạch được dự báo theo phương pháp tính trực tiếp.

3.3. Phân vùng phụ tải điện

- Căn cứ vào đặc điểm địa hình tự nhiên, phân vùng phát triển kinh tế hiện tại và dự kiến phát triển trong tương lai và căn cứ vào các hộ tiêu thụ điện xác định trên địa hình từng vùng.

- Căn cứ vào khả năng cấp điện của các trung tâm nguồn trạm 110kV hiện tại và phương thức vận hành lưới điện cũng như dự kiến xây dựng các nguồn trạm mới trong giai đoạn đến 2015 và 2020.

Huyện Tam Dương được chia thành 2 vùng phụ tải:

- Vùng I:

 Là vùng phụ tải phía Bắc của huyện bao gồm thị trấn Hợp Hòa và các xã An Hòa, Đồng Tĩnh, Hoàng Hoa, Hướng Đạo, Kim Long. Đây là vùng trung tâm chính trị kinh tế của huyện, có nhiều điều kiện tương đối thuận lợi cho phát triển sản xuất. Trong giai đoạn 2011-2015 có khu công nghiệp Tam Dương II và cụm công nghiệp Hợp Hòa.

 Hiện tại vùng I được cấp điện chủ yếu từ 2 lộ 10kV là 971; 973 trạm TG Đạo Tú và lộ 372 trạm 110kV Lập Thạch.

- Vùng II:

Là vùng phụ tải bao gồm các xã còn lại là Đạo Tú, Hoàng Đan, Hoàng Lâu, Duy Phiên, Vân Hội, Hợp Thịnh và Thanh Vân. Hiện tại vùng này có cụm công nghiệp Hợp Thịnh, giai đoạn 2011-2015 có khu công nghiệp Tam Dương I và các cụm công nghiệp Hợp Hòa, Đạo Tú, Thanh Vân-Đạo Tú

 Hiện tại vùng II được cấp điện chủ yếu lộ 379 trạm 110kV Vĩnh Tường, lộ 373 trạm 110kV Lập Thạch, lộ 371, 376 trạm 110kV Vĩnh Yên; lộ 971 trạm TG Tam Đảo và lộ 672 trạm TG Vĩnh yên.

3.4. Dự báo nhu cầu điện

Nhu cầu tiêu thụ điện của huyện Tam Dương được dự báo theo phương pháp trực tiếp trên cơ sở dự báo nhu cầu cho từng thành phần phụ tải sau đó tổng hợp thành nhu cầu điện của toàn huyện.

Quá trình tính toán dự báo nhu cầu điện của huyện theo cơ cấu 5 thành phần theo Quyết định số 389/1999/QĐ-TCTK của Tổng cục thống kê về việc ban hành bản danh mục phân tổ điện thương phẩm cung cấp cho các hoạt động kinh tế - xã hội ngày 4/6/1999 bao gồm:

- Nhu cầu điện cho công nghiệp - xây dựng.

- Nhu cầu điện cho nông - lâm nghiệp - thủy sản.

- Nhu cầu điện cho thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng.

- Nhu cầu điện cho quản lý và tiêu dùng dân cư.

- Nhu cầu điện phục vụ các hoạt động khác.

Việc tính toán dự báo được tiến hành từ các xã, thị trấn và tập hợp cho toàn huyện theo các mốc năm 2015, 2020.

Nhu cầu phụ tải năm 2011 là số liệu thực hiện của Điện lực Tam Dương. Giai đoạn năm 2015-2020, đề án tính toán dự báo nhu cầu phụ tải theo 2 phương án: Phương án cơ sở và phương án cao.

+ Phương án cơ sở:

Là phương án đáp ứng tối đa cho các khu vực dân cư, khu vực công nghiệp có tính khả thi cao, các đề án đã được Nhà nước chấp thuận, phê duyệt và bảo lãnh tài chính.

+ Phương án cao:

Là phương án đáp ứng tối đa cho các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện khi kinh tế xã hội phát triển mạnh, các dự án đầu tư được đẩy nhanh tiến độ và đời sống nhân dân được nâng cao.

3.4.1. Tính toán nhu cầu điện theo phương án cơ sở:

3.4.1.1. Nhu cầu điện cho công nghiệp và xây dựng:

Nhu cầu điện ngành công nghiệp, xây dựng được tính trên cơ sở dự kiến mở rộng, xây dựng mới các khu, cụm công nghiệp tập trung, các nhà máy xí nghiệp với quy mô sản phẩm và công suất lắp đặt của thiết bị ở từng giai đoạn được hoạch định trong quy hoạch và định hướng phát triển công nghiệp xây dựng của huyện. Ngành công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế huyện Tam Dương, nó tạo ra môi trường phát triển các ngành nghề truyền thống trong huyện, tạo điều kiện áp dụng thiết bị, công nghệ tiên tiến, tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, từng bước công nghiệp hóa và hiện đại hóa tạo việc làm cho người lao động. Phát triển công nghiệp theo hướng ưu tiên các ngành nghề sử dụng nguồn nguyên liệu, nhiên liệu và lao động địa phương, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp , mở mang ngành nghề, duy trì và mở rộng quy mô các cơ sở công nghiệp hiện có. Phát triển công nghiệp phải thúc đẩy ngành dịch vụ thương mại, phải gắn với phát triển nông nghiệp, góp phần cơ khí hóa nông nghiệp, nông thôn và bảo vệ môi trường. Ưu tiên đầu tư sản xuất các sản phẩm công nghiệp từ kim loại,chế biến lương thực, chế biến gỗ, tre, nứa...vật liệu xây dựng như cát, sỏi, gạch xây dựng, ngói,... Đến năm 2015,. phát triển chế biến nông sản với quy mô vừa và nhỏ phù hợp với thực tế của huyện nhằm nâng cao giá trị các loại hàng nông sản của huyện và phục vụ sản xuất hàng hóa. Xây dựng và hoàn thiện để đưa hai KCN Tam Dương 1,2 đi vào sản xuất.

 Danh mục phụ tải công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp hiện có, mở rộng và xây dựng mới xem phụ lục 1. Kết quả tính toán nhu cầu điện cho ngành công nghiệp, xây dựng theo phương án cơ sở được trình bày trong bảng 3.1 như sau:

Bảng 3.1: Nhu cầu điện công nghiệp và xây dựng.

Năm

Thành phần

Nhu cầu

% so với TP

2015

Công suất (KW)

Trong đó: KCN

Điện năng A (MWh)

Trong đó: KCN

Tốc độ tăng trưởng BQ(2012-2015)

13.400

4.300

62.500

20.600

19,4%/năm

56,9%

2020

Công suất (KW)

Trong đó: KCN

Điện năng A (MWh)

Trong đó: KCN

Tốc độ tăng trưởng BQ(2016-2020)

28.100

15.000

145.600

84.000

18,4%/năm

63,6%

3.4.1.2. Nhu cầu điện nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

Huyện Tam Dương là vùng thuần nông nên công tác thủy lợi được phát triển theo các tiểu vùng: tiểu vùng đồng bằng, trung du, miền núi.

- Tiểu vùng đồng bằng: phương hướng chính là phát triển cây lương thực (lúa giống, lúa chất lượng cao); cây rau, cây thực phẩm có giá trị kinh tế cao như: lúa, bí đao, su su, ớt rau, đậu các loại, trồng hoa, cây cảnh; chăn nuôi bò thịt, bò sữa, nuôi trồng thủy sản.

- Tiểu vùng trung du: Phát triển lúa, các loại cây công nghiệp ngắn ngày, các loại cây thực phẩm như dưa chuột, khoai tây, dưa hấu, cà chua, rau các loại… chăn nuôi gia cầm, thả vườn, bò thịt, bò sữa, lợn siêu nạc… tương lai tại đây sẽ là tiểu vùng phát triển năng động nhất của huyện. Phát triển chính là công nghiệp, dịch vụ và thực phẩm sạch. ở tiểu vùng này cũng cần phụ tải cấp cho nhu cầu tưới, và trang trại nuôi gia súc, gia cầm.

- Tiểu vùng miền núi: phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả có giá trị và có thị trường như đay, bông, dứa, đậu các loại. Chăn nuôi gia cầm, thả vườn, bò thịt, ong dê, một số đặc sản khác và kinh tế đồi rừng.

- Do điều kiện tự nhiên thuận lợi, lợi dụng được kênh mương tự chảy nên điện năng cho nông nghiệp chiếm phần nhỏ và chủ yếu cho tưới. Do đó điện năng tiêu thụ cho nông nghiệp lâm nghiệp thủy sản của huyện Tam Dương so với điện năng tiêu thụ các ngành khác chiếm tỉ trọng nhỏ. Như vậy trong những năm tới để tăng năng suất lúa và cây trồng cần phải đầu tư xây dựng mới và cải tạo một số trạm bơm tưới hiện có, kiên cố hóa kênh mương... để chủ động nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp.

- Kết quả tính toán nhu cầu điện cho nông - lâm - thủy sản được thể hiện trong bảng 3.2.

- Danh mục các trạm bơm thủy lợi, các cơ sở sản xuất nông - lâm- thủy sản hiện có, dự kiến mở rộng và xây dựng mới xem phụ lục 2.

Bảng 3.2: Nhu cầu công suất và điện năng ngành Nông-Lâm -Thủy lợi

Năm

Thành phần

Nhu cầu

% so với TP

2015

Công suất (kW)

540

0,4%

Điện năng (MWh)

400

Tốc độ tăng trưởng BQ(2012-2015)

13%/năm

2020

Công suất (kW)

840

0,3%

ĐIện năng (MWh)

690

Tốc độ tăng trưởng BQ(2016-2020)

11,5%/năm

3.4.1.3. Nhu cầu điện cho thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng

Bao gồm điện cấp cho các hoạt động bán buôn, bán lẻ, các công ty, cửa hàng, sửa chữa bảo dưỡng vật phẩm tiêu dùng, khách sạn, nhà hàng và nhà nghỉ,... Hiện tại huyện Tam Dương có một số nhà hàng, khách sạn tại các thị tứ, thị trấn. Kết quả tính toán nhu cầu điện cho thương nghiệp, nhà hàng cho ở bảng 3.3.

 Danh mục các cơ sở thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng hiện có, mở rộng và xây dựng mới xem phụ lục 3.

Bảng 3.3: Nhu cầu điện cho thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng

Năm

Thành phần

Nhu cầu

% so với TP

2015

Công suất (kW)

430

0,6%

ĐIện năng (MWh)

710

Tốc độ tăng trưởng BQ(2012-15)

29,7%/năm

2020

Công suất (kW)

1.100

10,9%

ĐIện năng (MWh)

2.100

Tốc độ tăng trưởng BQ(2016-20)

24,2%/năm

3.4.1.4 Nhu cầu cho quản lý và tiêu dùng dân cư

Nhu cầu này bao gồm hai thành phần: Nhu cầu điện cho các trụ sở cơ quan thuộc hệ thống quản lý của tỉnh, huyện và nhu cầu tiêu dùng dân cư. Đối với các cơ sở quản lý, nhu cầu điện được xác định theo quy mô diện tích và trang bị điện cho từng cơ sở.

Phụ tải điện cấp cho quản lý được xác định theo quy mô diện tích và trang thiết bị của văn phòng. Phụ tải điện cấp cho sinh hoạt gia đình được tính theo định mức tiêu thụ điện năng cho từng hộ gia đình trong 1 năm theo từng khu vực đặc trưng (thị trấn, nông thôn). Định mức này được tính theo quy định kỹ thuật điện nông thôn QĐKT.ĐNT-2006 do Bộ Công nghiệp ban hành ngày 08 tháng 12 năm 2006 có căn cứ và hiệu chỉnh theo tiêu thụ điện thực tế năm 2006 của huyện Tam Dương. Định mức tiêu thụ điện năng cho tiêu dùng dân cư được trình bày bảng 3.4

Bảng 3.4: Chỉ tiêu ánh sáng sinh hoạt.

Danh mục

Năm 2015

Năm 2020

W/hộ

kWh/hộ.năm

W/hộ

kWh/hộ.năm

1. Thị trấn, thị tứ

1100

1800

1400

2500

2. Nông thôn

850

1300

1100

1800

Danh mục về nhu cầu điện cho quản lý và tiêu dùng dân cư hiện có, mở rộng và xây dựng mới tới năm 2015, 2020 được trình bày ở phụ lục số 4a và 4b. Kết quả tính toán nhu cầu điện cho tiêu dùng dân cư được trình bày trong bảng 3.5.

Bảng 3.5: Kết quả nhu cầu điện quản lý tiêu dùng dân cư huyện Tam Dương

Năm

Thành phần

Nhu cầu

% so với TP

2015

Công suất (kW)

19.200

40,5%

Điện năng (MWh)

44.500

Tốc độ tăng trưởng BQ(2012-2015)

11,9%/năm

2020

Công suất (kW)

30.700

33,5%

Điện năng (MWh)

76.800

Tốc độ tăng trưởng BQ(2016-20)

11,5%/năm

3.4.1.5 Nhu cầu điện cấp cho các hoạt động khác

Là nhu cầu điện cho nhà văn hóa, khu vui chơi giải trí, trường học, bệnh viện, khu điều dưỡng, công cộng, kho bãi, thông tin liên lạc... Được tính theo quy mô diện tích hoặc công suất thiết bị lắp đặt ở các năm 2011, 2015. Danh mục về nhu cầu điện cho các hoạt động khác hiện có, mở rộng và xây dựng mới tới năm 2015 và 2020 xem phụ lục 5. Kết quả tính toán nhu cầu điện cho các hoạt động khác được trình bày trong bảng 3.6.

Bảng 3.6: Nhu cầu điện cho các hoạt động khác huyện Tam Dương

Năm

Thành phần

Nhu cầu

% so với TP

 

Công suất (kW)

1.000

 

2015

ĐIện năng (MWh)

1.700

1,5%

 

Tốc độ tăng trưởng BQ(2011-2015)

21,2%/năm

 

 

Công suất (kW)

2.100

 

2020

Điện năng (MWh)

3.800

1,7%

 

Tốc độ tăng trưởng BQ(2016-2020)

17,5%/năm

 

3.4.2. Kết quả tính toán nhu cầu điện theo 2 phương án

Bảng 3.7: Nhu cầu điện huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh Phúc theo 2 phương án:

Năm

Thành phần

P.án cơ sở

P.án cao

2015

Công suất (MW)

Điện thương phẩm (GWh)

Điện nhận (GWh)

Tăng trưởng ĐTP BQ(2012-2015)

24,6

109,8

117,5

16,1%/năm

27,1

115,9

124,0

17,7%/năm

2020

Công suất (MW)

Điện thương phẩm (GWh)

Điện nhận (GWh)

Tăng trưởng ĐTP BQ(2016-2020)

48,9

229,0

242,7

15,8%/năm

56,0

256,9

272,3

17,3%/năm

Nhu cầu công suất và điện năng toàn huyện Tam Dương theo 2 phương án được tổng hợp và trình bày chi tiết ở bảng 3.12, 3.13. Để thiết kế chi tiết lưới điện theo từng xã, đề án đã tính toán chi tiết công suất cho từng xã của toàn huyện, kết quả tính toán được thực hiện ở bảng 3.14.

3.4.3. Dự báo theo phương pháp gián tiếp

Nhu cầu điện giai đoạn đến 2020 của huyện Tam Dương được dự báo theo phương pháp gián tiếp và được mô phỏng theo quan hệ đàn hồi với tốc độ tăng trưởng các phân ngành kinh tế. Khi tính toán nhu cầu điện theo phương pháp gián tiếp, đề án dựa trên cơ sở phương án chọn trong báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện Tam Dương xét đến 2020 trong đó dự kiến tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011-2015 là 22%/năm và giai đoạn 2016-2020 là 17,5%/năm.

Bảng 3-8. Tổng hợp nhu cầu điện theo dự báo gián tiếp

Hạng mục

Đơn vị

Năm 2015

Năm 2020

Tổng thương phẩm

MWh

112.970

236.838

Điện nhận

MWh

121.473

251.955

Pmax

kW

25.679

50.460

3.4.5. Tổng hợp và so sánh kết quả giữa hai phương pháp dự báo

Bảng 3-9. So sánh kết quả giữa hai phương pháp dự báo

Năm

Phương pháp trực tiếp

Phương pháp gián tiếp

P/A Cơ sở

PA cao

A(MWh)

A(MWh)

A(MWh)

2015

109.810

115.900

112.970

2020

229.000

256.900

236.838

Hình 3-1. dưới đây thể hiện kết quả dự báo nhu cầu phụ tải huyện Tam Dương theo được tính theo cả phương án cao, phương án cơ sở của phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp.

Hình 3-1. Điện thương phẩm dự báo theo phương pháp trực tiếp và gián tiếp

Như vậy, nhu cầu điện của huyện Tam Dương dự báo theo hai phương pháp cho kết quả sai khác rất thấp. Vì vậy kết quả dự báo nhu cầu điện theo phương pháp trực tiếp là đáng tin cậy và được lựa chọn để làm cơ sở thiết kế sơ đồ lưới điện tỉnh giai đoạn 2012-2020 để tạo thuận lợi cho phân vùng phụ tải và thiết kế lưới điện chi tiết cho từng vùng.

3.4.6. Kết quả phân vùng phụ tải huyện Tam Dương.

Kết quả phân vùng phụ tải điện xem bảng 3.15.

3.5. Nhận xét kết quả dự báo nhu cầu điện đến 2015-2020

Qua bảng trên ta thấy tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2012-2015 của huyện Tam Dương là ở mức khá cao (16,1%/năm), nếu không kể khu công nghiệp thì tăng trưởng bình quân trong giai đoạn này là 10,2%/năm và giai đoạn 2016-2020 của Huyện là 15,8%, không kể khu công nghiệp là 10,2%.

- Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện đã có tác động tới sự chuyển dịch cơ cấu tiêu thụ điện năng toàn huyện Tam Dương như sau:

+ Tỉ trọng điện năng cho công nghiệp xây dựng tăng dần:

Năm 2011 chiếm 50,9%

Năm 2015 dự kiến chiếm 56,9%

Năm 2020 dự kiến chiếm 63,6%

+ Tỉ trọng điện năng cho ánh sáng sinh hoạt và quản lý giảm dần:

Năm 2011 chiếm 47,0%

Năm 2015 dự kiến chiếm 40,5%

Năm 2020 dự kiến chiếm 33,5%

Bảng 3.10: Đánh giá tăng trưởng điện thương phẩm qua các giai đoạn.

Năm

2011/2005

2015/2011

2020/2015

2020/2011

Tỷ số điện thương phẩm (GWh)

60,4/27,1

109,8/60,4

229/109,8

229/60,4

Mức độ tăng (lần)

2,2

1,8

2,0

3,8

Tốc độ tăng trưởng bình quân (%/năm)

2005-2010

2012-2015

2016-2020

2005-2020

17

16,1

15,8

15,9

Theo dự báo, chỉ số tiêu thụ điện bình quân trên đầu người năm 2015 và 2020 cho thấy huyện Tam Dương còn ở khoảng cách khá xa so với chỉ tiêu của cả nước nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng.

Bảng 3.11. So sánh chỉ tiêu điện năng tiêu thụ bình quân đầu người

TT

Danh mục

Bình quân (kWh/người)

Năm 2015

Năm 2020

1

2

3

Cả nước*

Tỉnh Vĩnh Phúc**

Huyện Tam Dương

1.771

1.813

1.145

2.674

3.278

2.194

*Quy hoạch phát triển điện lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020, có xét đến 2030.

**Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2015, có xét đến 2020.


Bảng 3.12. Nhu cầu điện năng huyện Tam Dương đến 2015-2020- Phương án cơ sở

TT

Thành phần phụ tải

Năm 2011

Năm 2015

Năm 2020

Tăng trưởng(%/năm)

A(MWh)

Tỷ lệ(%)

P(KW)

A(MWh)

Tỷ lệ(%)

P(KW)

A(MWh)

Tỷ lệ(%)

2012-2015

2016-2020

1

Công nghiệp xây dựng

30.785

50,9

13.400

62.500

56,9

28.100

145.600

63,6

19,4

18,4

 

- Trong đó: KCN Tam Dương I &II

 

 

4.300

20.600

 

15.000

84.000

 

 

32,5

2

Nông lâm thủy sản

245

0,4

540

400

0,4

840

690

0,3

13,0

11,5

3

Thương nghiệp khách sạn nhà hàng

251

0,4

430

710

0,6

1.100

2.100

0,9

29,7

24,2

4

Quản lý và tiêu dùng dân cư

28.404

47,0

19.200

44.500

40,5

30.700

76.800

33,5

11,9

11,5

5

Các hoạt động khác

788

1,3

1.000

1.700

1,5

2.100

3.800

1,7

21,2

17,5

 

Tổng điện thương phẩm (không kể KCN)

60.473

100

 

89.210

100

 

145.000

100

10,2

10,2

 

Tổng điện thương phẩm

60.473

 

 

109.810

100

 

229.000

 

16,1

15,8

 

Tổn thất

4.826

8,0%

 

7.700

7,0%

 

13.700

6,0%

 

 

 

Điện nhận

65.299

 

 

117.510

 

 

242.700

 

 

 

 

Pmax

15.300

 

24.600

 

 

48.900

 

 

 

 

Bảng 3.13. Nhu cầu điện năng huyện Tam Dương đến 2015-2020- Phương án cao

TT

Thành phần phụ tải

Năm 2011

Năm 2015

Năm 2020

Tăng trưởng(%/năm)

A(MWh)

Tỷ lệ(%)

P(KW)

A(MWh)

Tỷ lệ(%)

P(KW)

A(MWh)

Tỷ lệ(%)

2012-2015

2016-2020

1

Công nghiệp xây dựng

30.785

50,9

14.900

68.100

58,8

35.100

172.200

67,0

22,0

20,4

 

- Trong đó: KCN Tam Dương I&II

 

 

5.200

24.400

 

20.300

105.600

 

 

34,0

2

Nông lâm thủy sản

245

0,4

583

408

0,4

880

728

0,3

13,6

12,3

3

Thương nghiệp khách sạn nhà hàng

251

0,4

449

720

0,6

1.190

2.300

0,9

30,1

26,1

4

Quản lý và tiêu dùng dân cư

28.404

47,0

19.500

44.900

38,7

33.000

77.600

30,2

12,1

11,6

5

Các hoạt động khác

788

1,3

1.050

1.800

1,6

2.268

4.100

1,6

22,9

17,9

 

Tổng điện thương phẩm
( không kể KCN )

60.473

100

 

91.500

100

 

151.300

100

10,9

10,6

 

Tổng điện thương phẩm

60.473

 

 

115.900

 

 

256.900

 

17,7

17,3

 

Tổn thất

4.826

8,0%

 

8.100

7,0%

 

15.400

6,0%

 

 

 

Điện nhận

65.299

 

 

124.000

 

 

272.300

 

 

 

 

Pmax

15.300

 

27.100

 

 

56.000

 

 

 

 

Bảng 3.14. Tổng hợp nhu cầu công suất các thị trấn, xã huyện Tam Dương

TT

Tên xã phường

CN_XD

Nông lâm Thủy sản

TM-KS-NH

Quản lý tiêu dùng dân cư

Hoạt động khác

Pmax

2015

2020

2015

2020

2015

2020

2015

2020

2015

2020

2015

2020

1

TT Hợp Hòa

571

818

82

89

156

247

3.676

5.550

607

913

4.400

6.600

2

Xã Hoàng Hoa

51

78

538

615

6

12

1.126

1.770

17

28

1.400

2.100

3

Xã Đồng Tĩnh

216

333

290

297

16

27

2.266

3.550

7

13

2.500

3.900

4

Xã Kim Long

151

188

68

95

66

192

1.936

3.060

557

868

2.400

3.700

5

Xã Hướng Đạo

31

38

40

47

6

12

1.766

2.780

91

143

1.800

2.900

6

Xã Đạo Tú

1.306

1.873

88

115

56

92

1.266

1.990

56

143

2.000

3.100

7

Xã An Hòa

201

323

108

115

6

12

1.316

2.070

126

173

1.500

2.400

8

Xã Thanh Vân

746

1.058

167

229

106

297

1.316

2.070

27

43

1.800

2.900

9

Xã Duy Phiên

516

673

30

37

26

47

1.936

3.050

92

143

2.300

3.500

10

Xã Hoàng Đan

1.711

2.088

128

155

6

12

1.356

2.140

7

13

2.500

3.200

11

Xã Hoàng Lâu

161

208

132

159

16

42

1.346

2.120

7

13

1.500

2.300

12

Xã Vân Hội

76

113

16

25

16

27

1.006

1.580

7

13

1.100

1.700

13

Xã Hợp Thịnh

4.131

4.738

108

115

181

392

1.276

2.010

37

93

4.900

6.000

 

Các KCN

4.300

15.000

 

 

 

 

 

 

 

 

4.300

15.000

 

Tổng

14.365

33.100

1.791

2.098

665

1.405

21.590

33.740

1.640

2.590

34.400

59.300

 

Pmax

13.400

28.100

540

840

430

1.100

19.350

30.920

1.000

2.100

24.600

48.900

 


Bảng 3.15: Kết quả phân vùng phụ tải điện theo phương án cơ sở.

TT

Vùng phụ tải

Pmax (kW)

2015

2020

I

Vùng 1

14.000

25.200

 

TT Hợp Hòa

4.400

6.600

 

An Hòa

1.500

2.400

 

Đồng Tĩnh

2.500

3.900

 

Hoàng Hoa

1.400

2.100

 

Hướng Đạo

1.800

2.900

 

Kim Long

2.400

3.700

 

KCN Tam Dương 2

2.500

8.000

II

Vùng 2

15.400

28.900

 

Hoàng Lâu

1.500

2.300

 

Hoàng Đan

2.500

3.200

 

Duy Phiên

2.300

3.500

 

Vân Hội

1.100

6.000

 

Hợp Thịnh

4.900

6.000

 

Đạo Tú

2.000

3.100

 

Thanh Vân

1.800

2.900

 

KCN Tam Dương 1

2.000

7.000

 

Pmax toàn huyện

24.600

48.900

Hình 3.2. Bản đồ phân vùng phụ tải huyện Tam Dương

Chương 4

SƠ ĐỒ CẢI TẠO VÀ PHÁT TRIỂN LƯỚI ĐIỆN HUYỆN TAM DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2012-2015, CÓ XÉT ĐẾN 2020

4.1. Các quan điểm và tiêu chuẩn thiết kế.

+ Lưới trung thế 35, 22, 10kV được tính chi tiết tới 2015.

+ Xây dựng kết cấu lưới giai đoạn trước không bị phá vỡ ở giai đoạn sau.

+ Kết cấu lưới điện của huyện phải đảm bảo yêu cầu cung cấp điện trước mắt, đáp ứng được nhu cầu phát triển phụ tải trong tương lai, phù hợp với “Quy hoạch phát triển Điện lực tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2015 có xét đến 2020” đã được Bộ Công Thương phê duyệt.

+ Nâng cao một bước độ tin cậy cung cấp điện và đảm bảo chất lượng điện áp ở những điểm bất lợi nhất.

+ Thực hiện đúng theo tiêu chí chung trong quy hoạch phát triển Điện lực tỉnh Vĩnh Phúc: Cải tạo toàn bộ lưới điện 10kV sang 22kV trong giai đoạn 2011-2015.

+ Đường dây trục 35, 22kV dùng dây dẫn trần AC có tiết diện ³ 95mm2. Đường nhánh dùng dây dẫn có tiết diện ³ 50mm2.

+ Các đường dây trung thế mạch vòng được thiết kế sao cho khi vận hành hở tổn thất điện áp tại hộ xa nhất 5% ở chế độ vận hành bình thường và không quá 10% ở chế độ sau sự cố.

+ Tổn thất điện áp cuối các đường dây trung thế hình tia 5%.

+ Gam máy biến áp phụ tải chọn phổ biến loại (180-250) cho khu vực nông thôn và (250-400)kVA cho khu vực thị trấn. Các trạm chuyên dùng của khách hàng theo quy mô phụ tải sẽ được thiết kế với gam máy thích hợp.

+ Lưới điện hạ thế áp dụng hệ thống hạ áp 220/380V ba pha 4 dây có trung tính nối đất trực tiếp. Đường trục dùng cáp vặn soắn hoặc dây nhôm với tiết diện ³ 70mm2, đường nhánh tiết diện ³ 50mm2. Bán kính lưới điện hạ thế không vượt quá 400m ở khu vực thị trấn và 1000m ở khu vực nông thôn dân cư phân tán.

4.2. Cân đối nguồn và phụ tải:

 Theo phương án phụ tải cơ sở đến năm 2015 phụ tải toàn huyện là 24,6MW, đến năm 2020 là 48,9MW. Hiện tại huyện Tam Dương được cấp điện từ ba trạm 110kV Lập Thạch công suất (2x25)MVA, trạm 110kV Vĩnh Tường công suất (25+40)MVA và trạm 110kV Vĩnh Yên công suất (2x63) MVA. Theo “Quy hoạch phát triển Điện lực tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 20011-2015 có xét dến 2020” đã được Bộ Công Thương phê duyệt: Trong giai đoạn 2011-2015 dự kiến sẽ xây dựng trạm 110kV Tam Dương công suất 63MVA. Khi được đưa vào vận hành trạm 110kV Tam Dương sẽ cung cấp điện cho toàn bộ huyện Tam Dương, huyện Lập Thạch và huyện Tam Đảo.

4.3. Thiết kế sơ đồ cung cấp điện huyện Tam Dương

4.3.1. Lưới trung thế:

Định hướng chung: Trong giai đoạn 2012-2015 dự kiến cải tạo toàn bộ lưới điện 10kV còn lại của huyện sang cấp điện áp tiêu chuẩn 22kV, và được cấp điện từ trạm 110kV Tam Dương, các khu vực chưa cải tạo thì các đường dây xây dựng mới phải xây dựng theo tiêu chuẩn điện áp 22kV, các trạm biến áp mới xây dựng ở cấp 10 kV phải có thêm đầu 22kV. Một số trạm 6/0,4 kV trên địa bàn Tam Dương hiện được cấp từ 6kV trung gian Vĩnh Yên sẽ được cải tạo thành 35kV hoặc 22 kV. Lưới trung thế xây dựng mới chủ yếu là lưới 22kV, lưới 35kV xây dựng mới chủ yếu là các đường dây và trạm đã có trong dự án vay vốn của Ngân hàng tái thiết Đức(KFW), ReII.MR hoặc các khu vực mà lưới 22kV hiện tại không vươn tới. Đề án này đã cập nhật toàn bộ dự án KFW, ReII.MR trên toàn bộ địa bàn huyện Tam Dương.

Hiện tại, Công ty điện lực Vĩnh Phúc đang xây dựng đường dây 35kV mạch kép, AC120, chiều dài 5,5km từ trạm TG Đạo Tú theo đường tỉnh lộ 310 đến TG Tam Đảo liên kết với lộ 376 Vĩnh Yên, để cấp điện 35kV từ trạm 110kV Vĩnh Yên cho TG Đạo Tú và nhánh Tùng Phát.

Khi trạm 110kV Tam Dương đi vào vận hành trong giai đoạn này, lưới điện trung áp của huyện Tam Dương sẽ được thiết kế như sau:

 Lưới 35kV:

 Đường dây 373 Lập Thạch được tách làm 2 lộ 371 và 373 Tam Dương. Xây dựng lộ 35kV mạch kép(375&377) dài 5,5 km đi Tam Đảo. Cụ thể:

- Lộ 371 Tam Dương cấp điện cho các xã Đạo Tú, Thanh Vân, Vân Hội và Hợp Thịnh. Trục chính đường dây dài 13km, dây dẫn AC95. Dự kiến đường dây này cấp cho 45 trạm biến áp 35/0,4kV với tổng dung lượng 18.600 kVA. Công suất cực đại Pmax= 7.5MW; ∆U= 3,7%. Lộ này liên kết mạch vòng với lộ 371 trạm 110kV Vĩnh Yên và 379 trạm 110kV Vĩnh Tường.

 - Lộ 373 Tam Dương cấp điện cho thị trấn Hợp Hòa và các xã Đạo Tú, Hướng Đạo, An Hòa. Trục chính đường dây dài 7 km, dây dẫn AC-95. Dự kiến đường dây này cấp điện cho 27 trạm 35/0.4kV với tổng dung lượng 7.270 kVA. Công suất cực đại Pmax= 3.5MW; ∆U= 3.5%. Lộ này liên kết mạch vòng với lộ 373 trạm 110kV Lập Thạch.

- Xây dựng mới mạch kép(375&377) 35kV đi Tam Đảo, trục chính dài 5,5 kM. Lộ này cấp điện cho nhánh Tùng Phát và liên kết mạch vòng với lộ 376 Vĩnh Yên tại cột 56.

Tổng khối lượng xây dựng lưới điện 35kV huyện Tam Dương đến 2015: Xây dựng mới 14,9km đường dây 35kV, cải tạo 9 km và 24 trạm biến áp với tổng dung lượng 8.930 kVA.

 Lưới 22kV

Tiếp tục cải tạo toàn bộ lưới 10kV sang 22kV. Tiếp tục cải tạo lộ 971, 973 TG Đạo Tú thành lộ 471, 473 trạm 110kV Tam Dương. Xây dựng mới đường dây mạch képdựng (lộ 475&477) cấp cho Tam Đảo và khu công nghiệp Tam Dương 1 và đường dây mạch đơn cấp cho khu công nghiệp Tam Dương (lộ 479). Cụ thể như sau:

+ Lộ 971 cải tạo thành lộ 471, cấp điện từ thanh cái 22 kV của trạm 110kV Tam Dương. Trục chính dài 11,3km, tiết diện AC95. Lộ 471 sẽ cấp điện cho 34 trạm biến áp có tổng dung lượng 10.810 kVA . Công suất cực đại Pmax của lộ này là 5MW; tổn thất điện áp ∆U= 3,8%.

+ Lộ 973 cải tạo thành lộ 473 cấp điện cho phụ tải của huyện Tam Dương và huyện Lập Thạch, với 54 trạm biến áp, tổng dung lượng 21.750kVA . Trong đó, lộ này cấp điện cho thị trấn Hợp Hòa và các xã Đạo Tú, Hướng Đạo, Hoàng Hoa, Đồng Tĩnh với chiều dài trục chính 11km, dây dẫn AC120, 43 trạm biến áp, tổng dung lượng là 16.960 kVA. Công suất cực đại Pmax= 9,5MW; tổn thất điện áp ∆U= 4,92%. Lộ này đấu mạch vòng với lộ 479 Tam Dương.

- Lộ 475 Tam Dương cấp điện cho Khu công nghiệp Tam Dương I và xã Kim Long và phụ tải của huyện Tam Đảo, chiều dài trục chính 17km, dây dẫn AC 120 với 83 trạm 22/0,4kV, tổng dung lượng 28.060kVA. Trong đó, cấp điện cho khu công nghiệp Tam Dương I và xã Kim Long gồm 23 trạm biến áp với tổng dung dụng 12.250kVA. Công suất cực đại Pmax của lộ này là 8,7MW; tổn thất điện áp ∆U= 4,2%.

- Lộ 477 Tam Dương cấp điện cho khu công nghiệp Tam Dương 1 và phụ tải huyện Tam Đảo. Lộ này đấu mạch vòng với lộ 475 Tam Dương.

- Lộ 479 Tam Dương cấp điện cho khu công nghiệp Tam Dương 2. Lộ này đấu mạch vòng với lộ 473 Tam Dương.

Khối lượng xây dựng lưới điện 22 kV huyện Tam Dương đến 2015: Xây dựng mới 40,2km đường dây 22 kV, và xây dựng mới 54 trạm 22(10)/0,4kV với tổng dung lượng 30.290 kVA. Cải tạo 19,9km đường dây 10 kV sang 22 kV, cải tạo 29 trạm biến áp 10/0,4 lên 22/0,4 kV với tổng dung lượng 8.400 kVA và cải tạo 4 trạm 6/0,4 kV lên 22/0,4 kV với tổng dung lượng 810kVA, 2 trạm 6/0,4 kV lên 35/0,4 kV với tổng dung lượng 570kVA.

Sơ đồ kết lưới và kết quả tính toán tổn thất điện áp, tổn thất điện năng lưới điện trung áp của huyện Tam Dương được thể hiện trong bản vẽ D552-TD-01, D552-TD- 02 và phụ lục 8.

Lưới hạ thế.

- Lưới hạ thế được thiết kế hình tia, trừ các phụ tải có yêu cầu đặc biệt phải thiết kế mạch vòng có liên kết dự phòng.

- Bán kính lưới 0,4 kV cho các phụ tải dân sinh phù hợp với tiêu chuẩn đã nêu ở phần trên.

- Mỗi trạm biến áp hạ áp sẽ có từ 2 đến 4 đường dây trục chính 0,4kV và các nhánh rẽ. Các đường dây trục chính sử dụng hệ thống 3 pha 4 dây trung tính nối đất trực tiếp, điện áp 380/220V. Các nhánh rẽ tuỳ theo nhu cầu phụ tải mà đi 1; 2 hoặc 3 pha.

- Khu vực thị trấn dùng cáp vặn soắn XLPE hoặc dây AV-95; 70 cho các đường trục, AV-50; 35 cho các nhánh rẽ.

- Khu vực nông thôn dùng cáp vặn soắn dây A-95; 70 cho các đường trục, A-50; 35 cho các nhánh rẽ.

- Cột hạ thế: Đối với khu vực thị trấn dùng cột bê tông ly tâm 8,5m và 10m để có thể kết hợp lắp đặt đèn đường. Còn đối với khu vực nông thôn: dùng phổ biến loại cột bê tông vuông 8,5m cho các đường trục. Có thể kết hợp đi chung cột với đường dây cao thế.

- Công tơ: Các hộ sử dụng điện đều phải lắp đặt công tơ nhằm ngăn ngừa tổn thất, đảm bảo công bằng trong kinh doanh bán điện và an toàn sử dụng điện. Sử dụng các hòm công tơ nhựa loại cho 1,2 hoặc 4 công tơ chuyên dùng.

- Dây dẫn sau công tơ vào các hộ dùng điện dùng dây PVC-M2x6mm2‑.

- Dự kiến khối lượng xây dựng mới đường dây hạ thế và công tơ toàn huyện Tam Dương đến 2010 như sau:

+ Đường dây hạ thế: Xây dựng mới 140 km.

 Cải tạo nâng cấp 150km.

+ Công tơ lắp đặt mới và thay thế 6.500 cái.

Hình 4.1. Bản đồ lưới điện huyện Tam Dương đến năm 2015

Chương 5

KHỐI LƯỢNG XÂY DỰNG VÀ VỐN ĐẦU TƯ

Để thực hiện theo đề án “Quy hoạch phát triển Điện lực huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2012-2015, có xét tới 2020” như đã trình bày ở trên cần phải thực hiện khối lượng xây dựng và vốn đầu tư cải tạo và phát triển lưới điện như sau:

5.1. Khối lượng và vốn đầu tư xây dựng đường dây, công tơ đến 2015

Tổng hợp khối lượng xây dựng mới và cải tạo đường dây, công tơ của huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh Phúc đến 2015 được cho trong bảng 5.1.

Bảng 5.1: Tổng hợp khối lượng xây dựng và vốn đầu tư đường dây, công tơ đến 2015

TT

Hạng mục

Khối lượng
(km)

Vốn đầu tư
(Tr.đ)

Ghi chú 

I

Đ­ường dây trung áp

 

46.029

 

1

Đ­ường dây 22kV xây dựng mới

40,2

19.829

 

2

Đư­ờng dây 35kV xây dựng mới

14,9

9.080

 

3

Cải tạo đư­ờng dây 35kV

9

4.860

 

4

Cải tạo đư­ờng dây 10kV sang 22kV

19,9

9.810

 

5

Cải tạo đư­ờng dây 6kV sang 22kV

3,5

2.450

 

II

Lưới hạ áp

 

71.200

 

1

Đ­ường dây hạ áp XDM

140

36.400

 

2

Đ­ường dây hạ áp cải tạo

150

27.000

 

3

Công tơ( Chiếc)

6500

7.800

 

 

 

 

 

 

Chi tiết khối lượng tính toán được thể hiện trong phụ lục 10.

5.2. Khối lượng và vốn đầu tư xây dựng trạm biến áp đến 2015

Tổng hợp khối lượng xây dựng mới và cải tạo trạm biến áp của huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh Phúc đến 2015 được cho trong bảng 5.2.

Bảng 5.2: Tổng hợp khối lượng xây dựng và vốn đầu tư trạm biến áp đến 2015

TT

Hạng mục

Khối l­ượng

Vốn đầu tư (Tr.đ)

Trạm

KVA

I

Xây dựng mới

79

39.230

47.802

1

Trạm 35/0,4kV

26

9.500

13.898

2

Trạm 22(10)/0,4kV

53

29.730

33.904

II

Cải tạo trạm 10,6/0,4kV sang 22;35/0,4kV và nâng công suất

35

9.780

1.437

1

Cải tạo trạm 10,6/0,4kV sang 22/0,4kV

33

9.210

2.741

2

Cải tạo trạm 10,6/0,4kV sang 35/0,4kV

02

570

162

3

Cải tạo nâng công suất trạm biến áp

20

2.520

1.419

Chi tiết khối lượng tính toán được thể hiện trong phụ lục 9.

5.3. Tổng hợp và phân vốn đầu tư.

 Tổng hợp vốn đầu tư xây dựng và cải tạo lưới điện toàn huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh Phúc đến 2015 được thể hiện ở bảng 5.3.

Bảng 5-3: Tổng hợp vốn đầu t­ư xây dựng huyện Tam d­ương tới năm 2015

TT

Hạng mục

Vốn đầu tư
(Tr.đ)

Ghi chú

I

Lưới trung áp

105.311

 

1

Đường dây xây dựng mới

28.909

 

2

Đường dây cảI tạo,nâng tiết diện

17.120

 

3

Trạm biến áp xây dựng mới

53.542

 

4

Trạm biến áp cải tạo

5.740

 

II

Lưới hạ áp

71.200

 

1

Đường dây hạ áp xây dựng mới

36.400

 

2

Đường dây hạ áp cảI tạo

27.000

 

3

Công tơ

7.800

 

 

TỔNG CỘNG

176.511

 

 

Trong đó:

 

 

 

Vốn dự án: REII-MR,KFW

50.679

 

 

Vốn cần bổ xung:

125.832

 

5.4. Cơ chế huy động vốn đầu tư:

Tại điều 11, mục 3 luật Điện lực nêu rõ: Đơn vị phát điện, truyền tải điện, phân phối điện có trách nhiệm xây dựng trạm điện, công tơ và đường dây dẫn điện đến công tơ để bán điện.

Tại điều 3 mục 2, nghị định của Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành luật Điện lực quy định: Đơn vị truyền tải điện, phân phối điện có trách nhiệm đầu tư xây dựng trạm biến áp, trạm cắt, trạm bù công suất phản kháng trong phạm vi quản lý của mình.

Tại điều 61 mục 1 luật Điện lực nêu rõ: Nhà nước có chính sách hỗ trợ cho đơn vị điện lực hoạt động tại khu vực mà việc đầu tư và hoạt động điện lực không có hiệu quả kinh tế.

Phù hợp với luật Điện lực ban hành, phù hợp với điều kiện thực tế tại huyện Tam Dương. Cơ chế huy động vốn đầu tư như sau:

+ Đối với khách hàng ngoài hoặc trong khu công nghiệp, khu đô thị, khu kinh tế tập trung ngành Điện sẽ đầu tư đến chân hàng rào công trình.

+ Công tơ điện do bên bán hàng đầu tư trực tiếp.

+ Đường dây ra sau công tơ cấp điện đến từng hộ do vốn đóng góp của dân.

Theo tính toán tổng vốn đầu tư cho xây dựng mới và cải tạo lưới điện trung áp giai đoạn 2012-2015 cần: 176,5 tỷ đồng.

 Trong đó Trung áp là: 105,3 tỷ đồng

 Hạ áp là: 71,2 tỷ đồng

Chương 6.

PHÂN TÍCH KINH TẾ - TÀI CHÍNH

6.1. Cơ sở phân tích kinh tế tài chính

+ Luật điện lực do Quốc hội thông qua ngày 3/12/2004.

+ Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 của Quốc hội ban hành ngày 3/6/2008.

+ Dự thảo hướng dẫn nội dung phân tích kinh tế – tài chính các dự án đầu tư lưới điện số 1647/EVN/TĐ ngày 4/4/2001 của Tổng Công ty Điện lực Việt nam.

+ Thông tư 17/2012/TT-BCT ngày 29/6/2012 của Bộ Công Thương quy định về giá bán điện năm 2012 và hướng dẫn thực hiện.

+ Quyết định số 24/2011/QĐ-TTg ngày 15/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ về điều chỉnh giá bán điện theo cơ chế thị trường.

+ Các văn bản hướng dẫn phân tích kinh tế – tài chính dự án của WB, ADB, đối với các dự án nâng cao hiệu quả hệ thống điện.

+ Các tài liệu khác có liên quan.

6.2. Phân tích kinh tế tài chính

6.2.1. Phân tích kinh tế

Mục tiêu của đánh giá kinh tế dự án là tính toán xem xét, so sánh các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp của dự án để lựa chọn giải pháp, phương pháp tối ưu để thực hiện dự án trên góc độ lợi ích quốc gia về sử dụng tài nguyên, nhân lực của mình.

Hiệu quả kinh tế của dự án được đánh giá qua các chỉ tiêu sau:

- Giá trị hiện tại hóa của lợi nhuận kinh tế dự án (NPV).

- Hệ số nội hoàn về kinh tế (EIRR).

- Tỷ số B/C.

Đề án “ Quy hoạch phát triển điện lực huyện Tam dương giai đoạn 2012-2015, có xét đến năm 2020” với mục tiêu kinh tế - kỹ thuật nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu điện dân sinh kinh tế của huyện trong những năm tới đây cả về số lượng và chất lượng, đồng thời đáp ứng nhu cầu phụ tải của các nhà máy và khu công nghiệp khả thi đi vào hoạt động, cần thiết đánh giá hiệu quả kinh tế của đề án khi nhu cầu dùng điện của huyện ngày càng tăng.

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả trên được xác định trên cơ sở các dòng chi phí, lợi ích của dự án. Tuy nhiên, vì đánh giá kinh tế đứng trên quan điểm Quốc gia mang ý nghĩa lợi ích cho xã hội, nên vốn đầu tư đưa vào phân tích sẽ không quan tâm đến nguồn gốc và không bao gồm những khoản mục sau:

- Các loại thuế.

- Chi phí nhân công.

Do đó vốn đầu tư kinh tế của dự án dự tính giảm đi 10% khoản mục chi phí trên.

6.2.2. Phân tích tài chính:

Mục đích của phân tích tài chính là đánh giá hiệu quả tài chính của chủ đầu tư dự án. Do đó phân tích tài chính là bảng báo cáo dòng tiền được tính theo quan điểm cho chủ đầu tư dự án. Khi phân tích tài chính cho chủ đầu tư dự án là xem xét đến nguồn gốc các nguồn vốn đầu tư và nhu cầu vay cho dự án, cùng với các điều kiện vay, trả gốc và trả lãi đảm bảo hoạt động tài chính của dự án. Hiệu quả tài chính được đánh giá qua các chỉ tiêu:

- Giá trị hiện tại hóa của lợi nhuận ròng của dự án (FNPV).

- Hệ số nội hoàn về tài chính (FIRR).

- Chỉ tiêu lợi ích-chi phí B/C

 Phân tích dòng tài chính dự án là đánh giá thu - chi các hoạt động tài chính, xem xét đến các nguồn vốn và sử dụng vốn, cùng các điều kiện vay trả vốn, khả năng cân đối tài chính của chủ đầu tư dự án. Bao gồm các bảng: Tính thu nhập và cân đối nguồn vốn.

6.3. Các điều kiện dùng trong tính toán:

+ Vốn đầu tư: Theo tổng vốn đầu tư và khối lượng đã được tính cho phần lưới trung thế và hạ thế của đề án quy hoạch.

+ Điện thương phẩm và điện nhận đầu nguồn: được tính trong phần dự báo nhu cầu phụ tải huyện Tam dương

Bảng 6.1: Chỉ tiêu điện năng thương phẩm của huyện Tam dương giai đoạn quy hoạch

Các chỉ tiêu

Năm 2011

Năm 2015

Năm 2020

Điện thương phẩm(GWh)

60,4

109,8

229,0

Điện tổn thất (%)

8,0

7,0

6,0

Điện đầu nguồn(GWh)

65,2

117,5

242,7

+ Giá trị tài sản cố định còn lại năm gốc 2011 là 20 tỷ đồng.

+ Chi phí bảo dưỡng vận hành (O&M) cho từng loại trung thế, hạ thế, bình quân chi phí (O&M) của công trình bằng 3,5% tổng vốn đầu tư.

+ Giá bán điện thương phẩm bình quân: Giá thực hiện năm gốc 2011 của huyện Tam dương là 1.220 đ/kWh (chưa kể thuế VAT).

- Giá bán điện bình quân những năm sau đó đến năm 2020 sẽ được xác định theo cơ cấu biểu giá điện hiện hành, phụ thuộc và tương ứng với tốc độ tăng cơ cấu điện năng thương phẩm dự báo cho 5 thành phần các giai đoạn: 2011, 2015 và 2020. Đồng thời xét cả với tốc độ tăng giá bán bình quân dự kiến của huyện, tương ứng với tốc độ tăng giá bán bình quân toàn quốc từ nay đến năm 2015 và 2020, sao cho giá bán điện thương phẩm toàn quốc kỳ vọng đạt chi phí biên để các khâu đáp ứng cơ chế chi phí thị trường: từ sản xuất, truyền tải và phân phối điện đến cấp hạ áp. Theo tính toán dự thảo trong Tổng sơ đồ 7 thì chi phí biên sẽ đạt là 8 UScent/kWh vào năm 2015 và 8,5 UScent/kWh vào năm 2020.

Do đó, giá bán điện bình quân tính được ở năm 2015 là 1.888 đ/kWh (bao gồm thuế VAT). Tốc độ tăng giá bán điện bình quân giai đoạn 2011-2015 theo tính toán là 9%năm (do tăng tốc độ giá điện theo cơ cấu). Giai đoạn 2016-2020, tốc độ tăng giá bán bình quân chung dự kiến thấp hơn giai đoạn trước, theo tính toán khoảng 2,0%/năm. Do đó giá bán điện bình quân năm 2020 là 2064 đ/kWh.

- Từ sau năm 2020, điện thương phẩm và giá bán điện bình quân tạm cố định như năm 2020, vì nếu nhu cầu điện thương phẩm tăng lên thì đồng thời cũng phải tăng lượng đầu tư đáp ứng. Do đó đề án dự kiến giữ nguyên lượng điện năng thương phẩm và giá bán bình quân cho phân tích kinh tế - tài chính từ sau năm 2020 trở đi đến hết thời gian tính toán quy hoạch của đề án.

+ Giá mua điện đầu nguồn: Theo thông tư quy định của Bộ Công Thương, giá bán buôn điện bình quân cho các công ty điện lực bán lẻ tại thanh cái trung thế tương đương giá bán lẻ điện sản xuất tại điện áp trung thế tương ứng trừ lùi 2%. Giá bán điện bình quân của huyện Tam dương năm 2011 thấp hơn giá bán điện của toàn quốc, do điện sử dụng giá sinh hoạt ở những bậc thang thấp, nên tỷ lệ giá bán buôn/giá bán lẻ năm 2012 của huyện Tam dương được tính ở mức thấp hơn tỷ lệ chung, ước tính là 78%. Từ tỷ lệ giá mua và bán điện năm gốc và giá bán điện bình quân các năm tương ứng, xác định cho giá mua điện bình quân các năm tiếp theo của thời kỳ quy hoạch.

+ Hệ số chiết khấu là hệ số chiết khấu xã hội, i = 10%.

Thời gian tính toán:

- Năm đầu tư dự án: 2012.

- Năm đầu tư cuối cùng của dự án: 2015

+ Đời sống kinh tế của công trình:

- 15 năm đối với lưới trung thế

- 10 năm đối với lưới hạ thế

Thuế suất VAT: 10%; thuế suất thu nhập doanh nghiệp 25%.

+ Hệ số chiết khấu tài chính chủ đầu tư dự án là bình quân các lãi suất vay vốn.

Bảng 6.2: Các điều kiện vay vốn cho dự án dự kiến:

 

Lãi suất

Ân hạn

Thời gian trả vốn

Vay TM trong nước

Vay REII và theo KH

13%

6,9%

5 năm

5 năm

15 năm

20 năm

6.4. Kết quả tính toán (Phương án cơ sở)

Bảng 6-3: Kết quả các chỉ tiêu phân tích kinh tế và tài chính (P/a cơ sở)

Phân tích

NPV
(Tỷ đồng)

IRR
%

B/C

1. Phân tích kinh tế

2. Phân tích tài chính chủ đầu tư

174,2

27,5

22,4

16,8

1,13

1,02

Bảng 6-4: Kết quả phân tích dòng tài chính

Các chỉ tiêu tài chính

 

Giá bán bình quân (đ/kWh)

Giá thành bình quân (đ/kWh)

Tổng vốn đầu tư dự án (2012-2015) (Tỷ đồng)

Tổng nhu cầu vay (Tỷ đồng)

Lợi nhuận ròng tích lũy (Tỷ đồng)

Mức sinh lợi toàn giai đoạn (%)

2.021

1.836

176,5

142,2

329,0

26,7

Bảng 6-5:Kết quả các chỉ tiêu phân tích kinh tế và tài chính ở phương án tính độ nhạy

· Khi Vốn đầu tư tăng 10%

Phân tích

NPV
(Tỷ đồng)

IRR
%

B/C

1. Phân tích kinh tế

2. Phân tích chủ đầu tư

157,9

5,7

20,6

12,3

1,12

1,00

· Khi điện thương phẩm giảm 10%

Phân tích

NPV
(Tỷ đồng)

IRR
%

B/C

1. Phân tích kinh tế

2. Phân tích chủ đầu tư

128,5

(-4,5)

19,4

9,7

1,11

1,00

· Khi tổ hợp điện thương phẩm giảm, vốn đầu tư tăng: 10%

Phân tích

NPV
(Tỷ đồng)

IRR
%

B/C

1. Phân tích kinh tế

2. Phân tích chủ đầu tư

112,3

(-27,3)

17,7

4,4

1,1

0,98

Nhận xét:

Đối với phương án cơ sở, các chỉ tiêu kinh tế - tài chính của dự án rất tốt, với khả năng đầu tư lưới trung hạ thế và lượng điện năng bán. Phân tích độ nhạy xét với tất cả các yếu tố riêng lẻ và tổ hợp các yếu tố thay đổi bất lợi về vốn đầu tư tăng lên hay điện thương phẩm giảm đi 10%, cho kết quả dự án vẫn đạt khả thi về kinh tế. Tuy nhiên đối với chủ đầu tư chỉ còn khả thi cho trường hợp vốn tăng, còn điện thương phẩm của huyện là yếu tố rất nhạy cảm và có ảnh hướng nhiều đến chỉ tiêu tài chính chủ đầu tư. Do đó, dự án có hiệu quả về kinh tế và đạt chỉ tiêu tài chính chủ yếu ở phương án cơ sở.

6.4. Kết luận về kết quả phân tích kinh tế tài chính

 Qua kết quả phân tích kinh tế tài chính, có thể nhận thấy là dự án rất khả thi về kinh tế và tài chính ở phương án cơ sở và phân tích độ nhạy kinh tế. Dự án đáp ứng nhu cầu tăng trưởng cung cấp điện và giảm tổn thất, giảm sự cố lưới điện trung và hạ thế. Để dự án có hiệu quả tài chính tốt hơn khi xét đến độ nhạy, thì dự án cần được sự hỗ trợ thêm về mặt tài chính cho chủ đầu tư như phần vốn vay ưu đãi của chương trình điện khí hóa nông thôn, (vay WB, vay KFW…) cho lưới điện trung và hạ thế trong giai đoạn quy hoạch. Chi tiết tính toán xem các bảng tính trong phụ lục 11.

Chương 7

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận.

Tam Dương là một huyện trung du thuần nông của tỉnh Vĩnh Phúc. Cùng với sự phát triển chung của tỉnh, huyện Tam Dương đang có những bước chuyển mình to lớn. Trong tương lai huyện Tam Dương sẽ có nhiều biến đổi với sự phát triển của các phụ tải Công nghiệp.

Đề án “Quy hoạch phát triển Điện lực huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2012-2015, có xét đến 2020” có ý nghĩa to lớn trong việc phát triển kinh tế xã hội của huyện. Đề án đã tính toán dự báo nhu cầu điện của huyện đến năm 2015 và năm 2020 nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện và đưa ra sơ đồ phát triển lưới điện dựa trên sự phân tích tổng hợp lưới điện hiện trạng cũng như sự phát triển dự kiến trong giai đoạn quy hoạch.

Nội dung chủ yếu của đề án bao gồm:

1.1. Dự báo nhu cầu phụ tải:

TT

Hạng mục

Đơn vị

2015

2020

1

Điện thương phẩm

GWh

109,8

229

2

Điện nhận

GWh

117,5

242,7

3

Pmax

MW

24,6

48,9

4

Điện TP b.quân đầu người

kWh/ng/năm

1.145

2.194

1.2. Khối lượng xây dựng đến 2015:

Để đạt được mục tiêu phát triển lưới điện của huyện tới năm 2015 cần xây

dựng lưới điện như sau:

 - Xây dựng mới 14,9km đường dây 35kV.

- Xây dựng mới 40,2km đường dây 22kV.

- Xây dựng mới 140 km đường dây 0,4 kV

- Cải tạo đường dây 35kV: 9km.

- Cải tạo đường dây 10kV sang 22kV: 19,9km.

- Cải tạo đường dây 6kV sang 22kV: 3,5km

- Cải tạo đường dây 0,4 kV: 150 km

- Xây dựng mới trạm biến áp 35/0,4kV: 26 trạm biến áp với tổng dung lượng 9.500 kVA.

- Xây dựng mới trạm biến áp 22/0,4kV: 53 trạm với dung lượng 29.730kVA.

- Cải tạo trạm biến áp 10/0,4kV sang 22/0,4kV: 29 trạm với tổng công suất 8.400kVA.

- Cải tạo trạm biến áp 6/0,4kV sang 35/0,4kV: 4 trạm với tổng công suất 810kVA.

- Cải tạo trạm biến áp 6/0,4kV sang 22/0,4kV: 2 trạm với tổng công suất 570kVA.

- Cải tạo nâng công suất 20 trạm biến áp với tổng công suất 2.520kVA.

- Cải tạo nâng cấp 150 km đường dây hạ thế.

- Lắp đặt mới và thay thế 6.500 công tơ điện.

1.3. Vốn đầu tư:

Tổng nhu cầu vốn đầu tư đến 2015: 176,5 tỷ đồng

Chia ra:

+ Vốn xây dựng lưới trung thế:105,3 tỷ đồng

+ Vốn xây dựng lưới hạ thế:71,2 tỷ đồng

Trong đó:

+ Vốn dự án RE II, KFW + chống quá tải: 50,6 tỷ đồng

+ Vốn cần bổ sung: 125,9 tỷ đồng.

2. Kiến nghị

Sau khi đề án được phê duyệt, Sở Công thương Vĩnh Phúc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về Quy hoạch phát triển các công trình điện trên địa bàn nhằm xây dựng các công trình điện theo đúng quy hoạch (theo Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 7 tháng 2 năm 2005; nghị định 45/ 2001/ NĐ-CP ngày 2 tháng 8 năm 2001 của Chính phủ và Quyết định số 42/2005/QĐ-BCN của Bộ Công nghiệp ngày 30 tháng 12 năm 2005).

Kiến nghị các sở, ban ngành chức năng của tỉnh và UBND huyện quan tâm bố trí quỹ đất để phục vụ công tác phát triển lưới điện trên địa bàn. Theo tính toán tổng quỹ đất (diện tích chiếm đất vĩnh viễn của các móng cột, chưa tính hành lang tuyến) cần để xây dựng mới các công trình điện trên phạm vi toàn huyện Tam Dương giai đoạn 2012-2015 khoảng 2,25 ha trong đó:

Đất để xây dựng các đường dây trung thế là: 0,6 ha

Đất để xây dựng các đường dây hạ thế: 1,5 ha

Đất để xây dựng các trạm biến áp hạ thế là: 0,15 ha

Về phía ngành Điện: cần đẩy nhanh tiến độ trạm 110 kV Tam Dương để đảm bảo cung cấp điện, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của huyện và thực hiện cải tạo lưới điện 10kV sang cấp điện áp tiêu chuẩn 22kV theo đúng tiến độ quy hoạch đã đề ra.

Kiến nghị UBND tỉnh phối hợp với ngành điện để huy động vốn bằng nhiều hình thức khác nhau, kể cả việc cho phép các tổ chức, cá nhân có điều kiện đầu tư nâng cấp hệ thống lưới điện hạ áp và kinh doanh bán điện theo mức giá quy định của Chính phủ.

 

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: DANH MỤC PHỤ TẢI ĐIỆN CÔNG NGHIỆP, XÂY DỰNG

TT

Tên phụ tải

Địa điểm

Nhu cầu công suất (kW)

Hiện tại

2015

2020

1

DNTN Điền Lương

TT Hợp Hòa

10

20

40

2

Cty TNHH CKXD Tam Hợp

TT Hợp Hòa

5

10

20

3

Cty TNHH xây dưng TD

TT Hợp Hòa

5

10

20

4

Cty TNHH MTV thủy lợi Liễn Sơn

Xã An Hòa

100

150

250

5

Cty CP Xây dựng 618

Xã An Hòa

10

20

35

6

XN XD 688 Thăng Long

Xã Đạo Tú

25

40

80

7

Cty CP nền móng Sông Đà Thăng long

Xã Đạo Tú

10

30

50

8

Cty Gạch XD & TM Phú Sỹ Hương

Xã Đạo Tú

80

100

150

9

Cty Saehan Ascon Vina

Xã Đạo Tú

200

250

300

10

Cty Cổ phần BT Xuân Mai

Xã Đạo Tú

100

150

200

11

Cty TNHH - Heung WooVina

Xã Đạo Tú

10

30

50

12

CTY TNHH dệt len Phúc Hưng

Xã Đạo Tú

50

80

150

13

Cty Cổ Phần trường Phát

Xã Đạo Tú

10

30

50

14

XN XD 621 Thăng Long

Xã Đạo Tú

10

20

30

15

Cty MTV Ánh Tuyết

Xã Đạo Tú

10

15

25

16

Cty ĐT và XD cầu đường số 18.6

Xã Đạo Tú

10

20

30

17

Cty CP XD Hương Giang

Xã Đồng Tĩnh

5

10

20

18

Cty Đt và XD Trung Kiên

Xã Đồng Tĩnh

10

15

25

19

Xử lí nước

Xã Đồng Tĩnh

80

100

150

20

Cty CP XNK rau quả

Xã Duy Phiên

30

50

80

21

NM hoa quả Tam Dương

Xã Duy Phiên

300

400

500

22

Cty ĐT và XD Thăng Long

Xã Duy Phiên

10

20

30

23

Cty TNHH Đức Giang

Xã Duy Phiên

10

15

25

24

CTy CP tập đoàn VA² XUCO

Xã Hoàng Đan

100

150

200

25

Đơn vị XZ72

Xã Hoàng Đan

900

1000

1100

26

Cty Cổ phần ApMeco

Xã Hoàng Lâu

50

100

120

27

Xưởng sửa chữa xe tăng X32

Xã Kim Long

80

120

150

28

Cty PT công nghệ nông thôn

Xã Thanh Vân

100

130

180

29

Cty xây dựng Việt Tiến

Xã Thanh Vân

10

15

20

30

DNTN Ngọc Tú

Xã Thanh Vân

20

30

50

31

CN Doanh nghiệp XDTN Tiến Mạnh

Xã Thanh Vân

10

15

25

32

CTy Cổ Phần Vĩnh Tiến

Xã Vân Hội

10

15

25

33

Công ty TNHH Phú Vinh

Xã Vân Hội

10

30

50

34

Các hoạt động sản xuất khác

Các xã

300

400

500

35

Cty TNHH Sông Thao( SX gạch)

Xã Đồng Tĩnh

 

30

50

36

Cty TNHH Hùng Anh( SX gạch)

Xã Hoàng Lâu

 

30

50

37

Cty SX-XNK Việt An( SX may mặc)

Xã Hoàng Hoa

 

20

40

38

DNTN Ngọc Tú( SX đồ gỗ)

Xã Thanh Vân

 

10

20

39

Cty CP Nam Hải( SX, gia công cơ khí)

Xã Đạo Tú

 

10

20

40

Cty ĐT Việt Hưng( Gia công cơ khí)

Xã Thanh Vân

 

15

25

41

Cty SX và TMDV Tam Sơn( SX phân vi sinh)

Xã Hoàng Đan

 

30

50

42

Cty Gach nhẹ Vĩnh Phúc( AAC)

Xã Đồng Tĩnh

 

30

50

43

CCN Hợp Thịnh(83ha)

Xã Hợp Thịnh

2600

4100

4700

-

Xử lí nước

"

300

500

600

-

Cty XD 25

"

100

150

200

-

Cty XD Thăng Long

"

100

150

200

-

HTX CN và XD Quang Trung

"

10

15

20

-

Cty MTV Hải Yến

"

10

30

50

-

Cty MTV Yoowon VN

"

300

350

450

-

Chè thế hệ mới

"

100

150

200

-

Doanh Nghiệp Tư Nhân Hoà Thủy

"

20

30

50

-

Doanh Nghiệp Tư Nhân Đức Thắng

"

5

10

15

-

Cty CPTM Quốc Tế Hoàng Long

"

10

15

25

-

Cty Xõy Dựng Cửu Long

"

10

15

25

-

Danh Nghiệp Tư Nhân Anh Đức

"

350

500

600

-

CTY TNHH Nhật Hàn 2

"

100

120

150

-

Cty Cổ Phần Phát Triển Thiên Sơn

"

800

900

1000

-

DNTN Thành Đạt

"

1200

1300

1400

-

DNTN Thái Bình

"

80

100

150

-

DNTN Nguyệt Minh( SX đồ mộc, sửa chữa xe)

"

 

10

20

-

DNTN Đức Nhung( CB và SX dồ gỗ, nội thất)

"

 

20

40

-

DNTN Lê Lợi( SX môc và thủ công mỹ nghệ)

"

 

10

20

-

Cty CP bao Bì Châu Âu

"

 

20

40

-

Cty TNHH Phước An( SX và Cb gỗ)

"

 

20

40

-

Cty XD và XNH Sơn Tùng( SX đồ gỗ xuất khẩu)

"

 

20

40

-

Cty MTV Đồ gỗ nội thất

"

 

10

20

-

Cty ĐT Tân An Dương( SX giấy, in công nghiệp)

"

 

30

50

-

Cty TNHH Bình Hùng( Lắp ráp, sửa chữa xe)

"

 

20

40

-

Cty TM và SX Tiến Phát( Gia công cơ khí)

"

 

10

20

-

Cty TNHH Lê Lợi( SX mộc)

"

 

10

20

 

Các phụ tải khác

 

 

50

80

44

CCN Hoàng Đan (50ha)

Xã Hoàng Đan

 

500

700

45

CCN-TTCN Hợp Hòa(50ha)

TT Hợp Hòa

 

500

700

46

CCN-TTCN Thanh Vân-Đạo Tú(50 ha)

Xã Thanh Vân

 

500

700

47

CCN Đạo Tú (30ha)

Xã Đạo Tú

 

500

700

48

KCN Tam Dương 1(700ha)

TT Hợp Hòa, Đạo Tú Hướng Đạo, Kim Long

 

20.00

7.000

49

KCN Tam Dương 2(750ha)

Xã Kim Long, Hoàng Hoa, Đồng Tĩnh

 

2.500

8.000

 

Tổng

 

8.775

14.365

33.100

 

Pmax( gồm cà KCN)

 

7.600

13.400

28.100

 

KCN

 

 

4.300

15.000

 

PHỤ LỤC 2: DANH MỤC PHỤ TẢI ĐIỆN NÔNG LÂM THỦY SẢN

TT

Hạng mục

Địa điểm

Công suất yêu cầu (kW)

Ghi chú

Hiện tại

2015

2020

 

Danh mục trạm bơm

 

 

 

 

 

1

Bơm Cây thông

TT Hợp Hòa

22

22

22

1x27

2

Bơm Đồi me

TT Hợp Hòa

26

26

26

1x33

3

Bơm Xóm cao

TT Hợp Hòa

26

26

26

1x33

4

Bơm Cầu Mưng

Xã An Hòa

26

26

26

1x33

5

Bơm Hương Đình

Xã An Hòa

26

26

26

1x33

6

Bơm Âm hồn

Xã An Hòa

22

22

22

1x27

7

Bơm Cây Hồng

Xã An Hòa

26

26

26

1x33

8

Bơm Cây săng

Xã Đồng Tĩnh

26

26

26

1x33

9

Bơm Bến lĩnh

Xã Đồng Tĩnh

26

26

26

1x33

10

Bơm Núi dầu

Xã Đồng Tĩnh

26

26

26

1x33

11

Bơm Cầu Tó

Xã Đồng Tĩnh

26

26

26

1x33

12

Bơm Cây Vải

Xã Đồng Tĩnh

26

26

26

1x33

13

Bơm Cây Bòng

Xã Đồng Tĩnh

26

26

26

1x33

14

Bơm Đồng Chợ

Xã Đồng Tĩnh

26

26

26

1x33

15

Bơm Móng Ngang

Xã Đồng Tĩnh

26

26

26

1x33

16

Bơm Núi dầu 2

Xã Đồng Tĩnh

26

26

26

1x33

17

Bơm Đồng Nội

Xã Đồng Tĩnh

26

26

26

1x33

18

Bơm Tân Phong 1

Xã Đồng Tĩnh

22

22

22

1x27

19

Bơm Đồng Bong

Xã Duy Phiên

22

22

22

1x27

20

Bơm Đuôi cá

Xã Hoàng Đan

26

26

26

1x33

21

Bơm Kênh cụt

Xã Hoàng Đan

26

26

26

1x33

22

Bơm Núi di

Xã Hoàng Đan

22

22

22

1x27

23

Bơm Cây đa

Xã Hoàng Lâu

26

26

26

1x33

24

Bơm Vườn Chùa

Xã Hoàng Lâu

26

26

26

1x33

25

Bơm Vườn mây

Xã Hoàng Lâu

26

26

26

1x33

26

Bơm Lạc Thịnh

Xã Hợp Thịnh

22

22

22

1x27

27

Bơm Quán Trắng

Xã Hợp Thịnh

78

78

78

3x33

28

Bơm Nhân Mỹ

Xã Thanh Vân

26

26

26

1x33

29

Bơm Phú Ninh

Xã Thanh Vân

26

26

26

1x33

30

Bơm Đồng Giếng

Xã Thanh Vân

22

22

22

1x27

31

Bơm Yên Liệp

Xã Hướng Đạo

 

16

16

1x20

32

Bơm Cầu Đê

Xã Hoàng Đan

 

16

16

1x20

33

Bơm Mả ngói

Xã Hoàng Lâu

 

16

16

1x20

34

Bơm Yên Liệp

Xã Hướng Đạo

 

16

16

1x20

 

Phụ tải nông nghiệp khác

 

 

 

 

 

1

JapfacomfeedVN

Xã Hoàng Hoa

450

500

550

 

2

Trại lợn Tùng Phát

Xã Đạo Tú

40

80

100

 

3

Tổng trại giống

Xã Vân Hội

5

8

10

 

4

HTX giống gia cầm TD

Xã Thanh Vân

3

5

10

 

5

Trai giống gia súc

Xã Thanh Vân

25

40

60

 

6

Chăn nuôi, trồng trọt Kim Long

Xã Kim Long

50

60

80

 

7

Phụ tải NN khác

Các xã

80

100

200

 

8

Cty TNHH hoa cây cảnh VP

Xã Thanh Vân

 

10

20

 

9

Khu chăn nuôi đồi Mé(36ha)

Xã Thanh Vân

 

30

50

 

10

Khu chăn nuôi đồi cây Đa(7,6ha)

Xã Hoàng Lâu

 

30

50

 

11

Khu chăn nuôi đồi Thống nhất(7,1ha)

Xã Hoàng Hoa

 

30

50

 

12

Khu chăn nuôi đồi Xóm Bắc(7,2ha)

Xã Hoàng Đan

 

30

50

 

 

Tổng

 

1457

1791

2098

 

 

Pmax

 

440

540

840

 

 

PHỤ LỤC 3: DANH MỤC PHỤ TẢI THƯƠNG MẠI, DỊCH VỤ

TT

Danh mục khách hàng

Địa điểm

Nhu cầu công suất (kW)

Hiện tại

2015

2020

1

Cty xuất nhập khẩu huyện

TT Hợp Hòa

30

50

80

2

TT thương mại huyện

TT Hợp Hòa

20

30

50

3

Nhà nghỉ UB huyện

TT Hợp Hòa

25

40

60

4

Cty CP DVNN Tam Dương

TT Hợp Hòa

5

10

15

5

Cty TNHH Toàn Kim

TT Hợp Hòa

5

10

15

6

Cty TNHH Minh Thành

TT Hợp Hòa

5

10

15

7

DNTN Long Sơn

Xã Đạo Tú

8

10

20

8

Cty MTV Quý Anh

Xã Đạo Tú

5

10

15

9

CTy TM và DV Apollo

Xã Đạo Tú

5

10

15

10

Cty Thương Mại Đức Huy

Xã Đạo Tú

5

10

15

11

DNTN Á Đông

Xã Đạo Tú

5

10

15

12

Cty TNHH Quang Hưng

Xã Đồng Tĩnh

5

10

15

13

Xăng dầu TN Phương Thao

Xã Duy Phiên

8

10

20

14

Cty DVMT Hoàng Anh

Xã Duy Phiên

5

10

15

15

Cty TNHH TM Bảo Long

Xã Hợp Thịnh

10

20

30

16

Doanh nghiệp tư nhân Lê Lợi

Xã Hợp Thịnh

10

15

20

17

Cty MTV Hải Yến

Xã Hợp Thịnh

10

40

60

18

CTCP Liên Minh Nam Việt

Xã Thanh Vân

5

10

15

19

Cty TNHH Hồng Quân

Xã Vân Hội

5

10

15

20

Các dịch vụ thương mại khác

Các xã

50

80

150

21

Khách sạn Hồng Ngọc

Xã Hợp Thịnh

 

20

30

22

DNTN Đức Thắng

Xã Hợp Thịnh

 

10

30

23

Cty DV kho vận Vĩnh Phúc

Xã Hợp Thịnh

 

10

30

24

Cty CP Phú Toàn

Xã Hợp Thịnh

 

10

30

25

Cty TM Yến Bảo Ngọc

Xã Hợp Thịnh

 

10

30

26

Cty XD và TM Tam Phúc

Xã Hợp Thịnh

 

10

30

27

Cty MTV Phú Long

Xã Hợp Thịnh

 

10

30

28

Cty môi trường Hương Ngọc

Xã Hợp Thịnh

 

10

30

29

Cty MTV Thạch Lâm

Xã Hợp Thịnh

 

10

30

30

Cty XD và TM Hoàng Kim

Xã Hoàng Lâu

 

10

30

31

Cty CP Phúc Vinh

Xã Kim Long

 

10

30

32

Cty ĐTXD và TM Phú Hưng

Xã Kim Long

 

10

30

33

Cty TNHH Phong Hằng

Xã Kim Long

 

10

30

34

Cty TVTK Bình Dương

Xã Kim Long

 

10

30

35

Cty TM Vĩnh Thịnh

Xã Kim Long

 

10

30

36

Cty TMDV Tiến Đạt

Xã Kim Long

 

10

30

37

Cty TM và DV Bình Dương

Xã Thanh Vân

 

10

30

38

Cty MTV Hùng Yến

Xã Thanh Vân

 

10

30

39

Cty TNHH Hiền Linh

Xã Thanh Vân

 

10

30

40

Cty TM và XD Hồng Phúc

Xã Thanh Vân

 

10

30

41

Cty TMTH và DV TĐ

Xã Thanh Vân

 

10

30

42

Cty CP Đông Cương

Xã Thanh Vân

 

10

30

43

DNTN Thùy Dung

Xã Thanh Vân

 

10

30

44

Cty MTV Hưng Long

Xã Thanh Vân

 

10

30

45

Cty Sơn Hanh Thơm

Xã Thanh Vân

 

10

30

 

Tổng

 

226

665

1.405

 

Pmax

 

160

430

1.100

 

PHỤ LỤC 4A. NHU CẦU ĐIỆN CHO TIÊU DÙNG DÂN CƯ

TT

Tên xã phường

Số người

Số hộ (hộ)

Nhu cầu công suất (kW)

Hiện tại

2015

2020

Hiện tại

2015

2020

Hiện tại

2015

2020

1

TT Hợp Hòa

9481

10164

10976

1896

2033

2195

1710

2970

4520

2

Xã Hoàng Hoa

5432

5823

6273

1086

1165

1255

810

1120

1770

3

Xã Đồng Tĩnh

10585

11347

12224

2117

2269

2445

1590

2180

3450

4

Xã Kim Long

9395

10071

10850

1879

2014

2170

1410

1930

3060

5

Xã Hướng Đạo

8538

9153

9860

1708

1831

1972

1280

1760

2780

6

Xã Đạo Tú

6109

6549

7055

1222

1310

1411

920

1260

1990

7

Xã An Hòa

6347

6804

7330

1269

1361

1466

950

1310

2070

8

Xã Thanh Vân

6351

6808

7334

1270

1362

1467

950

1310

2070

9

Xã Duy Phiên

9372

10047

10823

1874

2009

2165

1410

1930

3050

10

Xã Hoàng Đan

6569

7042

7586

1314

1408

1517

990

1350

2140

11

Xã Hoàng Lâu

6523

6993

7533

1305

1399

1507

980

1340

2120

12

Xã Vân Hội

4865

5215

5618

973

1043

1124

730

1000

1580

13

Xã Hợp Thịnh

6162

6606

7116

1232

1321

1423

920

1270

2010

 

Tổng

 

 

 

 

 

 

14.650

20.730

32.610

 

Pmax

 

 

 

 

 

 

11.700

18.700

30.000

 

PHỤ LỤC 4B: DANH MỤC PHỤ TẢI QUẢN LÝ

TT

Danh mục khách hàng

Địa điểm

Nhu cầu công suất

Hiện tại

2015

2020

1

UBND huyện Tam Dương

TT Hợp Hòa

45

130

191

2

Huyện ủy

TT Hợp Hòa

10

70

103

3

UBND các xã, thị trấn

TT Hợp Hòa

70

100

147

4

Chi nhánh điện

TT Hợp Hòa

10

40

59

5

Đơn vị 68A

TT Hợp Hòa

120

180

264

6

Chi cục thuế

TT Hợp Hòa

5

30

44

7

Phân khu quản lý đường

TT Hợp Hòa

25

40

59

8

Ngân hàng + Kho bạc huyện

TT Hợp Hòa

10

40

59

9

Công an huyện Tam Dương

TT Hợp Hòa

8

40

59

10

Huyện đội huyện TD

TT Hợp Hòa

6

10

15

11

UBND TT Hợp Hòa

TT Hợp Hòa

5

10

15

12

Phòng Giáo dục Huyện

TT Hợp Hòa

5

10

15

13

TT Huấn luyện BDBP

Xã Đồng Tĩnh

50

80

100

14

Phụ tải quản lý khác

Các xã

50

80

100

 

Tổng

 

419

860

1230

 

Pmax

 

340

650

920

 

PHỤ LỤC 5: DANH MỤC PHỤ TẢI ĐIỆN CHO CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁC

TT

Danh mục khách hàng

Địa điểm

Nhu cầu công suất (kW)

Hiện tại

2015

2020

1

Bênh viện Tam Dương

TT Hợp Hòa

60

80

120

2

Trường PTTH Tam Dương

TT Hợp Hòa

25

30

50

3

TT giáo dục thường xuyên huyện

TT Hợp Hòa

8

10

20

4

TT huấn luyện bộ đội biên phòng

TT Hợp Hòa

80

100

150

5

Trường cấp III Mé

TT Hợp Hòa

20

30

50

6

Ngân hàng Nông nghiệp Tam Dương

TT Hợp Hòa

5

10

20

7

Bưu cục Hợp Châu

TT Hợp Hòa

10

15

20

8

Trung tâm văn hóa thể thao huyện

TT Hợp Hòa

10

15

20

9

Liên đoàn LĐ huyện Tam Dương

TT Hợp Hòa

5

10

20

10

Bưu điện huyện Tam Dương

TT Hợp Hòa

20

30

50

13

Chiếu sáng công cộng

TT Hợp Hòa

25

35

50

14

TT TT Di Động Khu Vực 1

TT Hợp Hòa

25

35

50

16

CN Viettel VP _ Viễn thông Quân Đội

TT Hợp Hòa

90

120

150

17

TTTT DĐ Việt NaMobile

TT Hợp Hòa

10

15

20

18

Ngân Hàng Công Thương

TT Hợp Hòa

5

10

15

19

TT GD Thường xuyên

TT Hợp Hòa

5

10

15

20

Trường TH kinh tế

Xã An Hòa

50

80

100

21

Trường TH nông lâm (trạm TN)

Xã An Hòa

10

20

30

22

TT y tế huyện Tam Dương

Xã An Hòa

10

20

30

23

Trường TH bán công Trần Hưng Đạo

Xã Đạo Tú

15

25

50

24

Trường PTTH Tam Dương II

Xã Duy Phiên

15

25

50

25

TT Viễn Thông -Tam Dương

Xã Duy Phiên

40

60

80

26

Trung tâm đào tạo sát hạch lái xe

Xã Hoàng Hoa

5

10

15

27

Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện

Xã Hướng Đạo

30

50

80

28

Kho Vũ khí

Xã Hướng Đạo

8

12

20

29

Trường Cấp 2 Hướng Đạo

Xã Hướng Đạo

5

10

15

30

TT Viễn Thông Tam Dương

Xã Hướng Đạo

8

12

15

31

Trường lao động xã hội

Xã Kim Long

100

120

150

32

Trường sĩ quan tăng thiết giáp

Xã Kim Long

100

120

150

33

Kho Y - Binh chủng TTG

Xã Kim Long

50

80

100

34

TT Giáo dục LĐ XH tỉnh VP

Xã Kim Long

50

80

100

35

Đài truyền thanh các xã

Các xã

15

25

50

36

Trường PT tiểu học

Các xã

20

30

50

37

Trạm y tế các xã

Các xã

15

30

50

38

Chợ Trung Tâm

TT Hợp Hòa

 

20

30

39

Trường cao đẳng, trung cấp

Xã Kim Long

 

30

80

40

Học Viện Cảnh sát nhân dân

Xã Kim Long

 

30

80

41

Học viện An ninh nhân dân

Xã Đạo Tú

 

30

80

42

Cty MTV Thái Sơn

TT Hợp Hòa

 

25

50

43

Bệnh viện sản nhi(10ha)

Xã Hợp Thịnh

 

30

80

44

Trường Đại học Trưng Vương

Xã Kim Long

 

30

80

44

Trường Đại học Dầu Khí

Xã Kim Long

 

30

80

45

Cty CP ĐT Hòa Bình( Dạy lái xe)

Xã Kim Long

 

15

30

46

Trường TCKT Công nghiệp

Xã Kim Long

 

30

60

47

Cty CP Misa( Đào tạo nghiệp vụ tài chính)

Xã Kim Long

 

15

30

48

DNTN Tiến Mạnh( Dạy lái xe)

Xã Thanh Vân

 

20

30

 

Tổng

 

950

1.640

2.590

 

Pmax

 

500

1.000

2.100

 

PHỤ LỤC 6: TÍNH TOÁN NHU CẦU ĐIỆN THEO PHƯƠNG PHÁP GIÁN TIẾP.

PHỤ LỤC 7: DANH MỤC TRẠM BIẾN ÁP PHÂN PHỐI HUYỆN TAM DƯƠNG ĐẾN 2015

TT

Tên trạm

Điện áp (KV)

Công suất (KVA)

2010

2015

2010

2015

 

1. TT Hợp Hòa

 

 

 

 

1

Điện lực TD

35(22)/0,4

35(22)/0,4

400

400

2

Tam Dương 2

35/0,4

35/0,4

180

250

3

Hợp Hòa 1

10/0,4

22(10)/0,4

250

250

4

Bảo Trúc

35(22)/0,4

35(22)/0,4

180

250

5

CQT Xóm Cao

35(22)/0,4

35(22)/0,4

180

250

6

CQT Liên Bình

10(22)/0.4

22(10)/0,4

250

250

7

Vinh phú

10(22)/0.4

22(10)/0,4

180

250

8

Điền Lương 1

10/0.4

22(10)/0,4

250

250

9

Tam Dương 1

35(22)/0,4

35(22)/0,4

400

400

10

VT Tam Dương

35/0,4

35/0,4

100

100

11

CQT Điền Lương

35(22)/0,4

35(22)/0,4

250

250

12

Xóm Cao 2

10(22)/0,4

22(10)/0,4

180

180

13

Long Trì

10/0,4

22(10)/0,4

180

180

14

Y tế Tam Dương

35/0,4

35/0,4

250

250

15

Hợp Hòa 2

 

22(10)/0,4

 

250

16

Bảo Trúc 2

 

35(22)/0,4

 

250

17

Hợp Hòa 3

 

22(10)/0,4

 

250

18

TTGD Thường xuyên

 

22(10)/0,4

 

250

19

CCN Hợp Hòa

 

22(10)/0,4

 

2x1000

 

2. Xã An Hòa

 

 

 

 

1

An Hòa 1

10/0,4

35(10)/0,4

250

250

2

An Hòa 2

10/0,4

22(10)/0,4

180

180

3

An Hòa 3

35(22)/0,4

35(22)/0,4

400

400

 

XZ72

10/0,4

22(10)/0,4

1600

1600

5

Trường TH kinh tế

35(22)/0,4

35(22)/0,4

100

100

6

CQT An Hòa

10/0,4

22(10)/0,4

100

100

7

An Hòa 4

 

35(22)/0,4

 

180

8

An Hòa 5

 

35(22)/0,4

 

180

9

An Hòa 6

 

22(10)/0,4

 

320

10

An Hòa 7

 

35(22)/0,4

 

320

11

An Hòa 8

 

35(22)/0,4

 

320

 

3. Xã Duy Phiên

 

 

 

 

1

Diên Lâm

10/0,4

22(10)/0,4

180

180

2

Đồng Bông

10(22)/0,4

22(10)/0,4

180

180

3

Duy Phiên 4

10(22)/0,4

22(10)/0,4

180

180

4

Hoa quả TD

10/0,4

22(10)/0,4

630

630

5

Liên Hạ

10/0,4

22(10)/0,4

180

180

6

THPT Tam Dương

10(22)/0,4

22(10)/0,4

100

100

7

Phú Vinh 2

35/0,4

35/0,4

400

400

8

Phú Vinh 1

6/0,4

35(6)/0,4

320

320

9

Duy Phiên 5

 

22(10)/0,4

 

180

10

Duy Phiên 6

 

22(10)/0,4

 

180

11

Duy Phiên 7

 

22(10)/0,4

 

400

12

Duy Phiên 8

 

22(10)/0,4

 

400

13

Duy Phiên 9

 

22(10)/0,4

 

400

 

4. Xã Đạo Tú

 

 

 

 

1

Đạo Tú 4

35(22)/0,4

35(22)/0,4

250

250

2

Đạo Tú 5

35(22)/0,4

35(22)/0,4

250

250

3

Phú sĩ Hương

10(22)/0,4

22(10)/0,4

320

320

4

Bê Tông ĐT

10/0,4

22(10)/0,4

320

320

5

Bơm tăng áp Đạo Tú

35(22)/0,4

35(22)/0,4

250

250

6

Đạo Tú 3

35(22)/0,4

35(22)/0,4

400

400

7

Saehan AsconVina

35(22)/0,4

35(22)/0,4

750

750

8

Trường Phát

35(22)/0,4

35(22)/0,4

250

250

9

Đạo Tú 2

35/0,4

35/0,4

250

400

10

Dệt lên Phúc Hưng

35/0,4

35/0,4

320

320

11

Heung WooVina

35(22)/0,4

35(22)/0,4

250

250

12

Tùng Phát

35(22)/0,4

35(22)/0,4

180

180

13

Đạo Tú 6

 

35(22)/0,4

 

250

14

Đạo Tú 7

 

35(22)/0,4

 

250

15

Đạo Tú 8

 

35(22)/0,4

 

250

16

Đạo Tú 9

 

35(22)/0,4

 

250

17

CCN Đạo Tú

 

22(10)/0,4

 

1000

 

5. Xã Đồng Tĩnh

 

 

 

 

1

Đồng Tĩnh 1

10/0,4

22(10)/0,4

320

320

2

Đồng Tĩnh 2

10/0,4

22(10)/0,4

250

250

3

Đồng Tĩnh 3

10(22)/0,4

22(10)/0,4

250

250

4

BĐ Biên phòng

10/0,4

22(10)/0,4

180

180

5

Đồng Tĩnh 4

10(22)/0,4

22(10)/0,4

250

250

6

Đồng Tĩnh 5

10(22)/0,4

22(10)/0,4

250

250

7

CQT Đồng Tĩnh

10/0,4

22(10)/0,4

100

100

8

Xử lí nước

10(22)/0,4

22(10)/0,4

630

630

9

Đồng Tĩnh 6

10(22)/0,4

22(10)/0,4

320

320

10

Đồng Tĩnh 7

 

22(10)/0,4

 

180

11

Đồng Tĩnh 8

 

22(10)/0,4

 

180

12

Đồng Tĩnh 9

 

22(10)/0,4

 

400

13

Đồng Tĩnh 10

 

22(10)/0,4

 

400

14

Đồng Tĩnh 11

 

22(10)/0,4

 

400

 

6.Kim Long

 

 

 

 

1

Chăn nuôi KL

10(22)/0,4

22(10)/0,4

100

100

2

Chiếu Sáng 1

35/0,4

35/0,4

100

100

3

Chiếu Sáng 2

10(22)/0,4

22(10)/0,4

100

100

4

Đồng Ang

10(22)/0,4

22(10)/0,4

160

160

5

Mưu Duệ 4

35/0,4

35/0,4

250

400

6

Kim Long 2

10(22)/0,4

22(10)/0,4

100

250

8

Lan Đình

10/0,4

22(10)/0,4

320

320

9

Đồng Mận

35/0,4

35/0,4

250

250

10

Mưu Duệ 1

10/0,4

22(10)/0,4

250

250

11

Mưu Duệ 2

10(22)/0,4

22(10)/0,4

250

400

12

Ninh Hà

10(22)/0,4

22(10)/0,4

160

160

13

Quản lý DA

35/0,4

35/0,4

180

180

14

Rau quả

35/0,4

35/0,4

100

100

15

Tái định cư

10/0,4

22(10)/0,4

100

100

16

Trường 600

10/0,4

22(10)/0,4

250

250

17

TT GDLD VP

10(22)/0,4

22(10)/0,4

560

560

18

X32

10/0,4

22(10)/0,4

100

100

19

Mưu Duệ 3

 

22(10)/0,4

 

320

20

Mưu Duệ 4

 

22(10)/0,4

 

320

21

Mưu Duệ 5

 

22(10)/0,4

 

320

22

Mưu Duệ 6

 

22(10)/0,4

 

160

23

Mưu Duệ 7

 

22(10)/0,4

 

250

 

7. Xã Hướng Đạo

 

 

 

 

1

Hướng Đạo 1

35/0,4

35/0,4

180

320

2

Hướng Đạo 2

35/0,4

35/0,4

250

400

3

Hướng Đạo 4

10(22)/0,4

22(10)/0,4

320

320

4

Hướng Đạo 5

35/0,4

35/0,4

180

320

5

Hướng đạo 6

35(22)/0,4

35(22)/0,4

250

250

6

Hướng Đạo 7

 

35(22)/0,4

 

180

7

Hướng Đạo 8

 

22(10)/0,4

 

180

8

Hướng Đạo 9

 

35(22)/0,4

 

250

9

Hướng Đạo 10

 

35(22)/0,4

 

320

10

Hướng Đạo 11

 

35(22)/0,4

 

320

11

Hướng Đạo 12

 

35(22)/0,4

 

320

 

8. Xã Hợp Thịnh

 

 

 

 

1

Chè TH mới

35/0,4

35/0,4

250

250

2

Cty XD 25

35(22)/0,4

35(22)/0,4

320

320

3

Giếng H10

35/0,4

35/0,4

100

100

4

Giếng H3

35/0,4

35/0,4

320

320

5

Giếng H5

35/0,4

35/0,4

50

50

6

Rau quả

35/0,4

35/0,4

50

50

7

Hợp Thịnh 1

35/0,4

35/0,4

320

320

8

Hợp Thịnh 2

35/0,4

35/0,4

560

560

9

Hợp Thịnh 3

35/0,4

35/0,4

320

320

10

Hợp Thịnh 4

35/0,4

35/0,4

180

400

11

KS HảI Yến

35/0,4

35/0,4

100

100

12

Ngô Việt

35/0,4

35/0,4

180

180

13

TĐC Hợp Thịnh

35/0,4

35/0,4

400

400

14

XD Thăng Long

35/0,4

35/0,4

750

750

15

Xử lí nước

35(22)/0,4

35(22)/0,4

2x750

2x750

16

Yowon Vn

35(22)/0,4

35(22)/0,4

1250

1250

17

Tân Thịnh

 

35(22)/0,4

 

180

18

Lê Lợi

 

35(22)/0,4

 

180

19

Hợp Thịnh 5

 

35(22)/0,4

 

250

20

Hợp Thịnh 6

 

35(22)/0,4

 

250

21

Hợp Thịnh 7

 

35(22)/0,4

 

250

21

BV Sản Nhi

 

35(22)/0,4

 

1000

23

CCN Hợp Thịnh

 

35(22)/0,4

 

2x1000

 

9. Xã Hoàng Đan

 

 

 

 

1

Hoàng Đan 1

10(22)/0,4

22(10)/0,4

560

560

2

Hoàng Đan 2

10/0,4

22(10)/0,4

100

100

3

Hoàng Đan 3

10/0,4

22(10)/0,4

100

100

4

Hoàng Đan 4

10(22)/0,4

22(10)/0,4

160

160

5

Hoàng Đan 5

10(22)/0,4

22(10)/0,4

160

160

6

Hoàng Tân

10(22)/0,4

22(10)/0,4

180

180

7

VA²XUCO

10(22)/0,4

22(10)/0,4

560

560

8

Hoàng Đan 6

 

22(10)/0,4

 

180

9

Hoàng Đan 7

 

22(10)/0,4

 

180

10

Hoàng Đan 8

 

22(10)/0,4

 

250

11

Hoàng Đan 9

 

22(10)/0,4

 

250

12

CCN Hoàng Đan

 

22(10)/0,4

 

2x1000

 

10. Xã Hoàng Hoa

 

 

 

 

1

Hoàng Hoa 1

10/0,4

22(10)/0,4

250

400

2

Hoàng Hoa 2

10/0,4

22(10)/0,4

180

180

3

Trại gà Tam Dương I

10/0,4

22(10)/0,4

560

560

4

Trại gà Tam Dương 3

10(22)/0,4

22(10)/0,4

250

250

5

Tiên Lộng

10(22)/0,4

22(10)/0,4

160

250

6

Đồng Láng

10(22)/0,4

22(10)/0,4

160

250

7

Hoàng Hoa 3

10(22)/0,4

22(10)/0,4

400

400

8

Hoàng Hoa 4

 

22(10)/0,4

 

250

9

TT ĐT Lái xe

 

22(10)/0,4

 

250

10

Hoàng Hoa 6

 

22(10)/0,4

 

250

 

11. Xã Hoàng Lâu

 

 

 

 

1

Hoàng Lâu 1

10/0,4

22(10)/0,4

400

400

2

Hoàng Lâu 2

10/0,4

22(10)/0,4

180

180

3

Hoàng Lâu 3

10/0,4

22(10)/0,4

320

320

4

Hoàng Lâu 4

10(22)/0,4

22(10)/0,4

100

100

5

Apmeco

10(22)/0,4

22(10)/0,4

180

180

6

Hoàng Lâu 5

 

22(10)/0,4

 

320

7

Hoàng Lâu 6

 

22(10)/0,4

 

320

8

Hoàng Lâu 7

 

22(10)/0,4

 

320

9

Hoàng Lâu 8

 

22(10)/0,4

 

320

 

12. Xã Thanh Vân

 

 

 

 

1

TT ĐT lái xe VP

6/0,4

22(6)/0,4

560

560

2

CN nông thôn

6/0,4

22(6)/0,4

250

250

3

Thanh Vân 1

6/0,4

35(6)/0,4

320

320

4

Thanh Vân 2

6/0,4

22(6)/0,4

250

250

5

Thanh Vân 3

6/0,4

22(6)/0,4

250

400

6

TT giống

6/0,4

35(6)/0,4

250

250

7

Thanh Vân 4

35(22)/0,4

35(22)/0,4

320

400

8

Thanh Vân 5

35(22)/0,4

35(22)/0,4

250

320

9

Thôn Xuân Trường

 

22(6)/0,4

 

250

10

Thanh Vân 6

 

35(22)/0,4

 

250

11

Thanh Vân 7

 

22(6)/0,4

 

250

12

Thanh Vân 8

 

22(6)/0,4

 

250

13

CCN Thanh Vân- Đạo Tú

 

35(22)/0,4

 

2x1000

 

13. Xã Vân Hội

 

 

 

 

1

Vân Hội 1

6/0,4

35(6)/0,4

250

250

2

Vân Hội 2

35(22)/0,4

35(22)/0,4

180

320

3

Vân Hội 3

35(22)/0,4

35(22)/0,4

180

320

4

Vân Hội 4

 

35(22)/0,4

 

250

5

Vân Hội 5

 

35(22)/0,4

 

250

 

Khu CN Tam Dương I

 

 

 

 

1

CN Tam Dương 1

 

22/0,4

 

2x1000

2

CN Tam Dương 2

 

22/0,4

 

2x1000

3

CN Tam Dương 3

 

22/0,4

 

2x1000

4

CN Tam Dương 4

 

22/0,4

 

2x1000

 

Khu CN Tam Dương II

 

 

 

 

1

CN Tam Dương 1

 

22/0,4

 

2x1000

2

CN Tam Dương 2

 

22/0,4

 

2x1000

3

CN Tam Dương 3

 

22/0,4

 

2x1000

4

CN Tam Dương 4

 

22/0,4

 

2x1000

 


PHỤ LỤC 8: KẾT QUẢ TÍNH TOÁN CHẾ ĐỘ LƯỚI ĐIỆN TRUNG ÁP TRẠM 110KV TAM DƯƠNG

STT

Tên lộ xuất tuyến

Điện áp Đầu nguồn

Pmax
(KW)

Tổn thất công suất (KW)

Điện năng
(kWh)

Tổn thất điện năng

Tổn thất

Máy biến áp

Trên đường dây

Tổng

%

Cố định

Biến đổi

Tổng

%

Tên nút

%

1

Lộ 471

22

5.000

69,1

36,7

127

232,8

4,66%

16.500

506

3,1%

26

3,80

2

Lộ 473

22

9.500

102,0

75,0

400

577,0

6,07%

31.350

1.278

4,1%

44

4,92

3

Lộ 475

22

8.700

119,0

105,0

487

711,0

8,17%

28.710

1.399

4,9%

52

4,20

4

Lộ 477

22

7.000

90,0

64,9

344

498,9

7,13%

23.100

1.001

4,3%

31

3,90

5

Lộ 479

22

2.000

31,0

35,0

70

136,0

6,80%

6.600

405

6,1%

5

2,30

6

Lộ 371

35

7.500

95,5

39,1

219

353,8

4,72%

24.750

1.288

5,2%

15

3,70

7

Lộ 373

35

3.500

37,0

21,0

103

161,0

4,60%

11.550

897

7,8%

21

2,80

8

Lộ 375

35

3.000

35,0

25,0

106

166,0

5,53%

9.900

600

6,1%

10

2.6

9

Lộ 377

35

3.000

35,0

25,0

110

170,0

5,67%

9.900

600

6,1%

11

2.6

 

Tổng Cộng

 

49.200

614

427

1.966

3.007

6,11%

135.960

7.974

5,9%

52

4,92

 


PHỤ LỤC 9: KHỐI LƯỢNG XÂY DỰNG, CẢI TẠO TRẠM BIẾN ÁP ĐẾN NĂM 2015.

TT

Hạng mục

Khối lư­ợng

Vốn đầu tư
(triệu đồng)

Trạm

KVA

I

Xây dựng mới

79

39.230

52.123

1

Trạm 35/0,4kV

26

9.500

13.898

 

180

5

900

2.050

 

250

12

3.000

5.280

 

320

5

1.600

2.448

 

1000

4

4.000

4.120

2

Trạm 22/0,4kV

53

29.730

33.904

 

180

7

1.260

2.381

 

250

11

2.750

4.180

 

320

11

3.520

4.717

 

400

3

1.200

1.416

 

1000

21

21.000

21.210

II

Cải tạo

 

12.300

4.321

 

Trạm 10/0,4kV lên22/0,4kV

 

8.400

 

 

100

6

600

339

 

180

7

1.260

476

 

250

7

1.750

532

 

320

5

1.600

429

 

400

1

400

94

 

560

1

560

111

 

630

1

630

161

 

1600

1

1600

259

 

Trạm 6/0,4 lên 22/0,4

 

810

 

 

 

3

250

228

 

 

1

560

111

 

Trạm 6/0,4 lên 35/0,4

 

570

 

 

 

1

250

76

 

 

1

320

86

 

Cải tạo nâng công suất

 

2.520

 

 

100 kVA lên 250

1

150

57

 

160 kVA lên 250

2

180

134

 

180 kVA lên 250

4

280

272

 

180 kVA lên 320

4

560

272

 

250 kVA lên 400

9

1350

684

 

PHỤ LỤC 10: KHỐI LƯỢNG XÂY DỰNG, CẢI TẠO ĐƯỜNG DÂY TRUNG ÁP ĐẾN NĂM 2015.

TT

Hạng mục

Đơn vị

Số lượng

Vốn đầu tư
(triệu đồng)

I

Đường dây trung thế

km

87,5

46.029

1

Xây dưng mới

 

55,1

28.909

 

1. Đường dây 22kV

 

40,2

19.829

 

AC-120

 

21,9

11.848

 

AC-70

 

2,6

1.199

 

AC-50

 

15,7

6.782

 

2. Đường dây 35kV

 

14,9

9.080

 

AC-120

 

0,4

226

 

AC-120 mạch kép

 

5,5

5.060

 

AC-95

 

0,2

104

 

AC-50

 

8,8

3.916

2

Cải tạo đường dây

km

32,4

17.120

 

1. Cải tạo đường dây 35kV

 

9,0

4.860

 

Nâng tiết điện: AC-95-> AC-120

 

9,0

4.860

 

2. Cải tạo đường dây 10kV

 

19,9

9.810

 

Nâng tiết điện: AC-95--> AC-120

 

0,8

450

 

Nâng điện áp 10kV lên 22kV

 

15,6

9.360

 

3. Cải tạo đường dây 6kV lên 22kV

3,50

3.50

 

AC-50-> AC-70

 

3,50

2.450

II

Đường dây hạ thế

km

290,0

63.400

1

Xây dựng mới

 

140,0

36.400

2

Cải tạo nâng cấp

 

150,0

27.000

III

Công tơ

cái

6.500

7.800

 

 

 

 

 

 





Nghị định 105/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Luật điện lực Ban hành: 17/08/2005 | Cập nhật: 20/05/2006