Quyết định 821/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề cương Đề án ổn định đời sống và phát triển kinh tế - xã hội đồng bào Khơ mú, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020
Số hiệu: | 821/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Thanh Hóa | Người ký: | Phạm Đăng Quyền |
Ngày ban hành: | 11/03/2016 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Dân tộc, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 821/QĐ-UBND |
Thanh Hóa, ngày 11 tháng 03 năm 2016 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ CƯỜNG ĐỀ ÁN ỔN ĐỊNH ĐỜI SỐNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐỒNG BÀO KHƠ MÚ, TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2020
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 5636/QĐ-UBND ngày 31/12/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc Ban hành Chương trình công tác năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa;
Xét đề nghị của Trưởng Ban Dân tộc tại Tờ trình số 78/BDT-CSTT ngày 01 tháng 3 năm 2016 đề nghị phê duyệt Đề cương Đề án ổn định đời sống và phát triển kinh tế - xã hội đồng bào Khơ mú, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề cương Đề án ổn định đời sống và phát triển kinh tế - xã hội đồng bào Khơ mú, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020.
Mở đầu
I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
II. CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
III. TÊN ĐỀ ÁN: Đề án ổn định đời sống và phát triển kinh tế - xã hội đồng bào Khơ Mú, tỉnh Thanh Hóa đến 2020.
IV. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI ĐỀ ÁN
1. Đối tượng:
2. Phạm vi:
V. THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
Phần I
KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, HIỆN TRẠNG KINH TẾ - XÃ HỘI CÁC BAN DÂN TỘC KHƠ MÚ, TỈNH THANH HÓA
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1. Vị trí địa lý, ranh giới
2. Địa hình, địa lý
3. Đất đai, thổ nhưỡng
4. Khí hậu, thủy văn
4.1. Nhiệt độ:
4.2. Lượng mưa, gió:
4.3. Thủy văn, nguồn nước:
5. Tài nguyên khoáng sản
II. HIỆN TRẠNG KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ BỐ TRÍ DÂN CƯ
1. Dân cư và việc làm
1.1. Dân cư và phân bố dân cư:
1.2. Tình hình cư trú và tập quán:
1.3. Lao động, việc làm và đời sống nhân dân:
a, Lao động, việc làm:
b, Đời sống, thu nhập:
c, Điều kiện sinh sống của đồng bào:
2. Thực trạng về kinh tế - xã hội
2.1. Về kinh tế
2.1.1. Phân bố và sử dụng đất đai
2.1.2. Về sản xuất nông nghiệp
2.1.3. Về sản xuất lâm nghiệp
2.1.4. Về tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ
2.2. Về văn hóa - xã hội
2.2.1. Trình độ dân trí
2.2.2. Giáo dục và đào tạo
2.2.3. Y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên
2.2.4. Văn hóa tinh thần
2.2.5. Đội ngũ cán bộ thôn, bản
2.3. Về cơ sở hạ tầng
2.3.1. Đường giao thông
2.3.2. Hệ thống điện sinh hoạt
2.3.3. Thủy lợi
2.3.4. Nước sinh hoạt
2.3.5. Trường học
2.3.6. Nhà sinh hoạt cộng đồng
2.3.7. Trạm phát thanh, truyền hình
2.4. Kết quả thực hiện tiêu chí nông thôn mới
2.5. Các chính sách dân tộc của Nhà nước đầu tư hỗ trợ
3. Đánh giá chung vùng đề án
3.1. Tiềm năng và thuận lợi:
3.2. Những khó khăn cần tập trung giải quyết:
4. Một số dự báo
Phần II
MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP ỔN ĐỊNH ĐỜI SỐNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC KHƠ MÚ, TỈNH THANH HÓA ĐẾN 2020
I. MỤC TIÊU ĐỀ ÁN
1. Mục tiêu tổng quát
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Về bố trí sắp xếp dân cư và ổn định đời sống
2.2. Về phát triển sản xuất
2.3. Về phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng
2.4. Về văn hóa, xã hội
2.5. Về đào tạo nguồn nhân lực
2.5. Về quốc phòng, an ninh
2.6. Về môi trường, sinh thái
II. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ ÁN
1. Bố trí, sắp xếp ổn định dân cư
- Số lượng cần bố trí, sắp xếp ổn định khu dân cư
- Hướng tổ chức bố trí, sắp xếp dân cư: sắp xếp lại và bố trí mới
- Giải pháp thực hiện bố trí sắp xếp dân cư
2. Quy hoạch sử dụng đất và phát triển các ngành sản xuất
2.1. Quy hoạch sử dụng đất
- Đất sản xuất nông nghiệp
- Đất lâm nghiệp
- Đất ở
- Đất chuyên dùng
2.2. Phát triển các ngành sản xuất
- Nông nghiệp
- Lâm nghiệp
- Ngành nghề và dịch vụ
3. Phát triển lĩnh vực văn hóa - xã hội
- Công tác giảm nghèo
- Giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực
- Y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân
- Giải quyết việc làm
- Bảo tồn bản sắc văn hóa, loại bỏ tập tục lạc hậu
- Đào tạo bồi dưỡng cán bộ cơ sở và cộng đồng
4. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng
- Bố trí các công trình hành chính, phúc lợi
- Đường giao thông đến các bản
- Công trình điện nông thôn
- Thủy lợi kết hợp khai hoang
- Nước sinh hoạt tập trung
- Trường học, nhà ở giáo viên
- Nhà văn hóa - Khu thể thao thôn, bản
- Nhà y tế thôn, bản
- Hệ thống truyền thanh thôn, bản
- Hỗ trợ xóa nhà tạm bợ, tranh tre dột nát, di chuyển chuồng trại chăn nuôi, nhà vệ sinh ra xa nơi ở
5. Đảm bảo quốc phòng, an ninh
6. Đảm bảo môi trường sinh thái
III. NHU CẦU VỐN THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Tổng hợp nhu cầu vốn
Tổng nguồn vốn phân theo lĩnh vực
2. Nguồn vốn thực hiện
- Ngân sách nhà nước
- Vốn từ các đơn vị, tổ chức
- Vốn của nhân dân
3. Phân kỳ vốn đầu tư qua các năm
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ ÁN
1. Hiệu quả kinh tế
2. Hiệu quả xã hội và môi trường
2.1. Hiệu quả xã hội
2.2. Hiệu quả môi trường
3. Hiệu quả về quốc phòng - an ninh
V. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Quy hoạch bố trí dân cư
2. Giải pháp về sử dụng đất và phát triển nông, lâm nghiệp
3. Giải pháp về phát triển ngành nghề dịch vụ
4. Giải pháp về xây dựng, kiện toàn hệ thống chính trị cơ sở; tăng cường đào tạo cán bộ thôn, bản
5. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực
6. Giải pháp về tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước
7. Giải pháp về chính sách tín dụng và đầu tư
8. Giải pháp về cơ chế, chính sách.
Phần III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Tổ chức thực hiện
2. Phân công trách nhiệm
2.1. Các Sở, ban, ngành
2.2. UBND huyện Mường Lát
2.3. UBND các xã Tén Tằn và Mường Chanh.
Phần IV
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Kiến nghị
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Ban Dân tộc
- Chủ trì, phối hợp với các Sở: Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Y tế; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Lao động, Thương binh và Xã hội; Nội vụ; Xây dựng; Tư pháp, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Giáo dục và Đào tạo; Thông tin và Truyền thông; Khoa học và Công nghệ; Tài nguyên và Môi trường; Giao thông vận tải; UBND huyện Mường Lát và các đơn vị có liên quan xây dựng Đề án.
- Lập dự toán kinh phí xây dựng Đề án, gửi Sở Tài chính.
- Tổng hợp ý kiến đóng góp của các Sở: Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Y tế; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Lao động, Thương binh và Xã hội; Nội vụ; Xây dựng; Tư pháp, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Giáo dục và Đào tạo; Thông tin và Truyền thông; Khoa học và Công nghệ; Tài nguyên và Môi trường; Giao thông vận tải; Ban Dân vận Tỉnh ủy; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh; Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; Công an tỉnh; UBND huyện Mường Lát và các đơn vị có liên quan xây dựng Đề án; trình Chủ tịch UBND tỉnh trong Quý II, năm 2016.
2. Sở Tài chính
Thẩm định, bố trí kinh phí lập Đề án trong nguồn kinh phí sự nghiệp kinh tế Ngân sách tỉnh dành cho xây dựng các đề án, dự án quy hoạch, trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, phê duyệt.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Trưởng Ban Dân tộc; Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Y tế; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Lao động, Thương binh và Xã hội; Nội vụ; Xây dựng; Tư pháp, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Giáo dục và Đào tạo; Thông tin và Truyền thông; Khoa học và Công nghệ; Tài nguyên và Môi trường; Giao thông vận tải; UBND huyện Mường Lát; các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
KT. CHỦ TỊCH |
Quyết định 5636/QĐ-UBND năm 2015 về Chương trình công tác năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa Ban hành: 31/12/2015 | Cập nhật: 11/04/2018