Quyết định 807/QĐ-UBND phê duyệt Phương án thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư trực tiếp và trợ giá giống cây trồng tỉnh Lâm Đồng năm 2014
Số hiệu: 807/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng Người ký: Đoàn Văn Việt
Ngày ban hành: 24/04/2014 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Nông nghiệp, nông thôn, Tài chính, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 807/QĐ-UBND

Lâm Đồng, ngày 24 tháng 04 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP VÀ TRỢ GIÁ GIỐNG CÂY TRỒNG TỈNH LÂM ĐỒNG NĂM 2014

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 102/QĐ-TTg ngày 07/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân hộ nghèo vùng khó khăn và Thông tư liên tịch số 01/2010/TTLT-UBDT-BTC ngày 08/01/2010 của liên bộ Ủy ban Dân tộc, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 102/QĐ-TTg ngày 07/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ.

Căn cứ Quyết định số 1366/QĐ-TTg ngày 25/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 289/QĐ-TTg ngày 18/3/2008 về ban hành một số chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ thuộc diện chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo và ngư dân;

Tiếp theo Quyết định số 2503/QĐ-UBND ngày 05/12/2013 của UBND tỉnh về việc giao chỉ tiêu kinh tế xã hội năm 2014;

Xét đề nghị của Trưởng Ban Dân tộc tại Tờ trình số 141/BDT-CSDT ngày 16/4/2014,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Phương án thực hiện chính sách hỗ trợ trực tiếp và trợ giá giống cây trồng tỉnh Lâm Đồng năm 2014 với những nội dung cụ thể như sau:

1. Về cơ chế chính sách:

Thực hiện hỗ trợ trực tiếp cho người dân nghèo tại các xã khu vực II, III; trợ giá giống cây trồng cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ dân tộc thiểu số ở vùng khó khăn và cấp dầu hỏa cho những hộ chưa có điện.

2. Đối tượng, định mức, mặt hàng:

a) Hỗ trợ trực tiếp cho các hộ:

- Đối tượng được hỗ trợ trực tiếp là người dân thuộc hộ nghèo theo Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ.

- Phạm vi thực hiện: 107 xã thuộc vùng khó khăn quy định tại Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 của Thủ tướng chính phủ và 03 xã tách từ xã vùng khó khăn là: xã Trạm Hành, thành phố Đà Lạt; xã Đạ Quyn, huyện Đức Trọng và xã Tân Lâm, huyện Di Linh.

- Định mức hỗ trợ: người dân thuộc hộ nghèo ở các xã khu vực II được hỗ trợ 80.000đ/người/năm; người dân thuộc hộ nghèo ở các xã khu vực III được hỗ trợ 100.000đ/người/năm.

- Phương thức hỗ trợ: bằng tiền mặt hoặc hiện vật, các địa phương căn cứ kế hoạch được giao, tiến hành rà soát, thống kê số hộ, khẩu được hưởng hỗ trợ tại từng thôn, từng xã, niêm yết công khai cho mọi người dân được biết. Khi cấp tiền hoặc hiện vật cho dân, phải có cán bộ thôn, xã cùng giám sát việc chi trả. Người nhận tiền hỗ trợ là chủ hộ hoặc thành viên trong hộ; trường hợp hộ neo người, vì lý do sức khỏe, bệnh tật không trực tiếp đi nhận tiền hỗ trợ thì xã và thôn tổ chức trao tiền tận tay. Người nhận tiền hoặc hiện vật phải ký hoặc điểm chỉ vào danh sách hộ nghèo nhận tiền hỗ trợ, hiện vật (theo Biểu số 01, số 02 đính kèm Thông tư số 01/2010/TTLT-UBDT-BTC ngày 08/01/2010 của Ủy ban Dân tộc - Bộ Tài chính) và được UBND cấp xã xác nhận làm căn cứ quyết toán.

b) Hàng cấp không thu tiền: Cấp bằng tiền mặt tương đương 05 lít dầu hỏa/hộ/năm cho các hộ dân tộc thiểu số, hộ nghèo, hộ chính sách, hộ cận nghèo ở những nơi chưa có điện hoặc đã có điện lưới nhưng chưa có điều kiện mắc điện vào nhà theo Quyết định số 1366/QĐ-TTg ngày 25/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ.

c) Trợ giá giống cây trồng: Tổng kinh phí 7.583,5 triệu đồng theo Quyết định số 2503/QĐ-UBND ngày 05/12/2013, trong đó:

- Giống lúa: Khối lượng 450 tấn, kinh phí 2.250 triệu đồng, mức hỗ trợ 5.000đ/kg; định mức 120kg/ha; mức hỗ trợ không quá 02 ha/hộ. Thực hiện trợ giá giống lúa mới cho hộ dân tộc thiểu số, hộ nông dân nghèo, cận nghèo có diện tích canh tác tại xã khu vực III; các thôn, buôn vùng III thuộc các xã khu vực I, II theo Quyết định số 447/QĐ-UBDT ngày 19/9/2013 của Ủy ban Dân tộc. Mức hỗ trợ thực hiện theo Quyết định số 684/QĐ-UBND ngày 04/4/2014 của UBND tỉnh về phê duyệt giá bán lẻ tối đa và mức trợ giá mặt hàng ngô giống, lúa giống thuộc chỉ tiêu trợ giá của nhà nước năm 2014, chủng loại do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định.

Đơn vị thực hiện: Công ty TNHH Bình Tây, Công ty TNHH Hồng Trang, Công ty TNHH Nam Phát, Công ty TNHH Long Minh Trung.

- Giống bắp lai: Khối lượng 43,33 tấn, kinh phí 650 triệu đồng, định mức hỗ trợ 15.000 đ/kg; định mức 15 kg/ha. Thực hiện trợ giá giống bắp lai cho hộ dân tộc thiểu số, hộ nông dân nghèo, cận nghèo có diện tích canh tác tại xã khu vực III; các thôn buôn vùng III thuộc các xã khu vực I, II theo Quyết định số 447/QĐ-UBDT ngày 19/9/2013 của Ủy ban Dân tộc. Mức hỗ trợ thực hiện theo Quyết định số 684/QĐ-UBND ngày 04/4/2014 của UBND tỉnh về phê duyệt giá bán lẻ tối đa và mức trợ giá mặt hàng ngô giống, lúa giống thuộc chỉ tiêu trợ giá của nhà nước năm 2014, chủng loại do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định.

Đơn vị thực hiện: Công ty TNHH Bình Tây, Công ty TNHH Hồng Trang, Công ty TNHH Nam Phát, Công ty TNHH Long Minh Trung.

- Giống dâu tằm: Diện tích 50 ha, kinh phí 265 triệu đồng, định mức hỗ trợ 5,3 triệu đồng/ha, không quá 0,7 ha/hộ; đối tượng được hưởng là các hộ nông dân, công nhân nông trường có nhu cầu trồng mới, chuyển đổi giống dâu tằm phù hợp quy hoạch của huyện Lâm Hà và thành phố Bảo Lộc.

- Giống cà phê: Diện tích 551,43 ha, kinh phí 1.848,5 triệu đồng. Trong đó:

+ Cà phê ghép chồi cải tạo: Diện tích 270 ha, kinh phí 891 triệu đồng, định mức hỗ trợ: 3,3 triệu đồng/ha (3000đ/cây, mật độ 1.100 cây/ha), mức hỗ trợ không quá 0,5 ha/hộ; đối tượng được hỗ trợ là hộ nghèo, hộ cận nghèo ở các xã khu vực II, khu vực III; hộ dân tộc thiểu số ở các xã, phường, thị trấn có nhu cầu chuyển đổi trên các địa bàn được giao theo kế hoạch (huyện Lâm Hà, thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc).

+ Cà phê ghép cao sản: Diện tích 90 ha, kinh phí 396 triệu đồng, định mức hỗ trợ: 4,4 triệu đồng/ha (4000đ/cây, mật độ 1.100 cây/ha), mức hỗ trợ không quá 0,5 ha/hộ; đối tượng được hỗ trợ là hộ nghèo, hộ cận nghèo ở các xã khu vực II, khu vực III; hộ dân tộc thiểu số ở các xã, phường, thị trấn có nhu cầu chuyển đổi trên các địa bàn được giao theo kế hoạch (huyện Bảo Lâm).

+ Cà phê thực sinh: Diện tích 301,43 ha, kinh phí 907,5 triệu đồng, định mức hỗ trợ: 2,75 triệu đồng/ha (2.500đ/cây, mật độ 1.100 cây/ha), riêng xã Đồng Nai Thượng huyện Cát Tiên mức hỗ trợ 3,85 triệu đồng/ha; mức hỗ trợ không quá 0,5 ha/hộ; đối tượng được hỗ trợ là hộ nghèo, hộ cận nghèo ở các xã khu vực II, khu vực III; hộ dân tộc thiểu số ở các xã, phường, thị trấn có nhu cầu chuyển đổi trên các địa bàn được giao theo kế hoạch (huyện Di Linh, Bảo Lâm, Đam Rông, Cát Tiên).

+ Cà phê catimor: Diện tích 10 ha, kinh phí 50 triệu đồng, định mức hỗ trợ: 5 triệu đồng/ha (1.000đ/cây, mật độ 5.000 cây/ha) đối tượng được hưởng là các hộ nông dân tại các xã khu vực II, III có nhu cầu trồng thuần hay chuyển đổi trên các địa bàn được giao theo kế hoạch (huyện Đơn Dương, Lâm Hà).

- Giống cây ăn quả: Diện tích 635 ha, kinh phí 2.330 triệu đồng, bao gồm: cây ăn quả định mức hỗ trợ 4,0 triệu đồng/ha và bơ ghép định mức hỗ trợ 2,5 triệu đồng/ha với diện tích 140 ha; mức hỗ trợ không quá 0,5 ha/hộ; đối tượng được hỗ trợ là các hộ nông dân có nhu cầu trồng thuần hay chuyển đổi giống cây cho phù hợp với nhu cầu, tình hình thực tế.

- Giống cao su (tiểu điền): Diện tích 51,75 ha, kinh phí 240 triệu đồng, định mức hỗ trợ 2 triệu đồng/ha (riêng xã Đồng Nai Thượng huyện Cát Tiên mức hỗ trợ 6,3 triệu đồng/ha), không quá 1,0 ha/hộ (giống và mật độ do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn). Đối tượng được hưởng là các hộ nông dân có nhu cầu trồng mới hoặc chuyển đổi theo quy hoạch trên địa bàn huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên.

Đơn vị cung ứng giống các loại cây trồng tại các mục nêu trên là các cơ sở sản xuất giống do Trung tâm Khuyến nông tỉnh, Trung tâm Nông nghiệp cấp huyện hướng dẫn và chuyển giao; hoặc mua ngoài thì cơ sở sản xuất giống phải được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh (nơi cơ sở đăng ký sản xuất kinh doanh) thông báo tiếp nhận đạt tiêu chuẩn cây giống xuất vườn theo quy định.

d) Xây dựng trạm truyền thanh không dây: Tổng kinh phí 1.500 triệu đồng để đầu tư lắp đặt mới 04 trạm truyền thanh không dây tại 04 xã: xã Đạ Oai, xã Mađagui huyện Đạ Huoai; xã Hiệp Thạnh, Liên Hiệp, huyện Đức Trọng và bổ sung 60 cụm loa cho 06 xã thuộc huyện Đức Trọng.

Giao Ban Dân tộc làm chủ đầu tư, phối hợp Đài Phát thanh - truyền hình tỉnh tư vấn về kỹ thuật; mua sắm trang thiết bị phù hợp, đạt yêu cầu chất lượng.

3. Kinh phí thực hiện:

a) Hỗ trợ trực tiếp cho các hộ:

- Các hộ tại xã khó khăn khu vực II:

- Các hộ tại xã khó khăn khu vực III:

- Kinh phí dự phòng:

b) Trợ giá giống cây trồng:

c) Hàng cấp không thu tiền:

- Dầu hỏa:

d) Xây dựng trạm truyền thanh không dây

đ) Quản lý dự án:

e) Kinh phí dự phòng:

15.500,00 triệu đồng

5.500,00 triệu đồng.

2.209,12 triệu đồng.

2.778,80 triệu đồng.

512,08 triệu đồng.

7.583,50 triệu đồng.

700,00 triệu đồng.

700,00 triệu đồng.

1.500,00 triệu đồng.

32,00 triệu đồng.

184,50 triệu đồng.

Nguồn kinh phí theo Quyết định số 2503/QĐ-UBND ngày 05/12/2013 của UBND tỉnh.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Ban Dân tộc chủ trì phối hợp các sở, ngành có liên quan xác định địa điểm, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách theo đúng quy định hiện hành; có trách nhiệm tổng hợp toàn tỉnh và báo cáo UBND tỉnh, Ủy ban Dân tộc theo quy định.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư căn cứ chỉ tiêu kế hoạch năm 2014 để thông báo chi tiết cho các địa phương, đơn vị tổ chức thực hiện.

3. Sở Tài chính hướng dẫn nguyên tắc, thủ tục cấp phát, thanh quyết toán theo quy định.

4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo, hướng dẫn cụ thể về mật độ, chủng loại, tiêu chuẩn, chất lượng giống cây trồng cung ứng cho đối tượng thụ hưởng chính sách.

5. UBND các huyện, thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc có trách nhiệm:

- Chỉ đạo đơn vị chức năng trực thuộc phối hợp với Hội nông dân lập danh sách đối tượng được hỗ trợ, trình UBND huyện, thành phố phê duyệt để thực hiện.

- Chủ động điều chỉnh các hạng mục kế hoạch thuộc chương trình trong phạm vi vốn kế hoạch 2014, theo nguyên tắc phù hợp địa bàn, đối tượng của chương trình và có thỏa thuận của Ban Dân tộc, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước khi thực hiện (không được chuyển sang vật nuôi).

6. Các đơn vị được giao nhiệm vụ có trách nhiệm báo cáo Ban Dân tộc về địa điểm, đơn vị cung ứng, khu vực, đối tượng, giá bán, giá mua... trước khi triển khai thực hiện.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Trưởng Ban Dân tộc, Giám đốc các sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc và thủ trưởng các ngành, đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:

- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Như điều 3;
- LĐVP; CV: TC;
- Lưu: VT, NN.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đoàn Văn Việt