Quyết định 684/QĐ-UBND năm 2014 công bố thủ tục hành chính mới ban hành thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp xã tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Số hiệu: 684/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Người ký: Hồ Văn Niên
Ngày ban hành: 08/04/2014 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 684/QĐ-UBND

Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 08 tháng 04 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND & UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 42/TTr-SNN-VP ngày 27/02/2014 và Tờ trình số 565/TTr-STP-KSTT ngày 28/3/2014 của Giám đốc Sở Tư pháp,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này 08 thủ tục hành chính mới ban hành thuộc lĩnh vực Thủy lợi thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp xã tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Chi tiết tại phụ lục kèm theo Quyết định).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban, Ngành cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Tư pháp;
- Bộ NN và PTNT;
- Cục Kiểm soát TTHC;
- TTr Tỉnh ủy; TTr HĐND tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh và các tổ chức, đoàn thể cấp tỉnh;
- Các sở: Tư pháp; Nội vụ; NN&PTNT;
- Báo BR-VT, Đài PTTH tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- UBND các xã, phường, thị trấn;
- Trung tâm Công báo, tin học tỉnh;
- Như Điều 3;
- Lưu: VT, TH.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Hồ Văn Niên

 

PHỤ LỤC

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA UBND CẤP XÃ TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 684/QĐ-UBND ngày 08 tháng 04 năm 2014 của Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)

PHẦN I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

STT

Tên thủ tục hành chính

I. LĨNH VỰC THỦY LỢI

1

Cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi được quy định tại khoản 1, 2, 6, 7, 8 và 10 Điều 1 Quyết định số 55/2004/QĐ-BNN ngày 01 tháng 11 năm 2004

2

Cấp giấy phép cho hoạt động trồng cây lâu năm thuộc loại rễ ăn sâu trên 1m trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi

3

Cấp giấy phép khai thác các hoạt động du lịch, thể thao có mục đích kinh doanh; hoạt động nghiên cứu khoa học làm ảnh hưởng đến vận hành, an toàn công trình và các hoạt động kinh doanh dịch vụ trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi

4

Cấp giấy phép cho các hoạt động giao thông vận tải của xe cơ giới trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi; trừ các trường hợp sau:

a) Các loại xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, xe cơ giới dùng cho người tàn tật;

b) Xe cơ giới đi trên đường giao thông công cộng trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;

c) Xe cơ giới đi qua công trình thủy lợi kết hợp đường giao thông công cộng có tải trọng, kích thước phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế của công trình thủy lợi

5

Cấp giấy phép cho hoạt động nổ mìn và các hoạt động gây nổ không gây tác hại khác trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi

6

Gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi

7

Cấp giấy phép xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi

8

Gia hạn sử dụng, điều chỉnh nội dung giấy phép xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi.

PHẦN II. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU:

I. LĨNH VỰC THỦY LỢI

1. Cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi được quy định tại khoản 1, 2, 6, 7, 8 và 10 Điều 1 Quyết định số 55/2004/QĐ-BNN ngày 01/11/2004.

- Trình tự thực hiện:

Bước 1. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định pháp luật.

Bước 2. Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ thuộc UBND các huyện, thành phố.

Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện, phòng Kinh tế các thành phố tiếp nhận kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ theo quy định, trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì phải thông báo và hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định. Khi hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn giao cho người nộp.

Bước 3. Quá trình xem xét, thẩm định hồ sơ.

Trong quá trình thẩm định hồ sơ và kiểm tra thực tế hiện trường nếu đúng với quy định, đủ điều kiện để cấp giấy phép thì trình cấp thẩm quyền cấp giấy phép;

Bước 4. Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ thuộc UBND các huyện, thành phố.

Công chức trả kết quả kiểm tra giấy hẹn và trả kết quả cho người nhận (trong trường hợp nhận hộ, người nhận hộ phải có thêm giấy ủy quyền theo quy định).

* Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ 30 đến 11 giờ, chiều từ 13 giờ 30 đến 16 giờ 30 (từ thứ 2 đến thứ 6 trong tuần), trừ ngày lễ.

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở UBND các huyện, thành phố.

- Thành phần hồ sơ:

+ Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi (Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư số 21/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn);

+ Hồ sơ kỹ thuật đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

+ Sơ họa vị trí khu vực tiến hành các hoạt động đề nghị cấp phép;

+ Báo cáo đánh giá ảnh hưởng của hoạt động đến việc vận hành và an toàn của công trình thủy lợi;

+ Văn bản thỏa thuận với tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;

+ Văn bản thỏa thuận về sử dụng đất lâu dài hoặc có thời hạn với chủ sử dụng đất hợp pháp;

+ Báo cáo đánh giá tác động môi trường.

- Số lượng hồ sơ: 02 bộ hồ sơ (01 bộ chính và 01 bộ sao chụp).

- Thời hạn giải quyết:

+ Đối với các hoạt động quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 10 Điều 1 Quyết định số 55/2004/QĐ-BNN ngày 01 tháng 11 năm 2004: Trong thời hạn 25 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Nông nghiệp và PTNT các huyện, phòng Kinh tế các thành phố có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế hiện trường khi cần thiết, nếu đủ điều kiện để cấp phép thì trình cấp có thẩm quyền cấp giấy phép; trường hợp không đủ điều kiện để cấp phép, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện, Phòng kinh tế các thành phố trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép và thông báo lý do không cấp phép;

+ Đối với các hoạt động quy định tại khoản 6, khoản 7, khoản 8 Điều 1 Quyết định số 55/2004/QĐ-BNN ngày 01 tháng 11 năm 2004: Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện, Phòng kinh tế các thành phố có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế hiện trường khi cần thiết, nếu đủ điều kiện để cấp phép thì trình cấp có thẩm quyền cấp giấy phép; trường hợp không đủ điều kiện để cấp phép, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện, Phòng kinh tế các thành phố trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép và thông báo lý do không cấp phép.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, phòng Kinh tế thành phố

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép.

- Lệ phí (nếu có): Không.

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi (Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư số 21/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

- Căn cứ pháp của thủ tục hành chính:

+ Pháp lệnh Khai thác bảo vệ công trình thủy lợi năm 2001;

+ Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;

+ Thông tư số 21/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thủy lợi theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010;

+ Quyết định số 55/2004/QĐ-BNN ngày 01/11/2004 của Bộ Nông nghiệp & PTNT ban hành quy định việc cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;

+ Quyết định số 62/2007/QĐ-BNN ngày 28/6/2007 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về việc cấp phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, ban hành kèm theo Quyết định số 55/2004/QĐ-BNN ngày 01 tháng 11 năm 2004 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

 

PHỤ LỤC 1:

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG TRONG PHẠM VI BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Tên tổ chức, cá nhân
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG TRONG PHẠM VI
BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI

Kính gửi: UBND huyện (thành phố) …………….

Tên tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép:

Địa chỉ:

Số điện thoại: ……………………… Số Fax: ………………………….

Đề nghị được cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ của công trình thủy lợi (tên hệ thống công trình thủy lợi) do (tên tổ chức, cá nhân đang quản lý khai thác công trình thủy lợi) quản lý với các nội dung sau:

- Tên các hoạt động: ……………………….

- Vị trí của các hoạt động..............................

- Thời hạn xin cấp phép....; từ... ngày... tháng….. năm, đến ngày... tháng... năm……

Đề nghị Ủy ban nhân dân huyện (thành phố).... xem xét và cho phép (tên tổ chức, cá nhân xin cấp phép) thực hiện các hoạt động trên. Chúng tôi cam kết hoạt động đúng phạm vi được phép và tuân thủ các quy định của giấy phép.

 

 

Tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép
(Ký tên và đóng dấu hoặc ký, ghi rõ họ tên)

 

2. Cấp giấy phép cho hoạt động trồng cây lâu năm thuộc loại rễ ăn sâu trên 1m trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.

- Trình tự thực hiện:

Bước 1. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định pháp luật.

Bước 2. Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ thuộc UBND các huyện, thành phố.

Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện, phòng Kinh tế các thành phố tiếp nhận kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ theo quy định, trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì phải thông báo và hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định. Khi hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn giao cho người nộp.

Bước 3. Quá trình xem xét, thẩm định hồ sơ.

Trong quá trình thẩm định hồ sơ và kiểm tra thực tế hiện trường nếu đúng với quy định, đủ điều kiện để cấp giấy phép thì trình cấp thẩm quyền cấp giấy phép;

Bước 4. Nhận kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ thuộc UBND các huyện, thành phố.

Công chức trả kết quả kiểm tra giấy hẹn và trả kết quả cho người nhận (trong trường hợp nhận hộ, người nhận hộ phải có thêm giấy ủy quyền theo quy định).

* Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ 30 đến 11 giờ, chiều từ 13 giờ 30 đến 16 giờ 30 (từ thứ 2 đến thứ 6 trong tuần), trừ ngày lễ.

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở UBND các huyện, thành phố.

- Thành phần hồ sơ:

+ Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi (Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư số 21/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn);

+ Sơ họa vị trí khu vực tiến hành các hoạt động đề nghị cấp phép;

+ Báo cáo đánh giá ảnh hưởng của hoạt động đến việc vận hành và an toàn của công trình thủy lợi;

+ Văn bản thỏa thuận với tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;

+ Văn bản thỏa thuận về sử dụng đất lâu dài hoặc có thời hạn với chủ sử dụng đất hợp pháp.

- Số lượng hồ sơ: 02 bộ hồ sơ (01 bộ chính và 01 bộ sao chụp).

- Thời hạn giải quyết:

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện, phòng Kinh tế các thành phố có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế hiện trường khi cần thiết, nếu đủ điều kiện để cấp phép thì trình cấp có thẩm quyền cấp giấy phép; trường hợp không đủ điều kiện để cấp phép, phòng Nông nghiệp và PTNT các huyện, phòng Kinh tế các thành phố trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép và thông báo lý do không cấp phép.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân huyện, thành phố.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, phòng Kinh tế thành phố.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép.

- Lệ phí (nếu có): Không.

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi (Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư số 21/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Pháp lệnh Khai thác bảo vệ công trình thủy lợi năm 2001;

+ Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;

+ Thông tư số 21/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về sửa đổi, bổ sung một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thủy lợi theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010;

+ Quyết định số 55/2004/QĐ-BNN ngày 01 tháng 11 năm 2004 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về ban hành quy định việc cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;

+ Quyết định số 62/2007/QĐ-BNN ngày 28 tháng 6 năm 2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về việc cấp phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, ban hành kèm theo Quyết định số 55/2004/QĐ-BNN ngày 01 tháng 11 năm 2004 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

 

PHỤ LỤC 1:

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG TRONG PHẠM VI BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Tên tổ chức, cá nhân
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG TRONG PHẠM VI
BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI

Kính gửi: Ủy ban nhân dân huyện (thành phố) …………….

Tên tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép:

Địa chỉ:

Số điện thoại: ………………………… Số Fax: …………………………….

Đề nghị được cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ của công trình thủy lợi (tên hệ thống công trình thủy lợi) do (tên tổ chức, cá nhân đang quản lý khai thác công trình thủy lợi) quản lý với các nội dung sau:

- Tên các hoạt động: ……………………….

- Vị trí của các hoạt động..............................

- Thời hạn xin cấp phép....; từ... ngày... tháng….. năm, đến ngày... tháng... năm……

Đề nghị Ủy ban nhân dân huyện (thành phố)....xem xét và cho phép (tên tổ chức, cá nhân xin cấp phép) thực hiện các hoạt động trên. Chúng tôi cam kết hoạt động đúng phạm vi được phép và tuân thủ các quy định của giấy phép.

 

 

Tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép
(Ký tên và đóng dấu hoặc ký, ghi rõ họ tên)

 

3. Cấp giấy phép khai thác các hoạt động du lịch, thể thao có mục đích kinh doanh; hoạt động nghiên cứu khoa học làm ảnh hưởng đến vận hành, an toàn công trình và các hoạt động kinh doanh dịch vụ trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.

- Trình tự thực hiện:

Bước 1. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định pháp luật.

Bước 2. Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ thuộc UBND các huyện, thành phố.

Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện, phòng Kinh tế các thành phố tiếp nhận kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ theo quy định, trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì phải thông báo và hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định. Khi hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn giao cho người nộp.

Bước 3. Quá trình xem xét, thẩm định hồ sơ.

Trong quá trình thẩm định hồ sơ và kiểm tra thực tế hiện trường nếu đúng với quy định, đủ điều kiện để cấp giấy phép thì trình cấp thẩm quyền cấp giấy phép.

Bước 4. Nhận kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ thuộc UBND các huyện, thành phố.

Công chức trả kết quả kiểm tra giấy hẹn và trả kết quả cho người nhận (trong trường hợp nhận hộ, người nhận hộ phải có thêm giấy ủy quyền theo quy định).

* Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ 30 đến 11 giờ, chiều từ 13 giờ 30 đến 16 giờ 30 (từ thứ 2 đến thứ 6 trong tuần), trừ ngày lễ.

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở UBND các huyện, thành phố.

- Thành phần hồ sơ:

+ Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi (Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư số 21/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn);

+ Dự án đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

+ Sơ họa vị trí khu vực tiến hành các hoạt động đề nghị cấp phép;

+ Báo cáo đánh giá ảnh hưởng của hoạt động đến việc vận hành và an toàn của công trình thủy lợi;

+ Văn bản thỏa thuận với tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;

+ Văn bản thỏa thuận về sử dụng đất lâu dài hoặc có thời hạn với chủ sử dụng đất hợp pháp;

+ Báo cáo đánh giá tác động môi trường.

- Số lượng hồ sơ: 02 bộ hồ sơ (01 bộ chính và 01 bộ sao chụp).

- Thời hạn giải quyết:

Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Nông nghiệp và PTNT các huyện, phòng Kinh tế các thành phố có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế hiện trường khi cần thiết, nếu đủ điều kiện để cấp phép thì trình cấp có thẩm quyền cấp giấy phép; trường hợp không đủ điều kiện để cấp phép, Phòng Nông nghiệp và PTNT các huyện, phòng Kinh tế các thành phố trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép và thông báo lý do không cấp phép.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, phòng Kinh tế thành phố

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép.

- Lệ phí (nếu có): Không.

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi (Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư số 21/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Pháp lệnh Khai thác bảo vệ công trình thủy lợi năm 2001;

+ Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;

+ Thông tư số 21/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về sửa đổi, bổ sung một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thủy lợi theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010;

+ Quyết định số 55/2004/QĐ-BNN ngày 01/11/2004 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về ban hành quy định việc cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;

+ Quyết định số 62/2007/QĐ-BNN ngày 28 tháng 6 năm 2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về việc cấp phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, ban hành kèm theo Quyết định số 55/2004/QĐ-BNN ngày 01 tháng 11 năm 2004 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

 

PHỤ LỤC 1:

Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi

(Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Tên tổ chức, cá nhân
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG TRONG PHẠM VI
BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI

Kính gửi: Ủy ban nhân dân huyện (thành phố) …………….

Tên tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép:

Địa chỉ:

Số điện thoại: ………………………… Số Fax: …………………………….

Đề nghị được cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ của công trình thủy lợi (tên hệ thống công trình thủy lợi) do (tên tổ chức, cá nhân đang quản lý khai thác công trình thủy lợi) quản lý với các nội dung sau:

- Tên các hoạt động: ……………………….

- Vị trí của các hoạt động..............................

- Thời hạn xin cấp phép....; từ... ngày... tháng….. năm, đến ngày... tháng... năm……

Đề nghị Ủy ban nhân dân huyện (thành phố).... xem xét và cho phép (tên tổ chức, cá nhân xin cấp phép) thực hiện các hoạt động trên. Chúng tôi cam kết hoạt động đúng phạm vi được phép và tuân thủ các quy định của giấy phép.

 

 

Tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép
(Ký tên và đóng dấu hoặc ký, ghi rõ họ tên)

 

4. Cấp giấy phép cho các hoạt động giao thông vận tải của xe cơ giới trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi; trừ các trường hợp sau: a) Các loại xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, xe cơ giới dùng cho người tàn tật; b) Xe cơ giới đi trên đường giao thông công cộng trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi; c) Xe cơ giới đi qua công trình thủy lợi kết hợp đường giao thông công cộng có tải trọng, kích thước phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế của công trình thủy Iợi.

- Trình tự thực hiện:

Bước 1. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định pháp luật.

Bước 2. Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ thuộc UBND các huyện, thành phố.

Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện, phòng Kinh tế các thành phố tiếp nhận kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ theo quy định, trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì phải thông báo và hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định. Khi hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn giao cho người nộp.

Bước 3. Quá trình xem xét, thẩm định hồ sơ.

Trong quá trình thẩm định hồ sơ và kiểm tra thực tế hiện trường nếu đúng với quy định, đủ điều kiện để cấp giấy phép thì trình cấp thẩm quyền cấp giấy phép.

Bước 4. Nhận kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ thuộc UBND các huyện, thành phố.

Công chức trả kết quả kiểm tra giấy hẹn và trả kết quả cho người nhận (trong trường hợp nhận hộ, người nhận hộ phải có thêm giấy ủy quyền theo quy định).

* Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ 30 đến 11 giờ, chiều từ 13 giờ 30 đến 16 giờ 30 (từ thứ 2 đến thứ 6 trong tuần), trừ ngày lễ.

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở UBND các huyện, thành phố.

- Thành phần hồ sơ:

+ Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi (Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư số 21/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn);

+ Bản sao chụp Sổ đăng kiểm xe mang theo bản chính để đối chiếu khi nộp hồ sơ;

+ Sơ họa vị trí khu vực tiến hành các hoạt động đề nghị cấp phép;

+ Báo cáo đánh giá ảnh hưởng của hoạt động đến việc vận hành và an toàn của công trình thủy lợi;

+ Văn bản thỏa thuận với tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.

- Số lượng hồ sơ: 02 bộ hồ sơ (01 bộ chính và 01 bộ sao chụp).

- Thời hạn giải quyết:

Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Nông nghiệp và PTNT các huyện, phòng Kinh tế các thành phố có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế hiện trường khi cần thiết, nếu đủ điều kiện để cấp phép thì trình cấp có thẩm quyền cấp giấy phép; trường hợp không đủ điều kiện để cấp phép, Phòng Nông nghiệp và PTNT các huyện, phòng Kinh tế các thành phố trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề nghị và thông báo lý do không cấp phép.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, phòng Kinh tế thành phố

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép.

- Lệ phí (nếu có): Không.

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi (Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư số 21/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Pháp lệnh Khai thác bảo vệ công trình thủy lợi năm 2001;

+ Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;

+ Thông tư số 21/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về sửa đổi, bổ sung một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thủy lợi theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010;

+ Quyết định số 55/2004/QĐ-BNN ngày 01 tháng 11 năm 2004 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về ban hành quy định việc cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;

+ Quyết định số 62/2007/QĐ-BNN ngày 28 tháng 6 năm 2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về việc cấp phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, ban hành kèm theo Quyết định số 55/2004/QĐ-BNN ngày 01 tháng 11 năm 2004 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

 

PHỤ LỤC 1:

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG TRONG PHẠM VI BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Tên tổ chức, cá nhân
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG TRONG PHẠM VI
BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI

Kính gửi: Ủy ban nhân dân huyện (thành phố) …………….

Tên tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép:

Địa chỉ:

Số điện thoại: ………………………… Số Fax: …………………………….

Đề nghị được cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ của công trình thủy lợi (tên hệ thống công trình thủy lợi) do (tên tổ chức, cá nhân đang quản lý khai thác công trình thủy lợi) quản lý với các nội dung sau:

- Tên các hoạt động: ……………………….

- Vị trí của các hoạt động..............................

- Thời hạn xin cấp phép....; từ... ngày... tháng….. năm, đến ngày... tháng... năm……

Đề nghị Ủy ban nhân dân huyện (thành phố).... xem xét và cho phép (tên tổ chức, cá nhân xin cấp phép) thực hiện các hoạt động trên. Chúng tôi cam kết hoạt động đúng phạm vi được phép và tuân thủ các quy định của giấy phép.

 

 

Tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép
(Ký tên và đóng dấu hoặc ký, ghi rõ họ tên)

 

5. Cấp giấy phép cho hoạt động nổ mìn và các hoạt động gây nổ không gây tác hại khác trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.

- Trình tự thực hiện:

Bước 1. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định pháp luật.

Bước 2. Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ thuộc UBND các huyện, thành phố.

Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện, phòng Kinh tế các thành phố tiếp nhận kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ theo quy định, trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì phải thông báo và hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định. Khi hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn giao cho người nộp.

Bước 3. Quá trình xem xét, thẩm định hồ sơ.

Trong quá trình thẩm định hồ sơ và kiểm tra thực tế hiện trường nếu đúng với quy định, đủ điều kiện để cấp giấy phép thì trình cấp thẩm quyền cấp giấy phép.

Bước 4. Nhận kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ thuộc UBND các huyện, thành phố.

Công chức trả kết quả kiểm tra giấy hẹn và trả kết quả cho người nhận (trong trường hợp nhận hộ, người nhận hộ phải có thêm giấy ủy quyền theo quy định).

* Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ 30 đến 11 giờ, chiều từ 13 giờ 30 đến 16 giờ 30 (từ thứ 2 đến thứ 6 trong tuần), trừ ngày lễ.

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở UBND các huyện, thành phố.

- Thành phần hồ sơ:

+ Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi (Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư số 21/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn);

+ Bản sao công chứng hộ chiếu nổ mìn đối với các hoạt động quy định tại khoản 9 Điều 1 của Quyết định số 55/2004/QĐ-BNN ngày 01 tháng 11 năm 2004 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

+ Sơ họa vị trí khu vực tiến hành các hoạt động đề nghị cấp phép;

+ Văn bản thỏa thuận với tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;

+ Văn bản thỏa thuận về sử dụng đất lâu dài hoặc có thời hạn với chủ sử dụng đất hợp pháp;

+ Báo cáo đánh giá tác động môi trường.

- Số lượng hồ sơ: 02 bộ hồ sơ (01 bộ chính và 01 bộ sao chụp).

- Thời hạn giải quyết:

Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện, phòng Kinh tế các thành phố có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế hiện trường khi cần thiết, nếu đủ điều kiện để cấp phép thì trình cấp có thẩm quyền cấp giấy phép; trường hợp không đủ điều kiện để cấp phép, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện, phòng Kinh tế các thành phố trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép và thông báo lý do không cấp phép.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, phòng kinh tế thành phố.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép.

- Lệ phí (nếu có): Không.

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi (Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư số 21/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Pháp lệnh Khai thác bảo vệ công trình thủy lợi năm 2001;

+ Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;

+ Thông tư số 21/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về sửa đổi, bổ sung một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thủy lợi theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010;

+ Quyết định số 55/2004/QĐ-BNN ngày 01 tháng 11 năm 2004 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về ban hành quy định việc cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;

+ Quyết định số 62/2007/QĐ-BNN ngày 28 tháng 6 năm 2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về việc cấp phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, ban hành kèm theo Quyết định số 55/2004/QĐ-BNN ngày 01 tháng 11 năm 2004 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

 

PHỤ LỤC 1:

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG TRONG PHẠM VI BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Tên tổ chức, cá nhân
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG TRONG PHẠM VI
BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI

Kính gửi: Ủy ban nhân dân huyện (thành phố) …………….

Tên tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép:

Địa chỉ:

Số điện thoại: ……………………… Số Fax: …………………………….

Đề nghị được cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ của công trình thủy lợi (tên hệ thống công trình thủy lợi) do (tên tổ chức, cá nhân đang quản lý khai thác công trình thủy lợi) quản lý với các nội dung sau:

- Tên các hoạt động: ……………………….

- Vị trí của các hoạt động..............................

- Thời hạn xin cấp phép....; từ... ngày... tháng….. năm, đến ngày... tháng... năm……

Đề nghị Ủy ban nhân dân huyện (thành phố).... xem xét và cho phép (tên tổ chức, cá nhân xin cấp phép) thực hiện các hoạt động trên. Chúng tôi cam kết hoạt động đúng phạm vi được phép và tuân thủ các quy định của giấy phép.

 

 

Tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép
(Ký tên và đóng dấu hoặc ký, ghi rõ họ tên)

 

6. Gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.

- Trình tự thực hiện:

Bước 1. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định pháp luật.

Bước 2. Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ thuộc UBND các huyện, thành phố.

Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện, phòng Kinh tế các thành phố tiếp nhận kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ theo quy định, trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì phải thông báo và hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định. Khi hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn giao cho người nộp.

Bước 3. Quá trình xem xét, thẩm định hồ sơ.

Trong quá trình thẩm định hồ sơ và kiểm tra thực tế hiện trường nếu đúng với quy định, đủ điều kiện để cấp giấy phép thì trình cấp thẩm quyền cấp giấy phép.

Bước 4. Nhận kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ thuộc UBND các huyện, thành phố.

Công chức trả kết quả kiểm tra giấy hẹn và trả kết quả cho người nhận (trong trường hợp nhận hộ, người nhận hộ phải có thêm giấy ủy quyền theo quy định).

* Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ 30 đến 11 giờ, chiều từ 13 giờ 30 đến 16 giờ 30 (từ thứ 2 đến thứ 6 trong tuần), trừ ngày lễ.

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở UBND các huyện, thành phố.

- Thành phần hồ sơ:

+ Đơn đề nghị gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi (Phụ lục số 2 ban hành kèm theo Thông tư số 21/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp & PTNT);

+ Bản sao giấy phép đã được cấp;

+ Hồ sơ thiết kế kỹ thuật bổ sung hoặc Dự án đầu tư bổ sung, phương án bảo đảm an toàn cho công trình đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (đối với trường hợp đề nghị điều chỉnh nội dung giấy phép);

+ Văn bản thỏa thuận với tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.

- Số lượng hồ sơ: 02 bộ hồ sơ (01 bộ chính và 01 bộ sao chụp).

- Thời hạn giải quyết:

+ Đối với hoạt động quy định tại khoản 3, khoản 5 Điều 1 Quyết định số 55/2004/QĐ-BNN ngày 01/11/2004: Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Nông nghiệp và PTNT các huyện, phòng Kinh tế các thành phố có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế hiện trường khi cần thiết, nếu đủ điều kiện để gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép thì trình cấp có thẩm quyền cấp gia hạn, điều chỉnh nội dung; trường hợp không đủ điều kiện gia hạn, điều chỉnh nội dung phòng Nông nghiệp và PTNT các huyện, phòng Kinh tế các thành phố trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép và thông báo lý do không gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép;

+ Đối với hoạt động quy định tại khoản 4, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9 Điều 1 Quyết định số 55/2004/QĐ-BNN ngày 01/11/2004: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Nông nghiệp và PTNT các huyện, phòng Kinh tế các thành phố có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế hiện trường khi cần thiết, nếu đủ điều kiện để gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép thì trình cấp có thẩm quyền cấp gia hạn, điều chỉnh nội dung; trường hợp không đủ điều kiện gia hạn, điều chỉnh nội dung phòng Nông nghiệp và PTNT các huyện, phòng Kinh tế các thành phố trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép và thông báo lý do không gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép;

+ Đối với hoạt động quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 10 Điều 1 Quyết định số 55/2004/QĐ-BNN ngày 01/11/2004: Trong thời hạn 15 ngày m việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Nông nghiệp và PTNT các huyện, phòng Kinh tế các thành phố có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế hiện trường khi cần thiết, nếu đủ điều kiện để gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép thì trình cấp có thẩm quyền cấp gia hạn, điều chỉnh nội dung; trường hợp không đủ điều kiện gia hạn, điều chỉnh nội dung phòng Nông nghiệp và PTNT các huyện, phòng Kinh tế các thành phố trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép và thông báo lý do không gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân huyện, thành phố.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, phòng Kinh tế thành phố.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép.

- Lệ phí (nếu có): Không.

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi (Phụ lục số 2 ban hành kèm theo Thông tư số 21/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp & PTNT).

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Pháp lệnh Khai thác bảo vệ công trình thủy lợi năm 2001;

+ Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;

+ Thông tư số 21/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ NN&PTNT về sửa đổi, bổ sung một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thủy lợi theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15/12/2010;

+ QĐ số 55/2004/QĐ-BNN ngày 01/11/2004 của Bộ NN&PTNT về ban hành quy định việc cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;

+ Quyết định số 62/2007/QĐ-BNN ngày 28/6/2007 của Bộ NN&PTNT về sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về việc cấp phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, ban hành kèm theo Quyết định số 55/2004/QĐ-BNN .

 

PHỤ LỤC 2:

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIA HẠN SỬ DỤNG (HOẶC ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG) GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG TRONG PHẠM VI BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Tên tổ chức, cá nhân
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

….., ngày … tháng … năm …

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIA HẠN SỬ DỤNG (HOẶC ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG) GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG TRONG PHẠM VI BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI

Kính gửi: Ủy ban nhân dân huyện (thành phố)...

Tên tổ chức, cá nhân đề nghị gia hạn sử dụng điều chỉnh nội dung giấy phép:

Địa chỉ:

Số điện thoại: …………………….. Số Fax: ……………………………….

Đang tiến hành các hoạt động…….. trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi tại vị trí theo giấy phép số.... ngày... tháng... năm... do (Tên cơ quan cấp phép); thời hạn sử dụng giấy phép từ … đến …

Đề nghị Ủy ban nhân dân huyện (thành phố)... xem xét và cho phép (tên tổ chức, cá nhân xin gia hạn, hoặc điều chỉnh nội dung giấy phép) được tiếp tục hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi với những nội dung sau:

- Tên các hoạt động xin gia hạn hoặc điều chỉnh nội dung: ……………

- Vị trí của các hoạt động …………….

- Thời hạn đề nghị gia hạn...; từ..., ngày… tháng... năm..., đến ngày... tháng... năm......

Đề nghị Ủy ban nhân dân huyện (thành phố)... xem xét và cho phép (tên tổ chức, cá nhân xin cấp phép) gia hạn (hoặc điều chỉnh) thực hiện các hoạt động trên. Chúng tôi cam kết hoạt động đúng phạm vi được phép và tuân thủ các quy định của giấy phép.

 

 

Tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép
(Ký tên và đóng dấu hoặc ký, ghi rõ họ tên)

 

7. Cấp giấy phép xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi.

- Trình tự thực hiện:

Bước 1. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định pháp luật.

Bước 2. Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ thuộc UBND các huyện, thành phố.

Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện, phòng Kinh tế các thành phố tiếp nhận kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ theo quy định, trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì phải thông báo và hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định. Khi hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn giao cho người nộp.

Bước 3. Quá trình xem xét, thẩm định hồ sơ.

Trong quá trình thẩm định hồ sơ và kiểm tra thực tế hiện trường nếu đúng với quy định, đủ điều kiện để cấp giấy phép thì trình cấp thẩm quyền cấp giấy phép.

Bước 4. Nhận kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ thuộc UBND các huyện, thành phố.

Công chức trả kết quả kiểm tra giấy hẹn và trả kết quả cho người nhận (trong trường hợp nhận hộ, người nhận hộ phải có thêm giấy ủy quyền theo quy định).

* Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ 30 đến 11 giờ, chiều từ 13 giờ 30 đến 16 giờ 30 (từ thứ 2 đến thứ 6 trong tuần), trừ ngày lễ.

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở UBND các huyện, thành phố.

- Thành phần hồ sơ:

+ Đơn đề nghị cấp giấy phép xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi (Phụ lục số 3 ban hành kèm theo Thông tư số 21/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn);

+ Bản sao công chứng giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể;

+ Bản đồ tỉ lệ 1/5.000 khu vực xử lý nước thải, vị trí xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi;

+ Hồ sơ thiết kế, quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

+ Báo cáo đánh giá tác động môi trường (đối với các trường hợp phải đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật); báo cáo phân tích chất lượng nước thải dự kiến xả vào hệ thống công trình thủy lợi; trường hợp đang xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi phải có báo cáo phân tích chất lượng nước thải của phòng thí nghiệm hoặc trung tâm kiểm định chất lượng nước đạt tiêu chuẩn từ cấp Bộ trở lên;

+ Bản sao chứng thực về giấy tờ quyền sử dụng đất khu vực đặt hệ thống xử lý nước thải.

- Số lượng hồ sơ: 02 bộ hồ sơ (01 bộ chính và 01 bộ sao chụp).

- Thời hạn giải quyết:

Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Nông nghiệp và PTNT các huyện, phòng Kinh tế các thành phố có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế hiện trường khi cần thiết, nếu đủ căn cứ cấp phép thì trình cơ quan có thẩm quyền cấp phép; trường hợp không đủ điều kiện cấp phép Phòng Nông nghiệp và PTNT các huyện, phòng Kinh tế các thành phố trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép và thông báo lý do không cấp phép.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, phòng kinh tế thành phố.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép.

- Lệ phí (nếu có): Không.

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị cấp giấy phép xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi (Phụ lục số 3 ban hành kèm theo Thông tư số 21/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Pháp lệnh Khai thác bảo vệ công trình thủy lợi năm 2001;

+ Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;

+ Thông tư số 21/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về sửa đổi, bổ sung một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thủy lợi theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010;

+ Quyết định số 56/2004/QĐ-BNN ngày 01 tháng 11 năm 2004 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về ban hành quy định việc cấp giấy phép xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi.

 

PHỤ LỤC 3:

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP XẢ NƯỚC THẢI VÀO HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Tên tổ chức, cá nhân
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

….., ngày … tháng … năm …

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP
XẢ NƯỚC THẢI VÀO HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI

Kính gửi: (Tên cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi).

Tên tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép:

Địa chỉ:

Điện thoại: …………………….. Fax …………………………

Đề nghị được cấp giấy phép xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi (Tên hệ thống công trình thủy lợi) do (tổ chức, cá nhân đang quản lý khai thác) tại vị trí ……………. thuộc xã (phường, thị trấn) ……………, huyện (quận) ………………, tỉnh (thành phố) …………… với các nội dung sau:

- Lưu lượng xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi:

- Thời hạn xả nước thải .... năm, từ ... đến ....

- Chất lượng nước thải (có báo cáo phân tích chất lượng nước thải kèm theo).

Đề nghị (Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi) xem xét và cho phép (tên tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép) được phép xả nước thải vào vị trí nói trên.

Chúng tôi cam kết thực hiện đầy đủ và nghiêm chỉnh các yêu cầu ghi trong giấy phép được cấp.

 

 

Tên cơ quan xin cấp giấy phép
(Ký tên, đóng dấu)

 

8. Gia hạn sử dụng, điều chỉnh nội dung giấy phép xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi.

- Trình tự thực hiện:

Bước 1. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định pháp luật.

Bước 2. Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ thuộc UBND các huyện, thành phố.

Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện, phòng Kinh tế các thành phố tiếp nhận kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ theo quy định, trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì phải thông báo và hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định. Khi hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn giao cho người nộp.

Bước 3. Quá trình xem xét, thẩm định hồ sơ.

Trong quá trình thẩm định hồ sơ và kiểm tra thực tế hiện trường nếu đúng với quy định, đủ điều kiện để cấp giấy phép thì trình cấp thẩm quyền cấp giấy phép.

Bước 4. Nhận kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ thuộc UBND các huyện, thành phố.

Công chức trả kết quả kiểm tra giấy hẹn và trả kết quả cho người nhận (trong trường hợp nhận hộ, người nhận hộ phải có thêm giấy ủy quyền theo quy định).

* Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ 30 đến 11 giờ, chiều từ 13 giờ 30 đến 16 giờ 30 (từ thứ 2 đến thứ 6 trong tuần), trừ ngày lễ.

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở UBND các huyện, thành phố.

- Thành phần hồ sơ:

+ Đơn đề nghị gia hạn sử dụng, điều chỉnh nội dung giấy phép xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi (Phụ lục số 4 ban hành kèm theo Thông tư số 21/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn);

+ Bản sao giấy phép xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi đã được cấp;

+ Hồ sơ thiết kế kỹ thuật bổ sung, quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt (đối với trường hợp điều chỉnh nội dung giấy phép);

+ Báo cáo phân tích chất lượng nước thải của phòng thí nghiệm hoặc trung tâm kiểm định chất lượng nước đạt tiêu chuẩn từ cấp Bộ trở lên (đối với trường hợp đề nghị gia hạn sử dụng giấy phép). Báo cáo phân tích chất lượng nước thải dự kiến điều chỉnh xả vào hệ thống công trình thủy lợi (đối với trường hợp đề nghị điều chỉnh nội dung giấy phép).

- Số lượng hồ sơ: 02 bộ hồ sơ (01 bộ chính và 01 bộ sao chụp).

- Thời hạn giải quyết:

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Nông nghiệp và PTNT các huyện, phòng Kinh tế các thành phố có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế hiện trường khi cần thiết, nếu đủ căn cứ gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép thì trình cơ quan có thẩm quyền gia hạn, điều chỉnh giấy phép; trường hợp không đủ điều kiện gia hạn, điều chỉnh giấy phép phòng Nông nghiệp và PTNT các huyện, phòng Kinh tế các thành phố trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề nghị gia hạn, điều chỉnh và thông báo lý do không gia hạn, không cho phép điều chỉnh nội dung giấy phép.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân huyện, thành phố.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, phòng Kinh tế thành phố.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép.

- Lệ phí (nếu có): Không.

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị gia hạn sử dụng, điều chỉnh nội dung giấy phép xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi (Phụ lục số 4 ban hành kèm theo Thông tư số 21/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân có nhu cầu đề nghị gia hạn lại giấy phép thì phải nộp hồ sơ trước khi giấy phép đã cấp hết hạn là ba (3) tháng.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Pháp lệnh Khai thác bảo vệ công trình thủy lợi năm 2001;

+ Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;

+ Thông tư số 21/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về sửa đổi, bổ sung một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thủy lợi theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010;

+ Quyết định số 56/2004/QĐ-BNN ngày 01 tháng 11 năm 2004 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về thẩm quyền thủ tục cấp giấy phép xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi.

 

PHỤ LỤC 4.

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIA HẠN SỬ DỤNG (HOẶC ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG) GIẤY PHÉP XẢ NƯỚC THẢI VÀO HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Tên tổ chức, cá nhân
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

….., ngày … tháng … năm …

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIA HẠN SỬ DỤNG (HOẶC ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG) GIẤY PHÉP XẢ NƯỚC THẢI VÀO HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI

Kính gửi: (Tên cơ quan có thẩm quyền gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi).

Tên tổ chức, cá nhân đề nghị gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép:

Địa chỉ:

Điện thoại: ……………………….. Fax ………………………….

Đang xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi (Tên hệ thống công trình thủy lợi) do (tổ chức, cá nhân đang quản lý khai thác) tại vị trí …………….. thuộc xã (phường, thị trấn) ……………, huyện (quận) ………………, tỉnh (thành phố) …………………. theo giấy phép số ….. ngày ....tháng....năm do (tên cơ quan cấp giấy phép), thời hạn sử dụng giấy phép từ ….. đến…..

Đề nghị (Cơ quan có thẩm quyền gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi) xem xét và cho phép (tên tổ chức, cá nhân xin gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép) được tiếp tục xả nước thải vào vị trí nói trên với các nội dung sau:

- Lưu lượng nước thải xả vào hệ thống công trình thủy lợi: ……..

- Thời hạn xả nước thải .... năm, từ ... đến ....

- Chất lượng nước thải (Có báo cáo phân tích chất lượng nước thải kèm theo).

Chúng tôi cam kết thực hiện đầy đủ và nghiêm chỉnh các yêu cầu ghi trong giấy phép được cấp.

 

 

Tên cơ quan xin cấp giấy phép
(ký tên, đóng dấu)

 





Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính Ban hành: 08/06/2010 | Cập nhật: 11/06/2010