Quyết định 802/QĐ-UBND năm 2015 về việc ban hành Kế hoạch sơ kết công tác cải cách hành chính nhà nước giai đoạn I (2011-2015) và đề xuất phương hướng, nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước giai đoạn II (2016-2020) của tỉnh Thừa Thiên Huế do Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
Số hiệu: 802/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế Người ký: Nguyễn Văn Cao
Ngày ban hành: 05/05/2015 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 802/QĐ-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 05 tháng 05 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH SƠ KẾT CÔNG TÁC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN I (2011-2015) VÀ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN II (2016-2020) CỦA TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tchức Hội đng nhân dân và y ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2011 của Chính phủ ban hành Chương trình tng thcải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020;

Căn cứ Quyết định số 110/QĐ-BNV ngày 02 tháng 3 năm 2015 của Bộ Nội vụ ban hành Kế hoạch sơ kết công tác cải cách hành chính nhà nước giai đoạn I (2011-2015) và đề xuất phương hướng, nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước giai đoạn II (2016-2020);

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 312/TTr-SNV ngày 09 tháng 4 năm 2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch sơ kết công tác cải cách hành chính nhà nước giai đoạn I (2011-2015) và đề xuất phương hướng, nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước giai đoạn II (2016-2020) của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Thủ trưởng các sở, ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3
-
Bộ Nội vụ;
-
Vụ CCHC - Bộ Nội vụ;
-
Thường vụ Tỉnh ủy;
-
TT HĐND, UBMTTQ tỉnh;
-
CT và các PCT UBND tỉnh;
-
Các PCVP và các CV;
-
Lưu: VT, KNNV.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Cao

 

KẾ HOẠCH

SƠ KẾT CÔNG TÁC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN I (2011 - 2015) VÀ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN II (2016 - 2020) CỦA TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
(Kèm theo Quyết định
số 802/QĐ-UBND ngày 05/5/2015 ca UBND tnh)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

- Đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu và các nhiệm vụ qua 5 năm triển khai Kế hoạch CCHC tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011-2015; làm rõ những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm của quá trình tổ chức, thực hiện tại các cơ quan, đơn vị, địa phương;

- Kịp thời động viên, khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích ni bật trong công tác cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế;

- Rà soát, bổ sung, điều chỉnh mục tiêu và các nhiệm vụ đxây dựng phương hướng, nhiệm vụ CCHC giai đoạn II (2016-2020) đảm bảo kịp thời, hiệu quả.

2. Yêu cầu:

- Việc sơ kết phải đảm bảo thiết thực, hiệu quả, tránh hình thức;

- Sơ kết phải bám sát các mục tiêu, nội dung Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2011 của Chính phủ v ban hành Chương trình tng thCCHC nhà nước giai đoạn 2011-2020, Quyết định s317/QĐ-UBND ngày 01 tháng 3 năm 2010 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch CCHC tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011-2015;

- Việc xây dựng Kế hoạch CCHC giai đoạn 2016-2020 phải xuất phát từ thực tiễn và đáp ứng được yêu cầu phát trin KT-XH của tỉnh; phải được lấy ý kiến rộng rãi và quán triệt sâu rộng đối với các sở, ban, ngành và địa phương.

II. NỘI DUNG

1. Các sở, ban, ngành cấp tỉnh, các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn, UBND cấp xã, cấp huyện tổ chức sơ kết, xây dựng báo cáo sơ kết đoạn I (2011-2015) và đề xuất phương hướng, nhiệm vụ CCHC nhà nước giai đoạn II (2016-2020)

- Thời gian tổ chức sơ kết: Hoàn thành trong Quý II năm 2015;

- Cơ quan thực hiện: Các sở, ban, ngành cấp tỉnh, các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn; UBND cấp xã; UBND các huyện, thị xã và thành phHuế.

- Báo cáo sơ kết thực hiện theo Đề cương 01 và các Phụ lục kèm theo đề cương ban hành kèm theo Quyết định này: UBND cấp xã gửi Báo cáo sơ kết về UBND cấp huyện trước ngày 20 tháng 5 năm 2015; Các cơ quan chuyên môn cấp tnh, UBND cấp huyện gửi Báo cáo sơ kết về UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ) trước ngày 30 tháng 5 năm 2015.

- Hội nghị sơ kết: UBND cấp xã tổ chức sơ kết trong quý II/2015; các sở, ban, ngành cấp tỉnh, các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức sơ kết trong quý III/ 2015.

2. Xây dựng các báo cáo chuyên đề về cải cách hành chính theo lĩnh vực

Các Sở: Nội vụ, Tài chính, Tư pháp, Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông, Kế hoạch và Đầu tư ngoài việc tiến hành sơ kết như các sở, ban, ngành khác, còn thực hiện việc sơ kết và xây dựng các báo cáo theo chuyên đề, lĩnh vực trong 5 năm. Nội dung các chuyên đề:

+ Sở Nội vụ: Sơ kết thực hiện CCHC theo cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông”; sơ kết thực hiện cải cách tổ chức bộ máy cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh; sơ kết thực hiện xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

+ Sở Tài chính: Sơ kết thực hiện cải cách tài chính công; xã hội hóa dịch vụ công; việc phối hp với các đơn vị cấp tỉnh xây dựng kế hoạch huy động các nguồn lực và bố trí kinh phí đảm bảo thực hiện các hoạt động CCHC.

+ Sở Tư pháp: Sơ kết thực hiện cải cách thể chế, công tác xây dựng, ban hành, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh; sơ kết thực hiện cải cách TTHC, kiểm soát và đơn giản hóa thủ tục hành chính.

+ Sở Khoa học và Công nghệ: Sơ kết thực hiện áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2000 vào hoạt động của các cơ quan HCNN.

+ Sở Thông tin và Truyền thông: Sơ kết thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hành chính nhà nước.

+ Sở Kế hoạch và Đầu tư: Sơ kết thực hiện đẩy mạnh các chỉ số nâng cao năng lực cạnh tranh; công tác phân cấp; công tác đầu tư trụ sở xã, phường, thị trấn bảo đảm yêu cầu CCHC, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước.

+ Báo Thừa Thiên Huế, Đài Phát thanh truyền hình tỉnh, Cổng thông tin điện tử (Văn phòng UBND tỉnh), Đài Truyền thanh huyện, thị xã, thành phố: Sơ kết việc xây dựng chuyên mục, chuyên trang về CCHC và tuyên truyền Chương trình CCHC nhà nước.

Các báo cáo chuyên đề gửi về Sở Nội vụ trước ngày 30 tháng 5 năm 2015.

3. Tổ chức Hội nghị sơ kết cấp tỉnh

a) Xây dựng báo cáo sơ kết giai đoạn I (2011-2015) và đề xuất phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn II (2016-2020) của tỉnh

- Thời gian: Tháng 6 năm 2015;

- Cơ quan chủ trì: Sở Nội vụ;

- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, địa phương có liên quan.

b) Tổ chức Hội nghị sơ kết

- Thời gian: Quý III năm 2015;

- Cơ quan chủ trì: Sở Nội vụ;

- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, địa phương có liên quan.

c) Tổ chức hội nghị lấy ý kiến của các cơ quan, địa phương vào Kế hoạch cải cách hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016-2020

- Thời gian: Quý III năm 2015;

- Cơ quan chủ trì: Sở Nội vụ;

- Cơ quan phối hp: Các sở, ban, ngành cấp tỉnh, các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn; UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế.

d) Trình UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016-2020 của tỉnh Thừa Thiên Huế

- Thời gian: Quý IV năm 2015;

- Cơ quan chủ trì: Sở Nội vụ;

- Cơ quan phối hp: Các cơ quan, địa phương có liên quan.

đ) Công tác thi đua khen thưởng:

UBND tỉnh xem xét khen thưởng cho 15 tập thể, 15 cá nhân có thành tích xuất sắc trong triển khai thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2015.

4. Các sở, ban, ngành cấp tỉnh, các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn, UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2016-2020

- Thời gian: Quý IV năm 2015 (trong thời gian 01 tháng từ thời điểm UBND tỉnh ban hành kế hoạch giai đoạn 2016-2020);

- Cơ quan chủ trì: Sở Nội vụ;

- Cơ quan phối hp: Các cơ quan, địa phương có liên quan.

Kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2016-2020 của các cơ quan, đơn vị thực hiện theo đề cương 02 ban hành kèm theo Quyết định này, gửi về UBND tỉnh (thông qua Sở Nội vụ) trước ngày 25 tháng 12 năm 2015.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế căn cứ Quyết định này để xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện tại đơn vị, địa phương đảm bảo chất lượng và đúng tiến độ đã đề ra.

Gửi hồ sơ đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh khen thưởng về Sở Nội vụ trước ngày 30 tháng 8 năm 2015 để tổng hp trình Hội đồng thi đua của tỉnh xét duyệt (mỗi cơ quan, đơn vị đề nghị: 01 tập thể và 01 cá nhân).

2. Giao Sở Nội vụ hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các đơn vị, địa phương triển khai Kế hoạch sơ kết; tổng hp xây dựng báo cáo sơ kết của UBND tỉnh; chủ trì, phối hp với các đơn vị, địa phương có liên quan giúp UBND tỉnh trong việc tổ chức Hội nghị sơ kết, báo cáo kết quả hội nghị về Bộ Nội vụ.

3. Sở Tài chính hướng dẫn, thẩm định và kiểm tra công tác lập dự toán, bố trí và sử dụng theo đúng quy định trình UBND tỉnh xem xét, quyết định, đảm bảo các nguồn lực tài chính cần thiết để triển khai thực hiện kế hoạch đảm bảo chất lượng và hiệu quả.

Trong quá trình triển khai Kế hoạch này, nếu có vướng mắc, phát sinh, các cơ quan, đơn vị, địa phương chủ động phản ánh về UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ) để kịp thời giải quyết./.

 

UBND…
CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

Thừa Thiên Huế, ngày    tháng 5 năm 2015

 

ĐỀ CƯƠNG 1.

Báo cáo sơ kết công tác cải cách hành chính nhà nước giai đoạn I (2011-2015) và đề xuất phương hướng, nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước giai đoạn II (2016-2020) của các sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND cấp xã, cấp huyện

(Kèm theo Quyết định số: 802/QĐ-UBND ngày 05/5/2015 của UBND tỉnh)

Phần thứ nhất

SƠ KẾT VIỆC THỰC HIỆN CÔNG TÁC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN I (2011-2015)

I. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

1. Về kế hoạch CCHC

- Việc xây dựng và ban hành kế hoạch CCHC hàng năm, giai đoạn 2011 - 2015 của cơ quan, đơn vị.

- Kết quả triển khai thực hiện kế hoạch, trong đó nêu rõ mức độ đạt được trong thực hiện các nội dung của kế hoạch năm cũng như của giai đoạn 2011 - 2015.

2. Về tổ chức chỉ đạo, điều hành CCHC

- Việc ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành nhằm thực hiện có hiệu quả công tác CCHC trong giai đoạn 2011 - 2015 (tổng số và nội dung các văn bản đã ban hành; việc triển khai và việc kim tra giám sát thực hiện các văn bản đó).

- Tổ chức các hội nghị giao ban, tổng kết, sơ kết về công tác CCHC.

- Công tác thi đua, khen thưởng gắn với thực hiện nhiệm vụ CCHC.

- Những sáng kiến trong triển khai công tác CCHC.

3. Về kiểm tra CCHC

- Việc ban hành kế hoạch kiểm tra CCHC hàng năm.

- Kết quả thực hiện trong đó nêu rõ số đơn vị được kiểm tra, việc xử lý các vấn đề đặt ra sau khi tiến hành kiểm tra.

4. Về công tác tuyên truyền CCHC

- Việc xây dựng và ban hành kế hoạch tuyên truyền CCHC hàng năm, giai đoạn 2011 - 2015.

- Kết quả thực hiện kế hoạch tuyên truyền, mức độ hoàn thành kế hoạch.

II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

1. Cải cách thể chế

1.1. Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (VB QPPL)      

1.2. Hoàn thiện hệ thống thể chế, cơ chế, chính sách về các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc thm quyền của đơn vị

1.3. Xây dựng và tổ chức thực hiện VB QPPL tại đơn vị

a) Xây dựng và ban hành các VB QPPL:

Tình hình triển khai và kết quả xây dựng VB QPPL của đơn vị; trong đó, làm rõ việc tuân thủ quy trình, thủ tục xây dựng VB QPPL theo quy định của pháp luật, chất lượng văn bản được ban hành.

b) Rà soát VB QPPL:

- Việc thực hiện rà soát các VB QPPL, nêu cụ thể slượng các văn bn có chứa nội dung TTHC đã được rà soát, kết quả xử lý các vấn đề phát hiện trong quá trình rà soát: s văn bản đề nghị điều chỉnh, hủy bỏ.

- Các đề xut kiến nghị nhằm cải cách TTHC trong các lĩnh vực liên quan của đơn vị.

c) Tchức thực hiện và kim tra thực hiện các VB QPPL:

- Tình hình trin khai thực hiện các VB QPPL tại đơn vị: trong đó nêu rõ số VB QPPL phải trin khai thực hiện tại đơn vị theo quy định, số VB QPPL đã được triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời và đúng quy định.

- Tình hình kim tra việc thực hiện các VB QPPL tại đơn vị; trong đó, nêu rõ số VB QPPL được kiểm tra thực hiện so với tổng số VB QPPL hiện hành; xử lý các vấn đề phát hiện qua kiểm tra.

2. Cải cách TTHC

2.1. Thực hiện cải cách TTHC trên các lĩnh vực quản lý nhà nước theo quy định của UBND tỉnh

2.2. Kiểm soát TTHC

a) Kim soát việc ban hành mới các TTHC thuộc thm quyn của đơn vị

b) Về rà soát, đánh giá và thực hiện các quy định về đơn giản hóa TTHC

- Thực hiện quyết định hàng năm của UBND tỉnh ban hành kế hoạch rà soát, đánh giá TTHC theo quy định tại Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát TTHC.

- Kết quả thực hiện kế hoạch, nêu rõ mức độ hoàn thành kế hoạch, việc xử lý các vấn đề phát sinh sau rà soát.

- Việc thực hiện các phương án đơn giản hóa TTHC theo quy định, nêu rõ kết quả sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của đơn vị.

- Việc công bố, cập nhật TTHC.

- Kết quả thực hiện tiếp nhận, xử lý phản ánh kiến nghị của cá nhân, tổ chức đi với TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của đơn vị.

c) Về công khai TTHC

Nêu cụ thể tình hình công khai TTHC theo quy định tại Bộ phận TN&TKQ, trên mạng Internet và các hình thức công khai khác; số lượng,         tỷ lệ % TTHC được công khai trên Trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị.

3. Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước

3.1. Rà soát vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cu tổ chức và biên chế của các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện

- Tình hình tổ chức thực hiện rà soát về chức năng, nhiệm vụ, tchức bộ máy, biên chế của các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện (kể cả đơn vị sự nghiệp công lập). Mức độ chồng chéo chức năng, nhiệm vụ ca các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện.

- Tình hình quản lý và sử dụng biên chế của đơn vị.

- Tình hình triển khai thực hiện quy chế làm việc của đơn vị.

3.2. Về kiểm tra, đánh giá tình hình tchức và hoạt động của đơn vị

- Việc ban hành kế hoạch kiểm tra.

- Kết quả thực hiện kế hoạch, nêu rõ số lượng các đơn vị được kiểm tra, kết quả xử lý các vấn đề đặt ra sau kiểm tra, xử lý những vn đề phân cấp sau kiểm tra.

3.3. Về thực hiện phân cấp quản lý

Tình hình thực hiện các quy định phân cấp tại đơn vị; công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ đã phân cấp, xử lý những vấn đề phân cấp sau kiểm tra.

3.4. Thực hiện chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đi vi các đơn vị sự nghiệp dịch vụ công

Sắp xếp tổ chức, bộ máy trong thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập.

3.5. Việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông

Đánh giá thực tế tình hình tổ chức thực hiện Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại đơn vị, cụ thể:

- Tình hình thực hiện cơ chế một cửa của đơn vị. Việc ban hành các quy định, quy chế, cơ chế phối hp, đổi mới quy trình, lề lối làm việc để nâng cao hiệu quả giải quyết công việc của công dân, tổ chức.

- Số TTHC giải quyết theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông.

- Việc trang bị cơ sở vật chất, bố trí số lượng cán bộ, công chức (chuyên trách, không chuyên trách) kinh phí phục vụ thực hiện cơ chế một cửa.

- Việc thực hiện niêm yết công khai, cập nhật sổ sách theo dõi tại Bộ phận TN&TKQ.

- Chất lượng trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tinh thần thái độ phục vụ nhân dân, ý thức kỷ luật của đội ngũ cán bộ, công chức thông qua thực hiện cơ chế một cửa.

- Rà soát xây dựng quy chế phối hợp giữa các đơn vị trong giải quyết công việc liên quan.

- Triển khai cơ chế một cửa liên thông của đơn vị với các sở, ban, ngành, địa phương liên quan.

- Những tồn tại, vướng mắc trong quá trình thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông và đề xuất khắc phục.

4. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức

4.1. Việc xác định vị trí việc làm và cơ cu công chức, viên chức

- Việc xây dựng và phê duyệt đề án cơ cấu công chức, viên chức theo vị trí việc làm, số đơn vị, số phòng chuyên môn.

- Thực hiện các quy định về tiêu chuẩn chức danh đối với cán bộ, công chức, viên chức.

4.2. Về công chức cấp xã

- Số lượng, chất lượng cán bộ, công chức cấp xã; trong đó, nêu rõ số lượng, tỷ lệ % công chức cấp xã đạt chuẩn theo quy định; số lượng, tỷ lệ % số cán bộ, công chức được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và tập huấn trong năm.

- Việc thực hiện chỉ tiêu đạt chuẩn công chức cấp xã hàng năm theo quy định

4.3. Về công tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức

Tình hình thực hiện quản lý cán bộ, công chức, viên chức. Số lượng, đơn vị thực hiện đúng các quy định về tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm, khen thưởng và các chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức.

4.4. Thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng

Tình hình thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức tại đơn vị: kết quả thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức.

4.5. Về đổi mới công tác quản lý cán bộ, công chức

- Việc thực hiện thi nâng ngạch theo nguyên tắc cạnh tranh;

- Thi tuyển cạnh tranh để bổ nhiệm vào các chức vụ lãnh đạo;

- Chính sách thu hút người tài vào bộ máy của đơn vị.

- Việc triển khai thực hiện Quyết định 1532/QĐ-UBND ngày 4/7/2008 của UBND tỉnh về việc ban hành danh mục các vị trí công tác chuyển đổi theo định kỳ.

5. Cải cách tài chính công

5.1. Tình hình triển khai các chính sách thuế, thu nhập, tiền lương, tiền công, chính sách an sinh xã hội tại cơ quan, đơn vị

5.2. Thc hiện đi mới chế, chính sách tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước

5.3. Thc hiện đi mới cơ chế quản lý đối với cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập

- Kết quả thực hiện cơ chế tự chủ theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP; việc ban hành quy chế chi tiêu nội bộ và quản lý tài sản công, tỷ lệ % tăng mức thu nhập cho cán bộ, công chức. Số cơ quan, đơn vị có mức tăng thêm thu nhập từ 0,3 lần mức tiền lương theo cấp bậc, chức vụ trở lên.

- Kết quả thực hiện cơ chế tự chủ theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP , Nghị định số 115/2005/NĐ-CP và Nghị định số 96/2010/NĐ-CP sửa đổi,  bổ sung một số điều của 115/2005/NĐ-CP ; việc ban hành quy chế chi tiêu nội bộ và quản lý tài sản công, ban hành tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao để làm căn cứ chi trả thu nhập cho người lao động.

5.4. Đy mạnh xã hội hóa, huy động các nguồn lực chăm lo phát trin giáo dục và đào tạo, y tế, dân số - kế hoạch hóa gia đình, thể dục, th thao

6. Hiện đại hóa hành chính

6.1. Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước

- Việc xây dựng và ban hành kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin; tình hình thực hiện và mức độ hoàn thành kế hoạch.

- Việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý hành chính, ứng dụng phần mềm quản lý văn bản: sử dụng mạng nội bộ (mạng LAN), sử dụng thư điện tử trong trao đi công việc.

- Tình hình triển khai thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến (số lượng TTHC theo các mức độ 1, 2, 3, 4).

6.2. Tình hình áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001: 2008 trong hoạt động của cơ quan, đơn vị

6.3. Tình hình triển khai xây dựng trụ sở cơ quan hành chính

Việc triển khai thực hiện Quyết định số 1441/QĐ-TTg ngày 06/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch xây dựng trụ scấp xã.

7. Công tác chỉ đạo, điều hành CCHC

Để đảm bảo các nhiệm vụ CCHC được triển khai có hiệu quả, các cơ quan, địa phương cần xác định rõ những trách nhiệm của lãnh đạo các cấp, các cơ quan, đơn vị trong chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ CCHC bằng các hoạt động cụ thể như: Ban hành kế hoạch CCHC, kiểm tra, tuyên truyền, giao ban chuyên đề về CCHC v.v...

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Những ưu điểm

2. Những tồn tại, hạn chế trong thực hiện CCHC

V. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ CCHC TRONG THỜI GIAN TỚI (GIAI ĐOẠN 2016 - 2020)

Phần thứ hai

PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ, KẾ HOẠCH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2016-2020

Trong phần này, ngoài những vấn đđã được quy định cụ thể tại Nghị quyết 30c/NQ-CP, các địa phương, đơn vị đề xuất phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch ci cách hành chính trong thời gian tới, đề nghị tập trung vào những nội dung sau:

1. Về nội dung cải cách hành chính

2. Mục tiêu, kết quả dự kiến của Chương trình cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016-2020

- Mục tiêu chung

- Các mục tiêu cụ thể

- Các kết quả, sản phẩm

3. Các giải pháp bảo đảm thực hiện chương trình cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016-2020

4. Tổ chức thực hiện

Phân công trách nhiệm triển khai.

Phần thứ ba

NHỮNG KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT

1. Kiến nghị, đề xuất với cấp ủy, chính quyền các cấp về những nội dung cần sửa đổi, bổ sung, hoặc ban hành chủ trương chính sách phù hợp với tình hình CCHC hiện nay.

2. Đxuất các biện pháp nhằm tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo và kiểm tra, giám sát đối với các cơ quan hành chính nhà nước để thực hiện tốt hơn nữa các mục tiêu, nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước trong giai đoạn tới.

3. Những kiến nghị, đề xuất khác./.

PHỤ LỤC KÈM THEO

PHỤ LỤC

Báo cáo sơ kết cải cách hành chính giai đoạn I (2011-2015)

STT

Nhiệm vụ/Tiêu chí

Năm
2011

Năm
2012

Năm
2013

Năm
2014

Năm
2015

Ghi chú

1.

Số văn bản chđạo, điều hành ci cách hành chính của quan, đơn vị (Quyết định, Chỉ thị, Công văn hướng dẫn...)

 

 

 

 

 

 

2.

Slượng cơ quan, đơn vị cp dưới được kiểm tra cải cách hành chính

 

 

 

 

 

 

3.

Số Iượng các hình thức tuyên truyền CCHC tại cơ quan, đơn vị

 

 

 

 

 

 

4.

S mô hình, sáng kiến cải cách hành chính được trin khai áp dụng

 

 

 

 

 

 

5.

Svăn bản QPPL do UBND cp huyện/xã ban hành hàng năm hoặc tham mưu ban hành

 

 

 

 

 

 

6.

SVBQPPL thuộc phạm vi quản nhà nước của cơ quan, đơn vị được rà soát, hệ thng hóa

 

 

 

 

 

 

7.

Svăn bản đnghị sửa đi, bổ sung, thay thế

 

 

 

 

 

 

8.

Svăn bản đnghị bãi bỏ, hủy bỏ

 

 

 

 

 

 

9.

Sthủ tục hành chính trong Bộ thủ tục hành chính của cơ quan, đơn vị

 

 

 

 

 

 

10.

Slượng TTHC được công khai đy đ, đúng quy định Trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị

 

 

 

 

 

 

11.

Slượng các TTHC được giải quyết theo cơ chế mt cửa

 

 

 

 

 

 

12.

Slượng TTHC giải quyết theo cơ chế một cửa liên thông

 

 

 

 

 

 

13.

Tng sđơn vị trực thuộc sở (hoặc sphòng, ban trực thuộc UBND cấp huyện)

 

 

 

 

 

 

14.

Sđơn vị chính cp huyện

 

 

 

 

 

 

15.

Sđơn vị hành chính cp xã

 

 

 

 

 

 

16.

Số đơn vị sự nghiệp công lập (đơn vị sự nghiệp dịch vụ công) trực thuộc (thống kê tổng số cả cấp huyện, cấp xã)

 

 

 

 

 

 

17.

S tchức khoa học và công nghệ công lập trực thuộc (thống kê tổng số cả cấp huyện)

 

 

 

 

 

 

18.

Tổng số biên chế của cơ quan, đơn vị

 

 

 

 

 

 

19.

Slượng công chức cp xã

 

 

 

 

 

 

20.

Số lượng cán bộ, công chức cấp xã đạt chuẩn theo quy định

 

 

 

 

 

 

21.

Scán bộ, công chức cp xã được bi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ trong năm

 

 

 

 

 

 

22.

Số lượng các lp đào tạo, bồi dưỡng do cơ quan, đơn vị tổ chức

 

 

 

 

 

 

23.

Scán bộ, công chức được bi dưng, tập huấn hàng năm của cơ quan, đơn vị

 

 

 

 

 

 

24.

S cơ quan hành chính (cp huyện, xã) thực hiện cơ chế khoán biên chế và kinh phí hành chính

 

 

 

 

 

 

25.

Sđơn vị sự nghiệp cp huyện thực hiện cơ chế tchủ t chịu trách nhim

 

 

 

 

 

 

26.

Tỷ lệ svăn bản chính thức được trao đổi dưới dạng điện tử

 

 

 

 

 

 

27.

Tỷ lệ công chức được cp hộp thư điện t

 

 

 

 

 

 

28.

Sđơn vị trực thuộc sở (hoặc sphòng, ban trực thuộc UBND cấp huyện) triển khai ứng dụng phần mềm quản lý văn bản.

 

 

 

 

 

 

29.

Sđơn vị trực thuộc sở (hoặc sphòng, ban trực thuộc UBND cấp huyện) triển khai ứng dụng phần mềm quản lý hồ sơ mt cửa.

 

 

 

 

 

 

30.

Sđơn vị trực thuộc sở (hoặc sphòng, ban trực thuộc UBND cấp huyện) triển khai ứng dụng phần mềm đăng ký họp và phát hành giấy mời

 

 

 

 

 

 

31.

Sđơn vị trực thuộc sở (hoặc sphòng, ban trực thuộc UBND cấp huyện) triển khai ứng dụng phần mềm theo dõi văn bản và ý kiến chỉ đạo

 

 

 

 

 

 

32.

Sđơn vị trực thuộc sở (hoặc sphòng, ban trực thuộc UBND cấp huyện) triển khai ứng dụng phần mềm quản lý khiếu nại và tố cáo

 

 

 

 

 

 

33.

Sđơn vị trực thuộc sở (hoặc sphòng, ban trực thuộc UBND cấp huyện) sử dụng mạng nội bộ (mạng LAN) để trao đổi công việc

 

 

 

 

 

 

34.

Cơ quan, đơn vị có Trang thông tin điện tử

 

 

 

 

 

 

35.

Sđơn vị trực thuộc s(hoặc s phòng ban trực thuộc UBND cấp huyện) đã được chng nhận (trước 2014) hoặc công bố áp dụng ISO

 

 

 

 

 

 

36.

S đơn vị trực thuộc s(hoặc s phòng, ban trực thuộc UBND cấp huyện) có gii quyết công việc liên quan trực tiếp tới người dân, doanh nghiệp trin khai chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông

 

 

 

 

 

 

37.

Sđơn vị hành chính cp xã trin khai cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông

 

 

 

 

 

 

38.

Cơ quan, đơn vị đạt yêu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định

 

 

 

 

 

 

39.

Số đơn vị hành chính cấp xã đạt yêu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định

 

 

 

 

 

 

40.

Số huyện thực hiện mô hình một cửa có Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả hiện đại

 

 

 

 

 

 

 

UBND…
CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

Thừa Thiên Huế, ngày    tháng    năm 2015

 

ĐỀ CƯƠNG 2

Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 của các sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND cấp xã, cấp huyện

(Kèm theo Quyết định số: 802/QĐ-UBND ngày 05/5/2015 của UBND tỉnh)

I. MỤC TIÊU

- Lựa chọn các mục tiêu trọng tâm CCHC đưu tiên tập trung nguồn lực trin khai thực hiện.

- Các mục tiêu phải cụ thể, rõ ràng, có khả năng theo dõi, đánh giá được.

II. NHIỆM VỤ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

1. Cải cách thể chế

- Về đổi mới và nâng cao chất lượng công tác xây dựng pháp luật; tập trung vào đổi mới quy trình xây dựng và ban hành văn bn quy phạm pháp luật (VB QPPL) của đơn vị.

- Hoàn thiện hệ thống thể chế, cơ chế, chính sách về các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc thẩm quyền của đơn vị.

2. Cải cách TTHC

- Cắt giảm, nâng cao chất lượng TTHC trong các lĩnh vực qun lý nhà nước thuộc thẩm quyền của đơn vị.

- Cải cách TTHC giữa các cơ quan hành chính, các ngành, các cấp.

- Thực hiện cải cách TTHC trên một số lĩnh vực trọng tâm.

- Kiểm soát TTHC, công khai TTHC.

- Tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính.

3. Cải cách tổ chức bộ máy

- Rà soát chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, biên chế của đơn vị.

- Đánh giá mô hình tổ chức, chất lượng hoạt động của đơn vị.

- Thực hiện nhiệm vụ phân cấp theo quy định của UBND tỉnh.

- Tổ chức thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông.

- Sắp xếp tchức, bộ máy trong thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập.

4. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức

- Việc xây dựng cơ cấu công chức, viên chức hp lý gắn với vị trí việc làm.

- Nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức của cán bộ, công chức, viên chức.

- Thực hiện các quy định về tiêu chuẩn chức danh đối với cán bộ, công chức, viên chức.

- Việc thực hiện các quy định về tuyển dụng, sử dụng, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức và công tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức.

- Thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng.

- Việc thực hiện chính sách tiền lương, tiền thưởng, bo hiểm xã hội, ưu đãi người có công.

- Nâng cao trách nhiệm, kluật, kỷ cương hành chính và đạo đức công vụ ca cán bộ, công chức, viên chức.

5. Cải cách tài chính công

- Việc tổ chức thực hiện các chính sách thuế, thu nhập, tiền lương, tiền công, chính sách an sinh xã hội tại đơn vị.

- Thực hiện cơ chế sử dụng kinh phí nhà nước để trin khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ: việc thực hiện chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị khoa học công nghệ công lập.

- Thực hiện cơ chế khoán biên chế, kinh phí hành chính.

- Thực hiện xã hội hóa trên các lĩnh vực y tế, giáo dục, dân s- kế hoạch hóa gia đình, thể dục, thể thao.

- Thực hiện đi mới cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp dịch vụ công.

6. Hiện đại hóa hành chính

- Thực hiện kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động ca cơ quan hành chính nhà nước.

- Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quy trình xử lý công việc của cơ quan hành chính, giữa các cơ quan hành chính trong tnh.

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc đánh giá mức độ hài lòng của tổ chức, cá nhân đối với hoạt động của cơ quan hành chính, cán bộ, công chức trong thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông.

- Có kế hoạch nhằm xây dựng Bộ phận TN&TKQ theo hướng hiện đại trong thời gian tới.

- Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008.

- Xây dựng trụ sở cơ quan hành chính, phòng làm việc của Bộ phận TN&TKQ đảm bảo diện tích đúng quy định.

7. Công tác chỉ đạo, điều hành CCHC

Để đảm bảo các nhiệm vụ CCHC được triển khai có hiệu quả, các cơ quan, địa phương cần xác định rõ những trách nhiệm của lãnh đạo các cấp, các cơ quan, đơn vị trong chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ CCHC bằng các hoạt động cụ thể như: Ban hành kế hoạch CCHC, kiểm tra, tuyên truyền, giao ban chuyên đề về CCHC...

II. KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI CÁC NHIỆM VỤ CCHC

Nhiệm vụ chung

Nhiệm vụ cthể

Sản phẩm

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hp

Thời gian thực hiện

Kinh phí  dự kiến

Ghi chú

I. Cải cách thể chế

1.……………

1……………

2…………...

 

 

 

 

 

2……………

 

 

 

 

 

 

II. Cải cách TTHC

1. ………….

1. …………..

2. …………..

 

 

 

 

 

2. …………...

 

 

 

 

 

 

III. Cải cách tổ chức bộ máy hành chính

1. …………...

1. …………..

2. …………..

 

 

 

 

 

2. …………...

 

 

 

 

 

 

IV. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức

1. …………...

1. …………..

2. …………..

 

 

 

 

 

2. …………...

 

 

 

 

 

 

V. Cải các tài chính công

1. …………...

1. …………..

2. …………..

 

 

 

 

 

2. …………...

 

 

 

 

 

 

VI. Hiện đại hóa hành chính

1. …………...

1. …………..

2. …………..

 

 

 

 

 

2. …………...

 

 

 

 

 

 

VII. Công tác chỉ đạo điều hành

1. …………...

1. …………..

2. …………..

 

 

 

 

 

2. …………...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

- Xác định rõ ràng, cụ thể trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch CCHC của các sở, ban ngành, các cơ quan đơn vị địa phương trong tỉnh.

- Phân định rõ nhiệm vụ kiểm tra, đôn đốc chỉ đạo thực hiện công tác CCHC.

- Quy định cụ thể kinh phí cho từng nhiệm vụ tại kế hoạch CCHC giai đoạn 2016 - 2020./.





Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính Ban hành: 08/06/2010 | Cập nhật: 11/06/2010