Quyết định 76/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Đề án “Bảo tồn và phát triển sản phẩm nổi tiếng tỉnh Hà Nam giai đoạn 2011 - 2015” do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam ban hành
Số hiệu: 76/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Hà Nam Người ký: Mai Tiến Dũng
Ngày ban hành: 13/01/2012 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Khoa học, công nghệ, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ NAM
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 76/QĐ-UBND

Hà Nam, ngày 13 tháng 01 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM NỔI TIẾNG TỈNH HÀ NAM GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ ngày 26 tháng 11 năm 2000;

Căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ ngày 29 tháng 11 năm 2005; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ ngày 19 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: Nghị định số 134/2004/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2004 về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn; Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 7 tháng 7 năm 2006 về phát triển ngành nghề nông thôn;

Theo các Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh: Quyết định số 07/2006/QĐ-UBND ngày 17 tháng 5 năm 2006 về việc ban hành Quy định quản lý các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh; Quyết định số 55/QĐ-UBND ngày 13 tháng 01 năm 2011 về việc ban hành Chương trình công tác năm 2011;

Xét đề nghị của Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 368/TTr-SNN ngày 03 tháng 12 năm 2011,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án “Bảo tồn và phát triển sản phẩm nổi tiếng tỉnh Hà Nam giai đoạn 2011 - 2015”.

Điều 2. Giao Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xây dựng và triển khai các dự án cụ thể hàng năm để thực hiện Đề án đúng với quy định hiện hành.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; các Sở, ngành có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Mai Tiến Dũng

 

ĐỀ ÁN

BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM NỔI TIẾNG TỈNH HÀ NAM GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 76/QĐ-UBND ngày 13 tháng 01 năm 2012 của UBND tỉnh)

1. Tên Đề án: Bảo tồn và phát triển sản phẩm nổi tiếng tỉnh Hà Nam giai đoạn 2011- 2015.

2. Mục tiêu:

2.1. Mục tiêu chung: Bảo tồn và phát triển các sản phẩm nổi tiếng tỉnh Hà Nam giai đoạn 2011-2015 thành sản phẩm hàng hóa nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

2.2. Mục tiêu cụ thể:

Trong giai đoạn 2011-2015 sẽ bảo tồn 02 sản phẩm (rau Sắng, cá Trối) và hỗ trợ phát triển được 14 sản phẩm nổi tiếng của tỉnh; các sản phẩm được bảo tồn và phát triển trên cơ sở xây dựng các dự án khoa học và công nghệ hàng năm của tỉnh, cụ thể:

a) Giai đoạn 2011-2012: Triển khai, hoàn thành mục tiêu, nội dung của 6 dự án khoa học công nghệ về bảo tồn và phát triển các sản phẩm nổi tiếng trong danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt:

- Bảo tồn 02 sản phẩm: rau Sắng và cá Trối Hà Nam.

- Phát triển 04 sản phẩm: chuối ngự Đại Hoàng, Rượu Vọc, Bánh đa nem làng Chều, gốm Quyết Thành.

b) Năm 2013: Hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu chứng nhận 7 sản phẩm bao gồm: Rau Sắng Hà Nam, cá Trối Hà Nam, chuối Ngự Đại Hoàng, Gà Móng Tiên Phong, cá kho Nhân Hậu, bánh cuốn chả Phủ Lý, bội đá siêu mịn Hà Nam.

c) Năm 2014: Hỗ trợ phát triển 02 sản phẩm: Trống Đọi Tam, Thêu ren Thanh Hà xây dựng nhãn hiệu tập thể.

- Xây dựng và triển khai dự án khôi phục và phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

d) Năm 2015: Hỗ trợ phát triển 03 sản phẩm: sừng Đô Hai, lụa Nha Xá, hương đen Đức Bàn xây nhãn hiệu tập thể.

3. Nội dung nhiệm vụ:

3.1. Nhiệm vụ bảo tồn:

- Điều tra, nghiên cứu những đặc điểm của các sản phẩm nổi tiếng trên địa bàn. Đánh giá thực trạng tình hình sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm trên thị trường.

- Bảo tồn các sản phẩm nổi tiếng của tỉnh trên cơ sở xây dựng và triển khai các đề tài, dự án khoa học công nghệ, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp; xây dựng, phát triển những giá trị mới nhằm giữ được những nét truyền thống riêng của từng sản phẩm.

- Đẩy mạnh các hoạt động phát triển các sản phẩm nổi tiếng kết hợp với các chương trình phát triển kinh tế, phát triển nghề thủ công truyền thống, kết hợp với xóa đói giảm nghèo.

- Khuyến khích hoạt động nghiên cứu, bảo quản và giới thiệu các sản phẩm nổi tiếng của tỉnh trong nước và quốc tế.

3.2. Nhiệm vụ phát triển:

- Điều tra, khảo sát về tình hình sản xuất, thị trường tiêu thụ của các sản phẩm, đánh giá những thuận lợi và khó khăn của từng sản phẩm trên địa bàn.

- Xây dựng các dự án khoa học công nghệ phù hợp cho từng sản phẩm, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ mới để nâng cao năng suất, chất lượng các sản phẩm nổi tiếng.

- Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò các sản phẩm nổi tiếng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Thông qua các hình thức tuyên truyền và quảng bá nhằm thúc đẩy sản xuất và mở rộng thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm nổi tiếng của tỉnh.

- Tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân tiếp cận với thị trường, giới thiệu sản phẩm nổi tiếng ra ngoài tỉnh thông qua các hội trợ, triển lãm...

- Đào tạo nhân lực và chuyển giao công nghệ sản xuất các sản phẩm nổi tiếng cho các tổ chức, cá nhân.

- Tiếp tục triển khai các đề tài, dự án đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt đảm bảo các kế hoạch đề ra.

- Tạo điều kiện hình thành và phát triển các Hiệp hội sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm nôi tiếng.

4. Giải pháp thực hiện:

4.1. Tuyên truyền quảng bá:

- Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin của tỉnh, Website, bản tin khoa học và công nghệ về vai trò của việc bảo tồn và phát triển các sản phẩm nổi tiếng của tỉnh.

- Cung cấp thông tin cho các cơ sở, doanh nghiệp trong việc tiếp cận với thông tin thị trường, giới thiệu sản phẩm nổi tiếng ra ngoài tỉnh.

4.2. Giải pháp về đào tạo, chuyển giao công nghệ:

- Chú trọng đào tạo nghề tại chỗ cho người lao động ở nông thôn, để người lao động trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất tại các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất sản phẩm nổi tiếng.

- Tăng cường đào tạo kiến thức quản trị kinh doanh, marketing cho bộ phận quản lý, kiến thức về kỹ thuật và thiết kế sản phẩm cho thợ thủ công; tổ chức các hoạt động hỗ trợ thiết kế cho các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ.

- Thực hiện các hoạt động ứng dụng khoa học công nghệ, áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn, đổi mới công nghệ sản xuất sản phẩm mới.

- Tổ chức hội nghị, hội thảo chuyên đề, trưng bày giới thiệu thiết bị máy móc, công nghệ mới nhằm tăng cường mối quan hệ giữa nhà khoa học với các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp có nhu cầu đổi mới công nghệ.

4.3. Giải pháp về xúc tiến thương mại và hội nhập quốc tế:

- Khuến khích, tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm nổi tiếng hoạt động xúc tiến thương mại theo quy định của Chương trình xúc tiến thương mại Quốc gia, Chương trình xúc tiến thương mại Du lịch và Đầu tư của tỉnh.

- Đa dạng hóa sản phẩm và hỗ trợ quảng bá, tìm kiếm thị trường cho các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp qua các hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước nhằm tạo điều kiện tiếp thị các sản phẩm, nắm bắt thị trường, trao đổi kinh nghiệm để định hướng phát triển sản xuất các sản phẩm có giá trị xuất khẩu, phù hợp với điều kiện của tỉnh.

- Hỗ trợ các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp sản xuất sản phẩm nổi tiếng xây dựng văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp.

4.4. Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ:

- Tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ tiên tiến sản xuất các sản phẩm nổi tiếng ở các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp để nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới.

4.5. Nguồn lực tài chính:

- Các Ngân hàng thương mại, Ngân hàng chính sách xã hội, Quỹ tín dụng nhân dân cần xây dựng cơ chế đảm bảo nguồn vốn vay cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất.

- Hàng năm Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh cân đối nguồn ngân sách sự nghiệp Khoa học công nghệ tỉnh và trình Bộ Khoa học và Công nghệ hỗ trợ kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ trong đề án.

5. Dự kiến kinh phí thực hiện Đề án: 14.677,9 triệu đồng, (trong đó kinh phí đã được Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt thực hiện giai đoạn 2011-2012 là 4.692,9 triệu đồng), cụ thể:

STT

Giai đoạn

Nguồn kinh phí (triệu đồng)

Cộng

Trung ương

Sự nghiệp KHCN tỉnh

Nguồn khác

Tự có

1

2011-2012

395

3.603,86

674,475

19,565

4.692,9

2

2013

540

1.760,00

950,000

45,00

3.295,0

3

2014

900

1.970,00

460,000

300,00

3.720,0

4

2015

650

1.730,00

420,000

170,00

2.970,0

Tổng

2.485

9.063,86

2.504,475

624,565

14.677,9

6. Nguồn kinh phí:

Nguồn kinh phí thực hiện Đề án từ nguồn kinh phí hỗ trợ của Trung ương, vốn sự nghiệp Khoa học công nghệ và các nguồn vốn khác.

7. Thời gian thực hiện: Từ năm 2011 đến năm 2015.

8. Tổ chức thực hiện:

- Giao cho Sở Khoa học và Công nghệ là cơ quan thường trực, tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Đề án “Bảo tồn và phát triển sản phẩm nổi tiếng tỉnh Hà Nam giai đoạn 2011- 2015”, phối hợp chặt chẽ và hướng dẫn các Sở, Ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trong việc xây dựng và triển khai các dự án thuộc phạm vi Đề án. Kiểm tra tình hình thực hiện đề án; định kỳ tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện và đề xuất biện pháp giải quyết những vướng mắc, khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện. Tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả và hiệu quả thực hiện Đề án.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ bố trí nguồn kinh phí hàng năm thực hiện Đề án, hướng dẫn cơ chế tài chính và các thủ tục thanh quyết toán, cấp phát kinh phí hỗ trợ cho các dự án đảm bảo thực hiện đúng nguyên tắc tài chính theo các quy định hiện hành.

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng phương hướng bảo tồn và phát triển cho từng sản phẩm nổi tiếng có trong Đề án.

- Sở Công thương phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Kế hoạch và đầu tư tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh về cơ chế thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề trên địa bàn tỉnh. Đánh giá hiện trạng nghành nghề tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn, đặc biệt là những ngành nghề có các sản phẩm có trong Đề án, đề xuất hướng phát triển cho từng sản phẩm.

- Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với các Sở, ngành, địa phương liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Hướng dẫn các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp thực hiện các biện pháp xử lý, bảo vệ môi trường.

- Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Hà Nam, Đài Phát thanh truyền hình Hà Nam thường xuyên thông tin, tuyên truyền về vai trò của việc bảo tồn và phát triển các sản phẩm nổi tiếng, giới thiệu sản phẩm nổi tiếng của tỉnh.

- Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, các ngành liên quan hướng dẫn xây dựng các dự án và tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ bảo tồn và phát triển các sản phẩm nổi tiếng trên địa bàn./.





Quyết định 07/2006/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 27/2003/QĐ-UB Ban hành: 10/05/2006 | Cập nhật: 20/08/2013