Quyết định 731/QĐ-UBND năm 2008 về Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ việc làm cho người tàn tật tỉnh Bình Định
Số hiệu: | 731/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bình Định | Người ký: | Nguyễn Thị Thanh Bình |
Ngày ban hành: | 24/12/2008 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Tài chính, Lao động, Chính sách xã hội, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 731/QĐ-UBND |
Quy Nhơn, ngày 24 tháng 12 năm 2008 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG QUỸ VIỆC LÀM CHO NGƯỜI TÀN TẬT TỈNH BÌNH ĐỊNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 81/CP ngày 23/11/1995 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Bộ Luật Lao động về lao động là người tàn tật và Nghị định số 116/2004/NĐ-CP ngày 23/4/2004 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 81/CP ngày 23/11/1995;
Căn cứ Thông tư Liên tịch số 19/2005/TTLT/BLĐTBXH-BTC-BKHĐT ngày 19/5/2005 của Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ tài chính - Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn thi hành Nghị định số 81/CP và Nghị định số 116/2004/NĐ-CP của Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 5l/2008/QĐ-TTg ngày 24/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho lao động là người tàn tật;
Căn cứ Nghị quyết số 39/2008/NQ-HĐND ngày 12/12/2008 của HĐND tỉnh Bình Định Khóa X, Kỳ họp thứ 13 về việc thành lập Quỹ việc làm cho người tàn tật tỉnh Bình Định;
Căn cứ Quyết định số 730/QĐ-UBND ngày 24/12/2008 của UBND tỉnh về việc thành lập Quỹ việc làm cho người tàn tật tỉnh Bình Định;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ việc làm cho người tàn tật tỉnh Bình Định.
Điều 2. Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các cơ quan, đơn vị liên quan hướng dẫn, triển khai thực hiện.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan và thành viên Ban quản lý Quỹ việc làm cho người tàn tật chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG QUỸ VIỆC LÀM CHO NGƯỜI TÀN TẬT TỈNH BÌNH ĐỊNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 731/QĐ-UBND ngày 24/12/2008 của UBND tỉnh Bình Định)
Quy chế này quy định việc quản lý và sử dụng Quỹ việc làm cho người tàn tật tỉnh Bình Định theo Nghị định số 81/CP ngày 23/11/1995 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Bộ Luật Lao động về lao động là người tàn tật và Nghị định số 116/2004/NĐ-CP ngày 23/4/2004 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 81/CP.
- Quỹ việc làm cho người tàn tật tỉnh Bình Định (gọi tắt là Quỹ) do UBND tỉnh quyết định thành lập, chịu sự quản lý của UBND tỉnh, có tư cách pháp nhân, sử dụng con dấu của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để giao dịch, mở tài khoản tại kho bạc nhà nước tỉnh để giao dịch và tại Ngân hàng Chính sách Xã hội để ủy thác vốn vay.
- Văn phòng thường trực Quỹ đặt tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Điều 3. Đối tượng được hưởng ưu đãi từ quỹ.
- Cơ sở dạy nghề dành riêng cho người tàn tật (thường xuyên có ít nhất 70% số học viên là người tàn tật).
- Cơ sở sản xuất - kinh doanh dành riêng cho lao động là người tàn tật (có trên 51% số lao động là người tàn tật; có Quy chế hoặc Điều lệ phù hợp với đối tượng là người tàn tật).
- Các doanh nghiệp tiếp nhận số lao động là người tàn tật vào làm việc cao hơn tỷ lệ quy định tại Điều 14, Nghị định số 81/CP ngày 23/11/1995 đã dược sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 116/2004/NĐ-CP .
- Cơ quan quản lý để đào tạo nâng cao năng lực đối với người làm công tác dạy nghề, tư vấn, giới thiệu việc làm cho người tàn tật.
- Cá nhân và nhóm lao động là người tàn tật.
Điều 4. Đối tượng vận động xây dựng quỹ bao gồm:
Các đơn vị, cá nhân, hộ gia đình, các tổ chức trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
LẬP, QUẢN LÝ QUỸ VIỆC LÀM CHO NGƯỜI TÀN TẬT
Quỹ việc làm cho người tàn tật tỉnh Bình Định được hình thành từ các nguồn sau:
1. Hàng năm, căn cứ khả năng ngân sách địa phương và nhu cầu giải quyết việc làm, học nghề cho người tàn tật tại địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định bố trí một khoản từ ngân sách để bổ sung vốn cho Quỹ.
2. Khoản nộp hàng tháng của các doanh nghiệp do không nhận đủ số lao động là người tàn tật vào làm việc theo quy định tại Điều 14 của Nghị định số 81/CP ngày 23/11/1995 thì hàng tháng phải nộp vào Quỹ việc làm cho người tàn tật một khoản tiền bằng mức tiền lương tối thiểu hiện hành do Nhà nước quy định nhân với số lao động là người tàn tật mà doanh nghiệp cần phải nhận thêm để đủ tỷ lệ quy định.
3. Nguồn tài trợ, giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
4. Các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp nguồn kinh phí thu được và chuyển giao một phần cho Ngân hàng Chính sách Xã hội theo kế hoạch từng năm để cho các đối tượng vay, phần còn lại dùng để cấp hỗ trợ cho các đối tượng theo quy định.
2. Quỹ do UBND tỉnh ra quyết định thành lập, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội làm chủ tài khoản.
3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm quản lý và sử dụng Quỹ, bảo đảm Quỹ được sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng; chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan tài chính và kiểm toán nhà nước theo quy định của pháp luật. Việc quản lý, sử dụng, quyết toán kinh phí được thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và văn bản hướng dẫn Luật Ngân sách Nhà nước.
4. Phần nguồn vốn cho vay được ủy thác qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội, Quy chế ủy thác do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định.
Điều 7. Quỹ việc làm cho người tàn tật được sử dụng làm vốn để cấp hỗ trợ hoặc cho các đối tượng theo quy định vay với lãi suất ưu đãi để học nghề và giải quyết việc làm theo đúng mục tiêu kế hoạch đề ra. Việc sử dụng nguồn Quỹ này được thực hiện như sau:
1. Cấp để hỗ trợ cho các đối tượng.
a. Các cơ sở dạy nghề, cơ sở sản xuất- kinh doanh dành riêng cho người tàn tật để góp phần xây dựng, sửa chữa nhà xưởng, mua máy móc thiết bị kỹ thuật, duy trì dạy nghề và phát triển sản xuất theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b. Các doanh nghiệp nhận số lao động là người tàn tật vào làm việc cao hơn tỷ lệ quy định (2% đối với doanh nghiệp thuộc các ngành sản xuất điện năng, luyện kim, hóa chất, địa chất, đo đạc bản đồ, dầu khí, khai thác mỏ, khai thác khoáng sản, xây dựng cơ bản, vận tải; 3% đối với doanh nghiệp thuộc các ngành còn lại) khi sản xuất- kinh doanh gặp nhiều khó khăn, hoặc có dự án phát triển sản xuất, được cấp có thẩm quyền xem xét hỗ trợ.
c. Cơ quan quản lý để đào tạo nâng cao năng lực đối với người làm công tác dạy nghề, tư vấn, giới thiệu việc làm cho người tàn tật.
2. Cho vay với lãi suất ưu đãi (theo mức lãi suất cho vay đối với người tàn tật của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam) đối với các đối tượng sau:
a. Cơ sở dạy nghề, cơ sở sản xuất- kinh doanh dành riêng cho người tàn tật
b. Cá nhân và nhóm lao động là người tàn tật.
c. Cơ sở dạy nghề nhận người tàn tật vào học nghề và doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế nhận người tàn tật vào làm việc với tỷ lệ lao động là người tàn tật cao hơn tỷ lệ quy định.
3. Chi 5% trên tổng số thu của Quỹ (trừ phần ngân sách địa phương bố trí) cho hoạt động quản lý và các hoạt động hành chính như: Mua sắm phương tiện làm việc, văn phòng phẩm, công tác phí, xăng xe và các chi phí khác của Ban quản lý Quỹ và Tổ giúp việc cho Ban quản lý.
4. Số dư hàng năm của Quỹ được chuyển sang năm sau.
5. Không sử dụng Quỹ này vào các mục đích khác.
Số tiền lãi thực thu từ Quỹ việc làm cho người tàn tật (gồm: Lãi cho vay và lãi tiền gửi ngân hàng) được phân phối, sử dụng như sau:
1. Trích 60% để thực hiện công tác quản lý, cho vay, thu nợ của hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội. Việc sử dụng phí ủy thác theo quy định của Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam.
2. Phần còn lại 40% lập Quỹ dự phòng rủi ro của tỉnh.
MỨC HỖ TRỢ, MỨC VAY, THỜI GIAN VAY, LÃI SUẤT VAY VÀ THỦ TỤC CHO VAY
1. Hỗ trợ cho các cơ sở dạy nghề, cơ sở sản xuất - kinh doanh dành riêng cho người tàn tật để xây dựng, sửa chữa nhà xưởng, mua máy móc, thiết bị kỹ thuật, duy trì dạy nghề và phát triển sản xuất theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Mức hỗ trợ cho mỗi dự án được duyệt không quá 10.000.000 đồng/người tàn tật mới được nhận vào làm việc.
2. Hỗ trợ cho các doanh nghiệp khác thuộc mọi thành phần kinh tế nhận người tàn tật mới vào làm việc cao hơn tỷ lệ quy định tại Điều 14 của Nghị định số 81/CP đã được sửa đổi, bổ sung khi sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn hoặc có dự án phát triển sản xuất kinh doanh được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Mức hỗ trợ như sau:
- Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, UBND tỉnh xem xét, quyết định hỗ trợ cho từng trường hợp cụ thể.
- Đối với dự án phát triển sản xuất. Mức hỗ trợ không quá 10.000.000 đồng/người tàn tật mới được nhận vào làm việc cao hơn tỷ lệ quy định
1. Đối với cá nhân người tàn tật: Tùy theo nhu cầu tạo việc làm mà cho vay nhưng tối đa không quá 30 triệu đồng/1 lao động là người tàn tật.
2. Đối với các nhóm lao động là người tàn tật, cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp: Tùy theo dự án sản xuất kinh doanh và số lượng người tàn tật được cơ sở nhận vào đào tạo nghề và giải quyết việc làm được UBND tỉnh xem xét, quyết định mức cho vay, nhưng mức tối đa không quá 200.000.000 đồng/1 dự án.
Thời hạn vay từ 5 năm trở xuống hoặc theo chu kỳ sản xuất nhưng không quá 5 năm.
Lãi suất cho vay: Bằng 50% mức lãi suất cho vay ưu đãi đối với các đối tượng khác vay vốn giải quyết việc làm của Ngân hàng Chính sách xã hội. Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay trong hạn.
Điều 13. Về xử lý rủi ro do nguyên nhân bất khả kháng.
Đối tượng được xem xét xử lý nợ rủi ro; nguyên nhân khách quan làm thiệt hại trực tiếp đến vốn và tài sản của đối tượng vay vốn; biện pháp xử lý; hồ sơ pháp lý để xem xét xử lý nợ bị rủi ro áp dụng theo Quyết định số 69/2005/QĐ-TTg ngày 04/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế xử lý nợ bị rủi ro của Ngân hàng Chính sách xã hội và Thông tư số 65/2005/TT-BTC ngày 16/8/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quyết định 69/2005/QĐ-TTg. Riêng thẩm quyền xem xét xử lý nợ bị rủi ro do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
Nguồn vốn để xử lý nợ bị rủi ro lấy từ nguồn dự phòng rủi ro được trích từ thu lãi của Quỹ.
Điều 14. Thủ tục cấp hỗ trợ hoặc cho vay.
Các cơ sở dạy nghề, cơ sở sản xuất - kinh doanh và các doanh nghiệp thuộc đối tượng được hưởng Chính sách có nhu cầu cấp vốn hỗ trợ hoặc vay vốn phải có dự án (làm riêng theo từng loại). Chủ dự án là người phụ trách các cơ sở dạy nghề, cơ sở sản xuất- kinh doanh hoặc Giám đốc doanh nghiệp. Hồ sơ dự án bao gồm:
1. Công văn đề nghị hỗ trợ hoặc vay vốn.
2. Dự án đề nghị cấp vốn hỗ trợ hoặc dự án vay vốn có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn, huyện, thành phố hoặc cơ quan có thẩm quyền.
3. Danh sách lao động (hoặc học viên) đang được sử dụng (hoặc đang học) trong đó ghi rõ danh sách người tàn tật có xác nhận của Phòng Lao động - thương binh và Xã hội huyện, thành phố hoặc cơ quan có thẩm quyền.
4. Bản sao giấy chứng nhận “cơ sở dạy nghề dành riêng cho người tàn tật“ hoặc “Cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người tàn tật” hoặc “Doanh nghiệp có người tàn tật tham gia cao hơn tỷ lệ theo quy định“ có chứng nhận của công chứng nhà nước.
Sau khi đã đủ các thủ tục đề nghị cấp vốn gửi đến Sở Lao động- Thương binh và Xã hội hoặc xin vay vốn gửi đến Ngân hàng Chính sách xã hội tiến hành thẩm định, nếu hồ sơ và thủ tục hợp lệ thì tiến hành cấp vốn hoặc cho vay vốn theo quy định hiện hành.
Điều 15. Trách nhiệm các sở, ngành và đơn vị liên quan.
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Phối hợp với các cấp, các ngành, các Hội đoàn thể của tỉnh vận động nguồn kinh phí ủng hộ từ các đơn vị, các nhà hảo tâm có lòng từ thiện giúp đỡ người tàn tật, đóng góp vào Quỹ.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch & Đầu tư lập dự toán ngân sách địa phương hàng năm bổ sung cho Quỹ học nghề, tạo việc làm cho người tàn tật; Quản lý nguồn ngân sách bổ sung hàng năm cho Quỹ; lập kế hoạch thu, chi trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.
Phối hợp với Ngân hàng Chính sách Xã hội hướng dẫn các cơ sở, đối tượng xây dựng dự án; kiểm tra, thẩm định các dự án vay vốn.
Trình UBND tỉnh ra quyết định mức hỗ trợ, cho vay đối với các dự án xin cấp vốn hỗ trợ và vay vốn của các cơ sở dạy nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp, kinh phí đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác dạy nghề, tư vấn, giới thiệu việc làm cho người tàn tật.
- Quyết toán số thu, chi hàng năm của quỹ. Hàng năm báo cáo tình hình về vốn cấp, vốn vay được UBND tỉnh phê duyệt cho Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Tổ chức hướng dẫn, thực hiện các chính sách, chế độ đối với lao động là người tàn tật thuộc địa phương quản lý. Kiểm tra, xác định số lao động là người tàn tật mà các doanh nghiệp phải nhận theo tỷ lệ quy định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định số tiền phải nộp vào Quỹ đối với từng doanh nghiệp.
- Kiểm tra, thẩm định, chứng nhận “cơ sở dạy nghề dành riêng cho người tàn tật“ hoặc “cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người tàn tật“ hoặc “Doanh nghiệp có người tàn tật tham gia cao hơn tỷ lệ quy định“ và ra quyết định hủy bỏ chứng nhận đối với các cơ sở không còn đủ điều kiện được hưởng chính sách theo quy định.
- Tổng hợp, tham mưu trình UBND tỉnh tổ chức khen thưởng theo quy định hiện hành đối với các tập thể, cá nhân thực hiện tốt việc xây dựng và quản lý Quỹ.
2. Sở Tài chính.
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư cân đối và phân bổ nguồn vốn ngân sách địa phương hỗ trợ Quỹ hàng năm báo cáo UBND tỉnh để trình HĐND tỉnh quyết định.
- Kiểm tra, giám sát sử dụng kinh phí quản lý Quỹ theo quy định và thẩm định quyết toán của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội bao gồm cả quyết toán thu, chi Quỹ.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội lập kế hoạch dạy nghề, giải quyết việc làm cho lao động là người tàn tật trong kế hoạch lao động - việc làm hàng năm của địa phương và phối hợp với Sở Tài chính cân đối hỗ trợ nguồn vốn ngân sách địa phương hàng năm cho Quỹ.
4. Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh.
Phối hợp tham gia thẩm định và thực hiện giải ngân dự án, thu hồi nợ; hướng dẫn quy trình, thủ tục giải ngân, thu hồi vốn, xử lý nợ đảm bảo đơn giản, chặt chẽ theo quy định của Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam và cung cấp các số liệu cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để Sở báo cáo quyết toán thu, chi hàng năm và báo cáo kết quả thực hiện cho các cấp có thẩm quyền theo quy định.
5. Hội Chữ thập đỏ tỉnh, Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi và các Hội đoàn thể liên quan: Vận động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh hỗ trợ kinh phí cho Quỹ để trợ giúp người tàn tật học nghề và tạo việc làm.
6. Các doanh nghiệp: các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, mọi hình thức sở hữu phải thực hiện đầy đủ các quy định tại các Điều 14, 15, 16 Chương III Nghị định số 81/CP ngày 23/11/1995 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Bộ Luật lao động về lao động là người tàn tật.
7. UBND các huyện, thành phố.
- Chỉ đạo UBND xã, phường, thị trấn xác nhận đơn và lập danh sách người tàn tật có nhu cầu học nghề hoặc tạo việc làm ở tại địa phương.
- Chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, thành phố kiểm tra, xác nhận danh sách lao động, học viên tàn tật có nhu cầu học nghề và tạo việc làm; tổ chức hướng dẫn và thực hiện các chính sách, chế độ đối với lao động là người tàn tật thuộc địa phương quản lý. Đồng thời phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các ngành chức năng của huyện, thành phố kiểm tra, giám sát việc thực hiện của các cơ sở dạy nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh có người tàn tật học nghề hoặc làm việc đóng trên địa bàn thuộc trách nhiệm quản lý của huyện, thành phố.
Điều 16. Tổ chức, cá nhân xây dựng và quản lý Quỹ có thành tích được khen thưởng, nếu vi phạm các quy định của Quy chế này, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trường hợp gây thiệt hại vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Điều 17. Trong quá trình thực hiện, nếu phát hiện vấn đề chưa phù hợp, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thống nhất với các sở, ngành liên quan trình UBND tỉnh xem xét, quyết định./.
Quyết định 730/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Danh mục thủ tục hành chính bổ sung; thay thế, bãi bỏ thuộc ngành Tài nguyên và Môi trường thực hiện việc tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh; Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp huyện, cấp xã do tỉnh Kon Tum ban hành Ban hành: 18/10/2020 | Cập nhật: 12/11/2020
Quyết định 730/QĐ-UBND quy định Bảng giá bồi thường cây trồng, vật nuôi là thủy sản trên địa bàn tỉnh Kiên Giang năm 2020 Ban hành: 23/03/2020 | Cập nhật: 06/07/2020
Quyết định 730/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt quy trình điện tử thực hiện thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân cấp huyện tỉnh Đồng Nai Ban hành: 11/03/2020 | Cập nhật: 24/06/2020
Quyết định 730/QĐ-UBND năm 2019 về Quy chế phối hợp quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn Ban hành: 10/05/2019 | Cập nhật: 10/06/2019
Quyết định 730/QĐ-UBND năm 2018 công bố danh mục thủ tục hành chính mới, bổ sung và bị bãi bỏ trong lĩnh vực An toàn thực phẩm và dinh dưỡng thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Y tế; Ủy ban nhân dân cấp huyện tỉnh Yên Bái Ban hành: 18/05/2018 | Cập nhật: 24/07/2018
Quyết định 730/QĐ-UBND năm 2018 công bố danh mục thủ tục hành chính trong lĩnh vực hòa giải thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp tỉnh Ninh Thuận Ban hành: 09/05/2018 | Cập nhật: 20/06/2018
Quyết định 730/QĐ-UBND năm 2018 công bố danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công Thương tỉnh Hòa Bình Ban hành: 23/03/2018 | Cập nhật: 04/12/2018
Quyết định 730/QĐ-UBND năm 2017 về Bộ tiêu chí nông sản hàng hóa cấp tỉnh giai đoạn 2017-2020 Ban hành: 27/10/2017 | Cập nhật: 07/11/2017
Quyết định 730/QĐ-UBND năm 2017 Kế hoạch thực hiện Đề án Phòng ngừa và ứng phó bạo lực trên cơ sở giới trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2030 Ban hành: 14/04/2017 | Cập nhật: 17/06/2017
Quyết định 730/QĐ-UBND năm 2017 về Bộ tiêu chí xã nông thôn mới tỉnh Bình Dương giai đoạn 2017-2020 Ban hành: 24/03/2017 | Cập nhật: 05/04/2017
Quyết định 730/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2016 của huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên Ban hành: 30/05/2016 | Cập nhật: 06/07/2016
Quyết định 730/QĐ-UBND năm 2014 bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật Ban hành: 28/07/2014 | Cập nhật: 18/08/2014
Quyết định 730/QĐ-UBND năm 2013 bãi bỏ Quyết định 19/2011/QĐ-UBND Quy định về nội dung chi và định mức chi kinh phí thực hiện hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Ninh Bình Ban hành: 07/10/2013 | Cập nhật: 09/10/2013
Quyết định 730/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt đồ án quy hoạch quản lý chất thải rắn vùng tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 Ban hành: 22/05/2013 | Cập nhật: 04/08/2015
Quyết định 730/QĐ-UBND năm 2012 Ban hành Chương trình Phát triển thanh niên tỉnh Bình Định đến năm 2020 Ban hành: 25/12/2012 | Cập nhật: 29/07/2015
Quyết định 730/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng công tác kiểm soát giết mổ giai đoạn 2012 - 2020 do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành Ban hành: 18/04/2012 | Cập nhật: 18/05/2012
Quyết định 730/QĐ-UBND năm 2012 công bố thủ tục hành chính bổ sung thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành Ban hành: 26/03/2012 | Cập nhật: 04/04/2012
Quyết định 730/QĐ-UBND năm 2009 phê duyệt chương trình hỗ trợ xác lập, khai thác, phát triển và bảo vệ tài sản trí tuệ của doanh nghiệp tỉnh Bến Tre giai đoạn 2008-2010 và đến 2015 Ban hành: 14/04/2009 | Cập nhật: 12/07/2013
Quyết định 730/QĐ-UBND năm 2009 ban hành Đề án hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long ban hành Ban hành: 31/03/2009 | Cập nhật: 12/10/2010
Quyết định 730/QĐ-UBND năm 2008 về thành lập Quỹ việc làm cho người tàn tật tỉnh Bình Định Ban hành: 24/12/2008 | Cập nhật: 23/10/2017
Nghị quyết 39/2008/NQ-HĐND thành lập quỹ việc làm cho người tàn tật Ban hành: 12/12/2008 | Cập nhật: 23/07/2013
Nghị quyết 39/2008/NQ-HĐND về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trường học Mầm non và Phổ thông tỉnh Yên Bái giai đoạn 2008 - 2011 Ban hành: 12/12/2008 | Cập nhật: 31/08/2012
Nghị quyết 39/2008/NQ-HĐND điều chỉnh phí trông giữ xe trên địa bàn tỉnh Kiên Giang do Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên Giang khóa VII, kỳ họp thứ 21 ban hành Ban hành: 12/12/2008 | Cập nhật: 20/03/2010
Nghị quyết 39/2008/NQ-HĐND về phí thẩm định báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi Ban hành: 11/07/2008 | Cập nhật: 19/06/2012
Nghị quyết số 39/2008/NQ-HĐND về việc thực hiện nhiệm vụ công tác 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2008 do Hội đồng nhân dân quận Tân Bình ban hành Ban hành: 27/06/2008 | Cập nhật: 22/07/2008
Quyết định 730/QĐ-UBND năm 2007 phê duyệt Đề án Phát triển công nghệ sinh học tỉnh Vĩnh Long, giai đoạn 2007 - 2015 Ban hành: 05/04/2007 | Cập nhật: 22/11/2014
Thông tư 65/2005/TT-BTC hướng dẫn Qui chế xử lý nợ bị rủi ro của Ngân hàng chính sách xã hội ban hành kèm theo Quyết định 69/2005/QĐ-TTg Ban hành: 16/08/2005 | Cập nhật: 20/05/2006
Quyết định 69/2005/QĐ-TTg về Quy chế xử lý nợ bị rủi ro của Ngân hàng chính sách xã hội Ban hành: 04/04/2005 | Cập nhật: 31/07/2010
Nghị định 116/2004/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 81/CP năm 1995 Hướng dẫn Bộ luật Lao động về lao động là người tàn tật Ban hành: 23/04/2004 | Cập nhật: 10/12/2009