Quyết định 73/2003/QĐ-UB phê duyệt Đề án "Phát triển Giáo dục Mầm non từ nay đến 2005-2010"
Số hiệu: 73/2003/QĐ-UB Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Bình Người ký: Trần Công Thuật
Ngày ban hành: 25/12/2003 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Giáo dục, đào tạo, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 73/2003/QĐ-UB

Đồng Hới, ngày 25 tháng 12 năm 2003

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC MẦM NON TỪ NAY ĐẾN 2005-2010”

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH

- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 21/6/1994;

- Căn cứ Luật Giáo dục ngày 20 tháng 12 năm 1998;

- Căn cứ Quyết định số 161/2002/QĐ-TTg ngày 15 tháng 11 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về “Một số chính sách phát triển Giáo dục Mầm non”;

- Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo tại tờ trình số 1007/GD-ĐT ngày 26 tháng 11 năm 2003,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Phê duyệt Đề án “Phát triển giáo dục Mầm non từ nay đến 2005-2010” (Kèm theo quyết định này).

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3: Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc sở: Giáo dục-Đào tạo, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Ban Tổ chức chính quyền tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, Thủ trưởng các sở, ban ngành, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Bộ Giáo dục - Đào tạo;
- Ban thường vụ tỉnh ủy;
- TT HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Ban Tuy giáo Tỉnh ủy
- Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh;
- Văn phòng UBND tỉnh;
- Lưu VT, NC-VX.

TM.UBND TỈNH QUẢNG BÌNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Công Thuật

 

LỜI MỞ ĐẦU

Sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo ngày càng được Đảng và Nhà nước quan tâm, Nghị quyết TW2 khóa VIII đã chỉ rõ: Giáo dục - Đào tạo là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho Giáo dục là đầu tư cho sự phát triển. Đặc biệt là trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước, vai trò, vị trí của Giáo dục - Đào tạo càng được khẳng định.

Trong những năm qua, thực hiện Nghị quyết TW2 khóa VIII về GD-ĐT ngành Giáo dục - Đào tạo Quảng Bình đã có những đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Cùng với sự lớn mạnh của toàn ngành. Giáo dục Mầm non (GDMN) đã có những bước phát triển đáng kể về quy mô trường, lớp, cơ sở vật chất và đội ngũ, về huy động số lượng và chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Sự phát triển của ngành học Mầm non trong thời gian qua đã góp phần quan trọng trong sự trưởng thành của Giáo dục - Đào tạo tỉnh nhà.

Tuy nhiên, so vời yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo thì hiện tại ngành mầm non vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn.

Thực tế bức xúc nhất hiện nay của GDMN là mâu thuẫn gay gắt giữa vị trí, nhiệm vụ và mục tiêu GDMN cần đạt với điều kiện để GDMN thực hiện mục tiêu đó (điều kiện về đội ngũ, kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị...) Mục tiêu GDMN được Luật Giáo dục quy định: “Ngành học mầm non là ngành học mở đầu, khâu đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, có vị trí quan trọng là: Hình thành những cơ sở ban đầu của nhân cách con người mới và chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho trẻ vào bậc tiểu học”

Đề án phát triển GDMN từ nay đến 2010 là sự cụ thể hóa Chỉ thị 18/2001/CT-TTg , Quyết định 161/2002/QĐ-TTg về một số chính sách phát triển GDMN và Thông tư 05/TTLB-BGD-ĐT-BTC-BNV về hướng dẫn thực hiện Quyết định 161/TTg của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn toàn tỉnh nhằm tạo sự chuyển biến rõ rệt đối với sự phát triển về số lượng và nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ trong các trường lớp Mầm non. Đây cũng là điều kiện để ngành học mầm non khẳng định vị trí, tần quan trọng của mình trong hệ thống giáo dục quốc dân, đồng thời góp phần vào sự nghiệp “Trồng người” của GD-ĐT Quảng Bình.

Phần I

CÁC CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Trong điều kiện nền khoa học kỹ thuật thế giới ngày càng phát triển, vấn đề sống còn của mỗi Quốc gia là đầu tư vào con người, cho con người để phát triển kinh tế, xã hội.

Nghị quyết TW2 khóa VIII đã khẳng định: “Muốn tiến hành công nghiệp hóa - hiện đại hóa thắng lợi phải phát triển mạnh GD-ĐT, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững”. Kết luận Hội nghị TW 6 khóa IX về giáo dục ĐT đã xác định “Tăng cường đầu tư cho GD-ĐT đúng với yêu cầu quốc sách hàng đầu. Đổi mới cơ chế, chính sách nhằm huy động mọi nguồn lực có thể huy động được để phát triển giáo dục. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, coi giáo dục là sự nghiệp của toàn dân là một giải pháp quan trọng để tiếp tục phát triển giáo dục”.

Về Giáo dục Mầm non (GDMN), Nghị quyết TW2 khóa VIII đặt ra mục tiêu đến năm 2010 là: “Xây dựng hoàn chỉnh và phát triển bậc mầm non cho hầu hết trẻ em trong độ tuổi, phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ cho các gia đình”; Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX tiếp tục khẳng định: “Chăm lo phát triển GDMN, mở rộng hệ thống Nhà trẻ và trường, lớp mẫu giáo trên mọi địa bàn dân cư, đặc biệt là ở nông thôn và những vùng khó khăn”.

Luật giáo dục được Quốc hội thông qua đã nêu rõ: “Giáo dục Mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục Quốc dân có nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 3 tháng đến 6 tuổi, giúp các em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành các yếu tố ban đầu của nhân cách, chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1”.

Chiến lược phát triển giáo dục từ 2001-2010 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cũng đã được xác định: Giáo dục Mầm non cần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trước 6 tuổi, tạo cơ sở để trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, mở rộng hệ thống nhà trẻ và trường, lớp mẫu giáo trên mọi địa bàn dân cư, đặc biệt ở nông thôn và những vùng khó khăn.

Thể chế hóa các quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt mục tiêu GD-ĐT trong 10 năm tới là “Đến năm 2010, hầu hết trẻ em đều được chăm sóc, giáo dục bằng những hình thức thích hợp. Tăng tỷ lệ trẻ dưới 3 tuổi đến Nhà trẻ 12% hiện nay lên 15% vào năm 2005 và 18% vào năm 2010; Tăng tỷ lệ trẻ 3-5 tuổi đến lớp hiện nay 50% lên 58% vào năm 2005 và  67% và năm 2010, đặc biệt chú ý trẻ 5 tuổi đến năm 2010 cần đạt tỷ lệ huy động đến lớp mẫu giáo trên 95%, Giảm tỷ lệ SDD của trẻ trong các cơ sở GDMN xuống dưới 20% vào năm 2005, dưới 15% vào năm 2010”.

Chỉ thị số 18/2001/CT-TTg ngày 27/8/2001 của Thủ tướng Chính phủ đã đề ra một biện pháp cấp bách để xây dựng đội ngũ Nhà giáo của hệ thống Giáo dục Quốc dân, trong đó có GDMN.

Chính phủ cũng đã tổ chức Hội nghị toàn quốc chuyên bàn về GDMN và ngày 15/11/2002 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 161/2002/QĐ-TTg quy định về một số chính sách phát triển GDMN, xác định các chỉ tiêu, biện pháp phát triển GDMN, đồng thời quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan và các cấp quản lý giáo dục đối với GDMN gồm: Nhiệm vụ phát triển GDMN đến năm 2010; định hướng phát triển các loại hình GDMN đến năm 2010; xây dựng chương trình GDMN; phát triển đội ngũ GDMN; chính sách đầu tư và quy hoạch phát triển GDMN và trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước đối với GDMN.

Những quy định của Luật Giáo dục, những chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước nói trên đặc biệt là quyết định 161 của Thủ tướng Chính phủ đã thể hiện quan điểm mới của Đảng về GDMN, khẳng định vai trò, vị trí, chức năng của GDMN trong hệ thống giáo dục Quốc dân, đó là cơ hội tốt để GDMN phát triển.

Trong 10 nhiệm vụ cơ bản triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX của ngành GD-ĐT, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT xác định “Chăm lo phát triển GDMN, khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn lực để mở rộng hệ thống nhà trẻ và trường mẫu giáo ở mọi địa bàn dân cư, đặc biệt ở nông thôn và những vùng khó khăn”.

Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XIII đã nêu định hướng phát triển giáo dục - đào tạo, đặc biệt chương trình hành động của Tỉnh ủy số 17/CT-TU ngày 12/12/2002 về thực hiện kết luận Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành TW Đảng khóa IX xác định rõ: “Quán triệt tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, kết luận Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành TW Đảng khóa IX, tạo bước chuyển biến rõ rệt chất lượng giáo dục toàn diện, thực hiện đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương pháp giáo dục; mở rộng hợp lý quy mô trên cơ sở nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục; chăm lo phát triển GDMN; củng cố thành quả phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ... gắn phát triển giáo dục với phát triển kinh tế xã hội ở địa phương”.

Nhiệm vụ đặt ra cho GDMN rất nặng nề, trong lúc đó, thực trạng GDMN nói chung, GDMN Quảng Bình nói riêng hiện nay còn nhiều bất cập về mọi mặt so với yêu cầu.

Phần II

THỰC TRẠNG CỦA GDMN TỈNH QUẢNG BÌNH

Dưới sự lãnh đạo của Thường vụ Tỉnh ủy, sự quan tâm của HĐND, UNBD tỉnh và lãnh đạo Đảng, chính quyền các cấp, sự phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể; sự đồng tình ủng hộ của nhân dân cùng với sự nỗ lực phấn đấu của đội ngũ cán bộ giáo viên, công nhân viên ngành Giáo dục Đào tạo, trong những năm qua, GDMN tỉnh ta đã có những chuyển biến nhất định.

1. Những thuận lợi và những kết quả cơ bản đã đạt được:

1.1. Về quy mô, mạng lưới trường lớp:

Công tác đa dạng hóa và sắp xếp lại mạng lưới trường, lớp thuộc Ngành học Mầm nom đã được Ngành Giáo dục và các cấp chính quyền quan tâm chỉ đạo, do đó hàng năm số trường, lớp Mầm non tăng lên - đã xóa được xã trắng về GDMN.

Đến nay toàn tỉnh có: 183 trường và cơ sở GDMN, trong đó 149 trường có quyết định thành lập với các loại hình:

- Công lập: 01 trường

- Tư thục: 01 trường

- Bán công: 147 trường.

Đến cuối năm học 2002-2003:

Có 1187 nhóm trẻ, 6150 cháu đạt tỷ lệ huy động 14,1%.

Có 1384 lớp mẫu giáo, 32.580 cháu, đạt tỷ lệ 61,6% trong đó mẫu giáo 5 tuổi ra lớp 18.192 cháu đạt 97,2% (xem ở phụ lục 1).

1.2. Về cơ sở vật chất:

Cơ sở vật chất của ngành học ngày càng có sự tăng trưởng đáng kể. Tính đến năm học 2002-2003, toàn tỉnh có 1520 phòng học, trong đó, năm 2002 làm mới được 85 phòng.

Một số trường Mầm non đã có khuôn viên, tạo được cảnh quan xanh, sạch, đẹp.

Nhiều đơn vị đã đầu tư mua sắm trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi trong lớp, ngoài trời phục vụ cho việc chăm sóc giáo dục trẻ, đặc biệt là các trường trọng điểm tỉnh, huyện, thị, các trường thực hiện chương trình đổi mới và các trường chuẩn Quốc gia.

1.3. Về đội ngũ:

Toàn ngành đã chăm lo đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên đủ về số lượng, từng bước chuẩn hóa đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo trong đó có đội ngũ cán bộ, giáo viên trong các trường và cơ sở GDMN. Việc tuyển dụng giáo viên mầm non ngoài biên chế đã được thực hiện theo quy chế, do đó, chất lượng đội ngũ cũng từng bước được nâng cao.

Tổng số CB-GV mầm non toàn tỉnh: 2290 cô.

Trong biên chế: 639 cô (trong đó có 51 biên chế cơ quan xí nghiệp).

Ngoài biên chế: 1651 cô.

Tỷ lệ đạt chuẩn THSP mầm non trở lên là 54,2%

Về thực hiện chế độ chính sách:

Chế độ phụ cấp cho giáo viên Mầm non ngoài biên chế được nâng lên. Tỉnh đã trích ngân sách 17% để đóng BHXH, BHYT cho giáo viên ngoài biên chế (1270 cô đã được đóng BHXH và 1624 cô đã được đóng BHXH 2001).

Nâng mức trợ cấp  từ 100.000đ/người/tháng lên 130.000đ/người/tháng đối với giáo viên công tác ở vùng núi và 150.000đ/người/tháng đối với giáo viên ở vùng đặc biệt khó khăn.

Từ năm 2002 tỉnh đã có chủ trương giải quyết trợ cấp 1 lần khi thôi việc cho giáo viên ngoài biên chế không thuộc diện đóng BHXH: mỗi năm công tác được hưởng 1 tháng lương tối thiểu.

1.4. Về chất lượng chăm sóc giáo dục:

Chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ trong các cơ sở GDMN được nâng lên rõ rệt.

- Đã duy trì và phát triển thêm loại hình bán trú trong nhà trường bằng nhiều hình thức (Nhà trẻ đạt: 10% và mẫu giáo đạt 16,4% số trẻ được ăn tại trường).

- Thực hiện nghiêm túc các chương trình chăm sóc giáo dục trẻ em do Bộ quy định, do đó, đã giảm tỷ lệ SDD (hiện còn 19,9%) . Tỷ lệ bé khỏe, bé ngoan đạt trên 80%.

1.5. Về công tác xã hội hóa GDMN:

Công tác tuyên truyền, vận động để nhân dân nâng cao nhận thức về vị trí ngành học đã được quan tâm chỉ đạo. Thông qua các hình thức tuyên truyền, ngành học đã thu hút được sự quan tâm của Lãnh đạo Đảng, Chính quyền, đoàn thể các cấp và nhân dân. Một số địa phương đã đưa việc chăm lo xây dựng và phát triển GDMN vào chỉ tiêu thi đua hàng năm của các xã, phường, thị trấn và các thôn. Nhờ vậy, GDMN đã đạt được một số kết quả như đã nêu.

2. Những hạn chế yếu kém:

2.1. Về quy mô, mạng lưới trường, lớp:

So với yêu cầu và đối chiếu với quy định của Điều lệ Trường Mầm non thì hệ thống trường, lớp GDMN còn có những bất cập. Quy mô trường, lớp phát triển không đồng đều ở các vùng, miền, việc quy hoạch và sắp xếp lại mạng lưới trường, lớp ở một số xã chưa được quan tâm. Ở huyện Minh Hóa mới chỉ có 5 trường có quyết định thành lập, số đơn vị còn lại phải gắn chung trong các trường tiểu học.

Ở một số trường Mầm non nông thôn, nhiều lớp lẻ rải rác ở tất cả các thôn vì vậy, rất khó khăn trong việc phân nhóm, lớp theo độ tuổi để nâng cao chất lượng theo quy định của Bộ cũng như việc chỉ đạo, quản lý và xây dựng cụm chính của trường.

2.2 Về cơ sở vật chất:

Một số địa phương thiếu quy hoạch cho trường mầm non một cách cụ thể nên nhiều trường có diện tích chật, không đủ theo chuẩn quy định. Vẫn còn tình trạng lớp mẫu giáo phải học mượn, học nhờ.

Cơ sở vật chất của ngành còn ở trong tình trạng vừa thiếu lại vừa không đồng bộ. Toàn tỉnh hiện có 1520 phòng học, trong đó:

Phòng xây kiên cố: 37 phòng (đạt 2,4%)

Phòng xây cấp 4 còn sử dụng được: 905 phòng (59,5% )

Phòng xây cấp 4 đã xuống cấp, phải xây lại:231 phòng (chiếm 15,2%).

Phòng học bằng tranh tre, nứa lá: 191 phòng (chiếm 12,6%).

Phòng mượn: 156 phòng (chiếm 10,3%).

Công trình vệ sinh và nguồn nước sạch cho trẻ dùng còn thiếu, không hợp vệ sinh. Trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho chăm sóc giáo dục trẻ còn quá nghèo nàn, đặc biệt là ở các trường nông thôn và vùng miền núi, vùng khó. Nhiều đơn tổ chức ăn bán trú thì hệ thống bếp lại không đạt yêu cầu, Thiếu hệ thống bếp một chiều theo quy định. Trong số các trường có tổ chức ăn bán trú chỉ có 7 trường trong toàn tỉnh có bếp ăn đúng quy định.

Đối chiếu với quy định của Bộ về tiêu chuẩn trường mầm non đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2002-2005 thì hiện tại, GDMN Quảng Bình rất ít trường đạt tiêu chuẩn về cơ sở vật chất và trang thiết bị.

2.3. Về đội ngũ:

Đội ngũ cán bộ, giáo viên tuy đủ về số lượng nhưng chất lượng còn nhiều hạn chế, số giáo viên có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn còn thấp: 54,2%, vẫn còn 5,4% số giáo viên chưa qua đào tạo.

Đa số cán bộ, giáo viên là lực lượng lao động ngoài biên chế (chiếm tỷ lệ trên 74%). Từ năm 1995-2001, ngành học mầm non không tăng thêm một biên chế nào. Phần lớn giáo viên trong biên chế trước đây là giáo viên nhà trẻ, có trình độ đào tạo thấp, năng lực chuyên môn hạn chế, tuổi đời cao, do đó, không đáp ứng được yêu cầu của GDMN hiện nay.

Cán bộ quản lý nhiều đơn vị còn hạn chế trong việc xây dựng kế hoạch, chỉ đạo thực hiện kế hoạch của Nhà trường và tham mưu cho Lãnh đạo Đảng, Chính quyền địa phương và phát triển GDMN.

Đội ngũ giáo viên ngoài biên chế mặc dù tỉnh đã nâng mức phụ cấp theo vùng miền nhưng đời sống vẫn còn nhiều khó khăn. Thực tế thu nhập hiện nay của đội ngũ giáo viên ngoài biên chế từ nguồn thu học phí là:

Lệ Thủy: 112.954đ/tháng/cô

Quảng Ninh: 91.135đ/tháng/cô

Đồng Hới: 170.717đ/tháng/cô

Bố Trạch: 113.178đ/tháng/cô

Quảng Trạch: 102.339đ/tháng/cô

Tuyên Hóa: 57.692đ/tháng/cô

Minh Hóa: 50.090đ/tháng/cô (chỉ có 7 đơn vị thu được học phí để trả lương).

Như vậy, tính cả hỗ trợ của Tỉnh thì lương của giáo viên ngoài biên chế có mức thấp nhất là 150.000đ/tháng; cao nhất là 270.000đ/tháng.

2.4. Về chất lượng chăm sóc giáo dục:

Hai nhiệm vụ song song của các đơn vị GDMN là thực hiện việc nuôi dưỡng chăm sóc và giáo dục trẻ. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, tỷ lệ trẻ được chăm sóc, nuôi dưỡng tại trường (ăn bán trú) ở khối mẫu giáo còn quá thấp - mới chỉ đạt 16,4% (chỉ tiêu của Bộ là 45%). Một số trường có tổ chức cho trẻ ăn bán trú thì chất lượng chăm sóc hạn chế. Đồ dùng vệ sinh cá nhân, đồ dùng vệ sinh ở trường, lớp Mầm non để phục vụ việc chăm sóc các cháu còn thiếu.

Việc thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ do bộ quy định còn gặp khó khăn: Vẫn còn nhiều đơn vị GDMN thực hiện chương trình 26 tuần nên hạn chế trong việc nâng cao chất lượng - phổ biến là ở nông thôn, miền núi (chiếm 18%).

Đối chiếu với tiêu chuẩn 4 của quy chế công nhận trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia, quy định về chỉ tiêu của chất lượng cần đạt thì hiện tại GDMN của tỉnh ta mới chỉ đạt yêu cầu về chất lượng trên 30%, tập trung ở khu vực thị xã, thị trấn và một số ít xã có điều kiện.

2.5. Về công tác xã hội hóa và cơ chế quản lý GDMN:

- Nhận thức của cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể và nhân dân ở một số địa phương về ngành học chưa thật đúng mức, cơ chế quản lý thiếu rõ ràng.

- Ngân sách Nhà nước đầu tư cho GDMN quá ít so với các bậc học khác, chủ yếu dựa vào mức đóng góp của dân, trong lúc đó nhận thức của nhận thức về tầm quan trọng của GDMN lại còn hạn chế.

3. Nguyên nhân:

- Do cơ chế quản lý thiếu rõ ràng, một thời gian dài trước đây việc quy hoạch và tuyển giáo viên mầm non... đều do hợp tác xã, các địa phương quản lý và thực hiện.

- Nhận thức của cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể và nhân dân ở một số địa phương về ngành học chưa thật  đúng mức, quan niệm mầm non là ngành học dân lập nên ít có sự đầu tư của Chính quyền các cấp.

- Đội ngũ giáo viên đa dạng về loại hình đào tạo và trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đời sống đội ngũ giáo viên ngoài biên chế còn thấp nên ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.

- Do điều kiện kinh tế chậm phát triển, đời sống nhân dân thấp, nhất là vùng núi, vùng đặc biệt khó khăn.

Những nguyên nhân trên có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của GDMN tỉnh nhà từ quy mô trường lớp đến cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi phục vụ việc chăm sóc giáo dục trẻ theo khoa học  theo Điều lệ trường Mầm non mà Bộ GD-ĐT đã ban hành.

Phần III

MỤC TIÊU, KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC MẦM NON TỪ NAY ĐẾN 2005 - 2010

Từ thực trạng GDMN đã trình bày ở phần trên, căn cứ vào Chỉ thị 18/2001/CT-TTg và Quyết định 161/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách phát triển GDMN, mục tiêu đề án là:

1. Mục tiêu chung:

Chăm lo phát triển giáo dục Mầm non ở tất cả các địa bàn, đặc biệt là địa bàn nông thôn, miền núi, vùng khó khăn, sắp xếp, phát triển mạng lưới Giáo dục Mầm non theo hướng đa dạng hóa; Thành lập các trường mầm non dân lập, tư thục ở thị xã, thị trấn và những nơi có điều kiện; Thành lập Trường Mầm non công lập ở các xã đặc biệt khó khăn; chăm lo xây dựng đội ngũ giáo viên mầm non đủ về số lượng, đồng bộ cơ cấu đạt chuẩn, trên chuẩn về trình độ đào tạo; đảm bảo đời sống đội ngũ - đặc biệt là giáo viên mầm non ngoài biên chế để không ngừng nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ của ngành học Mầm non.

2. Kế hoạch và mục tiêu cụ thể:

2.1. Về quy mô mạng lưới, trường, lớp và số lượng:

- Quy hoạch lại mạng lưới trường, lớp phù hợp với địa bàn các vùng, theo các cụm lớp, khắc phục tình trạng phân tán gồm nhiều lớp lẻ rải rác ở các thôn.

- Tiếp tục tiếp tục làm tốt việc đa dạng hóa  các loại hình trường, lớp Mầm non đẩy nhanh việc xúc tiến mở lớp Mẫu giáo ở các xã mới thành lập. Tiến hành thành lập  trường mầm non công lập ở những xã đặc biệt khó khăn và những xã có phụ cấp khu vực từ 0,5% trở lên. Tích cực mở rộng loại hình lớp, cụm lớp, nhà, nhóm trẻ tư thục và gia đình (đặc biệt là loại hình tư thục ở những nơi có điều kiện). Duy trì và thực hiện tốt chức năng quản lý chuyên môn đối với trường, lớp mầm non ở các cơ quan, xí nghiệp, công, nông, lâm trường.

* Chỉ tiêu phấn đấu:

Đến năm 2005: Có ít nhất là 190 trường và cơ sở GDMN.

+ Loại hình tư thục: Đến năm 2005 đạt 10% và 2010 đạt 15% số trẻ ở các trường, lớp tư thục (Hàng năm, có kế hoạch giao chỉ tiêu cho các huyện, thị).

+ Đến năm 2005 hoàn thành việc ra quyết định thành lập và chuyển 55 trường Mầm non bán công thành trường Mầm non  công lập tại 40 xã đặc biệt khó khăn được hưởng chương trình 135 của Thủ tướng Chính phủ và những xã có phụ cấp khu vực từ 0,5 trở lên.

Năm 2003: Thành lập và chuyển 20 trường

Năm 2004: Thành lập và chuyển 20 trường

Năm 2005: Thành lập và chuyển 15 trường

Về tỷ lệ huy động trẻ vào nhà nhóm trẻ và lớp mẫu giáo đạt:

+ Năm 2005: Nhà trẻ đạt: 16%

Mẫu giáo đạt: 65%

Trong đó 5 tuổi: 97,5%

+ Năm 2010: Nhà trẻ đạt: 20%

Mẫu giáo đạt: 68-70%

Trong đó 5 tuổi: Trên 98,5%

2.2. Về xây dựng cơ sở vật chất:

- Tăng cường đầu tư để xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các nhà trường và các đơn vị GDMN, đáp ứng việc đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp GDMN, cụ thể:

+ Quy hoạch lại trường, lớp Mầm non để trường mầm non có khuôn viên độc lập, có giấy phép sử dụng đất ... Mỗi trường mầm non nông thôn có một cụm trung tâm. Các địa phương ưu tiên, giành quỹ đất để xây dựng trường Mầm non cho địa phương mình.

+ Đảm bảo mỗi lớp mẫu giáo, mỗi nhà trẻ có đủ 01 phòng học riêng với các tiêu chuẩn quy định. Xóa tình trạng học nhờ, học mượn hoặc học chung cơ sở vật chất với các thôn. xóa loại phòng học bằng tranh, tre, nứa là và phòng học tạm ở các cơ sở GDMN hiện nay.

+ Ngoài hệ thống phòng học, các trường phải có các phòng chức năng, đặc biệt là phòng Hiệu trưởng, văn phòng nhà trường để thực hiện tốt công tác quản lý hành chính.

- Xây dựng cơ sở vật chất để thành lập và chuyển trường Mầm non bán công thành trường mầm non công lập ở các xã đặc biệt khó khăn với kinh phí đầu tư xây dựng tối thiểu là 500 triệu đồng/trường.

- Tăng cường đầu tư mua sắm trang, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, tổ chức cho trẻ ăn bán trú đạt chỉ tiêu của Bộ nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.

* Chỉ tiêu:

- Đến năm 2005: 80% số trường Mầm non nông thôn có cụm trung tâm của trường, 60% số trường Mầm non có khuôn viên riêng và có cơ sở vật chất, trang thiết bị cơ bản là đủ, đúng yêu cầu quy định phục vụ cho chăm sóc giáo dục trẻ. Thị xã, thị trấn và những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển phấn đấu có trường xây cao tầng (2 tầng), các địa bàn còn lại ít nhất là phòng xây đổ bằng và lợp mái (1 tầng).

- Đến năm 2007 hoàn thành cơ sở vật cho 55 trường Mầm non công lập của 40 xã đặc biệt khó khăn và xóa phòng học tạm, phòng học mượn trong các trường Mầm non.

- Đến 2010: 100% trường mầm non được xây dựng hoàn thiện về cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ chăm sóc giáo dục trẻ.

2.3. Về đội ngũ:

- Từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ. Tăng cường việc đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo, chú trọng đào tạo giáo viên có trình độ trên chuẩn cho những đơn vị trọng điểm và các trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia, cụ thể: Năm 2005 đạt chuẩn và trên chuẩn là 70%; năm 2010 là 100%.

- Trong năm 2004: Hoàn thành việc bố trí đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán theo quy định của Quyết định 161 cho tất cả các trường (địa bàn đặc biệt khó khăn và các trường nông thôn, vùng khó có biên chế Hiệu trưởng, hiệu phó một số giáo viên cốt cán). Tăng tỷ lệ giáo viên được biên chế để thành lập các trường Mầm non công lập ở những xã đặc biệt khó khăn (theo kế hoạch ở phần (1): Về quy mô, mạng lưới trường, lớp) và điều chuyển số cán bộ, giáo viên trong biên chế để làm nòng cốt về chuyên môn cho những trường Mầm non bán công ở vùng núi, vùng đồng bằng trên từng địa bàn huyện, thị theo tinh thần của Quyết định 161/QĐ-TTg .

Cụ thể:

+ Tổng biên chế cần để chuyển các trường mầm non bán công thành các trường Mầm non công lập ở các xã khó khăn là: 285 cô (chưa kể số biên chế cần để làm nòng cốt cho các trường mầm non ở nông thôn).

(Chi tiết từng đơn vị xem ở phụ lục 3).

- Giải quyết chế độ cho số giáo viên ngoài biên chế lớn tuổi không thuộc diện đóng BHXH, số giáo viên trong biên chế nhưng quá hạn chế về năng lực, trình độ, sức khỏe không bố trí công tác được và số giáo viên đã tham gia đóng BHXH năm 2001 nhưng không đủ tiêu chuẩn về trình độ đào tạo theo quy định. Tiếp tục đóng BHXH, BHYT cho giáo viên ngoài biên chế đủ thời gian công tác. Đến năm 2004 giải quyết chế độ trợ cấp một lần cho 100% số giáo viên lớn tuổi không thuộc diện đóng BHXH để tuyển mới người có trình độ đào tạo chính quy đạt chuẩn trở lên vào các trường mầm non.

2.4. Về chế độ chính sách và phụ cấp lương cho giáo viên Mầm non ngoài biên chế.

Mục 2, Điều 4 của quyết định 161/2002/QĐ-TTg của Thủ tường chính phủ  về chế độ chính sách đối với giáo viên Mầm non ngoài biên chế được quy định: “Giáo viên hợp đồng được hưởng chế độ tiền lương, các khoản phụ cấp, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, học tập, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, các danh hiệu tôn vinh Nhà giáo như giáo viên trong biên chế, phụ cấp, các khoản bảo hiểm được chi trả từ nguồn ngân sách nhà trước và thu học phí” (do điều kiện kinh tế ít phát triển của địa phương nên vẫn phải có ngân sách Nhà nước hỗ trợ nhiều). Vì vậy:

- Lương và khoản phụ cấp của giáo viên ngoài biên chế được chi trả từ nguồn thu học phí và ngân sách Nhà nước hỗ trợ, được tính như sau:

* Số giáo viên có trình độ đào tạo từ THSP Mầm non trở lên được tính lương và phụ cấp tương ứng với hệ số lương ở bậc 2 (1,52).

* Số giáo viên có trình độ sơ cấp được tính lương và phụ cấp tương ứng với hệ số lương ở bậc 1 (1,4).

* Số giáo viên chưa qua đào tạo được tính lương và phụ cấp ở mức lương tối thiểu.

Cụ thể:

- Vùng rẻo cao và vùng đặc biệt khó khăn:

+ GV có trình độ trung cấp có mức lương và phụ cấp là: 824.296đ/tháng/cô

+ GV có trình độ sơ cấp có mức lương và phụ cấp là: 759.220đ/tháng/cô

+ GV chưa qua đào tạo có mức lương và phụ cấp là: 542.300đ/tháng/cô

- Các vùng còn lại:

+ GV có trình độ trung cấp có mức lương và phụ cấp là: 692.056đ/tháng/cô

+ GV có trình độ sơ cấp có mức lương và phụ cấp là: 637.420đ/tháng/cô

+ GV chưa qua đào tạo có mức lương và phụ cấp là: 455.300đ/tháng/cô

(Xem phụ lục 4)

- Hàng năm giáo viên ngoài biên chế được xét nâng bậc lương như giáo viên trong biên chế Nhà nước.

2.5. Về chất lượng:

Làm tốt việc chăm sóc giáo dục trẻ tại trường, tăng tỷ lệ trẻ được ăn bán trú, đặc biệt là ở lớp mẫu giáo.

Các trường ở vùng nông thôn có điều kiện cần  tổ chức bếp ăn bán trú cho các cháu, phấn đấu ít nhất đến năm 2005 có 30%, năm 2010 có 50% trẻ mẫu giáo được ăn bán trú, Nhà trẻ: 100% trẻ được ăn tại trường.

- Việc thực hiện chương trình:

Phấn đấu đến năm 2005 chỉ còn lại 7-8% số trường và cơ sở GDMN thực hiện chương trình 26 tuần, đến 2007: 100% số trường, lớp thực hiện chương trình cải cách và đổi mới. Nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, đến năm 2005 có 50% số trường và cơ sở GDMN đạt chuẩn về chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, năm 2010 có 70%-80% số trường đạt chuẩn về chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.

Về xây dựng trường Mầm non đạt chuẩn quốc gia:

+ Phấn đấu đến 2005 có 15-20%  số trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia.

+ Phấn đấu đến 2010 có 50%  số trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia.

3. Tiến độ thực hiện:

Trên cơ sở của kế hoạch đã đề ra, đề án sẽ được triển khai thực hiện qua 2 giai đoạn: 2003-2005; 2006-2010.

* Giai đoạn 1: Từ nay đến 2005:

Nhiệm vụ tập trung của giai đoạn này là

- Quy hoạch lại mạng lưới trường, lớp, đẩy mạnh đa dạng hóa các loại hình trường, lớp, đặc biệt là mở các trường và cơ sở tư thục thị xã, thị trấn, chuyển và thành lập trường mầm non  công lập ở những xã đặc biệt khó khăn. Đến năm 2004 hoàn thành việc sắp xếp đội ngũ nòng cốt cho các trường Mầm non. Tăng tỷ lệ trẻ mẫu giáo ăn bán trú tại trường.

- Tích cực mở các lớp đào tạo để nâng cao trình độ đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn cho đội ngũ.

- Phân loại, sàng lọc đội ngũ, hoàn chỉnh việc giải quyết chế độ: giải quyết thôi việc cho số giáo viên chưa qua đào tạo, giáo viên ngoài biên chế lớn tuổi không thuộc diện đóng BHXH và số giáo viên đã được đóng BHXH nhưng không đạt tiêu chuẩn về trình độ đào tạo theo quy định của sở. Tiếp tục đóng BHXH cho số giáo viên ngoài biên chế đã đủ năm công tác. Ổn định mức lương và các khoản phụ cấp cho giáo viên ngoài biên chế.

- Đẩy mạnh việc xây dựng trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2002-2005.

* Giai đoạn 2 từ 2006-2010:

Tập trung thực hiện các giải pháp để đạt chỉ tiêu và kế hoạch đề ra.

- Đến năm 2007, hoàn chỉnh việc quy hoạch các loại hình trường Mầm non.

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo và sàng lọc đội ngũ cán bộ giáo viên mầm non nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ.

- Đẩy mạnh việc xây dựng các trường mầm non đạt chuẩn giai đoạn 2.

- Tập trung thực hiện các giải pháp để nâng cao chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ trong các trường và cơ sở GDMN.

Phần IV

CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với việc xây dựng và phát triển ngành học mầm non. Tiếp tục thực hiện công tác tuyên truyền và làm phong phú thêm các hình thức tuyên truyền, vận động để lãnh đạo các cấp, các ngành và toàn dân nâng cao nhận thức về ngành học. Quán triệt sâu rộng nội dung Chỉ thị 18/2001/CT-TTg , quyết định 161/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách phát triển GDMN và Thông tư 05/TTLB về hướng dẫn thực hiện Quyết định 161/2002/QĐ-TTg trong các cấp, các ngành và trong toàn xã hội để tạo chuyển biến về tư tưởng, nhận thức đúng đắn về vai trò. vị trí của ngành học mầm non, từ đó, xác định rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn dân đối với sự phát triển GDMN tỉnh nhà.

2. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa GDMN, coi đây là biện pháp tích cực để thu hút mọi ngành, mọi người chăm lo cho sự nghiệp GDMN.

3. Hoàn thiện công tác tổ chức và cơ chế quản lý GDMN. Xây dựng các mô hình quản lý thích hợp và có hiệu quả cho từng loại hình trường, đặc biệt xây dựng và hoàn thiện cơ chế quản lý các loại hình trường ngoài công lập để loại hình phát triển đúng hướng và có hiệu quả.

Phát huy vai trò tham mưu của cán bộ chỉ đạo ở Sở GD-ĐT, phòng giáo dục huyện, thị xã, bám sát nội dung Quyết định 161/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư 05/TTLB về hướng dẫn thực hiện Quyết định 161/2002/QĐ-TTg và xuất phát từ thực trạng GDMN địa phương để tham mưu có hiệu quả cho Lãnh đạo ngành, Lãnh đạo Đảng, Chính quyền địa phương đưa việc phát triển GDMN vào chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Đặc biệt phát huy vai trò, trách nhiệm của đồng chí hiệu trưởng nhà trường và tập thể Ban giám hiệu, biết xây dựng kế hoạch sát đúng, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, tham mưu có hiệu quả trong việc thực hiện kế hoạch phát triển GDMN của địa phương mình.

4. Khẩn trương mở rộng loại hình đào tạo (học tập trung, tại chức, từ xa), bồi dưỡng để nâng cao trình độ đạt chuẩn cho giáo viên và đẩy nhanh tiến độ đào tạo trên chuẩn. Tổ chức các lớp đào tạo giáo viên Mầm non căn bản cho các xã ở vùng rẻo cao theo hình thức cử tuyển. Phấn đấu đến cuối năm 2004 không còn giáo viên chưa qua đào tạo.

Cùng với việc tăng cường đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cần phải có giải pháp đồng bộ để tuyển mới giáo viên có trình độ đào tạo, có năng lực chuyên môn nghiệp vụ nhằm từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ, cụ thể:

- Giải quyết chế độ cho số giáo viên chưa qua đào tạo và số giáo viên ngoài biên chế lớn tuổi, rà soát lại đội ngũ giáo viên ngoài biên chế đã được đóng BHXH, những người không đạt chuẩn về trình độ đào tạo thì giải quyết chế độ nghỉ việc theo quy định.

- Về đội ngũ giáo viên trong biên chế, Kết luận hội nghị TW6- khóa IX nêu rõ: “Trước mắt thực hiện tốt chỉ thị số 18/2001/TC-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Hoàn thành trước năm 2005 việc sàng lọc và bố trí lại những cán bộ, giáo viên không còn đủ điều kiện công tác trong ngành giáo dục, giải quyết chế độ nghỉ trước tuổi cho các Nhà giáo các cấp học chưa đạt chuẩn, năng lực giảng dạy yếu. Bố trí cán bộ quản lý giáo dục các cấp phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ và năng lực của cán bộ, có cơ chế thay thế khi không đáp ứng yêu cầu.

Có chính sách xét giáo viên Mầm non vào biên chế, trước hết ở các vùng khó khăn. Khi chuyển giáo viên Mầm non sang chế độ viên chức sẽ thực hiện ký hợp đồng lao động dài hạn, có BHYT và BHXH”.

- Tăng biên chế giáo viên Mầm non để thực hiện công lập các trường mầm non ở những xã đặc biệt khó khăn và làm nòng cốt ở các trường Mầm non nông thôn theo tinh thần của Quyết định 161/2002/QĐ-TTg .

5. Tiếp tục đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, tạo được lòng tin trong quần chúng nhân dân, phụ huynh để thu hút mọi người quan tâm đến sự phát triển của GDMN.

6. Phối hợp lồng ghép với chương trình, đặc biệt là chương trình kiên cố hóa trường học và chương trình 135 để tăng trưởng cơ sở vật chất cho GDMN các xã đặc biệt khó khăn. Làm tốt việc phối kết hợp giữa quản lý ngành và lãnh thổ, tạo cơ chế phối kết hợp nhịp nhàng giữa ngành và các huyện, thị để vừa đảm bảo việc phân cấp quản lý giáo dục, vừa tạo điều kiện cho GDMN phát triển tốt nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định 161/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về GDMN trên địa bàn toàn tỉnh.

7. Về kinh phí:

- Ngành giáo dục đào tạo xác định rõ định mức kinh phí chi cho phát triển GDMN chiếm tỷ lệ 10% chi thường xuyên, nâng tỷ lệ đầu tư cho ngành học mầm non tương đương với các bậc học khác và tăng tỷ lệ đầu tư ngân sách từ thông tư 30 bình đẳng với các cấp học khác để mua sắm trang thiết bị cho các trường mầm non, tạo điều kiện tăng trưởng trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi cho các trường trọng điểm, các trường thực hiện chương trình đổi mới và các trường đăng ký xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia.

- Nhà nước cấp kinh phí xây dựng cơ sở vật chất và mua sắm các trang thiết bị cần thiết phục vụ chăm sóc giáo dục trẻ cho các trường công lập (ở các xã đặc biệt khó khăn), hỗ trợ kinh phí để xây dựng cơ sở vật chất và chi thường xuyên cho các trường mầm non bán công ở những xã khó khăn.

- Nhà nước ưu tiên quỹ đất, hỗ trợ vốn ban đầu từ 50-100 triệu đồng và cho vay vốn với lãi suất ưu đãi đối với những tổ chức, cá nhân có nhu cầu thành lập trường mầm non dân lập, tư thục.

- Cùng với sự hỗ trợ về kinh phí của Nhà nước, cần nâng mức quy định đóng góp xây dựng trường hàng năm của phụ huynh nhằm huy động mọi nguồn lực để tăng trưởng cơ sở vật chất, trang thiết bị cho GDMN.

- Nâng mức học phí hiện nay lên để cơ bản đảm bảo đời sống cho đội ngũ giáo viên ngoài biên chế, cụ thể:

* Thị xã, thị trấn:

- Mẫu giáo bán trú và nhà trẻ: 60.000đ/tháng/cháu

- Mẫu giáo không bán trú: 45.000đ/tháng/cháu

* Nông thôn, đồng bằng trung du.

- Mẫu giáo bán trú và nhà trẻ: 50.000đ/tháng/cháu

- Mẫu giáo không bán trú: 35.000đ/tháng/cháu

* Miền núi, rẻo cao:

- Mẫu giáo bán trú và nhà trẻ: 30.000đ/tháng/cháu

- Mẫu giáo không bán trú: 15.000đ/tháng/cháu

Với mức thu học phí như đã nêu ở phần trên và với mức thu nhập tối thiểu của giáo viên ngoài biên chế theo trình độ đào tạo tại thời điểm này được tính theo 2 vùng như trên thì tổng kinh phí cần có để trả lương cho giáo viên 12 tháng/năm là 12.362.991.384 đồng, trong đó: Kinh phí có được từ nguồn thu học phí là 7.659.585.000 đồng (62%), kinh phí hỗ trợ của tỉnh là: 4.130.694.084 đồng 33,4% (xem phụ lục 5).

(Trong đó, bao gồm cả các trường sẽ được chuyển từ loại hình bán công sang loại hình công lập ở các xã đặc biệt khó khăn).

Phần V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Đề án phát triển GDMN từ nay đến 2010 được thực hiện thông qua quy hoạch phát triển GD-ĐT Quảng Bình từ 2001-2010 và quy hoạch tổng thể về kinh tế - xã hội của tỉnh, quy hoạch phát triển giáo dục của các huyện, thị xã  và thực hiện lồng ghép với các chương trình, đề án khác.

Để Đề án được thực hiện có hiệu quả và “Giáo dục - Đào tạo thực sự là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân”, các cấp chính quyền, ban ngành, đoàn thể thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau:

1. Sở Giáo dục - đào tạo:

Chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành liên quan và UBND các huyện, thị  xã triển khai thực hiện đề án này; cụ thể hóa các chỉ tiêu và nhiệm vụ thành các chương trình, kế hoạch của từng giai đoạn, từng năm để tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá kết quả và tiến độ thực hiện, tổng hợp định kỳ hàng năm báo cáo UBND tỉnh, Bộ Giáo dục - Đào tạo.

2. Sở Kế hoạch - Đầu tư:

Có trách nhiệm phối hợp với Sở GD-ĐT cân đối kế hoạch ngân sách hàng năm, ưu tiên đầu tư kinh phí cho phát triển GDMN để thực hiện kế hoạch xây dựng các trường mầm non đã được duyệt.

3. Sở Tài chính:

Phối hợp với sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở GD-ĐT bố trí ngân sách hàng năm cho Ngành Giáo dục, trong đó giành phần thích đáng cho phát triển GDMN, khuyến khích các thành phần kinh tế - xã hội ... đầu tư cho GDMN; cùng với Sở Giáo dục - Đào tạo để thực hiện các chế độ, chính sách cho đội ngũ cán bộ, giáo viên Mầm non, đặc biệt là lương của Giáo viên mầm non ngoài biên chế.

4.  Sở nội vụ:

Chủ trì, phối hợp với Sở GD-ĐT, sở LĐTB và XH, các ban ngành liên quan trong việc xây dựng chỉ tiêu biên chế, tuyển dụng công chức cho ngành học mầm non, xây dựng các chế độ, chính sách về đội ngũ nhằm đảm bảo thực hiện quyết định 161/2002/QĐ-TTg  của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách phát triển Giáo dục Mầm non.

5. Các ban ngành, đoàn thể cấp tỉnh:

Phối, kết hợp với ngành GD-ĐT tổ chức thực hiện các nhiệm vụ liên quan, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục Mầm non, vận động các lực lượng xã hội, toàn dân tham gia huy động  nguồn lực chăm lo sự nghiệp phát triển GDMN.

6. UBND các huyện, thị xã:

Có trách nhiệm xây dựng đề án phát triển GDMN từ nay đến 2010 của địa phương phù hợp với đề án phát triển GDMN của tỉnh, đồng thời chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn, các ban, ngành, đoàn thể cấp huyện, thị tổ chức thực hiện đề án phát triển GDMN của địa phương mình.

- Phòng giáo dục các huyện, thị sắp xếp điều chuyển số giáo viên trong biên chế hiện có cho các trường theo tinh thần của Chỉ thị 18/2001/CT-TTg và Quyết định 161/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn huyện, thị mình và chịu trách nhiệm về sự phát triển GDMN trong địa bàn.

7. UBND xã. phường, thị trấn:

Chịu trách nhiệm trực tiếp về kế hoạch phát triển và xây dựng trường mầm non của địa phương mình.

Nguồn tài chính để phát triển GDMN được quy định tại điều 5 của Quyết định 161/QĐ-TTg về chính sách đầu tư và quy hoạch phát triển GDMN gồm:

+ Ngân sách Nhà nước.

+ Nguồn thu học phí, đóng góp xây dựng trường theo quy định hiện hành.

+ Các khoản tài trợ, viện trợ, quà tặng  của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước

+ Vốn góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng mới, cải tạo, mở rộng, nâng cấp cơ sở vật chất.

+ Vốn vay của ngân hàng và các tổ chức tín dụng với lãi suất ưu đãi.

+ Các nguồn thu hợp pháp khác.

KẾT LUẬN

Quyết định 161/2002/QĐ-TTg ra đời tạo điều kiện cho Giáo dục phát triển toàn diện tất cả các cấp học, bậc học và GDMN khẳng định được vai trò, vị trí của mình trong hệ thống Giáo dục Quốc dân để thực hiện được mục tiêu giáo dục đề ra. Việc triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về GDMN có đạt hiệu quả cao hay không là hoàn toàn tùy thuộc vào sự quan tâm lãnh, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp, sự phối kết hợp của các Ban, ngành, đoàn thể và sự đồng tình ủng hộ của nhân dân, sự nỗ lực phấn đấu của ngành Giáo dục - Đào tạo.

 

 

GIÁM ĐỐC SỞ GD-ĐT QUẢNG BÌNH




Nguyễn Thị Nghĩa

 


MẠNG LƯỚI TRƯỜNG LỚP MẦM NON NĂM HỌC 2002-2003

TT

Đơn vị

Nhà trẻ

Mẫu giáo

T.chức ăn

Số cháu ăn

Giáo viên

Ghi chú

NTGĐ

NTCĐ

Lớp

Cháu

5 tuổi

N.trẻ

MG

NT

MG

T.số

BC

NBC

Nhóm

Cháu

Nhóm

Cháu

 

Bố Trạch

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

MN Hoàn Lão

3

12

3

40

6

197

93

3

5

38

137

25

9

16

 

2

MNI Hoàn Lão

2

10

3

52

4

110

65

3

4

45

100

23

23

 

 

3

MN Trung Trạch

3

15

2

25

7

173

81

2

1

25

20

14

4

10

 

4

MN Phúc Lý

5

20

1

8

9

211

116

1

1

8

20

15

5

10

 

5

MN Đại Phương

4

16

2

12

4

95

64

2

 

12

 

9

3

6

 

6

MN Nam Trạch

4

15

2

15

5

90

45

2

 

15

 

10

4

6

 

7

MN Van Trạch

10

40

 

 

9

192

126

 

 

 

 

11

3

8

 

8

MN Hạ Trạch

5

20

1

12

8

208

119

1

 

12

 

14

4

10

 

9

MG Bắc Trạch

6

30

1

6

11

361

151

1

 

6

 

14

3

11

 

10

MG Thạnh Trạch

13

46

1

6

12

343

240

1

 

6

 

15

4

11

 

11

MG Hải Trạch

6

26

 

 

10

245

157

 

4

 

110

17

2

15

 

12

MG Đồng Trạch

10

40

 

 

6

150

98

 

 

 

 

7

1

6

 

13

MG Đức Trạch

10

40

 

 

7

225

130

 

 

 

 

9

2

7

 

14

MG Phú trạch

5

20

 

 

5

127

30

 

 

 

 

6

2

4

 

15

MG Tây Trạch

3

24

 

 

5

128

66

 

 

 

 

6

1

5

 

16

MG Nhân Trạch

3

40

 

 

3

248

206

 

 

 

 

11

2

9

 

17

MG Lý Trạch

5

20

 

 

5

116

76

 

 

 

 

6

3

3

 

18

MG Bắc Dinh

 

 

 

 

7

144

92

 

 

 

 

8

3

5

2BCXN

19

MG Nam Dinh

 

 

1

7

7

154

102

1

 

 

 

9

4

5

2BCXN

20

MG Cư Nẫm

5

19

 

 

9

228

135

 

 

 

 

13

4

9

 

21

MG Khương Hà

6

26

 

 

5

141

72

 

2

 

40

10

4

6

 

22

MG Cổ Giang

3

15

 

 

6

155

80

 

 

 

 

7

1

6

 

23

MG Hưng Bình

4

21

 

 

4

115

115

 

 

 

 

5

1

4

 

24

MG Hoa Trạch

7

26

 

 

6

132

75

 

 

 

 

7

1

6

 

25

MG Hoàn Trạch

7

22

 

 

4

102

70

 

 

 

 

5

2

3

 

26

MG Phú Đinh

4

14

 

 

6

105

53

 

 

 

 

7

2

3

 

27

MG Phúc Trạch

10

36

 

 

12

258

205

 

 

 

 

15

2

13

 

28

MG Xuân Trạch

10

35

 

 

3

161

110

 

 

 

 

10

2

8

135

29

ĐV Mỹ Trạch

7

21

 

 

5

132

30

 

 

 

 

6

3

3

 

30

ĐV Sơn Lộc

9

32

 

 

4

85

44

 

 

 

 

5

2

3

 

31

ĐV Sơn Trạch

12

49

 

 

9

260

224

 

 

 

 

11

1

10

 

32

ĐV Lâm Trạch

4

20

 

 

7

140

93

 

 

 

 

8

2

6

135

33

ĐV Liên Trạch

8

20

 

 

5

125

92

 

 

 

 

6

1

5

 

34

ĐV Tân Trạch

 

 

 

 

3

45

24

 

 

 

 

3

 

3

135

35

NT Nông Trường

 

 

12

132

 

 

 

12

 

122

 

18

18

 

18BCXN

 

Cộng

203

790

29

315

228

5801

3879

29

17

296

427

365

128

237

22BCXN

 

Quảng Trạch

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

MN Quảng Đông

5

15

 

 

8

176

102

 

 

 

 

10

3

7

 

2

MN Quảng Kim

7

22

 

 

7

130

85

 

 

 

 

8

2

6

 

3

MN Quảng Phú

8

25

 

 

12

265

167

 

1

 

20

14

2

12

 

4

MN Quảng Hợp

 

 

 

 

7

160

133

 

 

 

 

8

3

5

135

5

MN Quảng Châu

6

29

 

 

13

281

225

 

 

 

 

15

1

14

 

6

MN Quảng Tùng

5

15

 

 

9

193

135

 

 

 

 

11

3

8

 

7

MN Quảng Xuân

7

28

 

 

10

249

133

 

 

 

 

12

2

10

 

8

MN Quảng Hưng

6

18

 

 

10

218

131

 

 

 

 

11

1

10

 

9

MN Quảng Phúc

14

53

 

 

14

303

174

 

 

 

 

16

2

14

 

10

MN Quảng Thuận

12

40

2

20

11

253

129

1

5

15

93

21

7

14

 

11

MN Quảng Thọ

17

80

1

10

10

262

198

1

2

10

30

16

6

10

 

12

MN Quảng Phương

10

50

2

22

15

290

145

 

1

 

20

23

5

18

 

13

MN Quảng Long

4

12

 

 

8

180

87

 

1

 

20

12

4

8

 

14

MN Quảng Lưu

9

40

9

78

11

255

135

 

1

 

20

30

2

28

 

15

MN Quảng Tiến

6

25

 

 

7

132

67

 

 

 

 

8

2

6

 

16

MN Quảng Thạch

10

36

 

 

11

229

85

 

 

 

 

13

1

12

135

17

MN Quảng Phong

15

79

1

4

8

201

107

1

2

4

50

14

5

9

 

18

MN Quảng Thanh

6

34

4

26

5

144

70

 

 

 

 

14

4

10

 

19

MN Quảng Trường

 

 

 

 

5

109

49

 

 

 

 

6

1

5

 

20

MN Quảng Liên

6

26

 

 

6

151

80

 

 

 

 

8

2

6

 

21

MN Quảng Hòa

22

105

 

 

13

418

233

 

 

 

 

15

2

13

 

22

MN Quảng Lộc

22

90

 

 

11

290

177

 

 

 

 

13

1

12

 

23

MN Quảng Văn

7

32

 

 

6

189

102

 

1

 

20

7

2

5

 

24

MN Quảng Minh

13

45

 

 

13

250

164

 

 

 

 

15

2

13

 

25

MN Quảng Sơn

8

35

3

25

12

301

181

 

 

 

 

19

2

17

 

26

MN Quảng Thủy

12

47

 

 

5

120

47

 

 

 

 

6

1

5

 

27

MN Quảng Tân

5

24

 

 

6

140

55

 

 

 

 

7

1

6

 

28

MN Quảng Trung

10

42

 

 

10

204

114

 

 

 

 

11

2

9

 

29

MN Quảng Tiến

8

38

 

 

9

213

111

 

 

 

 

10

1

9

 

30

MN Quảng Hải

 

 

 

 

6

115

74

 

 

 

 

7

1

6

 

31

MN Cảnh Dương

10

49

 

 

8

245

246

 

 

 

 

11

1

10

 

32

MN Ba Đồn

6

39

2

48

10

269

144

2

10

48

242

38

14

24

 

33

MN Cảnh Hóa

 

 

 

 

6

175

60

 

 

 

 

7

1

6

 

34

MN Phú Hòa

 

 

 

 

7

135

67

 

 

 

 

8

2

6

 

 

Cộng

276

1173

24

224

309

7445

4392

5

24

77

315

444

91

353

 

 

Đồng Hới

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

MN Thuận Đức

5

34

2

22

5

142

48

7

3

46

60

15

7

8

 

2

MN Đồng Sơn

6

40

1

21

7

257

140

7

7

51

229

23

12

11

 

3

MN Nghĩa Ninh

7

58

4

47

14

344

172

11

7

95

170

34

12

22

 

4

MN Đức ninh

7

46

4

48

12

351

221

11

7

84

214

29

11

13

 

5

MN Phú Hải

5

28

 

 

6

112

55

5

2

18

35

8

4

4

 

6

MN Bảo Ninh

4

30

2

20

10

280

152

6

7

40

180

22

5

17

 

7

MN Đồng Phú

10

62

2

30

3

295

138

12

8

82

270

35

17

18

 

8

MN Hải Thanh

3

28

 

 

6

149

85

3

2

18

80

14

7

7

 

9

MN Nam Lý

9

77

2

29

13

389

189

11

13

96

370

38

14

24

 

10

MN Bắc Lý

5

46

1

18

10

264

152

6

8

47

187

30

11

19

 

11

MN Lộc Ninh

6

52

1

10

7

210

117

7

3

52

70

15

5

10

 

12

MN Quang Phú

5

32

 

 

5

115

50

5

2

22

50

8

3

5

 

23

MN Hoa Hồng

6

50

2

16

10

320

114

8

10

36

310

40

19

21

 

14

MN Đồng Mỹ

3

39

1

20

6

174

67

4

6

49

164

25

10

15

 

15

TT Hoa Sen

1

25

 

 

3

70

27

1

3

20

70

8

 

8

 

 

Cộng

32

669

22

364

122

3672

2027

104

38

806

2459

344

137

207

 

 

Lệ Thủy

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

MN Hoa Mai

2

8

2

53

4

140

68

4

4

58

120

20

12

8

 

2

MN Liên Thủy

26

120

3

10

17

442

178

29

12

160

335

37

3

34

 

3

MN Phong Thủy

7

33

6

78

11

291

102

13

2

111

50

23

3

20

 

4

MN Xuân Thủy

3

9

10

84

10

260

100

13

2

93

54

28

3

25

 

5

MN An Thủy

3

10

4

46

17

463

169

7

 

54

 

26

3

23

 

6

MN Lộc Thủy

3

12

6

65

10

223

90

9

 

77

 

22

2

20

 

7

MN Sơn Thủy

12

63

1

6

12

294

132

13

 

69

 

15

4

11

2BCXN

8

CTCS Lệ Ninh

1

6

11

65

10

155

60

12

3

71

70

28

28

 

27BCXN

9

MN Cam Thủy

8

30

1

12

7

155

74

9

 

42

 

11

3

8

 

10

TT Lệ Ninh

 

 

 

 

3

42

19

 

 

 

 

4

2

3

 

11

MN Mai Thủy

16

69

 

 

12

330

157

16

 

69

 

14

2

12

 

12

MN Phú Thủy

20

78

 

 

13

380

174

20

3

78

80

18

2

16

 

13

MN Hoa Thủy

22

71

 

 

9

265

135

22

 

66

 

10

1

9

 

14

MN Kiến Giang

10

48

 

 

8

190

74

10

1

48

32

12

2

10

 

15

MN Hồng Thủy

20

40

 

 

11

303

168

20

 

40

 

12

1

11

 

16

MN Thanh Thủy

17

72

 

 

12

283

117

17

 

72

 

14

3

11

 

17

MN Hưng Thủy

17

76

 

 

8

230

139

17

 

76

 

9

1

8

 

18

MN Sen Thủy

10

30

 

 

11

220

95

10

 

30

 

12

1

11

 

19

MN Mỹ Thủy

10

25

 

 

8

211

90

10

 

25

 

10

3

7

 

20

MN Tân Thủy

12

53

 

 

11

288

140

12

 

53

 

12

1

11

 

21

MN Dương Thủy

12

40

 

 

7

178

96

12

 

40

 

8

1

7

 

22

MN Ngư Hòa

10

30

 

 

4

105

91

10

 

30

 

5

1

4

 

23

MN Hải Thủy

15

60

 

 

4

90

64

15

 

60

 

5

1

4

 

24

MN Ngư Thuỷ

6

20

 

 

4

82

59

6

 

20

 

5

1

4

 

25

MN Trường Thuỷ

6

18

 

 

5

75

30

6

 

18

 

6

1

5

 

26

MN Thái Thuỷ

9

36

 

 

7

160

127

9

 

36

 

8

1

7

135

27

MN Văn Thuỷ

6

20

 

 

6

129

56

6

 

20

 

7

1

6

135

28

MN Kim Thuỷ

5

15

 

 

5

88

60

5

 

15

 

6

1

5

135

29

MN Ngân Thuỷ

2

6

 

 

4

63

26

2

 

6

 

5

1

4

135

 

Cộng

290

1103

44

447

250

6345

3190

334

27

1537

741

392

88

304

 

 

Quảng Ninh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

MN Lương Ninh

1

3

3

47

8

173

75

3

5

17

80

24

5

19

 

2

MN Hoa Sen

2

6

2

49

6

158

59

2

3

29

101

20

7

13

 

3

MN Vĩnh Ninh

4

12

1

19

12

276

140

1

2

19

30

18

3

15

 

4

MN Võ Ninh

3

18

4

43

17

331

146

4

3

38

40

32

3

29

 

5

MN Hàm Ninh

4

12

1

8

9

187

90

1

 

8

 

13

3

10

 

6

MN Duy Ninh

7

27

 

 

12

241

119

 

 

 

 

16

2

14

 

7

MN Gia Ninh

7

28

1

13

11

278

129

1

4

8

65

19

3

16

 

8

MN Hải Ninh

 

 

 

 

8

176

98

 

 

 

 

11

1

10

 

9

MN Hiền Ninh

3

12

2

12

10

260

140

1

 

12

 

16

4

12

 

10

MN Xuân Ninh

6

26

2

 

15

317

156

2

3

24

80

24

3

21

 

11

MN Tân Ninh

5

15

1

24

13

257

102

1

3

8

40

18

2

16

 

12

MN An Ninh

12

47

1

8

15

419

174

1

2

6

17

22

4

18

 

13

MN Vạn Ninh

2

5

3

6

12

281

116

3

2

30

20

20

4

16

 

14

MN Trường Xuân

3

10

 

20

6

85

42

 

 

 

 

8

3

5

135

15

MN Trường Sơn

 

 

 

 

7

109

40

 

 

 

 

9

1

8

135

 

Cộng

64

220

20

260

161

3698

1856

20

27

199

473

270

48

222

 

 

Minh Hóa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

MN Liên Cơ

 

 

20

31

3

90

39

2

3

24

90

20

20

 

 

2

MN Quy Hóa

1

20

 

 

6

114

66

 

 

 

 

10

5

5

 

3

MG Yên Đức

 

 

 

 

6

39

39

 

 

 

 

10

4

6

135

4

MG Kim Bảng

 

 

 

 

5

68

43

 

 

 

 

13

5

3

135

5

MG Yên Thọ

1

20

 

 

3

144

66

 

 

 

 

13

3

10

135

6

ĐV Phong Hóa

 

 

 

 

6

38

31

 

 

 

 

7

2

5

135

7

ĐV Thống Nhất

 

 

 

 

5

59

23

 

 

 

 

7

3

4

135

8

ĐV Tân Kiền

 

 

 

 

4

47

21

 

 

 

 

6

1

5

135

9

ĐV Hợp Lợi

 

 

 

 

4

34

17

 

 

 

 

5

2

3

135

10

ĐV Ba Nương

 

 

 

 

5

48

24

 

 

 

 

9

5

4

135

11

ĐV Thanh Long

 

 

 

 

3

48

21

 

 

 

 

4

1

3

 

12

ĐV Tân Lý

 

 

 

 

5

68

35

 

 

 

 

6

2

4

135

13

ĐV Cổ Liêm

 

 

 

 

3

45

16

 

 

 

 

4

2

2

135

14

ĐV Tiền Phong

 

 

 

 

7

77

34

 

 

 

 

9

3

6

135

15

ĐV Thanh Liêm

 

 

 

 

4

69

28

 

 

 

 

5

1

4

135

16

ĐV Liêm Hóa

 

 

 

 

4

57

21

 

 

 

 

5

1

4

135

17

ĐV Yên Phú

 

 

 

 

2

37

14

 

 

 

 

2

1

1

135

18

ĐV Bình Minh

 

 

 

 

3

45

18

 

 

 

 

4

2

2

135

19

ĐV Tiến Nhật

 

 

 

 

7

90

42

 

 

 

 

8

2

6

135

20

ĐV Phú Nhiêu

 

 

 

 

3

62

26

 

 

 

 

3

1

2

135

21

ĐV Đa Năng

 

 

 

 

3

35

13

 

 

 

 

3

1

2

135

22

ĐV Tân Sum

 

 

 

 

4

51

25

 

 

 

 

5

1

4

135

23

ĐV Lâm Sum

 

 

 

 

4

50

23

 

 

 

 

6

2

4

135

24

ĐV Hóa Tiến

 

 

 

 

7

81

42

 

 

 

 

8

1

7

135

25

ĐV Hóa Thanh

 

 

 

 

3

50

18

 

 

 

 

4

1

3

135

26

ĐV Hóa Phúc

 

 

 

 

2

27

8

 

 

 

 

2

1

1

135

27

ĐV Hóa Lương

 

 

 

 

2

42

16

 

 

 

 

2

1

1

135

28

ĐV Đăng Hóa

 

 

 

 

4

49

18

 

 

 

 

5

1

4

135

29

ĐV Dân Hóa

 

 

 

 

8

135

63

 

 

 

 

10

1

9

135

 

Cộng

2

40

2

31

130

1979

947

2

3

24

90

195

76

119

 

 

Tuyên Hóa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

MN Văn Hóa

3

13

 

 

9

130

79

3

 

13

 

11

1

10

 

2

MN Tiến Hóa

6

30

1

8

15

275

146

7

2

34

40

23

3

20

 

3

MN Châu Hóa

10

26

1

20

12

255

128

11

1

56

20

18

2

16

 

4

MN Mai Hóa

8

24

2

11

15

268

142

10

 

32

 

20

5

15

 

5

MN Cao Quảng

4

13

 

 

9

121

54

4

 

13

 

11

1

10

135

6

MN Minh Cầm

3

11

1

7

6

126

70

4

 

18

 

9

3

6

 

7

MN Nam Phong

3

9

1

6

6

129

60

4

 

13

 

9

3

6

 

8

MN Đức Phú

3

15

3

17

9

188

85

6

 

32

 

15

4

11

 

9

MN Thiết Sơn

6

26

 

 

9

176

99

6

 

26

 

12

2

10

 

10

MN Đồng Hóa

2

6

2

13

10

172

97

4

 

19

 

14

3

11

135

11

MN Tam Đa

2

10

 

 

4

72

31

2

 

10

 

9

2

7

135

12

MN Liên Cơ

 

 

4

52

8

183

82

4

5

52

132

27

19

8

 

13

MN Thuận Hóa

3

16

3

24

5

118

57

6

 

30

 

11

3

8

135

14

MN Kinh Lũ

3

11

1

7

7

147

72

4

 

16

 

9

2

7

135

15

MN Hướng Hóa

2

8

 

 

6

115

53

2

 

8

 

7

1

6

135

16

MN Thanh Lang

3

12

 

 

5

113

53

3

 

12

 

6

2

4

135

17

ĐV Ngư Hóa

 

 

 

 

2

19

7

 

 

 

 

2

1

1

135

18

MN Đồng Lâm

3

15

 

 

6

131

51

3

 

15

 

9

2

7

135

19

MN Huyền Thủy

4

16

1

6

6

123

59

5

 

20

 

9

2

7

 

20

MN Nam Sơn

3

14

 

 

6

110

40

3

 

14

 

7

1

6

 

21

ĐV Tân Kim Sơn

1

4

3

20

4

41

39

4

 

24

 

8

2

6

135

22

MN Lê Hóa

2

7

1

7

7

95

49

3

 

10

 

10

2

8

135

23

MN Tân Thủy

3

13

 

 

6

125

52

3

 

13

 

3

2

6

135

24

MN Bắc Sơn

3

12

1

10

5

107

60

3

 

22

 

7

1

6

135

25

MN Thanh Thạch

4

15

 

 

4

110

62

4

 

15

 

5

1

4

135

26

ĐV Lâm Hóa

 

 

 

 

3

41

19

 

 

 

 

4

1

3

135

 

Cộng

84

336

25

208

184

3640

1901

108

8

317

192

280

71

209

 

 

Cộng toàn tỉnh

1001

4301

166

1349

1384

32580

13192

602

194

3456

489

2290

639

1631

 

 

TÌNH HÌNH ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN  MẦM NON NĂM HỌC 2002-2003

TT

Đơn vị

Tổng số

ĐTVH

Trình độ nghiệp vụ

Xã 135

Ghi chú

Tổng số

BC

NBC

Cấp 2

Cấp 3

Đại học

Cao đẳng

Tr. học

Sơ học

3-6T

Chưa ĐT

 

Bố Trạch

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

MN Hoàn Lão

25

9

16

10

15

 

 

19

5

1

 

 

 

2

MN I Hoàn Lão

23

23

 

12

11

 

 

16

7

 

 

 

 

3

MN Trung Trạch

14

4

10

 

14

 

 

7

7

 

 

 

 

4

MN Phúc Lý

15

5

10

10

5

 

 

4

11

 

 

 

 

5

MN Đại Phương

9

3

6

4

5

 

 

6

3

 

 

 

 

6

MN Nam Trạch

10

4

6

7

3

 

 

4

4

 

2

 

 

7

MN Vạn Trạch

11

3

8

4

7

 

 

4

7

 

 

 

 

8

MN Hạ Trạch

14

4

10

7

7

 

1

3

8

 

2

 

 

9

ĐV Mỹ Trạch

6

3

3

5

1

 

 

1

5

 

 

 

 

10

ĐV Sơn Lộc

5

2

3

2

3

 

 

2

2

 

1

 

 

11

ĐV Sơn Trạch

11

1

10

10

1

 

 

1

4

 

6

 

 

12

ĐV Lâm Trạch

8

2

6

7

1

 

 

2

6

 

 

135

 

13

ĐV Liên Trạch

6

1

5

4

2

 

 

 

6

 

 

 

 

14

ĐV Tân Trạch

3

 

3

 

3

 

1

2

 

 

 

135

 

15

NT Nông Trường

18

18

 

11

7

 

 

1

14

3

 

 

18BCXN

16

MG Bắc Trạch

14

3

11

10

4

 

 

6

8

 

 

 

 

17

MG Thanh Trạch

15

4

11

11

4

 

 

8

7

 

 

 

 

18

MG Hải Trạch

17

2

5

10

7

 

 

8

5

 

4

 

 

19

MG Đồng Trạch

7

1

6

4

3

 

 

2

5

 

 

 

 

20

MG Đức trạch

9

2

7

2

7

 

 

4

4

 

1

 

 

21

MG Phú Trạch

6

2

4

3

3

 

 

4

2

 

 

 

 

22

MG Hoàn Trạch

5

2

3

1

4

 

 

4

1

 

 

 

 

23

MG Hòa Trạch

7

1

6

2

5

 

 

3

4

 

 

 

 

24

MG Tây Trạch

6

1

5

4

2

 

 

3

3

 

 

 

 

25

MG Phú Định

7

2

5

3

2

 

 

2

1

 

1

 

 

26

MG Nhân Trạch

11

2

9

3

8

 

 

9

1

 

1

 

 

27

MG Lý Trạch

6

3

3

4

2

 

 

14

2

 

 

 

 

28

MG Bắc Dinh

8

3

5

3

5

 

1

3

3

 

1

 

2BCXN

29

MG Nam Dinh

9

4

5

3

6

 

 

4

5

 

 

 

2BCXN

30

MG Cự Nẫm

13

4

9

10

3

 

 

8

5

 

 

 

 

31

MG Khương Hà

10

4

6

8

2

 

 

6

3

1

 

 

 

32

MG Cổ Giang

7

1

6

6

1

 

 

8

4

 

 

 

 

33

MG Hưng Bình

5

1

4

5

 

 

 

1

2

2

 

 

 

34

MG Phúc Trạch

15

2

13

15

 

 

 

11

1

1

2

 

 

35

MG Xuân Trạch

10

2

8

9

1

 

 

3

5

 

2

135

 

 

Cộng

365

128

237

211

154

 

3

168

163

8

23

 

22BCXN

 

Quảng Trạch

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

MN Quảng Đông

10

3

7

2

8

 

 

5

5

 

 

 

 

2

MN Quảng Kim

8

2

6

5

3

 

 

3

5

 

 

 

 

3

MN Quảng Phú

14

2

12

8

6

 

1

5

8

 

 

 

 

4

MN Quảng Hợp

8

3

5

5

3

 

 

3

5

 

 

135

135

5

MN Quảng Châu

15

1

14

13

2

 

 

2

13

 

 

 

 

6

MN Quảng Tùng

11

3

8

11

 

 

 

2

9

 

 

 

 

7

MN Quảng Dương

11

1

10

5

6

 

 

7

4

 

 

 

 

8

MN Quảng Xuân

12

2

10

 

12

1

 

5

6

 

 

 

 

9

MN Quảng Hưng

11

1

10

3

8

 

 

3

8

 

 

 

 

10

MN Quảng Phúc

16

2

14

2

14

 

 

8

8

 

 

 

 

12

MN Quảng Thuận

21

7

14

7

14

 

 

17

4

 

 

 

 

12

MN Quảng Thọ

16

6

10

4

12

 

 

10

6

 

 

 

 

13

MN Ba Đồn

38

14

24

1

37

 

2

34

2

 

 

 

 

14

MN Quảng Long

12

4

8

2

10

 

 

10

2

 

 

 

 

15

MN Quảng Phương

23

5

18

11

12

 

 

16

7

 

 

 

 

16

MN Quảng Lưu

20

2

28

21

9

 

 

9

12

 

9

 

 

 

MN Quảng Tiến

8

2

6

2

6

 

 

3

5

 

 

 

 

17

MN Quảng Thạch

13

1

12

9

4

 

 

4

7

 

2

135

 

18

MN Quảng Phong

14

5

9

4

10

 

 

11

3

 

 

 

 

19

MN Quảng Thanh

14

4

10

7

7

 

 

8

4

 

2

 

 

21

MN Quảng Trường

6

1

5

5

1

 

 

1

4

 

1

 

 

22

MN Quảng Liên

8

2

6

5

3

 

 

3

5

 

 

 

 

23

MN Phù Hòa

8

2

6

6

2

 

 

2

6

 

 

 

 

24

MN Cảnh Hóa

7

1

6

5

2

 

 

2

5

 

 

 

 

25

MN Quảng Hòa

15

2

13

7

8

 

 

8

7

 

 

 

 

26

MN Quảng Lộc

13

1

12

8

5

 

 

11

2

 

 

 

 

27

MN Quảng Văn

7

2

15

5

2

 

 

2

5

 

 

 

 

28

MN Quảng Minh

15

2

13

10

5

 

 

8

5

 

2

 

 

29

MN Quảng Sơn

19

2

17

5

14

 

 

12

2

 

5

 

 

30

MN Quảng Thủy

6

1

5

2

4

 

 

3

3

 

 

 

 

31

MN Quảng Tân

7

1

6

3

4

 

 

3

4

 

 

 

 

32

MN Quảng Trung

11

2

9

4

7

 

 

2

8

 

1

 

 

33

MN Quảng Tiến

10

1

9

4

6

 

 

4

6

 

 

 

 

34

MN Quảng Hải

7

1

6

4

3

 

 

4

3

 

 

 

 

 

Cộng

444

91

353

195

249

1

3

230

188

0

22

 

 

 

Đồng Hới

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

MN Thuận Đức

15

7

8

4

11

 

2

11

 

2

 

 

 

2

MN Đồng Sơn

23

12

11

5

18

1

1

18

2

 

1

 

 

3

MN Nghĩa Ninh

34

12

22

8

26

 

3

26

5

 

 

 

 

4

MN Đức Ninh

29

11

18

7

22

1

1

26

1

 

 

 

 

5

MN Phú Hải

8

4

4

2

6

 

 

8

 

 

 

 

 

6

MN Bảo Ninh

22

5

17

4

18

 

 

14

8

 

 

 

 

7

MN Đồng Phú

35

17

18

8

27

1

4

27

3

 

 

 

 

8

MN Hải Thanh

14

7

7

3

11

 

1

11

2

 

 

 

 

9

MN Nam Lý

38

14

24

12

26

 

1

36

1

 

 

 

 

10

MN Bắc Lý

30

11

19

12

18

 

1

27

2

 

 

 

 

12

MN Lộc Ninh

15

5

10

2

13

 

 

14

1

 

 

 

 

13

MN Quang Phú

8

3

5

 

8

 

 

3

 

 

 

 

 

13

MN Hoa Hồng

40

19

21

6

34

2

4

31

3

 

 

 

 

14

MN Đồng Mỹ

25

10

15

5

20

1

2

22

 

 

 

 

 

15

TT Hoa Sen

8

 

8

3

5

 

 

6

2

 

 

 

 

 

Cộng

334

137

207

81

263

6

20

285

30

2

1

 

 

 

Lệ Thủy

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

MN An Thủy

26

3

23

18

8

 

 

13

8

1

4

 

 

2

MN Phong Thủy

23

3

20

15

8

 

 

11

6

4

2

 

 

3

MN Lộc Thủy

22

2

20

8

14

 

 

5

9

 

8

 

 

4

MN Kiến Giang

12

2

10

6

6

1

 

4

6

1

 

 

 

5

MN Hoa Mai

20

12

8

10

10

 

 

18

2

 

 

 

 

6

MN Xuân Thủy

28

3

25

12

16

 

 

17

9

2

 

 

 

7

MN Liên Thủy

37

3

34

17

20

 

 

28

9

 

 

 

 

8

MN Mỹ Thủy

10

3

7

8

2

 

 

4

5

1

 

 

 

9

MN Dương Thủy

8

1

7

7

1

 

 

2

4

 

2

 

 

10

MN Tân Thủy

12

1

11

9

3

 

 

2

9

1

 

 

 

11

MN Thái Thuỷ

8

1

7

7

1

 

 

1

7

 

 

135

135

12

MN Văn Thuỷ

7

1

6

2

5

 

 

1

3

1

2

135

135

13

MN Kim Thủy

6

1

5

4

2

 

 

4

1

 

1

135

135

14

MN Trường Thủy

6

1

5

5

1

 

 

2

3

1

 

 

 

15

MN Mai Thủy

14

2

12

6

8

 

 

5

9

 

 

 

 

16

MN Phú Thủy

18

2

16

12

6

 

 

9

9

 

 

 

 

17

MN Sơn Thủy

15

4

11

2

13

 

 

10

4

 

1

 

2BCXN

18

MN Ngân Thủy

5

1

4

4

1

 

 

1

2

 

2

135

 

19

CTCS Lệ Ninh

28

28

 

14

14

 

1

5

17

1

4

 

27BCXN

20

TT Lệ Ninh

4

1

3

 

4

 

 

4

 

 

 

 

 

21

MN Hoa Thủy

10

1

9

4

6

 

 

1

8

 

1

 

 

22

MN Hồng Thủy

12

1

11

10

2

 

 

4

4

1

3

 

 

23

MN Thanh Thủy

14

3

11

6

8

 

 

5

9

 

 

 

 

24

MN Cam Thủy

11

3

8

6

5

 

 

5

4

 

2

 

 

25

MN Hưng THủy

9

1

8

6

3

 

 

1

5

 

3

 

 

26

MN Sen Thủy

12

1

11

10

2

 

 

1

11

 

 

 

 

27

MN Ngư Hòa

5

1

4

4

1

 

 

1

4

 

 

 

 

28

MN Hải Thủy

5

1

4

3

2

 

 

3

2

 

 

 

 

29

MN Ngư Thủy

5

1

4

4

1

 

 

1

3

 

1

 

 

 

Cộng

392

88

304

219

173

1

1

168

172

14

36

 

 

 

Quảng Ninh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

MN Gia Ninh

19

3

16

4

15

 

 

7

1

9

2

 

 

 

MN Võ Ninh

32

3

29

20

12

 

1

9

 

13

9

 

 

 

MN Duy Ninh

16

2

14

4

12

 

 

5

2

9

 

 

 

 

MN Hàm Ninh

13

3

10

4

9

 

 

4

 

9

 

 

 

 

MN Lương Ninh

24

5

19

7

17

 

1

17

 

5

1

 

 

 

MN Vĩnh Ninh

18

3

15

3

15

 

 

14

 

2

2

 

 

 

MN Hải Ninh

11

1

10

2

9

 

 

4

 

6

1

 

 

 

MN Tân Ninh

18

2

16

7

11

1

 

11

1

2

3

 

 

 

MN An Ninh

22

4

18

11

11

 

 

8

 

12

2

 

 

 

MN Hiền Ninh

16

4

12

4

12

1

 

13

1

1

 

 

 

 

MN Vạn Ninh

20

4

16

7

13

 

 

11

 

7

2

 

 

 

MN Xuân Ninh

24

3

21

 

24

 

1

17

 

5

1

 

 

 

MN Trường Xuân

8

3

5

5

3

 

 

3

 

3

 

135

 

 

MN Trường Sơn

9

1

8

9

 

 

 

1

 

3

5

135

 

 

MN Hoa Sen

20

7

13

4

16

 

 

18

1

1

 

 

 

 

Cộng

270

48

222

91

179

2

3

142

6

89

28

 

 

 

Minh Hóa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

ĐV Phong Hóa

7

2

5

7

 

 

 

7

 

 

 

135

 

2

ĐV Thống Nhất

7

3

1

6

1

 

 

3

3

 

1

135

 

3

ĐV Tân Kiều

6

1

5

4

2

 

 

3

3

 

 

135

 

4

MG Yên Đức

10

4

6

5

5

 

 

3

2

 

 

135

 

5

MN  Quy Hóa

10

5

5

6

4

 

 

8

2

 

 

 

 

6

ĐV Hợp Lợi

5

2

3

3

2

 

 

4

1

 

 

135

 

7

ĐV Ba Nương

9

5

4

5

4

 

 

8

 

1

 

135

 

8

ĐV Thanh Long

4

1

3

3

1

 

 

3

1

 

 

 

 

9

ĐV Tân Lý

6

2

4

3

3

 

 

3

2

1

 

135

 

10

MG Kim Bảng

13

5

8

7

6

1

 

12

 

 

 

135

 

11

ĐV Sổ liêm

4

2

2

3

1

 

 

3

1

 

 

135

 

12

MG Yên Thọ

13

3

10

11

2

 

 

11

1

 

1

135

 

13

ĐV Thanh Liên

5

1

4

4

1

 

 

4

1

 

 

135

 

14

ĐV Tiền Phong

9

3

6

7

2

 

 

6

2

 

1

135

 

15

ĐV Liêm Hóa

5

1

4

5

 

 

 

3

2

 

 

135

 

16

ĐV Bình Minh

4

2

2

4

 

 

 

2

1

 

1

135

 

17

ĐV Yên Phú

2

1

1

2

 

 

 

1

1

 

 

135

 

18

ĐV Tiến nhất

8

2

6

7

1

 

 

4

4

 

 

135

 

19

ĐV Phú Nhiêu

3

1

2

3

 

 

 

3

 

 

 

135

 

20

ĐV Đa Năng

3

1

2

3

 

 

 

3

 

 

 

135

 

21

ĐV Tân Sum

5

1

4

5

 

 

 

2

2

 

1

135

 

22

ĐV Lâm Sum

6

2

4

5

1

 

 

4

1

 

1

135

 

23

ĐV Hóa Tiến

8

1

7

8

 

 

 

4

4

 

 

135

 

24

ĐV Hóa Thanh

4

1

3

4

 

 

 

1

3

 

 

135

 

25

ĐV Hóa Phúc

2

1

1

2

 

 

 

1

1

 

 

135

 

26

ĐV Hóa Lương

2

1

1

2

 

 

 

 

2

 

 

135

 

27

ĐV Đặng Hóa

5

1

4

5

 

 

 

1

4

 

 

135

 

28

ĐV Dân Hóa

10

1

9

10

 

 

 

2

2

 

6

135

 

29

MN Liên Cơ

20

20

 

14

6

1

 

14

4

 

1

 

 

 

Cộng

195

76

119

153

42

2

0

128

50

2

13

 

 

 

Tuyên Hóa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

MN Văn Hóa

11

1

10

4

7

 

 

4

2

5

 

 

 

2

MN Tiến Hóa

23

3

20

12

11

 

 

7

6

10

 

 

 

3

MN Châu Hóa

18

2

16

9

9

 

 

6

2

10

 

 

 

4

MN Mai Hóa

20

5

15

17

3

 

 

6

4

10

 

 

 

5

MN Cao Quảng

11

1

10

9

2

 

 

1

2

8

 

135

 

6

ĐV Ngư Hóa

2

1

1

1

1

 

 

 

1

1

 

135

 

7

MN Minh Cầm

9

3

6

5

4

 

 

4

1

4

 

 

 

8

MN Nam Phong

9

3

6

 

9

 

 

1

2

6

 

 

 

9

MN Đồng Lâm

9

2

7

7

2

 

 

4

4

1

 

 

 

10

MN Đức Phú

15

4

11

13

2

 

 

4

4

7

 

 

 

11

MN Huyền Thủy

9

2

7

7

2

 

 

2

4

3

 

 

 

12

MN Thiết Sơn

12

2

10

8

4

 

 

5

1

6

 

 

 

13

MN Nam Sơn

7

1

6

4

3

 

 

1

 

6

 

 

 

14

MN Đồng Hóa

14

3

11

11

3

 

 

2

6

6

 

135

 

15

ĐV Tân Kim Sơn

8

2

6

7

1

 

 

2

1

5

 

135

 

16

MN Tam Đa

9

2

7

7

2

 

 

5

 

4

 

135

 

17

MN Liên Cơ

27

19

8

14

13

 

 

15

7

5

 

 

 

18

MN Lê Hóa

10

2

8

6

4

 

 

2

1

7

 

135

 

19

MN Thuận Hóa

11

3

8

7

4

 

 

2

1

8

 

135

 

20

MN Tân Thủy

8

2

6

5

3

 

 

 

3

5

 

135

 

21

MN Kinh Lũ

9

2

7

8

1

 

 

1

4

4

 

135

 

22

MN Hương Hóa

7

1

6

6

1

 

 

1

 

6

 

135

 

23

MN Thanh Lang

6

2

4

5

1

 

 

1

2

3

 

135

 

24

MN Bắc Sơn

7

1

6

7

 

 

 

 

2

5

 

135

 

25

MN Thanh Thạch

5

1

4

4

1

 

 

1

 

3

1

135

 

26

ĐV Lâm Hóa

4

1

3

4

 

 

 

 

1

3

 

135

 

 

Cộng

230

71

209

187

93

0

0

77

61

141

1

 

 

 

Cộng toàn tỉnh

2290

639

1651

1137

1153

12

30

1198

670

256

124

 

 

 


PHỤ LỤC 3A:

THỐNG KÊ SỐ LIỆU GIÁO VIÊN NGOÀI BIÊN CHẾ THEO VÙNG - MIỀN

TT

Huyện, thị

T. số đội ngũ ngoài biên chế

Giáo viên ở các xã đặc biệt khó khăn

Giáo viên ở miền núi

Giáo viên ở đồng bằng, T xã, T. trấn

1

Đồng Hới

207

 

 

207

2

Bố Trạch

236

17

63

156

3

Quảng Trạch

353

17

83

253

4

Quảng Ninh

222

13

 

209

5

Lệ Thủy

305

22

8

275

6

Tuyên Hóa

209

87

122

 

7

Minh Hóa

119

114

5

 

 

Cộng

1.651

270

281

1.100

 

TRÌNH ĐỘ GIÁO VIÊN NGOÀI BIÊN CHẾ THEO CÁC VÙNG , MIỀN

Đơn vị

Tổng số giáo viên

Trung cấp

Sơ cấp

Chưa qua đào tạo

Tổng số

GV ở các xã đặc biệt khó khăn

Tổng số

GV ở các xã đặc biệt khó khăn

Tổng số

GV ở các xã đặc biệt khó khăn

Đồng Hới

207

186

 

17

 

4

 

Bố Trạch

236

70

4

109

11

57

2

Quảng Trạch

353

115

3

216

12

22

2

Quảng Ninh

222

48

 

56

 

118

13

Lệ Thủy

305

76

3

115

9

114

10

Tuyên Hóa

209

37

6

32

14

140

67

Minh Hóa

119

15

13

91

88

13

13

Cộng

1651

547

29

636

134

468

107

 

PHỤC LỤC 3B:

BIÊN CHẾ CẦN ĐỂ CHUYỂN CÁC TRƯỜNG MẦM NON BÁN CÔNG THÀNH TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP Ở 40 XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN

Đơn vị

Số xã

Số trường

Biên chế hiện có

Biên chế cần có

Thiếu

Bố Trạch

4

3

4

22

18

Quảng Trạch

2

2

4

21

17

Quảng Ninh

2

2

4

17

13

Lệ Thủy

5

5

4

31

27

Tuyên Hóa

12

14

24

111

87

Minh Hóa

15

29

59

182

123

Cộng

40

55

99

384

285

 

PHỤC LỤC 4:

MỨC LƯƠNG CỦA GIÁO VIÊN NGOÀI BIÊN CHẾ ĐƯỢC TÍNH NHƯ SAU:

Tổng lương = Lương cơ bản + Phụ cấp lương + Bảo hiểm

* Vùng rẻo cao, đặc biệt khó khăn:

- Lương cơ bản = 1,52x290.000đ(TC) = 440.800đ

= 1,4x290.000đ(SC) = 406.000đ

= Lương tối thiểu = 290.000đ

- Phụ cấp lương:= Lương cơ bản x 70% = 308.560đ(TC)

= 284.200đ(SC)

= 203.000đ(CĐT)

- Bảo hiểm = Lương cơ bản x 17% = 74.936đ

= 69.020đ(SC)

= 49.300đ(CĐT)

Vậy: Tổng lương của một giáo viên ở vùng rẻo cao, đặc biệt khó khăn trong một tháng là: 824.296 đồng (TC); 759.220 đồng (SC); 542.300 đồng (CQĐT).

* Các vùng khác:

- Lương cơ bản: Được tính giống như trên.

- Phụ cấp lương = Lương cơ bản x 40%=176.320đ(TC)

=162.400đ(SC)

=116.000đ(CĐT)

- Bảo hiểm= Lương cơ bản x 17%(được tính như trên)

Vậy: Tổng lương của một giáo viên ở các vùng khác trong một tháng là: 692.056 đồng (TC); 637.420 đồng (SC); 455.300 đồng (CQĐT).


PHỤ LỤC 5:

TỔNG HỢP KINH PHÍ TRẢ LƯƠNG CHO GIÁO VIÊN MẦM NON NGOÀI BIÊN CHẾ THEO VÙNG, MIỀN VÀ TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO

Đơn vị tính: 1000đ.

Đơn vị

Số cháu

Giáo viên

Tổng KP cần trả lương cho GV 12th/năm

KP hỗ trợ của tỉnh (30%)

KP có được từ nguồn thu học phí

Cân đối thiếu, thừa

Núi, rẻo cao

Đồng bằng

T.xã, TT

Tổng số

Trung cấp

Sơ cấp

Chưa ĐT

Ntrẻ+Btrú

Không Btrú

Ntrẻ+Btrú

Không Btrú

Ntrẻ+Btrú

Không Btrú

TS

Rẻo cao

TS

Rẻo cao

TS

Rẻo cao

Đồng Hới

 

 

 

 

2770

906

207

186

 

17

 

4

 

1.696.557,072

508.967,121

1.303.911

116.321,049

Bố Trạch

40

1813

393

3115

332

30

236

70

4

109

11

57

2

1.751.010,72

525.303,216

1.284.048

58.340,496

Quảng Trạch

98

1784

350

4849

305

 

353

115

3

216

12

22

2

2.751.816,6

825.544,98

1.693.548

-232.723,62

Quảng Ninh

 

194

542

2741

130

47

222

48

 

56

 

118

13

1.485.247,296

445.574,188

978.192

-61.481,108

Lê Thủy

 

577

983

4461

202

138

305

76

3

115

9

114

10

2.162.000,112

648.600

1.672.344

158.943,888

Tuyên Hóa

383

3262

 

 

 

 

209

37

6

32

14

140

67

1.461.877,824

438.567,347

489.402

-533.908,477

Minh Hóa

90

1780

 

 

 

 

119

15

13

91

88

13

13

1.054,481,76

738.137,232

238.140

-78.204,528

Cộng

611

9390

2268

15166

3748

1121

1651

547

29

636

134

468

107

12.362.991,384

4.130.694,084

7.659.585

 

* Ghi chú:

- Trình độ giáo viên được tính đối với những trường hợp đã được cấp bằng ở các trình độ tương đương.

- Giáo viên được đào tạo 3-6 tháng được tính ở trình độ chưa qua đào tạo.

- Nguồn kinh phí hỗ trợ của tỉnh được tính 70% đối với huyện Minh Hóa, 30% cho các huyện, thị còn lại.