Quyết định 683/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2014 - 2020"
Số hiệu: 683/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng Người ký: Đoàn Văn Việt
Ngày ban hành: 04/04/2014 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Nông nghiệp, nông thôn, Lao động, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 683/QĐ-UBND

Lâm Đồng, ngày 04 tháng 04 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN "ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2014 - 2020"

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 70/2009/NĐ-CP ngày 21/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ Quy định trách nhiệm quản lý Nhà nước về dạy nghề;

Căn cứ Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020";

Căn cứ Thông tư liên tịch số 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 30/7/2010 của Liên Bộ Tài chính - Lao động TBXH hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020" và Thông tư liên tịch số 128/2012/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 9/8/2012 của Liên Bộ Tài chính - Bộ Lao động TBXH sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 30/7/2010;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 30/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BNN&PTNT-BTC-BTTTT ngày 12/12/2012 của Liên Bộ Lao động TBXH - Bộ Nội vụ - Bộ Nông nghiệp và PTNT - Bộ Tài chính - Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn trách nhiệm tổ chức thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020";

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 13/TT-LĐTBXH ngày 20/3/2014,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2014 - 2020" với các nội dung như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

a) Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhằm nâng chất lượng nguồn nhân lực, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới;

b) Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ, năng lực, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý hành chính, quản lý, điều hành kinh tế - xã hội và thực thi công vụ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Đến năm 2020 có 100% cán bộ công chức cấp xã đạt chuẩn theo quy định.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Trong giai đoạn 2004 - 2020, mỗi năm đào tạo nghề từ 7.000 - 10.000 lao động nông thôn, trong đó:

- 60% để phục vụ sản xuất nông nghiệp;

- 40% để chuyển đổi ngành nghề, cung ứng cho các khu công nghiệp, các ngành sản xuất phi nông nghiệp và cho xuất khẩu lao động;

- Đảm bảo ít nhất 80% người học nghề có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ nhưng có năng suất, thu nhập cao hơn trước khi học nghề.

b) Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, năng lực quản lý hành chính, quản lý kinh tế - xã hội theo chức danh, vị trí làm việc đáp ứng yêu cầu của công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành và thực thi công vụ cho 500 - 700 lượt cán bộ, công chức xã mỗi năm.

II. ĐỐI TƯỢNG CỦA ĐỀ ÁN

1. Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học. Trong đó ưu tiên dạy nghề cho các đối tượng là người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác.

2. Cán bộ chuyên trách đảng, đoàn thể chính trị - xã hội, chính quyền và công chức chuyên môn xã; cán bộ nguồn bsung thay thế cho cán bộ, công chức xã đến tuổi nghỉ công tác hoặc thiếu hụt do cơ học có độ tuổi phù hợp với quy hoạch cán bộ đến năm 2015 và đến năm 2020.

III. CHÍNH SÁCH CỦA ĐỀ ÁN

1. Chính sách đối vi người học nghề

a) Lao động thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng) với mức tối đa 3.000.000 đồng/người/khóa học.

Ngoài ra, được hỗ trợ tiền ăn với mức 15.000 đồng/ngày thực học/người và đối với người học nghề xa nơi cư trú từ 15 km trở lên hỗ trợ tiền đi lại theo giá vé giao thông công cộng với mức tối đa không quá 200.000 đồng/người/khóa học.

b) Lao động thuộc hộ cận nghèo được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn với mức tối đa 2.500.000 đồng/người/khóa học;

c) Lao động khác được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn với mức tối đa 2.000.000 đồng/người/khóa học.

d) Mỗi lao động chỉ được học một nghề theo chính sách của Đề án này. Những người đã được hỗ trợ học nghề theo các chính sách khác của Nhà nước thì không được hỗ trợ học nghề theo chính sách của Đề án này. Riêng những người đã được hỗ trợ học nghề nhưng bị mất việc làm do nguyên nhân khách quan thì Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định tiếp tục hỗ trợ học nghề khác đchuyển đổi việc làm theo chính sách của Đề án này nhưng tối đa không quá 03 lần

đ) Mức hỗ trợ học nghề của từng nghề do UBND tỉnh phê duyệt theo đề nghị của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội và Sở Tài chính.

Các địa phương có thể lựa chọn một số mô-đun của chương trình dạy nghề phù hợp với nhu cầu người học nghề và thời điểm tổ chức lớp dạy nghề.

Đối với những nghề có mức chi phí cho khóa học cao hơn mức hỗ trợ học nghề: học viên phải nộp đủ chi phí chênh lệch giữa mức học phí cho toàn khóa học so với mức hỗ trợ học nghề.

2. Chính sách đối với giáo viên dạy nghề

- Giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề thường xuyên phải xuống thôn hoặc xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn để dạy nghề với thời gian từ 15 ngày trở lên trong tháng được hưởng phụ cấp lưu động hệ số 0,2 so với mức lương tối thiểu chung;

- Người dạy nghề (cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh và các trung tâm khuyến nông, nông dân sản xut giỏi tham gia dạy nghcho lao động nông thôn) được trả tin công giảng dạy với mức tối thiểu 25.000 đồng/giờ; người dạy nghề là tiến sĩ khoa học, tiến sĩ trong lĩnh vực nông nghiệp, nghệ nhân cấp tỉnh trở lên được trả tiền công giảng dạy với mức tối thiểu 300.000 đng/bui. Mức cụ th do cơ sở dạy nghề quyết định.

3. Chính sách đối với cơ sở đào tạo nghề cho lao động nông thôn

- Khuyến khích các cơ sở dạy nghề; các doanh nghiệp, hợp tác xã, các trung tâm nông nghiệp, trung tâm hướng nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, các hội nghnghiệp đăng ký hoạt động dạy nghtham gia dạy nghcho lao động nông thôn;

- Đến năm 2015, mỗi huyện có 01 cơ sở công lập để dạy nghề cho lao động nông thôn. Các cơ sở dạy nghề công lập trên được đầu tư đầu tư xây dựng nhà xưởng, mua sắm trang thiết bị dạy nghề từ kinh phí của Đề án đối với các nghề cần thiết phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương mà các doanh nghiệp, cơ sở dạy nghề khác trên địa bàn chưa đầu tư.

4. Chính sách đối với đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã

Cán bộ, công chức cấp xã tùy theo chức vụ, trình độ, chuyên môn nghiệp vụ khi tham dự các khóa đào tạo, bồi dưỡng theo Đề án được hỗ trợ chi phí ăn, ở, tài liệu học tập,... theo quy định về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hiện hành.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CỦA ĐỀ ÁN

1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, xã hội, của cán bộ, công chức xã và lao động nông thôn về vai trò của đào tạo nghề đối với tạo việc làm, tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn.

- Tăng cường tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về đào tạo nghề, về vai trò, vị trí của đào tạo nghề đối với phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm, nâng cao thu nhập để người lao động nông thôn biết và tích cực tham gia học nghề;

- Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã có kế hoạch hàng năm gắn dạy nghề với các chương trình giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, các chương trình phát trin nông nghiệp công nghệ cao, phát trin công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, phát triển du lịch - dịch vụ để huy động thêm nguồn lực cho dạy nghề từ các chương trình trên, nâng hiệu quả các nguồn đầu tư hỗ trợ phát triển sản xuất cho nhân dân, đặc biệt là người nghèo, đồng bào dân tộc.

2. Sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề của các cơ sở dạy nghề công lập

- Tiếp tục rà soát, sắp xếp, đầu tư cho các cơ sở dạy nghề công lập tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn nhằm sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất được đầu tư và bảo đảm chất lượng đào tạo;

- Mỗi cơ sở dạy nghề công lập ở các huyện chỉ đầu tư một số nghề thật cần thiết, không đầu tư trùng lắp nghề đào tạo đối với hai cơ sở dạy nghề ở hai huyện giáp nhau. Một cơ sở dạy nghề công lập có thể dạy nghề trên địa bàn nhiều huyện để phát huy năng lực dạy nghề.

3. Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề

- Đào tạo, bồi dưỡng sư phạm, nghiệp vụ dạy nghề lao động nông thôn cho đội ngũ giáo viên dạy nghề cơ hữu, người dạy nghề để đảm bảo chất lượng dạy nghề cho lao động nông thôn;

- Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý dạy nghề cho cán bộ theo dõi công tác dạy nghề ở các Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội và cán bộ quản lý cơ sở tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn;

- Huy động các nhà khoa học, nghệ nhân, cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh, các trung tâm khuyến nông - lâm - ngư, nông dân sản xuất giỏi tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn.

4. Phát triển các chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn

- Phổ biến các chương trình, tài liệu dạy nghề cho lao động thôn do các bộ, ngành trung ương ban hành đến các cơ sở tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn;

- Thường xuyên rà soát, xây dựng mới, chỉnh sửa, bổ sung các chương trình dạy nghề phù hợp với cây trồng, vật nuôi, trình độ sản xuất trên địa bàn và tay nghề thực tế của lao động địa phương. Huy động các nhà khoa học, nghệ nhân, cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tham gia xây dựng chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn.

5. Dạy nghề cho lao động nông thôn

- Hàng năm, UBND các huyện, thành phố căn cứ nguồn kinh phí của Đề án được tỉnh phân bổ và nguồn kinh phí từ các chương trình, dự án khác cho dạy nghề đxác định các lp nghề cần tchức, địa bàn tổ chức; thông báo đến các các cơ sở dạy nghề phù hợp để lựa chọn cơ sở dạy nghề tham gia đào tạo và phê duyệt kế hoạch dạy nghề gửi Sở Lao động, Thương binh và Xã hội và làm căn cứ thực hiện;

- Ưu tiên dạy các nghề phục vụ các dự án hỗ trợ sản xuất cho người nghèo, cận nghèo, đồng bào dân tộc, người khuyết tật,... dạy nghề tại các xã thí điểm xây dựng nông thôn mới, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, phát triển ngành nghề nông thôn, cung ứng lao động hoặc đnhận hàng gia công của các doanh nghiệp;

- Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm đề xuất nghề đào tạo, địa bàn tổ chức, phối hợp với Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội, UBND các xã lựa chọn cơ sở dạy nghề, kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả các lớp dạy nghề nông nghiệp;

- Phòng Kinh tế hạ tầng (hoặc Phòng Kinh tế) chủ trì, phối hợp với Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội, UBND các xã khảo sát, xác định nhu cầu sử dụng lao động trong lĩnh vực công nghiệp, tiu thủ công nghiệp, dịch vụ của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn đđề xuất các nghề đào tạo đưa vào kế hoạch dạy nghề hàng năm của huyện; phối hợp với Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội, UBND các xã lựa chọn cơ sở dạy nghề, kim tra, giám sát, đánh giá hiệu quả các lp dạy nghề phi nông nghiệp;

- Căn cứ kế hoạch dạy nghề được UBND huyện, thành phố phê duyệt, Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội ký hợp đồng đào tạo, tạm ứng, thanh quyết toán kinh phí cho cơ sở dạy nghề theo quy định tại điểm 2, Điều 4 Thông tư liên tịch 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH ; chủ trì kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả các lớp dạy nghề; định kỳ hàng quý báo cáo kết quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn cho UBND huyện, thành phố và Sở Lao động, Thương binh và Xã hội.

6. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã

- Tổ chức rà soát, xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của cán bộ, công chức xã sát với tình hình thực tế và phù hợp với quy hoạch cán bộ ở cấp xã;

- Đào tạo, bồi dưỡng cho giáo viên, giảng viên của hệ thống các trường chính trị tỉnh, các trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của tỉnh đáp ứng với chương trình, nội dung giảng dạy;

- Đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng người học; nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung chương trình đào tạo, bồi dưỡng giảng viên đáp ứng được yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa;

- Xây dựng chương trình nội dung đào tạo, bồi dưỡng phù hợp cho từng đối tượng cán bộ, công chức xã theo từng vùng miền (đồng bằng, trung du, miền núi, vùng dân tộc...) theo từng giai đoạn phát triển (đến năm 2015 và đến năm 2020).

7. Giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Đề án

- Theo dõi, tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện tổ chức dạy nghề, các chính sách hỗ trợ học nghề, tình hình việc làm của người học nghề; tình hình quản lý, sử dụng kinh phí của Đề án;

- Điều tra, khảo sát, đánh giá hiệu quả sau học nghề của lao động nông thôn để nâng cao chất lượng dạy nghề;

- Báo cáo định kỳ 6 tháng, hàng năm và đột xuất tình hình thực hiện Đề án theo yêu cầu của UBND tỉnh, các thành viên Ban Chỉ đạo Đán và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.

V. KINH PHÍ CỦA ĐỀ ÁN

1. Dự kiến kinh phí thực hiện Đề án

Nguồn kinh phí, nội dung chi

Tổng số (Triệu đồng)

Năm 2014

Năm 2015

Từ 2016- 2020

a) Trung ương

82.950

7.650

10.800

64.500

- Hỗ trợ lao động nông thôn học nghề; xây dựng, phát triển chương trình dạy nghề; bồi dưỡng, đào tạo giáo viên.

39.600

4.600

5.000

30.000

- Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề.

37.450

2.450

5.000

30.000

- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã.

4.500

400

600

3.500

- Nâng cao năng lực, truyn thông, giám sát, đánh giá

1.400

200

200

1.000

b) Ngân sách tỉnh

16.500

2.000

2.000

12.500

- Hỗ trợ lao động nông thôn học nghề

16.500

2.000

2.000

12.500

c) Nguồn khác

16.500

2.000

2.000

12.500

- Hỗ trợ lao động nông thôn học nghề

16.000

1.500

2.000

12.500

Tng cộng

115.450

11.150

14.800

89.500

2. Nguồn kinh phí

a) Ngân sách Trung ương (Dự án đào tạo nghề cho lao động nông thôn thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Việc làm - Dạy nghề): Do Trung ương phân bổ hàng năm theo đề nghị của tỉnh.

b) Ngân sách tỉnh: Trích từ kinh phí đào tạo nghề xã hội do tỉnh bố trí hàng năm thông qua Sở Lao động, Thương binh và Xã hội.

c) Nguồn khác: Huy động từ Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững theo quyết định 20/QĐ-UBND ngày 02/04/2013 của UBND tỉnh; Chương trình khuyến công, khuyến nông, các chương trình, dự án khác và đóng góp của các huyện, thành phố để dạy nghề cho lao động nông thôn.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trách nhiệm của các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan: thực hiện theo Thông tư 30/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BNN&PTNT-BTC-BTTTT ngày 12/12/2012 của liên Bộ: Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính và Bộ Thông tin Truyền thông hướng dẫn trách nhiệm tổ chức thực hiện quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020".

2. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội là cơ quan Thường trực Đề án của tỉnh: chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan, UBND cấp huyện xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện Đề án.

3. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội, hội nghề nghiệp của tỉnh tham gia tuyên truyền, vận động hội viên tham gia học nghề và giám sát tình hình triển khai thực hiện Đề án tại địa phương.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành và thay thế Quyết định số 1946/QĐ-UBND ngày 25/8/2010 của UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020".

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở: Lao động, Thương binh và Xã hội, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ, Thông tin và Truyền thông, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ LĐTBXH;
- Tổng cục Dạy nghề;
-
TTTU, TT HĐND tỉnh;
- UBMTTQ Việt Nam tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Như điều 4;
- Ngân hàng CSXH tỉnh;
- Lưu: VT, VX1.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đoàn Văn Việt