Quyết định 66/2014/QĐ-UBND về mức thu, quản lý sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Số hiệu: 66/2014/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bình Dương Người ký: Trần Văn Nam
Ngày ban hành: 22/12/2014 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Môi trường, Thuế, phí, lệ phí, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 66/2014/QĐ-UBND

Thủ Dầu Một, ngày 22 tháng 12 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH MỨC THU, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường số 25/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Pháp lệnh Phí, lệ phí số 38/2001/PL-UBTVQH 10 ngày 28 tháng 8 năm 2001;

Căn cứ Nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 63/2013/TTLT-BTC-BTNMT ngày 15 tháng 5 năm 2013 của liên Bộ Tài Chính - Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện Nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải;

Căn cứ Nghị quyết số 43/2014/NQ-HĐND8 ngày 10 tháng 12 năm 2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh về chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Bình Dương;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại Tờ trình số: 145B/TTr-STC ngày 19 tháng 12 năm 2014,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Quy định mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Bình Dương như sau:

1. Tên phí: Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt.

2. Phạm vi điều chỉnh: Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt được áp dụng thống nhất trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

3. Đối tượng chịu phí: Đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt là nước thải ra môi trường từ:

a) Hộ gia đình (trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều này);

b) Cơ quan nhà nước;

c) Đơn vị vũ trang nhân dân (trừ các cơ sở sản xuất, cơ sở chế biến thuộc các đơn vị vũ trang nhân dân);

d) Trụ sở điều hành, chi nhánh, văn phòng hoạt động của các tổ chức (tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức nước ngoài và các tổ chức khác), cá nhân không gắn liền với địa điểm sản xuất, chế biến;

đ) Cơ sở: rửa ô tô, rửa xe máy, sửa chữa ô tô, sửa chữa xe máy;

e) Bệnh viện; phòng khám chữa bệnh; nhà hàng, khách sạn; cơ sở đào tạo, nghiên cứu; cơ sở kinh doanh, dịch vụ khác;

g) Các tổ chức, cá nhân và đối tượng khác có nước thải (trừ các đối tượng nộp phí nước thải công nghiệp quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư liên tch số 63/2013/TTLT-BTC-BTNMT).

4. Đối tượng không chịu phí

Đối tượng không chịu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt khi đáp ứng một trong các điều kiện sau:

a) Nước thải sinh hoạt của hộ gia đình ở địa bàn đang được Nhà nước thực hiện chế độ bù giá để có giá nước phù hợp với đời sống kinh tế - xã hội;

b) Nước thải sinh hoạt của hộ gia đình ở những nơi chưa có hệ thống cấp nước sch (nơi chưa có hệ thống đường ống cấp nước sạch đến hộ gia đình theo quy định cung cấp nước sạch);

c) Nước thải sinh hoạt của hộ gia đình ở các xã thuộc vùng nông thôn, bao gồm các xã không thuộc đô thị đặc biệt, đô thị loại I, II, III, IV và V theo quy định tại Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ về phân loại đô thị.

d) Nước thải sinh hoạt của hộ nghèo theo chuẩn nghèo của tnh.

5. Người nộp phí

Người nộp phí là tổ chức, cá nhân, đơn vị, hộ gia đình có nước thải ra môi trường được quy định Khoản 3 Điều này.

Trường hợp các tổ chức, cá nhân xả nước thải vào hệ thống thoát nước, đã nộp phí thoát nước thì đơn vị quản lý, vận hành hệ thống thoát nước là người nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải tiếp nhận được và thải ra môi trường.

6. Tổ chức thu phí

- Các đơn vị cung cấp nước sạch: thu phí đối với người nộp phí là tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cơ sở kinh doanh, dịch vụ sử dụng nước của tổ chức cung cấp nước sạch (gọi chung là khách hàng của tổ chức cung cấp nước sạch).

- Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn: thu phí đối với người nộp phí là các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cơ sở kinh doanh, dịch vụ tự khai thác nước dưới đất hoặc nước mặt để sử dụng.

7. Xác định số phí phải nộp

a) Công thức tính:

Số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt phải nộp (đồng)

=

Số lượng nước sạch sử dụng của người nộp phí (m3)

x

Giá bán nước sạch chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng (đồng/m3)

x

Tỷ lệ thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt (%)

b) Xác định số lượng nước sạch sử dụng:

- Đối với người nộp phí sử dụng nước từ các đơn vị cung cấp nước sạch:

+ Đối với người nộp phí đã gắn đồng hồ đo lượng nước sạch tiêu thụ thì số lượng nước sạch sử dụng xác định theo đồng hồ đo lượng nước sạch tiêu thụ của người nộp phí.

+ Đối với các đối tượng sử dụng nước của đơn vị cung cấp nước sạch chưa lắp được đồng hồ đo lượng nước:

. Đối với hộ gia đình: khối lượng nước sạch bình quân (4m3/người/tháng đối với phường, thị trấn và 3,5 m3/người/tháng đối với xã) nhân (x) với số người trong hộ gia đình.

. Đối với tổ chức, cơ sở kinh doanh, dịch vụ: khối lượng nước xác định trên cơ sở kê khai thực tế và được thẩm định của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

- Đối với các đối tượng sử dụng nước tự khai thác là:

+ Đối với hộ gia đình: khối lượng nước sạch bình quân là 120 lít/người/ngày đối với phường, thị trấn và 80 lít/người/ngày đối với xã (áp dụng “định mức khoán” theo tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 33:2006 của Bộ Xây dựng về cấp nước - mạng lưới đường ống và công trình tiêu chuẩn thiết kế theo Quyết định số 06/2006/QĐ-BXD ngày 17 tháng 3 năm 2006) nhân (x) với số người trong hộ gia đình.

+ Đối với các tổ chức, cơ sở kinh doanh, dịch vụ: khối lượng nước xác định trên cơ sở kê khai thực tế và được thẩm định của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

c) Giá bán nước sạch:

- Trường hợp người nộp phí sử dụng nước từ đơn vị cung cấp nước sạch:

Giá bán nước sạch do đơn vị cung cấp nước sạch xây dựng phương án giá trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt theo quy định quản lý giá trên địa bàn. Giá áp dụng theo phương án giá được duyệt từng thời điểm.

- Trường hợp người nộp phí tự khai thác nước sạch (nước dưới đất và nước mặt) để sử dụng:

. Đối với các địa phương (phường, xã, thị trấn) có một hay nhiều đơn vị cung cấp nước sạch thì giá tính phí tính theo mức giá của đơn vị cung cấp nước sạch có giá bán thấp nhất.

. Đối với các địa phương (phường, xã, thị trấn) chưa có đơn vị cung cấp nước sch thì giá tính phí tính theo mức giá của đơn vị cung cấp nước sạch ở địa phương lân cận và có mức giá bán thấp nhất.

d) Tỷ lệ thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt (%).

- Đối với người nộp phí sử dụng nước của đơn vị cung cấp nước sạch đã gắn đồng hồ đo lượng nước:

+ Địa bàn thành phố Thủ Dầu Một và thị xã Thuận An, Dĩ An, Bến Cát, Tân Uyên là 10% (mười phần trăm).

+ Địa bàn huyện Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên, Phú Giáo, Dầu Tiếng là 5% (năm phần trăm).

- Đối với các đối tượng sử dụng nước của đơn vị cung cấp nước sạch chưa lắp được đồng hồ đo lượng nước:

+ Đối với hộ gia đình: 5% (năm phần trăm).

+ Đối với tổ chức, cơ sở kinh doanh, dịch vụ: 5% (năm phần trăm).

- Đối với các đối tượng sử dụng nước tự khai thác là:

+ Đối với hộ gia đình: 5% (năm phần trăm).

+ Đối với các tổ chức, cơ sở kinh doanh, dịch vụ: 5% (năm phần trăm).

8. Chế độ thu nộp, quản lý sử dụng, lập dự toán, quyết toán phí

a) Chế độ thu nộp phí:

- Hàng tháng, đơn vị cung cấp nước sạch tổ chức thu phí đồng thời với việc thu tiền sử dụng nước sạch của người nộp phí. Người nộp phí có nghĩa vụ nộp đủ số tiền phí cho đơn vị cung cấp nước sạch đồng thời với việc thanh toán tiền sử dụng nước sạch theo hóa đơn bán hàng hàng tháng.

- Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác định và thu phí đối với người nộp phí tự khai thác nước để sử dụng. Khi thu phí, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn phải xuất biên lai thu phí theo mẫu do cơ quan thuế phát hành.

- Đơn vị cung cấp nước sạch, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn mở tài khoản “Tạm thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt” tại Kho bạc Nhà nước trên địa bàn. Tùy theo số thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt nhiều hay ít mà định kỳ hàng ngày, tuần nộp số thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải vào tài khoản tạm thu phí. Hàng tháng, chậm nhất đến ngày 20 của tháng tiếp theo, đơn vị cung cấp nước sạch, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm nộp số tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt ở tài khoản tạm thu vào ngân sách tỉnh, sau khi trừ đi số phí được trích để lại cho đơn vị theo quy định.

Hàng tháng, đơn vị cung cấp nước sạch, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm tính toán số thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt thu được, lập Tờ khai phí theo Mu số 01 ban hành kèm theo Thông tư 63/2013/TTLT-BTC-BTNMT , gửi Cơ quan quản lý thuế theo phân cấp quản lý.

Đơn vị cung cấp nước sạch, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn phải mở sổ sách kế toán theo dõi riêng số tiền thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt. Tiền thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt không được hạch toán vào doanh thu của đơn vị cung cấp nước sạch.

- Kho bạc Nhà nước thực hiện hạch toán số tiền phí bảo vệ môi trường do đơn vị cung cấp nước sạch, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nộp vào chương, loại, khoản tương ứng theo quy định hiện hành của Mục lục ngân sách nhà nước.

- Hàng năm, trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày 01 tháng 01 năm tiếp theo, đơn vị cung cấp nước sạch, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn phải thực hiện quyết toán với cơ quan quản lý thuế việc thu, nộp tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt thu được trên địa bàn theo đúng chế độ quy định.

b) Tỷ lệ trích để lại cho cơ quan thu phí

- Mức trích cho đơn vị cung cấp nước sạch là 10% trên tổng số tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt thu được.

- Mức trích cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn là 15% trên tổng số tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt thu được.

c) Quản lý, sử dụng tiền phí thu được

- Quản lý, sử dụng tiền phí được trích: Toàn bộ số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt được trích theo quy định trên đây, đơn vị cung cấp nước sạch, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn phải sử dụng đúng mục đích, chứng từ hợp pháp theo chế độ quy định, cuối năm nếu chưa chi hết thì được chuyển sang năm sau để chi theo chế độ.

- Quản lý, sử dụng số tiền phí nộp vào ngân sách nhà nước: Phần phí thu được còn lại sau khi trừ đi phần trích để lại cho đơn vị thu phí, đơn vị thu phí có trách nhiệm nộp toàn bộ vào ngân sách tỉnh để sử dụng cho công tác bảo vệ môi trường, bổ sung vốn hoạt động cho Quỹ Bảo vệ môi trường của địa phương để sử dụng cho việc phòng ngừa, hạn chế, kiểm soát ô nhiễm môi trường do nước thải, tổ chức thực hiện các giải pháp, phương án công nghệ, kỹ thuật xử lý nước thải.

d) Chứng từ thu nộp, lập dự toán, quyết toán

Thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24 tháng 7 năm 2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí, lệ phí; Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25 tháng 5 năm 2006 của Bộ Tải chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24 tháng 7 năm 2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí; Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ; Thông tư số Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31 tháng 3 năm 2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).

9. Công khai phí

Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt được niêm yết hoặc thông báo công khai tại địa điểm thu phí ở nơi thuận tiện để các đối tượng nộp phí dễ nhận biết theo quy định tại Phần D, Mục IV của Thông tư số 63/2002/TT-BTC .

Nội dung thông báo gồm: tên phí, mức thu phí, chứng từ thu phí, văn bản quy định về việc thu phí.

Các đơn vị cung cấp nước sạch, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn thông báo quy định thu phí đến các đối tượng nộp phí biết thực hiện.

Điều 2. Trong quá trình thực hiện, nếu mức thu phí hoặc tỷ lệ mức trích phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt không còn phù hợp hoặc khi có sự thay đổi của quy định pháp luật về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt thì Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, điều chỉnh trong kỳ họp gần nhất cho phù hợp.

Điều 3. Giao trách nhiệm cho Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Kho bạc Nhà nước; Cục trưởng Cục Thuế; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố hướng dẫn, kiểm tra thực hiện việc thu nộp, quản lý, sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh.

Điều 4. Giao Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường hàng năm căn cứ vào tình hình thực tế hướng dẫn Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố lập dự toán kinh phí bảo vệ môi trường đối với nước thải và thẩm định tổng hợp để Sở Tài chính tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định giao dự toán kinh phí sự nghiệp môi trường theo từng huyện, thị xã, thành phố.

Điều 5. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tư pháp, Thủ trưởng các Sở, ngành liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực và áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2015./.

 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tài chính;
- Cục Kiểm tra Văn bn - Bộ Tư pháp;
- TT.TU, Đoàn ĐBQH tỉnh;
- Thường trực HĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
-
UBND huyện, thị xã, thành phố;
- Trung tâm công báo tỉnh;
- Website tỉnh Bình Dương;
- LĐVP, CV, TH, HCTC;
- Lưu: VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC




Trần Văn Nam

 

- Nội dung này được sửa đổi bởi Điều 1 Quyết định 34/2015/QĐ-UBND (VB hết hiệu lực: 01/01/2017)

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung gạch đầu dòng thứ 2, Điểm c, Khoản 8 Điều 1 Quyết định số 66/2014/QĐ-UBND ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành mức thu, quản lý sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Bình Dương như sau:

Quản lý, sử dụng số tiền phí nộp vào ngân sách nhà nước: Phần phí thu ngân sách nhà nước để sử dụng cho công tác bảo vệ môi trường, bổ sung vốn hoạt động cho Quỹ Bảo vệ môi trường của tỉnh để sử dụng cho việc phòng ngừa, hạn chế, kiểm soát ô nhiễm môi trường do nước thải, tổ chức thực hiện các giải pháp, phương án công nghệ, kỹ thuật xử lý nước thải và được phân cấp tỷ lệ điều tiết nguồn thu như sau:

+ Đối với phần phí thu được do các tổ chức, đơn vị cung cấp nước sạch thu: phát sinh trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố (gọi chung là cấp huyện) nào thì ngân sách cấp huyện đó hưởng 100%;

+ Đối với phần phí thu được do Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) thu: phát sinh trên địa bàn cấp xã nào thì ngân sách cấp xã đó hưởng 100%.

Hàng năm, khi thẩm định quyết toán ngân sách nếu địa phương nào có nguồn thu lớn hơn chi nhưng không có nhu cầu sử dụng, hoặc sử dụng không đúng quy định, Sở Tài chính sẽ tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh điều về ngân sách tỉnh để bổ sung cho Quỹ Bảo vệ môi trường của tỉnh.

Xem nội dung VB




Nghị định 42/2009/NĐ-CP về việc phân loại đô thị Ban hành: 07/05/2009 | Cập nhật: 09/05/2009