Quyết định 64/2014/QĐ-UBND quy định về giá đất tỉnh Đồng Nai 05 năm giai đoạn 2015-2019
Số hiệu: | 64/2014/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Đồng Nai | Người ký: | Trần Minh Phúc |
Ngày ban hành: | 22/12/2014 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Đất đai, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 64/2014/QĐ-UBND |
Đồng Nai, ngày 22 tháng 12 năm 2014 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ GIÁ CÁC LOẠI ĐẤT TỈNH ĐỒNG NAI 05 NĂM GIAI ĐOẠN 2015 - 2019
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29/11/2013;
Căn cứ Luật Giá ngày 20/6/2012;
Căn cứ Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về giá đất;
Căn cứ Nghị định số 104/2014/NĐ-CP ngày 14/11/2014 của Chính phủ Quy định về khung giá đất;
Căn cứ Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định phương pháp định giá đất; trình tự, thủ tục xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất; định giá đất cụ thể và tư vấn xác định giá đất;
Căn cứ Nghị quyết số 145/2014/NQ-HĐND ngày 11/12/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khóa VIII, kỳ họp thứ 12 về bảng giá đất tỉnh Đồng Nai 5 năm giai đoạn 2015-2019;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Công văn số 4741/STNMT-CCQLĐĐ ngày 19/12/2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về giá các loại đất tỉnh Đồng Nai 5 năm giai đoạn 2015 - 2019.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế các Quyết định sau: Quyết định số 74/2013/QĐ-UBND ngày 16/12/2013 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc ban hành Quy định về tiêu thức và việc phân vùng, phân loại, phân vị trí đất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai; Quyết định số 75/2013/QĐ-UBND ngày 20/12/2013 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc ban hành Quy định về giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2014.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa, các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ GIÁ CÁC LOẠI ĐẤT TỈNH ĐỒNG NAI 5 NĂM GIAI ĐOẠN 2015 - 2019
(Ban hành kèm theo Quyết định số 64/2014/QĐ-UBND ngày 22 tháng 12 năm 2014 của UBND tỉnh Đồng Nai)
Quy định này quy định về nguyên tắc xác định giá các loại đất và bảng giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Điều 2. Đối tượng, phạm vi áp dụng
1. Đối tượng áp dụng là các cơ quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về đất đai; các cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc định giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
2. Giá đất tại Quy định này là căn cứ để:
a) Tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất ở của hộ gia đình, cá nhân đối với phần diện tích trong hạn mức; cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở đối với phần diện tích trong hạn mức giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân;
b) Tính thuế sử dụng đất;
c) Tính phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai;
d) Tính tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai;
đ) Tính tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và sử dụng đất đai;
e) Tính giá trị quyền sử dụng đất để trả cho người tự nguyện trả lại đất cho Nhà nước đối với trường hợp đất trả lại là đất Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất có thu tiền sử dụng đất, đất thuê trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê;
g) Xác định giá đất cụ thể theo phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất quy định tại Khoản 5, Điều 4 và Khoản 2, Điều 18 Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về giá đất.
Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đường phố là các đường giao thông trong đô thị có tên trong bảng giá đất ban hành kèm theo Quy định này.
2. Đường giao thông chính là các đường giao thông tại khu vực nông thôn có tên trong bảng giá đất ban hành kèm theo Quy định này.
3. Hẻm là đường hoặc lối đi công cộng khác không có tên trong bảng giá đất kèm theo Quy định này.
4. Thửa đất tiếp giáp với đường phố (hoặc đường giao thông chính, hoặc hẻm) là thửa đất liền cạnh với đường phố (hoặc đường giao thông chính, hoặc hẻm) gọi là thửa đất mặt tiền.
5. Khoảng cách đến đường phố (hoặc đường giao thông chính) là độ dài từ đường phố (hoặc đường giao thông chính) đến thửa đất tính theo đường giao thông bộ.
6. Thửa đất, phần thửa đất trong phạm vi của đường phố (hoặc đường giao thông chính) là phần diện tích đất nằm trong khoảng cách ngắn nhất (tính theo phương vuông góc) từ đường phố (hoặc đường giao thông chính) đến thửa đất, phần thửa đất cần xác định.
PHÂN VÙNG, PHÂN LOẠI, PHÂN VỊ TRÍ ĐẤT
Điều 4. Phân vùng, phân khu vực
1. Miền núi là các xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh được Ủy ban Dân tộc - Miền núi (nay là Ủy ban dân tộc) công nhận tại Quyết định số 21/UB-QĐ ngày 26/1/1993, Quyết định số 08/UB-QĐ ngày 04/3/1994, Quyết định số 68/UB-QĐ ngày 09/8/1997, Quyết định số 363/2005/QĐ-UBDT ngày 15/8/2005.
2. Đồng bằng là các xã, phường, thị trấn còn lại trên địa bàn tỉnh ngoài các xã, thị trấn quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Đô thị bao gồm các phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập và xếp loại đô thị.
4. Nông thôn bao gồm các xã còn lại trên địa bàn tỉnh ngoài các thị trấn, các phường quy định tại Khoản 3 Điều này.
1. Căn cứ mục đích sử dụng, đất đai được phân thành 03 nhóm theo quy định tại Điều 10 Luật Đất đai năm 2013, gồm: Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng.
2 Việc xác định loại đất được căn cứ theo Điều 11 của Luật Đất đai năm 2013 và Điều 3 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai.
Điều 6. Phân vị trí đất nông nghiệp
1. Tại đô thị
a) Đối với các phường thuộc thành phố Biên Hòa và các phường thuộc thị xã Long Khánh: Không phân vị trí và có cùng một mức giá đất.
b) Đối với thị trấn thuộc các huyện, phân thành 03 cấp vị trí:
- Vị trí 1: Thửa đất mặt tiền đường phố trong phạm vi 100 mét tính từ giới hạn hành lang an toàn giao thông (mốc lộ giới) của đường phố.
- Vị trí 2, bao gồm:
+ Các thửa đất, phần thửa đất phía sau vị trí 1 có chiều sâu trong phạm vi 200 mét tính từ giới hạn hành lang an toàn giao thông (mốc lộ giới) của đường phố;
+ Thửa đất mặt tiền hẻm rộng từ 5 mét trở lên trong phạm vi 100 mét tính từ mốc lộ giới của hẻm.
- Vị trí 3: Các thửa đất, phần thửa đất còn lại.
2. Tại nông thôn
a) Đối với các xã Hóa An, Tân Hạnh, Hiệp Hòa thuộc thành phố Biên Hòa: không phân vị trí và có cùng một mức giá đất.
b) Các xã còn lại trên địa bàn tỉnh được phân thành 4 cấp vị trí:
- Vị trí 1: Các thửa đất mặt tiền trong phạm vi 200 mét tính từ giới hạn hành lang an toàn giao thông (mốc lộ giới) của các đường nhóm l quy định tại phụ lục I của Quy định này.
- Vị trí 2, bao gồm:
+ Các thửa đất, phần thửa đất phía sau Vị trí 1 có chiều sâu trong phạm vi 300 mét tính từ giới hạn hành lang an toàn giao thông (mốc lộ giới) của các đường nhóm 1 quy định tại phụ lục I của Quy định này;
+ Các thửa đất mặt tiền trong phạm vi 200 mét tính từ giới hạn hành lang an toàn giao thông (mốc lộ giới) của các đường nhóm 2 quy định tại phụ lục I của Quy định này.
- Vị trí 3, bao gồm:
+ Các thửa đất, phần thửa đất phía sau vị trí 2 có chiều sâu trong phạm vi 500 mét tính từ giới hạn hành lang an toàn giao thông (mốc lộ giới) của các đường nhóm 1 quy định tại phụ lục I của Quy định này;
+ Các thửa đất, phần thửa đất phía sau vị trí 2 có chiều sâu trong phạm vi 300 mét tính từ giới hạn hành lang an toàn giao thông (mốc lộ giới) của các đường nhóm 2 quy định tại phụ lục I của Quy định này;
+ Thửa đất mặt tiền các đường giao thông chính còn lại (ngoài các đường nhóm 1 nhóm 2 quy định tại phụ lục I của Quy định này) và các hẻm có bề rộng từ 5 mét trở lên trong phạm vi 200 mét tính từ mốc lộ giới của hẻm.
- Vị trí 4: Các thửa đất và phần thửa đất còn lại.
3. Trường hợp tuyến đường, hẻm không có quy định giới hạn hành lang an toàn giao thông, thì lấy theo mép ngoài cùng của chỉ giới xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; trường hợp không có quy định giới hạn hành lang an toàn giao thông hoặc chỉ giới xây dựng, thì áp dụng theo quy định tại Điều 14, Điều 15 Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
4. Trường hợp thửa đất có một phần hoặc toàn bộ diện tích nằm trong khoảng từ lề đường đến mốc lộ giới, khi cần định giá thì được xác định cùng vị trí với thửa đất mặt tiền của tuyến đường đó.
Điều 7. Phân vị trí đất phi nông nghiệp
1. Tại đô thị
Gồm 4 cấp vị trí:
a) Vị trí 1: Các thửa đất mặt tiền đường phố.
b) Vị trí 2, bao gồm các trường hợp sau:
- Các thửa đất mặt tiền hẻm có bề rộng ≥ 5m, cách đường phố ≤ 600m;
- Các thửa đất mặt tiền hẻm có bề rộng từ ≥ 3 m đến <5m, cách đường phố ≤ 400m.
c) Vị trí 3, bao gồm các trường hợp sau:
- Các thửa đất mặt tiền hẻm có bề rộng ≥ 5m, cách đường phố > 600m.
- Các thửa đất mặt tiền hẻm có bề rộng từ ≥ 3m đến < 5m, cách đường phố từ > 400m đến ≤ 600m.
- Các thửa đất mặt tiền hẻm có bề rộng < 3m, cách đường phố ≤ 200m.
d) Vị trí 4: Các thửa đất còn lại tại đô thị.
- Vị trí đất phi nông nghiệp quy định tại Khoản 1 Điều này được tham chiếu qua bảng tổng hợp sau:
Khoảng cách từ thửa đất đến đường phố |
Bề rộng hẻm |
||
≥ 5m |
≥ 3m đến < 5m |
< 3m |
|
≤ 200m |
VT2 |
VT2 |
VT3 |
> 200m đến ≤ 400m |
VT2 |
VT2 |
VT4 |
> 400m đến ≤ 600m |
VT2 |
VT3 |
VT4 |
> 600m |
VT3 |
VT4 |
VT4 |
- Thửa đất không thuộc các trường hợp tham chiếu trong bảng trên (trừ các thửa đất thuộc vị trí 1) thì được xác định ở vị trí 4 tính theo đường gần nhất và có mức giá cao nhất đến thửa đất cần định giá.
2. Tại nông thôn
Gồm 4 cấp vị trí:
a) Vị trí 1: Các thửa đất mặt tiền đường giao thông chính.
b) Vị trí 2, bao gồm các trường hợp sau:
- Các thửa đất mặt tiền hẻm có bề rộng ≥ 5m, cách đường giao thông chính ≤ 1.000m;
- Các thửa đất mặt tiền hẻm có bề rộng từ ≥ 3m đến < 5m, cách đường giao thông chính ≤ 500m.
c) Vị trí 3, bao gồm các trường hợp sau:
- Các thửa đất mặt tiền hẻm có bề rộng ≥ 5m, cách đường giao thông chính > 1.000m.
- Các thửa đất mặt tiền hẻm có bề rộng từ ≥ 3m đến < 5m, cách đường giao thông chính từ > 500m đến ≤ 1.000m.
- Các thửa đất mặt tiền hẻm có bề rộng < 3m, cách đường giao thông chính ≤ 200m.
d) Vị trí 4: Các thửa đất còn lại tại nông thôn.
- Vị trí đất phi nông nghiệp tại nông thôn quy định tại Khoản 2 Điều này được tham chiếu qua bảng tổng hợp sau:
Khoảng cách từ thửa đất đến đường giao thông chính |
Bề rộng hẻm |
||
≥ 5m |
≥ 3m đến < 5m |
< 3m |
|
≤ 200m |
VT2 |
VT2 |
VT3 |
> 200m đến ≤ 500m |
VT2 |
VT2 |
VT4 |
> 500m đến ≤ 1.000m |
VT2 |
VT3 |
VT4 |
> 1.000m |
VT3 |
VT4 |
VT4 |
- Thửa đất không thuộc các trường hợp tham chiếu trong bảng trên (trừ các thửa đất thuộc vị trí 1) thì được xác định ở vị trí 4 tính theo đường gần nhất và có mức giá cao nhất đến thửa đất cần định giá.
a) Đối với các phường thuộc thành phố Biên Hòa và các phường thuộc thị xã Long Khánh:
- Từ mốc lộ giới đến hết mét thứ 25: Tính bằng 100% giá đất vị trí 1 của đường đó.
- Từ sau mét thứ 25 đến hết mét thứ 50: Tính bằng 80% giá đất vị trí 1 của đường đó.
- Từ sau mét thứ 50 đến hết mét thứ 100: Tính bằng 60% giá đất vị trí 1 của đường đó.
- Từ sau mét thứ 100 đến hết chiều sâu thửa đất: Tính bằng 30% giá đất vị trí 1 của đường đó.
b) Đối với các thị trấn và các xã:
- Từ mốc lộ giới đến hết mét thứ 40: tính bằng 100% giá đất vị trí 1 của đường đó.
- Từ sau mét thứ 40 đến hết mét thứ 100: tính bằng 70% giá đất vị trí 1 của đường đó.
- Từ sau mét thứ 100 đến hết mét thứ 150: tính bằng 50% giá đất vị trí 1 của đường đó.
- Từ sau mét thứ 150 đến hết chiều sâu thửa đất tính bằng 30% giá đất vị trí 1 của đường đó.
c) Nếu mức giá đất đã phân khoảng cách nêu trên thấp hơn mức giá đất vị trí 4 cùng tuyến đường thì tính bằng mức giá đất vị trí 4 của tuyến đường đó.
4. Đất phi nông nghiệp tại các vị trí 2, 3, 4 quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này nếu thuộc hẻm có nền nhựa, bê tông xi măng thì nhân với hệ số 1; nếu thuộc hẻm có nền đất, cấp phối thì nhân với hệ số 0,8. Trường hợp thửa đất không có đường vào (đi nhờ qua thửa khác) thì áp dụng hệ số theo thửa đất cho đi nhờ.
a) Hẻm nhựa, bê tông xi măng chỉ áp dụng cho trường hợp do Nhà nước đầu tư, hoặc do nhân dân đóng góp đầu tư xây dựng đồng bộ, không áp dụng cho các trường hợp hộ dân tự đổ bê tông, rải nhựa phần đường phía trước thửa đất.
b) Trường hợp hẻm nhựa, bê tông xi măng do nhân dân đóng góp vốn đầu tư xây dựng đồng bộ thì khi người sử dụng đất thực hiện các nghĩa vụ tài chính được áp dụng mức giá cùng vị trí nhân với hệ số 0,8 trong thời gian 5 năm kể từ khi công trình được nghiệm thu đưa vào sử dụng.
5. Trường hợp thửa đất có một phần hoặc toàn bộ diện tích nằm trong khoảng từ lề đường đến mốc lộ giới, khi cần định giá thì được xác định cùng vị trí với thửa đất mặt tiền của tuyến đường đó.
Trường hợp các tuyến đường không có quy định giới hạn hành lang an toàn giao thông, thì áp dụng theo quy định tại Khoản 3, Điều 6 của Quy định này.
Điều 8. Phân vị trí đất chưa sử dụng
Đối với các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng (bao gồm đất bằng chưa sử dụng, đất đồi núi chưa sử dụng, đất núi đá không có rừng cây), căn cứ quy định tại Điều 6 của Quy định này để xác định vị trí của thửa đất.
1. Giá đất nông nghiệp trồng cây hàng năm (gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác), đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất, đất nuôi trồng thủy sản được quy định tại phụ lục II, phụ lục III, phụ lục IV, phụ lục V kèm theo Quy định này.
2. Đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng không thuộc các nông trường, lâm trường quản lý, sử dụng thì áp dụng theo giá đất rừng sản xuất cùng vị trí.
3. Đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của các nông, lâm trường áp dụng mức giá như sau:
a) Tại các xã, phường thuộc thành phố Biên Hòa và các phường thuộc thị xã Long Khánh: Áp dụng bằng 50% mức giá đất rừng sản xuất.
b) Tại các thị trấn và các xã còn lại trên địa bàn tỉnh: Áp dụng bằng giá đất tại vị trí 3 của đất rừng sản xuất.
Trường hợp đất nông, lâm trường quản lý, sử dụng thuộc nhiều đơn vị hành chính và có mức giá khác nhau thì phần diện tích thuộc đơn vị hành chính nào áp dụng mức giá theo đơn vị hành chính đó.
4. Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh áp dụng theo giá đất trồng cây lâu năm cùng vị trí.
1. Đất ở
a) Giá đất ở tại đô thị được quy định tại phụ lục VI kèm theo Quy định này.
b) Giá đất ở tại nông thôn được quy định tại phụ lục VII kèm theo Quy định này.
2. Đất thương mại, dịch vụ
a) Giá đất thương mại, dịch vụ tại đô thị được quy định tại phụ lục VIII kèm theo Quy định này.
b) Giá đất thương mại, dịch vụ tại nông thôn được quy định tại phụ lục IX kèm theo Quy định này.
3. Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ, gồm: Đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm.
a) Giá đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ tại đô thị được quy định tại phụ lục X kèm theo Quy định này.
b) Giá đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ tại nông thôn được quy định tại phụ lục XI kèm theo Quy định này.
6. Đất có mặt nước chuyên dùng nếu sử dụng vào mục đích nuôi trồng, khai thác thủy sản thì áp dụng mức giá đất nuôi trồng thủy sản; nếu sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp thì tính bằng mức giá đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ cùng vị trí theo đường phố (hoặc đường giao thông chính) cùng khu vực.
Riêng đối với đất có mặt nước chuyên dùng sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp kết hợp với nuôi trồng khai thác thủy sản thì xác định riêng diện tích đất phi nông nghiệp và diện tích nuôi trồng khai thác thủy sản để áp dụng giá đất cho từng loại theo nguyên tắc quy định như trên.
7. Đất phi nông nghiệp khác gồm đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động trong cơ sở sản xuất; đất xây dựng kho và nhà để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đất xây dựng công trình khác của người sử dụng đất không nhằm mục đích kinh doanh mà công trình đó không gắn liền với đất ở áp dụng theo giá đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ cùng vị trí theo đường phố (hoặc đường giao thông chính) cùng khu vực.
1. Đối với các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng (bao gồm đất bằng chưa sử dụng, đất đồi núi chưa sử dụng, đất núi đá không có rừng cây), căn cứ quy định tại Điều 6 của Quy định này và mức giá thấp nhất của thửa đất nông nghiệp liền kề để xác định vị trí và mức giá cụ thể; trường hợp không có thửa đất nông nghiệp liền kề thì áp dụng mức giá của thửa đất nông nghiệp gần nhất.
2. Khi đất chưa sử dụng được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất để đưa vào sử dụng thì giá đất được xác định theo giá đất cùng loại, cùng cấp vị trí và cùng mục đích sử dụng.
Điều 12. Nguyên tắc xác định vị trí, áp dụng giá đất đối với các trường hợp cụ thể
1. Đối với những thửa đất nông nghiệp có nhiều cách xác định vị trí khác nhau thì ưu tiên cách xác định để thửa đất có vị trí cao nhất (theo thứ tự ưu tiên giảm dần từ vị trí 1 đến vị trí 4).
Trường hợp thửa đất phi nông nghiệp phải xác định giá đất theo quy định tại Khoản 3, Điều 7 của Quy định này mà tiếp giáp với nhiều đường có mức giá cao nhất bằng nhau thì dựa theo đường mà thửa đất có mặt tiền dài nhất để định giá.
3. Đối với những thửa đất phi nông nghiệp thuộc hẻm nối thông với nhiều đường phố (hoặc đường giao thông chính) có mức giá đất khác nhau thì áp giá theo đường gần nhất; trường hợp khoảng cách từ thửa đất đến các đường bằng nhau thì áp giá theo đường có mức giá cao nhất.
4. Đối với những thửa đất mặt tiền hẻm có bề rộng khác nhau (chỗ rộng, chỗ hẹp) thì áp dụng theo chỗ hẹp nhất tính từ đường phố (hoặc đường giao thông chính) vào đến thửa đất cần xác định giá.
5. Đối với đất trong các khu dân cư đã được phân lô, đầu tư đường giao thông đồng bộ và hoàn chỉnh:
a) Trường hợp các tuyến đường nội bộ trong khu dân cư đã được quy định giá đất cụ thể thì áp dụng vị trí, giá đất theo đường nội bộ trong khu dân cư.
Trường hợp các tuyến đường nội bộ trong khu dân cư chưa được quy định giá đất cụ thể:
- Đối với khu dân cư tiếp giáp với đường phố (hoặc đường giao thông chính) thì các thửa đất tiếp giáp với đường phố (hoặc đường giao thông chính) áp dụng theo vị trí 1 của tuyến đường mà thửa đất tiếp giáp, các thửa đất còn lại áp dụng chung vị trí 2 của tuyến đường có giá đất cao nhất mà khu dân cư tiếp giáp.
- Đối với khu dân cư không tiếp giáp với đường phố (hoặc đường giao thông chính) thì toàn bộ các thửa đất trong khu dân cư áp dụng chung vị trí 2 hoặc vị trí 3 của đường phố (hoặc đường giao thông chính) gần nhất đi vào đến ranh khu dân cư theo nguyên tắc:
+ Vị trí 2: Áp dụng đối với các khu dân cư tại đô thị có khoảng cách đến đường phố ≤ 500m; các khu dân cư tại khu vực nông thôn có khoảng cách đến đường giao thông chính ≤ 1.000m.
+ Vị trí 3: Áp dụng đối với các khu dân cư còn lại.
6. Đối với thửa đất ở thuộc mặt tiền đường lòng chợ; đường tiếp giáp tứ cận chợ (không bao gồm chợ tạm), trung tâm thương mại, siêu thị thì được xác định ở vị trí 1 đường phố (hoặc đường giao thông chính) tương ứng; trường hợp chợ, trung tâm thương mại, siêu thị không tiếp giáp với đường phố (hoặc đường giao thông chính) thì được xác định ở vị trí 2 của đường phố (hoặc đường giao thông chính) gần nhất đi vào.
7. Đất trong cùng một khu công nghiệp, cụm công nghiệp (kể cả khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã đầu tư hoặc chưa đầu tư kết cấu hạ tầng) áp dụng chung vị trí và mức giá như sau:
a) Trường hợp khu công nghiệp, cụm công nghiệp tiếp giáp quốc lộ, tỉnh lộ và các đường thuộc nhóm 1 quy định tại phụ lục I của Quy định này thì áp dụng chung mức giá tại vị trí 3 của đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ của đường tiếp giáp có mức giá cao nhất.
b) Các trường hợp còn lại thì áp dụng chung mức giá tại vị trí 4 của đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ của đường phố (hoặc đường giao thông chính) tiếp giáp; trường hợp khu công nghiệp, cụm công nghiệp không tiếp giáp với đường phố (hoặc đường giao thông chính) thì áp dụng chung mức giá tại vị trí 4 của đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ của đường gần nhất và có mức giá cao nhất.
Điều 13. Khu vực giáp ranh và áp dụng giá đất tại khu vực giáp ranh
1. Khu vực đất giáp ranh giữa tỉnh Đồng Nai với các tỉnh lân cận được xác định từ đường phân địa giới hành chính vào sâu địa phận của tỉnh Đồng Nai 500 mét đối với các loại đất. Trường hợp đường phân địa giới hành chính là đường giao thông, sông, suối thì phạm vi 500 mét khu vực đất giáp ranh được xác định từ hành lang bảo vệ đường bộ, hành lang bảo vệ đường thủy.
a) Trường hợp thửa đất có một phần diện tích nằm trong khu vực đất giáp ranh thì toàn bộ diện tích thửa đất đó được xác định thuộc khu vực đất giáp ranh.
b) Trường hợp đường phân chia địa giới hành chính là sông, hồ, kênh, đồi, đèo, núi có chiều rộng trên 100 mét thì không xác định khu vực đất giáp ranh.
c) Khu vực đất giáp ranh giữa tỉnh Đồng Nai với các tỉnh lân cận chỉ được xem xét, áp dụng theo phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất quy định tại Khoản 5 Điều 4 và Khoản 2 Điều 18 của Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về giá đất. Khi cần xác định giá đất khu vực giáp ranh giữa tỉnh Đồng Nai với các tỉnh lân cận, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính phối hợp với các ngành và các địa phương có liên quan đề xuất mức giá cụ thể trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
2. Khu vực đất giáp ranh giữa các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh được xác định từ đường phân chia địa giới hành chính vào sâu địa phận mỗi bên là 200 mét đối với các loại đất. Trường hợp đường phân địa giới hành chính là đường giao thông, sông, suối thì phạm vi 200 mét khu vực đất giáp ranh được xác định từ hành lang bảo vệ đường bộ, hành lang bảo vệ đường thủy,
a) Trường hợp thửa đất có một phần diện tích nằm trong khu vực đất giáp ranh thì toàn bộ diện tích thửa đất đó được xác định thuộc khu vực đất giáp ranh.
b) Trường hợp đường phân chia địa giới hành chính là sông, hồ, kênh, đồi, đèo, núi có chiều rộng trên 100 mét thì không xác định khu vực đất giáp ranh.
Khu vực đất giáp ranh giữa các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh chỉ được xem xét, áp dụng theo phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất quy định tại Khoản 5, Điều 4 và Điểm b, Khoản 2, Điều 18 Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về giá đất và được xác định giá theo nguyên tắc: Đất có cùng mục đích sử dụng, khả năng sinh lợi, thu nhập từ việc sử dụng đất tương tự nhau thì đất thuộc khu vực quy định mức giá thấp hơn áp dụng bằng mức giá của khu vực giáp ranh quy định mức giá cao hơn; trường hợp có sự khác nhau về các yếu tố nêu trên thì đất thuộc khu vực quy định mức giá thấp hơn áp dụng tối thiểu bằng 70% mức giá của khu vực giáp ranh quy định mức giá cao hơn.
Điều 14. Xác định mức giá của các đường chưa có quy định mức giá cụ thể
1. Đối với đất phi nông nghiệp tại các tuyến đường đã được cơ quan có thẩm quyền đặt tên nhưng chưa quy định mức giá đất cụ thể thì áp dụng mức giá theo nguyên tắc hẻm của đường phố (hoặc đường giao thông chính).
2. Đối với đất phi nông nghiệp tại các đoạn đường chưa được quy định mức giá nhưng cùng tuyến và nối tiếp với các đoạn đã được quy định giá đất thì các vị trí thuộc đoạn đường chưa được quy định giá đất áp dụng bằng 80% mức giá từng vị trí tương ứng của đoạn đường nối tiếp đã được quy định giá đất. Trường hợp đoạn đường chưa quy định giá đất liền kề với 2 đoạn đường đã được quy định giá đất (điểm đầu nối đoạn này và điểm cuối nối đoạn kia) thì áp dụng theo đường có mức giá cao hơn.
Điều 15. Các khu đất có hiện trạng là ao, hồ, trũng thấp hơn so với khu đất lân cận từ 1 mét trở lên, phải tốn nhiều chi phí cải tạo mặt bằng khi thực hiện dự án được xem xét giảm giá đất khi thực hiện nghĩa vụ tài chính.
Điều 16. Giao Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức triển khai thực hiện Quy định này.
Điều 17. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với các ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa đề xuất ý kiến trình UBND tỉnh quyết định./.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|
Nghị quyết 145/2014/NQ-HĐND sửa đổi Khoản 3, Điều 1 Nghị quyết 93/2013/NQ-HĐND quy định mức trích từ khoản thu hồi phát hiện qua công tác thanh tra đã thực nộp vào ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk Ban hành: 13/12/2014 | Cập nhật: 10/02/2015
Nghị quyết 145/2014/NQ-HĐND phê chuẩn dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An, chi ngân sách địa phương và Phương án phân bổ ngân sách địa phương năm 2015 Ban hành: 12/12/2014 | Cập nhật: 29/12/2014
Nghị quyết 145/2014/NQ-HĐND về giá đất tỉnh Đồng Nai 05 năm giai đoạn 2015-2019 Ban hành: 11/12/2014 | Cập nhật: 23/01/2015
Nghị quyết 145/2014/NQ-HĐND quy định mức thu, quản lý và sử dụng phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Giang Ban hành: 30/09/2014 | Cập nhật: 24/01/2015
Nghị quyết 145/2014/NQ-HĐND về đặt, đổi tên đường trên địa bàn thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An Ban hành: 21/07/2014 | Cập nhật: 31/07/2014
Thông tư 36/2014/TT-BTNMT quy định chi tiết phương pháp định giá đất; xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất; định giá đất cụ thể và tư vấn xác định giá đất Ban hành: 30/06/2014 | Cập nhật: 05/08/2014
Nghị định 44/2014/NĐ-CP quy định về giá đất Ban hành: 15/05/2014 | Cập nhật: 23/05/2014
Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai Ban hành: 15/05/2014 | Cập nhật: 23/05/2014
Quyết định 74/2013/QĐ-UBND Quy định tiêu thức và việc phân vùng, phân loại, phân vị trí đất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai Ban hành: 16/12/2013 | Cập nhật: 13/02/2014
Quyết định 75/2013/QĐ-UBND Quy định giá đất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2014 Ban hành: 20/12/2013 | Cập nhật: 23/01/2014
Quyết định 74/2013/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) phường Lương Khánh Thiện, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam Ban hành: 09/12/2013 | Cập nhật: 30/01/2015
Quyết định 75/2013/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) phường Liêm Chính, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam Ban hành: 09/12/2013 | Cập nhật: 30/01/2015
Quyết định 75/2013/QĐ-UBND về quy trình cấp giấy phép xây dựng và quản lý xây dựng theo giấy phép trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận Ban hành: 06/11/2013 | Cập nhật: 23/09/2014
Quyết định 74/2013/QĐ-UBND về giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông thuộc thẩm quyền giải quyết của Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Ninh Thuận Ban hành: 05/11/2013 | Cập nhật: 28/02/2014
Quyết định 74/2013/QĐ-UBND về Quy định “Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, tang, lễ hội và lễ nghi, sinh hoạt cộng đồng khác” trên địa bàn tỉnh Bắc Giang Ban hành: 15/03/2013 | Cập nhật: 22/03/2013
Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ Ban hành: 24/02/2010 | Cập nhật: 27/02/2010
Quyết định 363/2005/QĐ-UBDT công nhận các xã, huyện, tỉnh là miền núi, vùng cao do Bộ trưởng, Chủ nhiệm ủy ban dân tộc ban hành Ban hành: 15/08/2005 | Cập nhật: 20/05/2006
Quyết định 08/UB-QĐ năm 1994 công nhận xã, huyện, tỉnh là miền núi, vùng cao do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và Miền núi ban hành Ban hành: 04/03/1994 | Cập nhật: 08/09/2012