Quyết định 633/QĐ-TTg năm 2017 về thành lập Phân ban Việt Nam trong Ủy ban Hỗn hợp về hợp tác Kinh tế, Thương mại và Đầu tư giữa Việt Nam và Đông U-ru-goay
Số hiệu: 633/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành: 10/05/2017 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Ngoại giao, điều ước quốc tế, Thương mại, đầu tư, chứng khoán, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 633/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC THÀNH LẬP PHÂN BAN VIỆT NAM TRONG ỦY BAN HỖN HỢP VỀ HỢP TÁC KINH TẾ, THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA ĐÔNG U-RU-GOAY

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Hiệp định khung về Thương mại và Đầu tư giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Đông U-ru-goay ký ngày 09 tháng 12 năm 2013 đã được Chính phủ thông qua tại Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2014;

Căn cứ Quyết định số 30/2016/QĐ-TTg ngày 28 tháng 7 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Phân ban Việt Nam trong các Ủy ban liên Chính phủ với nước ngoài;

Xét đề nghị của Bộ Công Thương tại công văn số 3614/BCT-KV3 ngày 26 tháng 4 năm 2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thành lập Phân ban Việt Nam trong Ủy ban Hỗn hợp về hợp tác Kinh tế, Thương mại và Đầu tư giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Đông U-ru-goay, như sau:

1. Tên gọi: Phân ban Việt Nam trong Ủy ban Hỗn hợp về hợp tác Kinh tế, Thương mại và Đầu tư giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Đông U-ru-goay (viết tắt là Phân ban hợp tác Việt Nam - U-ru-goay).

2. Thành phần Phân ban hợp tác Việt Nam - U-ru-goay (viết tắt là Phân ban):

- Chủ tịch Phân ban: Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải;

- Thư ký Phân ban: Cán bộ cấp Vụ của Văn phòng Chính phủ;

- Các thành viên thường trực của Phân ban gồm đại diện cấp Vụ các Bộ: Công Thương, Ngoại giao, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ.

Tùy theo nội dung từng kỳ họp, Chủ tịch Phân ban có thể mời đại diện các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp liên quan tham gia.

- Cơ quan chủ trì Phân ban: Bộ Công Thương;

- Bộ phận giúp việc của Phân ban đặt tại Bộ Công Thương. Thành phần cụ thể của Bộ phận giúp việc do Chủ tịch Phân ban quyết định.

3. Nhiệm vụ của Phân ban hợp tác Việt Nam - U-ru-goay được quy định tại Điều 3 Hiệp định khung về Thương mại và Đầu tư giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Đông U-ru-goay ký ngày 09 tháng 12 năm 2013.

Điều 2. Các thành viên Phân ban làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, chịu trách nhiệm cá nhân đối với lĩnh vực công tác được giao và tuân thủ các quy định tại Quyết định số 30/2016/QĐ-TTg ngày 28 tháng 7 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Phân ban Việt Nam trong Ủy ban liên Chính phủ với nước ngoài.

Điều 3. Chủ tịch Phân ban sử dụng con dấu của Bộ Công Thương trong giao dịch hành chính.

Điều 4. Kinh phí hoạt động của Phân ban được ngân sách bảo đảm và bố trí trong kinh phí hoạt động thường xuyên của Bộ Công Thương, các nguồn vốn hỗ trợ và các nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật.

Điều 5. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Chủ tịch, các thành viên Phân ban và Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Ban Bí thư (để báo cáo);
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Ban Đối ngoại Trung ương;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: TCCV, TH, TCCB;
- Lưu: VT, QHQT (3).KN

 

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc

 

 

 

Điều 3. Hai Bên thống nhất Hiệp định này là khuôn khổ chỉ đạo sự hợp tác để từ đó hai Bên có thể ký kết các Hiệp định bổ sung về từng lĩnh vực cùng quan tâm.

Các Hiệp định bổ sung nói trên cần cụ thể hóa các chương trình, dự án hợp tác, mục đích và mục tiêu, nguồn tài chính và kỹ thuật, kế hoạch làm việc, cũng như các lĩnh vực thực hiện của dự án.

Đồng thời, các cơ quan và tổ chức của Chính phủ Việt Nam và Chính phủ U-ru- goay sau khi tham khảo ý kiến và phối hợp với Bộ Ngoại giao của hai Bên, có thể ký kết các văn kiện hợp tác chuyên ngành nếu thấy cần thiết nhằm tăng cường mối quan hệ song phương.

Xem nội dung VB