Quyết định 63/2006/QĐ-UBND về quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng trong nước đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước của Thành phố do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
Số hiệu: | 63/2006/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thành phố Hà Nội | Người ký: | Nguyễn Quốc Triệu |
Ngày ban hành: | 12/05/2006 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Tài chính, Cán bộ, công chức, viên chức, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
UỶ BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 63/2006/QĐ-UBND |
Hà Nội, ngày 12 tháng 5 năm 2006 |
UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 874/QĐ-TTg ngày 20/11/1996 của Thủ tướng Chính phủ về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước;
Căn cứ Thông tư số 79/2005/TT-BTC ngày 15/9/2005 của Bộ Tài chính Hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Nhà nước;
Xét tờ trình liên ngành số 786/LN STC - SNV-BTCTU ngày 13/03/2006 của Liên ngành Sở Tài chính - Sở Nội vụ - Ban Tổ chức Thành uỷ Hà Nội, ý kiến của Sở Tư pháp tại công văn số 543/STP-VBPQ ngày 30/03/2006,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng trong nước đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước của Thành phố.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 2437/QĐ-UB ngày 11/6/1999 của UBND Thành phố về việc ban hành chế độ chính sách sử dụng kinh phí đào tạo bồi dưỡng cán bộ của Thành phố.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND Thành phố, Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nội vụ; Giám đốc các Sở, Thủ trưởng Ban, Ngành, Chủ tịch UBND các quận, huyện, Hiệu trưởng các trường: Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong, Đào tạo cán bộ Công đoàn, Bồi dưỡng cán bộ giáo dục, Đào tạo cán bộ Đội Lê Duẩn và Giám đốc các Trung tâm bồi dưỡng chính trị quận, huyện và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
(Ban hành kèm theo Quyết định số 63 /2006/QĐ- UB ngày 12/5/2006 của UBND Thành phố Hà Nội)
Điều 1. Phạm vi, đối tượng áp dụng:
1- Quy định này quy định về việc quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng trong nước đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước của Thành phố Hà Nội, bao gồm:
a- Cán bộ, công chức hành chính đang làm việc trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội của Thành phố.
b- Cán bộ, viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập.
c- Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.
d- Cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; trưởng thôn, tổ trưởng dân phố.
e- Cán bộ không chuyên trách cấp xã; cán bộ thôn, làng và tổ dân phố ở phường, thị trấn.
g- Các đối tượng khác theo quyết định của UBND Thành phố.
Dưới đây gọi chung là cán bộ, công chức, viên chức nhà nước.
2- Đối với các học viên là cán bộ, công chức, viên chức của các cơ quan Trung ương, địa phương khác, các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế không thuộc đối tượng đào tạo, bồi dưỡng trên: Phải nộp chi phí đào tạo theo mức chi phí và nội dung chi quy định tại Điều 3, Điều 4 Quy định này.
Điều 2. Phạm vi sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng của Ngân sách Nhà nước:
1- Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức nhà nước được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, chính trị, tin học, ngoại ngữ...(bao gồm cả tổ chức tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ và quản lý ngành) cho các đối tượng cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Thành phố, quận, huyện (bao gồm đào tạo, bồi dưỡng trực tiếp tại cơ sở và cử đi đào tạo tại các cơ sở đào tạo khác)
2- Không sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức để chi cho bộ máy quản lý công tác đào tạo của các cơ sở đào tạo, chi đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Kinh phí bảo đảm hoạt động bộ máy của các Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức nhà nước do ngân sách các cấp đảm bảo từ kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan hành chính nhà nước hoặc từ lĩnh vực sự nghiệp giáo dục đào tạo đối với cơ sở đào tạo theo phân cấp quản lý.
Điều 3. Mức chi ngân sách về đào tạo, bồi dưỡng:
1- Các lớp đào tạo bồi dưỡng do cấp Thành phố tổ chức:
TT |
Thời gian học tập của lớp theo quy định của chương trình |
Mức chi |
1 |
10 tháng học (1 năm) |
4.500.000 đồng/học viên |
2 |
Trên 10 ngày |
450.000 đồng/học viên |
3 |
Từ 10 ngày trở xuống |
225.000 đồng/học viên |
2- Các lớp đào tạo, bồi dưỡng do cấp quận, huyện, xã, phường tổ chức:
TT |
Thời gian học tập của lớp theo quy định của chương trình |
Mức chi |
1 |
10 tháng học (1 năm) |
4.000.000 đồng/học viên |
2 |
Trên 10 ngày |
400.000 đồng/học viên |
3 |
Từ 10 ngày trở xuống đến 4 ngày |
200.000 đồng/học viên |
4 |
Từ 3 ngày trở xuống |
150.000 đồng/học viên |
3- Đối với các trường đào tạo tập trung, có nhiều lớp đào tạo, bồi dưỡng (Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong, Đào tạo cán bộ Công đoàn, Bồi dưỡng cán bộ giáo dục, Đào tạo cán bộ Đội Lê Duẩn và các Trung tâm bồi dưỡng chính trị quận, huyện): Các mức trên là cơ sở để tính nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cho cơ sở, khi thực hiện nội dung chi theo quy định tại Điều 4, nếu có sự thừa thiếu có thể cân đối, bù trừ giữa các lớp với nhau.
4- Trường hợp các cơ quan, đơn vị không có điều kiện tự tổ chức lớp đào tạo, bồi dưỡng, phải cử cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng ở các cơ quan, đơn vị khác thì thanh toán chi phí đào tạo, bồi dưỡng theo mức như sau:
- Đối với cấp Thành phố: tối đa không quá 450.000 đồng/1 người/1 tháng.
- Đối với cấp quận, huyện, xã, phường: tối đa không quá 400.000 đồng/1người/1 tháng).
Điều 4. Nội dung chi và mức chi đào tạo, bồi dưỡng:
Các nội dung chi cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức nhà nước ở trong nước được đảm bảo từ nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng đã giao. Căn cứ tình hình thực tế và khả năng bố trí kinh phí, Thủ trưởng các cơ sở đào tạo quyết định các mức chi cụ thể cho phù hợp, đảm bảo đúng chế độ (không vượt mức chi, vượt trần tối đa hoặc khung mức chi). Cụ thể như sau:
1- Chi thù lao giảng viên; chi phí cho việc đi lại, ăn, ở của giảng viên:
a- Chi thù lao giảng viên: (Cho một buổi giảng được tính gồm 4 tiết học)
Tuỳ theo đối tượng và điều kiện cụ thể mà các cơ sở đào tạo bố trí mời giảng viên, báo cáo viên từng cấp cho phù hợp. Mức chi thù lao giảng viên, báo cáo viên nằm trong khung qui định sau:
- Giảng viên, báo cáo viên là Uỷ viên TW Đảng, Bộ trưởng, Thứ trưởng, Bí thư, Phó Bí thư tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND cấp tỉnh, Chủ tịch UBND cấp tỉnh và tương đương: Từ 200.000 đồng - 300.000 đồng/buổi.
- Giảng viên, báo cáo viên cấp Cục, Vụ, Viện, giáo sư, tiến sĩ, chuyên viên cao cấp Tỉnh uỷ viên, trưởng các Sở, Ban, ngành cấp tỉnh và tương đương: Từ 150.000 đ - 200.000 đồng/buổi.
- Giảng viên, báo cáo viên là chuyên viên cấp tỉnh, Bộ, cơ quan TW; phó các Sở, Ban, ngành cấp tỉnh: Từ 100.000 đồng - 150.000đồng/buổi.
- Giảng viên, báo cáo viên cấp quận, huyện, thị xã: Từ 70.000 đồng - 100.000 đồng/buổi.
- Giảng viên, báo cáo viên cấp xã: Từ 30.000 đồng -50.000 đồng/buổi.
- Đối với giảng viên nước ngoài: Tuỳ theo mức độ cần thiết, các cơ quan đơn vị trình cấp có thẩm quyền quyết định việc mời giảng viên nước ngoài. Mức thù lao do cơ sở đào tạo thoả thuận với chuyên gia trên cơ sở khả năng bố trí kinh phí của đơn vị mình.
- Riêng đối với các giảng viên chuyên nghiệp làm nhiệm vụ giảng dạy trong các trường (Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong, Đào tạo cán bộ Công đoàn, Bồi dưỡng cán bộ giáo dục, Đào tạo cán bộ Đội Lê Duẩn và các Trung tâm bồi dưỡng chính trị quận, huyện), thì số giờ giảng vượt định mức được thanh toán phụ cấp giảng bài theo chế độ giảng vượt giờ áp dụng cho giảng viên các trường cao đẳng, đại học, không trả theo mức trên khi tham gia giảng dạy các lớp học do cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ cho các trường thực hiện; khi được mời giảng dạy tại các lớp học khác vẫn được hưởng theo chế độ qui định nêu trên.
b- Chi phí cho việc đi lại, bố trí nơi ở cho giảng viên:
- Tiền phương tiện: 50.000 đồng/người/ngày.
- Tiền ăn (nếu giảng cả ngày): 20.000 đồng/người/ngày.
- Tiền ở: Theo quy định Thông tư số 118/2004/TT-BTC ngày 08/12/2004 của Bộ Tài chính.
2- Chi tài liệu học tập; hỗ trợ tiền sinh hoạt cho học viên trong thời gian học tập trung.
a- Chi tài liệu học tập: Chi mua, in ấn giáo trình, tài liệu trực tiếp phục vụ lớp học (không bao gồm tài liệu tham khảo). Tuỳ theo tình hình thực tế và khả năng cân đối kinh phí, Thủ trưởng cơ sở đào tạo áp dụng hình thức cho mượn (có thu hồi) hoặc phát cho các học viên (không thu hồi).
b- Hỗ trợ một phần tiền ăn, ở, sinh hoạt cho học viên khi tham gia các lớp đào tạo bồi dưỡng: áp dụng mức chi thống nhất chung 10.000 đồng/người/ngày học thực tế cho cấp thành phố, quận, huyện, xã, phường.
3- Chi tổ chức lớp học:
Chi quản lý, phục vụ lớp học theo mức chi thực tế, trong phạm vi dự toán kinh phí được giao, Thủ trưởng các cơ sở đào tạo quyết định các mức chi cụ thể cho phù hợp. Bao gồm:
a- Thuê hội trường, phòng học, thiết bị phục vụ học tập (nếu có).
b- Chi biên soạn chương trình, giáo trình giảng dạy, chi ra đề thi, coi thi, chấm thi:
Chi biên soạn chương trình, giáo trình: Tuỳ theo các chương trình đào tạo mà các cơ quan, đơn vị có thể thuê viết chương trình, giáo trình. Mức chi áp dụng theo qui định tại Thông tư 87/2001/TT-BTC ngày 30/10/2001 của Bộ Tài chính hướng dẫn nội dung, mức chi xây dựng Chương trình khung cho các ngành đào tạo Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và biên soạn chương trình, giáo trình các môn học.
- Chi ra đề thi, coi thi, chấm thi: Thực hiện theo qui định về mức chi ra đề thi, coi thi, chấm thi hiện nay đang được thực hiện trong hệ thống giáo dục quốc dân tuỳ theo tính chất, qui mô từng khoá đào tạo, bồi dưỡng của từng cơ quan, đơn vị, địa phương.
c- Chi tiền điện, nước, văn phòng phẩm, chi phục vụ (bao gồm cả chi nghiệp vụ quản lý điều hành thường xuyên lớp học, các bộ phận phục vụ có liên quan phục vụ số giờ dạy vượt định mức giảng dạy của các giảng viên trong năm), trông xe đạp, xe máy, ô tô phục vụ các lớp học.
d- Chi tổ chức cho học viên đi khảo sát, thực tế (bao gồm cả tiền thuê xe và chi phí cho việc liên hệ tổ chức cho học viên đi khảo sát, thực tế nếu có): Mức chi tối đa cho các hoạt động đi khảo sát thực tế của học viên không quá 15% nguồn kinh phí tổ chức lớp học.
e- Chi các hoạt động văn hoá, thể thao cho học viên.
g- Chi tiền thuốc y tế thông thường cho học viên.
h- Chi phí ăn ở cho cán bộ quản lý lớp của cơ sở đào tạo trong trường hợp phải tổ chức lớp ở xa cơ sở đào tạo: Mức chi không quá mức chi qui định tại Thông tư số 118/2004/TT-BTC ngày 08/12/2004 của Bộ Tài chính qui định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị đối với các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.
i- Chi phục vụ khai giảng, bế giảng, cấp chứng chỉ, khen thưởng học viên xuất sắc
k- Các khoản chi khác (nếu có).
4- Ngoài các nội dung chi từ nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước (do các cơ sở đào tạo chi) được qui định tại Điều 3 và khoản 1, 2, 3 Điều 4 trên đây, tuỳ từng trường hợp cụ thể và khả năng ngân sách, các cơ quan, đơn vị có thể sử dụng từ nguồn kinh phí chi thường xuyên trong định mức của đơn vị mình để hỗ trợ cho cán bộ, công chức, viên chức được cử đi học các khoản sau đây:
a- Chi phí đi lại từ cơ quan đến nơi học tập (một lượt đi và về; nghỉ lễ, tết) cho cán bộ, công chức, viên chức đi học tại các lớp đào tạo, bồi dưỡng theo qui định tại Thông tư số 118/2004/TT-BTC ngày 08/12/2004 của Bộ Tài chính qui định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị đối với các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.
b- Thanh toán tiền thuê chỗ nghỉ cho cán bộ, công chức, viên chức trong những ngày đi học tập trung tại cơ sở đào tạo: Căn cứ để thanh toán là hoá đơn, chứng từ theo qui định, mức thanh toán tối đa không quá mức được qui định tại Thông tư số 118/2004/TT-BTC ngày 08/12/2004 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị đối với các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập trong cả nước.
Điều 6. Lập dự toán, quản lý và quyết toán
1. Lập dự toán:
a- Hàng năm, căn cứ kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức nhà nước của Thành phố do Sở Nội vụ hướng dẫn:
Các sở, ban, ngành, đoàn thể: Lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng của năm sau theo nội dung, biểu mẫu và gửi về Ban tổ chức Thành uỷ, Sở Nội vụ.
Các quận, huyện: Lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng của năm sau theo nội dung, biểu mẫu báo cáo UBND quận, huyện gửi về Ban Tổ chức Thành ủy, Sở Nội vụ.
b- Ban Tổ chức Thành uỷ, Sở Nội vụ phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể, quận, huyện và các trường: Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong, Đào tạo cán bộ Công đoàn, Bồi dưỡng cán bộ giáo dục, Đào tạo Cán bộ Đội Lê Duẩn và các Trung tâm bồi dưỡng chính trị quận, huyện để rà soát các chỉ tiêu đào tạo, tổng hợp dự toán kinh phí gửi về Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp đưa vào dự toán ngân sách hàng năm.
2- Giao dự toán.
a- Đối với chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của các sở, ngành, quận, huyện do các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Thành phố thực hiện (Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong, Trường bồi dưỡng cán bộ, giáo dục, Trường Đào tạo cán bộ Đội Lê Duẩn) thì nguồn kinh phí được giao trực tiếp cho các cơ sở đào tạo.
b- Đối với chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức về chuyên môn, nghiệp vụ do các sở, ngành trực tiếp thực hiện hoặc cử đi đào tạo tại các cơ sở đào tạo khác sẽ được bố trí kinh phí trực tiếp cho các sở, ngành để tổ chức thực hiện.
c- Đối với chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức do các Trung tâm bồi dưỡng chính trị quận, huyện đảm nhận được cân đối trong ngân sách quận, huyện hàng năm.
3- Quản lý sử dụng, thanh toán và quyết toán:
a- Việc quản lý, sử dụng, thanh toán và quyết toán kinh phí chi cho nhiệm vụ đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức nhà nước ở trong nước được thực hiện theo qui định tại Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước; Thông tư số 79/2003/TT-BTC ngày 13/8/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, cấp phát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước.
b- Cuối năm quyết toán kinh phí chi cho nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức nhà nước được tổng hợp trong báo cáo quyết toán ngân sách của các đơn vị và báo cáo tổng quyết toán của ngân sách Thành phố, ngân sách quận, huyện.
Quy định này được áp dụng từ năm ngân sách 2006.
Riêng năm 2005, kể từ khi Thông tư 79/2005/TT-BTC ngày 15/9/2005 có hiệu lực thi hành, các đơn vị đã thực hiện chi theo mức quy định của Thông tư được quyết toán năm 2005 trong phạm vi dự toán ngân sách năm 2005 đã được cấp có thẩm quyền giao.
Chánh Văn phòng UBND Thành phố, Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Giám đốc các Sở, Thủ trưởng Ban, Ngành, Chủ tịch UBND các quận, huyện, Hiệu trưởng các trường: Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong, Đào tạo cán bộ Công đoàn, Bồi dưỡng cán bộ giáo dục, Đào tạo cán bộ Đội Lê Duẩn và Giám đốc các Trung tâm bồi dưỡng chính trị quận, huyện và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quy định này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các đơn vị phản ánh về Sở Nội vụ, Sở Tài chính để nghiên cứu chỉnh sửa./.
Thông tư 79/2005/TT-BTC hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước Ban hành: 15/09/2005 | Cập nhật: 20/05/2006
Thông tư 118/2004/TT-BTC quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị đối với các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập trong cả nước Ban hành: 08/12/2004 | Cập nhật: 15/12/2009
Thông tư 59/2003/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 60/2003/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước Ban hành: 23/06/2003 | Cập nhật: 12/12/2012
Thông tư 79/2003/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, cấp phát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Ban hành: 13/08/2003 | Cập nhật: 08/10/2012
Nghị định 60/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Ngân sách nhà nước Ban hành: 06/06/2003 | Cập nhật: 06/12/2012
Thông tư 87/2001/TT-BTC hướng dẫn nội dung, mức chi xây dựng chương trình khung cho các ngành đào tạo Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và biên soạn Chương trình, giáo trình các môn học Ban hành: 30/10/2001 | Cập nhật: 16/12/2009