Quyết định 6299/QĐ-BCT năm 2014 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp, thương mại tuyến biên giới Việt Nam - Lào đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
Số hiệu: 6299/QĐ-BCT Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Công thương Người ký: Vũ Huy Hoàng
Ngày ban hành: 15/07/2014 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Thương mại, đầu tư, chứng khoán, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ CÔNG THƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 6299/QĐ-BCT

Hà Nội, ngày 15 tháng 07 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP, THƯƠNG MẠI TUYẾN BIÊN GIỚI VIỆT NAM - LÀO ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG

Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp, thương mại tuyến biên giới Việt Nam - Lào đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu như sau:

1. Quan điểm phát triển

a) Phát triển công nghiệp, thương mại tuyến biên giới Việt Nam - Lào với cơ cấu hợp lý, dựa trên cơ sở khai thác một cách hiệu quả các tiềm năng lợi thế về tài nguyên thiên nhiên (khoáng sản, lâm sản, thủy điện) và về thương mại (hệ thống các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính, cửa khẩu phụ).

b) Phát triển công nghiệp, thương mại tuyến biên giới Việt Nam - Lào dựa trên tổng hòa các mối liên kết và quan hệ hợp tác phát triển giữa các địa bàn tuyến biên giới, giữa tuyến biên giới với tuyến sau (trong nội địa) và giữa tuyến biên giới phía Việt Nam với tuyến biên giới phía Lào.

c) Phát triển công nghiệp, thương mại tuyến biên giới Việt Nam - Lào trên cơ sở phát triển cơ sở sản xuất, kinh doanh có quy mô phù hợp, tốc độ tăng trưởng nhanh và hiệu quả, đóng góp trước hết và chủ yếu cho phát triển kinh tế, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân các dân tộc sinh sống trên tuyến biên giới; từng bước thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các địa phương trên tuyến biên giới với mặt bằng kinh tế - xã hội chung của đất nước.

d) Phát triển công nghiệp, thương mại tuyến biên giới Việt Nam - Lào kết hợp chặt chẽ với bảo đảm an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy du lịch, tăng cường giao lưu văn hóa và hợp tác quốc tế, phòng chống buôn lậu và bảo vệ môi trường sinh thái; góp phần xây dựng tuyến biên giới hòa bình, ổn định, hữu nghị đặc biệt, hợp tác toàn diện và phát triển bền vững.

2. Mục tiêu phát triển

2.1. Mục tiêu tổng quát

Phấn đấu đưa công nghiệp, thương mại tuyến biên giới Việt Nam - Lào từ chỗ chậm phát triển, kém phát triển trở thành phát triển (giai đoạn đến năm 2020) và phát triển mạnh, làm nòng cốt trong các khu vực kinh tế động lực phát triển của địa phương (tầm nhìn đến năm 2030) với cơ cấu kinh tế và mô hình tăng trưởng hợp lý, phát huy cao độ các lợi thế so sánh về tài nguyên và thương mại; kết quả hoạt động của ngành công nghiệp, thương mại đóng góp tỷ trọng chủ yếu vào quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế của các địa phương trên tuyến biên giới.

2.2. Mục tiêu cụ thể

a) Tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất công nghiệp toàn tuyến giai đoạn 2014 - 2020 đạt khoảng 17,5%/năm, trong đó, công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản tăng 12,5%/năm, công nghiệp chế biến tăng 18%/năm và công nghiệp sản xuất, phân phối điện, nước tăng 19%/năm; giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp tuyến biên giới tăng bình quân 17%/năm.

b) Tốc độ tăng trưởng bình quân tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ toàn tuyến giai đoạn 2014-2020 đạt khoảng 21,5%/năm; kim ngạch xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu biên giới Việt Nam - Lào tăng bình quân 15%/năm, trong đó kim ngạch xuất khẩu tăng 25%/năm, kim ngạch nhập khẩu tăng 8,7%/năm; giá trị tăng thêm của ngành thương mại tuyến biên giới tăng bình quân 18,5%/năm.

3. Định hướng phát triển

3.1. Ngành công nghiệp

a) Công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản

- Đẩy mạnh hoạt động thăm dò, điều tra, khảo sát để lập bản đồ khoáng sản của tuyến, trong đó trọng tâm là các mỏ trữ lượng lớn và khoáng sản quý hiếm.

- Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong khai thác, bảo đảm tính hợp lý và ổn định của chuỗi giá trị: khai thác, sơ chế hoặc chế biến thô tại chỗ và cung ứng nguyên liệu, bán thành phẩm cho chế biến tinh ở các trung tâm công nghiệp. Hạn chế, tiến tới xóa bỏ việc khai thác và sơ chế để xuất khẩu khoáng sản thô. Ưu tiên khai thác các mỏ trữ lượng lớn, có điều kiện khai thác thuận lợi. Tăng cường hợp tác đầu tư, liên doanh liên kết qua biên giới với phía Lào trong khai thác, chế biến khoáng sản. Kết hợp khai thác, chế biến khoáng sản với bảo vệ môi trường và giữ gìn tài nguyên khác.

b) Công nghiệp chế biến nông lâm sản

- Tập trung phát triển các ngành, sản phẩm có lợi thế về tài nguyên, nguyên liệu, như công nghiệp chế biến nông-lâm sản, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng... Đồng thời, phát triển các ngành, sản phẩm công nghiệp mà địa bàn tuyến biên giới có nhu cầu lớn và đặc thù, như công nghiệp cơ khí chế tạo nhỏ phục vụ sản xuất nông nghiệp, nghề rừng của đồng bào các dân tộc.

- Chú trọng phát triển các ngành, sản phẩm công nghiệp cùng lúc đáp ứng các nhu cầu: nhu cầu tại chỗ, nhu cầu của địa bàn khác trong nước và nhu cầu cho xuất khẩu, trước hết là xuất khẩu biên mậu với phía Lào. Gắn sản xuất với thị trường, đưa sản phẩm chế biến, chế tạo vào các chợ, trung tâm mua sắm, siêu thị trên địa bàn. Ưu tiên phát triển các ngành, sản phẩm công nghiệp được chế biến, chế tạo trong các cụm công nghiệp gần các cửa khẩu hoặc trong các khu kinh tế cửa khẩu.

c) Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng

- Tập trung nguồn lực thực hiện tốt các dự án sản xuất vật liệu xây dựng, đáp ứng nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng và dân sinh của các huyện tuyến biên giới Việt Nam - Lào.

- Coi trọng các điều kiện phát triển bền vững và bảo vệ tốt môi trường; chăm lo chu đáo đời sống của công nhân; bổ túc các kiến thức về thị trường, kinh doanh cho cán bộ quản lý, nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân...

- Lựa chọn quy mô đầu tư hợp lý đối với từng chủng loại vật liệu xây dựng, bố trí sản xuất gần các vùng nguyên liệu và tiêu thụ tại chỗ phù hợp với đặc thù địa bàn miền núi và đặc điểm của đa số các loại vật liệu xây dựng là nặng và cồng kềnh.

d) Công nghiệp sản xuất và phân phối điện

- Tập trung phát triển thủy điện quy mô nhỏ trên cơ sở khai thác và phát huy tiềm năng (sông suối nhiều, lưu lượng và địa hình dòng chảy phù hợp) trên địa bàn các huyện biên giới. Ưu tiên phát triển các công trình thủy điện phục vụ nhu cầu tại chỗ.

- Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển thủy điện với bảo vệ môi trường sinh thái, nhất là bảo vệ rừng và bảo đảm an sinh xã hội trong phạm vi ảnh hưởng của công trình, cũng như an ninh quốc phòng tuyến biên giới.

- Quan tâm đầu tư khai thác và sử dụng các nguồn điện gió, điện mặt trời, điện địa nhiệt... ở những địa bàn có điều kiện.

đ) Tiểu thủ công nghiệp - làng nghề

- Phát triển tiểu thủ công nghiệp trên cơ sở khai thác tối ưu nguồn nguyên liệu sẵn có tại chỗ, kỹ năng sản xuất và quan hệ thị trường truyền thống.

- Phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề kết hợp với tận dụng lao động nhàn rỗi, tạo công ăn việc làm, phân công lại lao động xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn; gắn phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề với xây dựng và phát triển nông thôn mới; phát triển tiểu thủ công nghiệp đi đôi với phát triển thương mại, dịch vụ du lịch và giao lưu văn hóa địa bàn tuyến biên giới Việt Nam - Lào.

- Ưu tiên phát triển các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề truyền thống gắn được với thị trường, trước hết là thị trường tại chỗ (trung tâm huyện, cửa khẩu, khu kinh tế cửa khẩu, điểm du lịch).

3.2. Ngành thương mại

a) Hệ thống chợ

- Phát triển hệ thống chợ biên giới, chợ cửa khẩu: đáp ứng nhu cầu trao đổi mua bán hàng hóa phục vụ sản xuất và đời sống hàng ngày của cư dân hai bên biên giới; kết hợp phục vụ thương nhân xuất nhập khẩu và khách du lịch.

- Phát triển hệ thống chợ thị trấn, chợ trung tâm các huyện biên giới trở thành hạt nhân cho không gian thương mại tập trung của từng huyện, vừa bán buôn vừa bán lẻ tổng hợp các mặt hàng, kết hợp đáp ứng nhu cầu trao đổi, mua bán hàng hóa của cư dân tại chỗ vừa làm đầu mối thu gom phát luồng hàng hóa trong và ngoài huyện.

- Phát triển hệ thống chợ xã (không giáp đường biên) phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của cư dân nông thôn tại chỗ.

b) Hệ thống trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm, siêu thị

Là nơi trực tiếp tổ chức cung cấp hoặc cho thuê để tổ chức cung cấp các dịch vụ bán lẻ hàng hóa văn minh cho người tiêu dùng tại chỗ là chủ yếu; kết hợp cung cấp hoặc cho thuê để cung cấp các dịch vụ khác cho các đối tượng khách vãng lai, thương nhân, nhà đầu tư.v.v; đặt tại các thị trấn huyện, các cửa khẩu quốc tế và cửa khẩu quốc gia.

c) Phát triển trung tâm trung chuyển và kho vận

- Từng bước phát triển các trung tâm trung chuyển và kho vận tại các khu kinh tế cửa khẩu theo hướng mở, hội nhập và kết nối lưu thông hàng hóa, dịch vụ và du lịch.

- Tổ chức triển khai đầu tư hệ thống trung tâm trung chuyển và kho vận theo hướng tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm.

- Đến năm 2030, tiếp tục đầu tư phát triển hệ thống trung tâm trung chuyển và kho vận tại các khu kinh tế cửa khẩu, hình thành các trung tâm trung chuyển và kho vận theo mô hình trung tâm logistics để phát huy sức kích hoạt, hội tụ và lan tỏa về kinh tế, công nghiệp, thương mại xuất nhập khẩu trên địa bàn tuyến biên giới Việt Nam - Lào.

4. Quy hoạch phát triển

4.1. Ngành công nghiệp

4.1.1. Công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản

a) Giai đoạn đến năm 2020

- Tiếp tục đầu tư khai thác, khai thác tận thu kết hợp với tuyển chọn, sơ chế (để cung cấp cho các cơ sở tinh chế ở tuyến sau) các mỏ khoáng sản còn trữ lượng như thiếc, sắt, chì, kẽm, than, vàng, kim loại màu, các mỏ đá, quặng talic... ở các huyện biên giới Việt Nam - Lào như Mường Chà, Lang Chánh, Quế Phong, Hương Khê, Mộc Châu, Đăkrông, Nam Giang, A Lưới...

- Thăm dò, điều tra tiềm năng tài nguyên khoáng sản để phát triển các cơ sở khai thác chế biến phù hợp và tổ chức khai thác có hiệu quả.

b) Tầm nhìn đến năm 2030

Tập trung đầu tư công nghệ nhằm nâng cao hàm lượng chế biến tinh, chế biến sâu, nâng cao giá trị gia tăng, chất lượng sản phẩm chế biến và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các cơ sở chế biến khoáng sản.

4.1.2. Công nghiệp chế biến nông, lâm sản

a) Giai đoạn đến năm 2020

- Khai thác và phát huy công suất của các nhà máy chế biến nông sản sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ như chè (Mộc Châu, Thanh Chương), cà phê, cao su (Ngọc Hồi, Đăkglêi), dong riềng (Mường Chà, Mường Nhé, Điện Biên), tinh bột sắn, tinh bột ngô (Mai Sơn, Mộc Châu, Hướng Hóa), đồ gỗ (Con Cuông, Vũ Quang, Hương Khê, Quảng Ninh), luồng (Lang Chánh, Thường Xuân), sữa và các sản phẩm sữa (Mộc Châu, Hương Sơn), mủ cao su (Mai Sơn, Tuyên Hóa, A Lưới, Nam Giang)...

- Hình thành và phát triển các cơ sở sơ chế và chế biến nhỏ đồng thời phát triển các nhà máy chế biến gắn với mở rộng vùng nguyên liệu như chế biến sữa, chè....

b) Tầm nhìn đến năm 2030

- Ổn định sản xuất các cơ sở chế biến đã được xây dựng, vận hành 100% công suất thiết kế; phát triển và hình thành các cơ sở chế biến gắn với vùng nguyên liệu tập trung.

- Tiếp tục đầu tư chiều sâu, ưu tiên đầu tư đổi mới trang thiết bị và công nghệ để nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của các sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ cả trong và ngoài nước.

4.1.3. Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng

a) Giai đoạn đến năm 2020

- Đầu tư các cơ sở nghiền cuội, nghiền cát sỏi tại các mỏ đá và nơi có sẵn nguồn nguyên liệu. Đầu tư các cơ sở sản xuất gạch tuynel để thay thế, xóa dần các lò nung gạch thủ công, kết hợp với đầu tư các nhà máy sản xuất gạch không nung nhằm tận dụng nguồn nguyên liệu của địa phương.

- Duy trì và phát huy hết công suất, nâng cao sản lượng của các nhà máy sản xuất xi măng, gạch ngói hiện có, tiếp tục đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất.

b) Tầm nhìn đến năm 2030

- Duy trì khai thác và vận hành hết công suất các cơ sở khai thác hiện có. Đối với các cơ sở đã đầu tư giai đoạn trước có điều kiện giao thông thuận lợi, thị trường tiêu thụ sản phẩm tốt cần đầu tư chiều sâu, đồng bộ hóa dây chuyền thiết bị sản xuất để phát huy hết năng lực thiết bị và mở rộng khai thác.

- Tiếp tục phát triển sản xuất các sản phẩm chủ lực của từng huyện như xi măng, gạch không nung, đá, cát sỏi và các chủng loại vật liệu xây dựng mới. Lựa chọn quy mô đầu tư hợp lý các sản phẩm có khả năng tiêu thụ, cạnh tranh trên thị trường trong nước và xuất khẩu.

- Đưa công nghệ mới và thiết bị hiện đại vào sản xuất vật liệu xây dựng, thay thế hoàn toàn các lò nung gạch thủ công, kết hợp với đầu tư các nhà máy sản xuất gạch không nung (Ngọc Hồi, Đăk Glei), đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất xi măng từ lò đứng sang lò quay (Mai Sơn, Anh Sơn, Hướng Hóa, Nam Giang...).

4.1.4. Công nghiệp sản xuất và phân phối điện

a) Giai đoạn đến năm 2020

- Tiếp tục vận hành và khai thác 25 công trình thủy điện tại 14 huyện biên giới Việt Nam - Lào.

- Đầu tư xây dựng và đưa vào khai thác 85 công trình thủy điện tại 25 huyện biên giới Việt Nam - Lào.

- Phát triển đồng bộ hệ thống nguồn và lưới điện, ưu tiên cấp điện cho các phụ tải công nghiệp nhằm cung cấp điện đảm bảo chất lượng, liên tục, an toàn và hiệu quả.

b) Tầm nhìn đến năm 2030

Triển khai thực hiện Danh mục các dự án đầu tư xây dựng và vận hành trong giai đoạn 2021 - 2030 theo Quyết định số 1208/QĐ-TTg ngày 21 tháng 07 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030" và văn bản số 3567/BCT-TCNL ngày 24 tháng 4 năm 2013 về kết quả rà soát quy hoạch, đầu tư xây dựng và vận hành các dự án thủy điện trên phạm vi cả nước. Đầu tư thăm dò, phát triển điện gió, điện mặt trời.

4.1.5. Tiểu thủ công nghiệp - làng nghề

a) Giai đoạn đến năm 2020

- Tập trung duy trì và phát triển các ngành nghề truyền thống như sản xuất nông cụ cầm tay, dệt thổ cẩm, mây tre đan, làm bún bánh, ươm tơ tằm...

- Hình thành một số nghề mới như gia công cơ khí, sơ chế cà phê, chế biến thảo dược, thủ công mỹ nghệ, làm hàng lưu niệm phục vụ khách du lịch.

b) Tầm nhìn đến năm 2030

Nghiên cứu tập quán sinh hoạt, sản xuất của đồng bào dân tộc địa bàn các huyện biên giới để xây dựng các làng nghề tập trung, sản xuất sản phẩm có giá trị kinh tế cao.

4.2. Ngành thương mại

4.2.1. Hệ thống chợ

a) Giai đoạn đến năm 2020

- Hệ thống chợ biên giới, cửa khẩu: Tiếp tục triển khai thực hiện "Quy hoạch phát triển hệ thống chợ biên giới Việt Nam - Lào đến năm 2020" (Danh mục quy hoạch các chợ biên giới, cửa khẩu kèm theo Quyết định số 6076/QĐ-BCT ngày 15 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Công Thương).

- Hệ thống chợ thị trấn, chợ trung tâm các huyện biên giới: đặt tại các thị trấn huyện, nơi dân cư sinh sống tập trung; chủ yếu có quy mô hạng II, diện tích (đất) tối thiểu từ 2.000 - 3.000m2. Trên toàn tuyến biên giới Việt Nam - Lào dự kiến nâng cấp cải tạo 39 chợ, xây mới 6 chợ.

- Hệ thống chợ xã (không giáp đường biên) thuộc các huyện biên giới: ưu tiên xây mới chợ ở các xã chưa có chợ nhưng có nhu cầu mở chợ; nâng cấp cải tạo các chợ đã xuống cấp nghiêm trọng; di dời các chợ không đảm bảo yêu cầu về diện tích, an toàn giao thông; chủ yếu có quy mô hạng III, diện tích (đất) tối thiểu khoảng 1000m2. Trên toàn tuyến biên giới Việt Nam - Lào dự kiến nâng cấp cải tạo 177 chợ, xây mới 147 chợ, di dời 15 chợ.

b) Tầm nhìn đến 2030

- Hệ thống chợ thị trấn, chợ trung tâm các huyện biên giới: Trên toàn tuyến biên giới Việt Nam - Lào dự kiến nâng cấp cải tạo 9 chợ, xây mới 1 chợ.

- Hệ thống chợ xã (không giáp đường biên) thuộc các huyện biên giới: trên toàn tuyến biên giới Việt Nam - Lào dự kiến nâng cấp cải tạo 37 chợ, xây mới 19 chợ.

4.2.2. Hệ thống trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm, siêu thị

a) Giai đoạn đến năm 2020

- Phát triển hệ thống trung tâm mua sắm, siêu thị quy mô nhỏ (hạng III) tại các thị trấn, trung tâm huyện và các cửa khẩu (cửa khẩu chính, cửa khẩu phụ), phục vụ tiêu dùng của cư dân tại chỗ và đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.

- Phát triển một số trung tâm thương mại, siêu thị quy mô vừa (hạng II) tại các cửa khẩu quốc tế, chủ yếu phục vụ nhu cầu của khách vãng lai, thương nhân và nhà đầu tư.

- Diện tích mặt bằng tối thiểu khoảng 1.000 - 2.000 m2.

- Trên toàn tuyến biên giới Việt Nam - Lào dự kiến xây mới 43 siêu thị, 4 trung tâm mua sắm, 3 trung tâm thương mại.

b) Tầm nhìn đến năm 2030

Trên toàn tuyến biên giới Việt Nam - Lào dự kiến xây mới 10 siêu thị, 12 trung tâm mua sắm, 24 trung tâm thương mại.

4.2.3. Trung tâm trung chuyển và kho vận

a) Giai đoạn đến năm 2020

- Tiếp tục đẩy nhanh đầu tư để sớm hình thành và hoàn thiện các hệ thống trung tâm trung chuyển và kho vận bao gồm: hệ thống kho ngoại quan và hạ tầng cho dịch vụ hải quan, hệ thống kho bãi tập kết hàng hóa và bãi đỗ xe... tại 3 Khu kinh tế cửa khẩu (nhóm A) gồm Khu kinh tế cửa khẩu cầu Treo (Hà Tĩnh) và Khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo (Quảng Trị), Khu kinh tế cửa khẩu Bờ Y (Kon Tum).

- Khẩn trương hoàn chỉnh quy hoạch chi tiết, đẩy nhanh tiến độ triển khai giai đoạn 1 quá trình xây dựng kết cấu hạ tầng hệ thống trung tâm trung chuyển và kho vận, bao gồm các kho ngoại quan, bãi tập kết hàng hóa và bãi đỗ xe... tại các khu kinh tế cửa khẩu (nhóm B) còn lại gồm Khu kinh tế cửa khẩu Tây Trang (Điện Biên), Khu kinh tế cửa khẩu Loóng Sập và Khu kinh tế cửa khẩu Chiềng Khương (Sơn La), Khu kinh tế cửa khẩu Na Mèo (Thanh Hóa), Khu kinh tế cửa khẩu Nậm Cắn và Khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy (Nghệ An), Khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo (Quảng Bình), Khu kinh tế cửa khẩu A Đớt (Thừa Thiên Huế) và Khu kinh tế cửa khẩu Nam Giang (Quảng Nam).

b) Tầm nhìn đến năm 2030

- Xây dựng và đưa vào hoạt động trung tâm trung chuyển và kho vận theo mô hình trung tâm logistics (cùng với cảng cạn, kho ngoại quan, bãi tập kết hàng hóa...) tại các khu kinh tế cửa khẩu thuộc nhóm A.

- Đối với các khu kinh tế cửa khẩu thuộc nhóm B: Lựa chọn và nâng cấp một số kho bãi hàng hóa thành trung tâm logistics.

5. Một số giải pháp chủ yếu

a) Giải pháp về vốn đầu tư

- Vận dụng các chính sách hiện hành về hỗ trợ và ưu đãi đầu tư đối với khu vực biên giới Việt Nam - Lào để phát triển ngành công nghiệp và thương mại, nhất là trong đầu tư xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp, hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu, hạ tầng chợ... Sử dụng hiệu quả các nguồn vốn theo hướng đầu tư có trọng điểm.

- Lồng ghép nguồn vốn hỗ trợ từ các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, chương trình xóa đói giảm nghèo của Nhà nước và các tổ chức xã hội để đầu tư phát triển hạ tầng công nghiệp, thương mại trên tuyến. Áp dụng chính sách ưu đãi hơn cho tuyến biên giới Việt Nam - Lào là khu vực còn nhiều khó khăn cần được quan tâm và hỗ trợ để tạo đà phát triển.

- Xây dựng hệ thống chính sách ưu đãi, thông thoáng và tổ chức tốt công tác tuyên truyền, xúc tiến đầu tư để thu hút nguồn vốn của mọi thành phần kinh tế ở các khu vực khác trong và ngoài nước đầu tư phát triển công nghiệp, thương mại tuyến biên giới Việt Nam - Lào.

- Ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích ưu đãi đặc biệt để thu hút nguồn vốn từ các tập đoàn, tổng công ty lớn đầu tư vào các ngành nghề nêu trong Quy hoạch.

- Khuyến khích phát triển các dự án liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư nhằm huy động tối đa mọi nguồn lực cho sản xuất công nghiệp và kinh doanh thương mại tuyến biên giới Việt Nam - Lào.

b) Phát triển kết cấu hạ tầng

- Đẩy nhanh tiến độ cải tạo và xây dựng các tuyến giao thông để tăng cường khả năng liên kết giữa các địa bàn và liên kết các phương thức vận tải tới các huyện biên giới Việt Nam - Lào.

- Đầu tư phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng điện, nước, kết nối đến tường rào công trình công nghiệp, thương mại tuyến biên giới; xây dựng bến bãi, khu kiểm hóa tại các khu vực cửa khẩu.

c) Hợp tác giữa Việt Nam - Lào và giữa các địa phương tuyến biên giới Việt Nam - Lào

- Hợp tác, liên doanh để đầu tư phát triển vùng nguyên liệu, phát triển các ngành, dịch vụ hỗ trợ sản xuất và kinh doanh, liên kết chế biến sản phẩm phục vụ nhu cầu tại chỗ, nhu cầu trong nội địa và xuất khẩu.

- Lựa chọn xây dựng và triển khai các dự án phát triển công nghiệp quy mô lớn mang tính liên kết tuyến, làm hạt nhân lan tỏa và thúc đẩy sự phát triển của các ngành, các khu vực khác.

- Xây dựng quy chế phối hợp trong quản lý công nghiệp, thương mại biên giới giữa các cơ quan chức năng ở Trung ương và Ủy ban nhân dân các tỉnh biên giới trong việc tổ chức, quản lý, điều hành hoạt động sản xuất công nghiệp và thương mại biên giới Việt Nam - Lào.

d) Phát triển thị trường

- Xây dựng chiến lược, kế hoạch mở rộng xuất khẩu sang thị trường Lào, Thái Lan và các nước ASEAN. Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu sang thị trường Lào theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu các nhóm hàng truyền thống có tỷ trọng kim ngạch lớn, chú trọng phát triển các mặt hàng tiềm năng, có tốc độ tăng trưởng và giá trị gia tăng cao.

- Tạo điều kiện tối đa để các doanh nghiệp trong tuyến nhận được hợp đồng cung cấp sản phẩm đối với các dự án xóa đói giảm nghèo, dự án thuộc vùng sâu vùng xa... Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia hội chợ, triển lãm và nâng cao khả năng tiếp thị.

- Xây dựng hệ thống cung cấp thông tin công nghiệp, thương mại để hỗ trợ doanh nghiệp trên tuyến tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường. Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về phát triển thương hiệu, phát triển thị trường.

e) Phát triển khoa học công nghệ và đào tạo nhân lực

- Khuyến khích thay thế công nghệ cũ, nâng cao trình độ sản xuất để tiến tới tăng cường các sản phẩm chế biến sâu, trước hết là trong các ngành công nghiệp thế mạnh như sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác khoáng sản, chế biến nông lâm sản...

- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ quản lý, lao động người dân tộc; chú trọng giáo dục tác phong công nghiệp cho nguồn lao động tại chỗ.

- Ưu tiên phát triển nguồn nhân lực trong các ngành công nghiệp có lợi thế, trong kinh doanh thương mại biên giới; có chính sách đãi ngộ thích đáng để thu hút và giữ nguồn nhân lực giỏi ở lại làm việc lâu dài.

6. Tổ chức thực hiện

a) Bộ Công Thương chịu trách nhiệm công bố "Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp, thương mại tuyến biên giới Việt Nam - Lào đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030" và tổ chức theo dõi, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch.

b) Các Bộ, ngành liên quan theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công Thương và Ủy ban nhân dân các tỉnh trên tuyến biên giới Việt Nam - Lào đề xuất, xây dựng các cơ chế, chính sách cụ thể để tạo điều kiện thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu của Quy hoạch.

c) Ủy ban nhân dân các tỉnh trên tuyến biên giới Việt Nam - Lào

- Phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức triển khai thực hiện Quy hoạch, đưa các nội dung triển khai quy hoạch công nghiệp, thương mại tuyến biên giới Việt Nam - Lào vào kế hoạch hàng năm, kế hoạch 5 năm. Đồng thời nhanh chóng triển khai xây dựng các công trình hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông, khu kinh tế cửa khẩu, khu, cụm công nghiệp... để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư.

- Căn cứ vào Quy hoạch phát triển công nghiệp, thương mại tuyến biên giới Việt Nam - Lào để rà soát, điều chỉnh nội dung quy hoạch phát triển công nghiệp, thương mại của địa phương cho phù hợp, tránh đầu tư chồng chéo.

- Phối hợp với Bộ Công Thương và các Bộ ngành liên quan kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy hoạch, tổng hợp tình hình thực hiện quy hoạch hàng năm, đề xuất các kiến nghị và báo cáo về Bộ Công Thương.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh thuộc tuyến biên giới Việt Nam - Lào và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:

- Ban Bí thư Trung ương Đảng (để b/c);
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND, Sở Công Thương các tỉnh trên tuyến biên giới  Việt Nam-Lào: Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa; Nghệ An; Hà Tĩnh; Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Kon Tum;
- Website Bộ Công Thương;
- Lãnh đạo Bộ;
- Các Vụ, Cục, Tổng cục thuộc Bộ;
- Các Viện: Nghiên cứu Thương mại, Nghiên cứu Chiến lược, chính sách công nghiệp;
- Lưu: VT, KH (2b).

BỘ TRƯỞNG




Vũ Huy Hoàng

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC MỘT SỐ DỰ ÁN ĐẦU TƯ CHỦ YẾU ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 6299/QĐ-BCT ngày 15 tháng 7 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

A1. Công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản

1

Khai thác và khai thác tận thu kết hợp với tuyển quặng sắt, chì, kẽm, thiếc

Sơn La (H. Mai Sơn); Thanh Hóa (H.Lang Chánh); Nghệ An (H. Quế Phong); Hà Tĩnh (H. Hương Sơn, H. Vũ Quang); Quảng Trị (H. Hướng Hóa); Quảng Nam (H. Nam Giang).

2

Khai thác, tuyển quặng và chế biến vàng sa khoáng

Sơn La (H. Mai Sơn); Nghệ An (H. Tương Dương, H. Quế Phong); Quảng Bình (H. Tuyên Hóa, H. Lệ Thủy); Quảng Trị (H. Đakrông); Thừa Thiên - Huế (H. A Lưới); Quảng Nam (H. Nam Giang); Kon Tum (H. Đăk Glei)

3

Mở rộng, nâng công suất khai thác mỏ đá vôi cung cấp nguyên liệu cho nhà máy xi măng

Sơn La (H. Mộc Châu); Hà Tĩnh (H. Vũ Quang)

4

Khai thác, nâng công suất khai thác nước khoáng

Hà Tĩnh (H. Hương Sơn); Quảng Bình (H. Lệ Thủy); Quảng Nam (H. Nam Giang); Kon Tum (H. Đăk Glei).

5

Khai thác và khai thác tận thu than đá, than bùn, than nâu

Sơn La (H. Mộc Châu, H. Yên Châu); Nghệ An (H. Tương Dương); Hà Tĩnh (H. Hương Khê).

6

Thăm dò đánh giá trữ lượng đảm bảo khai thác và chế biến ổn định các loại quặng sắt, cao lanh, đất hiếm, cát trắng, titan, chì kẽm

Sơn La (H. Mai Sơn, H. Yên Châu); Thanh Hóa (H. Lang Chánh); Nghệ An (H. Quế Phong); Hà Tĩnh (H. Hương Sơn, H. Vũ Quang); Quảng Bình (H. Quảng Trạch, H. Lệ Thủy); Quảng Trị (H. Hương Hóa); Thừa Thiên-Huế (H. A Lưới), Quảng Nam (H. Nam Giang).

A2. Công nghiệp chế biến nông, lâm sản

1

Chế biến chè, cà phê công nghệ hiện đại

Điện Biên (H. Mường Chà, H. Mường Nhé, H. Điện Biên); Sơn La (H. Mộc Châu, H. Vân Hồ, H. Mai Sơn, H. Yên Châu); Nghệ An (H. Thanh Chương, H. Anh Sơn, H. Con Cuông); Hà Tĩnh (H. Hương Khê, H. Hương Sơn); Thừa Thiên - Huế (H. A Lưới); Kon Tum (H. Đăk Glei).

2

Chế biến tinh bột sắn, tinh bột ngô

Sơn La (H. Mai Sơn, H. Mộc Châu); Thanh Hóa (H. Lang Chánh, H. Thường Xuân); Quảng Trị (H. Hướng Hóa); Kon Tum (H.Ngọc Hồi).

3

Chế biến sữa và phụ trợ ngành sữa

Sơn La (H. Mộc Châu); Hà Tĩnh (H. Hương Sơn)

4

Chế biến thịt gia súc, gia cầm

Điện Biên (H. Mường Chà); Quảng Bình (H. Tuyên Hóa); Quảng Trị (H. Hướng Hóa, H. Đakrông)

5

Sản xuất thức ăn gia súc

Điện Biên (H. Mường Chà); Sơn La (H. Mai Sơn, H. Mộc Châu); Thanh Hóa (H. Quan Sơn); Nghệ An (H. Anh Sơn, H. Tương Dương, H. Con Cuông); Hà Tĩnh (H. Hương Sơn); Quảng Bình (H. Tuyên Hóa).

6

Sản xuất rượu, bia

Hà Tĩnh (H. Hương Sơn); Quảng Bình (H. Lệ Thủy); Quảng Nam (H. Nam Giang).

7

Sản xuất đồ gỗ, chế biến gỗ, ván ép MDF, tinh bột giấy

Nghệ An (H. Con Cuông); Hà Tĩnh (H. Vũ Quang, H. Hương Khê); Quảng Bình (H. Quảng Ninh); Quảng Trị (H. Hướng Hóa); Thừa Thiên - Huế (H. A Lưới); Quảng Nam (H. Nam Giang); Kon Tum (H. Ngọc Hồi).

8

Chế biến nhung hươu, tinh bột dong riềng, măng khô, hoa quả khô (long nhãn, mận...)

Sơn La (H. Sốp Cộp); Nghệ An (H. Anh Sơn, H. Con Cuông); Quảng Bình (H. Tuyên Hóa); Quảng Trị (H. Hướng Hóa); Thừa Thiên-Huế (H. A Lưới); Quảng Nam (H. Tây Giang).

9

Chế biến mủ cao su thiên nhiên, cao su tổng hợp

Sơn La (H. Mai Sơn, H. Sông Mã, H. Sốp Cộp); Quảng Bình (H. Tuyên Hóa); Thừa Thiên - Huế (H. A Lưới); Hà Tĩnh (H. Hương Khê); Quảng Trị (H. Hướng Hóa); Quảng Nam (H. Nam Giang); Kon Tum (H. Ngọc Hồi, H. Đăk Glei).

A3. Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng

1

Sản xuất gạch không nung, gạch terazo được ép từ cát, xi măng và bột đá

Điện Biên (H. Điện Biên); Sơn La (H. Mai Sơn, H. Sốp Cộp); Nghệ An (H. Thanh Chương, H. Anh Sơn, H. Con Cuông); Hà Tĩnh (H. Hương Khê); Quảng Bình (H. Tuyên Hóa, H. Quảng Ninh); Kon Tum (H. Ngọc Hồi, H. Đăk Glei).

2

Sản xuất gạch, ngói lò tuynel, lò đứng, lò liên hoàn

Nghệ An (H. Thanh Chương, H. Con Cuông, H. Tương Dương); Hà Tĩnh (H. Hương Khê); Quảng Bình (H. Quảng Ninh, H. Bố Trạch, H. Lệ Thủy, H. Tuyên Hóa); Quảng Trị (H. Hướng Hóa); Thừa Thiên-Huế (H. A Lưới); Quảng Nam (H. Nam Giang); Kon Tum (H. Ngọc Hồi).

3

Sản xuất xi măng

Điện Biên (H. Điện Biên); Sơn La (H. Mai Sơn), Nghệ An (H. Anh Sơn); Quảng Bình (H. Tuyên Hóa, H. Quảng Ninh); Quảng Nam (H. Nam Giang).

4

Sản xuất đá ốp lát, đá xây dựng

Điện Biên (H. Mường Chà, H. Mường Nhé, H. Điện Biên); Nghệ An (H. Anh Sơn, H. Tương Dương); Hà Tĩnh (H. Hương Khê); Quảng Bình (H. Tuyên Hóa); Quảng Nam (H. Nam Giang); Kon Tum (H. Ngọc Hồi, H. Đăk Glei).

5

Sản xuất gốm, sứ vệ sinh

Quảng Bình (H. Quảng Ninh, H. Bố Trạch)

A4. Công nghiệp sản xuất và phân phối điện

STT

Nhà máy/dự án thủy điện

Địa điểm

1

Nậm He (16MW), Huổi Vang (13,2MW), Nậm He 1 (6MW), Lê Bâu 1 (2,5MW), Lê Bâu 3 (4,8MW), Huổi Mi (4,4 MW), Mường Mươn (17,2MW), Nậm Khẩu Hu (3MW), Nậm Núa (Nậm Rốm) (10,8MW), Mường Pồn (8MW), Huổi Chan 1 (15MW) (H. Điện Biên), Nậm Pô 3 (8,4MW), Nậm Pô 5 (9,6MW), Nậm Pô 2 (12MW), Nậm Chà 3 (6,4MW).

Điện Biên

2

Tắc Ngoãn (7MW), Suối Tân 2 (3MW), Mường Sang 2 (4,6 MW), Sơ Vin (2,8MW), Tà Niết (3,6MW), Keo Bắc (1,8MW), Sập Việt (21MW), To Buông (8MW), Chiềng Pằn (4MW), Đông Khùa (6MW), Sốp Bưn (4MW), Phiêng Công (14MW).

Sơn La

3

Trung Sơn (260MW), Thành Sơn (30MW), Hồi Xuân (102MW), TĐ Sông Âm (12MW), Trí Nang (3,6MW), Dốc Cáy (15MW), Xuân Minh (15MW).

Thanh Hóa

4

Thác Muối (50MW), Xóong Con (15MW), Nậm Cơm (20MW), Nhạn Hạc (45MW), Nậm Mô 1-2 (120MW), Khe Nằn 1-2 (25MW), Tiền Phong (4MW), Sông Quang (10,5MW), Ca Nan 1 (5,8MW), Ca Nan 2 (6,2MW), Ca Lôi (2,4MW), Nậm Cắn 2 (20MW), Suối Choang (4MW), Chi Khê (30MW), Khe Thơi (14MW).

Nghệ An

5

Hương Sơn 2 (14MW), Vũ Quang (20MW)

Hà Tĩnh

6

La Trọng (22MW), Khe Rôn (6,5KW), Khe Nét (5,5MW), Kim Hóa (20KW), Rào Trổ (7,8KW), Long Đại 5A (12MW).

Quảng Bình

7

Đakrông 1 (12MW), Đakrông 4 (21MW) , Khe Nghi (8MW), Khe Giông (4,5MW).

Quảng Trị

8

A. Lin (62MW), A. Roàng (7,2MW).

Thừa Thiên - Huế

10

ĐăkPring (7,5MW), Cha Vàl (4,5MW), Sông Bung 2 (100MW), Sông Bung 3 (7,5MW), Sông Bung 4 (156MW), Sông Bung 3A (20MW), Sông Bung 4A (45MW), ĐăkPring 2 (5,4MW), Tr'Hy (30MW), AgRồng (10MW).

Quảng Nam

11

Đăk Brot, Đăk Ruồi 2, Đăk Ruồi 3, Đăk Pru, Đắk Mi 1, Đăk Mek 3, Đăk Ruồi 1, Đăk Krin, Đăk Pru 3, Đăk Xú (2MW), Plei Kần

Kon Tum

12

Đồng bộ hóa hệ thống lưới điện giữa nguồn và phụ tải.

Các huyện giáp biên giới Việt Nam-Lào

13

Các dự án thủy điện nhỏ phù hợp với Quyết định số 1208/QĐ-TTg ngày 21 tháng 07 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030" và văn bản số 3567/BCT-TCNL ngày 24 tháng 4 năm 2013 về kết quả rà soát quy hoạch, đầu tư xây dựng và vận hành các dự án thủy điện trên cả nước

Các huyện giáp biên giới Việt Nam - Lào

A5. Tiểu thủ công nghiệp - làng nghề

1

Phát triển nghề mây, tre đan

Điện Biên; Nghệ An (H. Con Cuông, H. Thanh Chương, H. Tương Dương); Quảng Bình (H. Quảng Ninh, H. Tuyên Hóa); Thừa Thiên-Huế (H. A Lưới); Quảng Nam (H. Nam Giang).

2

Khôi phục và phát triển nghề thêu, dệt thổ cẩm

Sơn La (H. Mộc Châu, H. Vân Hồ); Thanh Hóa (H. Lang Chánh; H. Thường Xuân, H. Quan Hóa); Nghệ An (H. Tương Dương, H. Quế Phong); Quảng Trị (H. Đarkrông); Quảng Nam (H. Nam Giang, H. Tây Giang); Kon Tum (H. Ngọc Hồi)

3

Đồ gỗ dân dụng và mỹ nghệ

Thanh Hóa (H. Lang Chánh); Nghệ An (H. Con Cuông); Hà Tĩnh (H. Hương Khê); Thừa Thiên - Huế (H. A Lưới).

4

Làng nghề sản xuất rượu

Quảng Trị (H. Hướng Hóa); KonTum (H. Ngọc Hồi)

A6. Cụm công nghiệp

1

Duy trì và lấp đầy: CCN Na Hai

Thu hút đầu tư và đưa vào hoạt động: CCN A Pa Chải và CCN cơ khí Mường Nhé; CCN Tây Thị trấn Mường Chà, CCN Cơ khí Mường Chà; CCN Núa Ngam; CCN Chà Nưa

Điện Biên

2

Duy trì và lấp đầy: CCN Bó Bun

Thu hút đầu tư và đưa vào hoạt động: CCN Cò Nòi, CCN Chiềng Ban, CCN Nà Pát, CCN Là Lùn, CCN 73, CCN Vườn Đào, CCN Lóng Luông, CCN Yên Châu, CCN Thị trấn Sông Mã, CCN Nà Nghịu

Sơn La

4

Duy trì và lấp đầy: CCN Xuân Phú, CCN Bãi Bùi

Thu hút đầu tư và đưa vào hoạt động: CCN TTr Mường Lát, CCN Na

Mèo, CCN Khe Hạ, CCN Ngọc Phụng.

Thanh Hóa

5

Duy trì và lấp đầy: CCN Khai Sơn

Thu hút đầu tư và đưa vào hoạt động: CCN Thanh Ngọc, CCN Thanh Thủy, CCN Đỉnh Sơn, CCN Thạch Giám, CCN Na Khứu, CCN Chiêu Lưu, CCN Bồng Khê, CCN Yên Khê.

Nghệ An

6

Thu hút đầu tư và đưa vào hoạt động: CCN Khe Cò, CCN Gia Phố, CCN Hương Phúc, CCN Vũ Quang.

Hà Tĩnh

7

Thu hút đầu tư và đưa vào hoạt động: CCN Tróoc, CCN Nam Trạch, CCN Thanh Trạch, CCN Hóa Tiến, CCN Trung Hóa, CCN Hồng Hóa, CCN TTr Quán Hàu, CCN Dinh 10-Gia Ninh, CNN Nam Long, CCN Vĩnh Ninh, CCN Áng Sơn, CCN Mỹ Đức, CCN Sen Thủy, CCN Thái Thủy, CCN tiểu khu Lưu Thuận, CCN Thanh-Hương-Lâm, CCN Đức-Thạch-Nam-Đồng, CCN Sơn Hóa, CCN Yên Hóa, CCN Tiến Hóa, CCN Hòa Trạch, CCN Hóa Hợp.

Quảng Bình

8

Duy trì và lấp đầy: CCN Hướng Tân

Thu hút đầu tư và đưa vào hoạt động: CCN Krôngklang, CCN Tà Rụt, CCN Khe Sanh.

Quảng Trị

9

Thu hút đầu tư và đưa vào hoạt động: CCN A Co

Thừa Thiên- Huế

10

Thu hút đầu tư và đưa vào hoạt động: CCN Cà Dy, CCN Ta Bhing, CCN Chà Val, CCN A Tiêng, CCN A Ruung, CCN Ch'nooc.

Quảng Nam

11

Duy trì và lấp đầy: CCN-TTCN Plei Kần

Thu hút đầu tư và đưa vào hoạt động: CCN-TTCN Đăk Sút, CCN- TTCN Đăk Xú

Kon Tum

B1. Hệ thống chợ thị trấn (TTr), chợ trung tâm (TT) huyện

Huyện

Tên chợ

Địa điểm (thị trấn- TTr)

Diện tích tối thiểu (m2)

Mức độ đầu tư

Phân kỳ đầu tư

Nâng cấp, cải tạo

Xây mới

2014-2020

Tầm nhìn 2030

ĐIỆN BIÊN

Mường Nhé

Chợ TT Mường Nhé

TTr Mường Nhé

3.000

x

 

x

 

Mường Chà

Chợ TT huyện Mường Chà

TTr Mường Chà

2.500

x

 

x

 

Điện Biên

Chợ TT huyện Điện Biên

TTr Điện Biên

3.000

 

x

x

 

Nậm Pồ

Chợ TT huyện Nậm Pồ

TTr Nậm Pồ

3.000

 

x

x

 

SƠN LA

Sốp Cộp

Chợ TT Sốp Cộp

TTr Sốp Cộp

2.000

 

x

x

 

Sông Mã

Chợ TT thị trấn Sông Mã

TTr Sông Mã

10.800

x

 

x

 

Mai Sơn

Chợ TT huyện

TK 4, TTr. Hát Lót

10.000

x

 

x

 

Chợ đầu mối nông sản Cò Nòi

Cò Nòi

8.400

 

x

 

x

Yên Châu

Chợ TT huyện

TTr. Yên Châu

3.500

x

 

x

 

Vân Hồ

Chợ TT huyện

TTr. Huyện

5.000

 

x

x

 

Mộc Châu

Chợ TT huyện

TTr. Mộc Châu

5.000

x

 

x

 

Chợ thị trấn

TTr. Nông trường

2.000

x

 

x

 

THANH HÓA

Mường Lát

Chợ Huyện

TTr Mường Lát

5.000

x

 

x

 

Quan Hóa

Chợ TT huyện

TTr Quan Hóa

5.000

x

 

x

 

Quan Sơn

Chợ thị trấn Quan Sơn

TTr Quan Sơn

5.000

x

 

x

 

Lang Chánh

Chợ thị trấn

TTr Lang Chánh

6.000

x

 

x

 

Chợ Ngám

Yên Thắng

4.500

x

 

x

 

Thường Xuân

Chợ Lương Sơn

TTr Lương Sơn

12.000

x

 

x

 

Chợ Ngọc Lâm

TTr Thường Xuân

5.000

x

 

x

 

NGHỆ AN

Thanh Chương

Chợ Cây đa

TTr Dùng

10.000

x

 

x

 

Anh Sơn

Chợ Trung tâm

TTr Anh Sơn

11.600

x

 

x

 

Tương Dương

Chợ Hòa Tân

Thị trấn

5.000

x

 

x

 

Quế Phong

Chợ Kim Sơn

TTr Kim Sơn

6.000

x

 

 

x

Kỳ Sơn

Chợ Mường Xén

TTr Mường Xén

3.600

x

 

x

 

Con Cuông

Chợ TT huyện

TTr Con Cuông

3.000

x

 

 

x

HÀ TĨNH

Hương Sơn

Chợ TT. Phố Châu

TTr Phố Châu

9.300

x

 

 

x

Chợ Tây Sơn

TTr Tây Sơn

9.800

x

 

 

x

Chơ Sơn Lễ

Sơn Lễ

5.000

 

x

x

 

Chợ Sơn Giang

Sơn Giang

5.000

 

x

x

 

Hương Khê

Chợ Sơn

TTr Hương Khê

14.500

x

 

x

 

Vũ Quang

Chợ Thị Trấn

TTr Vũ Quang

10.000

x

 

x

 

QUẢNG BÌNH

Bố Trạch

Chợ Hôm

TTr Hoàn Lão

3.000

x

 

x

 

Chợ Phú Quý

TTrNTViệt Trung

3.000

x

 

x

 

Chợ Thanh Khê

Xã Thanh Trạch

10.000

x

 

x

 

Chợ Khương Hà (ĐMNS)

Hưng Trạch

10.500

x

 

 

x

Chợ Lý Hòa

Hải Trạch

9.500

x

 

 

x

Quảng Ninh

Chợ Quán Hàu

TTr Quán Hàu

7.300

x

 

x

 

Chợ Cổ Hiền

Hiền Ninh

3.900

x

 

x

 

Minh Hóa

Chợ Quy Đạt

TTr Quy Đạt

8.000

x

 

x

 

Tuyên Hóa

Chợ Đồng Lê

TTr Đồng Lê

8.000

x

 

x

 

Chợ TT (Cuồi)

Tiến Hóa

5.000

x

 

x

 

Lệ Thủy

Chợ Tréo

TTr Kiến Giang

10.000

x

 

x

 

Chợ TTNT Lệ Ninh

TTr Nông trường Lệ Ninh

10.000

x

 

x

 

Chợ Thạch Bàn

Phú Thủy

5.000

x

 

x

 

Sốp Cộp

TTMS

TTr Sốp Cộp

5.000

 

x

 

x

Mai Sơn

TTMS

Tiểu khu 32 - xã Cò Nòi

10.000

 

x

 

x

TTTM Cò Nòi

Khu đô thị mới xã Cò Nòi

5.180

 

x

 

x

TTMS Mai Sơn

Tiểu khu 6 - TTr Hát Lót

1.800

 

x

x

 

Mộc Châu

TTTM + Hội Chợ

TTr Mộc Châu

20.000

 

x

 

x

THANH HÓA

Yên Châu

TTMS

TTr Yên Châu

5.000

 

x

 

x

Mường Lát

TTTM Tén Tằn

Xã Tén Tằn (CK chính Tèn Tắn)

5.000

 

x

 

x

TTTM Mường Lát

TTr Mường Lát

5.000

 

x

x

 

Quan Sơn

TTTM Quan Sơn

TTr Quan Sơn

5.000

 

x

 

x

TTTM Na Mèo

Khu kinh tế cửa khẩu Na Mèo

10.000

 

x

x

 

Quan Hóa

TTTM Quan Hóa

TTr Quan Hóa

5.000

 

x

 

x

Lang Chánh

TTTM Lang Chánh

TTr Lang Chánh

5.000

 

x

 

x

Thường Xuân

TTMS Bát Mọt

Xã Bát Mọt

5.000

 

x

x

 

NGHỆ AN

Thanh Chương

TTTM Thanh Thủy

Xã Thanh Thủy

6.000

 

x

 

x

TTTM Thị trấn

TTr Dùng

10.000

 

x

 

x

Anh Sơn

TTTM Thị trấn

TTr Anh Sơn

10.000

 

x

 

x

TTTM Khai Sơn

Xã Khai Sơn

10.000

 

x

 

x

Tương Dương

TTTM Hòa Bình

TTr Hòa Bình

15.000

 

x

 

x

Quế Phong

TTTM Kim Sơn

TTr Kim Sơn

10.000

 

x

 

x

Kỳ Sơn

TTTM Nậm Cắn

Xã Nậm Cắn

2.000

x

 

 

x

TTMS Thị trấn

TTr Mường Xén

12.000

 

x

 

x

Con Cuông

TTTM Thị trấn

TTr Con Cuông

20.000

 

x

 

x

TTTM Châu Khê

Xã Châu Khê

10.000

 

x

 

x

HÀ TĨNH

Hương Sơn

TTTM Tây Sơn

TTr Tây Sơn

15.000

 

x

 

x

TTTM Phố Châu

TTr Phố Châu

15.000

 

x

 

x

TTTM khu KTCK Cầu Treo

Khu Kinh tế cửa khẩu Cầu Treo

18.000

 

x

x

 

Hương Khê

Siêu thị Hương Khê

TTr Hương Khê

3.000

 

x

x

 

TTTM Hương Khê

TTr Hương Khê

10.000

 

x

 

x

TTTM Gia Phố

Xã Gia Phố

10.000

 

x

 

x

Vũ Quang

TTTM Vũ Quang

TT. Vũ Quang

10.000

 

x

 

x

TTTM Đức Bồng

Xã Đức Bồng

10.000

 

x

 

x

QUẢNG TRỊ

Đăk Rông

TTMS

TTr KrongKlang

5.000

 

x

 

x

Hướng Hóa

TTTM Lao Bảo

TTr Lao Bảo

 

 

x

 

x

THỪA THIÊN - HUẾ

A Lưới

TTMS

TT. A Lưới

5.000

 

x

x

 

QUẢNG NAM

Nam Giang

TTMS Thạnh Mỹ

TTr Thạnh Mỹ

10.000

 

x

x

 

TTTM (tiểu khu I, xã LaDee)

Khu KTCK Nam Giang

25.000

 

x

 

x

Tây Giang

TTMS A grồng

Xã A Tiêng

10.000

 

x

 

x

TTMS Cha'nốc

Xã Ch'ơm

10.000

 

x

 

x

KON TUM

Ngọc Hồi

TTTM

TTr Plei Kần

5.000

 

x

 

x

Đăk Glei

TTTM Đăk Glei

TTr Đăk Glei

5.000

 

x

 

x

B3. Hệ thống trung tâm trung chuyển và kho vận (TTTC&KV)

STT

Tên TTTC&KV

Phân kỳ đầu tư

2014 - 2020

Tầm nhìn đến năm 2030

1

TTTC&KV tại Khu KTCK Cầu Treo (Hà Tĩnh), TTTC&KV tại Khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo (Quảng Trị), TTTC&KV tại Khu KTCK Bờ Y (Kon Tum).

x

 

2

TTTC&KV tại Khu KTCK Tây Trang (Điện Biên), TTTC&KV tại Khu KTCK Loóng Sập và Khu KTCK Chiềng Khương (Sơn La), TTTC&KV tại Khu KTCK Na Mèo (Thanh Hóa), TTTC&KV tại Khu KTCK Nậm Cắn và Khu KTCK Thanh Thủy (Nghệ An), TTTC&KV tại Khu KTCK Cha Lo (Quảng Bình), Khu KTCK A Đớt (Thừa Thiên - Huế), Khu KTCK Nam Giang (Quảng Nam).

 

x