Quyết định 60/2009/QĐ-UBND về định mức hỗ trợ áp dụng cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo được thụ hưởng chính sách hỗ trợ đất sản xuất chuyển đổi sang hình thức chăn nuôi, đào tạo nghề thuộc Chương trình 134 và dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 giai đoạn 2006 - 2010 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
Số hiệu: 60/2009/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Nai Người ký: Võ Văn Một
Ngày ban hành: 20/08/2009 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Chính sách xã hội, Dân tộc, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 60/2009/QĐ-UBND

Biên Hòa, ngày 20 tháng 8 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH ĐỊNH MỨC HỖ TRỢ ÁP DỤNG CHO CÁC HỘ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ NGHÈO ĐƯỢC THỤ HƯỞNG CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐẤT SẢN XUẤT CHUYỂN ĐỔI SANG CHĂN NUÔI, ĐÀO TẠO NGHỀ THUỘC CHƯƠNG TRÌNH 134 VÀ DỰ ÁN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT THUỘC CHƯƠNG TRÌNH 135 GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn;

Căn cứ Quyết định số 07/2006/QĐ-TTg ngày 10/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010;

Căn cứ Quyết định số 198/2007/QĐ-TTg ngày 31/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn;

Căn cứ Quyết định số 69/2008/QĐ-TTg ngày 28/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt bổ sung danh sách các xã đặc biệt khó khăn thuộc vào diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II;

Căn cứ Quyết định số 01/2008/QĐ-UBDT ngày 11/01/2008 của Ủy ban Dân tộc về việc phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn thuộc xã khu vực II vào diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II;

Căn cứ Thông tư Liên tịch số 819/2004/TTLT-UBDT-KHĐT-TC-XD-NNPTNT ngày 10/11/2004 của liên Bộ Ủy ban Dân tộc, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn thực hiện Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ;

Căn cứ Thông tư Liên tịch số 01/2008/TTLT-UBDT-KHĐT-TC-XD-NNPTNT ngày 15/9/2008 của liên Bộ Ủy ban Dân tộc, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây Dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn thực hiện Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 1275/TTr-SNNPTNT ngày 23/6/2009 về quyết định ban hành định mức hỗ trợ áp dụng cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo được thụ hưởng chính sách hỗ trợ đất sản xuất chuyển đổi sang hình thức: Chăn nuôi, đào tạo nghề thuộc Chương trình 134 và dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 giai đoạn 2006 - 2010 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này định mức hỗ trợ áp dụng cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo được thụ hưởng chính sách hỗ trợ đất sản xuất chuyển đổi sang hình thức chăn nuôi, đào tạo nghề thuộc Chương trình 134 và dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 giai đoạn 2006 - 2010 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Trưởng Ban Dân tộc, Chủ tịch UBND các huyện Tân Phú, Thống Nhất, Vĩnh Cửu, Xuân Lộc, Long Thành, Trảng Bom, Định Quán, Cẩm Mỹ, thị xã Long Khánh và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Võ Văn Một

 

ĐỊNH MỨC

HỖ TRỢ ÁP DỤNG CHO CÁC HỘ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ NGHÈO ĐƯỢC THỤ HƯỞNG CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐẤT SẢN XUẤT CHUYỂN ĐỔI SANG HÌNH THỨC CHĂN NUÔI, ĐÀO TẠO NGHỀ THUỘC CHƯƠNG TRÌNH 134 VÀ DỰ ÁN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT THUỘC CHƯƠNG TRÌNH 135 GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 60/2009/QĐ-UBND ngày 20/8/2009 của UBND tỉnh Đồng Nai)

Phần I

DANH MỤC HỖ TRỢ CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI

I. CÂY TRỒNG

STT

Danh mục

Ghi chú

1

Nhóm cây công nghiệp

 

a)

Cây điều ghép dòng BOI, PNI, MH4/5/MH5/4

 

b)

Cây giống điều lùn ĐD67-15.ĐDH 66-14

 

c)

Cây cà phê chè giống Carimor

 

d)

Cây cà phê vối ghép dòng TR4, TR5, TR6, TR7, TR8, TR9, TSI, TS2, TS4

 

đ)

Cây đậu tương

 

e)

Cây lạc

 

g)

Cây dứa Cayen

 

2

Nhóm cây ăn quả

 

a)

Cây sầu riêng: Cơm vàng hạt lép, chín hóa, mon thon, ri 6, dona

 

b)

Cây cam sành, cam Neva; quýt đường, quýt tiêu

 

c)

Cây hồng ghép không hạt giống địa phương, Fuju

 

d)

Cây ăn quả: Bơ ghép BLĐ/0012, BLĐ/007, BLĐ/005, BLĐ/004, BLĐ/0011, BLĐ/033, BLĐ/018

 

đ)

Cây chuối

 

e)

Cây xoài

 

g)

Cây bưởi

 

3

Nhóm cây lương thực

 

a)

Cây ngô lai: LVN10, Bioseed

 

b)

Cây sắn

 

c)

Cây nấm mèo

 

d)

Cây lúa: Lúa lai, lúa cạn

 

đ)

Cây lúa chất lượng cao: Nếp quýt, việt đài 20, OM 516, hương thơm 1, tám thơm, Jasmin 85

 

4

Nhóm cây nguyên liệu

 

 

Cỏ thâm canh: Cỏ voi, cỏ Sweet Jumbo, Superdant, Ghinê, Stylo

Phục vụ chăn nuôi

II. VẬT NUÔI

STT

Danh mục

Ghi chú

1

Bò đực giống Zêbu, lai Zêbu F2 trở lên (trưởng thành 01 năm tuổi)

 

2

Bò cái lai sind (trưởng thành 01 năm tuổi)

 

3

Bò cỏ (trưởng thành 01 năm tuổi)

 

4

Trâu (trâu trưởng thành 01 năm tuổi)

 

5

Dê địa phương, dê bách thảo

 

6

Heo ngoại hướng nạc: Ba xuyên, thuộc nhiêu, FIYorkshire, Duroc…

 

7

Nuôi heo đực giống (trọng lượng heo trưởng thành 80 kg trở lên)

 

8

Nuôi heo nái sinh sản (trọng lượng heo trưởng thành 80 kg trở lên)

 

9

Nuôi nhím

 

10

Gà lương phượng, gà tam hoàng…

 

11

Cá lăng nha

 

12

Cá bống tượng

 

13

Cá chình

 

14

Cá mè, rô phi, chép, trôi, trắm cỏ, trê

 

III. MÁY MÓC, CÔNG CỤ SẢN XUẤT CHẾ BIẾN, BẢO QUẢN SẢN PHẨM SAU THU HOẠCH

STT

Danh mục

Ghi chú

1

Lò sấy nấm mèo

 

2

Máy xay xát và đánh mịn cám gạo

 

3

Máy sấy nông sản các loại

 

4

Máy thái cỏ, khoai mỳ

 

5

Máy bóc bẹ tẽ hạt ngô

 

6

Máy cắt cỏ

 

7

Máy bơm thuốc

 

8

Công cụ xạ lúa theo hàng

 

9

Máy gặt lúa

 

10

Máy suốt lúa

 

11

Máy bơm nước

 

12

Máy làm đất đa năng

 

IV. HỖ TRỢ ĐÀO TẠO NGHỀ

STT

Danh mục

Ghi chú

1

Học tập trung ở các trường đào tạo nghề, trường dạy nghề thuộc Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, trường đào tạo nghề của tỉnh

 

2

Hỗ trợ đào tạo nghề tại địa phương

 

3

Trợ cấp mua sách vở, tài liệu học tập

 

4

Trợ cấp tiền ăn

 

5

Hỗ trợ tiền dụng cụ, nguyên vật liệu thực hành

 

6

Hỗ trợ tiền giáo viên đứng lớp

 

 

Phần II

ĐỊNH MỨC KINH TẾ KỸ THUẬT

I. CÂY TRỒNG

1. Nhóm cây công nghiệp:

a) Định mức cho 01 ha trồng cây điều ghép:

STT

Loại vật tư

Đơn vị tính

Số lượng

1

Giống

Cây

200

2

Urea

Kg

100

3

Lân

Kg

140

4

Kali

Kg

50

5

Vôi

Kg

250

6

Phân hữu cơ vi sinh (HCVS)

Kg

1000

7

Thuốc BVTV

Kg

04

b) Định mức cho 01 ha trồng cây ca cao trồng xen:

STT

Loại vật tư

Đơn vị tính

Số lượng

1

Giống

Cây

560

2

Urea

Kg

200

3

Lân

Kg

280

4

Kali

Kg

120

5

Vôi bột

Kg

400

6

Phân hữu cơ vi sinh (HCVS)

Kg

2000

7

Thuốc BVTV

Kg

4,6

c) Định mức cho 01 ha trồng cây cà phê giống mới:

STT

Loại vật tư

Đơn vị tính

Số lượng

1

Giống

Cây

1.100

2

Urea

Kg

260

3

Lân

Kg

500

4

Kali

Kg

100

5

Vôi

Kg

524

6

Phân hữu cơ vi sinh (HCVS)

Kg

2000

7

Thuốc BVTV

Kg

02

d) Định mức cho 01 ha trồng cây tiêu:

STT

Loại vật tư

Đơn vị tính

Số lượng

1

Giống

Cây

1600

2

Urea

Kg

150

3

Lân

Kg

250

4

Kali

Kg

80

5

Vôi

Kg

1000

6

Phân hữu cơ vi sinh (HCVS)

Kg

2000

7

Thuốc BVTV

Kg

02

đ) Định mức cho 01 ha trồng cây đậu tương:

STT

Loại vật tư

Đơn vị tính

Số lượng

1

Giống

Kg

60

2

Urea

Kg

100

3

Lân

Kg

350

4

Kali

Kg

100

5

Thuốc BVTV

Kg

05

6

Vôi bột

Kg

60

e) Định mức cho 01 ha trồng cây lạc:

STT

Loại vật tư

Đơn vị tính

Số lượng

1

Giống (lạc võ)

Kg

200

2

Urea

Kg

150

3

Lân

Kg

400

4

Kali

Kg

150

5

Vôi bột

Kg

500

g) Định mức cho 01 ha trồng dứa Cayen:

STT

Loại vật tư

Đơn vị tính

Số lượng

1

Giống

Cây

55.000

2

Urea

Kg

1.200

3

Lân

Kg

1.600

4

Kali

Kg

1.800

5

Vôi bột

Kg

1.000

6

Thuốc BVTV và trừ cỏ

Kg

20

2. Nhóm cây ăn quả:

a) Định mức cho 01 ha trồng cây sầu riêng:

STT

Loại vật tư

Đơn vị tính

Số lượng

1

Giống

Cây

126

2

Urea

Kg

50

3

Lân

Kg

100

4

Kali

Kg

57

5

Vôi

Kg

500

6

Phân hữu cơ vi sinh (HCVS)

Kg

1000

7

Thuốc BVTV

Kg

02

b) Định mức cho 01 ha trồng cây cam, quýt:

STT

Loại vật tư

Đơn vị tính

Số lượng

1

Giống

Cây

720

2

Urea

Kg

192

3

Lân

Kg

480

4

Kali

Kg

192

5

Vôi bột

Kg

480

6

Thuốc BVTV

Kg

04

c) Định mức cho 01 ha trồng cây hồng ghép không hạt:

STT

Loại vật tư

Đơn vị tính

Số lượng

1

Giống cây ghép

Cây

360

2

Urea

Kg

120

3

Lân

Kg

240

4

Kali

Kg

72

5

Vôi bột

Kg

240

6

Phân hữu cơ vi sinh (HCVS)

Kg

2000

7

Thuốc BVTV

Kg

1,6

d) Định mức cho 01 ha trồng cây bưởi:

STT

Loại vật tư

Đơn vị tính

Số lượng

1

Giống

Cây

270

2

Urea

Kg

56

3

Lân

Kg

168

4

Kali

Kg

45

5

Vôi bột

Kg

500

6

Phân hữu cơ vi sinh (HCVS)

Kg

2000

7

Thuốc BVTV

Kg

02

đ) Định mức cho 01 ha trồng cây xoài:

STT

Loại vật tư

Đơn vị tính

Số lượng

1

Giống

Cây

210

2

Urea

Kg

56

3

Lân

Kg

140

4

Kali

Kg

84

5

Vôi bột

Kg

500

6

Phân hữu cơ vi sinh (HCVS)

Kg

2000

7

Thuốc BVTV

Kg

02

e) Định mức cho 01 ha trồng cây chuối:

STT

Loại vật tư

Đơn vị tính

Số lượng

1

Giống

Cây

1.200

2

Urea

Kg

260

3

Lân

Kg

265

4

Kali

Kg

300

5

Vôi

Kg

500

6

Phân hữu cơ vi sinh (HCVS)

Kg

2.000

7

Thuốc BVTV

Kg

02

3. Nhóm cây lương thực:

a) Định mức cho 01 ha trồng cây ngô lai:

STT

Loại vật tư

Đơn vị tính

Số lượng

1

Giống

Kg

15

2

Urea

Kg

250

3

Lân

Kg

300

4

Kali

Kg

100

5

Thuốc BVTV

Kg

02

b) Định mức cho 01 ha trồng cây sắn:

STT

Loại vật tư

Đơn vị tính

Số lượng

1

Giống

Cây

10.000

2

Urea

Kg

170

3

Lân

Kg

250

4

Kali

Kg

130

5

Vôi bột

Kg

500

c) Định mức cho 01 ha trồng cây khoai lang:

STT

Loại vật tư

Đơn vị tính

Số lượng

1

Giống

Dây

10.000

2

Urea

Kg

32

3

Lân

Kg

100

4

Kali

Kg

64

5

Vôi bột

Kg

200

d) Định mức cho 01 ha sản xuất lúa chất lượng cao:

STT

Loại vật tư

Đơn vị tính

Số lượng

1

Giống

Kg

120

2

Urea

Kg

220

3

Lân

Kg

360

4

Kali

Kg

135

5

Thuốc BVTV

Kg

05

6

Thuốc trừ cỏ

Kg

02

đ) Định mức cho 01 ha sản xuất lúa lai:

STT

Loại vật tư

Đơn vị tính

Số lượng

1

Giống

Kg

35

2

Urea

Kg

100

3

Lân

Kg

200

4

Kali

Kg

68

5

Thuốc BVTV

Kg

05

6

Thuốc trừ cỏ

Kg

02

e) Định mức cho 01 ha sản xuất lúa cạn:

STT

Loại vật tư

Đơn vị tính

Số lượng

1

Giống

Kg

120

2

Urea

Kg

150

3

Lân

Kg

250

4

Kali

Kg

120

5

Thuốc BVTV

Kg

05

6

Thuốc trừ cỏ

Kg

02

g) Định mức cho 01 trại nấm, diện tích 6m x 24m, quy mô nuôi trồng 10.000 bịch phôi giống:

STT

Loại vật tư

Đơn vị tính

Số lượng

1

Sắt V5 (dài 06m, nặng 17 kg)

Cây

60

2

Sắt 3 ( dài 06m, nặng 6 kg)

Cây

04

3

Kẽm (3,5 li làm dàn treo)

Kg

50

4

Lưới nilon

Kg

15

5

Bạt che: Ngang 4m x 60m

Tấm

01

6

Lá dừa

Ngàn

3,5

7

Dây cước li non 1,2mm

04

8

Kẽm 1,2mm

Kg

01

9

Đá chẻ 25 cm x 25 cm

Viên

100

10

Cây tre tầm vông 5 - 6m/cây

Cây

120

11

Sơn chống rỉ

Kg

02

12

Bịch phôi giống

Bịch

10.000

II. ĐỊNH MỨC KINH TẾ KỸ THUẬT VẬT NUÔI:

1. Định mức hỗ trợ nuôi gia cầm (01 mô hình/hộ); 01 ngày tuổi; thời gian 12 tuần:

STT

Loại vật tư

Đơn vị tính

Số lượng

1

Hỗ trợ mua gà giống

Con/mô hình

150

2

Hỗ trợ thức ăn bổ sung

Kg/1kg tăng trọng

2,6/1 kg

3

Thuốc thú y (vắcxin và thuốc chữa bệnh)

1000 đồng/con

2000

2. Định mức cho nuôi gia súc:

a) Định mức hỗ trợ cho bò sinh sản (01 con); thời gian: 01 năm.

STT

Loại vật tư

Đơn vị tính

Số lượng

1

Bò giống

 

 

2

Chuồng trại

m2/con

06

3

Hỗ trợ thức ăn bổ sung

- Cỏ voi

- Tinh bột

 

Kg/năm

Kg/năm

 

11.000

50

4

Thuốc tẩy ký sinh trùng

- Ngoại ký sinh trùng

 

- Giun tròn

- Sán lá gan

 

Liều/con

 

Liều/con

Liều/con

 

02 vacine LMLM, THT

02

02

b) Định mức hỗ trợ nuôi bò vỗ béo (01 con); thời gian: 03 tháng.

STT

Loại vật tư

Đơn vị tính

Số lượng

1

Bò giống

 

 

2

Chuồng trại

m2/con

04

3

Thức ăn tinh

Kg/con

270

4

Thuốc tẩy ký sinh trùng

- Ngoại ký sinh trùng

- Giun tròn

- Sán lá gan

 

Liều/con

Liều/con

Liều/con

 

01

01

01

c) Định mức hỗ trợ nuôi trâu (01 con); thời gian: 01 năm.

STT

Loại vật tư

Đơn vị tính

Số lượng

1

Trâu giống

 

 

2

Chuồng trại

m2/con

6

3

Thức ăn thô xanh

Kg/năm

14.000

4

Thức ăn tinh

Kg/con

150

5

Thuốc tẩy ký sinh trùng

- Ngoại ký sinh trùng

 

- Giun tròn

- Sán lá gan

 

Liều/con

 

Liều/con

Liều/con

 

02 vacine

(LMLM, THT)

02

02

d) Định mức hỗ trợ cho nuôi dê sinh sản (01 mô hình/hộ); thời gian: 01 năm.

STT

Loại vật tư

Đơn vị tính

Số lượng

1

Giống (01 dê đực; 04 dê cái)

 

 

2

Chuồng trại

m2/con

01

3

Thức ăn tinh

Kg/con/năm

18

4

Thuốc thú y

1000đ/con

50

5

Hỗ trợ trồng cỏ cây họ đậu

m2/con

60

đ) Định mức hỗ trợ nuôi heo thịt giống nội (01 con):

STT

Loại vật tư

Đơn vị tính

Số lượng

1

Heo giống

 

 

2

Hỗ trợ thức ăn bổ sung: Cám gạo

Kg/kg tăng trọng

03

3

Thuốc thú y

1000đ/con

50

e) Định mức hỗ trợ nuôi heo ngoại sinh sản hướng nạc (01 con):

STT

Loại vật tư

Đơn vị tính

Số lượng

1

Giống

 

 

2

Thức ăn hỗn hợp

kg/con

224

3

Thuốc thú y

1000đ/con

50

g) Định mức hỗ trợ nuôi nhím (01 cặp bố, mẹ/01 năm):

STT

Loại vật tư

Đơn vị tính

Số lượng

1

Chuồng trại

m2

01 đến 1,5

2

Thức ăn thô: Lá; sung, vả, mít; dây khoai lang, thân cây lạc, thân ngô; các loại cỏ chăn nuôi

Kg/con/ngày

0,5

3

Thức ăn tinh: Ngô, sắn, hạt dẻ, hạt bí ngô

Kg/con/ngày

0,3

4

 Xương trâu, bò

Gam/con/ngày

100 - 200

5

Muối

Gam/con/ngày

02 - 03

III. ĐỊNH MỨC KINH TẾ KỸ THUẬT NUÔI THỦY SẢN:

1. Định mức nuôi cá lăng nha (quy mô 500m2):

STT

Loại vật tư

Đơn vị tính

Số lượng

1

Giống

Con

1.500

2

Thức ăn

Kg

2.940

2. Định mức nuôi cá bống tượng (quy mô 500m2):

STT

Loại vật tư

Đơn vị tính

Số lượng

1

Giống

Con

1000

2

Thức ăn

Kg

2240

3. Định mức nuôi cá chình (quy mô 500m2):

STT

Loại vật tư

Đơn vị tính

Số lượng

1

Giống

Con

1000

2

Thức ăn

Kg

5.600

4. Định mức nuôi cá quảng canh cải tiến: Cá mè, rô phi 40%; chép 30%; trôi, trắm cỏ 15%; trê 15% (quy mô 500m2):

STT

Loại vật tư

Đơn vị tính

Số lượng

1

Giống

Con

2000

2

Thức ăn (cỏ, rau xanh, phân chuồng)

Kg

3000

 

Phần III

MỨC HỖ TRỢ GIỐNG, VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP, THỨC ĂN, THUỐC THÚ Y, MÁY MÓC, CÔNG CỤ SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN, BẢO QUẢN SẢN PHẨM SAU THU HOẠCH

I. ÁP DỤNG CHO DỰ ÁN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT THUỘC CHƯƠNG TRÌNH 135 GIAI ĐOẠN II (2006 - 2010)

1. Đối tượng:

Đối tượng được dự án hỗ trợ gồm hộ nghèo và nhóm hộ ở các xã, ấp đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135 giai đoạn II trên địa bàn tỉnh.

a) Hộ nghèo: Hộ nghèo theo tiêu chí quy định tại Nghị quyết số 128/2008/NQ-HĐND ngày 05/12/2008 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2009 - 2010.

b) Nhóm hộ: Gồm những hộ nghèo và những hộ khác đang sinh sống trên cùng địa bàn cụm dân cư (ấp) có cùng mối quan tâm chung đến phát triển sản xuất và tự nguyện hợp tác giúp đỡ lẫn nhau (có bản cam kết). Số lượng hộ trong nhóm hộ từ 06 - 10 hộ, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo phải đạt trên 80%, trong đó hộ nghèo không thấp hơn 50%.

2. Nội dung hỗ trợ:

Hỗ trợ trực tiếp cho sản xuất: Giống cây trồng, vật nuôi và các loại vật tư nông nghiệp; máy móc thiết bị canh tác, thu hoạch, chế biến, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch, công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và khuyến công, tập huấn chuyển giao kỹ thuật, xây dựng và nhân rộng mô hình sản xuất.

3. Kinh phí hỗ trợ:

a) Hỗ trợ giống (cây, con), vật tư nông nghiệp, hỗ trợ máy móc, công cụ sản xuất, chế biến, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch:

- Hỗ trợ cho hộ nghèo tối đa không quá 5.000.000 đồng/hộ.

- Hỗ trợ cho một nhóm hộ (06 - 10 hộ) tối đa không quá 10.000.000 đồng/nhóm hộ và tổng số tiền hỗ trợ cho các nhóm trong một ấp không được quá 30.000.000 đồng.

b) Hỗ trợ phổ biến nhân rộng mô hình sản xuất, tập huấn chuyển giao kỹ thuật:

- Mức hỗ trợ mô hình: 5.000.000 đồng/mô hình.

- Mức hỗ trợ nông dân tham gia tập huấn 20.000 đồng/người/ngày.

- Mức hỗ trợ hướng dẫn viên thực hành kỹ thuật 50.000 đồng/người/ngày.

4. Phương thức hỗ trợ:

- Hỗ trợ bằng hiện vật máy móc, công cụ sản xuất, chế biến, bảo quản nông lâm sản, số lượng giống cây trồng, vật nuôi và số lượng vật tư phục vụ nhu cầu thực tế sản xuất theo quy mô diện tích, chuồng trại chăn nuôi của hộ gia đình căn cứ theo định mức tại phần I mục III; phần II: Định mức kinh tế kỹ thuật.

- Giá giống vật tư, máy móc, công cụ sản xuất, chế biến, bảo quản nông lâm sản,... được quy đổi từ hiện vật thành tiền theo thông báo giá của Sở Tài chính tại thời điểm thực hiện. Chủ đầu tư lựa chọn đơn vị có chức năng sản xuất kinh doanh cung cấp theo phương thức chào hàng cạnh tranh.

5. Cơ cấu sử dụng vốn hỗ trợ phát triển sản xuất của Chương trình 135 giai đoạn II:

a) Đối với nguồn vốn sự nghiệp:

Vốn sự nghiệp được sử dụng cho các hoạt động: Hỗ trợ các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và khuyến công; hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, vật tư sản xuất.

b) Đối với nguồn vốn đầu tư phát triển:

Vốn đầu tư phát triển được sử dụng cho các hoạt động: Hỗ trợ xây dựng và phổ biến nhân rộng mô hình sản xuất; hỗ trợ mua sắm trang thiết bị máy móc công cụ chế biến, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch.

6. Chi phí quản lý dự án:

Mức hỗ trợ chi phí quản lý dự án sử dụng tối đa không quá 5% tổng kinh phí dự án, kế hoạch đầu tư được giao hàng năm, bao gồm các hạng mục chi phí theo tỷ lệ như sau:

- Chi phí lập dự án, kế hoạch đầu tư 15%.

- Chi phí thẩm định 1%.

- Chi phí chuyển giao kỹ thuật, kiểm tra, nghiệm thu, bàn giao 60%.

- Chi phí đánh giá, giám sát hoạt động 20%.

- Chi phí khác 4%.

II. ÁP DỤNG CHO CÁC HỘ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ NGHÈO (THUỘC CHƯƠNG TRÌNH 134) CHUYỂN ĐỔI TỪ HỖ TRỢ ĐẤT SẢN XUẤT SANG: CHĂN NUÔI, ĐÀO TẠO NGHỀ

1. Đối tượng hỗ trợ:

Đối tượng được hỗ trợ gồm các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo được thụ hưởng chính sách hỗ trợ đất sản xuất chuyển đổi sang chăn nuôi, đào tạo nghề thuộc Chương trình 134 thực hiện theo các quyết định sau:

- Quyết định số 2940/2005/QĐ-UBND ngày 16/8/2005 của UBND tỉnh về việc phê duyệt đề án tổng thể hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo theo Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ.

Quyết định số 3703/QĐ-UBND và Quyết định số 3704/QĐ-UBND ngày 29/10/2007 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc phê duyệt danh sách hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo được thụ hưởng chính sách về đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt theo Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ.

 Quyết định số 2656/QĐ-UBND ngày 18/8/2008 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc phê duyệt bổ sung danh sách hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo được thụ hưởng chính sách về đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt theo Quyết định số 198/2007/QĐ-TTg ngày 31/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ.

2. Nội dung hỗ trợ:

Hỗ trợ trực tiếp cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo thụ hưởng chính sách hỗ trợ đất sản xuất chuyển đổi sang chăn nuôi, đào tạo nghề thuộc Chương trình 134.

3. Kinh phí hỗ trợ:

Định mức hỗ trợ thực hiện theo Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ; trong đó ngân sách Trung ương hỗ trợ cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo không có hoặc thiếu đất sản xuất là 05 triệu đồng/ha, ngân sách tỉnh hỗ trợ là 01 triệu đồng/ha, ngoài ra có sự đóng góp của địa phương và người dân thụ hưởng chính sách này.

a) Hỗ trợ chăn nuôi:

- Đối với những hộ không có đất sản xuất chuyển sang chăn nuôi bò, heo, dê, và gia cầm được hỗ trợ tối đa không quá 03 triệu đồng/01 hộ tương ứng với diện tích đất được hỗ trợ tối đa là 0,5 ha theo quy định tại Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ.

Trong đó: Ngân sách Trung ương hỗ trợ 2,5 triệu đồng, ngân sách tỉnh hỗ trợ 500.000 đồng.

- Đối với những hộ thiếu đất sản xuất, căn cứ theo diện tích còn thiếu so với quy định (0,5 ha) được hỗ trợ như sau:

+ Hộ có đất sản xuất dưới 0,3 ha, hỗ trợ 70% kinh phí = 2,1 triệu đồng/01 hộ.

+ Hộ có đất sản xuất từ 0,31 ha đến dưới 0,45 ha, hỗ trợ 30% kinh phí = 900.000 đồng/01 hộ.

b) Hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm:

- Hỗ trợ cho hộ có người được cử tuyển, học tập trung ở các trường dạy nghề thuộc Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, trường đào tạo nghề của tỉnh: Áp dụng theo Quyết định số 4122/QĐ-CT.UBT ngày 28/10/2003 của Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai và Hướng dẫn số 25/LS.LĐTBXH-TCVG ngày 04/11/2003 của Liên Sở Lao động - Thương binh & Xã hội và Sở Tài chính Vật giá.

- Hỗ trợ đào tạo nghề tại chỗ ở địa phương không quá 03 triệu đồng/hộ; trong đó: Ngân sách Trung ương hỗ trợ 2.500.000 đồng, ngân sách tỉnh hỗ trợ 500.000 đồng.

4. Phương thức hỗ trợ

Đối với chăn nuôi: Giá giống vật nuôi thực hiện theo thông báo giá của Sở Tài chính tại thời điểm thực hiện; chủ đầu tư lựa chọn đơn vị có chức năng sản xuất, kinh doanh cung cấp theo phương thức chào hàng cạnh tranh.

Đối với đào tạo nghề: Hỗ trợ thông qua các trường dạy nghề của Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, trường đào tạo nghề của tỉnh và các trung tâm, cơ sở dạy nghề tại các địa phương.

Định mức hỗ trợ nêu trên là căn cứ để hỗ trợ cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo được thụ hưởng chính sách hỗ trợ đất sản xuất chuyển đổi sang chăn nuôi, đào tạo nghề thuộc Chương trình 134 và áp dụng cho việc thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ sản xuất của đồng bào các dân tộc thuộc Chương trình 135 giai đoạn II trên địa bàn tỉnh Đồng Nai./.