Quyết định 599/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 của thành phố Long Xuyên - tỉnh An Giang
Số hiệu: 599/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh An Giang Người ký: Huỳnh Thế Năng
Ngày ban hành: 13/04/2011 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Nông nghiệp, nông thôn, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 599/QĐ-UBND

An Giang, ngày 13 tháng 4 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2010 – 2020 CỦA THÀNH PHỐ LONG XUYÊN - TỈNH AN GIANG

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;

Căn cứ Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới;

Căn cứ Kế hoạch số 435/KH-BCĐXDNTM ngày 20 tháng 9 năm 2010 của Ban chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới về triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020;

Căn cứ Quyết định số 1958/QĐ-UBND ngày 19 tháng 10 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc ban hành Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 220/TTr.KHĐT-KT ngày 08 tháng 4 năm 2011,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 của thành phố Long Xuyên - tỉnh An Giang, với các nội dung cụ thể như sau:

1. Tên Đề án: Đề án xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 của thành phố Long Xuyên - tỉnh An Giang.

2. Chủ quản Đề án: Ủy ban nhân dân thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang.

3. Điều hành thực hiện Đề án: Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang.

4. Địa điểm đầu tư: Trên địa bàn thành phố Long Xuyên, bao gồm 02 xã.

5. Mục tiêu xây dựng đề án:

a. Mục tiêu chung: Xây dựng nông thôn mới có kinh tế, xã hội phát triển, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, văn minh, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao.

b. Mục tiêu cụ thể:

STT

Tên tiêu chí

Nội dung tiêu chí

ĐVT

Chỉ tiêu tiêu chí

Năm 2010

Năm 2012

Năm 2015

Năm

2020

I

NHÓM TIÊU CHÍ QUY HOẠCH

1

Quy hoạch và thực hiện quy hoạch

1.1. Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.

 

Bắt đầu thực hiện

Đạt

Giữ vững

Giữ vững

1.2. Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường; phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có trên địa bàn xã.

Bắt đầu thực hiện

Đạt

Giữ vững

Giữ vững

II

NHÓM TIÊU CHÍ HẠ TẦNG KINH TẾ - XÃ HỘI

2

Giao thông

2.1. Tỷ lệ km đường giao thông chính về đến trung tâm xã đạt tiêu chuẩn thiết kế 22TCN 210-92. Đối với các xã vùng đồng bằng áp dụng tiêu chuẩn loại đường AH. Đối với các xã, thị trấn vùng núi áp dụng tiêu chuẩn loại đường AHMN.

%

Sữa chữa, nâng cấp

80

100

Giữ vững

2.2. Tỷ lệ km đường giao thông nông thôn từ trung tâm xã về đến các ấp, khóm; đường liên ấp, liên khóm và đường ra cánh đồng đạt tiêu chuẩn thiết kế 22TCN 210-92. Đối với các xã, thị trấn vùng đồng bằng áp dụng tiêu chuẩn đường loại A. Đối với các xã vùng núi áp dụng tiêu chuẩn đường loại B.

%

Nâng cấp, mở rộng

43,2

75

100

3

Thủy lợi

3.1. Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và phục vụ dân sinh.

 

Nạo vét, đào mới

Đạt

Giữ vững

Giữ vững

3.2. Tỷ lệ km kênh mương do xã quản lý được kiên cố hóa (thủy lợi gắn với đê bao và lộ giao thông nông thôn, hệ thống cống dưới đê hoàn chỉnh).

%

Nâng cấp

25

67,5

72,5

3.3. Tỷ lệ diện tích sản xuất nông nghiệp có hệ thống giao thông và thủy lợi nội đồng hoàn chỉnh.

%

Rà soát, nâng cấp

20

65

70

4

 Ứng dụng tiến bộ KHCN, thực hiện cơ giới hóa nông nghiệp.

4.1. Tỷ lệ diện tích sản xuất nông nghiệp được tưới tiêu bằng hệ thống trạm bơm điện.

%

Nâng cấp trạm bơm điện

30

50

60

4.2. Tỷ lệ diện tích sản xuất lúa thu họach lúa bằng cơ giới.

%

10

20

40

60

4.3. Sản xuất lúa, rau màu, nuôi thủy sản theo hướng an toàn, chất lượng.

 

 

 

 

 

4.3.1. Tỷ lệ diện tích sản xuất lúa ứng dụng chương trình "3 giảm - 3 tăng" so tổng diện tích trồng lúa.

%

50

80

97,5

100

4.3.2. Tỷ lệ diện tích ứng dụng chương trình "1 phải - 5 giảm".

%

10

25

32

50

4.3.3. Tỷ lệ diện tích sản xuất giống lúa so tổng diện tích trồng lúa.

%

3

5

Duy trì, nâng chất

Giữ vững

4.3.4. Tỷ lệ diện tích sản xuất rau màu theo hướng an toàn chất lượng so tổng diện tích trồng rau màu (áp dụng đối với các xã có diện tích trồng rau màu).

%

5

7

10

20

4.3.5. Tỷ lệ diện tích nuôi thủy sản theo các tiêu chuẩn chất lượng Quốc tế (SQF 1000CM, GlobalGAP,…) so tổng diện tích nuôi thủy sản (áp dụng đối với các xã có diện tích nuôi thủy sản).

%

4

10

30

40

5

Điện

5.1. Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện .

%

Nâng cấp mạng lưới điện

Chưa đạt

Đạt

Nâng cấp, mở rộng

5.2. Tỷ lệ hộ dân sử dụng điện thường xuyên.

%

50

70

98

100

6

Trường học

6.1.Tỷ lệ trường học các cấp (mầm non, mẫu giáo, tiểu học, THCS, THPT) có cơ sở vật chất đạt chuẩn Quốc gia.

%

Đầu tư trang thiết bị

35

50

70

6.2. Tỷ lệ trường học các cấp (mầm non, mẫu giáo, tiểu học, THCS, THPT) có văn phòng và các phòng trang thiết bị bộ môn thiết yếu.

%

Đầu tư trang thiết bị

70

100

NC, MR

7

Cơ sở vật chất văn hóa

7.1. Có Trung tâm văn hóa, thể thao đạt chuẩn của Bộ VH-TT-DL (theo QĐ số 2448/QĐ-BVHTTDL ngày 07/7/2009).

%

Đầu tư cơ sở vật chất

Đầu tư trang thiết bị

Có điểm văn hóa, thể thao xã

Có trung tâm văn hóa, thể thao xã đạt chuẩn

7.2. Tỷ lệ ấp (khóm) có điểm hoạt động văn hóa, thể thao.

%

Đầu tư cơ sở vật chất

Đầu tư trang thiết bị

50

100

8

Chợ nông thôn

8. Chợ nông thôn đạt tiêu chuẩn chợ loại III.

 

Nâng cấp, mở rộng

Chưa đạt

Đạt

Nâng cấp, mở rộng

9

Bưu điện

9.1. Có điểm phục vụ bưu chính viễn thông (đại lý bưu điện, bưu cục, điểm bưu điện - văn hóa xã).

 

Nâng cấp

Chưa đạt

Đạt

Nâng cấp, mở rộng

9.2. Tỉ lệ số ấp (khóm) có internet.

%

30

50

70

100

9.3. Tỷ lệ tối thiểu số hộ dân biết sử dụng tin học và truy cập internet.

%

20

25

30

45

10

Nhà ở dân cư

10.1. Nhà tạm, dột nát.

 

Không còn

Không còn

Không còn

Giữ vững

10.2. Tỷ lệ hộ dân có nhà ở đạt tiêu chuẩn nhà cấp IV (diện tích nhà ở tối thiểu là 32 m2, niên hạn sử dụng từ 15-20 năm).

%

20

30

40

70

10.3. Tỷ lệ hộ dân có nhà ở trên sông, rạch, vi phạm lộ giới, nhà ở trong vùng sạt lở, lũ quét phải di dời so tổng số hộ dân.

%

30

27

25

15

10.4. Tỷ lệ hộ dân có nhà ở trên sông, kênh, rạch và nhà ở trong vùng sạt lở phải di dời còn lại so tổng số hộ dân theo thống kê của cấp huyện, cấp xã cuối năm 2008.

%

4

3

2

Không còn

III

NHÓM TIÊU CHÍ KINH TẾ VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT

11

Thu nhập

11.Thu nhập bình quân đầu người/năm so với mức thu nhập bình quân khu vực nông thôn toàn tỉnh.

lần

0,9

1

1,1

1,3

12

Hộ nghèo

12. Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo tại thời điểm).

%

10

8

<7

<5

13

Cơ cấu lao động

13. Tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp.

%

60

55

<50

<40

14

Hình thức tổ chức sản xuất

14. Tỷ lệ diện tích sản xuất của hộ nông dân tham gia vào các loại hình kinh tế hợp tác (tổ, nhóm hợp tác; HTX; trang trại, Cty cổ phần nông nghiệp, Cty TNHH Nông nghiệp).

%

Củng cố, nâng chất

Thành lập mới

>30

>40

IV

NHÓM TIÊU CHÍ VĂN HÓA - XÃ HỘI - MÔI TRƯỜNG

15

Giáo dục

15.1. Phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

 

Chưa đạt

Đạt

Đạt

Duy Trì, nâng chất

15.2. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề).

%

50

70

85

Duy Trì, nâng chất

15.3. Tỷ lệ lao động qua đào tạo.

%

27

30

>35

>50

15.4. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề .

%

17

20

>25

>40

16

Y tế

16.1. Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế.

%

20

28

>40

>50

16.2. Y tế xã đạt chuẩn quốc gia

 

Rà soát, nâng cấp

Đạt

Đạt

Duy Trì, nâng chất

17

Văn hóa

17. Tỷ lệ số ấp (khóm) đạt tiêu chuẩn ấp (khóm) văn hóa theo quy định của Bộ VH-TT-DL (Theo QĐ số 62/2006/QĐ-BVHTT ngày 23/6/2006).

%

55

65

80

100

18

Môi trường

18.1. Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch theo quy chuẩn của Bộ Y tế (QCVN 02:2009/BYT ban hành theo Thông tư số 05/2009/TT-BYT ngày 17/6/2009).

%

48

55

60

80

18.2. Tỷ lệ hộ dân có nhà tiêu hợp vệ sinh đạt chuẩn (Theo QĐ số 08/2005/QĐ-BYT ngày 23/11/2005).

%

40

50

70

80

18.3. Tỷ lệ hộ dân có chuồng trại gia súc hợp vệ sinh.

%

20

45

60

75

18.4. Tỷ lệ trường học, trạm y tế, trụ sở UBND xã, có nhà tiêu hợp vệ sinh.

 

 

 

 

 

18.4.1. Tỷ lệ trường học có nước và nhà tiêu hợp vệ sinh.

%

81

92

100

Duy trì, ổn định

18.4.2. Tỷ lệ trạm y tế có nước và nhà tiêu hợp vệ sinh.

%

81

92

100

Duy trì, ổn định

18.4.3. Tỷ lệ chợ có nước và nhà tiêu hợp vệ sinh.

%

81

92

100

Duy trì, ổn định

18.4.4. Tỷ lệ trụ sở UBND xã có nước và nhà tiêu hợp vệ sinh.

%

81

92

100

Duy trì, ổn định

18.5. Tỷ lệ số cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường.

 %

81

92

100

Duy trì, ổn định

18.6. Tỷ lệ các điểm, khu dân cư và các đoạn sông, kênh rạch không gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

%

90

100

Duy trì, ổn định

Duy trì, ổn định

18.7. Có khu xử lý rác thải của xã hoặc cụm xã hoặc có khu xử lý trong huyện, liên huyện và người dân có chi trả phí thu gom và xử lý

 

Chưa đạt

Đạt

Đạt

Nâng cấp, mở rộng

18.8. Chất thải, nước thải trong khu dân cư, chợ, cơ sở sản xuất kinh doanh được thu gom và xử lý theo quy định và người dân có chi trả phí xử lý.

 

Chưa đạt

Đạt

Đạt

Nâng cấp, mở rộng

18.9. Nghĩa trang, nghĩa địa được xây dựng theo quy hoạch.

 

Chưa đạt

Đạt

Đạt

Nâng cấp, mở rộng

V

NHÓM TIÊU CHÍ XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

19

Hệ thống tổ chức chính trị XH vững mạnh

19.1. Cán bộ xã đạt chuẩn (theo NĐ số 114/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 và QĐ số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004).

 

Đưa đi đào tạo

Chưa đạt

Đạt

Duy trì, nâng chất

19.1.1. Cán bộ, công chức cấp xã (7 chức danh chuyên môn).

 

Đưa đi đào tạo

Chưa đạt

Đạt

Duy trì, nâng chất

19.1.2. Cán bộ chuyên trách cấp xã (12 chức danh chuyên môn).

 

Đưa đi đào tạo

Chưa đạt

Đạt

Duy trì, nâng chất

19.1.3. Cán bộ không chuyên trách cấp xã và trưởng khóm, ấp (3 chức danh chuyên môn).

 

Đưa đi đào tạo

Chưa đạt

Đạt

Duy trì, nâng chất

19.2. Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định.

 

Chưa đạt

Đạt

Đạt

Duy trì, nâng chất

19.3. Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn “trong sạch, vững mạnh”.

 

Chưa đạt

Đạt

Đạt

Duy trì, nâng chất

19.4. Các tổ chức đoàn thể chính trị của xã đều đạt danh hiệu tiên tiến trở lên.

 

Chưa đạt

Đạt

Đạt

Duy trì, nâng chất

19.5. Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở và thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa.

 

Chưa đạt

Đạt

Đạt

Duy trì, nâng chất

20

An ninh trật tự xã hội

20. An ninh trật tự xã hội được giữ vững.

 

Chưa đạt

Đạt

Đạt

Duy trì, nâng chất

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

c. Danh sách các xã hoàn thành các chỉ tiêu và tiêu chí nông thôn mới:

- Giai đoạn 2010 – 2015:

TT

Đơn vị

Thời gian thực hiện

Ghi chú

1

Xã Mỹ Khánh

2010 - 2015

Tổng số 2/2 xã

2

Xã Mỹ Hòa Hưng

2010 - 2015

đạt tỷ lệ 100%

- Giai đoạn 2016-2020: Tiếp tục nâng cấp và giữ vững hai xã trên đạt xã nông thôn mới.

6. Giải pháp thực hiện:

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các văn bản, Chỉ thị, Nghị quyết tạo chuyển biến sâu sắc về nhận thức của cán bộ đảng viên và nhân dân địa phương về chủ trương xây dựng nông thôn mới để mọi người tự giác tham gia và vận động người khác tham gia;

- Tổ chức điều tra, khảo sát thực trạng nông nghiệp, nông dân, nông thôn từng xã để xây dựng phê duyệt đề án, các qui hoạch xây dựng nông thôn mới đối với cấp xã;

- Thông qua xây dựng thí điểm để hiện thực hóa mô hình nông thôn mới trên thực tế tại một số xã ở địa phương, rút kinh nghiệm trong chỉ đạo thực hiện và làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch hành động và điều chỉnh các giải pháp triển khai tổ chức thực hiện trên diện rộng;

- Đề xuất ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các hoạt động văn hóa, xã hội và xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội trong nông thôn;

- Đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ vào nông nghiệp nông thôn;

- Phát huy vai trò của các chủ thể xây dựng nông thôn mới (cấp xã, khóm, ấp và hộ gia đình) trong việc tổ chức triển khai thực hiện;

- Thực hiện đa dạng hóa các nguồn vốn huy động để triển khai thực hiện Chương trình, bao gồm:

+ Lồng ghép các nguồn vốn của các chương trình mục tiêu quốc gia; các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn;

+ Huy động tối đa nguồn lực của địa phương (tỉnh, thành phố, xã) để tổ chức triển khai Chương trình. Vốn thu được từ đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn xã;

+ Huy động vốn đầu tư của doanh nghiệp đối với các công trình có khả năng thu hồi vốn trực tiếp;

+ Các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện của nhân dân trong xã cho từng dự án cụ thể;

+ Các khoản viện trợ không hoàn lại của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho các dự án đầu tư;

+ Các nguồn vốn tín dụng: Bao gồm vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước và vốn tín dụng thương mại;

+ Huy động các nguồn tài chính hợp pháp khác.

7. Thời gian thực hiện:

- Lập Đề án: Năm 2010.

- Thời gian thực hiện Đề án: Năm 2010 – 2020.

8. Nhu cầu vốn đầu tư và phân kỳ đầu tư:

Tổng nhu cầu vốn đầu tư để thực hiện đề án giai đoạn 2010 – 2020 là 1.449.149 triệu đồng, trong đó được phân kỳ đầu tư như sau:

- Giai đoạn 2010 – 2015: 1.272.846 triệu đồng.

- Giai đoạn 2016 – 2020: 176.303 triệu đồng.

9. Nguồn vốn đầu tư:

Tổng số 2010 – 2020 1.449.149 triệu đồng.

Trong đó:

- Ngân sách (40%): 579.660 triệu đồng.

- Vốn tín dụng (30%): 434.745 triệu đồng.

- Vốn doanh nghiệp (20%): 289.830 triệu đồng.

- Huy động cộng đồng, dân cư (10%): 144.914 triệu đồng.

a. Giai đoạn 2010 – 2015: 1.272.846 triệu đồng.

Trong đó:

- Ngân sách: 509.138 triệu đồng.

- Vốn tín dụng: 381.854 triệu đồng.

- Vốn doanh nghiệp: 254.569 triệu đồng.

- Huy động cộng đồng, dân cư: 127.285 triệu đồng.

b. Giai đoạn 2016 – 2020: 176.303 triệu đồng.

Trong đó:

- Ngân sách: 70.521 triệu đồng.

- Vốn tín dụng:  52.891 triệu đồng.

- Vốn doanh nghiệp: 35.261 triệu đồng.

- Huy động cộng đồng, dân cư: 17.630 triệu đồng.

Điều 2: Những vấn đề phải lưu ý và chưa đạt yêu cầu của Đề án:

1. Tổng mức đầu tư của Đề án quá lớn (724,6 tỷ đồng/xã) việc cân đối nguồn vốn chưa phát huy được nội lực của địa phương. Phải bổ sung thêm những nội dung và giải pháp cân đối nguồn theo tỷ lệ 50% vốn ngân sách - 50% vốn huy động từ dân cho các công trình thiết yếu để phát triển nông nghiệp, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, dịch vụ ... trong tổng cân đối nguồn lực nhằm giải quyết thêm nhiều việc làm và tăng thu nhập cho người dân từ lợi thế của xã. Đồng thời, việc làm này cũng thể hiện được sự tương tác giữa người dân với chính quyền và sự hưởng ứng của người dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới.

2. Mặc dù có lộ trình và danh mục đầu tư để thúc đẩy 100% xã đạt tiêu chí nông thôn mới vào năm 2015 nhưng phải rà soát thật kỹ danh mục công trình đầu tư chưa thể hiện được tính bức xúc, đột phá, chưa có giải pháp huy động nguồn lực cụ thể ra sao?

3. Đề án cần được tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung và cập nhật cho phù hợp với quyết định phê duyệt của 02 quy hoạch về nông thôn mới của thành phố (Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ và Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường, phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có trên địa bàn xã).

4. Hiện thành phố Long Xuyên chỉ đạt 01/59 chỉ tiêu của Bộ 20 tiêu chí nông thôn mới của tỉnh (thấp nhất so với toàn tỉnh) trong khi Long Xuyên chỉ có 02 xã để xây dựng nông thôn mới (số lượng xã xây dựng nông thôn mới ít nhất so toàn tỉnh). Do đó, Ban Chỉ đạo thành phố Long Xuyên phải tập trung nổ lực phấn đấu nhiều hơn nữa trong quá trình lãnh, chỉ đạo và có các giải pháp thật khả thi và đột phá để đẩy nhanh tiến độ đạt các tiêu chí nông thôn mới; đặc biệt, phải rà soát lại hiện trạng đạt tiêu chí nông thôn mới một cách chính xác, hợp lý để từ đó mới có giải pháp thực hiện cụ thể và khả thi hơn. Lưu ý điều chỉnh lại chỉ tiêu 19.1 trong Đề án cho phù hợp.

Điều 3. Ủy ban nhân dân thành phố Long Xuyên có trách nhiệm triển khai thực hiện nội dung Đề án theo đúng Điều 1 của Quyết định này và tiếp tục bổ sung, hoàn chỉnh Đề án sau khi Quy hoạch sử dụng đất và Quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủ trưởng các Sở, ban ngành liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Long Xuyên chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.

 

 

Nơi nhận:
- TT.TU, TT.HĐND, TT.UBND tỉnh;

- Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng HĐND;
- Sở, ban, ngành đoàn thể cấp tỉnh;
- Chi cục Phát triển nông thôn;
- Chánh, phó VP.UBND tỉnh; ( Ðã ký )
- Báo, Đài PTTH AG, Phân xã AG;
- Thành ủy thành phố Long Xuyên;
- UBND thành phố, thị, thành phố;
- Phòng KT, TH, XDCB, NC, VHXH,
- Lưu VT

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Huỳnh Thế Năng