Quyết định 56/2016/QĐ-UBND Quy định Chế độ cử tuyển vào cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn tỉnh Bình Phước
Số hiệu: | 56/2016/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bình Phước | Người ký: | Nguyễn Văn Trăm |
Ngày ban hành: | 12/12/2016 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Giáo dục, đào tạo, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 56/2016/QĐ-UBND |
Bình Phước, ngày 12 tháng 12 năm 2016 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật Viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 134/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ quy định chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;
Căn cứ Nghị định số 49/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 134/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ quy định chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;
Căn cứ Thông tư số 13/2008/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC-BNV-UBNDT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ và Ủy ban Dân tộc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 134/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ quy định chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 1846/TTr-SNV ngày 07 tháng 9 năm 2016 và Công văn số 2222/SNV-CCVC ngày ngày 31 tháng 10 năm 2016.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định Chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 41/2008/QĐ-UBND ngày 04/8/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quy định về cử tuyển học sinh dân tộc thiểu số, học sinh người Kinh ở những xã đặc biệt khó khăn đi học đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Điều 3. Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
CHẾ ĐỘ CỬ TUYỂN VÀO CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG, TRUNG CẤP THUỘC HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 56/2016/QĐ-UBND ngày 12 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước)
Điều 1. Phạm vi, đối tượng áp dụng
Quy định này quy định về đối tượng và tiêu chuẩn được hưởng chế độ cử tuyển, quy trình tổ chức thực hiện chế độ cử tuyển, tiếp nhận phân công công tác, bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo đối với người được cử tuyển vào đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
1. Cử tuyển là việc tuyển sinh không qua thi tuyển vào đại học, cao đẳng, trung cấp để đào tạo cán bộ, công chức theo yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế; đào tạo viên chức theo nhu cầu công việc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập cho các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và đồng bào các dân tộc thiểu số chưa có hoặc có rất ít cán bộ, công chức, viên chức đạt trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp.
2. Chế độ cử tuyển tại quy định bao gồm: tuyển sinh; tổ chức và kinh phí đào tạo; xét tuyển vào vị trí việc làm cho người được cử đi học sau khi tốt nghiệp; bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo đối với người được cử đi học theo chế độ cử tuyển sau khi tốt nghiệp không chấp hành sự phân công công tác.
1. Đúng mục đích, đối tượng, tiêu chuẩn theo quy định.
2. Đảm bảo khách quan, công bằng, công khai, minh bạch.
3. Cơ quan, đơn vị đề xuất cử người đi học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm tiếp nhận, xét tuyển vào vị trí việc làm cho người được cử đi học sau khi tốt nghiệp.
Điều 4. Quyền lợi và nghĩa vụ của người học theo chế độ cử tuyển
1. Quyền lợi
a) Được thông tin đầy đủ về chế độ cử tuyển;
b) Được cấp học bổng, miễn học phí và hưởng các chế độ ưu tiên khác theo quy định hiện hành của Nhà nước trong thời gian đào tạo;
c) Được tiếp nhận và xét tuyển vào vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp.
Trường hợp không bố trí được vị trí việc làm, thực hiện theo Khoản 3 Điều 7 Quy định này.
2. Nghĩa vụ
a) Chấp hành nội quy, quy chế của các cơ sở đào tạo trong quá trình học tập; hoàn thành chương trình, thời gian khóa đào tạo theo đúng quy định của các cơ sở đào tạo. Trường hợp hết thời gian của khóa đào tạo nhưng chưa tốt nghiệp thì cá nhân tự túc chi phí.
b) Cam kết phục vụ tại tỉnh gấp 2 lần thời gian đào tạo
c) Chấp hành sự xét tuyển vào vị trí việc làm của cơ quan cử đi học sau khi tốt nghiệp.
d) Phải bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo theo mức quy định tại Điều 8, Điều 9 của Quy định này.
ĐỐI TƯỢNG, TIÊU CHUẨN VÀ QUY TRÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC CỬ TUYỂN
Điều 5. Đối tượng và tiêu chuẩn cử tuyển
1. Đối tượng cử tuyển
a) Công dân Việt Nam thường trú từ 5 năm liên tục trở lên tính đến năm tuyển sinh tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và có thời gian 3 năm học trung học phổ thông tại trường đóng tại địa phương thường trú đó (học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú, học sinh các lớp tạo nguồn tính theo hộ khẩu trường trú) được cử tuyển vào đại học, cao đẳng, trung cấp hoặc có thời gian 4 năm học trung học cơ sở ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được cử tuyển vào trung cấp; ưu tiên xét cử tuyển đối tượng là người dân tộc thiểu số. Tỷ lệ người dân tộc Kinh được cử tuyển không vượt quá 15% so với tổng số chỉ tiêu được giao.
b) Công dân Việt Nam là người dân tộc thiểu số mà dân tộc đó chưa có hoặc có rất ít cán bộ, công chức, viên chức đạt trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp so với số dân của dân tộc đó trong tỉnh, thường trú ở khu vực III, II từ 5 năm liên tục trở lên tính đến năm tuyển sinh (có thể xét cả đối tượng ở khu vực I trong trường hợp dân tộc thiểu số đó có rất ít cán bộ đạt trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp so với số dân của dân tộc đó trong phạm vi cả nước hoặc việc cử tuyển đối với các đối tượng này ở khu vực III, II không đủ chỉ tiêu được giao).
Các khu vực III, II, I nêu trên được xác định theo quy định phân định vùng dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ tướng Chính phủ.
2. Tiêu chuẩn được hưởng chế độ cử tuyển
a) Về học lực, hạnh kiểm:
Cử tuyển trình độ đại học: “Tốt nghiệp trung học phổ thông xếp loại hạnh kiểm năm cuối cấp đạt loại tốt trở lên, xếp loại học tập năm cuối cấp đạt loại khá trở lên đối với người dân tộc thiểu số và đạt loại giỏi trở lên đối với người dân tộc Kinh”.
Cử tuyển trình độ cao đẳng, trung cấp nghề: “Tốt nghiệp trung học phổ thông xếp loại hạnh kiểm năm cuối cấp đạt loại khá trở lên và xếp loại học tập năm cuối cấp đạt loại trung bình trở lên đối với người dân tộc thiểu số và loại khá trở lên đối với người dân tộc Kinh”.
b) Đạt các tiêu chuẩn sơ tuyển đối với các ngành, nghề có yêu cầu sơ tuyển.
c) Không quá 25 tuổi tính đến năm tuyển sinh, có đủ sức khỏe theo quy định hiện hành.
d) Không thuộc biên chế Nhà nước.
Điều 6. Quy trình, hồ sơ và thành lập Hội đồng Cử tuyển
1. Quy trình
a) Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế đối với vị trí việc làm là công chức; căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập đối với vị trí việc làm là viên chức, đề xuất chỉ tiêu cử tuyển theo ngành nghề cần đào tạo về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nội vụ) trước tháng 3 hàng năm.
b) Sở Nội vụ tổng hợp, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh đề xuất chỉ tiêu cử tuyển theo ngành nghề đào tạo trình độ đại học với Bộ Giáo dục và Đào tạo; chỉ tiêu cử tuyển theo ngành nghề đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp với Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở Trung ương.
c) Hội đồng Cử tuyển họp giúp Ủy ban nhân dân tỉnh xét duyệt danh sách học sinh đi học theo chế độ; quyết định cử người đi học theo đúng đối tượng, tiêu chuẩn quy định và chỉ tiêu được giao; báo cáo kết quả cử tuyển trình độ đại học với Bộ Giáo dục và Đào tạo, trình độ cao đẳng, trung cấp với Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở Trung ương và Ủy ban Dân tộc.
d) Sở Nội vụ ký kết hợp đồng đào tạo với các cơ sở đào tạo đối với học sinh đi học diện cử tuyển theo quy định.
2. Hồ sơ đăng ký học theo chế độ cử tuyển
Thực hiện theo quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 2 Mục II Thông tư số 13/2008/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC-BNV-UBDT ngày 07/4/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; Bộ Tài chính; Bộ Nội vụ; Ủy ban Dân tộc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 134/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ quy định chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và thống nhất theo quy định của Hội đồng Cử tuyển.
3. Thành lập Hội đồng Cử tuyển
Hội đồng Cử tuyển của tỉnh (gọi tắt là Hội đồng) do Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định thành lập, bao gồm:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh làm Chủ tịch Hội đồng;
b) Giám đốc Sở Nội vụ làm Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng;
c) Trưởng ban Dân tộc làm Phó Chủ tịch Hội đồng;
d) Lãnh đạo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính làm thành viên;
đ) Mời lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh làm thành viên;
e) Phó Trưởng phòng Quản lý Công chức, viên chức (phụ trách lĩnh vực đào tạo) Sở Nội vụ làm thư ký.
TIẾP NHẬN, PHÂN CÔNG CÔNG TÁC VÀ BỒI HOÀN HỌC BỔNG, CHI PHÍ ĐÀO TẠO
Điều 7. Tiếp nhận, xét tuyển vị trí việc làm cho người được cử tuyển sau khi tốt nghiệp
1. Chậm nhất 30 ngày kể từ ngày được công nhận tốt nghiệp, người học theo chế độ cử tuyển phải có mặt tại Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nội vụ) để báo cáo kết thúc khóa học (gồm báo cáo kết thúc khóa học và hồ sơ đề nghị bố trí công tác).
2. Sở Nội vụ hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tuyển dụng theo quy định tại Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức và Thông tư số 02/2014/TTLT-BNV-UBDT ngày 11/9/2014 của Bộ Nội vụ, Ủy ban Dân tộc đối với người được cử đi học theo chế độ cử tuyển sau khi tốt nghiệp.
3. Thời gian người học theo chế độ cử tuyển chờ thông báo xét tuyển theo quy định tối đa là 12 tháng, kể từ ngày được công nhận tốt nghiệp. Quá thời hạn 12 tháng không nhận được thông báo xét tuyển vào vị trí việc làm thì người học theo chế độ cử tuyển không phải bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo.
Điều 8. Trường hợp phải bồi hoàn học bổng, trợ cấp học tập và chi phí đào tạo
1. Người bị kỷ luật buộc thôi học hoặc tự thôi học nhưng không có lý do chính đáng được cơ quan cử đi học chấp thuận.
2. Người không chấp hành sự phân công công tác theo Quy định này sau khi tốt nghiệp.
3. Người có thời gian làm việc sau tốt nghiệp theo vị trí việc làm do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định ít hơn hai lần thời gian được hưởng học bổng và chi phí đào tạo.
4. Người bị kỷ luật không được phân công công tác sau khi tốt nghiệp hoặc bị thôi việc trong thời gian đang chấp hành sự phân công công tác.
Điều 9. Mức bồi hoàn, cách tính bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo
1. Mức tiền bồi hoàn bao gồm học bổng chính sách cho người học và các khoản chi phí đào tạo đã được ngân sách nhà nước đài thọ. Tiền bồi hoàn được nộp vào ngân sách nhà nước.
2. Cách tính tiền bồi hoàn
a) Đối với trường hợp quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 8 Quy định này, cách tính tiền bồi hoàn được xác định như sau:
TS = (HB+CF) x n
Trong đó TS là tổng số tiền phải bồi hoàn; HB là học bổng chính sách người học được hưởng trong một năm; CF là chi phí đào tạo người học trong một năm; n là số năm mà người học đã học theo chế độ cử tuyển.
b) Đối với trường hợp quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều 8 Quy định này, cách tính tiền bồi hoàn được xác định như sau:
Trong đó T là thời gian người được cử tuyển phải chấp hành sự phân công công tác; t là thời gian làm việc người được cử tuyển đã chấp hành theo sự phân công công tác; các ký hiệu: TS, HB, CF và n xác định theo quy định tại Điểm a khoản này.
Điều 10. Phân công trách nhiệm
1. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị
a) Thông báo công khai kế hoạch cử tuyển trước 12 tháng tính đến thời gian nhận hồ sơ đăng ký cử tuyển trên phương tiện thông tin đại chúng, đảm bảo khách quan, công bằng, minh bạch.
b) Đề xuất chỉ tiêu, tổ chức tuyển chọn, đề nghị cử người đi học, chỉ đạo tổ chức xét tuyển vào vị trí việc làm và bố trí công tác sau khi tốt nghiệp cử tuyển theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
2. Sở Nội vụ
a) Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác cử tuyển.
b) Hợp đồng đào tạo với các cơ sở giáo dục để thực hiện chế độ cử tuyển và lập dự toán, cấp phát kinh phí đào tạo, cấp phát học bổng đối với học sinh, sinh viên cử tuyển đang học tại các cơ sở giáo dục.
c) Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban Dân tộc, các cơ sở giáo dục để quản lý người học theo chế độ cử tuyển trong quá trình đào tạo.
d) Tiếp nhận hồ sơ của người học theo chế độ cử tuyển tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí công tác theo đề án đã phê duyệt.
đ) Phối hợp các cơ quan, đơn vị có liên quan thu hồi tiền bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo đối với các trường hợp phải bồi hoàn theo quy định.
e) Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo kết quả thực hiện chế độ cử tuyển hàng năm với Bộ Nội vụ, Ủy ban Dân tộc, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Ban Dân tộc
Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị xác định phạm vi, mức độ của các dân tộc thiểu số.
4. Sở Giáo dục và Đào tạo
a) Cung cấp danh sách học sinh người dân tộc thiểu số sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh hàng năm về Thường trực Hội đồng Cử tuyển.
b) Thẩm định học bạ trung học phổ thông đối với người đi học diện cử tuyển.
5. Sở Tài chính
a) Bố trí kinh phí đào tạo cho người học theo chế độ cử tuyển từ nguồn sự nghiệp giáo dục và đào tạo hàng năm.
b) Thẩm định, cấp phát và hướng dẫn thanh quyết toán kinh phí thực hiện chế độ cử tuyển.
6. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh đưa các chỉ tiêu về cử tuyển vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm và hàng năm của tỉnh.
7. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội
Chủ trì phối hợp Sở Nội vụ tuyển chọn, quản lý và thực hiện các chế độ, chính sách đối với người học theo chế độ cử tuyển vào các Trường Cao đẳng Nghề và Trung cấp Nghề.
Điều 11. Điều khoản chuyển tiếp
Kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực, Sở Nội vụ chịu trách nhiệm trong việc thực hiện Chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn tỉnh. Đối với Công dân Việt Nam được Ủy ban nhân dân tỉnh cử đi học theo diện cử tuyển trước khi Quyết định này có hiệu lực thì do Sở Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
1. Những nội dung khác liên quan đến quy định về chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân nhưng không được quy định tại Quy định này thì thực hiện theo Nghị định số 134/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ Quy định chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; Nghị định số 49/2015/NĐ-CP ngày 15/5/2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 134/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ quy định chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
2. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã kiến nghị bằng văn bản gửi Sở Nội vụ để kịp thời xem xét giải quyết. Việc sửa đổi, bổ sung Quy định này do Giám đốc Sở Nội vụ đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
Nghị định 49/2015/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 134/2006/NĐ-CP về việc quy định chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân Ban hành: 15/05/2015 | Cập nhật: 20/05/2015
Quyết định 41/2008/QĐ-UBND ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Quản lý thị trường trực thuộc Sở Công thương tỉnh Lai Châu do Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu ban hành Ban hành: 31/12/2008 | Cập nhật: 16/03/2010
Quyết định 41/2008/QĐ-UBND tạm ngưng thu phí mua vé tháng qua đò, qua phà trên địa bàn tỉnh Kiên Giang Ban hành: 22/12/2008 | Cập nhật: 22/07/2013
Quyết định 41/2008/QĐ-UBND về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Thi đua Khen thưởng thuộc Sở Nội vụ tỉnh Sóc Trăng Ban hành: 31/12/2008 | Cập nhật: 01/09/2015
Quyết định 41/2008/QĐ-UBND về việc giao kế hoạch vốn Trung ương hỗ trợ đầu tư theo mục tiêu và vốn Chương trình mục tiêu Quốc gia năm 2009 do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị ban hành Ban hành: 22/12/2008 | Cập nhật: 31/12/2008
Quyết định 41/2008/QĐ-UBND Quy định về chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, giai đoạn 2009-2015 Ban hành: 18/12/2008 | Cập nhật: 11/07/2015
Quyết định 41/2008/QĐ-UBND mức thu thủy lợi phí theo Nghị định 143/2003/NĐ-CP Ban hành: 26/11/2008 | Cập nhật: 27/07/2013
Quyết định 41/2008/QĐ-UBND về công nhận quyền sử dụng đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đăng ký biến động về sử dụng đất cho các tổ chức đang sử dụng đất trên địa bàn thành phố do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Ban hành: 23/10/2008 | Cập nhật: 03/11/2008
Quyết định 41/2008/QĐ-UBND về các khu vực khi lắp đặt các trạm thu, phát sóng thông tin di động phải xin giấy phép xây dựng ở các đô thị trên địa bàn tỉnh An Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành Ban hành: 11/11/2008 | Cập nhật: 01/12/2008
Quyết định 41/2008/QĐ-UBND phát triển cà phê bền vững đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk ban hành Ban hành: 17/11/2008 | Cập nhật: 21/02/2012
Quyết định 41/2008/QĐ-UBND ban hành Quy định về quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Quảng Nam do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành Ban hành: 15/10/2008 | Cập nhật: 06/07/2010
Quyết định 41/2008/QĐ-UBND về Quy định trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành, rà soát, hệ thống hóa và kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh ĐồngTháp ban hành Ban hành: 30/09/2008 | Cập nhật: 22/09/2012
Quyết định 41/2008/QĐ-UBND quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc Ban hành: 05/09/2008 | Cập nhật: 01/09/2014
Quyết định 41/2008/QĐ-UBND quy định mức thu, quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy phép xây dựng, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở trên địa bàn tỉnh Tiền Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành Ban hành: 23/09/2008 | Cập nhật: 04/06/2010
Quyết định 41/2008/QĐ-UBND ban hành hạn mức tối thiểu tách thửa đất trên địa bàn tỉnh Hậu Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang ban hành Ban hành: 16/09/2008 | Cập nhật: 18/12/2009
Quyết định 41/2008/QĐ-UBND về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Hải Dương Ban hành: 29/08/2008 | Cập nhật: 26/07/2013
Quyết định 41/2008/QĐ-UBND ban hành lệ phí chứng minh nhân dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai do Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành Ban hành: 16/09/2008 | Cập nhật: 20/03/2010
Quyết định 41/2008/QĐ-UBND về không thu phí dự thi, dự tuyển vào Trường trung học cơ sở, trung học phổ thông Ban hành: 11/08/2008 | Cập nhật: 14/09/2017
Quyết định 41/2008/QĐ-UBND ban hành Quy chế Tổ chức và hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Nghệ An Ban hành: 05/08/2008 | Cập nhật: 26/07/2013
Quyết định 41/2008/QĐ-UBND về chế độ công tác phí trong nước, chi tổ chức hội nghị đối với cơ quan, đơn vị có sử dụng ngân sách nhà nước do tỉnh Bình Dương ban hành Ban hành: 18/08/2008 | Cập nhật: 07/03/2013
Quyết định 41/2008/QĐ-UBND về Quy chế bảo vệ bí mật Nhà nước tỉnh Lâm Đồng Ban hành: 16/09/2008 | Cập nhật: 23/04/2014
Quyết định 41/2008/QĐ-UBND về định mức sử dụng nhiên liệu và dầu mỡ phụ do tỉnh Kon Tum ban hành Ban hành: 09/09/2008 | Cập nhật: 10/04/2013
Quyết định 41/2008/QĐ-UBND về cử tuyển học sinh dân tộc thiểu số, học sinh người Kinh ở những xã đặc biệt khó khăn đi học đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp trong hệ thống giáo dục quốc dân do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành Ban hành: 04/08/2008 | Cập nhật: 30/08/2008
Quyết định 41/2008/QĐ-UBND về đề án xây dựng Đà Nẵng - thành phố môi trường do Ủy ban nhân dân Thành phố Đà Nẵng ban hành Ban hành: 21/08/2008 | Cập nhật: 20/01/2014
Quyết định 41/2008/QĐ-UBND về mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên do Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên ban hành Ban hành: 31/07/2008 | Cập nhật: 11/05/2010
Quyết định 41/2008/QĐ-UBND công bố bảng giá nhân công, hệ số điều chỉnh chi phí nhân công và chi phí máy thi công cho các công trình duy tu đường, hè phố, tổ chức giao thông và hoàn trả kết cấu mặt đường sau khi cải tạo công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng vốn nhà nước do Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội quản lý do Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành Ban hành: 27/06/2008 | Cập nhật: 04/07/2008
Quyết định 41/2008/QĐ-UBND về chế độ phụ cấp cho cán bộ, viên chức tại trung tâm giáo dục - lao động xã hội, trung tâm hướng nghiệp dạy nghề và giải quyết việc làm Ban hành: 10/07/2008 | Cập nhật: 25/07/2013
Quyết định 41/2008/QĐ-UBND bổ sung bảng giá tối thiểu các loại xe hai bánh gắn máy nhập khẩu và xe đã qua sử dụng kèm theo Quyết định 39/2007/QĐ-UBND do Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành Ban hành: 08/07/2008 | Cập nhật: 30/12/2009
Quyết định 41/2008/QĐ-UBND Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Đồng Nai Ban hành: 20/06/2008 | Cập nhật: 28/11/2014
Quyết định 41/2008/QĐ-UBND về việc tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận - huyện do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Ban hành: 20/05/2008 | Cập nhật: 24/05/2008
Quyết định 41/2008/QĐ-UBND quy định về tổ chức, chế độ phụ cấp và trang bị đối với lực lượng Bảo vệ dân phố Ban hành: 06/06/2008 | Cập nhật: 17/07/2013
Quyết định 41/2008/QĐ-UBND ban hành Quy định về trình tự, thủ tục giải quyết hồ sơ hành chính trong các lĩnh vực đất đai, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước và môi trường theo cơ chế “một cửa” trên địa bàn tỉnh Bình Thuận do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành Ban hành: 09/05/2008 | Cập nhật: 26/12/2009
Quyết định 41/2008/QĐ-UBND thành lập cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ Ban hành: 29/04/2008 | Cập nhật: 18/01/2013
Quyết định 41/2008/QĐ-UBND quy định cơ cấu các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi Ban hành: 31/03/2008 | Cập nhật: 09/07/2015
Nghị định 134/2006/NĐ-CP quy định chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân Ban hành: 14/11/2006 | Cập nhật: 22/11/2006