Quyết định 5514/QĐ-UBND năm 2019 về Quy chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong công tác thanh tra đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Số hiệu: | 5514/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thành phố Đà Nẵng | Người ký: | Huỳnh Đức Thơ |
Ngày ban hành: | 04/12/2019 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, hợp tác xã, Xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5514/QĐ-UBND |
Đà Nẵng, ngày 04 tháng 12 năm 2019 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Thanh tra ngày 15 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Thông tư số 01/2014/TT-TTCP ngày 23 tháng 4 năm 2014 của Tổng Thanh tra Chính phủ quy định việc xây dựng, phê duyệt định hướng chương trình thanh tra, kế hoạch thanh tra;
Căn cứ Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 17 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp;
Theo đề nghị của Chánh Thanh tra thành phố tại Tờ trình số 771/TTr-TTTP ngày 21 tháng 10 năm 2019,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong công tác thanh tra đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Chủ tịch UBND các quận, huyện; thủ trưởng các cơ quan, đơn vị: Công an thành phố Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố, Bảo hiểm xã hội thành phố, Cục Quản lý thị trường, Cục thuế, Cục Hải quan, Kho bạc Nhà nước Đà Nẵng, Cục Thống kê Ngân hàng Nhà nước thành phố, Cảng vụ Hàng không Miền Trung, Cảng vụ Hàng hải Đã Nẵng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHỐI HỢP GIỮA CÁC CƠ QUAN CHỨC NĂNG TRONG CÔNG TÁC THANH TRA ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 5514/QĐ-UBND ngày 04 tháng 12 năm 2019 của UBND thành phố Đà Nẵng)
Quy chế này quy định những nguyên tắc, nội dung, trách nhiệm và quan hệ phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố UBND các quận, huyện và các cơ quan quản lý chuyên ngành, lĩnh vực được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc cơ quan quản lý nhà nước cấp Trung ương đặt tại thành phố Đà Nẵng trong việc xây dựng kế hoạch thanh tra và triển khai thanh tra hàng năm đối với các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
1. Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố;
2. UBND các quận, huyện;
3. Cơ quan quản lý chuyên ngành, lĩnh vực thuộc cơ quan quản lý nhà nước cấp Trung ương đặt tại thành phố Đà Nẵng, gồm: Công an thành phố, Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố, Bảo hiểm xã hội thành phố, Cục Quản lý thị trường, Cục Thuế, Cục Hải quan, Kho bạc Nhà nước Đà Nẵng, Cục Thống kê, Ngân hàng Nhà nước thành phố, Cảng vụ Hàng không Miền Trung, Cảng vụ Hàng hải Đà Nẵng.
1. Thanh tra với doanh nghiệp là việc xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục được quy định tại Luật Thanh tra và các văn bản pháp luật khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện pháp luật, chính sách, quyền hạn, nghĩa vụ của doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức có liên quan.
2. Phối hợp trong hoạt động thanh tra doanh nghiệp là việc các cơ quan đơn vị thuộc đối tượng áp dụng của Quy chế này sử dụng các hình thức như trao đổi, tham khảo thông tin bằng văn bản hoặc thông qua hệ thống cơ sở dữ liệu, thỏa thuận, thống nhất ý kiến trong quá trình xây dựng kế hoạch thanh tra và triển khai công tác thanh tra nhằm hạn chế tình trạng thanh tra quá 01 lần/năm đối với doanh nghiệp.
1. Thực hiện công tác phối hợp đảm bảo hoạt động bình thường, không ảnh hưởng sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; kịp thời phát hiện, xử lý những doanh nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác thanh tra; nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo môi trường thuận lợi trong đầu tư kinh doanh, bình đẳng cho mọi doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thành phố.
2. Hạn chế việc chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra doanh nghiệp trên địa bàn thành phố theo Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 17/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp.
1. Việc phối hợp trong xây dựng, phê duyệt kế hoạch thanh tra và triển khai công tác thanh tra doanh nghiệp phải bảo đảm tính khách quan, công khai, dân chủ, kịp thời, đúng trình tự thủ tục, giảm thiểu đến mức tối đa sự chồng chéo trùng lặp, gây phiền hà, cản trở hoạt động bình thường của doanh nghiệp.
2. Khi xây dựng, phê duyệt kế hoạch thanh tra hàng năm không để xảy ra tình trạng thanh tra quá 01 lần/năm đối với doanh nghiệp, trừ trường hợp thanh tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật rõ ràng; thanh tra chuyên đề đột xuất theo chỉ đạo bằng văn bản của Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ; thanh tra theo đơn thư tố cáo đối với doanh nghiệp; thanh tra theo chính yêu cầu của doanh nghiệp.
3. Việc phối hợp phải trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao; tuân thủ các quy định của Quy chế này và quy định của pháp luật có liên quan.
NỘI DUNG PHỐI HỢP TRONG CÔNG TÁC THANH TRA ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
Điều 6. Trách nhiệm của Thanh tra thành phố
1. Là cơ quan đầu mối trong việc rà soát, xử lý chồng chéo, trùng lặp trong kế hoạch thanh tra doanh nghiệp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra.
2. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về công tác thanh tra và Quy định sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ cho việc xây dựng kế hoạch thanh tra và triển khai công tác thanh tra nhằm phối hợp trong công tác xử lý trùng lặp, chồng chéo trong công tác thanh tra doanh nghiệp.
Điều 7. Trách nhiệm của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố và UBND các quận, huyện
1. Xây dựng, phê duyệt, điều chỉnh, xử lý chồng chéo kế hoạch thanh tra đảm bảo theo đúng quy định của Thông tư số 01/2014/TT-TTCP ngày 23/4/2014 của Tổng Thanh tra Chính phủ quy định việc xây dựng, phê duyệt định hướng chương trình thanh tra, kế hoạch thanh tra.
2. Cập nhật, sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu công tác thanh tra nhằm phối hợp trong công tác xử lý trùng lặp, chồng chéo trong công tác thanh tra doanh nghiệp.
- Đối chiếu với kế hoạch thanh tra của các cơ quan chức năng khác trên địa bàn xây dựng kế hoạch thanh tra của mình để giảm thiểu trùng lặp; gửi cho Thanh tra thành phố kế hoạch thanh tra doanh nghiệp năm sau liền kề đã được cấp trên phê duyệt; phối hợp với các cơ quan, đơn vị có chức năng thanh tra doanh nghiệp trên địa bàn thành phố trong công tác thanh tra nhằm thực hiện có hiệu quả chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 17/5/2017 về việc chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp.
2. Cập nhật, sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu về công tác thanh tra nhằm phối hợp trong công tác xử lý trùng lặp, chồng chéo trong hoạt động thanh tra doanh nghiệp.
Điều 9. Phương thức phối hợp trong xây dựng kế hoạch thanh tra
1. Căn cứ định hướng xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm của Thanh tra Chính phủ và hướng dẫn của Thanh tra thành phố, các cơ quan thanh tra quận, huyện thanh tra sở trên địa bàn thành phố gửi dự thảo kế hoạch thanh tra và danh sách đối tượng được thanh tra về Thanh tra thành phố qua việc cập nhật vào hệ thống cơ sở dữ liệu về công tác thanh tra để rà soát, xử lý chồng chéo trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày kế hoạch thanh tra được cấp có thẩm quyền phê duyệt, tất cả các cơ quan, đơn vị thực hiện Quy chế này nhập dữ liệu về kế hoạch thanh tra của đơn vị mình vào hệ thống cơ sở dữ liệu về công tác thanh tra, đồng thời gửi cho Thanh tra thành phố Quyết định phê duyệt kế hoạch thanh tra hoặc điều chỉnh kế hoạch thanh tra đã được phê duyệt.
3. Sau khi các đơn vị nhập kế hoạch thanh tra đã được phê duyệt lên hệ thống cơ sở dữ liệu, Thanh tra thành phố tiến hành rà soát. Nếu có chồng chéo, trùng lặp trong kế hoạch thanh tra thì thông báo bằng văn bản cho các cơ quan, đơn vị có kế hoạch thanh tra bị trùng lặp để xử lý. Việc xử lý trùng lặp được thực hiện theo các nguyên tắc quy định tại Điều 10 Quy chế này.
4. Các cơ quan, đơn vị trong quá trình xây dựng kế hoạch trao đổi thông tin hoặc truy cập vào hệ thống cơ sở dữ liệu để tham khảo kế hoạch thanh tra của các đơn đã có trên hệ thống nhằm rà soát, hạn chế việc trùng lặp đối tượng trong kế hoạch thanh tra.
5. Sau khi tiến hành thanh tra theo kế hoạch hoặc đột xuất, các cơ quan, đơn vị cập nhật kết quả thanh tra vào hệ thống cơ sở dữ liệu về công tác thanh tra để tiếp tục xử lý nội dung trùng lặp với các đoàn theo kế hoạch chưa triển khai.
Điều 10. Nguyên tắc xử lý trùng lặp hoạt động thanh tra doanh nghiệp
Khi có sự chồng chéo, trùng lặp trong kế hoạch thanh tra, các cơ quan, đơn vị phối hợp dựa trên thứ tự ưu tiên các nguyên tắc sau:
1. Xử lý chồng chéo, trùng lặp theo quy định tại Điều 13 Thông tư số 01/2014/TT-TTCP ngày 23/4/2014 của Tổng Thanh tra Chính phủ quy định việc xây dựng, phê duyệt định hướng chương trình thanh tra, kế hoạch thanh tra.
2. Trong trường hợp việc xử lý chồng chéo, trùng lặp không áp dụng được quy định tại Điều 13 Thông tư số 01/2014/TT-TTCP ngày 23/4/2014 của Tổng Thanh tra Chính phủ thì các cơ quan, đơn vị tự trao đổi, thỏa thuận để lựa chọn cơ quan, đơn vị sẽ tiến hành thanh tra đối với doanh nghiệp khi bị trùng lặp về thời gian, về nội dung, đối tượng theo kế hoạch.
3. Trong trường hợp các cơ quan, đơn vị không tự thỏa thuận thì áp dụng theo nguyên tắc: Cơ quan, đơn vị cập nhật kế hoạch thanh tra lên hệ thống cơ sở dữ liệu về công tác thanh tra sớm hơn thì được ưu tiên tiến hành thanh tra đối với doanh nghiệp bị trùng lặp theo kế hoạch.
1. Thanh tra thành phố có trách nhiệm chủ trì, theo dõi, kiểm tra, phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn thực hiện Quy chế.
2. Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố, UBND các quận, huyện, các cơ quan quản lý chuyên ngành, lĩnh vực thuộc cơ quan quản lý nhà nước cấp Trung ương trên địa bàn thành phố có trách nhiệm phối hợp với Thanh tra thành phố triển khai thực hiện Quy chế này.
Điều 12. Điều khoản sửa đổi, bổ sung
Trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh vướng mắc, các cơ quan, tổ chức cá nhân phản ánh kịp thời về Thanh tra thành phố để nghiên cứu, đề xuất UBND thành phố xem xét, quyết định./.
Chỉ thị 20/CT-TTg năm 2020 về tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2020-2025 Ban hành: 07/05/2020 | Cập nhật: 07/05/2020
Chỉ thị 20/CT-TTg năm 2019 về lập kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 Ban hành: 29/07/2019 | Cập nhật: 30/07/2019
Chỉ thị 20/CT-TTg năm 2018 về tăng cường cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành và cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh Ban hành: 13/07/2018 | Cập nhật: 16/07/2018
Chỉ thị 20/CT-TTg năm 2017 về chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp Ban hành: 17/05/2017 | Cập nhật: 18/05/2017
Chỉ thị 20/CT-TTg năm 2016 về tăng cường thực hiện giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn và giảm thiểu tai nạn bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh Ban hành: 01/06/2016 | Cập nhật: 02/06/2016
Chỉ thị 20/CT-TTg năm 2015 về tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng và quản lý đất đai các dự án ven biển Ban hành: 27/07/2015 | Cập nhật: 27/07/2015
Chỉ thị 20/CT-TTg năm 2014 ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất kinh doanh tôm có chứa tạp chất Ban hành: 01/08/2014 | Cập nhật: 01/08/2014
Thông tư 01/2014/TT-TTCP quy định việc xây dựng, phê duyệt định hướng chương trình thanh tra, kế hoạch thanh tra Ban hành: 23/04/2014 | Cập nhật: 29/04/2014
Chỉ thị 20/CT-TTg năm 2013 tăng cường thực hiện giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn tai nạn giao thông hàng hải và đường thủy nội địa Ban hành: 03/10/2013 | Cập nhật: 04/10/2013