Quyết định 529/QĐ-UBND năm 2011 quy định về một số định mức chi phục vụ hoạt động tham vấn ý kiến nhân dân của Hội đồng nhân dân
Số hiệu: 529/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bình Thuận Người ký: Lê Tiến Phương
Ngày ban hành: 24/02/2011 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Tài chính, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 529/QĐ-UBND

Bình Thuận, ngày 24 tháng 02 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ MỘT SỐ ĐỊNH MỨC CHI PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG  THAM VẤN Ý KIẾN NHÂN DÂN CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị quyết số 773/2009/NQ-UBTVQH12 ngày 31/3/2009 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành quy định về một số chi tiêu tài chính phục vụ hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, các cơ quan trực thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các Đoàn Đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội;

Căn cứ Thông tư số 120/2007/TT-BTC ngày 15/10/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiệc các cuộc điều tra từ nguồn vốn sự nghiệp của ngân sách Nhà nước; Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06/7/2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập;

Căn cứ Quyết định số 48/2010/QĐ-UBND ngày 25/11/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức hội nghị đối với các cơ quan Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Bình Thuận;

Trên cơ sở hướng dẫn nội dung chi hoạt động tham vấn ý kiến nhân dân của Ban Quản lý dự án "Tăng cường năng lực cho các cơ quan đại diện tại Việt Nam -UNDP 00049114" - Văn phòng Quốc hội đã triển khai thí điểm tại tỉnh Bình Thuận trong năm 2009 - 2010;

Thực hiện Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh về Chương trình xây dựng Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Thuận hàng năm có liên quan đến việc tổ chức tham vấn ý kiến nhân dân;

Xét đề nghị của Sở Tài chính và Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh tại Công văn số 602/LT-STC-VP.ĐĐBQH&HĐ ngày 17/02/2011,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này quy định về định mức chi hoạt động tham vấn ý kiến nhân dân của Hội đồng nhân dân tỉnh.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Chánh Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh, thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

CHỦ TỊCH




Lê Tiến Phương

 

QUY ĐỊNH

VỀ ĐỊNH MỨC CHI PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG THAM VẤN Ý KIẾN NHÂN DÂN CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 529/QĐ-UBND ngày 24/02/2011  của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Quy định này quy định về mức chi phục vụ hoạt động tham vấn ý kiến nhân dân của Hội đồng nhân dân tỉnh. Các nội dung chi khác phục vụ hoạt động tham vấn ý kiến nhân dân của Hội đồng nhân dân tỉnh không nêu trong Quy định này được thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước.

Điều 2. Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và các đại biểu đại diện các cơ quan, đơn vị được Hội đồng nhân dân tỉnh, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh mời tham dự các hoạt động tham vấn ý kiến nhân dân theo kế hoạch được duyệt được Hội đồng nhân dân tỉnh thanh toán tiền công tác phí, hội nghị phí từ kinh phí của Hội đồng nhân dân tỉnh.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 3. Về chi xây dựng, kế hoạch tham vấn:

Tùy theo quy mô, tính chất, khối lượng các chỉ tiêu công việc, công cụ thực hiện tham vấn ý kiến nhân dân (từ tổng quát đến chi tiết) theo mức chi như sau: 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng/kế hoạch.

Điều 4. Về mức chi lập mẫu phiếu lấy ý kiến (điều tra xã hội học); bảng câu hỏi tham vấn: 500.000 đồng/mẫu phiếu, bảng hỏi.

Điều 5. Về chi hội nghị tập huấn:

- Chi người chủ trì hội nghị : 200.000 đồng/người/ngày;

- Chi đại biểu tham dự : 70.000 đồng/người/ngày;

- Chi tiền nước uống và giải khát giữa giờ : 30.000 đồng/02 buổi/người;

- Chi thuê giảng viên tập huấn:

+ Trung ương: theo hợp đồng với chuyên gia; + Địa phương: 400.000 đồng/người/buổi.

- Chi tiền vé máy bay, tàu xe, phòng nghỉ cho giảng viên Trung ương và địa phương, đại biểu, chế độ công tác phí cho đại biểu được mời tham dự tập huấn thực hiện theo quy định chế độ công tác phí, chế độ tổ chức hội nghị đối với các cơ quan Nhà nước;

- Chi phục vụ gián tiếp (lái xe, phục vụ…): 50.000 đồng/người/ngày;

- Chi biên soạn tài liệu tập huấn: từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng/tài liệu (tùy theo nội dung tài liệu).

Điều 6. Về chi hội nghị lấy ý kiến cử tri theo chuyên đề, họp ban chỉ đạo, họp lấy ý kiến các chuyên gia các ngành có liên quan đến nội dung tham vấn ý kiến nhân dân; họp tổng kết tham vấn mức chi như sau:

- Chi người chủ trì hội nghị: 200.000 đồng/người/ngày;

- Chi đại biểu tham dự: 70.000 đồng/người/ngày;

- Chi hỗ trợ cho mỗi điểm tổ chức tham vấn (huyện, thị, xã…) nhằm trang trải các chi phí cần thiết như trang trí, thuê địa điểm, bảo vệ, nước uống và các khoản chi phí khác: từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng/địa điểm (tùy từng nơi);

- Chi biên soạn tài liệu,

viết báo cáo tổng hợp ý kiến : 300.000 đồng/báo cáo;

- Chi báo cáo tham luận : 200.000 đồng/báo cáo;

- Chi phục vụ gián tiếp (lái xe, phục vụ…): 50.000 đồng/người/ngày;

- Chi tiền nước uống và giải khát giữa giờ: 30.000 đồng/2 buổi/người;

- Chi cho đối tượng cung cấp thông tin, tự điền phiếu lấy ý kiến (điều tra

xã hội học): 20.000 đồng/phiếu;

- Chi xử lý tổng hợp phiếu lấy ý kiến (điều tra xã hội học): 10.000

đồng/phiếu;

- Chi bồi dưỡng cho các hướng dẫn viên giúp người dân (là đồng bào dân tộc thiểu số không có khả năng tự điền ý kiến của mình vào phiếu lấy ý kiến) hiểu và cho ý kiến vào phiếu lấy ý kiến: 5.000 đồng/phiếu điều tra.

Điều 7. Về chi tổ chức đoàn khảo sát thực tế tại các điểm được chọn tham vấn:

- Chi thành viên tham dự cuộc khảo sát; chi phục vụ gián tiếp (lái xe, phục vụ…): tính theo chế độ công tác phí hiện hành;

- Chi cho đại biểu được mời dự họp để làm việc với đoàn khảo sát: 70.000 đồng/người/ngày;

- Chi hỗ trợ cho mỗi điểm tổ chức khảo sát (huyện, thị, xã...) nhằm trang trải các chi phí cần thiết như trang trí, thuê địa điểm, bảo vệ, nước uống và các khoản chi phí khác: từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng/địa điểm (tùy từng nơi);

- Chi tiền nước uống và giải khát giữa giờ : 30.000 đồng/2 buổi/người;

- Chi viết báo cáo tổng hợp khảo sát : 300.000 đồng/báo cáo.

Điều 8. Về chi cho công tác thông tin, tuyên truyền: trên báo, đài phát thanh truyền hình, trang web Hội đồng nhân dân và Đại biểu Quốc hội tỉnh mức chi như sau:

- Chi bài viết đăng trên báo; trên sóng phát thanh và truyền hình tuyên truyền về hoạt động tham vấn: chi theo hợp đồng phát sinh công việc;

- Chi cho bài đăng trên trang web Hội đồng nhân dân và Đại biểu Quốc hội tỉnh: 300.000 đồng/bài viết;

- Chi viết báo cáo tổng hợp ý kiến đóng góp của nhân dân qua phương tiện thông tin đại chúng: 300.000 đồng/báo cáo.

Điều 9. Về chi hội nghị lấy ý kiến các bên có liên quan đến hoạt động tham vấn ý kiến nhân dân mức chi như sau:

- Chi cho người chủ trì : 200.000 đồng/người/ngày;

- Chi đại biểu tham dự : 70.000 đồng/người/ngày;

- Chi viết báo cáo tổng hợp ý kiến : 200.000 đồng/báo cáo;

- Chi báo cáo tham luận : 300.000 đồng/báo cáo;

- Chi phục vụ gián tiếp (lái xe, phục vụ…) : 50.000 đồng/người/ngày;

- Chi tiền nước uống và giải khát giữa giờ : 30.000 đồng/2 buổi/người.

Điều 10. Về chi viết báo cáo tổng hợp kết quả tham vấn ý kiến nhân dân: Tùy theo tính chất, quy mô của một cuộc tham vấn ý kiến nhân dân của Hội đồng nhân dân tỉnh, mức chi báo cáo tổng hợp kết quả tham vấn ý kiến nhân dân từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng/báo cáo.

Điều 11. Các khoản chi trực tiếp công tác tham vấn ý kiến nhân dân như: văn phòng phẩm, in ấn tài liệu, tiền thuê hội trường, trang trí, làm ngoài giờ, và chi khác mức chi các khoản trên theo quy định hiện hành của Nhà nước và căn cứ vào hóa đơn, chứng từ chi tiêu hợp pháp từ nguồn kinh phí Hội đồng nhân dân tỉnh.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 12. Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh chịu trách nhiệm triển khai thực hiện Quy định này.

Điều 13. Các định mức chi phục vụ hoạt động tham vấn ý kiến nhân dân của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định tại Quy định này được áp dụng từ ngày 15/02/2011.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ảnh về Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Tài chính) để được hướng dẫn thực hiện./.