Thông tư 120/2007/TT-BTC hướng dẫn quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra từ nguồn vốn sự nghiệp của Ngân sách Nhà nước
Số hiệu: | 120/2007/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Đỗ Hoàng Anh Tuấn |
Ngày ban hành: | 15/10/2007 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | 01/11/2007 | Số công báo: | Từ số 752 đến số 753 |
Lĩnh vực: | Tài chính, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 120/2007/TT-BTC |
Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2007 |
THÔNG TƯ
Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 10/06/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật ngân sách Nhà nước;
Để quản lý, sử dụng nguồn kinh phí điều tra từ ngân sách nhà nước đúng mục đích, có hiệu quả; Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra từ nguồn vốn sự nghiệp của ngân sách nhà nước như sau:
1. Thông tư này áp dụng đối với các cuộc điều tra (thường xuyên và không thường xuyên) được bố trí từ nguồn vốn sự nghiệp của ngân sách nhà nước, được cấp có thẩm quyền giao trong dự toán hàng năm của các Bộ, ngành và địa phương.
2. Đối với các cuộc điều tra được bố trí từ nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản, các cuộc Tổng điều tra do Thủ tướng Chính phủ quyết định, các cuộc điều tra bố trí từ kinh phí sự nghiệp môi trường, kinh phí đo đạc bản đồ và quản lý đất đai được thực hiện theo các văn bản hướng dẫn riêng, không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này.
1. Chi xây dựng phương án điều tra:
Tuỳ theo quy mô, tính chất, khối lượng các chỉ tiêu của cuộc điều tra, đơn vị được chi cho xây dựng phương án điều tra (từ tổng quát đến chi tiết) được chủ dự án chấp thuận theo khung mức chi sau:
- Đề cương tổng quát: từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng/đề cương;
- Đề cương chi tiết: từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng/đề cương.
2. Chi lập mẫu phiếu điều tra được chủ dự án chấp thuận:
- Đến 30 chỉ tiêu: 500.000 đồng/phiếu.
- Trên 30 chỉ tiêu: 1.000.000 đồng/phiếu.
3. Hội thảo nghiệp vụ, lấy ý kiến chuyên gia các ngành liên quan (nếu có), nghiệm thu về phương án điều tra, nội dung phiếu điều tra, báo cáo kết quả điều tra: mức chi cho từng thành viên quy định như sau:
- Người chủ trì: 200.000 đồng/buổi.
- Thư ký hội thảo: 150.000 đồng/buổi.
- Đại biểu được mời tham dự: 70.000 đồng/buổi.
- Nhận xét, đánh giá của phản biện (nếu có): 400.000 đồng/bài viết.
- Nhận xét, đánh giá của uỷ viên hội đồng (nếu có): 250.000 đồng/bài viết.
4. In ấn tài liệu hướng dẫn, phiếu điều tra, biểu mẫu phục vụ điều tra, kết quả điều tra, xuất bản ấn phẩm điều tra (nếu có): việc in ấn tài liệu điều tra thực hiện theo hợp đồng với cơ quan in và thực hiện cơ chế đấu thầu đối với những khoản chi đủ điều kiện theo quy định về pháp luật đấu thầu. Số lượng tài liệu in đủ để phục vụ cho các đối tượng tham gia cuộc điều tra và đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý.
5. Chi công tác phí và tập huấn nghiệp vụ điều tra:
- Chi công tác phí cho cán bộ hưởng lương ngân sách nhà nước tham gia điều tra, phúc tra, kiểm tra.
- Các cuộc điều tra (nếu cần thiết) được tổ chức tập huấn phương pháp kỹ năng điều tra cho các điều tra viên.
Nội dung và mức chi công tác phí và tập huấn nghiệp vụ điều tra thực hiện theo Thông tư số 23/2007/TT-BTC ngày 21/03/2007 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.
6. Chi phí vận chuyển tài liệu điều tra (nếu có), thuê xe cho cán bộ, điều tra viên đi thực địa để điều tra: Mức chi theo giá cước vận chuyển hoặc hợp đồng vận chuyển thực tế.
7. Chi công điều tra:
- Thuê điều tra viên, người phiên dịch tiếng dân tộc kiêm dẫn đường (đối với trường hợp phải thuê ngoài): Mức tiền công 1 người/ngày tối đa không quá 200% mức lương tối thiểu chung, tính theo lương ngày do Nhà nước quy định cho khu vực quản lý hành chính tại thời điểm tiến hành điều tra.
Ví dụ: Mức lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định là 450.000 đồng Mức tiền công tối đa 1 người/ngày là: 450.000 đồng : 22 ngày x 200%.
- Thuê người dẫn đường (không phải phiên dịch): khoản chi này chỉ áp dụng cho các địa bàn điều tra thuộc vùng núi cao, vùng sâu cần có người địa phương dẫn đường cho điều tra viên. Mức tiền công 1 người/ngày tối đa không quá 130% mức lương tối thiểu chung tính theo lương ngày do Nhà nước quy định cho khu vực quản lý hành chính tại thời điểm tiến hành điều tra; (Ví dụ: 450.000 đồng : 22 ngày x 130%).
8. Chi cho đối tượng cung cấp thông tin, tự điền phiếu điều tra, tuỳ theo các chỉ tiêu trong phiếu điều tra, chủ dự án điều tra quyết định chi trả cho từng cuộc điều tra cụ thể như sau:
- Chi cho cá nhân: đến 30 chỉ tiêu là 20.000 đồng/phiếu; trên 30 chỉ tiêu là 30.000 đồng/phiếu.
- Chi cho tổ chức: đến 30 chỉ tiêu là 50.000 đồng/phiếu; trên 30 chỉ tiêu là 70.000 đồng/phiếu.
9. Chi xử lý kết quả điều tra gồm: xây dựng phần mềm tin học để xử lý, nhập số liệu, tổng hợp số liệu kết quả điều tra. Nội dung và mức chi được thực hiện theo quy định hiện hành về hướng dẫn mức chi tạo lập tin điện tử thuộc công nghệ thông tin và các quy định hiện hành về công nghệ thông tin, xây dựng và quản lý hệ cơ sở dữ liệu. Trường hợp phải thuê cơ quan bên ngoài tổng hợp số liệu thì phải ký hợp đồng và đảm bảo thủ tục hợp đồng theo quy định của Nhà nước.
10. Chi thuê chuyên gia phân tích, đánh giá kết quả điều tra tối đa là 400.000 đồng/báo cáo (số lượng chuyên gia do cấp có thẩm quyền quyết định, nhưng tối đa không quá 3 chuyên gia cho một dự án điều tra).
11. Chi viết báo cáo kết quả điều tra (bao gồm tổng hợp số liệu, phân tích số liệu điều tra): tuỳ theo tính chất, quy mô của cuộc điều tra, chủ dự án điều tra quyết định chi trả trong khung mức chi từ 5.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng/báo cáo (gồm báo cáo chính và báo cáo tóm tắt). Trường hợp thực hiện báo cáo phân tích theo chuyên đề, mức chi từ 2.000.000 đến 3.000.000 đồng/chuyên đề nhưng tổng chi cho các báo cáo chuyên đề và tổng hợp không quá 12.000.000 đồng/cuộc điều tra.
12. Chi công bố kết quả điều tra: các cuộc điều tra quy mô lớn được chi cho công bố kết quả điều tra trên các phương tiện thông tin đại chúng, báo cáo các cơ quan chức năng hoặc tổ chức hội nghị để công bố. Nội dung và mức chi thực hiện theo Thông tư số 23/2007/TT-BTC ngày 21/03/2007 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.
13. Các khoản chi khác liên quan trực tiếp đến công tác điều tra như:
- Văn phòng phẩm, thông tin liên lạc, tuyên truyền: mức chi căn cứ vào hoá đơn, chứng từ chi tiêu hợp pháp.
- Dịch tài liệu, biên soạn tài liệu nước ngoài phục vụ điều tra; làm ngoài giờ, chi khác: mức chi theo các quy định hiện hành của Nhà nước.
III. LẬP DỰ TOÁN VÀ QUYẾT TOÁN KINH PHÍ ĐIỀU TRA
1. Lập dự toán kinh phí cho các cuộc điều tra: Trên cơ sở các quyết định điều tra được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đơn vị được giao nhiệm vụ điều tra phải xây dựng dự toán kinh phí từng cuộc điều tra trong dự toán chi ngân sách nhà nước của đơn vị, gửi cơ quan chủ quản tổng hợp gửi cơ quan tài chính cùng với thời điểm xây dựng dự toán chi ngân sách hàng năm để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Căn cứ dự toán kinh phí được giao, dự toán điều tra được cấp có thẩm quyền phê duyệt, các đơn vị trực tiếp sử dụng kinh phí điều tra phân bổ dự toán cùng với dự toán chi thường xuyên gửi cơ quản chủ quản tổng hợp gửi Bộ Tài chính để thẩm tra trước ngày 31/12 hàng năm. Sau khi được Bộ Tài chính thống nhất bằng văn bản, các cơ quan chủ quản có quyết định giao dự toán ngân sách cho đơn vị gửi cơ quan tài chính, Kho bạc nhà nước nơi giao dịch để phối hợp thực hiện.
3. Việc sử dụng và quyết toán kinh phí các cuộc điều tra thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.
Trường hợp phải thuê các đơn vị bên ngoài điều tra thì cơ quan chủ trì thực hiện điều tra ký hợp đồng điều tra. Chứng từ làm căn cứ thanh, quyết toán được lưu tại cơ quan chủ trì điều tra gồm: Hợp đồng thực hiện nhiệm vụ (kèm theo dự toán chi tiết được cơ quan chủ trì điều tra phê duyệt), biên bản nghiệm thu công việc, biên bản thanh lý hợp đồng, uỷ nhiệm chi hoặc phiếu chi và các tài liệu có liên quan khác. Các chứng từ chi tiêu cụ thể do cơ quan trực tiếp thực hiện điều tra lưu giữ theo quy định hiện hành.
Cuối năm, đơn vị tổng hợp quyết toán kinh phí điều tra vào quyết toán ngân sách hàng năm của cơ quan, đơn vị và báo cáo tình hình thực hiện dự án, tình hình sử dụng kinh phí điều tra với cơ quan chủ quản cấp trên, cơ quan Tài chính. Cơ quan chủ quản cấp trên thực hiện nghiệm thu kết quả toàn bộ cuộc điều tra hoặc nghiệm thu kết quả giai đoạn (đối với những cuộc điều tra thực hiện trong nhiều năm), thông báo kết quả cho cơ quan Tài chính cùng cấp để làm căn cứ duyệt quyết toán kinh phí điều tra và dự toán kinh phí năm tiếp theo (nếu có). Cuối năm, trường hợp cuộc điều tra chưa kết thúc theo kế hoạch đã được duyệt, được chuyển số dư dự toán và số dư tạm ứng sang năm sau sử dụng và quyết toán; trường hợp cuộc điều tra đã kết thúc, kinh phí không sử dụng hết, đơn vị phải nộp vào ngân sách Nhà nước.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Thông tư số 114/2000/TT-BTC ngày 27/11/2000 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý kinh phí chi các cuộc điều tra thuộc nguồn vốn sự nghiệp từ ngân sách nhà nước và Thông tư số 65/2003/TT/BTC ngày 02/07/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý kinh phí chi cho các cuộc Điều tra Thống kê thuộc nguồn vốn từ ngân sách nhà nước.
2. Căn cứ vào tình hình thực tế và trong phạm vi mức chi của Thông tư này, các Bộ, cơ quan trung ương, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành các mức chi cụ thể để thực hiện thống nhất trong phạm vi Bộ, cơ quan trung ương, địa phương.
3. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
Thông tư 23/2007/TT-BTC quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập Ban hành: 21/03/2007 | Cập nhật: 13/04/2007
Thông tư 114/2000/TT-BTC hướng dẫn quản lý kinh phí chi các cuộc điều tra thuộc nguồn vốn sự nghiệp từ Ngân sách Nhà nước Ban hành: 27/11/2000 | Cập nhật: 16/06/2012