Quyết định 469/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cập nhật kiến thức khoa học, kỹ năng sản xuất nông nghiệp, kiến thức kinh tế thị trường, hội nhập cho lao động nông thôn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2017-2020
Số hiệu: 469/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi Người ký: Trần Ngọc Căng
Ngày ban hành: 20/03/2017 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Nông nghiệp, nông thôn, Lao động, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

Số: 469/QĐ-UBND

Quảng Ngãi, ngày 20 tháng 3 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CẬP NHẬT KIẾN THỨC KHOA HỌC, KỸ NĂNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP, KIẾN THỨC KINH TẾ THỊ TRƯỜNG, HỘI NHẬP CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG NGÃI GIAI ĐOẠN 2017-2020

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020";

Căn cứ Quyết định số 971/QĐ-TTg ngày 01/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020";

Căn cứ Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng;

Căn cứ Thông tư số 152/2016/TT-BTC ngày 17/10/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng;

Căn cứ Quyết định số 5480/QĐ-BNN-KTHT ngày 29/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Kế hoạch Đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2016-2020;

Căn cứ Quyết định số 30/QĐ-UBND ngày 24/6/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi ban hành Quy định nội dung chi và mức hỗ trợ cho các hoạt động khuyến nông từ nguồn kinh phí địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi;

Căn cứ Quyết định số 34/2010/QĐ-UBND ngày 14/6/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi ban hành Quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập của Tỉnh Quảng Ngãi;

Căn cứ Quyết định số 1101/QĐ-UBND ngày 23/6/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi về việc phê duyệt danh mục nghề, định mức chi đào tạo nghề theo Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 462a/TTr-SNNPTNT ngày 27/01/2017 về việc ban hành kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cập nhật kiến thức khoa học, kỹ năng sản xuất nông nghiệp, kiến thức kinh tế thị trường, hội nhập cho lao động nông thôn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2017-2020,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cập nhật kiến thức khoa học, kỹ năng sản xuất nông nghiệp, kiến thức kinh tế thị trường, hội nhập cho lao động nông thôn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2017-2020, cụ thể như sau:

1. Mục tiêu

a) Mục tiêu chung

Mở rộng và nâng cao hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cập nhật kiến thức khoa học, kỹ năng sản xuất nông nghiệp, kiến thức kinh tế thị trường, hội nhập cho lao động nông thôn giai đoạn 2017-2020 nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng theo địa chỉ, tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập của lao động nông thôn; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

b) Mục tiêu cụ thể

Đào tạo, bồi dưỡng cập nhật kiến thức khoa học, kỹ năng sản xuất nông nghiệp, kiến thức kinh tế thị trường, hội nhập cho lao động nông thôn giai đoạn 2017-2020 là: 19.378 người, trong đó:

- Đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn là: 4.953 người.

- Mô hình đào tạo nghề nông nghiệp cho LĐNT thí điểm là: 325 người.

- Bồi dưỡng cập nhật kiến thức khoa học, kỹ năng sản xuất nông nghiệp, kiến thức kinh tế thị trường, hội nhập cho lao động nông thôn là: 14.100 người.

Lao động sau đào tạo, bồi dưỡng cập nhật kiến thức khoa học, kỹ năng sản xuất nông nghiệp, kiến thức kinh tế thị trường, hội nhập cho lao động nông thôn có việc làm mới hoặc tự tạo việc làm đảm bảo trên 80 % và nâng cao thu nhập.

2. Đối tượng, hình thức, thời gian, ngành nghề đào tạo

a) Đối tượng

- Lao động nông thôn có độ tuổi từ đủ 15 tuổi đến 60 tuổi (đối với nam), 55 tuổi (đối với nữ), có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học, bao gồm:

+ Người lao động có hộ khẩu thường trú tại xã.

+ Người lao động có hộ khẩu thường trú tại phường, thị trấn đang trực tiếp làm nông nghiệp hoặc thuộc gia đình có đất nông nghiệp bị thu hồi.

+ Trong các đối tượng nêu trên, ưu tiên đào tạo nghề cho người lao động thuộc điện hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, ngư dân.

- Người sản xuất: Nông dân sản xuất nhỏ, nông dân sản xuất hàng hóa, nông dân thuộc hộ nghèo; chủ trang trại, tổ viên hợp tác và thành viên hợp tác xã.

b) Hình thức đào tạo, bồi dưỡng cập nhật kiến thức khoa học, kỹ năng sản xuất nông nghiệp, kiến thức kinh tế thị trường, hội nhập cho lao động nông thôn

- Đào tạo trình độ sơ cấp nghề, nghề thường xuyên dưới 3 tháng cho lao động nông thôn, giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện cụ thể:

+ Chỉ tiêu đào tạo nghề cho lao động nông thôn là: 4.953 người

+ Mô hình đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn là: 325 người

- Bồi dưỡng cập nhật kiến thức khoa học, kỹ năng sản xuất nông nghiệp, cụ thể:

+ Giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện là: 4.530 người.

+ Giao cho UBND huyện, thành phố thực hiện là: 4.320 người, gồm các nghề kỹ thuật tưới tiêu hợp lý trên một số cây trồng; kỹ thuật trồng cây lâm sản ngoài gỗ

- Bồi dưỡng kiến thức kinh tế thị trường, hội nhập cho lao động nông thôn, giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Ngãi thực hiện là: 5.250 người

c) Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2017-2020.

d) Ngành nghề đào tạo, bồi dưỡng cập nhật kiến thức khoa học, kỹ năng sản xuất nông nghiệp, kiến thức kinh tế thị trường, hội nhập cho lao động nông thôn

- Ngành nghề về kỹ thuật và quản lý sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng, nghề nuôi trồng và đánh bắt, khai thác thủy sản, chế biến nông, lâm, thủy sản.

- Ngành nghề đào tạo để thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng phó với biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường.

- Bồi dưỡng kỹ năng liên kết nhóm và khả năng tiếp cận thông tin thị trường trong sản xuất nông nghiệp; lập kế hoạch sản xuất kinh doanh nông hộ và quản lý chi tiêu hộ gia đình.

3. Nội dung Kế hoạch:

a) Chỉ tiêu đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn

- Kế hoạch đào tạo nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017-2020, với tổng số 4.953 người và 174 lớp.

Năm 2017: 1.400 người và 48 lớp

Năm 2018: 1.100 người và 38 lớp

Năm 2019: 1.100 người và 40 lớp

Năm 2020: 1.358 người và 48 lớp

- Định mức chi hỗ trợ áp dụng tại Quyết định số 1101/QĐ-UBND ngày 23/6/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi.

(Chi tiết tại phụ lục 1 kèm theo)

b) Mô hình đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2017-2020

Kế hoạch thực hiện mô hình thí điểm giai đoạn 2017 - 2020 là 325 người và 13 mô hình.

Năm 2017: 100 người; 4 mô hình

Năm 2018: 75 người; 3 mô hình

Năm 2019: 50 người; 2 mô hình

Năm 2020: 100 người; 4 mô hình

(Chi tiết tại phụ lục 2 kèm theo)

c) Hỗ trợ tập huấn bồi dưỡng cập nhật kiến thức khoa học, kỹ năng sản xuất nông nghiệp, kiến thức kinh tế thị trường, hội nhập cho lao động giai đoạn 2017-2020

- Chỉ tiêu thực hiện giai đoạn 2017-2020 là: 14.100 người và 470 lớp.

Năm 2017: 3.210 người; 107 lớp

Năm 2018: 4.170 người; 139 lớp

Năm 2019: 3.690 người; 123 lớp

Năm 2020: 3.030 người; 101 lớp

(Chi tiết tại phụ lục 3 kèm theo)

4. Kinh phí thực hiện

Tổng kinh phí thực hiện: 25.658.751.000 đồng, trong đó:

- Vốn trung ương: 15.055.143.000 đồng

- Vốn địa phương: 10.603.428.000 đồng

(Chi tiết tại phụ lục 4 kèm theo)

5. Giải pháp thực hiện

a) Công tác chỉ đạo điều hành của địa phương

- Tăng cường vai trò giám sát của Ban chỉ đạo thực hiện chương trình đào tạo nghề và giải quyết việc làm tỉnh. Các thành viên Ban chỉ đạo tỉnh chủ động kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình hình triển khai thực hiện chương trình của các huyện, thành phố được phân công phụ trách.

- Xây dựng các tiêu chí hướng dẫn địa phương lựa chọn nông dân nòng cốt khi tham gia học nghề.

- Rà soát lại danh mục nghề để có định hướng, chỉ đạo các địa phương đào tạo nghề nông nghiệp cho phù hợp với tái cơ cấu ngành nông nghiệp và quy hoạch sản xuất hàng hóa.

- Ban hành văn bản chỉ đạo thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức khoa học, kỹ năng sản xuất nông nghiệp, kiến thức kinh tế thị trường, hội nhập cho lao động nông thôn giai đoạn 2017-2020.

b) Công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề nông nghiệp và việc làm sau đào tạo, bồi dưỡng kiến thức

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức, trong đó tập trung xây dựng thông qua các chuyên mục, bản tin, hệ thống phát thanh các xã, phường, thị trấn, các thôn, tổ dân phố... với nhiều hình thức phong phú giúp người dân dễ hiểu, kịp thời nắm bắt thông tin, tham gia học nghề lập nghiệp; đảm bảo từ 80% trở lên lao động nông thôn nắm bắt được kiến thức khoa học, kỹ năng sản xuất nông nghiệp, kiến thức thị trường, hội nhập.

Tăng cường công tác khảo sát nhu cầu học nghề, hoàn thiện, nhân rộng các mô hình đã thí điểm có hiệu quả, nghiên cứu xây dựng mô hình mới dạy nghề theo đơn đặt hàng; phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo đáp ứng yêu cầu về đào tạo nghề của lao động nông thôn. Các địa phương tăng cường công tác tư vấn học nghề và việc làm, khuyến khích lao động nông thôn tự tạo việc làm...

c) Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức

Tổ chức rà soát lại các nghề đào tạo, bồi dưỡng cập nhật kiến thức khoa học, kỹ năng sản xuất nông nghiệp, kiến thức kinh tế thị trường, hội nhập cho lao động nông thôn, bảo đảm các nghề phải phù hợp nhu cầu thực tế của địa phương, nhu cầu sử dụng lao động theo vị trí làm việc của doanh nghiệp trên địa bàn; định hướng ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho nông dân chủ chốt, nông dân tham gia các dự án liên kết sản xuất, dự án phát triển sản xuất...

Lựa chọn các cơ sở dạy nghề, phải có đủ điều kiện về giáo viên, chương trình, giáo trình, cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề để dạy nghề cho lao động nông thôn trước khi đề nghị thẩm định mở lớp; đổi mới phương pháp đào tạo nghề nông nghiệp theo hướng đào tạo nghề gắn với thực nghiệm đồng ruộng, chăn nuôi...theo phương pháp cầm tay chỉ việc. Đào tạo, bồi dưỡng cập nhật kiến thức khoa học, kỹ năng sản xuất nông nghiệp, kiến thức kinh tế thị trường, hội nhập cho lao động nông thôn gắn với hỗ trợ nông dân liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản. Đào tạo nghề gắn với hỗ trợ vay vốn và thành lập mô hình liên kết sản xuất để nâng cao hiệu quả công tác đào tạo kỹ thuật nghề nông cho nông dân.

d) Công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá

- Thường xuyên theo dõi, đôn đốc, tham mưu và tổ chức triển khai thực hiện công tác kiểm tra, giám sát đào tạo, bồi dưỡng cập nhật kiến thức khoa học, kỹ năng sản xuất nông nghiệp, kiến thức kinh tế thị trường, hội nhập cho lao động cho lao động nông thôn, lập kế hoạch kiểm tra, giám sát, giao nhiệm vụ cụ thể, phân công các thành viên phụ trách đi kiểm tra, giám sát tại các địa phương và tổ chức các đoàn công tác kiểm tra, giám sát.

- Chỉ đạo rà soát, đánh giá nhu cầu người học nghề nông nghiệp, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cập nhật kiến thức khoa học, kỹ năng sản xuất nông nghiệp, kiến thức kinh tế thị trường, hội nhập cho lao động nông thôn sát với thực tế ở địa phương; lựa chọn các ngành nghề đào tạo đáp ứng yêu cầu sản xuất của nông dân, phát huy hiệu quả sản xuất, chú trọng các ngành chủ lực là thế mạnh gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp; gắn đào tạo nghề với quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa, các mô hình khuyến nông, dự án phát triển sản xuất tạo việc làm cho lao động nông thôn và xây dựng nông thôn mới.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các Sở ngành, UBND các huyện, thành phố tổ chức thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cập nhật kiến thức khoa học, kỹ năng sản xuất nông nghiệp, kiến thức kinh tế thị trường, hội nhập cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

- Hàng năm, cùng với thời điểm xây dựng dự toán (20/7 hàng năm) trên cơ sở nhu cầu do UBND các huyện, thành phố đăng ký, tổng hợp, xây dựng kế hoạch, kinh phí thực hiện, gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính để trình UBND tỉnh phê duyệt.

- Lựa chọn, giao nhiệm vụ cho các đơn vị chuyên môn trực thuộc Sở quản lý hoặc hợp đồng đối với các cơ sở đào tạo được cấp giấy phép theo quy định, đủ năng lực và trực tiếp thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cập nhật kiến thức khoa học, kỹ năng sản xuất nông nghiệp, kiến thức kinh tế thị trường, hội nhập cho lao động nông thôn.

- Gắn với đào tạo, bồi dưỡng cập nhật kiến thức khoa học, kỹ năng sản xuất nông nghiệp, kiến thức kinh tế thị trường, hội nhập cho lao động nông thôn với xây dựng nông thôn mới.

- Báo cáo tình hình thực hiện đào tạo bồi dưỡng cập nhật kiến thức khoa học, kỹ năng sản xuất nông nghiệp, kiến thức kinh tế thị trường, hội nhập cho lao động nông thôn định kỳ và đột xuất cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết việc thực hiện Kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn.

2. Sở Tài chính

Hàng năm, trên cơ sở đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và khả năng cân đối ngân sách, thẩm tra, trình UBND tỉnh xem xét bố trí kinh phí theo đúng quy định.

3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Trên cơ sở kế hoạch và nhu cầu kinh phí do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, có trách nhiệm tham mưu, đề xuất kế hoạch, kinh phí dạy nghề cho lao động nông thôn, trình UBND tỉnh phê duyệt theo quy định.

- Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng, bổ sung, điều chỉnh định mức và danh mục đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn.

- Tổ chức triển khai thực hiện, kiểm tra, giám sát, hướng dẫn, tổng hợp báo cáo đánh giá tình hình thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo quy định.

4. UBND các huyện, thành phố

- Tăng cường chỉ đạo các phòng, chức năng phối hợp với các Hội, đoàn thể các cấp tích cực tuyên truyền vận động cho lao động nông thôn hiểu rõ chủ trương, mục đích, ý nghĩa và quyền lợi của lao động nông thôn khi tham gia đăng ký học nghề.

- Trước ngày 20/7 hàng năm chỉ đạo UBND cấp xã xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cp nhật kiến thức khoa học, kỹ năng sản xuất nông nghiệp, kiến thức kinh tế thị trường, hội nhập cho lao động nông thôn sát với thực tiễn, theo nhu cầu học nghề của người dân, ưu tiên lao động tại các xã xây dựng nông thôn mới, lao động vùng sản xuất hàng hóa tập trung, các dự án phát triển sản xuất của địa phương gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Thực hiện việc kiểm tra, giám sát và báo cáo định kỳ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động - Thương binh và Xã hội, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Giám đốc Kho bạc Nhà nước Quảng Ngãi, Thủ trưởng các Sở, ngành, đơn vị liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh;
- CT, PCT UBND tỉnh;
- VPUB: PCVP(NL), KT, TH,
CB-TH;
- Lưu: VT, NN-TNndt120.

CHỦ TỊCH




Trần Ngọc Căng

 

PHỤ LỤC 1

CHỈ TIÊU ĐÀO TẠO NGHỀ NÔNG NGHIỆP CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2017-2020
(Kèm theo Quyết định số 469/QĐ-UBND ngày 20/3/2017 của UBND tỉnh Quảng Ngãi)

TT

NỘI DUNG

Tổng giai đoạn 2017-2020

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Số người

Số lớp

Số người

Số lớp

Số người

Số lớp

Số người

Số lớp

Số người

Số lớp

1

Huyện Sơn Hà

508

18

145

5

138

5

105

4

120

4

2

Huyện Sơn Tây

200

7

30

1

55

2

55

2

60

2

3

Huyện Minh Long

175

6

30

1

55

2

30

1

60

2

4

Huyện Ba Tơ

175

6

30

1

30

1

55

2

60

2

5

Huyện Tây Trà

120

4

30

1

30

1

30

1

30

1

6

Huyện Trà Bng

405

14

145

5

90

3

60

2

110

4

7

Huyện Bình Sơn

480

16

120

4

110

3

115

4

135

5

8

Huyện Sơn Tịnh

375

13

140

5

60

2

90

3

85

3

9

Huyện Tư Nghĩa

545

19

145

5

110

4

145

5

145

5

10

Huyện Nghĩa Hành

463

17

120

4

90

3

125

5

128

5

11

Huyện Mộ Đc

487

18

145

5

102

4

95

4

145

5

12

Huyện Lý Sơn

75

3

25

1

30

1

 

 

20

1

13

Huyện Đức Phổ

485

17

150

5

110

4

115

4

110

4

14

TP. Quảng Ngãi

460

16

145

5

90

3

80

3

145

5

 

Cộng

4953

174

1400

48

1100

38

1100

40

1353

48

 

PHỤ LỤC 2

CÁC MÔ HÌNH THÍ ĐIỂM ĐÀO TẠO NGHỀ NÔNG NGHIỆP CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2017-2020
(Kèm theo Quyết định số 469/QĐ-UBND ngày 20/3/2017 của UBND tỉnh Quảng Ngãi)

TT

NỘI DUNG

Tổng giai đoạn 2017-2020

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Số người

Số MH

Số người

Số MH

Số người

Số MH

Số người

Số MH

Số người

Số MH

1

Chăn nuôi gia súc, gia cầm

50

2

25

1

25

1

 

 

 

 

2

Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt

50

2

 

 

 

 

25

1

25

1

3

Trồng rau an toàn

100

4

25

1

25

1

25

1

25

1

4

Trồng và khai thác rừng trồng

75

3

25

1

25

1

 

 

25

1

5

Trồng lúa năng suất cao

50

2

25

1

 

 

 

 

25

1

 

Cộng

325

13

100

4

75

3

50

2

100

4

 

PHỤ LỤC 3

CHỈ TIÊU BỒI DƯỠNG CẬP NHẬT KIẾN THỨC KHOA HỌC, KỸ NĂNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP, KIẾN THỨC KINH TẾ THỊ TRƯỜNG, HỘI NHẬP CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2017-2020
(Kèm theo Quyết định số 469/QĐ-UBND ngày 20/3/2017 của UBND tỉnh Quảng Ngãi)

TT

NỘI DUNG

Tổng giai đoạn 2017-2020

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Số người

Số lớp

Số người

Số lớp

Số người

Số lớp

Số người

Số lớp

Số người

Số lớp

1

Huyện Sơn Hà

1.260

42

330

11

390

13

330

11

210

7

2

Huyện Sơn Tây

480

16

90

3

150

5

120

4

120

4

3

Huyện Minh Long

1.140

38

270

9

390

13

240

8

240

8

4

Huyện Ba Tơ

1.170

39

270

9

300

10

330

11

270

9

5

Huyện Tây Trà

270

9

60

2

90

3

90

3

30

1

6

Huyện Trà Bng

900

30

180

6

270

9

270

9

180

6

7

Huyện Bình Sơn

1.290

43

210

7

360

12

390

13

330

11

8

Huyện Sơn Tịnh

900

30

240

8

240

8

210

7

210

7

9

Huyện Tư Nghĩa

1.110

37

240

8

330

11

300

10

240

8

10

Huyện Nghĩa Hành

1.440

48

330

11

420

14

330

11

360

12

11

Huyện Mộ Đức

1.320

44

360

12

390

13

330

11

240

8

12

Huyện Lý Sơn

510

17

120

4

210

7

120

4

60

2

13

Huyện Đức Phổ

1.080

36

240

8

300

10

300

10

240

8

14

TP. Quảng Ngãi

1.230

41

270

9

330

11

330

11

300

10

 

Cộng

14.100

470

3.210

107

4.170

139

3.690

123

3.030

101

 

PHỤ LỤC 4

TỔNG HỢP KINH PHÍ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CẬP NHẬT KIẾN THỨC KHOA HỌC, KỸ NĂNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP, KIẾN THỨC KINH TẾ THỊ TRƯỜNG HỘI NHẬP CHO LAO ĐỘNG GIAI ĐOẠN 2017-2020
(Kèm theo Quyết định số 469/QĐ-UBND ngày 20/3/2017 của UBND tỉnh Quảng Ngãi)

ĐVT: Nghìn đồng

TT

Nội dung

Tổng kinh phí giai đoạn 2017-2020

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Tổng số

Trong đó

Tổng số

Trong đó

Tổng số

Trong đó

Tổng số

Trong đó

Tổng số

Trong đó

Trung ương

Địa phương

Trung ương

Địa phương

Trung ương

Địa phương

Trung ương

Địa phương

Trung ương

Địa phương

1

Hỗ trợ lao động nông thôn học nghề nông nghiệp

15.660.416

9.148.650

6.511.766

3.746.000

2.000.000

1.746.000

4.117.709

2.470.625

1.647.084

3.906.426

2.343.856

1.562.570

3.890.281

2.334.169

1.556.112

2

Xây dựng mô hình điểm đào tạo nghề cho lao động nông thôn

1.264.545

758.727

505.818

416.340

249.804

166.536

319.035

191.421

127.614

169.680

101.808

67.872

359.490

215.694

143.796

3

Tập huấn bồi dưỡng cập nhật kiến thức khoa học, kỹ năng sản xuất nông nghiệp, kiến thức kinh tế thị trường hội nhập cho lao động nông thôn

8.573.610

5.147.766

3.425.844

1.950.660

1.170.396

780.264

2.531.630

1.518.978

1.012.652

2.251.680

1354.608

897.072

1.839.640

1.103.784

735.856

4

Giám sát đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ đào tạo nghề nông nghiệp

160.000

 

160.000

40.000

 

40.000

40.000

 

40.000

40.000

 

40.000

40.000

 

40.000

 

Tổng cộng

25.658.571

15.055.143

10.603.428

6.153.000

3.420.200

2.732.800

7.008.374

4.181.024

2.827.350

6.367.786

3.800.272

2.567.514

6.129.411

3.653.647

2.475.764

Ghi chú:

- Đối với hỗ trợ LĐNT học nghề và Xây dựng mô hình thí điểm ĐTN cho LĐNT áp dụng tại Quyết định số: 1101/QĐ-UBND ngày 23/6/2016 của UBND tỉnh Quảng Ngãi, về việc phê duyệt danh mục nghề, định mức chi ĐTN theo Quyết định số 46/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh.

- Đối với Tập huấn bồi dưỡng cập nhật kiến thức khoa học, kỹ năng sản xuất nông nghiệp, kiến thức kinh tế thị trường, hội nhập cho lao động nông thôn áp dụng Quyết định số 30/QĐ-UBND ngày 24/6/2014 của UBND tỉnh Quảng Ngãi, về việc ban hành Quy định nội dung chi và mức hỗ trợ cho các hoạt động khuyến nông từ nguồn kinh phí địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi và Quyết định số 34/2010/QĐ-UBND ngày 14/6/2010 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc ban hành quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập của tỉnh Quảng Ngãi.