Quyết định 4620/QĐ-BYT năm 2009 về “Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản”
Số hiệu: 4620/QĐ-BYT Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Y tế Người ký: Trần Chí Liêm
Ngày ban hành: 25/11/2009 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Y tế - dược, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ Y TẾ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 4620/QĐ-BYT

Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH “HƯỚNG DẪN QUỐC GIA VỀ CÁC DỊCH VỤ CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN”

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Nghị định số 188/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Y tế;
Căn cứ Quyết định số 35/2001/QĐ - TTg ngày
19 tháng 3 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân giai đoạn 2001 - 2010;
Căn cứ Quyết định số 136/2000/QĐ - TTg ngày 28 tháng 11 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản giai đoạn 2001 - 2010;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Sức khoẻ Bà mẹ - Trẻ em Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản” bao gồm 8 phần:

Phần I: Hướng dẫn chung

Phần II: Làm mẹ an toàn

Phần III: Chăm sóc sơ sinh

PhầnIV: Kế hoạch hóa gia đình

Phần V: Nhiễm khuẩn đường sinh sản và nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục

Phần VI: Sức khoẻ sinh sản Vị thành niên

Phần VII: Phá thai an toàn

Phần VIII: Nam học

Điều 2. "Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản" là tài liệu hướng dẫn các cơ sở y tế của Nhà nước và tư nhân triển khai thực hiện các dịch vụ chuẩn về chăm sóc sức khoẻ sinh sản.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Bãi bỏ quyết định số 3367/QĐ-BYT ngày 12 tháng 9 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành "Hướng dẫn chuẩn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản".

Điều 4. Các ông bà: Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng Vụ Sức khoẻ Bà mẹ - Trẻ em, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Đào tạo và Vụ trưởng các Vụ, Cục trưởng các Cục thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Giám đốc các Viện, Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; Thủ trưởng Y tế ngành, Giám đốc Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Lãnh đạo Bộ Y tế;
- Lưu
: VT, BMTE.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Chí Liêm

 

MỤC LỤC

Các từ viết tắt

Lời giới thiệu

Cách sử dụng "Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản"

PHẦN 1 NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG

Mối quan hệ tương hỗ giữa người cung cấp dịch vụ và cộng đồng

Tư vấn trong chăm sóc sức khoẻ sinh sản

Truyền máu và các dịch thay thế trong sản phụ khoa

Sử dụng kháng sinh trong sản khoa

Các nguyên tắc vô khuẩn trong dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản

Qui trình vô khuẩn dụng cụ trong dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản

Thuốc thiết yếu chăm sóc sức khỏe sinh sản tại tuyến xã

Trang bị thiết yếu về sức khỏe sinh sản cho một trạm y tế xã

Cơ sở chăm sóc sức khỏe sinh sản tại tuyến xã

Bạo hành đối với phụ nữ

Sàng lọc và đáp ứng của nhân viên y tế đối với bạo hành phụ nữ

Tư vấn cho phụ nữ bị bạo hành

Tư vấn, chăm sóc trước khi có thai

PHẦN 2. LÀM MẸ AN TOÀN

A. CHĂM SÓC TRƯỚC ĐẺ

Tư vấn cho phụ nữ có thai

Chẩn đoán trước sinh

Hướng dẫn chi tiết chăm sóc trước sinh

Quản lý thai

B. CHĂM SÓC TRONG KHI ĐẺ

Tư vấn cho sản phụ trong chuyển dạ và ngay sau đẻ

Các yếu tố tiên lượng một cuộc chuyển dạ

Chẩn đoán chuyển dạ

Theo dõi chuyển dạ đẻ thường

Theo dõi liên tục cơn co tử cung và nhịp tim thai

Biểu đồ chuyển dạ

Đỡ đẻ thường ngôi chỏm

Xử trí tích cực giai đoạn 3 của chuyển dạ

C. CHĂM SÓC SAU ĐẺ

Làm rốn trẻ sơ sinh

Kiểm tra rau

Cắt và khâu tầng sinh môn

Chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh ngày đầu sau đẻ

Chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh tuần đầu sau đẻ

Chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh 6 tuần đầu sau đẻ

D. CÁC BẤT THƯỜNG TRONG THAI NGHÉN, CHUYỂN DẠ VÀ SINH ĐẺ

Thai nghén có nguy cơ cao

Chảy máu trong nửa đầu thai kỳ

Chảy máu trong nửa cuối thai kỳ và trong chuyển dạ

Chảy máu sau đẻ

Choáng sản khoa

Tăng huyết áp, tiền sản giật và sản giật

Sinh đôi

Ngôi bất thường

Dọa đẻ non và đẻ non

Thai quá ngày sinh

Vỡ ối non

Sa dây rốn

Thai chết trong tử cung

Nhiễm HIV khi có thai

Xử trí phù phổi cấp trong chuyển dạ

Chuyển dạ đình trệ

Theo dõi cuộc đẻ với sản phụ có sẹo mổ ở tử cung

Suy thai cấp

Sử dụng oxytocin

Sử dụng thuốc giảm co tử cung trong chuyển dạ

Sốt sau đẻ

Phát hiện các dấu hiệu nguy hiểm, xử trí và chuyển tuyến các cấp cứu sản khoa

Đỡ đẻ tại nhà và xử trí đẻ rơi

E. CÁC THỦ THUẬT VÀ PHẪU THUẬT

Các phương pháp vô cảm trong sản khoa

Các phương pháp gây chuyển dạ

Kỹ thuật bấm ối

Nghiệm pháp lọt ngôi chỏm

Đỡ đầu trong ngôi mông

Xoay thai trong

Xử trí thai thứ hai trong sinh đôi

Forceps

Giác kéo

Bóc rau nhân tạo

Kiểm soát tử cung

Phẫu thuật lấy thai

Phẫu thuật thai ngoài tử cung

Kỹ thuật hỗ trợ sinh sản

G. PHẦN KHÁC

Chọc dò túi cùng sau và mở túi cùng sau

Tuổi mãn kinh

Khám phụ khoa

Khám vú

Các bệnh lành tính tuyến vú

Các tổn thương lành tính cổ tử cung

U xơ tử cung

Nang buồng trứng

Tổn thương tiền ung thư cổ tử cung

Ung thư xâm lấn cổ tử cung

Ung thư vú

PHẦN 3. CHĂM SÓC SƠ SINH

Giao tiếp và hỗ trợ tinh thần đối với gia đình trẻ bệnh

Chuyển viện an toàn cho trẻ sơ sinh

Cho trẻ ra viện

Phối hợp chuyên ngành sản khoa và nhi khoa trong chăm sóc trẻ sơ sinh

Nguyên tắc sử dụng kháng sinh cho trẻ sơ sinh

Thuốc thiết yếu trong chăm sóc trẻ sơ sinh tại các tuyến

Trang thiết bị thiết yếu cho chăm sóc sơ sinh tại các tuyến y tế

Chăm sóc trẻ sơ sinh đẻ non/nhẹ cân

Chăm sóc trẻ bằng phương pháp Căng-gu-ru

Dị tật sơ sinh cần can thiệp sớm

Tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ

Hạ thân nhiệt ở trẻ sơ sinh

Rối loạn nước điện giải

Vàrng da tăng bilirubin tự do

Suy hô hấp sơ sinh

Viêm phổi

Thở áp lực dương liên tục (CPAP)

Xuất huyết ở trẻ sơ sinh

Nhiễm khuẩn huyết sơ sinh

Nhiễm khuẩn mắt

Nhiễm khuẩn rốn

Trẻ sinh ra từ mẹ bị viêm gan B, lao, lậu, giang mai, HIV

Hội chứng co giật

Cấp cứu sặc sữa

Hồi sức sơ sinh ngay sau đẻ

Truyền máu

Đặt catheter tĩnh mạch rốn

Nuôi dưỡng trẻ sơ sinh bằng đường tĩnh mạch

Thay máu ở trẻ sơ sinh

Lấy máu động mạch

Lấy máu gót chân

Đặt nội khí quản

Chọc hút và đặt ống dẫn lưu màng phổi

Kỹ thuật đặt ống thông dạ dày cho trẻ sơ sinh

Kỹ thuật chiếu đèn điều trị vàng da

Chọc dò tuỷ sống

Hạ đường huyết sơ sinh

PHẦN 4. KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

Tư vấn kế hoạch hóa gia đình

Dụng cụ tránh thai trong tử cung

Bao cao su

Viên thuốc tránh thai kết hợp

Viên thuốc tránh thai chỉ có Progestin

Thuốc tiêm tránh thai

Thuốc cấy tránh thai

Triệt sản nam bằng phương pháp thắt và cắt ống dẫn tinh

Triệt sản nữ bằng phương pháp thắt và cắt vòi tử cung

Biện pháp tránh thai khẩn cấp

Các biện pháp tránh thai truyền thống (tự nhiên)

Biện pháp tránh thai cho bú vô kinh

Tiêu chuẩn phòng thủ thuật

PHẦN 5. NHIỄM KHUẨN ĐƯỜNG SINH SẢN VÀ NHIỄM KHUẨN LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC

Hướng dẫn chung

Hội chứng tiết dịch âm đạo

Hội chứng tiết dịch niệu đạo ở nam giới

Sùi mào gà sinh dục

Hội chứng đau bụng dưới

Hội chứng loét sinh dục

Hội chứng sưng hạch bẹn

Danh mục thuốc điều trị nhiễm khuẩn đường sinh sản/nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục

PHẦN 6. SỨC KHỎE SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN VÀ THANH NIÊN

Hướng dẫn chung

Những đặc điểm giải phẫu, tâm sinh lý trong thời kỳ vị thành niên

Kỹ năng sống liên quan đến sức khỏe sinh sản/sức khỏe tình dục của VTN và thanh niên

Tình dục an toàn và lành mạnh

Tư vấn về sức khỏe sinh sản vị thành niên và thanh niên

Kinh nguyệt và xuất tinh ở vị thành niên

Thăm khám sức khỏe sinh sản cho vị thành niên và thanh niên

Các biện pháp tránh thai cho vị thành niên và thanh niên

Mang thai ở vị thành niên

Vị thành niên và thanh niên với vấn đề bạo hành

Dịch vụ sức khỏe thân thiện với vị thành niên và thanh niên

PHẦN 7. PHÁ THAI AN TOÀN

Hướng dẫn chung

Tư vấn về phá thai

Phá thai bằng phương pháp hút chân không

Phá thai bằng thuốc đến hết tuần thứ 9

Phá thai bằng thuốc từ tuần 13 đến hết tuần 22

Phá thai bằng phương pháp nong và gắp từ tuần 13 đến hết tuần 18

Xử lý dụng cụ hút thai chânn không bằng tay

PHẦN 8. NAM HỌC

Mãn dục nam giới

Suy sinh dục nam

Vô sinh nam

Rối loạn cương dương

Xuất tinh sớm

Xuất tinh ra máu

Lỗ đái lệch thấp

Xơ cứng vật hang

Tinh hoàn ẩn thể cao

Giãn tĩnh mạch tinh

Tình dục đồng giới

Các rối loạn biệt hóa giới tính sinh dục

PHẦN PHỤ LỤC

Quyết định Số 17/2005/QĐ-BYT ngày 01/7/2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành danh mục thuốc thiết yếu Việt Nam lần thứ V

Quyết định số 120/2008/QĐ-TTg ngày 29/8/2008 của Thủ tướng chính phủ về việc quy định điều kiện xác định người bị phơi nhiễm với HIV, bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp

Quyết định số 4361/QĐ-BYT ngày 07/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Quy trình chăm sóc và điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con

Quyết định số 06/2007/QĐ-BYT ngày 19/01/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Quy chế truyền máu

Quyết định số 12/2005/QĐ-BYT ngày 28/03/2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành “Quy định chuyên môn trong công tác xét nghiệm HIV để bảo đảm an toàn truyền máu”

Danh sách các cá nhân và tổ chức tham gia quá trình xây dựng và cập nhật Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản

 

CÁC TỪ VIẾT TẮT

BMTE

Bà mẹ trẻ em

BPTT

Biện pháp tránh thai.

BVSKBMTE

Bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em.

CSSK

Chăm sóc sức khoẻ.

DCTC

Dụng cụ tử cung

đv, IU

Đơn vị

HIV/AIDS

Virus gây suy giảm miễn dịch ở người/hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải.

KHHGĐ

Kế hoạch hoá gia đình.

LTQĐTD

Lây truyền qua đường tình dục.

NKĐSS

Nhiễm khuẩn đường sinh sản.

NKLTQĐTD

Nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục.

SKSS

Sức khoẻ sinh sản.

SKTD

Sức khoẻ tình dục.

VTN

Vị thành niên.

VTN/TN

Vị thành niên/thanh niên.

 

 

FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN