Quyết định 4315/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt kết quả điều chỉnh quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011 - 2020
Số hiệu: | 4315/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bình Thuận | Người ký: | Lê Tiến Phương |
Ngày ban hành: | 31/12/2014 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Nông nghiệp, nông thôn, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4315/QĐ-UBND |
Bình Thuận, ngày 31 tháng 12 năm 2014 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;
Căn cứ Thông tư số 05/2008/TT-BNN ngày 14 tháng 01 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng;
Căn cứ Công văn số 1886/TCLN-KHTC ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Tổng cục Lâm nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc thẩm định báo cáo điều chỉnh quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bình Thuận đến năm 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 69/2014/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Thuận về việc thông qua kết quả điều chỉnh quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011 - 2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 183/TTr-SNN ngày 30 tháng 12 năm 2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kết quả điều chỉnh quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011 - 2020, với những nội dung chủ yếu sau:
a) Điều chỉnh quy hoạch đất lâm nghiệp và 03 loại rừng phù hợp quy hoạch sử dụng đất trong cùng thời kỳ và tình hình thực tế tại địa phương gắn với đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu ngành lâm nghiệp; sử dụng có hiệu quả tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp, vừa đảm bảo yêu cầu phòng hộ, vừa sử dụng rừng và đất lâm nghiệp để phát triển sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh;
b) Nâng tỷ trọng giá trị gia tăng ngành lâm nghiệp chiếm 10% trong cơ cấu giá trị gia tăng ngành nông nghiệp, góp phần vào tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng ngành nông nghiệp đạt bình quân 5,0 - 5,5%/năm;
c) Cải thiện đời sống của người làm nghề rừng thông qua xã hội hóa và đa dạng hóa các hoạt động lâm nghiệp; tạo việc làm, từng bước nâng cao mức sống của người dân, nhất là hộ đồng bào dân tộc, hộ nghèo vùng sâu, vùng xa;
d) Nâng độ che phủ rừng đến năm 2020 đạt 43% (độ che phủ chung bao gồm cả cây công nghiệp, ăn quả dài ngày đạt 55%). Nâng cao khả năng phòng tránh và hạn chế tác động xấu của thiên tai, biến đổi khí hậu.
a) Về kinh tế:
- Tập trung thực hiện có hiệu quả nội dung tái cơ cấu ngành lâm nghiệp, đẩy mạnh trồng rừng sản xuất, thâm canh nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị rừng; xác định công nghiệp chế biến là nhiệm vụ trọng tâm để nâng cao giá trị gia tăng ngành lâm nghiệp đạt mục tiêu đề ra;
- Từng bước nâng cao nguồn thu từ các giá trị môi trường rừng thông qua các hình thức như: chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, cơ chế phát triển sạch (CDM), du lịch sinh thái, phòng hộ chống xói mòn, bảo vệ nguồn nước…;
- Quản lý, sử dụng có hiệu quả 165.207 ha rừng sản xuất, tổ chức đánh giá và cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững đối với những diện tích rừng sản xuất có hiệu quả để xác lập chứng chỉ rừng;
- Quy hoạch hợp lý, quản lý và sử dụng bền vững có hiệu quả hệ thống rừng phòng hộ là 136.181 ha và rừng đặc dụng là 32.241 ha.
b) Về xã hội:
Cải thiện sinh kế của người làm nghề rừng thông qua xã hội hóa và đa dạng hóa các hoạt động lâm nghiệp; tạo công ăn việc làm, nâng cao nhận thức, năng lực và mức sống của người dân; đặc biệt chú ý đồng bào các dân tộc ít người, các hộ nghèo và phụ nữ ở vùng sâu, vùng xa để từng bước tạo cho người dân làm nghề rừng có thể sống được bằng nghề rừng, góp phần xoá đói, giảm nghèo và giữ vững an ninh quốc phòng.
c) Về môi trường:
- Nâng độ che phủ rừng đến năm 2020 đạt 43% (độ che phủ chung gồm cả cây công nghiệp, ăn quả dài ngày đạt 53%). Nâng cao khả năng phòng tránh và hạn chế tác động xấu của thiên tai, biến đổi khí hậu, góp phần cải thiện môi trường;
- Quản lý bảo vệ tốt 333.629 ha rừng và đất lâm nghiệp; thực hiện trồng mới 7.328 ha rừng tập trung (đặc dụng, phòng hộ, sản xuất) và khoanh nuôi tái sinh rừng 21.866 ha rừng phòng hộ, đặc dụng trong giai đoạn 2011 - 2020;
- Bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học nhằm thực hiện có hiệu quả chức năng phòng hộ của rừng như: phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ ven biển, phòng hộ môi trường đô thị, giảm nhẹ thiên tai, chống xói mòn, giữ nguồn nước, bảo vệ môi trường sống;
- Tăng cường nhận thức, bảo vệ tài nguyên rừng, giảm thiểu đến mức thấp nhất các vụ vi phạm vào rừng, hạn chế canh tác nương rẫy.
3. Điều chỉnh quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011 - 2020:
3.1. Quy hoạch đất lâm nghiệp và 03 loại rừng:
a) Hiện trạng quản lý đến năm 2014: tổng diện tích đất lâm nghiệp và 03 loại rừng tính đến tháng 12 năm 2014 là: 351.467ha, (gồm: rừng đặc dụng: 32.434ha; rừng phòng hộ: 143.500ha; rừng sản xuất: 175.533ha). Cụ thể từng địa bàn hành chính như sau:
Đơn vị tính: ha
Stt |
Huyện, TX, TP |
DT đất LN đầu kỳ 2011 |
DT đất LN đến 2014 |
Phân theo 03 loại rừng |
||
Đặc dụng |
Phòng hộ |
Sản xuất |
||||
|
Tổng cộng |
371.072 |
351.467 |
32.434 |
143.500 |
175.533 |
1 |
Tuy Phong |
50.146 |
49.626 |
|
29.492 |
20.134 |
2 |
Bắc Bình |
91.458 |
90.601 |
|
43.822 |
46.779 |
3 |
Hàm Thuận Bắc |
66.581 |
65.177 |
|
37.481 |
27.696 |
4 |
TP. Phan Thiết |
3.720 |
3.412 |
|
|
3.412 |
5 |
Hàm Thuận Nam |
51.509 |
50.520 |
18.115 |
9.601 |
22.804 |
6 |
Đức Linh |
8.131 |
6.076 |
|
2.406 |
3.670 |
7 |
Tánh Linh |
68.554 |
65.528 |
14.319 |
13.593 |
37.616 |
8 |
Hàm Tân |
26.998 |
18.534 |
|
6.905 |
11.629 |
9 |
TX. La Gi |
3.775 |
1.793 |
|
|
1.793 |
10 |
Phú Quý |
200 |
200 |
|
200 |
|
(Có phụ biểu chi tiết đến tiểu khu, đối tượng rừng và đơn vị chủ rừng kèm theo).
b) Quy hoạch đất lâm nghiệp và 03 loại rừng đến năm 2020:
Đến năm 2020, dự kiến đất lâm nghiệp và 03 loại rừng được quy hoạch ổn định là 333.629ha, cụ thể:
Stt |
Huyện, TX, TP |
Tổng DT đất lâm nghiệp (ha) |
Phân theo 03 loại rừng (ha) |
||
Đặc dụng |
Phòng hộ |
Sản xuất |
|||
|
Tổng cộng |
333.629 |
32.241 |
136.181 |
165.207 |
1 |
Tuy Phong |
49.048 |
|
29.253 |
19.795 |
2 |
Bắc Bình |
90.221 |
|
43.741 |
46.480 |
3 |
Hàm Thuận Bắc |
64.725 |
|
37.454 |
27.271 |
4 |
TP. Phan Thiết |
2.352 |
|
|
2.352 |
5 |
Hàm Thuận Nam |
49.341 |
17.922 |
9.555 |
21.864 |
6 |
Đức Linh |
6.076 |
|
2.406 |
3.671 |
7 |
Tánh Linh |
64.888 |
14.319 |
13.588 |
36.981 |
8 |
Hàm Tân |
5.293 |
|
|
5.293 |
9 |
TX. La Gi |
1.500 |
|
|
1.500 |
10 |
Phú Quý |
184 |
|
184 |
|
(Có phụ biểu chi tiết đến tiểu khu, đối tượng rừng và đơn vị chủ rừng kèm theo).
3.2. Quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất lâm nghiệp:
Quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất lâm nghiệp trong giai đoạn 2015 - 2020 như sau:
Stt |
Huyện, TX, TP |
Diện tích đất LN năm 2014 |
Quy hoạch chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp sang mục đích khác trong thời kỳ 2015-2020 |
Tổng diện tích đất LN dự kiến định hình đến năm 2020 |
||
Chênh lệch |
Đưa vào |
Đưa ra |
||||
(1) |
(2) |
(3) |
(4)=((6)-(5) |
(5) |
(6) |
(7)=(3)+(5)-(6) |
|
Toàn tỉnh |
351.467 |
-17.838 |
1.403 |
-19.242 |
333.629 |
1 |
Tuy Phong |
49.626 |
-578 |
242 |
-820 |
49.048 |
2 |
Bắc Bình |
90.601 |
-380 |
438 |
-818 |
90.221 |
3 |
Hàm Thuận Bắc |
65.177 |
-452 |
331 |
-783 |
64.725 |
4 |
TP. Phan Thiết |
3.412 |
-1.060 |
|
-1.060 |
2.352 |
5 |
Hàm Thuận Nam |
50.520 |
-1.179 |
125 |
-1.304 |
49.341 |
6 |
Đức Linh |
6.076 |
0 |
0 |
0 |
6.076 |
7 |
Tánh Linh |
65.528 |
-639 |
217 |
-856 |
64.888 |
8 |
Hàm Tân |
18.534 |
-13.242 |
|
-13.242 |
5.293 |
9 |
TX. La Gi |
1.793 |
-293 |
50 |
-343 |
1.500 |
10 |
Phú Quý |
200 |
-16 |
|
-16 |
184 |
a) Chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp sang mục đích khác (chuyển ra ngoài quy hoạch 03 loại rừng):
Trong giai đoạn 2015 - 2020, dự kiến quy hoạch chuyển đổi sang đất sản xuất nông nghiệp trên đối tượng là đất đã bị xâm canh, canh tác nông nghiệp từ nhiều năm nay nhưng thực tế vẫn còn thống kê trong đất lâm nghiệp và chuyển sang nhóm đất phi nông nghiệp để xây dựng các công trình theo quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch các ngành có liên quan đã được phê duyệt với tổng diện tích là 19.242 ha, cụ thể:
- Theo đơn vị hành chính:
Stt |
Huyện, TX, TP |
Tổng diện tích dự kiến chuyển đổi đến năm 2020 |
Phân theo 03 loại rừng (ha) |
||
Đặc dụng |
Phòng hộ |
Sản xuất |
|||
|
Toàn tỉnh |
19.242 |
193 |
7.748 |
11.301 |
1 |
Tuy Phong |
820 |
|
340 |
480 |
2 |
Bắc Bình |
818 |
|
359 |
459 |
3 |
Hàm Thuận Bắc |
783 |
|
76 |
707 |
4 |
TP. Phan Thiết |
1.060 |
|
|
1.060 |
5 |
Hàm Thuận Nam |
1.304 |
193 |
46 |
1.065 |
6 |
Đức Linh |
|
|
|
|
7 |
Tánh Linh |
856 |
|
5 |
851 |
8 |
Hàm Tân |
13.242 |
|
6.906 |
6.336 |
9 |
TX. La Gi |
343 |
|
|
343 |
10 |
Phú Quý |
16 |
|
16 |
|
(Có phụ biểu chi tiết đến tiểu khu, đối tượng rừng và đơn vị chủ rừng kèm theo).
- Theo mục đích sử dụng:
Stt |
Mục đích chuyển đổi |
Ký hiệu |
Tổng diện tích (ha) |
|
|
||||
|
Toàn tỉnh |
|
19.242 |
|
1 |
Chuyển sang đất sản xuất nông nghiệp |
SXNN |
626 |
|
2 |
Chuyển sang đất phi nông nghiệp |
|
18.616 |
|
2.1 |
Đất an ninh (Trại giam Thủ Đức) |
CAN |
2.990 |
|
2.2 |
Đất quốc phòng (Trường bắn TB3) |
CQP |
9.973 |
|
2.3 |
Đất thủy lợi |
DTL |
1.479,17 |
|
2.4 |
Đất cơ sở, sản xuất kinh doanh |
SKC |
1.404,44 |
|
2.5 |
Đất năng lượng |
DNL |
1.346,70 |
|
2.6 |
Đất giao thông |
DGT |
419,43 |
|
2.7 |
Đất quốc phòng |
CQP |
291,40 |
|
2.8 |
Đất công nghiệp |
SKK |
257,70 |
|
2.9 |
Đất nghĩa trang |
NTD |
201,27 |
|
2.10 |
Đất ở nông thôn |
ONT |
146,87 |
|
2.11 |
Đất cho hoạt động khoáng sản |
SKS |
58,00 |
|
2.12 |
Đất xử lý rác |
RAC |
30,20 |
|
2.13 |
Đất di tích |
LDT |
10,00 |
|
2.14 |
Đất trụ sở cơ quan |
TSC |
0,63 |
|
2.15 |
Đất chợ |
DCH |
0,30 |
|
2.16 |
Đất tôn giáo |
TON |
0,07 |
|
2.17 |
Đất viễn thông |
DBV |
0,06 |
|
2.18 |
Đất khác |
PNK |
5,90 |
|
(Có phụ biểu chi tiết đến tiểu khu, đối tượng rừng và đơn vị chủ rừng kèm theo).
b) Chuyển đổi mục đích sử dụng đất khác sang mục đích đất lâm nghiệp (xác lập vào quy hoạch 03 loại rừng đối với diện tích có rừng)
Stt |
Huyện, thị xã, thành phố |
Diện tích (ha) |
|
Toàn tỉnh |
1.403 |
1 |
Tuy Phong |
242 |
2 |
Bắc Bình |
438 |
3 |
Hàm Thuận Bắc |
331 |
4 |
Hàm Thuận Nam |
125 |
5 |
Tánh Linh |
217 |
6 |
TX. La Gi |
51 |
3.3. Quy hoạch các chỉ tiêu khối lượng bảo vệ và phát triển rừng:
Các chỉ tiêu bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 được tổng hợp điều chỉnh, bổ sung qua bảng sau:
Stt |
Hạng mục |
Đơn vị tính |
Chỉ tiêu theo Quyết định 714/QĐ-UBND |
Chỉ tiêu điều chỉnh, bổ sung |
1 |
Bảo vệ rừng |
|
|
|
1.1 |
Giao khoán bảo vệ rừng |
Ha |
15.511 |
168.184 |
1.2 |
Giao khoán đất trồng rừng theo NĐ135 |
Ha |
4.747 |
4.747 |
2 |
Phát triển rừng |
Ha |
|
|
2.1 |
Khoanh nuôi |
Ha |
8.392 |
21.866 |
2.2 |
Trồng rừng |
Ha |
|
|
- |
Trồng mới |
Ha |
7.991 |
7.328 |
- |
Trồng sau cải tạo rừng nghèo (*) |
Ha |
24.798 |
24.798 |
- |
Trồng sau khai thác rừng trồng |
Ha |
21.146 |
21.809 |
2.3 |
Cải tạo rừng (*) |
Ha |
24.798 |
24.798 |
2.4 |
Trồng cây phân tán |
Tr.cây |
30 |
30 |
3 |
Khai thác rừng |
|
|
|
3.1 |
Rừng gỗ |
|
|
|
- |
Khai thác rừng trồng |
Ha |
21.146 |
21.809 |
- |
Khai thác tận dụng từ các dự án được phép chuyển mục đích sử dụng rừng và cải tạo rừng nghèo kiệt |
Ha |
26.591 |
26.591 |
3.2 |
Khai thác lâm sản phụ |
Ha |
51.906 |
51.906 |
4 |
Hoạt động khác |
Ha |
|
|
4.1 |
Xây dựng cơ sở hạ tầng |
|
|
|
- |
Xây dựng đường lâm nghiệp |
Km |
46 |
102 |
- |
Các công trình bảo vệ rừng |
|
|
|
|
+ Trạm bảo vệ rừng |
Trạm |
27 |
31 |
|
+ Chốt bảo vệ rừng |
Chốt |
12 |
7 |
|
+ Trụ sở làm việc |
Nhà |
|
4 |
- |
Các công trình PCCCR |
|
|
|
|
+ Chòi canh lửa |
Chòi |
10 |
9 |
|
+ Đường băng cản lửa |
Ha |
2.101 |
3.115 |
- |
Xây dựng vườn ươm cây giống LN |
Vườn |
4 |
3 |
- |
Xây dựng rừng giống |
Ha |
60 |
30 |
4.2 |
Chế biến gỗ và lâm sản |
M3 |
|
51.000 |
4.3 |
Các dự án, đề tài nghiên cứu khoa học |
DA/ ĐT |
|
17 |
- |
Điều tra, kiểm kê rừng toàn tỉnh theo dự án Tổng điều tra, kiểm kê rừng toàn quốc giai đoạn 2013 - 2016 |
DA |
|
1 |
- |
Xây dựng kế hành động REDD+ (PRAP) tỉnh Bình Thuận |
DA |
|
1 |
- |
Phương án quản lý rừng bền vững cho các đơn vị chủ rừng có diện tích rừng phòng hộ và sản xuất |
PA |
|
1 |
- |
Dự án quy hoạch vùng trồng rừng sản xuất tập trung và gỗ lớn |
DA |
|
1 |
- |
Dự án quy hoạch phát triển chế biến gỗ |
DA |
|
1 |
- |
Đề án ngăn chặn, khắc phục tình trạng lấn chiếm đất rừng tại các khu bảo tồn thiên nhiên |
DA |
|
1 |
- |
Rà soát quy hoạch cải tạo rừng nghèo kiệt để trồng cao su và cây lâm nghiệp khác |
DA |
|
1 |
- |
Đề án nâng cao năng lực cho lực lượng kiểm lâm, bảo vệ rừng |
ĐA |
|
1 |
- |
Đề tài nghiên cứu đặc điểm của rừng nghèo trên các điều kiện lập địa khác nhau làm cơ sở đề xuất giải pháp phục hồi |
ĐT |
|
1 |
- |
Đề tài khảo nghiệm mô hình rừng trồng kinh tế loài cây gỗ lớn |
ĐT |
|
1 |
- |
Các đề tài nghiên cứu khoa học về bảo tồn đa dạng sinh học |
ĐT |
|
4 |
- |
Các dự án, đề tài khác |
DA/ ĐT |
|
2 |
(*) Cải tạo rừng nghèo kiệt đã tạm dừng theo chủ trương của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Thủ tướng Chính phủ; chỉ triển khai thực hiện khi có chủ trương của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
3.4. Ước tính vốn đầu tư bảo vệ và phát triển rừng đến năm 2020:
Tổng vốn đầu tư cho các hoạt động lâm nghiệp của tỉnh Bình Thuận điều chỉnh giai đoạn 2011 - 2020 là 1.566.9 tỷ đồng, cụ thể như sau:
a) Vốn đầu tư phân theo nội dung hoạt động:
Đơn vị tính: tỷ đồng
Stt |
Hạng mục |
Vốn đầu tư theo Quyết định 714/QĐ-UBND |
Vốn đầu tư điều chỉnh |
Chênh lệch tăng (+) giảm (-) |
|
Tổng cộng |
1.533,3 |
1.566,9 |
+33,6 |
1 |
Bảo vệ rừng |
7,8 |
323,3 |
+315,5 |
2 |
Phát triển rừng |
1.118,3 |
760,8 |
-357,5 |
3 |
Khai thác rừng |
208,6 |
166,3 |
-42,3 |
4 |
Hoạt động khác |
94,0 |
248,9 |
+154,9 |
- |
Xây dựng CSHT |
77,8 |
160,5 |
+82,7 |
- |
Dự án, đề tài NCKH |
16,2 |
88,4 |
+72,2 |
5 |
Quản lý dự án |
104,7 |
67,5 |
-37,2 |
b) Vốn đầu tư phân theo giai đoạn:
Đơn vị tính: tỷ đồng
Stt |
Giai đoạn |
Vốn đầu tư theo Quyết định 714/QĐ-UBND |
Vốn đầu tư điều chỉnh |
Chênh lệch tăng (+) giảm (-) |
|
Tổng cộng |
1.533,3 |
1.566,9 |
+33,6 |
1 |
Giai đoạn 2011 - 2015 |
1.258,3 |
723,2 |
-535,1 |
2 |
Giai đoạn 2016 - 2020 |
275 |
843,7 |
+568,7 |
c) Nguồn vốn thực hiện:
Đơn vị tính: tỷ đồng
Stt |
Giai đoạn |
Vốn đầu tư theo Quyết định 714/QĐ-UBND |
Vốn đầu tư điều chỉnh |
Chênh lệch tăng(+) giảm(-) |
|
Tổng cộng |
1.533,3 |
1.566,9 |
+33,6 |
1 |
Ngân sách Trung ương |
122,0 |
232,15 |
+110,15 |
2 |
Ngân sách địa phương |
154,5 |
178,56 |
+24,06 |
3 |
Nguồn ODA |
|
86,13 |
+86,13 |
4 |
Nguồn dịch vụ môi trường |
|
110,6 |
+110,6 |
5 |
Vốn huy động các thành phần kinh tế |
1.256,8 |
959,46 |
-297,34 |
4.1. Về hệ thống tổ chức quản lý:
- Thiết lập lâm phận ổn định, theo hệ thống tiểu khu, khoảnh, lô, với mốc và ranh giới rõ ràng trên bản đồ và thực địa gắn với rà soát, sắp xếp, kiện toàn hệ thống tổ chức quản lý nhằm nâng cao hiệu quả trong việc quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng, đất lâm nghiệp; Đến cuối kỳ quy hoạch, về cơ bản tất cả diện tích rừng (rừng tự nhiên, rừng trồng) và đất lâm nghiệp là rừng sản xuất phải được giao, cho thuê đến những chủ rừng thuộc các thành phần kinh tế theo đúng quy định của pháp luật;
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức nhằm huy động và phát huy tối đa sức mạnh của cộng đồng trong công tác bảo vệ rừng; chủ động tích cực trong giám sát, phát hiện và tham gia cùng các lực lượng chức năng đấu tranh, phòng, chống các hành vi xâm hại tài nguyên rừng.
4.2. Về sử dụng tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp:
- Thực hiện rà soát, lập thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng rừng và đất lâm nghiệp đối với diện tích được quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sử dụng tại Mục 3.2, Điều 1 của Quyết định này thật chặt chẽ, đảm bảo việc chuyển đổi đúng các quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; tiến hành kiểm kê đánh giá hiện trạng, phân loại rừng trên lâm phần được quy hoạch cho các đơn vị chủ rừng; tập trung quản lý bảo vệ tốt những diện tích rừng hiện có, nhất là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ ven biển và thực hiện nghiêm các quy định về cải tạo rừng;
- Tổ chức thực hiện tốt các chính sách về giao, cho thuê rừng, khoán quản lý bảo vệ rừng và đất lâm nghiệp phù hợp mục tiêu quy hoạch, quy chế quản lý, sử dụng các loại rừng theo quy định của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, Luật Đất đai và các văn bản pháp luật hiện hành. Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa trồng rừng, khuyến khích các nhà đầu tư trồng rừng kinh tế, bảo vệ rừng, trước hết là rừng và đất lâm nghiệp quy hoạch rừng sản xuất; chú ý phát huy giá trị môi trường cảnh quan rừng phòng hộ, rừng đặc dụng để thực hiện các hoạt động du lịch sinh thái gắn với phục hồi, bảo tồn đa dạng sinh học hệ sinh thái rừng phòng hộ, đặc dụng theo đúng quy định của pháp luật. Khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên rừng bằng các biện pháp lâm sinh thích hợp để tái tạo và cải thiện chất lượng rừng;
- Tiếp tục thực hiện tốt chính sách khoán quản lý bảo vệ rừng và khoán đất lâm nghiệp phù hợp đối tượng, tiêu chí rừng được pháp luật quy định; rà soát, kiên quyết thu hồi các trường hợp giao nhận khoán đất lâm nghiệp sai quy định tại các Ban Quản lý rừng phòng hộ, các công ty lâm nghiệp; rà soát, xử lý các trường hợp liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư tại các công ty lâm nghiệp gắn với quá trình thực hiện sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty lâm nghiệp theo chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước;
- Tiếp tục thực hiện giao khoán bảo vệ rừng đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số theo Nghị quyết 04/NQ-TU của Tỉnh ủy gắn với tạo điều kiện tăng gia sản xuất trên đất rừng phù hợp theo quy định để nâng cao thu nhập.
4.3. Về khoa học công nghệ, khuyến lâm và đào tạo phát triển nhân lực:
- Đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhất là công nghệ sinh học để sản xuất các loại giống cây lâm nghiệp kinh tế có năng suất, chất lượng cao;
- Phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ khuyến lâm cơ sở nhằm tăng cường công tác khuyến lâm, chuyển giao xây dựng mô hình sản xuất lâm nghiệp hiệu quả: mô hình trang trại rừng; trồng rừng gỗ lớn; canh tác nông lâm kết hợp bền vững vùng đồi dốc, đất cát ven biển,…;
- Hoàn thiện các quy trình kỹ thuật trong lâm nghiệp (các quy trình thiết kế, quy trình trồng rừng thâm canh năng suất cao; khảo nghiệm các loài cây gỗ lớn tăng trưởng nhanh phù hợp điều kiện địa phương; khoanh nuôi, phục hồi, làm giàu rừng tự nhiên; chăm sóc, tỉa thưa rừng trồng; khai thác lâm sản; phòng trừ sâu bệnh, phòng cháy chữa cháy rừng);
- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, năng lực hoạt động cho cán bộ ngành lâm nghiệp các cấp. Mở rộng và đa dạng hóa các hình thức đào tạo nâng cao kiến thức khoa học kỹ thuật, trình độ tay nghề cho lao động lâm nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thông qua các trường chuyên nghiệp, trường dạy nghề, các lớp bồi dưỡng, huấn luyện khuyến nông - khuyến lâm và thực tiễn các mô hình sản xuất.
4.4. Về cơ chế chính sách:
- Tiếp tục thực hiện tốt chính chính phát triển rừng sản xuất theo Quyết định 147/2007/QĐ-TTg và Quyết định 66/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; thu hút, tạo điều kiện để doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đầu tư phát triển kinh tế rừng nhất là công nghiệp chế biến lâm sản vào vùng nông thôn theo Nghị định 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ;
- Triển khai các chính sách đầu tư phát triển rừng phòng hộ, đặc dụng theo các Quyết định số 57/QĐ-TTg và Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ giám sát thực hiện nghiêm quy định trồng rừng thay thế đối với tất cả các dự án có chuyển đổi mục đích sử dụng rừng.
4.5. Về vốn đầu tư:
- Huy động vốn của các thành phần kinh tế (doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân) bao gồm vốn vay tổ chức tín dụng cho doanh nghiệp, hộ gia đình vay đầu tư phát triển nghề rừng theo từng dự án; tạo điều kiện thuận lợi phát triển ngành chế biến lâm sản có giá trị gia tăng cao;
- Chủ động tăng cường huy động nguồn thu từ rừng (lâm sản khai thác, tịch thu; dịch vụ môi trường rừng; bồi hoàn giá trị rừng đối với các dự án có sử dụng đất lâm nghiệp,…) để tái đầu tư cho công tác bảo vệ và phát triển rừng theo đúng quy định.
4.6. Về phát triển công nghiệp chế biến:
- Phát triển chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ theo quy hoạch; khuyến khích chế biến theo quy trình công nghiệp, sử dụng công nghệ tiên tiến, đáp ứng các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường, tạo ra khối lượng sản phẩm lớn, có giá trị gia tăng cao. Hỗ trợ nâng cấp hệ thống nhà máy chế biến lâm sản quy mô vừa và nhỏ và phát triển công nghiệp chế biến lâm sản quy mô lớn sau năm 2015;
- Gắn đẩy mạnh trồng rừng sản xuất thâm canh, rừng gỗ lớn với sử dụng rừng trồng đưa vào chế biến tại chỗ, sử dụng nguồn lao động tại địa phương, đồng thời khuyến khích công nghệ chế biến nguyên liệu tận dụng (gốc, rễ, cành, ngọn) gỗ rừng trồng, rừng tự nhiên hoặc phụ liệu, phế liệu gỗ chế biến để tạo ra các sản phẩm giá trị gia tăng; giảm lượng rác thải, góp phần bảo vệ môi trường;
- Khuyến khích, hỗ trợ phát triển làng nghề truyền thống gia công, chế tác đồ gỗ gia dụng, đồ gỗ nội, ngoại thất, hàng mỹ nghệ tinh xảo có tính mỹ thuật cao, tiết kiệm nguyên, phụ liệu, tạo giá trị gia tăng cao trên đơn vị sản phẩm; tạo việc làm cho lao động nông thôn;
- Đa dạng hóa và không ngừng nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm chế biến cho phù hợp với thị hiếu khách hàng trong và ngoài nước; xây dựng thương hiệu và cấp chứng chỉ cho các mặt hàng xuất khẩu.
4.7. Về sự phối hợp đa ngành và hợp tác quốc tế:
Tranh thủ sự hỗ trợ của các bộ, ngành ở Trung ương và tăng cường hợp tác quốc tế thúc đẩy chương trình bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh, nhất là các tổ chức: cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO), Chương trình phát triển liên hợp quốc (UNDP), Chương trình Môi trường liên Hợp quốc (UNEP), Quỹ bảo tồn rừng đặc dụng Việt Nam (VCF) để tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ phát triển ngành lâm nghiệp…Trong những năm tới, tiếp tục tham gia tích cực các chương trình, dự án quốc tế liên quan đến lâm nghiệp đang triển khai như: Chương trình “Giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và tăng cường trữ lượng Cac-bon rừng tại Việt Nam” (UN-REDD++ Việt Nam); Dự án JiCa 2 và các Công ước của Liên Hiệp Quốc có liên quan; Quỹ môi trường toàn cầu (GEF), cơ chế phát triển sạch (CDM)...
Điều 2. Căn cứ các nội dung điều chỉnh quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011 - 2020 được phê duyệt tại Điều 1 Quyết định này, Giám đốc các sở, ban ngành và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện các công việc có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của mình. Trong đó, cần tập trung phối hợp chỉ đạo thực hiện các vấn đề trọng tâm như sau:
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:
- Chủ trì, phối hợp với các sở ngành và địa phương có liên quan tổ chức công bố công khai kết quả điều chỉnh quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng theo đúng quy định của pháp luật;
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đối với diện tích được quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sử dụng tại Mục 3.2, Điều 1 của Quyết định này thật chặt chẽ, đảm bảo việc chuyển đổi đúng các quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng và theo hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền (đối với diện tích đất rừng đặc dụng); Giám sát, chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch để thực hiện các chỉ tiêu bảo vệ và phát triển rừng theo đúng quy hoạch được duyệt;
- Thường xuyên theo dõi những biến động về rừng và đất lâm nghiệp trong quá trình thực hiện quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố cập nhật kết quả điều chỉnh quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng nêu trên trong quá trình điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất tỉnh Bình Thuận đến năm 2020;
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chuyển mục đích sử dụng đất lâm nghiệp sang mục đích khác đối với diện tích được quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sử dụng tại Mục 3.2, Điều 1 của Quyết định này thật chặt chẽ, đảm bảo việc chuyển đổi đúng các quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng và theo hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền (đối với diện tích đất rừng đặc dụng).
3. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm:
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc triển khai các nội dung của Quyết định này;
- Chỉ đạo rà soát kết quả điều chỉnh quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020 đã được phê duyệt để cập nhật, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp huyện, thị xã, thành phố theo quy định tại Thông tư số 05/2008/TT-BNN ngày 14 tháng 01 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phù hợp.
4. Thủ trưởng các đơn vị chủ rừng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có diện tích đất lâm nghiệp có trách nhiệm:
- Triển khai thực hiện tốt các nội dung của quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng được phê duyệt tại Quyết định này; Căn cứ nội dung điều chỉnh quy hoạch tổ chức lập các phương án điều chế rừng, phương án sản xuất, dự án bảo vệ và phát triển rừng chi tiết trên lâm phận quản lý cho phù hợp và đúng quy định;
- Thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp theo Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08 tháng 02 năm của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị 1685/CT-TTg ngày 27 tháng 9 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ; các quy định của bộ ngành liên quan và Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Quản lý, bảo vệ diện tích đất lâm nghiệp được quy hoạch chuyển mục đích sử dụng sang mục đích khác khi chưa có quyết định thu hồi, chuyển mục đích sử dụng của cấp có thẩm quyền.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục trưởng Cục Thống kê, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, Giám đốc các Công ty Lâm nghiệp, Giám đốc các Khu Bảo tồn thiên nhiên, trưởng các ban quản lý rừng và thủ trưởng các đơn vị, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
|
CHỦ TỊCH |
Quyết định 57/QĐ-TTg năm 2018 về thành lập Vườn quốc gia Phia Oắc - Phia Đén, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng Ban hành: 11/01/2018 | Cập nhật: 16/01/2018
Nghị quyết 69/2014/NQ-HĐND về dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Đà Nẵng năm 2015 Ban hành: 11/12/2014 | Cập nhật: 09/02/2015
Nghị quyết 69/2014/NQ-HĐND điều chỉnh Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011 - 2020 Ban hành: 08/12/2014 | Cập nhật: 26/12/2014
Nghị quyết 69/2014/NQ-HĐND quy định phí thẩm định cấp quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Kiên Giang Ban hành: 09/07/2014 | Cập nhật: 21/08/2014
Nghị quyết 69/2014/NQ-HĐND về mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, chính sách phòng, chống và kiểm soát ma tuý trên địa bàn tỉnh đến năm 2015 Ban hành: 03/04/2014 | Cập nhật: 19/06/2014
Nghị định 210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn Ban hành: 19/12/2013 | Cập nhật: 20/12/2013
Quyết định 24/2012/QĐ-TTg về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011 - 2020 Ban hành: 01/06/2012 | Cập nhật: 05/06/2012
Quyết định 07/2012/QĐ-TTg về chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng Ban hành: 08/02/2012 | Cập nhật: 13/02/2012
Quyết định 57/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020 Ban hành: 09/01/2012 | Cập nhật: 12/01/2012
Quyết định 66/2011/QĐ-TTg sửa đổi Quyết định 147/2007/QĐ-TTg về chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007 - 2015 Ban hành: 09/12/2011 | Cập nhật: 10/12/2011
Chỉ thị 1685/CT-TTg năm 2011 về tăng cường chỉ đạo thực hiện biện pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng và chống người thi hành công vụ Ban hành: 27/09/2011 | Cập nhật: 28/09/2011
Quyết định 57/QĐ-TTg năm 2011 phê chuẩn kết quả miễn nhiệm thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn nhiệm kỳ 2004 – 2011 Ban hành: 10/01/2011 | Cập nhật: 12/01/2011
Quyết định 57/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt việc triển khai Tùy viên văn hóa tại một số địa bàn trọng điểm ở nước ngoài Ban hành: 12/01/2010 | Cập nhật: 15/01/2010
Thông tư 05/2008/TT-BNN hướng dẫn lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng Ban hành: 14/01/2008 | Cập nhật: 23/02/2008
Quyết định 57/QĐ-TTg năm 2008 tặng thưởng Cờ thi đua của Chính phủ cho 05 tập thể của các khối thuộc Bộ Giao thông vận tải Ban hành: 11/01/2008 | Cập nhật: 15/01/2008
Quyết định 147/2007/QĐ-TTg về chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007 - 2015 Ban hành: 10/09/2007 | Cập nhật: 18/09/2007
Nghị định 23/2006/NĐ-CP thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng Ban hành: 03/03/2006 | Cập nhật: 20/05/2006
Quyết định 57/QĐ-TTg về đầu tư Dự án Trung tâm truyền máu khu vực Ban hành: 15/01/2002 | Cập nhật: 27/03/2013