Quyết định 43/2019/QĐ-UBND về phân định nhiệm vụ chi và mức chi về tài nguyên môi trường trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
Số hiệu: 43/2019/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Thuận Người ký: Lưu Xuân Vĩnh
Ngày ban hành: 16/08/2019 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Tài nguyên, Môi trường, Tài chính, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 43/2019/QĐ-UBND

Ninh Thuận, ngày 16 tháng 08 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÂN ĐỊNH CÁC NHIỆM VỤ CHI VÀ MỨC CHI VỀ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định s 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật;

Căn cứ Thông tư số 136/2017/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định lập, quản , sử dụng kinh phí chi hoạt động kinh tế đi với các nhiệm vụ chi về tài nguyên môi trường;

Căn cứ Nghị quyết s 03/2019/NQ-HĐND ngày 12 tháng 7 năm 2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Phân định các nhiệm vụ chi và mức chi về tài nguyên môi trường trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại Tờ trình số 1969/TTr-STC ngày 23 tháng 7 năm 2019 và Báo cáo kết quả thẩm định s 650/BC-STP ngày 04 tháng 4 năm 2019 của Sở Tư pháp.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quyết định này phân định các nhiệm vụ chi và mức chi nhiệm vụ, dự án về tài nguyên môi trường trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, bao gồm: Quản lý đất đai, đo đạc và bản đồ, địa chất và khoáng sản, tài nguyên nước, biển và hải đảo, khí tượng thủy văn và giám sát biến đổi khí hậu, viễn thám, đa dạng sinh học và một số nhiệm vụ chi khác về tài nguyên môi trường.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Các cơ quan, đơn vị, địa phương và cá nhân có liên quan đến việc sử dụng kinh phí chi hoạt động kinh tế thực hiện các nhiệm vụ chi về tài nguyên và môi trường.

Điều 3. Phân định các nhiệm vụ chi về tài nguyên môi trường của ngân sách địa phương

1. Nhiệm vụ chi hoạt động kinh tế về tài nguyên môi trường cấp tỉnh:

a) Quản lý đất đai

- Điều tra, đánh giá đất đai theo định kỳ và theo chuyên đề;

- Lập, chỉnh lý bản đồ địa chính;

- Thống kê đất đai; kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất thuộc chức năng, nhiệm vụ của tỉnh;

- Lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thuộc chức năng, nhiệm vụ của tỉnh;

- Điều tra thu thập thông tin xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất, xác định giá đất cụ thể của địa phương; lập bản đồ giá đất;

- Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất; đăng ký biến động đất đai, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cập nhật biến động đất đai theo quyết định của cấp có thẩm quyền (nếu có);

- Xây dựng, cập nhật, quản lý thông tin đất đai, cơ sở dữ liệu đất đai thuộc chức năng, nhiệm vụ của tỉnh.

b) Đo đạc và bản đồ

- Các hoạt động đo đạc và bản đồ phục vụ yêu cầu quản lý: Thiết lập các điểm đo đạc cơ sở chuyên dụng; xây dựng hệ thống không ảnh chuyên dụng; thành lập bản đồ hành chính, bản đồ chuyên đề phục vụ mục đích chuyên dụng;

- Đo đạc và bản đồ về địa giới hành chính theo quy định của pháp luật;

- Xây dựng, quản lý thông tin, dữ liệu đo đạc và bản đồ, địa giới hành chính.

c) Địa chất và khoáng sản

- Bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn thuộc chức năng, nhiệm vụ của tỉnh;

- Khoanh định khu vực cấm hoặc tạm thời cấm hoạt động khoáng sản, khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền;

- Lưu trữ, quản lý thông tin về khoáng sản.

d) Tài nguyên nước

- Điều tra, đánh giá tài nguyên nước đối với các nguồn nước nội tỉnh, nguồn nước liên tỉnh trên, địa bàn; kiểm kê tài nguyên nước đối với các nguồn nước nội tỉnh;

- Điều tra, tổng hợp hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước; xả nước thải vào nguồn nước đối với nguồn nước nội tỉnh, nguồn nước trên địa bàn;

- Hoạt động quan trắc, giám sát tài nguyên nước;

- Xây dựng và duy trì cảnh báo, dự báo lũ, lụt, hạn hán, xâm nhập mặn và các tác hại khác do nước gây ra thuộc phạm vi quản lý;

- Các hoạt động bảo vệ tài nguyên nước; phòng chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra ở nguồn nước nội tỉnh; xác định danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp;

- Xây dựng, cập nhật, quản lý thông tin, cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước.

đ) Biển

- Điều tra cơ bản tài nguyên biển và hải đảo thuộc phạm vi quản lý;

- Các nhiệm vụ, dự án, đề án thuộc Chương trình trọng điểm điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo theo quyết định của cấp có thẩm quyền, có tính chất chi từ nguồn kinh phí hoạt động kinh tế;

- Quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ thuộc phạm vi quản lý theo quyết định của cấp có thẩm quyền;

- Điều tra, thống kê, phân loại, quản lý tài nguyên biển và hải đảo;

- Hoạt động quan trắc, giám sát tổng hp tài nguyên, môi trường biển và hải đảo;

- Thiết lập và quản lý hành lang bảo vệ bờ biển;

- Xây dựng, cập nhật, quản lý thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên môi trường biển và hải đảo.

e) Khí tượng thủy văn và giám sát biến đổi khí hậu

- Hoạt động trạm quan trắc khí tượng thủy văn của địa phương; thu thập dữ liệu khí tượng thủy văn;

- Dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn, truyền thông tin thiên tai trên địa bàn;

- Giám sát biến đổi khí hậu;

- Xây dựng, quản lý thông tin, cơ sở dữ liệu khí tượng thủy văn và giám sát biến đổi khí hậu.

g) Viễn thám

Xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu viễn thám (nếu có).

h) Đa dạng sinh học:

Nhiệm vụ chi hoạt động kinh tế về đa dạng sinh học của địa phương theo khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch số 160/2014/TTLT-BTC-BTNMT ngày 29/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước thực hiện các nhiệm vụ, dự án theo Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

i) Các nhiệm vụ chi khác

- Lập, điều chỉnh nhiệm vụ quy hoạch các lĩnh vực theo quy định của pháp luật;

- Xây dựng, điều chỉnh chiến lược, kế hoạch về tài nguyên môi trường; thống kê các chỉ tiêu tài nguyên môi trường (không bao gồm thống kê lĩnh vực môi trường chi từ nguồn sự nghiệp bảo vệ môi trường);

- Xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá sản phẩm về quản lý đất đai, đo đạc và bản đồ, địa chất và khoáng sản, tài nguyên nước, biển và hải đảo, khí tượng thủy văn và giám sát biến đi khí hậu, viễn thám, đa dạng sinh học, nhiệm vụ chi khác (nếu có);

- Xây dựng, tích hợp, lưu trữ, quản lý cơ sở dữ liệu chung về tài nguyên theo quy định của pháp luật chuyên ngành; ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác điều tra, đánh giá, quản lý tài nguyên theo quy định của pháp luật chuyên ngành, nội dung có tính chất chi thường xuyên từ nguồn kinh phí chi hoạt động kinh tế (nếu có);

- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật của lĩnh vực theo quy định của pháp luật chuyên ngành được chi từ nguồn hoạt động kinh tế; tập huấn chuyên môn nghiệp vụ về tài nguyên môi trường theo nội dung chi từ nguồn chi hoạt động, kinh tế;

- Vốn đối ứng các dự án hợp tác quốc tế có tính chất chi thường xuyên từ nguồn hoạt động kinh tế về tài nguyên môi trường (nếu có);

- Sửa chữa lớn, mua sắm trang thiết bị phục vụ nhiệm vụ chuyên môn đối với đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực chi hoạt động kinh tế (trừ đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư được Nhà nước đặt hàng theo giá tính đủ chi phí bao gồm chi phí khấu hao tài sản cố định);

- Nhiệm vụ chi khác về quản lý đất đai, đo đạc và bản đồ, địa chất và khoáng sản, tài nguyên nước, biển và hải đảo, khí tượng thủy văn và giám sát biến đổi khí hậu, viễn thám, đa dạng sinh học, chi khác (nếu có).

2. Nhiệm vụ chi hoạt động kinh tế về tài nguyên môi trường các huyện, thành phố (sau đây gọi chung là cấp huyện):

a) Quản lý đất đai

- Thống kê đất đai; kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất thuộc chức năng, nhiệm vụ của huyện;

- Lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thuộc chức năng, nhiệm vụ của huyện;

- Xây dựng, cập nhật, quản lý thông tin đất đai, cơ sở dữ liệu đất đai thuộc chức năng, nhiệm vụ của huyện.

b) Địa chất và khoáng sản

Bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn;

c) Tài nguyên nước

Các hoạt động bảo vệ tài nguyên nước; phòng chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra ở nguồn nước nội huyện; xác định danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp nội huyện;

d) Các nhiệm vụ chi khác

- Lập, điều chỉnh nhiệm vụ quy hoạch các lĩnh vực theo quy định của pháp luật;

- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật của lĩnh vực theo quy định của pháp luật chuyên ngành được chi từ nguồn hoạt động kinh tế; tập huấn chuyên môn nghiệp vụ về tài nguyên môi trường theo nội dung chi từ nguồn chi hoạt động kinh tế;

- Vốn đối ứng các dự án hợp tác quốc tế có tính chất chi thường xuyên từ nguồn hoạt động kinh tế về tài nguyên môi trường (nếu có);

3. Nhiệm vụ chi hoạt động kinh tế về tài nguyên môi trường các xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã):

a) Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về môi trường trên địa bàn; vận động nhân dân thực hiện nội dung bảo vệ môi trường trong hương ước, quy ước của thôn, khu phố; chi khen thưởng cho tổ chức và cá nhân được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định;

b) Lập, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt phương án bảo vệ môi trường làng nghề trên địa bàn và tổ chức thực hiện; hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm việc thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường các đối tượng thuộc thẩm quyền cấp xã;

c) Quản lý, vận hành và duy tu, bảo dưỡng theo quy định các dự án, công trình bảo vệ môi trường trên địa bàn được cấp có thẩm quyền giao; hỗ trợ hoạt động giảm thiểu, thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý rác thải sinh hoạt, chất thải rắn thông thường trên địa bàn quản lý theo thẩm quyền;

d) Hỗ trợ các hoạt động bảo vệ môi trường của các tổ chức tự quản về môi trường trên địa bàn cấp xã (Hợp tác xã, thôn, khu phố, các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã) theo thẩm quyền;

đ) Hợp đồng lao động để thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ công tác bảo vệ môi trường cấp xã (nếu có);

e) Các hoạt động khác có liên quan đến nhiệm vụ bảo vệ môi trường trên địa bàn thuộc trách nhiệm của cấp xã và cấp có thẩm quyền giao.

4. Điểm h khoản 1 và điểm d khoản 2 của Điều này quy định chung các nhiệm vụ chi khác về tài nguyên môi trường, lĩnh vực nào có nhiệm vụ chi khác mới được tính, không tính tất cả các nhiệm vụ chi khác.

Điều 4. Mức chi nhiệm vụ, dự án về tài nguyên môi trường

Một số mức chi nhiệm vụ, dự án về tài nguyên môi trường (đính kèm phụ lục).

Điều 5. Tổ chức thực hiện

1. Giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quyết định này.

2. Khi các văn bản quy định về chế độ, định mức chi dẫn chiếu để áp dụng tại Quyết định này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản mới thì áp dụng theo các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.

Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có phát sinh khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, tổ chức phản ánh về Sở Tài chính để tổng hợp trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Điều 6. Hiệu lực thi hành

1. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 26 tháng 8 năm 2019.

2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điu 6;
- Văn phòng Chính phủ;
- Vụ pháp ch
ế-B Tài chính;
- Cục Ki
m tra văn bản QPPL-B Tư pháp;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND t
nh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
-
UBMT Tổ quốc Việt Nam tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT
UBND tỉnh;
- TT. HĐND các huyện, thành ph
;
- Trung tâm CNTT và truyền thông (công báo);
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- VP
UB: LĐ, chuyên viên;
- Lưu: VT.ĐN

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Lưu Xuân Vĩnh

 

PHỤ LỤC

MỘT SỐ MỨC CHI NHIỆM VỤ, DỰ ÁN VỀ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 43/2019/QĐ-UBND ngày 16 tháng 8 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)

TT

Nội dung chi

Đơn vị tính

Khung, mức chi (1.000 đồng)

Ghi chú

1

Chi lập đề cương nhiệm vụ, dự án

 

 

Tùy theo mức độ phức tạp của nhiệm vụ, dự án

không tính chi họp hội đồng đối với nhiệm vụ được giao thường xuyên hàng năm

Theo quy chế của cấp có thm quyn quy định có nhận xét đánh giá của ủy viên phản biện và ủy viên hội đồng mới được tính

 

Lập đề cương nhiệm vụ

nhiệm vụ

1.000-1.200

 

Lập đề cương dự án

dự án

3.000-4.000

2

Họp hội đồng xét duyệt đề cương nhiệm vụ, dự án

Buổi họp

 

 

Chủ tịch Hội đồng

người/buổi

400

 

Thành viên, thư ký

người/buổi

200

 

Đại biểu được mời tham dự

người/buổi

100

 

Nhận xét đánh giá của ủy viên phản biện

Bài viết

400

 

Nhận xét đánh giá của ủy viên hội đồng

Bài viết

200

 

3

Lấy ý kiến thẩm định dự án bằng văn bản của chuyên gia và nhà quản lý (tối đa không quá 5 bài viết)

Bài viết

400

Trường hợp không thành lập Hội đồng xét duyệt đề cương

4

Điều tra, khảo sát

 

 

 

a

Lập mẫu phiếu điều tra

Phiếu mẫu được duyệt

400

 

b

Chi cho đối tượng cung cấp thông tin

 

 

 

 

- Cá nhân

Phiếu

30

 

 

- Tổ chức

Phiếu

80

 

c

Chi cho điều tra viên; công quan trắc, khảo sát, lấy mẫu (trường hợp thuê ngoài theo vụ việc nếu có)

Người/ngày công

Mức tiền công 1 người/ngày là 200% mức lương cơ sở, tính theo lương ngày do Nhà nước quy định cho đơn vị sự nghiệp công lập tại thời đim thuê ngoài (22 ngày)

 

d

Chi cho người dẫn đường

người/ngày

100

Chỉ áp dụng cho điều tra thuộc vùng núi cao, vùng sâu cần có người địa phương dẫn đường và người phiên dịch cho điều tra viên

đ

Chi cho người phiên dịch tiếng dân tộc

người/ngày

180

5

Báo cáo tổng kết nhim v, dự án

- Nhiệm vụ

- Dự án

(Riêng lập báo cáo tổng kết nhiệm vụ, dự án điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản theo Khoản 2 Phần III Phụ lục 4 kèm theo Thông tư số 136/2017/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2017)

Báo cáo

4.000

10.000-12.000

Tùy theo tính chất, quy mô của dự án, nhiệm vụ

6

Hội thảo (nếu có)

 

 

 

Người chủ trì

người/buổi

400

 

Thư ký hội thảo

200

 

Đại biểu được mời tham dự

hội thảo

100

 

Báo cáo tham luận

Bài viết

250

 

7

Hội đồng nghiệm thu nhim v, d án

người/buổi

 

 

- Nghiệm thu nhiệm vụ:

 

Chủ tịch hội đồng

300

Thành viên, thư ký

150

- Nghiệm thu dự án:

người/buổi

 

 

Chủ tịch Hội đồng

500

Thành viên, thư ký hội đồng

250

Nhận xét đánh giá của ủy viên phản biện

bài viết

400

 

Nhận xét đánh giá của ủy viên hội đồng (nếu có)

bài viết

300

Đại biểu được mời tham dự

người/buổi

100