Quyết định 429/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt kế hoạch sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển 5 năm giai đoạn 2011 - 2015 của Tập đoàn Dệt May Việt Nam
Số hiệu: 429/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Hoàng Trung Hải
Ngày ban hành: 12/04/2012 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: 25/04/2012 Số công báo: Từ số 347 đến số 348
Lĩnh vực: Công nghiệp, Thương mại, đầu tư, chứng khoán, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 429/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 12 tháng 04 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH, KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN 5 NĂM GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 CỦA TẬP ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Kết luận số 78-KL/TW ngày 26 tháng 7 năm 2010 của Bộ Chính trị về kết quả kiểm tra thực hiện Nghị quyết Trung ương 3, Trung ương 9 (khóa IX) và Nghị quyết Đại hội X của Đảng về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước và về Đề án tiếp tục củng cố, phát huy vai trò của Tổng công ty Đầu tư kinh doanh vốn nhà nước;

Căn cứ Quyết định số 36/2008/QĐ-TTg ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển 5 năm 2011 - 2015 của Tập đoàn Dệt May Việt Nam với những nội dung chính như sau:

I. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT

Phát triển Tập đoàn Dệt May Việt Nam thành đơn vị kinh tế vững mạnh, là đơn vị nòng cốt của ngành Dệt May Việt Nam, có năng lực cạnh tranh trong nước và quốc tế, đạt hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng trong nước ngày càng cao, tạo nhiều việc làm cho xã hội, đảm bảo phát triển bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới.

II. NHIỆM VỤ CỤ THỂ

1. Các mục tiêu chính trong giai đoạn 2011 - 2015

Đến năm 2015, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 28.144 tỷ đồng; doanh thu không VAT đạt 53.858 tỷ đồng; kim ngạch xuất khẩu đạt 3.865 triệu đô la Mỹ và lợi nhuận trước thuế đạt 2.434,3 tỷ đồng (xem chi tiết Phụ lục I).

2. Định hướng, mục tiêu đầu tư các dự án giai đoạn 2011 - 2015

Các dự án dự kiến đầu tư mới và các dự án chuyển tiếp trong giai đoạn 2011 - 2015 của Tập đoàn Dệt May Việt Nam và các đơn vị thành viên sẽ tiếp tục bám sát 03 chương trình mục tiêu chiến lược đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhằm tăng năng lực sản xuất của Tập đoàn, chiếm lĩnh thị trường nội địa, từng bước nâng cao sức cạnh tranh trên trường guốc tế, góp phần xác lập vị thế của ngành Dệt May Việt Nam.

Danh mục các dự án đầu tư trọng điểm và Tổng hợp nguồn vốn đầu tư các dự án giai đoạn 2011 - 2015 (xem chi tiết Phụ lục II).

3. Các giải pháp thực hiện

a) Giải pháp chiến lược

Triển khai thực hiện kế hoạch cổ phần hóa Công ty mẹ Tập đoàn và các đơn vị thành viên chưa cổ phần hóa ngay trong năm 2012 nhằm thu hút thêm vốn đầu tư.

- Mở rộng vùng trồng cây nguyên liệu phục vụ cho ngành dệt may, đặc biệt là chương trình phát triển cây bông vải đến năm 2015, định hướng đến năm 2020. Phấn đấu diện tích trồng bông đạt 50.000 ha vào năm 2015, trong đó bông có tưới là 10.000 ha. Năng suất bình quân đạt 1,5 tấn/ha, bông có tưới là 2 tấn/ha. Sản lượng bông xơ đạt 35 - 40 ngàn tấn.

- Tăng cường đánh giá, kiểm tra hiệu quả sản xuất kinh doanh của các dự án đầu tư, của các đơn vị thành viên. Tiến hành giải thể, sáp nhập các đơn vị hoạt động không có hiệu quả.

- Hoàn thiện quy chế chuẩn hóa bộ phận kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp Tập đoàn giữ cổ phần chi phối.

b) Công tác thị trường

- Cân bằng và nâng cao chất lượng chuỗi cung ứng (Sợi - Dệt - Nhuộm hoàn tất - May) nhằm tăng sức cạnh tranh của Tập đoàn và các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn, sẵn sàng đón nhận xu thế dịch chuyển sản xuất dệt may từ Trung Quốc và châu Âu sang các nước ASEAN.

- Nâng cao chất lượng các bộ phận nghiên cứu, phân tích, đánh giá và dự báo các diễn biến kinh tế - xã hội, các đối thủ cạnh tranh để từ đó đưa ra các chiến lược phù hợp cho từng giai đoạn.

- Tăng tỷ lệ nội địa hóa hàng dệt may của Tập đoàn, từng bước chuyển từ hình thức gia công sang chủ động sản xuất hàng FOB, ODM. Phấn đấu đến năm 2015, tỷ lệ giá trị thiết kế ODM đạt 10%.

- Xây dựng các chiến lược phát triển riêng biệt cho thị trường trong nước và quốc tế. Tập trung phát triển thương hiệu Vinatex cùng các thương hiệu thời trang của các đơn vị thành viên như Việt Tiến, San Sciaro, Mattana,… nhằm chiếm lĩnh thị phần nội địa, tiến tới phát triển ra thị trường quốc tế.

- Củng cố, gia tăng thị phần tại các thị trường dệt may lớn là Mỹ, EU và Nhật Bản. Xây dựng các chương trình nghiên cứu khai thác các thị trường mới như Canada, Hàn Quốc, ASEAN, Nga,…

- Đầu tư cải tiến công tác tổ chức hội chợ và tích cực tham gia các hội chợ quốc tế. Nâng cao chất lượng hệ thống dịch vụ bán lẻ và thương mại điện tử.

c) Công tác tài chính

- Lập kế hoạch tài chính chi tiết, cân đối chặt chẽ nhu cầu vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển.

- Tăng cường hiệu quả sử dụng vốn, rút ngắn vòng quay vốn. Cân đối linh hoạt cơ cấu vay USD, VND để có được lãi suất bình quân thấp.

- Tập trung nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty Tài chính cổ phần Dệt May Việt Nam, tạo cơ sở cung cấp các nguồn vốn vay cho các đơn vị dệt may thuộc Tập đoàn.

- Với các dự án đầu tư xây dựng: Cân đối dòng tiền và mức độ ưu tiên của dự án. Tiến hành đánh giá hiệu quả dự án, qua đó:

+ Đẩy mạnh thực hiện đầu tư dự án hiệu quả.

+ Dừng dự án không hiệu quả.

- Ưu tiên đầu tư vốn vào công ty đang hoạt động hiệu quả.

- Ưu tiên góp, bổ sung vốn vào các công ty có hiệu quả và không thực hiện giảm tỷ lệ vốn nắm giữ tại các công ty này.

d) Công tác tổ chức, đào tạo nguồn nhân lực

- Xây dựng cơ chế đãi ngộ phù hợp nhằm thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao.

- Đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ kế cận đến năm 2015.

- Triển khai tuyển sinh hệ đại học của Trường Cao đẳng Công nghiệp Dệt May thời trang Hà Nội bắt đầu từ năm học 2012 - 2013.

- Hợp tác với các trường đại học trong và ngoài nước để xây dựng, triển khai các chương trình đào tạo quốc tế chuyên ngành dệt may, thời trang, kinh doanh thời trang.

đ) Công tác đầu tư phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất

- Tập trung xây dựng, thực hiện các dự án đầu tư theo Quy hoạch định hướng đầu tư của Tập đoàn nhằm hình thành chuỗi liên kết giá trị giữa các đơn vị trong Tập đoàn, nâng cao sức mạnh tổng hợp, tăng khả năng cạnh tranh.

- Chủ động, tích cực tìm kiếm đối tác hợp tác trong việc nghiên cứu, đầu tư các dự án trong các lĩnh vực: Khoa học công nghệ, thiết bị ngành Dệt May, sản xuất, chế biến nguyên phụ liệu nhằm ổn định nguồn nguyên, phụ liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất.

- Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, kêu gọi đối tác đầu tư trong nước và nước ngoài vào các dự án trọng điểm của Tập đoàn trong giai đoạn 2011 - 2015.

- Nâng cao trách nhiệm quản lý của cá nhân trong công tác đầu tư mới.

- Thực hiện quyết liệt Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2012 của Chính phủ nhằm thực hiện các giải pháp tiết kiệm, giảm mức tiêu hao nguyên nhiên liệu, cải tiến hợp lý hóa sản xuất, áp dụng quy trình quản lý tiên tiến nhằm nâng cao năng suất lao động, tăng giá trị gia tăng cho sản phẩm và trên cơ sở đó cải thiện thu nhập, điều kiện làm việc của người lao động.

e) Công tác nghiên cứu khoa học, kỹ thuật công nghệ và môi trường

- Định hình, hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy của các viện nghiên cứu theo 03 khối chuyên ngành: Nghiên cứu sản phẩm mới, tư vấn và hoạt động kiểm định, kiểm nghiệm.

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học gắn liền với yêu cầu thực tế, nâng cao tính thực tiễn của các đề tài, thương mại hóa các sản phẩm nghiên cứu khoa học.

g) Về xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Tiếp tục củng cố, phát triển văn hóa doanh nghiệp thành các giá trị cốt lõi trong Tập đoàn và các đơn vị thành viên, đảm bảo sự phát triển bền vững.

h) Về công tác truyền thông

- Xây dựng chiến lược truyền thông bài bản, làm nổi bật thương hiệu và các giá trị cốt lõi của tập đoàn Dệt May Việt Nam.

- Nâng cao chất lượng và độ phổ biến của các tạp chí như Tạp chí Mốt, Tạp chí Thời trang Dệt May Việt Nam. Hoàn thiện và phát triển website mới của Tập đoàn.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Công Thương

a) Chịu trách nhiệm chính trong việc thường xuyên giám sát, đánh giá toàn diện tình hình hoạt động của Tập đoàn Dệt May Việt Nam, bảo đảm doanh nghiệp thực hiện đúng kế hoạch đã được phê duyệt.

b) Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính kịp thời xử lý những phát sinh cần giải quyết trong quá trình thực hiện kế hoạch; báo cáo Thủ tướng Chính phủ giải quyết những vấn đề vượt thẩm quyền.

2. Các Bộ, ngành liên quan theo thẩm quyền chức năng được giao chỉ đạo và phối hợp với Tập đoàn Dệt May Việt Nam tổ chức triển khai thực hiện Quyết định này.

3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tạo điều kiện hỗ trợ để Tập đoàn Dệt May Việt Nam cụ thể hóa kế hoạch đề ra.

4. Hội đồng thành viên Tập đoàn Dệt May Việt Nam chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện, bảo đảm hoàn thành kế hoạch đã được phê duyệt. Định kỳ hàng năm báo cáo việc thực hiện kế hoạch và những vướng mắc, khó khăn phát sinh trong quá trình thực hiện.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng CP;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan Chính phủ;
- VPBCĐTW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UB Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Tập đoàn Dệt May Việt Nam;
- Hiệp hội Dệt May Việt Nam;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTN (5b).

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Hoàng Trung Hải

 

PHỤ LỤC I

CÁC MỤC TIÊU CHÍNH GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 CỦA TẬP ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 429/QĐ-TTg ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ)

TT

Chỉ tiêu

Thực hiện năm 2011

Dự báo

Tỷ lệ tăng bình quân (%)

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

1

Giá trị SXCN (tỷ đồng)

15.144,1

17.200,1

23.431

26.946

28.144

14

2

Doanh thu không VAT (tỷ đồng)

35.673,2

40.699,3

45.593

50.152

53.858

13

3

KNXK tính đủ (triệu USD)

2.303,3

2.602,4

2.969

3.420

3.865

15

4

KNNK tính đủ (triệu USD)

1.103

1.144,6

1.344

1.465

1.615

9,4

5

Sản phẩm chủ yếu

 

 

 

 

 

 

a

- Sợi (1.000 tấn)

112

125,5

173

197

231

14,6

b

- Vải các loại (Triệu m2)

231,9

258,2

383

440

506

17,9

c

- Sản phẩm may các loại (Tr. SP)

268,5

298,7

376

433

503

15,4

6

Lợi nhuận trước thuế (tỷ đồng)

1.340,20

1.691,60

1.909,82

2.156,19

2.434,34

12,9

7

Nộp ngân sách

1.077,30

1.239,33

1.425,22

1.639,00

1.884,85

15

 

PHỤ LỤC II

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRỌNG ĐIỂM VÀ TỔNG HỢP NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ CÁC DỰ ÁN GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 CỦA TẬP ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 429/QĐ-TTg ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ)

1. Danh mục các dự án đầu tư trọng điểm giai đoạn 2011 - 2015

TT

Danh mục dự án

Đơn vị tính

Số dự án

Năng lực SX tăng thêm

Tổng mức đầu tư (tỷ đồng)

1

Di dời

 

03

 

2.877

2

Sợi

Tấn

29

175,000

10.424

3

Dệt Nhuộm

Triệu m2

10

314

6.913

4

May

Triệu sp

15

250

2.220

5

Khác

 

14

 

1.424

Tổng cộng

71

 

23.858

2. Tổng hợp nguồn vốn đầu tư các dự án giai đoạn 2011 - 2015

Nguồn vốn

Giá trị (tỷ đồng)

1. Vốn chủ sở hữu

7.500

Trong đó:

 

+ Vốn chuyển mục đích sử dụng đất của các đơn vị trong Tập đoàn

3.000

+ Vốn từ phát hành trái phiếu khi cổ phần hóa Tập đoàn

1.600

+ Vốn từ lợi nhuận để lại của Tập đoàn

1.400

+ Vốn từ khấu hao cơ bản và lợi nhuận của các doanh nghiệp (vốn khác)

1.159

+ Đối tác góp vốn

341

2. Vay thương mại

7.932

3. Tín dụng đầu tư

8.427

Tổng cộng

23.858