Quyết định 4246/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Đề án phát triển vùng nguyên liệu gỗ rừng trồng gắn với trồng rừng gỗ lớn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2019-2025
Số hiệu: 4246/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Bình Người ký: Lê Minh Ngân
Ngày ban hành: 30/10/2019 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Nông nghiệp, nông thôn, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4246/QĐ-UBND

Quảng Bình, ngày 30 tháng 10 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN VÙNG NGUYÊN LIỆU GỖ RỪNG TRỒNG GẮN VỚI TRỒNG RỪNG GỖ LỚN TỈNH QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2019 - 2025

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14 ngày 15/11/2017;

Căn cứ Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ Quy định thi hành chi tiết một số điều Luật Lâm nghiệp;

Căn cứ Quyết định số 886/QĐ-TTg ngày 16/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020;

Căn cứ Chỉ thị 08/CT-TTg ngày 28/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp phát triển nhanh và bền vững ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ phục vụ xuất khẩu;

Căn cứ Quyết định số 2962/QĐ-BNN-TCLN ngày 30/7/2019 của Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng thâm canh gỗ lớn và chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn đối với loài cây keo lai và keo tai tượng;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 2452/TTr-SNN ngày 15/10/2019,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Phê duyệt Đề án phát triển vùng nguyên liệu gỗ rừng trồng gắn với trồng rừng gỗ lớn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2019 - 2025 với các nội dung cơ bản sau:

1. Tên đề án: Phát triển vùng nguyên liệu gỗ rừng trồng gắn với trồng rừng gỗ lớn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2019 - 2025.

2. Phạm vi đề án: Được thực hiện trên diện tích rừng trồng, đất lâm nghiệp được quy hoạch rừng sản xuất và diện tích rừng trồng là rừng sản xuất ngoài quy hoạch lâm nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh.

3. Quan điểm, mục tiêu

3.1. Quan điểm

Đẩy mạnh phát triển rừng trồng gỗ lớn, sử dụng hợp lý, có hiệu quả diện tích đất lâm nghiệp quy hoạch phát triển rừng sản xuất; sớm hình thành vùng kinh doanh rừng gỗ lớn có năng suất, chất lượng cao, cung cấp nguyên liệu ổn định, lâu dài cho chế biến tại thị trường trong nước và xuất khẩu;

Phát triển gỗ lớn theo hướng bền vững góp phần thực hiện hiệu quả chủ trương tái cơ cấu ngành lâm nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng và nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm gỗ rừng trồng, thu hút ngoại tệ thông qua sản xuất, chế biến, xuất khẩu gỗ và các sản phẩm chế biến từ gỗ rừng trồng;

Xác định vùng rừng trồng nguyên liệu gắn với các doanh nghiệp chế biến; Phát triển kinh doanh rừng gỗ lớn phải được thực hiện đồng bộ các giải pháp từ khâu xác định vùng cho đến tổ chức trồng, chăm sóc, khai thác và chế biến lâm sản, thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân nhằm huy động mọi nguồn lực xã hội cho công tác phát triển kinh doanh rừng gỗ lớn.

3.2. Mục tiêu

3.2.1. Mục tiêu chung

Nâng cao giá trị sản xuất, kinh doanh rừng trồng và phát triển lâm nghiệp bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường; gắn kết theo chuỗi từ trồng rừng, chế biến và tiêu thụ sản phẩm để nâng cao giá trị lâm sản hàng hóa, góp phần thực hiện Kế hoạch cơ cấu lại ngành Nông nghiệp tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2018-2020 theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững.

3.2.2. Mc tiêu cthể

Đến năm 2025, phát triển ổn định vùng rừng trồng nguyên liệu với diện tích gần 100.932 ha. Trong đó, ổn định diện tích rừng trồng cung cấp gỗ nhỏ và lâm sản ngoài gỗ là hơn 84.722 ha, hình thành rừng kinh doanh gỗ lớn 16.210 ha nhằm phục vụ nhu cầu gỗ lớn cho chế biến tinh sâu.

Đưa năng suất rừng gỗ lớn trồng mới đạt trên 20 m3/ha/năm. Phấn đấu rừng trồng mới khi đưa vào khai thác đạt trữ lượng trên 200 m3/ha/10 năm; đưa năng suất rừng trồng chuyển hóa từ rừng trồng gỗ nhỏ sang kinh doanh gỗ lớn đạt trên 15 m3/ha/năm đối với cây sinh trưởng nhanh và 10 m3/ha/năm đối với cây sinh trưởng chậm. Phấn đấu rừng trồng được chuyển hóa khi đưa vào khai thác đạt trữ lượng trên 150 m3/ha/10 năm. Đưa tỷ lệ gỗ lớn (gỗ xẻ có đường kính ≥ 20 cm) vào chế biến tinh sâu từ 30 - 40% sản lượng khai thác hiện nay lên 50% vào năm 2025.

Góp phần tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp từ 5%/năm trở lên; tổng sản phẩm ngành lâm nghiệp trong tổng giá trị sản phẩm ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đạt 25%.

Diện tích rừng trồng gỗ lớn được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững FSC đạt khoảng 7.000 ha vào năm 2025.

4. Nhiệm vđề án

4.1. Định hướng phát triển vùng nguyên liệu gỗ

Trên cơ sở quan điểm, mục tiêu, vùng nguyên liệu được xác định với tổng diện tích 100.932 ha, chiếm 31,7% tổng diện tích rừng sản xuất toàn tỉnh. Trong đó, diện tích vùng phát triển nguyên liệu gỗ nhỏ 84.722 ha, vùng trồng rừng gỗ lớn 16.210,0 ha (đã có 1.210,0 ha; phát triển mới 15.000,0 ha).

4.2. Định hướng phát triển vùng nguyên gỗ lớn

Trên cơ sở định hướng vùng kinh doanh gỗ lớn 16.210,0 ha, trong đó, diện tích rừng gỗ lớn hiện có 1.210,0 ha, định hướng phát triển mới 15.000,0 ha; ưu tiên lồng ghép nguồn vốn của các chương trình, dự án để chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các địa phương triển khai thực hiện hoàn thành mục tiêu trồng rừng gỗ lớn giai đoạn 2019 - 2025, cụ thể:

- Chăm sóc, bảo vệ, nuôi dưỡng rừng trồng gỗ lớn hiện có 1.210,0 ha.

- Phát triển trồng rừng gỗ lớn giai đoạn 2019- 2025 là 15.000,0 ha, Trong đ: Trồng lại rừng sau khai thác: 10.160,0 ha; trồng mới trên đất chưa trồng rừng: 1.290,0 ha; chuyển hóa từ rừng trồng gỗ nhỏ sang gỗ lớn: 3.550,0 ha.

+ Giai đoạn 2019 - 2020 là 2.980,0 ha, gồm: Trồng lại rừng sau khai thác 2.020,0 ha; trồng mới trên đất chưa trồng rừng: 260,0 ha; chuyển hóa từ rừng trồng gỗ nhỏ sang gỗ lớn 700,0 ha.

+ Giai đoạn 2021 - 2025 là 12.020,0 ha, gồm: Trồng lại rừng sau khai thác 8.140 ha; trồng mới trên đất chưa trồng rừng: 1.030,0 ha; chuyển hóa từ rừng trồng gỗ nhỏ sang gỗ lớn 2.850,0 ha.

TT

Thị xã, huyện

Tổng cộng (ha)

Trồng mới

Diện tích gỗ lớn hiện có (ha)

Cộng (ha)

Trồng lại sau khai thác

Trồng mới trên đất chưa trồng rừng

Chuyển hóa từ rừng trồng gỗ nhỏ

1

TX Ba Đồn

420,0

420,0

420,0

0,0

0,0

0,0

2

Bố Trạch

2.092,0

1.980,0

1.820,0

90,0

70,0

112,0

3

Lệ Thủy

3.223,0

2.720,0

2.360,0

0,0

360,0

503,0

4

Minh Hóa

3 372,8

3.000,0

0,0

1.000,0

2.000,0

372,8

5

Quảng Ninh

3.292,2

3.090,0

1.820,0

200,0

1.070,0

202,2

6

Quảng Trạch

404,0

400,0

350,0

00,0

50,0

4,0

7

Tuyên Hóa

3.406,0

3.390,0

3.390,0

0,0

0,0

16,0

Tổng cộng

16.210,0

15.000,0

10.160,0

1.290,0

3.550,0

1.210,0

(Chi tiết có biểu 01, 02 và 03 kèm theo)

4.3. Nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng

Đối với rừng trồng mới: Đưa năng suất rừng trồng mới đạt trên 20 m3/ha/năm, trữ lượng trên 200 m3/ha. Quản lý, giám sát về chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp đạt 100%, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng. Đối với rừng trồng chuyển hóa: Đưa năng suất rừng trồng gỗ nhỏ sang kinh doanh gỗ lớn đạt trên 15 m3/ha/năm, trữ lượng trên 150 m3/ha, đối với cây sinh trưởng nhanh và 15 m3/ha/năm đối với cây sinh trưởng chậm.

Áp dụng các giải pháp kỹ thuật thâm canh rừng trồng ở mức độ cao, chú trọng đầu tư các khâu quan trọng như: Làm đất, bón phân, tăng số lần chăm sóc rừng trồng, thực hiện tốt các nội dung biện pháp nuôi dưỡng rừng. Phấn đấu sau năm 2020, 100% diện tích trồng rừng gỗ lớn được trồng bằng cây giống nuôi cấy mô. Rừng trồng gỗ lớn sau 10 năm có tối thiểu 70% số cây đứng trên một đơn vị diện tích có đường kính tại vị trí 1,3 m từ 20 cm trở lên đối với cây sinh trưởng nhanh hoặc từ 30 cm trở lên đối với cây sinh trưởng chậm ở tuổi khai thác chính. Tỷ lệ gỗ lớn đưa vào chế biến đồ gỗ sau năm 2025 đạt trên 70% so với sản lượng khai thác trên một đơn vị diện tích. Giá trị rừng trồng gỗ lớn đã được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững khi đưa vào khai thác phấn đấu đạt giá trị gấp 3 - 4 lần so với rừng trồng gỗ nhỏ.

Rừng trồng mới: Dự tính đạt khoảng từ 220 - 250 triệu đồng/ha/10 năm; Rừng chuyển hóa: Dự tính đạt 170 - 200 triệu đồng/ha/10 năm.

Tổng diện tích trồng rừng gỗ lớn là 16.210,0 ha, chu kỳ kinh doanh xác định trên 10 năm, diện tích hàng năm khi ổn định đưa vào khai thác khoảng 1.621 ha, sản lượng gỗ lớn ước tính khoảng gần 190.000 m3/năm. Giá trị từ khai thác rừng trồng gỗ lớn dự tính sẽ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp lên khoảng 0,5%/năm.

4.4. Triển khai thực hiện quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng

Đôn đốc, chỉ đạo, xây dựng phương án quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC) đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước và thế giới, phấn đấu đến năm 2025 đạt khoảng 7.000 ha diện tích gỗ lớn được cấp chứng chỉ rừng.

4.5. Liên doanh, liên kết phát triển vùng nguyên liệu

Xúc tiến các nhà đầu tư xây dng vùng nguyên liệu cho các nhà máy trên cơ sở các diện tích đã được đưa vào Đề án để thực hiện việc liên doanh, liên kết trong trồng rừng, thu mua lâm sản. Đẩy mạnh việc thành lập các hợp tác xã lâm nghiệp để thực hiện việc liên doanh, liên kết các hộ gia đình, cá nhân phát triển vùng nguyên liệu, tạo điều kiện thuận lợi cho thực hiện quản lý rừng bền vững.

Khuyến khích các chủ rừng là tổ chức xây dựng phương án quản lý rừng bền vững đối với rừng trồng, chủ động liên liên doanh, liên kết với các chủ đầu tư của các nhà máy chế biến gỗ.

4.6. Định hướng các dự án, hạng mục ưu tiên

Phát triển vùng nguyên liệu ổn định để kêu gọi đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến, diện tích phát triển trồng rừng gỗ lớn giai đoạn 2019- 2025 là 15.000 ha cần gắn với các nhà máy hiện có gồm: Nhà máy gỗ Quảng Phát; Nhà máy chế biến gỗ công nghiệp; Nhà máy sản xuất gỗ MDF TTĐ và nhà máy sản xuất gỗ ván ép mặt Birch của Công ty CP đầu tư xây dựng và phát triển Thăng Long tại Khu công nghiệp Bắc Đồng Hới.

Xúc tiến đẩy nhanh tiến độ xây dựng các nhà máy chế biến gỗ đã có chủ trương đầu tư: Nhà máy sản xuất gỗ MDF TTĐ; Nhà máy chế biến gỗ công nghiệp; Nhà máy sản xuất gỗ Quảng Phát. Tiếp tục kêu gọi, xúc tiến đầu tư các nhà máy chế biến gỗ tinh sâu, công suất lớn để thúc đẩy nhanh việc liên doanh, liên kết, quản lý rừng bền vững.

Xúc tiến, kêu gọi các tổ chức quốc tế, các chương trình, dự án hỗ trợ, đầu tư việc xây dng các mô hình liên doanh, liên kết; xây dựng phương án quản lý rừng trồng bền vững và cấp chứng chỉ rừng trồng.

Xây dựng hệ thống đường ranh cản la kết hợp vận chuyển cây giống, phân bón và thi công trồng rừng: 105 km; vườn ươm công nghệ cao (nuôi cy mô) 01 vườn. Việc xây dựng các hạng mục hạ tầng lâm sinh được lồng ghép trong các chương trình, dự án: Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững; Nông thôn mới; các dự án lâm nghiệp; các dự án giao thông nông thôn...

5. Nhu cầu vốn thực hiện đề án

Dự kiến nhu cầu vốn cho trồng mới, chuyển hóa rừng trồng, đường ranh cản lửa và vườn ươm là 860.935 triệu đồng. Trong đó:

Vốn ngân sách nhà nước: 102.185 triệu đồng.

Vốn tự cvà huy động hợp pháp khác: 758.750 triệu đồng.

- Giai đoạn 2019- 2020: Tổng vốn đầu tư 169.940 triệu đồng Trong đ:

+ Vốn ngân sách nhà nước: 19.374 triệu đồng.

+ Vốn tự có và huy động hợp pháp khác: 150.566 triệu đồng.

- Giai đoạn 2021- 2025: Tổng vốn đầu tư 690.995 triệu đồng Trong đó:

+ Vốn ngân sách nhà nước: 82.811 triệu đồng.

+ Vốn tự có và huy động hợp pháp khác: 608.184 triệu đồng.

6. Các giải pháp thực hiện đề án

6.1. Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức

Đa dạng hình thức và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, của tnh về phát triển lâm nghiệp, tái cơ cấu ngành lâm nghiệp; chính sách tín dụng, ưu đãi đầu tư cho ngành chế biến gỗ, chính sách hỗ trợ phát triển lâm nghiệp, trồng rừng gỗ lớn, các giải pháp kỹ thuật thâm canh rừng trồng, chuyển hóa rừng trồng....tuyên truyền tổ chức sản xuất theo hướng liên kết, liên doanh để hình thành vùng sản xuất gỗ lớn tập trung. Tổ chức tham quan, học hỏi kinh nghiệm từ các mô hình liên doanh, liên kết trồng rừng; mô hình trồng rừng thâm canh gỗ lớn, chuyển hóa rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn.

6.2. Giải pháp về đất đai

Kiểm tra, rà soát thống kê toàn bộ diện tích đất lâm nghiệp bị lấn chiếm trái phép, xử lý theo đúng quy định của pháp luật, đồng thời có kế hoạch giao lại cho người dân địa phương để phát triển rừng theo quy định.

Ckế hoạch rà soát diện tích rừng trồng, đất trống quy hoạch phát triển lâm nghiệp hiện do UBND cấp xã quản lý và diện tích các tổ chức Nhà nước chuyển trả về địa phương để có kế hoạch giao cho hộ gia đình, cá nhân, đặc biệt ưu tiên hộ gia đình nghèo thiếu đất hoặc không có đất sản xuất.

Tiếp tục thực hiện việc giao, cấp đổi, chia tách nhóm hộ, tạo điều kiện để hộ gia đình có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhằm tiếp cận nguồn vốn tín dụng đầu tư trồng rừng gỗ lớn; căn cứ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh, của huyện đã phê duyệt để thực hiện việc giao đất cho đối tượng có nhu cầu phát triển rng trồng.

Đẩy mạnh việc liên kết giữa doanh nghiệp chế biến với các chủ rừng để tạo thành vùng nguyên liệu có quy mô lớn, thuận lợi trong việc áp dụng công nghệ cao vào sản xuất.

6.3. Giải pháp quản lý và tổ chức sản xuất

- Giải pháp về quản lý nhà nước

Nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý ca cơ quan chuyên trách quản lý nhà nước về rừng, đất lâm nghiệp các cấp. Trong đó, tập trung nâng cao trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp của chính quyền cấp xã; thành lập các Hợp tác xã lâm nghiệp để tập hợp các hộ gia đình có diện tích trồng rừng tham gia vùng nguyên liệu grừng trồng và trồng rừng gỗ lớn.

Xây dựng và ban hành cơ chế chính sách khuyến khích, hỗ trợ phù hợp với điều kiện của địa phương nhằm thu hút các thành phần kinh tế tham gia trồng rừng gỗ lớn, đầu tư cơ sở chế biến với công nghệ hiện đại; tạo môi trường liên kết chuỗi sản phẩm từ khâu sản xuất nguyên liệu, khai thác, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

Tập trung hướng dẫn, kêu gọi các doanh nghiệp đã đầu tư nhà máy trên địa bàn và hỗ trợ các chủ rừng, liên kết để thực hiện “chứng chỉ rừng trồng FSC”.

- Giải pháp về tổ chức sản xuất

Tiếp tục rà soát lại quy mô, năng lực quản lý và hiệu quả quản lý sản xuất kinh doanh của các chủ rừng để có quỹ đất lâm nghiệp để giao hoặc cho thuê đối với các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh muốn tham gia sản xuất lâm nghiệp. Thu hồi diện tích đất lâm nghiệp đã lấn chiếm trái phép, xây dựng kế hoạch giao lại cho người dân địa phương để phát triển rừng theo quy định của pháp luật.

UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo, khuyến khích các doanh nghiệp tổ chức sản xuất theo mô hình chuỗi sản phẩm, trong đó doanh nghiệp làm trung tâm đầu mối liên kết các nhóm hộ gia đình, cá nhân có rừng trồng, đất lâm nghiệp để trồng rừng.

Nghiên cứu thành lập câu lạc bộ các nhà sản xuất lâm nghiệp nhằm kết nối thông tin, tư vấn giữa các nhà sản xuất lâm nghiệp (trồng rừng, chế biến, phân phối sản phẩm...), kết nối thông tin giữa sản xuất và thị trường để thúc đẩy và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh lâm nghiệp.

6.4. Giải pháp thị trường, chế biến

Khuyến khích thị trường trong tỉnh, quảng bá sản phẩm, thay đổi thị hiếu người sử dụng gỗ rừng tự nhiên bằng thói quen sử dụng sản phẩm gỗ rừng trồng, mở rộng trọng tâm liên kết với các vùng động lực trong nước, chú trọng đẩy mạnh sản xuất tinh sâu phục vụ xuất khẩu, đáp ứng thị trường khu vực và xuất khẩu sang EU, Mỹ...

Ưu tiên các dự án chế biến gỗ tinh sâu, có công nghệ tiên tiến đầu tư vào địa bàn tỉnh; phát triển làng nghề chế biến lâm sản, xây dựng các cụm công nghiệp trong khu vực nông thôn, phát triển các doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất đồ mộc dân dụng, thủ công mỹ nghệ và tham gia chuỗi liên kết sản xuất với các cơ sở chế biến. Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu gỗ và đồ gỗ tham gia các hội chợ quốc tế quan trọng.

6.5. Giải pháp về huy động nguồn lực

Huy động và gắn kết các nguồn lực, lồng ghép các chương trình, dự án để nâng cao hiệu quả trong công tác bảo vệ phát triển rừng, trồng rừng gỗ lớn. Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn từ Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững, Qubảo vệ và phát triển rừng, chính sách nông nghiệp của tỉnh... để hỗ trợ, thúc đẩy trồng rừng gỗ lớn.

Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh, Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT triển khai thực hiện có hiệu quả chính sách tín dụng vay vốn trồng rừng theo Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững. Huy động nguồn vốn từ sản xuất, kinh doanh rừng trồng của các chủ rừng để tái đầu tư trồng rừng thâm canh gỗ lớn.

Hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp liên doanh liên kết với các hộ gia đình để đầu tư trồng rừng gỗ lớn theo phương thức: doanh nghiệp đầu tư vốn, khoa học kỹ thuật, các hộ gia đình góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có sản phẩm khai thác hưởng lợi theo tỷ lệ góp vốn, để hình thành chuỗi giá trị của sản phẩm lâm nghiệp, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

6.6. Giải pháp về khoa học - công nghệ

Các chủ rừng, chủ đầu tư dự án trồng rừng chú trọng nghiên cứu, áp dụng khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất từ khâu trồng, chăm sóc đến công nghệ chế biến nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị rừng trồng, đáp ứng sản lượng, chất lượng gỗ nguyên liệu ngày càng cao cho chế biến. Quản lý, giám sát chặt chẽ chất lượng giống cây trồng, đưa tỷ lệ giống cây trồng lâm nghiệp được kiểm soát chất lượng vào trồng rừng đạt 100%, cung cấp đủ giống có chất lượng, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng.

Áp dụng kthuật thâm canh rừng trồng gỗ lớn cho từng đi tượng; trồng mới trên đất trống; trồng lại rừng sau khai thác; chuyển hóa rừng trồng kinh doanh gỗ nhỏ thành rừng trồng kinh doanh gỗ lớn.

Kêu gọi các dự án lâm nghiệp, các tổ chức quốc tế hỗ trợ, đầu tư xây dựng năng lực, hỗ trợ kỹ thut cho việc quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng cho diện tích rừng trồng gỗ lớn, để đáp ứng yêu cầu của thị trường thế giới và nâng cao giá trị gia tăng ngành lâm nghiệp. Xây dựng mô hình liên kết các hộ gia đình trồng rừng thông qua hợp tác xã, tổ hợp tác xã, hội nông dân; liên kết giữa chủ rừng nhà nước với các hộ gia đình để xây dựng mô hình cấp chứng chỉ rừng theo nhóm và giảm chi phí cấp chứng chỉ rừng.

6.7. Giải pháp về cơ chế chính sách

Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ cho các thành phần kinh tế trồng rừng kinh doanh gỗ lớn theo nội dung đã được phê duyệt; ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh. Hỗ trợ kinh phí chuyển hóa rừng trồng kinh doanh gỗ nhỏ sang kinh doanh gỗ lớn.

Hỗ trợ kinh phí xây dựng các mô hình trồng rừng xen canh cây ngắn ngày tạo sinh kế bền vững, giúp người dân có thu nhập ổn định trong thời gian trồng rừng gỗ lớn. Hỗ trợ kinh phí cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững đối với rừng trồng gỗ lớn, để nâng cao giá trị gia tăng và tiếp cận được với thị trường thế giới.

Đầu tư, hỗ trợ nghiên cứu, ứng dụng các loài giống cây trồng có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với tập quán và trình độ canh tác của người dân. Hỗ trợ thành lập các hợp tác xã, tổ hợp tác về lâm nghiệp để tích tụ đất đai và liên kết sản xuất. Hỗ trợ xây dựng đường lâm nghiệp, vườn ươm giống chất lượng cao tại các vùng trồng rừng nguyên liệu gỗ lớn tập trung.

Sau năm 2020, rà soát điều chỉnh Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững theo hướng ưu tiên mọi nguồn lực cho phát triển trồng rừng gỗ lớn. Xây dựng chính sách miễn, giảm thuế sử dụng đất lâm nghiệp đối với người trồng rừng kinh doanh gỗ lớn theo đúng quy định.

Xây dựng và triển khai định giá rừng, định giá đất gắn với rừng, thúc đẩy việc đăng ký đất, đăng ký tài sản trên đất (rừng) và giá trị rừng làm căn cứ cho việc thế chấp và bảo hiểm đối với rừng trồng kinh doanh gỗ lớn, hạn chế rủi ro để người trồng rừng yên tâm đầu tư kinh doanh gỗ lớn.

(Chi tiết cĐề án của Sở Nông nghiệp và PTNT kèm theo)

Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì phối hợp với các sở, ban ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện đề án. Thường xuyên báo cáo UBND tỉnh về tình hình và kết quả thực hiện nhiệm vụ để kịp thời chỉ đạo.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Giám đốc các Công ty TNHH MTV LCN: Long Đại, Bắc Quảng Bình và Thủ trưởng các ban, ngành, đơn vị có liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Chủ tịch, các PCT UBND tnh;
- VP UBND tnh;
- Chi cục Kiểm lâm;
- Lưu VT, KT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Minh Ngân

 

Phụ biểu 01

BIỂU DIỆN TÍCH

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN RỪNG NGUYÊN LIỆU THEO NHÓM SẢN PHẨM

ính km Quyết định số 4246/QĐ-UBND ngày 30/10/2019 của UBND tỉnh Quảng Bình)

ĐVT: Ha

TT

Huyện/ Thành phố/ Thị xã

Tổng cộng

Phân theo nhm sản phẩm

Gỗ lớn

Gỗ nhỏ

Σ

Tổng cộng

100.932,00

16.210,00

84.722,00

1

Thành phố Đồng Hới

1.719,48

-

1.719,48

2

Thị xã Ba Đồn

3.067,72

420,00

2.647,72

3

Huyện Bố Trạch

20.483,48

2.092,00

18.391,48

4

Huyện Lệ Thủy

31.881,52

3.223,00

28.658,52

5

Huyện Minh Hóa

10.247,06

3.372,80

6.874,26

6

Huyện Qung Ninh

11.655,73

3.292,20

8.363,53

7

Huyện Qung Trạch

10.204,20

404,00

9.800,20

8

Huyện Tuyên Hóa

11.672,81

3.406,00

8.266,81

 

Phụ biểu 02

BIỂU DIỆN TÍCH ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN GỖ LỚN PHÂN THEO ĐỊA PHƯƠNG VÀ CHỦ QUẢN LÝ

ính km Quyết định số 4246/QĐ-UBND ngày 30/10/2019 của UBND tỉnh Quảng Bình)

ĐVT: Ha

TT

Địa phương/đơn vị

Tổng cộng

Diện tích rừng trồng gỗ lớn hiện có

Diện tích định hướng phát triển mới

Phân theo biện pháp tác động

Trồng lại sau khai thác

Trồng mới trên đất chưa trồng rừng

Chuyển hóa từ rừng trồng gỗ nhỏ sang gỗ lớn

Σ

Tổng cộng

16.210,00

1.210,00

15.000,00

10.160,00

1.290,00

3.550,00

A

Địa phương quản lý

13.348,80

498,80

12.850,00

9.210,00

1.290,00

2.350,00

1

Thị xã Ba Đồn

420,00

-

420,00

420,00

.

-

2

Huyện Bố Trạch

1.692,00

52,00

1.640,00

1.550,00

90,00

-

3

Huyện Lệ Thủy

1.720,00

20,00

1.700,00

1.700,00

-

-

4

Huyện Minh Hóa

3.372,80

372,80

3.000,00

-

1.000,00

2.000,00

5

Huyện Qung Ninh

2.334,00

34,00

2.300,00

1.800,00

200,00

300,00

6

Huyện Quảng Trạch

404,00

4,00

400,00

350,00

-

50,00

7

Huyện Tuyên Hóa

3.406,00

16,00

3.390,00

3.390,00

-

-

B

C. ty TNHH MTV LCN Bắc QB

200,00

-

200,00

130,00

-

70,00

 

Huyện Bố Trạch

200,00

 

200,00

130,00

-

70,00

C

C. ty TNHH MTV LCN Long Đại

2.661,20

711,20

1.950,00

820,00

-

1.130,00

1

Huyện Bố Trạch

200,00

60,00

140,00

140,00

-

-

2

Huyện Lệ Thủy

1.503,00

483,00

1.020,00

660,00

-

360,00

3

Huyện Quảng Ninh

958,20

168,20

790,00

20,00

-

770,00

 

Phụ biểu 03

TIẾN ĐỘ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRỒNG RỪNG GỖ LỚN PHÂN THEO GIAI ĐOẠN

ính km Quyết định số 4246/QĐ-UBND ngày 30/10/2019 của UBND tỉnh Quảng Bình)

ĐVT: Ha

Giai đoạn

Địa phương

Tổng cộng

Phân theo biện pháp tác động

Trồng lại sau khai thác

Trồng mới trên đất chưa trồng rừng

Chuyển hóa từ rừng trồng gỗ nhỏ sang gỗ lớn

Tiến độ thực hiện phát triển gỗ lớn

Giai đoạn 2019 - 2020

Cộng

2.980,00

2.020,00

260,00

700,00

Ba Đồn

80,00

80,00

-

-

Bố Trch

390,00

360,00

20,00

10,00

Lệ Thủy

540,00

470,00

-

70,00

Minh Hóa

600,00

-

200,00

400,00

Qung Ninh

610,00

360,00

40,00

210,00

Quảng Trch

80,00

70,00

-

10,00

Tuyên Hóa

680,00

680,00

-

-

Giai đoạn 2021 - 2025

Cộng

12.020,00

8.140,00

1.030,00

2.850,00

Ba Đồn

340,00

340,00

-

-

Bố Trch

1.590,00

1.460,00

70,00

60,00

Lệ Thủy

2.180,00

1.890,00

-

290,00

Minh Hóa

2.400,00

-

800,00

1.600,00

Quảng Ninh

2.480,00

1.460,00

160,00

860,00

Quảng Trch

320,00

280,00

-

40,00

Tuyên Hóa

2.710,00

2.710,00

-

-

Tổng cộng giai đoạn 2019 - 2025

Tổng cộng

15.000,00

10.160,00

1.290,00

3.550,00

Ba Đồn

420,00

420,00

-

-

Bố Trch

1.980,00

1.820,00

90,00

70,00

Lệ Thủy

2.720,00

2.360,00

-

360,00

Minh Hóa

3.000,00

-

1.000,00

2.000,00

Quảng Ninh

3.090,00

1.820,00

200,00

1.070,00

Quảng Trch

400,00

350,00

-

50,00

Tuyên Ha

3.390,00

3.390,00

-

-

 





Nghị định 156/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Lâm nghiệp Ban hành: 16/11/2018 | Cập nhật: 16/11/2018