Quyết định 4240/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án phát triển hạ tầng cung cấp điện trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2016-2020
Số hiệu: | 4240/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Nghệ An | Người ký: | Huỳnh Thanh Điền |
Ngày ban hành: | 01/09/2016 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Xây dựng nhà ở, đô thị, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4240/UBND-CN |
Nghệ An, ngày 01 tháng 9 năm 2016 |
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG CUNG CẤP ĐIỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
- Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
- Căn cứ Luật Điện lực số 28/2004/QH11 ngày 03/12/2004; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực số 24/2012/QH13 ngày 20/11/2012;
- Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;
- Căn cứ Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 30/7/2013 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2020;
- Căn cứ Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 18/12/2015 của Ban Chấp hành Đảng Bộ tỉnh về Chương trình hành động thực hiện Nghị Quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015-2020;
- Căn cứ Thông báo số 366-TB/TU ngày 10/8/2016 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về các đề án thuộc chương trình phát triển hạ tầng trọng yếu, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển các khu vực kinh tế trọng điểm giai đoạn 2016-2020;
- Căn cứ Quyết định số 3045/QĐ-BCT ngày 21/7/2016 của Bộ Công Thương về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2035;
- Căn cứ Quyết định số 4654/QĐ-UBND ngày 19/9/2014 của UBND tỉnh Nghệ An ban hành Chương trình xây dựng kết cấu hạ tầng trọng yếu trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2020;
- Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Công văn số 1333/SCT-QLĐN ngày 26/8/2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án phát triển hạ tầng cung cấp điện trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2016 - 2020 (sau đây gọi tắt là Đề án) với những nội dung chủ yếu sau đây:
1. Về cung cấp điện
- Cung cấp điện tin cậy, kịp thời, đảm bảo đủ công suất điện cho nhu cầu các dự án trọng điểm đáp ứng sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
- Cấp điện lưới quốc gia cho các xã miền núi, vùng đồng bào dân tộc nhằm phục vụ phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng vùng cao một cách hiệu quả và bền vững. Phấn đấu từ nay đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh đưa điện quốc gia về cho các thôn, bản chưa có điện.
- Từng bước ngầm hóa hệ thống lưới điện ở thành phố Vinh và trung tâm các thị xã trên địa bàn tỉnh. Phấn đấu đến năm 2020 ngầm hóa toàn bộ lưới điện trung áp của thành phố Vinh và 1/3 khối lượng đường dây trung áp thị xã Cửa Lò.
- Đến năm 2020 phát điện thêm 11 nhà máy thủy điện với tổng công suất 223,4 MW, đưa tổng công suất phát điện trên địa bàn tỉnh lên 925,9 MW.
2. Về chất lượng điện
Nâng cao độ tin cậy cấp điện và đảm bảo chất lượng điện áp theo quy định, giảm tổn thất điện năng.
3. Về quản lý vận hành
Cấu trúc lưới điện đảm bảo cung cấp hợp lý, thuận lợi trong quản lý vận hành, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa; Lưới điện phải tạo mạch vòng để đảm bảo an toàn cung cấp điện với độ tin cậy cao;
1. Nhiệm vụ
a) Nhiệm vụ chung:
Cơ sở hạ tầng cấp điện trọng yếu giai đoạn 2016-2020 tập trung vào các nội dung chính sau:
- Hoàn thiện Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016-2025, có xét đến năm 2035;
- Xây dựng và nâng công suất các trạm nguồn 220kV nhằm đảm bảo nguồn cấp ổn định cho toàn tỉnh;
- Đầu tư, xây dựng hệ thống lưới điện truyền tải (110kV) và lưới điện phân phối cấp điện kịp thời, đáp ứng đủ nhu cầu công suất sử dụng cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, phục vụ an ninh, quốc phòng và sinh hoạt của nhân dân; đặc biệt đáp ứng tiến độ cấp điện cho các dự án trọng yếu trên địa bàn tỉnh, góp phần tạo bước đột phá về kinh tế cho tỉnh nhà.
- Đầu tư cấp điện đến 240 thôn, bản chưa có điện lưới quốc gia để phấn đấu đến năm 2020 đưa điện về 100% các thôn, bản trong tỉnh.
- Tập trung cải tạo, nâng cấp, hạ ngầm, kết nối mạch vòng hệ thống lưới điện đáp ứng chất lượng điện đảm bảo phục vụ cho nhu cầu sử dụng điện và tăng cao độ tin cậy, ổn định trong sử dụng điện.
- Tiếp tục theo dõi, kịp thời xử lý khó khăn để phát huy hiệu quả các dự án đã phát điện đảm bảo sản lượng điện phát, chỉ đạo, đôn đốc các dự án đảm bảo tiến độ đề ra.
b) Nhiệm vụ cụ thể:
- Về công tác quy hoạch: Trình Bộ Công Thương để phê duyệt Quy hoạch phát triển Điện lực tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016-2025, có xét đến năm 2035 - Hợp phần 1 (Quy hoạch phát triển hệ thống điện 110kV); Triển khai lập và tiến hành phê duyệt Quy hoạch phát triển Điện lực tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016-2025, có xét đến năm 2035 - Hợp phần 2 (Hệ thống điện trung áp, hạ áp sau các trạm biến áp 110kV).
- Về công tác thực hiện đầu tư xây dựng mới lưới điện:
+ Đường dây cao thế 220kV: 2 km;
+ Trạm biến áp 220kV: 1 trạm/ 250kVA;
+ Đường dây cao thế 110kV: 402 km;
+ Trạm biến áp 110kV: 21 trạm/ 1245kVA;
+ Đường dây trung thế: 2689 km;
+ Trạm biến áp phân phối: 2779 trạm;
+ Đường dây hạ thế: 5869 km.
- Về công tác thực hiện đầu tư cải tạo lưới điện:
+ Trạm biến áp 220kV: 1 trạm/ 125kVA;
+ Đường dây cao thế 110kV: 123.4 m;
+ Trạm biến áp 110kV: 5 trạm/ 159kVA;
+ Đường dây trung thế: 1636 km;
+ Trạm biến áp phân phối: 1178 trạm;
+ Đường dây hạ thế: 2324 km.
- Thực hiện các dự án thủy điện đảm bảo tiến độ dự kiến như sau:
+ Năm 2016: Thủy điện Chi Khê (quý 3/2016); Bản Ang (quý 4/2016);
+ Năm 2017: Thủy điện Sông Quang, Châu Thắng;
+ Năm 2018-2020: Thủy điện Nhạn Hạc, Đồng Văn, Xoỏng Con, Khe Thơi, Châu Thôn, Ca Lôi, Ca Nan 1 và Ca Nan 2.
2. Nội dung thực hiện đầu tư
2.1. Khối lượng đầu tư
a) TBA và lưới điện 220kV:
- Xây dựng mới trạm 220kV Quỳnh Lưu quy mô 2x250MVA, lắp trước 1 máy 250MVA đi vào vận hành năm 2017;
- Nâng công suất 220kV Hưng Đông từ (125+250)MVAà2x250MVA đi vào vận hành năm 2017;
- Xây dựng mới nhánh rẽ trạm 220kV Quỳnh Lưu đường dây mạch kép dây dẫn phân pha 2xACSR330 đấu chuyển tiếp trên đường dây mạch 2 Nghi Sơn - Quỳnh Lưu chiều dài 2km đi vào vận hành năm 2017;
- Xây dựng mới trạm 220kV (Quỳ Hợp và trạm cắt Quỳ Hợp đi vào vận hành năm 2018.
- Xây dựng mới nhánh rẽ trạm 220kV Quỳ Hợp đường dây mạch kép dây dẫn phân pha 2xACSR330 dài 50km đi vào vận hành năm 2018
(Thống kê chi tiết lộ trình đầu tư tại Bảng 1, Phụ lục 1).
b) Lưới điện cao áp 110kV:
b1) Trạm biến áp 110kV:
Xây dựng mới 21 trạm biến áp với tổng công suất là 1245 MVA và nâng công suất 159 MVA của 5 trạm biến áp bao gồm các trạm biến áp cấp cho các phụ tải chuyên dùng và phục vụ nhu cầu phụ tải lưới điện phân phối tại địa phương. Cụ thể:
- Xây dựng mới các trạm 110kV cấp chuyên dùng cho phụ tải nhà máy xi măng và Khu công nghiệp trên địa bàn, 14 trạm/ 960MVA.
+ Năm 2016:
· Trạm nghiền XM Nghi Thiết 110kV công suất 2x40MVA- 110/22/6 kV;
· Trạm 110kV Tôn Hoa Sen công suất (2x63)MVA-110/22kV;
· Trạm 110kV Bắc Á (Nghĩa Đàn 2) công suất 2x25MVA-110/35/22kV;
· Trạm 110kV XM Sông Lam quy mô công suất 2x63MVA-110/6kV;
· Trạm 110kV Hưng Nguyên (2x63MVA) -110/35/22kV lắp trước 1 máy.
+ Năm 2017:
· Trạm 110kV Cảng Nghi Thiết công suất 1x40MVA- 110/22/6kV;
· Trạm 110kV Xi măng Tân Thắng công suất 1x40MVA-110/6kV;
· Trạm 110kV KCN Đông Hồi công suất 2x63MVA lắp trước 1 máy;
· Trạm 110kV KCN Thọ Lộc công suất 2x40MVA lắp trước 1 máy;
· Trạm 110kV Nam Cấm công suất 1x40MVA-110/22kV.
+ Năm 2018:
· Trạm 110kV VSIP 6 quy mô 2x63MVA -110/35/22kV.
· Trạm 110kV Khu CN Nghĩa Đàn quy mô 1x40MVA -110/35/22kV
+ Năm 2019:
· Trạm 110kV khu công nghiệp Hoàng Mai 1 quy mô 1x63MVA -110/35/22kV.
+ Năm 2020:
· Trạm 110kV khu công nghiệp Hoàng Mai 2 quy mô 1x63MVA -110/35/22kV.
(Thống kê chi tiết tại Bảng 1, Phụ lục 1).
- Xây dựng mới các trạm 110kV cấp điện cho phụ tải lưới phân phối 7 trạm/ 285MVA.
+ Năm 2016:
· Trạm 110kV Tân Kỳ công suất 40MVA điện áp 110/35/10(22)kV.
+ Năm 2017:
· Trạm 110kV Anh Sơn công suất 1x25MVA- 110/35kV.
· Trạm 110kV Nghi Ân công suất 40MVA-110/35/22kV;
+ Năm 2019:
· Trạm 110kV Con Cuông công suất 1x25MVA-110/35kV.
+ Năm 2020:
· Trạm 110kV Diễn Phong công suất 40MVA-110/35/22kV;
· Trạm 110kV Quỳ Châu công suất 25MVA-110/35kV;
· Trạm 110kV Kỳ Sơn công suất 25MVA-110/35kV.
(Thống kê chi tiết tại Bảng 1, Phụ lục 1).
- Cải tạo, nâng công suất 5 trạm 110kV/ 159 MVA như sau
+ Năm 2016:
· Nâng công suất trạm 110kV Nam Đàn từ 1x25MVA lên (25 + 40) MVA.
· Nâng công suất 110kV Quỳ Hợp từ 1x25 MVA lên 2x25 MVA.
+ Năm 2017:
· Nâng công suất trạm 110kV Quỳnh Lưu từ 2x25MVA lên 2x40 MVA.
+ Năm 2018:
· Nâng công suất 110kV Diễn Châu từ (16+25)MVA lên (25+40) MVA.
+ Năm 2019:
· Nâng công suất 110kV Yên Thành từ 1x25 MVA lên (25+40) MVA.
(Thống kê chi tiết tại Bảng 1, Phụ lục 1).
b2) Đường dây 110kV:
Trên địa bàn toàn tỉnh, xây dựng mới 402 km và cải tạo, nâng cấp 123,4 km đường dây 110kV đấu nối các trạm biến áp 110kV chuyên dùng và các trạm biến áp 110kV phục vụ nhu cầu phụ tải. Cụ thể:
- Các tuyến đường dây 110kV xây dựng mới đấu nối trạm biến áp chuyên dùng.
+ Năm 2016:
· Nhánh rẽ 110kV mạch kép Nghiền Nghi Thiết chuyển tiếp trên đường dây Hưng Đông - Quỳnh Lưu, chiều dài 7 km;
· Đường dây mạch kép dài 10km từ trạm 220kV Nghi Sơn cấp điện cho trạm 110kV Tôn Hoa Sen 110kV;
· Đường dây dài 2km đi từ trạm 220kV Hưng Đông rẽ nhánh cấp điện cho trạm 110kV Hưng Nguyên;
· Nhánh rẽ đường dây 110kV mạch kép dài 10 km đấu nối trạm 110kV Bắc Á (Nghĩa Đàn 2) chuyển tiếp trên một mạch đường dây 110kV Nghĩa Đàn- Truông Bành;
· Đường dây 110kV mạch kép đấu nối trạm 110kV Xi măng Sông Lam chuyển tiếp trên một mạch đường dây 110kV từ trạm 220kV Đô Lương - Yên Thành dây dẫn AC240 dài 3km.
+ Năm 2017:
· Nhánh rẽ 110kV đấu nối trạm 110kV Cảng Nghi Thiết chuyển tiếp từ trạm biến áp 110kV Nghiền Nghi Thiết dài 2km;
· Nhánh rẽ 110kV mạch kép đấu nối trạm 110kV Nam Cấm chuyển tiếp trên đường dây Hưng Đông - Quỳnh Lưu, chiều dài 1km;
· Đường dây 110kV mạch kép dài 10km từ trạm 220kV Quỳnh Lưu đến trạm 110kV KCN Đông Hồi;
· Đường dây 110kV mạch kép dài 0,2km từ trạm 110kV KCN Đông Hồi đấu chuyển tiếp trên một mạch đường dây 110kV Nghi Sơn- Tôn Hoa Sen;
· Nhánh rẽ đường dây 110kV mạch kép dài 15km đấu nối trạm 110kV Xi măng Tân Thắng chuyển tiếp trên một mạch đường dây 110kV Nghi Sơn-Tôn Hoa Sen;
· Nhánh rẽ đường dây 110kV mạch kép dài 3,5km đấu nối trạm 110kV KCN Thọ Lộc chuyển tiếp trên một mạch đường dây 110kV từ trạm 220kV Quỳnh Lưu- Nam Cấm.
+ Năm 2018:
· Đường dây dài 1km đi từ trạm 220kV Hưng Đông rẽ nhánh cấp điện cho trạm 110kV VSIP.
· Đường dây dài 2 km đi từ đường dây 110kV Nghĩa Đàn - 220kV Quỳnh Lưu cấp điện cho trạm 110kV Khu Công nghiệp Nghĩa Đàn.
+ Năm 2019:
· Đường dây dài 1,5 km cấp điện cho trạm 110kV KCN Hoàng Mai 1.
+ Năm 2020:
· Đường dây dài 0,5 km cấp điện cho trạm 110kV KCN Hoàng Mai 2.
(Thống kê chi tiết tại Bảng 1, Phụ lục 1).
- Các tuyến đường dây 110kV xây dựng mới đấu nối trạm biến áp phục vụ nhu cầu phụ tải.
+ Năm 2016:
· Xây dựng mới đường dây 110kV mạch kép từ trạm 220kV Đô Lương đến trạm 110kV Tân Kỳ dài 27km.
+ Năm 2017:
· Xây dựng mới nhánh rẽ 110kV Anh Sơn dài 0,5km;
· Đường dây 110kV mạch 2 Hưng Đông - Quỳnh Lưu, dây dẫn AC-300, chiều dài 55km;
· Xây dựng mới đường dây 110kV bốn mạch dài 2,5km từ trạm 220kV Quỳnh Lưu đấu tách lộ 171, 171 trạm 220kV Nghi Sơn;
· Xây dựng đường dây 110kV mạch đơn dài 60km từ trạm 110kV TT Hòa Bình đến trạm 110kV Nậm Cắn 2.
· Nhánh rẽ mạch kép trạm 110kV Nghi Ân chuyển tiếp trên đường dây Hưng Đông - Cửa Lò, chiều dài 1km.
+ Năm 2018:
· Xây dựng mới mạch 2 đường dây 110kV Đô Lương - Hưng Đông dài 35km;
· Xây dựng mạch 2 đường dây 110kV từ trạm 220kV Đô Lương đi trạm 110kV Yên Thành dài 28km.
+ Năm 2019:
· Xây dựng mới đường dây 110kV mạch kép dây dẫn AC300 dài 2km đấu nối vào tuyến đường dây 110kV mạch kép từ Quỳnh Lưu- Ngã Ba Xăng Lẻ- trạm 110kV Quỳ Hợp được cải tạo lên dây dẫn AC300 dài 57km;
· Xây dựng đường dây 110kV mạch kép dài 120km từ trạm 220kV Đô Lương đến trạm 110kV TT Hòa Bình;
+ Năm 2020:
· Xây dựng mới nhánh rẽ đường dây 110kV mạch kép dài 0,5km đấu nối trạm 110kV Diễn Phong chuyển tiếp trên mạch 2 đường dây 110kV từ trạm 220kV Hưng Đông- trạm 220kV Quỳnh Lưu.
· Xây dựng mới nhánh rẽ đường dây 110kV mạch kép đấu nối trạm 110kV Quỳ Châu dài 1km;
· Xây dựng mới nhánh rẽ 110kV Kỳ Sơn dài 2km chuyển tiếp trên mạch 2 đường dây 110kV Hòa Bình- Nậm Cắn.
(Thống kê chi tiết tại Bảng 1, Phụ lục 1).
- Cải tạo, nâng cấp 123,4 km đường dây 110kV sau:
+ Năm 2016:
· Cải tạo nâng tiết diện đường dây 110kV từ Hưng Đông - Bến Thủy thành dây AC240 dài 10,5km;
· Cải tạo nâng tiết diện đường dây 110kV từ Hưng Đông - Hưng Hòa thành dây AC240 dài 8km.
+ Năm 2017:
· Cải tạo nâng tiết diện đường dây 110kV từ Hưng Đông - Nam Đàn - Thanh Chương thành dây AC240 dài 33,9km.
· Cải tạo nâng tiết diện đường dây 110kV từ Quỳnh Lưu - Quỳ Hợp - Truông Bành thành dây AC300 dài 60km chuyển đấu nối về trạm 220kV Quỳnh Lưu.
+ Năm 2018:
· Cải tạo nâng tiết diện đường dây rẽ nhánh 110kV Thanh Chương thành dây AC240 dài 11km.
(Thống kê chi tiết tại Bảng 1, Phụ lục 1).
c) Đường dây trung hạ thế:
c1) Cải tạo lưới điện đã xuống cấp, chất lượng điện năng không đảm bảo cung cấp điện ổn định, an toàn cho người dân, doanh nghiệp, giai đoạn 2016-2020 sẽ đầu tư thêm khối lượng cụ thể như sau:
- Khối lượng đầu tư và cải tạo ngành Điện:
+ Năm 2016: Xây dựng mới và cải tạo 672 trạm biến áp phân phối, 1049 km đường dây trung thế, 1731 km đường dây hạ thế.
+ Năm 2017: Xây dựng mới và cải tạo 757 trạm biến áp phân phối, 753 km đường dây trung thế, 1938 km đường dây hạ thế.
+ Năm 2018: Xây dựng mới và cải tạo 534 trạm biến áp phân phối, 513 km đường dây trung thế, 1367 km đường dây hạ thế.
+ Năm 2019: Xây dựng mới và cải tạo 504 trạm biến áp phân phối, 480 km đường dây trung thế, 1290 km đường dây hạ thế.
+ Năm 2020: Xây dựng mới và cải tạo 505 trạm biến áp phân phối, 418 km đường dây trung thế, 1291 km đường dây hạ thế.
(Thống kê chi tiết tại Bảng 2, Phụ lục 1).
- Khối lượng đầu tư của khách hàng:
+ Năm 2016: Xây dựng mới và cải tạo 224 trạm biến áp phân phối, 124 km đường dây trung thế, 27 km đường dây hạ thế.
+ Năm 2017: Xây dựng mới và cải tạo 185 trạm biến áp phân phối, 102 km đường dây trung thế, 22 km đường dây hạ thế.
+ Năm 2018: Xây dựng mới và cải tạo 127 trạm biến áp phân phối, 70 km đường dây trung thế, 15 km đường dây hạ thế.
+ Năm 2019: Xây dựng mới và cải tạo 119 trạm biến áp phân phối, 66 km đường dây trung thế, 15 km đường dây hạ thế.
+ Năm 2020: Xây dựng mới và cải tạo 109 trạm biến áp phân phối, 60 km đường dây trung thế, 13 km đường dây hạ thế.
(Thống kê chi tiết tại Bảng 2, Phụ lục 1).
c2) Đầu tư cấp điện đến 240 thôn bản chưa có điện lưới quốc gia với quy mô như sau:
- Năm 2016:
+ Trạm biến áp phân phối: 29 trạm;
+ Đường dây trung thế: 89.69 km;
+ Đường dây hạ thế: 63 km.
- Năm 2017:
+ Trạm biến áp phân phối: 60 trạm;
+ Đường dây trung thế: 186.28 km;
+ Đường dây hạ thế: 130.84 km.
- Năm 2018:
+ Trạm biến áp phân phối: 51 trạm;
+ Đường dây trung thế: 158.68 km;
+ Đường dây hạ thế: 111.46 km.
- Năm 2019:
+ Trạm biến áp phân phối: 44 trạm;
+ Đường dây trung thế: 137.98 km;
+ Đường dây hạ thế: 96.92 km.
- Năm 2020:
+ Trạm biến áp phân phối: 38 trạm;
+ Đường dây trung thế: 117.29 km;
+ Đường dây hạ thế: 82.38 km.
(Thống kê chi tiết tại Bảng 3, Phụ lục 1).
2.2. Nhu cầu vốn đầu tư
Tổng nhu cầu vốn đầu tư của các dự án giai đoạn 2016-2020 là 12.729 tỷ đồng. Trong đó:
- Vốn đầu tư lưới 220 kV: 1.413 tỷ đồng (vốn ngành Điện);
- Vốn đầu tư lưới 110 kV: 3.921,1 tỷ đồng (trong đó: 3491.1 tỷ là vốn ngành Điện và 430 tỷ là vốn khách hàng);
- Vốn đầu tư cho lưới trung, hạ thế cho dự án đưa điện lưới quốc gia giai đoạn 2: 876,7 tỷ đồng (trong đó: 85% là vốn ngân sách và 15% là vốn đối ứng của ngành Điện);
- Vốn đầu tư cải tạo lưới điện trung, hạ thế: 6.509 tỷ đồng trong đó 5.201 tỷ đồng vốn ngành Điện, 1.308 tỷ đồng vốn khách hàng;
- Vốn thực hiện “Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016-2025, có xét đến năm 2035”: 3,2 tỷ đồng (vốn ngân sách tỉnh).
- Vốn đầu tư các nhà máy thủy điện do các chủ đầu tư tự cân đối nguồn vốn.
(Khối lượng đầu tư, lộ trình và vốn đầu tư chi tiết tại Phụ lục 1).
1. Giải pháp về quy hoạch
Thực hiện đầu tư hạ tầng lưới điện theo “Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016 - 2025, có xét đến 2035” được phê duyệt, kịp thời điều chỉnh, bổ sung các dự án phát sinh.
Đầu tư lưới điện phù hợp quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội của các ngành, vùng, địa phương, bảo đảm tính đồng bộ, kết nối trong nội bộ ngành, liên ngành, liên vùng trên phạm vi cả tỉnh, đáp ứng yêu cầu cấp điện.
Đôn đốc để phê duyệt “Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2035 - Hợp phần 1: Quy hoạch phát triển hệ thống điện 110kV” trong Quý 2/2016. Hàng năm rà soát điều chỉnh, bổ sung quy hoạch để phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, những dự án trọng yếu phát sinh và có sự thay đổi về yêu cầu của nguồn cung cấp điện.
Trong công tác quy hoạch vùng, cụm dân cư phải dành quỹ đất cho xây dựng hệ thống lưới điện, nhất là hệ thống lưới cao áp 220kV, 110kV. Sớm có quy hoạch cụ thể vị trí trạm biến áp cao áp để dành quỹ đất phù hợp.
2. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý
Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo điều hành các cấp, các ngành gắn với việc đôn đốc các Sở, ban, ngành, địa phương, chủ đầu tư chủ động phối hợp trong việc xử lý khó khăn, vướng mắc để thực hiện công trình đáp ứng tiến độ cấp điện.
Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, xử lý ngay những vấn đề vướng mắc liên quan đến tiến độ và chất lượng công trình, xử lý kịp thời những tồn tại về chất lượng, sự cố công trình; nghiêm khắc xử lý trách nhiệm của những tập thể, cá nhân có liên quan làm ảnh hưởng đến tiến độ công trình.
UBND các huyện, thành phố, thị xã cần chấp hành nghiêm túc các văn bản pháp luật, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của đơn vị quản lý nhà nước có liên quan; đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong hoạt động điện lực, đặc biệt trong công tác giải phóng mặt bằng.
Phối hợp với Chủ đầu tư và địa phương thực hiện tốt công tác chỉ đạo bồi thường GPMB.
3. Giải pháp về nguồn vốn
- Các cấp, các ngành bố trí các nguồn vốn thực hiện đầu tư; Tích cực vận động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA. Chủ động làm việc với các Bộ, ngành Trung ương vận động các đối tác, các nhà tài trợ tiếp tục cung cấp vốn ODA; Ưu tiên dành ngân sách bố trí vốn đối ứng và tập trung tháo gỡ khó khăn để đẩy nhanh tiến độ giải ngân, hoàn thành dự án. Cụ thể:
+ Đối với các dự án nguồn, cấp điện cho các khu công nghiệp, khu đô thị, khu kinh tế tập trung, các ngành tham mưu để UBND tỉnh chỉ đạo, phối hợp với Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc để có giải pháp, kế hoạch bố trí vốn kịp thời để đầu tư.
+ Đối với việc đầu tư cải tạo lưới điện nông thôn đáp ứng các điều kiện để thực hiện tiêu chí số 4 thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, cần có cơ chế hỗ trợ từ Nhà nước, ngành Điện, vận dụng hình thức Nhà nước và nhân dân cùng làm; bên cạnh đó cần đôn đốc ngành Điện thực hiện dự án Nâng cao hiệu quả năng lượng khu vực nông thôn tỉnh Nghệ An vay vốn Ngân hàng Tái thiết Đức (KFW).
- Đối với vốn ngân sách tỉnh phục vụ công tác giải phóng mặt bằng cho các dự án trọng yếu cần bố trí kịp thời đáp ứng đúng tiến độ. Sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư; xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển để có kế hoạch phân bổ vốn đầu tư hằng năm, trong đó ưu tiên những công trình nguồn điện, cấp điện cho dự án trọng yếu, cấp bách.
4. Về cơ chế, chính sách
Xây dựng cơ chế, chính sách thích hợp để huy động nguồn lực (đặc biệt là vốn đầu tư) cho đầu tư và thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng phục vụ xây dựng công trình, đặc biệt là công trình trọng yếu.
Đi đôi với việc phân cấp quản lý đầu tư, cần xác định rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân; gắn cơ chế thưởng phạt việc thực hiện hợp đồng theo quy định nhằm nâng cao trách nhiệm của các chủ đầu tư và nhà thầu tham gia.
5. Về công tác tuyên truyền
Tuyên truyền, vận động, tạo sự đồng thuận trong xã hội để mọi người dân ủng hộ, ý thức được việc xây dựng cơ sở hạ tầng lưới điện là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và chia sẻ trách nhiệm với Nhà nước. Nâng cao trách nhiệm của công dân đối với việc đầu tư hạ tầng điện, đặc biệt trong công tác giải phóng mặt bằng và vận động nhân dân cùng tham gia.
6. Về công tác đầu tư cấp điện:
Thực hiện đầu tư cấp điện các dự án đảm bảo cấp điện kịp thời, đáp ứng đủ nhu cầu công suất cho phát triển kinh tế xã hội và sinh hoạt nhân dân; đặc biệt đối với công tác cấp điện cho các dự án trọng điểm của tỉnh (như: Dự án Khu công nghiệp, đô thị và dịch vụ VSIP Nghệ An, Tôn Hoa Sen, Dự án Nhà máy xi măng Sông Lam, Trạm nghiền xi măng Nghi Thiết, Cảng Nghi Thiết, Khu Công nghiệp Đông Hồi, Dự án đường dây 110 kV và trạm 110 kV Bắc Á, Dự án Xi măng Hoàng Mai 2, Xi mãng Tân Thắng, Khu công nghiệp Thọ Lộc, Khu công nghiệp Nam Cấm, cấp điện cho đảo Ngư...) cần đảm bảo tiến độ cho các dự án hoạt động.
Đầu tư nâng cấp, cải tạo một cách toàn diện lưới điện trung, hạ áp nông thôn, từng bước ngầm hóa hệ thống lưới điện trung, hạ thế khu vực thành phố Vinh và các thị xã trên địa bàn toàn tỉnh.
Đối với công tác cấp điện cho các thôn, bản chưa có điện thực hiện đôn đốc ngành Điện bố trí vốn thực hiện giai đoạn 2 của dự án đã được Bộ Công Thương phê duyệt đối với 185 thôn, bản. Khảo sát, lập dự án bổ sung cấp điện cho 60 thôn, bản vào dự án để đầu tư xây dựng trong giai đoạn từ 2018-2020.
7. Đầu tư phát triển hạ tầng đồng bộ với hệ thống lưới điện
Quan tâm đầu tư phát triển hạ tầng, góp phần thực hiện dự án. Đặc biệt đầu tư trước hệ thống đường giao thông đối với các địa bàn chưa có đường nhằm thuận tiện trong vận tải vật tư, vật liệu, thiết bị thi công công trình.
Trong quá trình đầu tư hạ tầng cần phối hợp chặt chẽ giữa các ngành liên quan để đầu tư hợp lý, đồng bộ giữa công trình điện và các công trình hạ tầng khác.
8. Giải pháp về công tác GPMB
Trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng cần có những cơ chế, chính sách, chế tài phù hợp, đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả của các cấp, các ngành, địa phương và chủ đầu tư.
Chủ đầu tư cần bố trí kịp thời các khoản bồi thường, hỗ trợ cho nhân dân theo quy định. Đối với các trường hợp cố tình không chấp hành phải xử lý kiên quyết.
Ngoài sự chỉ đạo kiên quyết của UBND tỉnh, sự vào cuộc của các ngành chức năng, của cả hệ thống chính trị, còn cần có sự linh hoạt và luôn đổi mới phương pháp trong thực hiện nhiệm vụ, sự đồng thuận trong nhân dân. Cần phải quan tâm, đầu tư hơn nữa cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai, thiết lập hồ sơ địa chính, cấp GCNQSD đầy đủ, chính xác, tạo điều kiện để giải quyết những ách tắc trong công tác GPMB, giao đất và thu hồi đất;
Hoàn thiện cơ chế, chính sách đền bù GPMB, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy định về thu hồi đất, đền bù, giải phóng mặt bằng phục vụ xây dựng kết cấu hạ tầng theo hướng xác định rõ hơn trách nhiệm của các cấp, các ngành. Có kế hoạch tái định cư, bảo đảm quyền lợi của người bị thu hồi đất, đồng thời vận động sự tự nguyện chấp hành và tham gia đóng góp tích cực của người dân, kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi cố tình không chấp hành quy định của pháp luật về giải phóng mặt bằng.
Nâng cao hiệu quả công tác đánh giá và lập phương án tiền khả thi các dự án có GPMB. Phát huy vai trò của các tổ chức quần chúng khuyến khích cộng đồng tham gia vào dự án GPMB. Cần quán triệt nguyên tắc công khai hóa và dân chủ hóa các phương án đền bù GPMB, để mọi đối tượng liên quan đến đều biết, thống nhất, tránh so bì thắc mắc và tiêu cực, thông tin rộng rãi chủ trương chính sách, các vấn đề về cá nhân, địa chỉ, điện thoại liên quan đến công tác và quá trình GPMB trên các kênh phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương.
Các cấp, các ngành, các chủ đầu tư cần chủ động phối hợp đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất đẩy nhanh tiến độ thi công dự án. Với công tác đền bù giải phóng mặt bằng cần áp dụng nhiều giải pháp và tập trung nguồn vốn để đền bù GPMB, đủ quỹ đất hỗ trợ tái định cư; Đồng thời tăng cường công tác dân vận, tuyên truyền tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân và giải quyết tốt các vấn đề xã hội liên quan đến đền bù, GPMB.
1. Sở Công Thương
Sở Công Thương là cơ quan đầu mối thực hiện đề án này, cụ thể thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Thực hiện tốt chức năng quản lý về điện trên địa bàn;
- Thực hiện quản lý quy hoạch, tập trung rà soát quy hoạch, kịp thời điều chỉnh, bổ sung phục vụ tốt công tác đầu tư phát triển hệ thống điện;
- Tăng cường nắm rõ tình hình hoạt động điện lực trên địa bàn để kịp thời có giải pháp về quản lý;
- Thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động điện lực;
- Tham mưu, phối hợp xử lý quản lý, vi phạm về hành lang an toàn lưới điện;
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong hoạt động điện lực; Triển khai tốt công tác sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
- Chỉ đạo ngành Điện thực hiện đầu tý các dự án theo đúng quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt;
- Đối với các dự án 220kV cấp điện nguồn cho tỉnh và các dự án 110kV cấp cho các dự án trọng điểm cần tham mưu để UBND tỉnh có chương trình làm việc cụ thể với Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng Công ty Điện lực miền Bắc thực hiện dự án đúng tiến độ.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Tham mưu, đề xuất, vận động nguồn vốn thực hiện các dự án đầu tư.
3. Sở Tài chính
- Bố trí vốn để thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2035.
4. Sở Xây dựng
- Phối hợp với Sở Công Thương thực hiện công tác quản lý chất lượng các công trình điện;
- Phối hợp trong công tác thỏa thuận hướng tuyến, vị trí trạm điện các dự án.
5. Sở Giao thông vận tải
- Thực hiện dự án giao thông đồng bộ đối với một số dự án cấp điện phụ thuộc vào hạ tầng giao thông (đặc biệt là các dự án ở vùng các thôn bản chưa có lưới điện Quốc gia);
- Phối hợp trong công tác thỏa thuận hướng tuyến, vị trí trạm điện các dự án.
6. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Hướng dẫn thực hiện các thủ tục giao đất, thuê đất cho dự án. Trình Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt kế hoạch sử dụng đất cho các dự án điện;
- Hướng dẫn, phê duyệt đơn giá bồi thường GPMB các công trình điện;
- Phối hợp trong công tác thỏa thuận hướng tuyến, vị trí trạm điện các dự án.
7. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Hướng dẫn chủ đầu tư chuyển đổi mục đích sử dụng đất liên quan đến lĩnh vực Nông nghiệp và PTNT cho các dự án điện;
- Phối hợp trong việc chỉ đạo ngành điện đầu tư cải tạo nâng cấp lưới điện nông thôn đảm bảo tiêu chí số 4 về nông thôn mới;
- Phối hợp trong công tác thỏa thuận hướng tuyến, vị trí trạm điện các dự án.
9. Trách nhiệm của UBND huyện, thành phố, thị xã
- Thường xuyên bám sát các kế hoạch, tiến độ triển khai dự án, tạo mọi điều kiện về mặt bằng, giao đất cho dự án, giám sát chất lượng công trình cùng với các Sở, ban ngành;
- Tích cực kêu gọi các chương trình dự án thuộc đối tượng được ưu tiên phát triển vùng, đặc biệt đối với các địa bàn là vùng dân tộc thiểu số để cùng tham gia việc đưa điện về cho các xã chưa có điện;
- Hàng năm lập quy hoạch sử dụng đất cho các dự án điện tại địa phương trình Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt; thực hiện tốt công tác bồi thường GPMB, di dân tái định cư, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư trong quá trình triển khai thực hiện dự án;
- Phối hợp trong công tác thỏa thuận hướng tuyến, vị trí trạm điện các dự án điện;
- Thực hiện công tác giáo dục, tuyên truyền cho dân về công tác đầu tư lưới điện, đặc biệt đối với đồng bào dân tộc thiểu số.
10. Trách nhiệm của ngành Điện
- Xây dựng kế hoạch đầu tư hàng năm đề xuất Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc, Tổng Công ty truyền tải Quốc gia đầu tư phần lưới điện phục vụ các dự án trọng điểm, đầu tư nâng cấp, cải tạo lưới điện trung, hạ thế trên địa bàn tỉnh theo quy hoạch phát triển điện lực tỉnh đã được phê duyệt;
- Tích cực vận động đầu tư, kêu gọi nguồn vốn ODA, KFW... để đầu tư mới và cải tạo lưới điện; bố trí vốn thực hiện giai đoạn II dự án các xã chưa có điện;
- Làm việc các Bộ Công Thương, Tài Chính, Kế hoạch Đầu tư để bố trí vốn thực hiện giai đoạn II dự án cấp điện lưới quốc gia cho các xã chưa có điện đảm bảo đến năm 2020 hoàn thành dự án;
- Phối hợp Sở Công Thương xây dựng kế hoạch đầu tư nâng cấp, cải tạo lưới điện trung, hạ thế trên địa bàn tỉnh; phấn đấu tiếp nhận 100% các tổ chức quản lý điện nông thôn cho ngành điện quản lý;
- Bố trí nguồn vốn và phối với các địa phương thực hiện tốt công tác bồi thường GPMB các dự án đảm bảo độ cấp điện;
- Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, triển khai lưới điện thông minh trên địa bàn một số huyện, thành phố, thị xã.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực, kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Quyết định 4654/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt nội dung văn kiện Dự án “Thúc đẩy thực hiện Thông tư 01/2019/TT-BLĐTBXH quy định về việc xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng xác định mức độ khuyết tật thực hiện” do Tổ chức Dansk Handicap Forbund/Đan Mạch tài trợ của thành phố Hà Nội ban hành Ban hành: 16/10/2020 | Cập nhật: 27/10/2020
Quyết định 4654/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Điều lệ Hội Bảo vệ môi trường Thanh Hóa Ban hành: 11/11/2015 | Cập nhật: 12/03/2016
Quyết định 4654/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Đề án tổ chức sản xuất rau an toàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2015-2020 Ban hành: 13/10/2015 | Cập nhật: 07/11/2015
Quyết định 4654/QĐ-UBND năm 2014 về Chương trình xây dựng kết cấu hạ tầng trọng yếu trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2020 Ban hành: 19/09/2014 | Cập nhật: 11/10/2014
Quyết định 4654/QĐ-UBND năm 2014 điều chỉnh Quyết định 4939/QĐ-UBND phê duyệt đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 khu 3 - phía Nam phường An Phú Đông, Quận 12, thành phố Hồ Chí Minh (quy hoạch sử dụng đất - kiến trúc - giao thông) Ban hành: 17/09/2014 | Cập nhật: 01/10/2014