Quyết định 40/2018/QĐ-UBND quy định về quản lý và sử dụng Chỉ dẫn địa lý “Cao Bằng” cho sản phẩm trúc sào và chiếu trúc sào tỉnh Cao Bằng
Số hiệu: 40/2018/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Cao Bằng Người ký: Hoàng Xuân Ánh
Ngày ban hành: 10/12/2018 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Khoa học, công nghệ, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CAO BẰNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 40/2018/QĐ-UBND

Cao Bằng, ngày 10 tháng 12 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG CHỈ DẪN ĐỊA LÝ “CAO BẰNG” CHO SẢN PHẨM TRÚC SÀO VÀ CHIẾU TRÚC SÀO TỈNH CAO BẰNG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ ngày 29 tháng 11 năm 2005; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ ngày 19 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 103/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Sở hữu trí tuệ về quyền sở hữu công nghiệp;

Căn cứ Nghị định số 122/2010/NĐ-CP ngày 31/12/2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về quyn sở hữu công nghiệp;

Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định quản lý và sử dụng Chỉ dẫn địa lý “Cao Bằng” cho sản phẩm trúc sào và chiếu trúc sào tỉnh Cao Bằng.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 12 năm 2018.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Cao Bằng; Thủ trưởng các đơn vị, tổ chức và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Khoa học và Công nghệ;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL, Bộ Tư pháp;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- VP: Các PCVP UBND tỉnh, các CV;
- Trung tâm Thông tin tỉnh;
- Lưu: VT, CN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH





Hoàng Xuân Ánh

 

QUY ĐỊNH

QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG CHỈ DẪN ĐỊA LÝ “CAO BẰNG” CHO SẢN PHẨM TRÚC SÀO VÀ CHIẾU TRÚC SÀO TỈNH CAO BẰNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 40/2018/QĐ-UBND ngày 10 tháng 12 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định này quy định về Quản lý và Sử dụng Chỉ dẫn địa lý “Cao Bằng” cho sản phẩm trúc sào và chiếu trúc sào của tỉnh Cao Bằng (sau đây gọi tắt là Chỉ dẫn địa lý “Cao Bằng” đã được Cục Sở hữu trí tuệ đăng bạ Chỉ dẫn địa lý theo Quyết định số 2416/QĐ-SHTT ngày 23 tháng 7 năm 2018.

Những nội dung về quản lý và sử dụng Chỉ dẫn địa lý “Cao Bằng” không quy định trong Quy định này thì áp dụng theo Luật Sở hữu trí tuệ và các quy định pháp luật có liên quan.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Quy định này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước có các hoạt động liên quan đến quản lý và sử dụng Chỉ dẫn địa lý “Cao Bằng” cho sản phẩm phẩm trúc sào và chiếu trúc sào của tỉnh Cao Bằng.

2. Tổ chức, cá nhân được cấp quyền sử dụng Chdẫn địa lý có thể là các cơ sở kinh doanh, các tổ chức sản xuất (công ty, hội, hiệp hội, hợp tác xã v.v...); nhà kinh doanh đại lý hợp pháp có liên quan đến sản phẩm trúc sào và chiếu trúc được sản xuất từ trúc sào.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Chỉ dẫn địa lý (CDĐL) là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể (Điều 4, khoản 22 của Luật Sở hữu trí tuệ).

2. Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ là tên của một vùng, một địa phương, hoặc trong một số trường hợp đặc biệt, là tên của một quốc gia, được dùng để gắn lên một sản phẩm để mô tả sản phẩm:

- Có nguồn gốc từ vùng, nơi hoặc quốc gia tương ứng;

- Có chất lượng đặc thù, danh tiếng hoặc tính chất riêng nào đó mà do tính chất đặc thù của nguồn gốc địa lý tạo nên;

- Việc sản xuất, chế biến được tiến hành trong phạm vi của vùng địa lý đã được xác định theo quy định.

3. Chỉ dẫn địa lý “Cao Bằng” là dấu hiệu dùng để chỉ dẫn đối với sản phẩm trúc sào và chiếu trúc sào được sản xuất trong vùng địa danh tỉnh Cao Bằng, có các điều kiện đặc thù về địa lý tự nhiên và truyền thống sản xuất dẫn đến chất lượng sản phẩm có những đặc tính khác biệt.

4. Sản phẩm mang Chỉ dẫn địa lý “Cao Bằng” là sản phẩm trúc sào và chiếu trúc sào có nguồn gốc nguyên liệu từ vùng địa danh Cao Bằng.

5. Quyền sử dụng Chỉ dẫn địa lý “Cao Bằng” là hoạt động nhằm xác lập quyền được sử dụng Chỉ dẫn địa lý “Cao Bằng” cho các tổ chức, cá nhân hội đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật và tuân thủ các quy định tại Quy định này.

6. Trao quyền sử dụng Chỉ dẫn địa lý “Cao Bằng” là quyết định của chủ sở hữu hoặc của tổ chức được chủ sở hữu trao quyền quản lý Chỉ dẫn địa lý cho phép các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm trúc sào và chiếu trúc sào, có đủ các điều kiện bảo hộ được quyền sử dụng Chỉ dẫn địa lý và thể hiện bằng việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng Chỉ dẫn địa lý cho tổ chức, cá nhân đó.

7. Sử dụng Chỉ dẫn địa lý là việc thực hiện các hành vi sau đây:

a) Gắn Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ lên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh;

b) Lưu thông, quảng cáo sản phẩm nhằm để bán hoặc lưu giữ để bán hàng hóa có mang Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ.

8. Vùng địa danh tương ứng với Chỉ dẫn địa lý “Cao Bằng” là khu vực địa lý đáp ứng các điều kiện của vùng nguyên liệu trúc sào, với các tính chất đặc thù về điều kiện tự nhiên (thổ nhưỡng, khí hậu), kỹ thuật sản xuất tạo nên tính chất đặc trưng của sản phẩm trúc sào và chiếu trúc sào Cao Bằng theo quy định, được xác định ranh giới và thể hiện trên bản đồ kèm theo quyết định đăng bạ Chỉ dẫn địa lý “Cao Bằng”.

9. Hội trúc sào Cao Bằng là tổ chức xã hội - nghề nghiệp tập hợp những cá nhân, tổ chức trực tiếp trồng, khai thác, sản xuất, kinh doanh sản phẩm trúc sào và chiếu trúc sào tỉnh Cao Bằng, trên tinh thần tự nguyện, đoàn kết, hợp tác cùng nhau gìn giữ, tôn vinh và phát huy giá trị, hình ảnh của sản phẩm trúc sào và chiếu trúc sào Cao Bằng.

Điều 4. Quyền quản lý Chỉ dẫn địa lý Cao Bằng

1. Chỉ dẫn địa lý “Cao Bằng” cho sản phẩm trúc sào và chiếu trúc sào tỉnh Cao Bng là tài sản được Nhà nước bảo hộ vô thời hạn trên toàn lãnh thổ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, giao cho Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bng quản lý.

2. Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng ủy quyền quản lý Chỉ dẫn địa lý “Cao Bng” cho Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Cao Bằng.

Điều 5. Hệ thống tổ chức quản lý Chỉ dẫn địa lý “Cao Bằng”

Hệ thống quản lý Chỉ dẫn địa lý “Cao Bằng” bao gồm các cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm về việc quản lý và kiểm soát nội bộ; xác nhận và kiểm soát chất lượng; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng Chỉ dẫn địa lý, trong đó:

1. Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện quản lý chỉ dẫn địa lý “Cao Bng” theo thẩm quyền và một số nhiệm vụ khác liên quan đến Chỉ dẫn địa lý trên địa bàn tỉnh.

2. Ủy ban nhân dân huyện là cơ quan phối hợp quản lý Chỉ dẫn địa lý “Cao Bằng” cho sản phẩm trúc sào và chiếu trúc sào có trên địa bàn của huyện.

3. Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Cao Bằng) là cơ quan xác nhận và kiểm soát chất lượng.

4. Hội trúc sào Cao Bằng chịu trách nhiệm về hoạt động quản lý nội bộ về Chỉ dẫn địa lý “Cao Bằng”.

Chương II

QUY ĐỊNH VỀ SỬ DỤNG, ĐIỀU KIỆN SỬ DỤNG CHỈ DẪN ĐỊA LÝ “CAO BẰNG” CHO SẢN PHẨM TRÚC SÀO VÀ CHIẾU TRÚC SÀO

Điều 6. Điều kiện sản phẩm trúc sào và chiếu trúc sào sản xuất mang Chỉ dẫn địa lý “Cao Bằng”

1. Sản phẩm trúc sào và chiếu trúc sào mang Chỉ dẫn địa lý “Cao Bằng” do các tổ chức, cá nhân sản xuất phải nằm trong vùng địa lý tương ứng với Chỉ dẫn địa lý “Cao Bằng” được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

2. Sản phẩm trúc sào và chiếu trúc sào sản xuất tại Cao Bằng mang Chỉ dẫn địa lý “Cao Bằng” phải có tính chất, chất lượng đặc thù theo tiêu chuẩn chất lượng như bản mô tả được Cục Sở hữu trí tuệ chấp thuận.

Điều 7. Quy định về các điều kiện sản phẩm trúc sào và chiếu trúc sào mang Chỉ dẫn địa lý “Cao Bằng” được phép kinh doanh

Sản phẩm trúc sào và chiếu trúc sào mang Chỉ dẫn địa lý “Cao Bằng” được các tổ chức, cá nhân kinh doanh phải đáp ứng các điều kiện sau:

1. Sản phẩm trúc sào và chiếu trúc sào phải được thực hiện toàn bộ các công đoạn sản xuất nằm trong vùng địa danh.

2. Tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm trúc sào mang chỉ dẫn địa lý “Cao Bng”:

a) Các chỉ tiêu chất lượng cảm quan

- Trúc sào Cao Bằng có thân thẳng, phần thân không có cành thì tròn đều, vòng thân không nổi rõ, vòng mo là một đường gờ;

- Có hai vết lõm chạy dọc dóng, một vết lõm to, một vết lõm nhỏ ứng với cành to và cành nhỏ thẳng, chỉ khi cây đạt đến chiều cao nhất định thì mới xuất hiện mắt chia cành tại các đốt nhất định;

- Các đốt thân có chiều dài trung bình 19,4 - 25,5 cm, các đốt phần gốc (từ đốt 1- 5) có chiều dài trung bình 8,5 - 15,5cm;

- Vách thân dày trung bình 19,4 - 25,3 mm;

- Vỏ thân có màu từ vàng chanh đến xanh thẫm, tùy thuộc vào vị trí địa lý từng vùng, những khu vực có nhiều ánh sáng mặt trời, nhiều nắng (trên sườn núi cao, không bị cây khác che lấp) thì thân thường có màu vàng chanh, xanh nhạt, ngược lại những khu vực ít ánh sáng mặt trời, ít nắng (vùng khe, đồi thấp, sườn núi thấp khuất nắng) thân thường có màu xanh thẫm, xanh rêu, trên thân thường có rêu mốc do độ ẩm cao hơn.

b) Các chỉ tiêu về chất lượng lý hóa

- Độ cứng: 2,9 - 3,1 HBS;

- Độ dẻo (độ bền kéo): 2465 - 2758 Mpa;

- Khả năng đàn hồi (bền uốn): 1601 - 1905 Mpa;

- Chất xơ: 78,35 - 83,45 %;

- Hàm lượng nước: 28,30 - 34,78%;

- Hàm lượng tro tổng: 1,07 - 1,89%;

- Lignin: 30,40 - 33,54%;

- Polysacharid: 60,05 - 68,52%;

- Cellulose: 40,31 - 45,32%;

- α Cellulose: 23,46 - 33,54%.

3. Đặc thù chất lượng sản phẩm chiếu trúc mang Chỉ dẫn địa lý “Cao Bằng” phải đảm bảo các đặc tính cơ bản sau:

a) Được sản xuất 100% từ trúc sào Cao Bằng, được trồng trong khu vực địa lý tương ứng với Chỉ dẫn địa lý “Cao Bằng” đã được quy định;

b) Độ bóng đẹp của chiếu xanh hoàn toàn 100% tự nhiên, không tẩm ướp hóa chất, thân thiện với môi trường, độ bền cao, có mùi thơm của tre, trúc tự nhiên. Khi sản xuất giữ nguyên cật, nan mành dài, ép vải;

c) Loại chiếu này không làm các mắt vuông nhỏ như chiếu trúc mắt vuông mà để cả gióng dài đúng với kích thước bề ngang của chiếc chiếu, vót nhỏ đều. Chiếu được dệt trên dây chuyền công nghệ hiện đại, thanh chiếu thẳng nhỏ dẹt, không thô ráp, hình thức đẹp, độ bền cao, mỏng và nhẹ hơn so với chiếu trúc mắt vuông;

d) Chiếu trúc sào Cao Bằng có lớp vải chống muỗi rất tiện lợi so với các loại chiếu trúc thông thường khác;

đ) Chỉ dệt sử dụng loại chỉ có màu nâu vàng, hoặc màu trắng mỗi đường chỉ có sáu sợi, được dệt cách đều 5cm;

e) Chiếu trúc sào Cao Bằng có ưu điểm thoáng mát, khó phai màu, độ bền cao không bị thâm, bị mọt và phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Nếu dùng càng lâu chiếu càng vàng, mịn bóng đẹp và mát lnh. Đặc biệt là không bị mắc tóc (cắn tóc) khi sử dụng;

g) Không bị đau mỏi, lạnh lưng khi sử dụng. Có thể sử dụng tất cả các mùa trong năm, trong mọi điều kiện thời tiết đối với khí hậu nhiệt đới, ôn đới,...;

h) Chiếu sản xuất ra phải đạt các tiêu chí chất lượng lý hóa sau:

- Độ cứng của nan: 2,9 - 3,1 HBS;

- Độ bền uốn của 1 nan: 55 - 70 MPa;

- Độ bền uốn của chiếu cuộn: 2900 - 3100 MPa;

- Độ ẩm: 10 -13%;

- Hàm lượng lưu huỳnh: 11-16 ppm;

- Hàm lượng các chất tan trong nước: 0,01- 0,03 %.

Chương III

ĐĂNG KÝ, SỬ DỤNG CHỈ DẪN ĐỊA LÝ “CAO BẰNG” ĐỐI VỚI SẢN PHẨM TRÚC SÀO VÀ CHIẾU TRÚC SÀO CAO BẰNG

Điều 8. Điều kiện để đăng ký, sử dụng Chỉ dẫn địa lý “Cao Bằng” cho sản phẩm trúc sào và chiếu trúc sào Cao Bằng

1. Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm trúc sào và chiếu trúc sào đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Điều 6 (đối với sản xuất) và Điều 7 (đối với kinh doanh) của Quy định này có nhu cầu sử dụng Chỉ dẫn địa lý “Cao Bằng” làm hồ sơ đăng ký sử dụng theo quy định.

2. Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký, Hội trúc sào Cao Bằng thực hiện kiểm tra, xác minh hồ sơ và trình Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Cao Bằng cấp quyền sử dụng Chỉ dẫn địa lý “Cao Bằng” khi đáp ứng các điều kiện tại Điều 6, Điều 7 của Quy định này.

Điều 9. Điều kiện được cấp quyền sử dụng Chỉ dẫn địa lý “Cao Bằng”

1. Có vùng trồng trúc sào hoặc cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nằm trong trong khu vực địa lý tương ứng với CDĐL đã được xác định theo quyết định đăng bạ Chỉ dẫn địa lý Cao Bằng” cho sản phẩm trúc sào và chiếu trúc sào thuộc địa bàn tỉnh Cao Bằng;

2. Là thành viên của Hội trúc sào Cao Bằng;

3. Cam kết tuân thủ đầy đủ các quy định về quản lý và sử dụng Chỉ dẫn địa lý Cao Bằng” cho sản phẩm trúc sào và chiếu trúc do UBND tỉnh ban hành;

4. Được Hội trúc sào Cao Bằng thực hiện việc kiểm tra, xác minh hồ sơ, xác nhận tính hợp lệ của hồ sơ xin cấp quyền sử dụng CDĐL Cao Bằng”.

Điều 10. Sử dụng Chỉ dẫn địa lý “Cao Bằng”

1. Mỗi tổ chức, cá nhân được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng Chỉ dẫn địa lý “Cao Bằng” sẽ được hướng dẫn đăng ký để cấp một mã số riêng và được gắn kèm theo dấu hiệu Chỉ dẫn địa lý “Cao Bằng” lên sản phẩm trúc sào hoặc chiếu trúc sào;

2. Được in ấn dấu hiệu Chỉ dẫn địa lý trên sản phẩm, giấy tờ, giao dịch kinh doanh trong và ngoài nước, bảng hiệu ở trụ sở, quảng cáo pa nô, áp phích theo quy định của pháp luật. Dấu hiệu Chỉ dẫn địa lý sẽ do Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Cao Bằng (đơn vị được giao quản lý Chỉ dẫn địa lý) quy định;

3. Chỉ dẫn địa lý “Cao Bằng” được sử dụng đảm bảo đúng mục đích, đúng đối tượng sản phẩm và không được chuyển giao cho bất kỳ cá nhân, tổ chức khác chưa được quyền sử dụng Chỉ dẫn địa lý “Cao Bằng”;

4. Sản phẩm trúc sào và chiếu trúc sào có dấu hiệu xác nhận sử dụng Chỉ dẫn địa lý “Cao Bằng” phải có hồ sơ lưu để theo dõi quản lý và có thể truy xuất được nguồn gốc khi cần thiết;

5. Thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận quyền sử dụng Chỉ dẫn địa lý là 05 năm.

Điều 11. Thu hồi và cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng Chỉ dẫn địa lý “Cao Bằng”

1. Thu hồi quyền sử dụng Chỉ dẫn địa lý “Cao Bằng” trong các trường hợp sau:

a) Tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về quản lý CDĐL của Nhà nước: Không thực hiện các yêu cầu về kỹ thuật, quản lý chất lượng trong bản mô tả; không sử dụng dấu hiệu về CDĐL hoặc sử dụng sai mục đích dấu hiệu về Chỉ dẫn địa lý, không hợp tác với cơ quan kiểm soát CDĐL bên ngoài;

b) Tổ chức, cá nhân có hành vi gian lận trong quá trình sản xuất, thương mại: Sử dụng sản phẩm không đủ chất lượng đã công bố, đưa sản phẩm không nằm trong vùng địa lý tương ứng với khu vực địa lý được UBND tỉnh ban hành, sản phẩm không có khả năng truy xuất nguồn gốc;

c) Tổ chức, cá nhân không còn đủ năng lực sử dụng CDĐL: Diện tích sản xuất bị nhà nước thu hồi; tổ chức bị giải thể; tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật;

d) Tổ chức, cá nhân sử dụng không đúng mục đích hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng Chỉ dẫn địa lý được cấp cho tổ chức, cá nhân khác không hợp pháp sẽ bị thu hồi Giấy xác nhận quyền sử dụng Chỉ dẫn địa lý.

2. Cấp lại quyền sử dụng Chỉ dẫn địa lý “Cao Bằng”:

a) Tổ chức, cá nhân bị thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng Chỉ dẫn địa lý “Cao Bằng”, sau khi khắc phục các điểm vi phạm, có thể làm Hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng Chỉ dẫn địa lý “Cao Bằng”.

b) Hội trúc sào Cao Bằng là tổ chức kiểm tra, xác nhận Hồ sơ đủ điều kiện, trình Sở Khoa học và Công nghệ cấp lại Chỉ dẫn địa lý theo quy định.

Điều 12. Trách nhiệm và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được cấp chứng nhận quyền sử dụng Chỉ dẫn địa lý “Cao Bằng”

1. Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng Chỉ dẫn địa lý “Cao Bằng” có trách nhiệm:

a) Sử dụng Chỉ dẫn địa lý “Cao Bằng” đúng danh mục được cấp quyền sử dụng;

b) Bảo vệ li ích hp pháp quyền sử dụng Chỉ dẫn địa lý được chứng nhận.

2. Tổ chức, cá nhân được cấp chứng nhận quyền sử dụng Chỉ dẫn địa lý “Cao Bằng” có nghĩa vụ:

a) Bảo đảm chất lượng đặc thù của sản phẩm trúc sào và chiếu trúc sào mang Chỉ dẫn địa lý “Cao Bằng”;

b) Bảo đảm truy nguyên được nguồn gốc sn phẩm; chăm sóc và thu hoạch cũng như quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn đã được đăng ký cấp đăng bạ Chỉ dẫn địa lý “Cao Bằng”;

c) Thực hiện các yêu cầu và tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan Nhà nước, Hội trúc sào Cao Bằng thực hiện việc kiểm tra, giám sát phân định chất lượng sản phẩm trúc sào và chiếu trúc sào sử dụng Chỉ dẫn địa lý “Cao Bằng” khi cần thiết;

d) Đóng phí và lệ phí theo quy định tại Thông tư số 263/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí, lệ phí sở hữu công nghiệp.

Điều 13. Quyền lợi của tổ chức, cá nhân được cấp quyền sử dụng Chỉ dẫn địa lý “Cao Bằng”

1. Được cung cấp thông tin cập nhật về thị trường trúc sào và chiếu trúc sào Cao Bằng;

2. Được ưu tiên tham gia học tập kinh nghiệm sản xuất và kinh doanh trúc sào và chiếu trúc sào tại các địa phương khác;

3. Được bảo vệ lợi ích hợp pháp quyền sử dụng Chỉ dẫn địa lý; được yêu cầu các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền buộc tổ chức, cá nhân khác chấm dứt hành vi vi phạm do sử dụng bất hợp pháp Chỉ dẫn địa lý “Cao Bằng” làm tổn hại đến uy tín chất lượng và thiệt hại về kinh tế đối với chủ thể được cấp quyền sử dụng Chỉ dẫn địa lý;

4. Được hưởng ưu đãi về giá cả từ uy tín, chất lượng, sự nổi tiếng và chia sẻ lợi ích từ hiệu quả kinh doanh sản phẩm mang lại.

5. Được ưu tiên kết nạp làm hội viên của Hội trúc sào Cao Bằng.

Chương IV

QUẢN LÝ SỬ DỤNG CHỈ DẪN ĐỊA LÝ “CAO BẰNG” CHO SẢN PHẨM TRÚC SÀO VÀ CHIẾU TRÚC SÀO CAO BẰNG

Điều 14. Quản lý nội bộ Chỉ dẫn địa lý “Cao Bằng”

Kiểm soát nội bộ sẽ kiểm soát quá trình sản xuất (kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch, kỹ thuật sản xuất chiếu trúc, vận chuyển), kinh doanh theo quy định đã ban hành và giám sát việc sử dụng Chỉ dẫn địa lý “Cao Bằng” của các tổ chức, cá nhân đã được cấp quyền sử dụng Chỉ dẫn địa lý.

Điều 15. Nội dung của công tác quản lý nội bộ Chỉ dẫn địa lý “Cao Bằng”

1. Quản lý hiện trạng trồng trúc sào trong vùng địa lý tương ứng với Chỉ dẫn địa lý “Cao Bằng” được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; lập kế hoạch khoanh vùng, thống kê xây dựng cơ sở dữ liệu về diện tích trồng trúc sào đến các tổ chức và hộ sản xuất trong vùng địa danh để có các biện pháp giám sát phù hợp;

2. Ban hành quy định kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch trúc sào và quy định trong sản xuất sản phẩm chiếu trúc sào mang Chỉ dẫn địa lý “Cao Bằng”;

3. Hướng dẫn lập sổ theo dõi trồng trúc sào; kiểm tra và xác nhận quy trình trồng trúc sào đối với các tổ chức và cá nhân trong vùng địa danh có nhu cầu cấp quyền sử dụng Chỉ dẫn địa lý “Cao Bằng” cho sản phẩm trúc sào và chiếu trúc sào Cao Bằng;

4. Khuyến cáo các giải pháp công nghệ, kỹ thuật và quản lý nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm trúc sào và chiếu trúc sào thông qua các công đoạn thu hoạch, chế biến và phân loại sản phẩm;

5. Cung cấp thông tin, hỗ trợ tư vấn kỹ thuật cho các hộ nông dân, tổ chức tập thể, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất trúc sào và chiếu trúc sào mang Chỉ dẫn địa lý “Cao Bằng”;

6. Hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm trúc sào và chiếu trúc sào Cao Bằng đảm bảo phù hợp theo yêu cầu của khách hàng và thị trường nhằm tạo kênh thị trường đặc thù mang tính cạnh tranh của sản phẩm trúc sào mang Chỉ dẫn địa lý “Cao Bằng”;

7. Giám sát việc tuân thủ các quy định của pháp luật về việc sử dụng Chỉ dẫn địa lý “Cao Bằng”. Đề xuất cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm quyền sử dụng Chỉ dẫn địa lý đối với các tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền;

8. Xây dựng, tổ chức hệ thống thương mại nhằm nâng cao giá trị xuất khẩu của sản phẩm trúc sào và chiếu trúc sào mang Chỉ dẫn địa lý “Cao Bằng”.

Điều 16. Trách nhiệm quản lý nội bộ đối với Chỉ dẫn địa lý “Cao Bằng”

1. Hội trúc sào Cao Bằng có trách nhiệm tổ chức quản lý bên trong (nội bộ) việc sử dụng Chỉ dẫn địa lý “Cao Bằng” nhằm thực hiện đầy đủ nội dung của công tác quản lý nội bộ Chỉ dẫn địa lý “Cao Bằng” như Điều 15 Quy định này.

2. Ban chấp hành của Hội trúc sào Cao Bằng trong phạm vi trách nhiệm quản lý nội bộ của mình, có trách nhiệm lập kế hoạch, đề xuất với các cơ quan Nhà nước hỗ trợ giải quyết các vấn đề có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm trúc sào và chiếu trúc sào mang Chỉ dẫn địa lý “Cao Bằng”.

Điều 17. Quản lý bên ngoài (quản lý ngoại vi)

1. Quản lý bên ngoài Chỉ dẫn địa lý “Cao Bằng” do Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Cao Bằng) thực hiện.

2. Các hoạt động quản lý bên ngoài bao gồm: i) Kiểm tra thông tin về nguồn gốc xuất xứ sản phẩm (tên hộ, địa chỉ); ii) Kiểm tra sử dụng mẫu nhãn hiệu (kiểm tra việc sử dụng đúng mẫu nhãn đã đăng ký; kiểm tra việc sử dụng đúng mẫu nhãn hiệu); iii) Kiểm tra chất lượng sản phẩm mang CDĐL “Cao Bằng”.

Điều 18. Chức năng và nhiệm vụ của tổ chức quản lý bên ngoài

1. Xây dựng các quy định kiểm soát bên ngoài và kế hoạch kiểm soát bên ngoài;

2. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các yêu cầu về kỹ thuật trong sản xuất, chế biến và sử dụng Chỉ dẫn địa lý của các tổ chức, cá nhân được cấp quyền;

3. Kiểm tra, đánh giá chất lượng và xác nhận sản phẩm đủ điều kiện mang Chỉ dẫn địa lý;

4. Kiểm tra, giám sát việc ghi chép sổ theo dõi của tổ chức, cá nhân được cấp quyền sử dụng CDĐL và của cơ quan kiểm soát nội bộ;

5. Kiểm tra, quản lý số lượng sản phẩm mang CDĐL;

6. Kiểm tra và quản lý sử dụng tem, nhãn sản phẩm mang Chỉ dẫn địa lý;

7. Kiểm soát chất lượng sản phẩm mang CDĐL được lưu thông, tiêu thụ trên thị trường;

8. Phi hp với các sở, ngành chức năng quản lý nhà nước, Hội trúc sào Cao Bằng tham gia xử lý tranh chấp, vi phạm quyền sử dụng Chỉ dẫn địa lý và đề nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi xâm phạm phát sinh trong quá trình sử dụng CDĐL.

Điều 19. Trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan quản lý Nhà nước đối với sản phẩm trúc sào và chiếu trúc sào mang Chỉ dẫn địa lý “Cao Bằng”

1. Sở Khoa học và Công nghệ là cơ quan quản lý về Sở hữu công nghiệp tại địa phương:

a) Được Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền giao quản lý, cấp, cấp lại Giấy chứng nhận quyn sử dụng Chỉ dn địa lý “Cao Bng” cho các tổ chức, cá nhân đủ điều kiện và thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng Chỉ dẫn địa lý “Cao Bằng” đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm tại Khoản 1, Điều 11 Quy định này;

b) Ban hành các quy trình, quy định nhằm quản lý Chỉ dẫn địa lý “Cao Bằng” cho sản phẩm trúc sào và chiếu trúc sào Cao Bằng;

c) Tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về Chỉ dẫn địa lý cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm trúc sào và chiếu trúc sào Cao Bằng trong vùng địa danh;

d) Phối hợp với các ngành tổ chức hướng dẫn, tập huấn đào tạo cán bộ của Hội trúc sào Cao Bằng có đủ trình độ, năng lực làm công tác quản lý, kim soát và giám sát nội bộ quá trình sản xuất, kinh doanh, sử dụng Chỉ dẫn địa lý “Cao Bằng”;

đ) Giám sát, kiểm tra việc áp dụng tiêu chuẩn và chất lượng sản phẩm trúc sào và chiếu trúc sào Cao Bằng theo quy định;

e) Thanh tra, kiểm tra xử lý các hành vi vi phạm về Chỉ dẫn địa lý, giải quyết các khiếu nại, tố cáo về Chỉ dẫn địa lý thuộc thẩm quyền;

g) Chủ trì, phối hợp với các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương thành lập tổ liên ngành kiểm tra định kỳ và đột xuất việc sử dụng Chỉ dẫn địa lý đối với các tổ chức và cá nhân được trao quyền nhằm đảm bảo việc tuân thủ Quy định này và các quy định của pháp luật hiện hành liên quan;

h) Thu phí và lệ phí cấp quyền sử dụng Chỉ dẫn địa lý “Cao Bằng” theo quy định.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

a) Là cơ quan đu mối phối hợp với các viện, trường đại học nghiên cứu về trúc sào giúp Hội trúc sào Cao Bằng và các tổ chức, cá nhân trong vùng địa danh áp dụng các quy trình kỹ thuật về giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch trúc sào mang Chỉ dẫn địa lý “Cao Bằng”;

b) Xác định bổ sung vùng địa danh trồng trúc sào mới trên địa bàn tỉnh có các điều kiện tự nhiên đặc thù giống các vùng địa danh trước đó, bổ sung vào vùng đủ điều kiện mang Chỉ dẫn địa lý “Cao Bằng”;

c) Đề xuất việc sắp xếp lại các tổ chức sản xuất trúc sào, hộ sản xuất trúc sào trong vùng địa danh, hình thành các tổ chức sản xuất phù hợp để đăng ký sử dụng Chỉ dẫn địa lý “Cao Bằng” cho sản phẩm trúc sào;

d) Phối hợp xử lý các tổ chức sản xuất vi phạm quy trình sản xuất dẫn đến sản phẩm kém chất lượng.

3. Sở Công Thương:

a) Cung cấp thông tin về thị trường, ngành hàng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trúc sào và chiếu trúc sào trong nước và quốc tế;

b) Tổ chức xúc tiến thương mại, quảng bá hình ảnh sản phẩm trúc sào, chiếu trúc sào mang Chỉ dẫn địa lý “Cao Bằng” trong và ngoài nước;

c) Phối hợp thanh tra, kiểm tra quy trình sản xuất, phân loại chất lượng sản phẩm trúc sào, chiếu trúc sào mang Chỉ dẫn địa lý “Cao Bằng”, ghi nhãn sản phẩm, dấu hiệu Chỉ dẫn địa lý trên sản phẩm, có các biện pháp xử lý vi phạm, xử phạt hành chính đối với các tổ chức, cá nhân làm giả tem nhãn mang CDĐL “Cao Bằng”.

Chương V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 20. Xử lý hành vi xâm phạm quyền sử dụng Chỉ dẫn địa lý “Cao Bằng”

1. Việc xử lý vi phạm đối với Chỉ dẫn địa lý “Cao Bằng” được áp dụng theo các Điều 199, Điều 200 của Luật Sở hữu trí tuệ và các quy định hiện hành liên quan.

2. Giải quyết tranh chấp

a) Mọi tranh chấp giữa tổ chức Hội với mọi tổ chức, cá nhân sử dụng Chỉ dẫn địa lý “Cao Bằng” được giải quyết bằng thỏa thuận giữa hai bên. Nếu không thỏa thuận được thì các bên có quyền giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật.

b) Các cơ quan quản lý Nhà nước và các tổ chức, cá nhân liên quan nếu vi phạm các nội dung của Quy định này sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều 21. Tổ chức thực hiện

Trong quá trình tổ chức thực hiện Quy định, nếu có khó khăn, vướng mắc, tổ chức, cá nhân phản ảnh về cơ quan quản lý Chỉ dẫn địa lý (Sở Khoa học và Công nghệ Cao Bằng) để tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.