Quyết định 39/2013/QĐ-UBND phê duyệt định mức kỹ thuật và suất đầu tư cho dự án lâm sinh trồng rừng đặc dụng, trồng rừng phòng hộ thuộc Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020 trên địa bàn tỉnh Phú Yên
Số hiệu: 39/2013/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Phú Yên Người ký: Lê Văn Trúc
Ngày ban hành: 11/12/2013 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Nông nghiệp, nông thôn, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ YÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 39/2013/QĐ-UBND

Tuy Hòa, ngày 11 tháng 12 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỊNH MỨC KỸ THUẬT VÀ SUẤT ĐẦU TƯ CÁC DỰ ÁN LÂM SINH TRỒNG RỪNG ĐẶC DỤNG, TRỒNG RỪNG PHÒNG HỘ THUỘC KẾ HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG GIAI ĐOẠN 2011-2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ YÊN

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004;

Căn cứ các Nghị định Chính phủ: số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 về việc thi hành Luật Bảo vệ phát triển rừng; số 66/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 về việc quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;

Căn cứ các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: số 60/2010/QĐ-TTg ngày 30/9/2010 về ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2011-2015; số 57/QĐ- TTg ngày 09/01/2012 về Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020; số 73/2010/QĐ-TTg ngày 16/11/2010 về việc ban hành Quy chế quản lý đầu tư xây dựng công trình lâm sinh;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 10/2013/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT ngày 01/02/2013 của Liên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn quản lý, sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước;

Căn cứ Thông tư số 69/2011/TT-BNN ngày 21/10/2011 của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số nội dung Quy chế quản lý đầu tư xây dựng công trình lâm sinh ban hành kèm theo Quyết định số 73/2010/QĐ-TTg ngày 16/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ;

Căn cứ Quyết định số 38/2005/QĐ-BNN ngày 06/7/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng và bảo vệ rừng;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (tại Tờ trình số 166/TTr-SNN ngày 11/10/2013), kèm theo ý kiến của Thường trực HĐND Tỉnh  (tại Văn bản số 253/HĐND, ngày 21/11/2013), ý kiến thẩm định của Sở Tư pháp (tại Báo cáo thẩm định số 1420/BC-STP, ngày 06/12/2013),

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt định mức kỹ thuật và suất đầu tư cho các dự án lâm sinh trồng rừng đặc dụng, trồng rừng phòng hộ thuộc Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020 trên địa bàn tỉnh Phú Yên như sau:

1. Định mức kỹ thuật áp dụng

a) Trồng thuần loại cây gỗ lớn: Các loài sao, dầu, lim xanh…

b) Trồng thuần loại cây mọc nhanh: Các loài keo.

c) Trồng hỗn giao theo hàng: Cây gỗ lớn và cây mọc nhanh.

d) Thời gian đầu tư: 04 năm (01 năm trồng + 03 năm chăm sóc).

2. Dự toán suất đầu tư bằng tiền

a) Cây gỗ lớn: Tổng dự toán bình quân: 28.000.000 đồng/ha.

- Ngân sách Trung ương: 15.000.000 đồng/ha. Trong đó: Chi phí trực tiếp trồng rừng và chăm sóc: 13.636.000 đồng/ha (phần giống chiếm tỷ lệ 10%) + Chi phí quản lý dự án và chi phí tư vấn 10%.

- Ngân sách địa phương: 13 triệu đồng/ha. Trong đó: Chi phí trực tiếp trồng rừng và chăm sóc: 11,817 triệu đồng/ha + Chi phí quản lý dự án và chi phí tư vấn 10%.

b) Cây mọc nhanh: Tổng dự toán bình quân: 28.000.000 đồng/ha.

- Ngân sách Trung ương: 15.000.000 đồng. Trong đó: Chi phí trực tiếp trồng rừng và chăm sóc: 13.636.000 đồng/ha (phần giống chiếm tỷ lệ 10%) + Chi phí quản lý dự án và chi phí tư vấn 10%.

- Ngân sách địa phương: 13 triệu đồng/ha. Trong đó: Chi phí trực tiếp trồng rừng và chăm sóc: 11,817 triệu đồng/ha + Chi phí quản lý dự án và chi phí tư vấn 10%.

c) Cây gỗ lớn và cây mọc nhanh: Tổng dự toán bình quân: 29.000.000 đồng/ha.

- Ngân sách Trung ương: 15.000.000 đồng/ha. Trong đó: Chi phí trực tiếp trồng rừng và chăm sóc: 13.636.000 đồng/ha (phần giống chiếm tỷ lệ 10%) + Chi phí quản lý dự án và chi phí tư vấn 10%.

- Ngân sách địa phương: 14 triệu đồng/ha. Trong đó: Chi phí trực tiếp trồng rừng và chăm sóc: 12,727 triệu đồng/ha + Chi phí quản lý dự án và chi phí tư vấn 10%.

3. Quy đổi suất đầu tư bằng tiền sang nhân công

a) Cây gỗ lớn: Tổng công đầu tư bình quân 187,29 công/ha/04 năm.

Hạng mục

Công TW

Công NST

Tổng

1. Chi phí Trồng và chăm sóc

91,21

79,05

170,26

- Trồng rừng và giống

57,77

32,38

90,15

- Chăm sóc rừng

33,44

46,66

80,11

+ Năm 2

13,38

23,28

36,66

+ Năm 3

13,38

16,41

29,79

+ Năm 4

6,689

6,977

13,67

2. Chi phí quản lý 2,125%

1,94

1,68

3,62

3. Chi phí tư vấn 7,875%

7,18

6,23

13,41

Tổng cộng

100,34

86,96

187,29

b) Cây mọc nhanh: Tổng công đầu tư bình quân: 187,29 công/ha/04 năm.

Hạng mục

Công TW

Công NST

Tổng

1. Chi phí Trồng và chăm sóc

91,21

79,05

170,26

- Trồng rừng và giống

57,77

40,12

97,89

- Chăm sóc rừng

33,44

38,93

72,37

+ Năm 2

13,38

16,41

29,79

+ Năm 3

13,38

16,41

29,79

+ Năm 4

6,689

6,114

12,80

2. Chi phí quản lý 2,125%

1,94

1,68

3,62

3. Chi phí tư vấn 7,875%

7,18

6,23

13,41

Tổng cộng

100,34

86,96

187,29

c) Cây gỗ lớn + cây mọc nhanh: Tổng công đầu tư bình quân: 193,98 công/ha/4 năm.

Hạng mục

Công TW

Công NST

Tổng

1. Chi phí trồng và chăm sóc

91,21

85,13

176,35

- Trồng rừng và giống

57,77

44,46

102,23

- Chăm sóc rừng

33,44

40,68

74,12

+ Năm 2

13,38

19,57

32,94

+ Năm 3

13,38

15,00

28,37

+ Năm 4

6,689

6,114

12,80

2. Chi phí quản lý 2,125%

1,94

1,81

3,75

3. Chi phí tư vấn 7,875%

7,18

6,70

13,89

Tổng cộng

100,34

93,64

193,98

Đơn giá nhân công trồng rừng: (2,56+0,3) x 1.150.000/22 ngày = 149.500 đồng/công tại thời điểm hiện tại.

d) Lý do quy đổi suất đầu tư bằng tiền sang công:

Việc quy đổi suất đầu tư sang công vì các chi phí vật tư chỉ áp dụng cho sản xuất cây con nhưng chiếm tỉ lệ thấp trong cơ cấu giá thành. Còn lại là chi phí nhân công là chính. Do đó việc quy đổi này tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều chỉnh khi thay đổi mức lương tối thiểu.

4. Nguồn vốn đầu tư

- Ngân sách Trung ương: Từ Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng hiện tại là 15 triệu đồng/ha/4 năm. Khi có sự điều chỉnh tăng nguồn vốn này sẽ giảm tương ứng nguồn hỗ trợ của địa phương.

- Ngân sách địa phương, được cân đối từ các nguồn: Bán gỗ khai thác rừng trồng sau khi trừ chi phí phần phải nộp ngân sách Nhà nước, kinh phí đền bù các công trình có liên quan đến rừng và các nguồn thu khác của các Ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ. Trường hợp hàng năm, kinh phí từ các nguồn này không đủ hỗ trợ suất đầu tư, đề nghị cân đối giảm diện tích trồng rừng, để đảm bảo rừng trồng đạt chất lượng, hiệu quả.

Điều 2. Các ông (bà): Chánh Văn phòng UBND Tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường; Giám đốc Kho bạc Nhà nước Tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Văn Trúc