Quyết định 38/2005/QĐ-BNN về việc ban hành Định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng và bảo vệ rừng
Số hiệu: 38/2005/QĐ-BNN Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Người ký: Hứa Đức Nhị
Ngày ban hành: 06/07/2005 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: 24/07/2005 Số công báo: Từ số 28 đến số 29
Lĩnh vực: Nông nghiệp, nông thôn, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 38/2005/QĐ-BNN

Hà Nội, ngày 06 tháng 07 năm 2005

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN SỐ 38/2005/QĐ-BNN NGÀY 06 THÁNG 7 NĂM 2005 VỀ VIỆC BAN HÀNH ĐỊNH MỨC KINH TẾ KỸ THUẬT TRỒNG RỪNG, KHOANH NUÔI XÚC TIẾN TÁI SINH RỪNG VÀ BẢO VỆ RỪNG

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 86/2003/NĐ-CP của Chính phủ về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 203/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu;
Căn cứ vào các Quy trình, quy phạm kỹ thuật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành về trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng;
Căn cứ vào điều kiện sản xuất Lâm nghiệp hiện tại;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Lâm nghiệp;

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Nay ban hành kèm theo Quyết định này bản “Định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng và bảo vệ rừng”.

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo Chính phủ. Bãi bỏ Quyết định số 532/VKT ngày 15/7/1988 của Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) ban hành tạm thời định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng và Quyết định số 426/KLND ngày 16/11/1991 của Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) ban hành tạm thời định mức kinh tế kỹ thuật xây dựng rừng phòng hộ;

Điều 3: Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp, Thủ trưởng các Cục, Vụ, các đơn vị có liên quan, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Hứa Đức Nhị 

(Đã ký)

 

PHẦN HƯỚNG DẪN CHUNG

A. CÁCH TRÌNH BÀY TẬP ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG

Định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng và bảo vệ rừng được trình bày cụ thể thành các phần chính như sau:

Phần 1: Định mức lao động quản lý và định mức cấp bậc công việc:  Phần này bao gồm có 2 bảng mức các bảng mức trong phần này được xây dựng dựa trên các văn bản Quy định mới nhất của nhà nước về chính sách chế độ tiền lương, lao động và quản lý....

Phần 2: Định mức lao động cho các khâu sản xuất giống: Phần này  có 13 bảng mức bao gồm tất cả các công việc cần thiết để tạo cây con phục vụ cho công tác trồng rừng.

Phần 3: Định mức lao động các khâu công việc trồng rừng: Phần này có 9 bảng mức bao gồm tất cả các công việc chuẩn bị đất đưa cây lên trồng chăm sóc rừng trồng theo Quy định cho đến ngày rừng khép tán.

Phần 4: Định mức lao động các khâu công việc điều tra thiết kế trồng rừng và các công việc khác: Phần này bao gồm 5 bảng mức bao gồm các bảng mức cho các công việc thiết kế xây dựng và phát triển rừng (trồng rừng, chăm sóc bảo vệ rừng, giao khoán rừng ...),  khoanh nuôi xúc tiến tái sinh ....

Phần 5:  Định mức lao động tổng hợp cho một số loài cây trồng rừng chủ yếu: Phần này bao gồm 14 bảng mức khác nhau được tính toán cụ thể theo từng khâu công việc để tạo được 1 ha rừng trồng đến ngày khép tán. Tuy nhiên ở đây bảng mức tổng hợp được xây dựng trên cơ sở một vài mật độ chủ yếu, một phương thức trồng cụ thể cũng như  trong một điều kiện cụ thể về độ dốc, cấp đất .... nên nó chỉ có tính chất tham khảo cho các đơn vị khi làm thiết kế xây dựng và phát triển rừng.

Phần 6: Định mức vật tư kỹ thuật: Là định mức tiêu hao hạt giống, nguyên vật liêu thuốc trừ sâu, nấm cho 21 loài cây chủ yếu và 1 bảng mức tiêu hao công cụ thủ công

Phần 7: Các bảng phụ lục: Phần này bao gồm 3 bảng phụ lục: Đó là bảng tổng hợp các hệ số khi tính mức, bảng phân loại thực bì, bảng phân loại nhóm đất trồng rừng.

Các bảng mức ở các phần 2, 3, 4  được trình bày bằng mức sản lượng Quy định số lượng sản phẩm đảm bảo yêu cầu kỹ thuật đòi hỏi người lao động phải hoàn thành trong một ca làm việc chế độ, ở những điều kiện tổ chức, kỹ thuật nhất định phù hợp với trình độ của người lao động.

Mỗi mức lao động đều có những quy định cụ thể như:

+ Tổ chức nơi làm việc: Quy định cách chuẩn bị hiện trường để thực hiện công việc.

+ Công cụ lao động: Quy định các loại công cụ dùng để thực hiện hoàn thành công việc.

+ Nội dung công việc: Quy định các nhiệm vụ chủ yếu mà người lao động phải thực hiện trong ca làm việc.

+ Yêu cầu kỹ thuật: Quy định các yêu cầu về kỹ thuật và các tiêu chuẩn để nghiệm thu sản phẩm hoàn thành.

+ Tổ chức lao động: Quy định tổ chức lao động theo nhóm để thực hiện hoàn thành công việc đạt kết quả cao, cấp bậc công việc thích hợp và các loại thời gian được tính trong mức lao động.

Mỗi công việc có 1 hoặc 2 bảng mức, bảng mức trình bày theo các nhân tố ảnh hưởng chính như cự ly, mật độ, nhóm đất, nhóm thực bì .... Trong bảng mức có nhiều các ô mức khác nhau gọi là mức lao động chi tiết các ô mức này được gọi tên theo số dòng và cột với số dòng ở đầu bên trái mỗi bảng mức theo số thứ tự 1, 2, 3 ... và số cột ghi ở dòng cuối mỗi bảng mức theo thứ tự các chữ cái a, b, c ...

Một số công việc thực hiện ngoài chỉ tiêu mức quy định trong tập định mức còn có một bảng hệ số điều chỉnh mức.

B. QUY ĐỊNH VỀ SỬ DỤNG MỨC

Khi sử dụng các chỉ tiêu mức lao động cần thực hiện đúng các quy định sau:

- Các điều kiện thực tế giống và gần giống với quy định của từng mục trong tập mức (hoặc có thể có những điều chỉnh về tổ chức sản xuất, tổ chức lao động sẽ tương tự giống quy định của từng mục).

- Các trị số nhân tố ảnh hưởng chính quy định trong bảng mức của từng ô mức phải trùng với hoặc tương tự với trị số nhân tố ảnh hưởng trong thực tế.

- Trường hợp các điều kiện sản xuất giống với một hay nhiều hệ số đặc biệt điều chỉnh mức thì sẽ sử dụng các hệ số điều chỉnh mức để điều chỉnh lại các ô mức trong bảng mức liên quan trước khi sử dụng để tính toán. Mức điều chỉnh được tính như sau:

Mức sản lượng (điều chỉnh)

=

Mức sản lượng (bảng mức)

x

Hđc

Trong đó Hđc là hệ số điều chỉnh mức theo quy định giống điều kiện sản xuất thực tế.

PHẦN 1

ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG QUẢN LÝ VÀ ĐỊNH MỨC CẤP BẬC CÔNG VIỆC

1.1. Định mức chi phí  quản lý

TT

Nội dung

Đơn vị

Định mức

1

Chi phí quản lý đối với trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng và bảo vệ rừng

% (so với tổng mức chi phí)

10

1.2. Định mức cấp bậc công việc

TT

Nội dung

Bảng lương

Cấp bậc công việc

1

Thu hái và chế biến hạt giống

A.14-2

4

2

 Đập sàng phân

A.14-2

3

3

Khai thác trộn hỗn hợp và đóng bầu

A.14-2

3

4

Cắt hom và xử lý thuốc

A.14-2

4

5

Xử lý gieo hạt và cấy cây

A.14-2

3

6

Khai thác vật liệu làm giàn che

A.14-2

3

7

Tưới nước

A.14-2

3

8

Phun thuốc trừ sâu

A.14-2

4

9

Chăm sóc cây con trong vườn

A.14-2

3

10

Chăm sóc vườn cây đầu dòng

A.14-2

3

11

Xử lý và gieo hạt thẳng

A.14-2

3

12

Phát dọn thực bì

A.14-2

3

13

Cuốc hố trồng rừng

A.14-2

3

14

Lấp hố trồng rừng

A.14-2

3

15

Vận chuyển cây và trồng

A.14-2

3

16

Phát chăm sóc rừng trồng

A.14-2

3

17

Xới vun gốc

A.14-2

3

18

Trồng dặm

A.14-2

3

19

Làm đường ranh cản lửa

A.14-2

4

20

Làm biển báo

A.14-2

4

21

Lao động thiết kế

A.14-2

4

22

Bảo vệ rừng trồng

A.14-2

3

23

Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh

A.14-2

3

(Cấp bậc công việc đối với các công việc: Xử lý thực bì bằng máy, làm đất bằng cơ giới, làm bậc thang quy định trong Quyết định 1260/1998/QĐ-BXD ngày 28/11/1998 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng).

(Cấp bậc tiền lương được tính theo các quy định hiện hành của nhà nước).

(Cấp bậc công việc tính theo nghị định 26/CP ngày 23/5/1993 của chính phủ)

PHẦN 2

ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG CHO CÁC KHÂU SẢN XUẤT GIỐNG

2.1.  Mức lao động thu hái và chế biến quả giống: áp dụng cho việc thu hái các loại quả làm giống và chế biến các loại quả làm giống phục vụ trồng rừng, trong các điều kiện sau:

2.1.1. Tổ chức nơi làm việc: Rừng giống được công nhận đạt tiêu chuẩn, đảm bảo sản lượng quả, rừng giống thu hái nằm trong khu vực của đội sản xuất quản lý, nhà kho để quả giống đủ rộng, có đủ phương tiện dụng cụ để công nhân triển khai công việc.

2.1.2 Công cụ lao động: Móc hái quả, thang, dây thừng, bao tải thúng đựng quả, xẻng, sàng, nia, cào ....

2.1.3 Nội dung công việc: Dùng móc hái quả đảm bảo chất lượng, chọn phân loại quả theo yêu cầu kỹ thuật, loại bỏ những quả không đạt yêu cầu. Quả sau khi phân loại đem ủ, phơi, đập vỏ tách hạt sàng sẩy loại bỏ tạp chất và hạt lép.

2.1.4. Tổ chức lao động: Mỗi nhóm lao động có hai công nhân có trình độ kỹ thuât tương ứng phù hợp với Quy định hiện hành.

- Thời gian ca làm việc: 480 phút

- Thời gian chuẩn bị và kết thúc: 140 phút

- Thời gian phục vụ kỹ thuật và tổ chức: 7% thời gian tác nghiệp

- Thời gian nghỉ ngơi: 17% thời gian tác nghiệp và thời gian phục vụ kỹ thuật, tổ chức

2.1.5. Bảng mức lao động thu hái và chế biến quả giống

Dòng

Nội dung công việc

Mức lao động (kg/công)

 

THU HÁI QUẢ GIỐNG

 

1

Thu hái quả giống Lim xẹt

4

2

Thu hái quả giống Muồng

6,40

3

Thu hái quả giống Keo 

8,0

4

Thu hái quả giống Trám

18,90

5

Thu hái quả giống Lim xanh

5,30

 

CHẾ BIẾN HẠT

 

6

Chế biến hạt Lim xẹt

3,2

7

Chế biến hạt Muồng

4,2

8

Chế biến hạt Keo 

4,8

9

Chế biến hạt Trám

10,76

10

Chế biến hạt Lim xanh

4,5

 

THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN HẠT

 

11

Thu hái và Chế biến hạt Lim xẹt

1,8

12

Thu hái và Chế biến hạt Muồng

2,5

13

Thu hái và Chế biến hạt Keo 

3,2

14

Thu hái và Chế biến hạt Trám

5,1

15

Thu hái và Chế biến hạt Lim xanh

3,1

 

Ký hiệu cột

a

2.2. Mức lao động khai thác và vận chuyển vật liệu đóng bầu: áp dụng cho công việc khai thác vật liệu làm ruột bầu và vận chuyển vật liệu trong vườn ươm.

2.2.1. Tổ chức nơi làm việc: Địa điểm khai thác tập trung, các loại gốc cây lớn và đá lớn có ảnh hưởng đã được dọn sạch. Diện tích đủ rộng để làm việc khoảng 4 - 6 m2/công nhân.

2.2.2. Công cụ lao động: Cuốc bàn, xẻng, vồ đập đất, sàng lưới sắt kích thước 0,8 x 1,2 m (kích thước lỗ sàng < 1,5 cm).

2.2.3. Nội dung công việc: Phát dọn thực bì và các loại cây nhỏ, đào đất, đập sàng đất, vận chuyển đến nơi đóng bầu.

2.2.4. Tổ chức lao động: Mỗi nhóm lao động có hai công nhân có trình độ kỹ thuât tương ứng phù hợp với quy định hiện hành.

- Thời gian ca làm việc: 480 phút

- Thời gian chuẩn bị và kết thúc: 50 phút

- Thời gian phục vụ kỹ thuật và tổ chức: 5% thời gian tác nghiệp

- Thời gian nghỉ ngơi: 17% thời gian tác nghiệp và thời gian phục vụ kỹ thuật,  tổ chức

2.2.5. Bảng mức lao động khai thác và vận chuyển vật liệu đóng bầu

Dòng

Nội dung

Cự ly vận chuyển (m)

< 100

100 ¸ 200

200 ¸ 300

Mức lao động (m3/công)

16

Đất đồi sâu, tỉ lệ đá hơn 10%

1,158

1,042

0,961

17

Đất đào nén chặt rễ đá hơn 10%

0,824

0,768

0,722

 

Ký hiệu cột

a

b

c

Trường hợp nếu vận chuyển từ nơi xa đến (cự ly vận chuyển trên 300 m áp dụng định mức XDCB số 1242/QĐ-BXD ngày 25/11/1998 và định mức ca máy số 1260/1998/QĐ-BXD ngày 28/11/1998).

2.3. Mức lao động đập sàng phân và vận chuyển đến nơi đóng bầu: áp dụng cho công việc đập sàng phân và vận chuyển đến nơi đóng bầu trong vườn ươm.

2.3.1. Tổ chức nơi làm việc: Diện tích đủ rộng để làm việc khoảng 4 - 6 m2/công nhân.

2.3.2. Công cụ lao động: Cuốc bàn, xẻng, vồ đập đất, sàng lưới sắt kích thước 0,8 x 1,2 m (kích thước lỗ sàng < 1,5 cm).

2.3.3. Nội dung công việc: công việc đập sàng phân và vận chuyển đến nơi đóng bầu trong vườn ươm.

2.3.4. Tổ chức lao động: Mỗi nhóm lao động có hai công nhân có trình độ kỹ thuât tương ứng phù hợp với Quy định hiện hành.

- Thời gian ca làm việc: 480 phút

- Thời gian chuẩn bị và kết thúc: 50 phút

- Thời gian phục vụ kỹ thuật và tổ chức: 5% thời gian tác nghiệp

- Thời gian nghỉ ngơi: 17% thời gian tác nghiệp và thời gian phục vụ kỹ thuật,  tổ chức

2.3.5. Bảng mức lao động đập sàng phân và vận chuyển đến nơi đóng bầu:

Dòng

Nội dung

Cự ly vận chuyển (m)

< 100

100 ¸ 200

200 ¸ 300

Mức lao động (m3/công)

18

Phân chuồng

0,78

0,72

0,69

19

Phân lân

2,07

1,72

1,49

20

Đảo trộn hỗn hợp ruột bầu

1,77

1,53

1,39

 

Ký hiệu cột

a

b

c

Trường hợp nếu vận chuyển từ nơi xa đến (cự ly vận chuyển trên 300 m áp dụng định mức XDCB số 1242/QĐ-BXD ngày 25/11/1998 và định mức ca máy số 1260/1998/QĐ-BXD ngày 28/11/1998).

2.4. Mức lao động đóng bầu, xếp luống: áp dụng cho công việc đóng bầu xếp luống

2.4.1. Tổ chức nơi làm việc: Diện tích đủ rộng để làm việc khoảng 4 - 6 m2/công nhân.

2.4.2. Công cụ lao động: Cuốc bàn, xẻng, xe cải tiến.

2.4.3. Nội dung công việc: Nhồi hỗn hợp vào bầu, xếp bầu vào luống, chèn vỏ xoa mặt luống.

2.4.4. Tổ chức lao động: Mỗi nhóm lao động có hai công nhân có trình độ kỹ thuât tương ứng phù hợp với quy định hiện hành

- Thời gian ca làm việc: 480 phút

- Thời gian chuẩn bị và kết thúc: 55 phút

- Thời gian phục vụ kỹ thuật và tổ chức: 5% thời gian tác nghiệp

- Thời gian nghỉ ngơi: 12% thời gian tác nghiệp và thời gian phục vụ kỹ thuật, tổ chức

2.4.5. Bảng mức lao động đóng bầu, xếp luống:

Dòng

Nội dung

Cự ly vận chuyển (m)

< 100

100 ¸ 200

200 ¸ 300

Mức lao động (m2/công)

21

Loại bầu 7 x 12 (300 ¸ 400 bầu/m2)

2,18

2,14

2,10

22

Loại bầu 9 x 13 (200 ¸ 300 bầu/m2)

2,53

2,43

2,37

23

Loại bầu 10 x 15 (100 ¸ 200 bầu/m2)

2,72

2,56

2,49

24

Loại bầu 13 x 18 (< 100 bầu/m2)

3,03

2,79

2,62

 

Ký hiệu cột

a

b

c

2.5. Mức lao động cắt hom và xử lý thuốc: áp dụng cho công việc cắt hom và Xử lý thuốc phục vụ cho việc cấy hom vào bầu.

2.5.1. Tổ chức nơi làm việc: Vườn cây đầu dòng đạt tiêu chuẩn, đúng thời gian cắt hom, diện tích đủ rộng mỗi công nhân khoảng 6 m2.

2.5.2. Công cụ lao động: Dao cắt hom, khay đựng hom, dung dịch sử lý hom.

2.5.3. Nội dung công việc: Cắt hom ở vườn cây đầu dòng đúng theo tiêu chuẩn Quy định, Xử lý hom qua thuốc kích thích, xếp gọn vào khay để đem đi cấy

2.5.4. Tổ chức lao động: Mỗi nhóm lao động một công nhân có trình độ kỹ thuât tương ứng phù hợp với quy định hiện hành

- Thời gian ca làm việc: 480 phút

- Thời gian chuẩn bị và kết thúc: 45 phút

- Thời gian phục vụ kỹ thuật và tổ chức: 5% thời gian tác nghiệp

- Thời gian nghỉ ngơi: 12% thời gian tác nghiệp và thời gian phục vụ kỹ thuật,  tổ chức.

2.5.5 Bảng mức lao động cắt hom và xử lý thuốc:

Dòng

Nội dung công việc

Mức lao động (1.000 Hom)

25

Cắt và Xử lý hom keo, bạch đàn, phi lao

1,5

26

Cắt và Xử lý hom một số loài cây bản địa  

1,1

 

Ký hiệu cột

a

2.6. Mức lao động gieo hạt: áp dụng cho công việc gieo vãi hạt tạo cây mầm, và gieo hạt vào bầu

2.6.1. Tổ chức nơi làm việc: Khay hoặc Luống gieo đã được chuẩn bị sẵn, cự ly vận chuyển trong vòng từ 50 -100 m, hạt gieo đã được kiểm tra tỉ lệ nảy mầm

2.6.2. Công cụ lao động: Thùng tưới bát rổ đựng hạt

2.6.3. Nội dung công việc: Xử lý hạt theo đúng hướng dẫn kỹ thuật, rạch hàng bón phân (với gieo hạt trên luống) lót đất (với gieo hạt trên khay) gieo hạt

2.6.4. Tổ chức lao động: Mỗi nhóm lao động một công nhân có trình độ kỹ thuât tương ứng phù hợp với Quy định hiện hành

- Thời gian ca làm việc: 480 phút

- Thời gian chuẩn bị và kết thúc: 39 phút

- Thời gian phục vụ kỹ thuật và tổ chức: 10% thời gian tác nghiệp

- Thời gian nghỉ ngơi: 8% thời gian tác nghiệp và thời gian phục vụ kỹ thuật,  tổ chức.

2.6.5. Bảng mức gieo vãi và gieo theo hàng

Dòng

Phương pháp gieo hạt

Gieo vãi hạt có F = 0,1 - 0,2 cm

Gieo vãi hạt có F = 0,2 - 0,5 cm

Mức lao động (m2/công)

27

65

32

Cột

a

b

2.6.6. Bảng mức lao động gieo hạt vào bầu

Dòng

Đường kính hạt gieo

Kích thước bầu (cm)

7x12

9x13

10x15

13x18

Mức lao động (bầu/công)

28

Hạt có F = 0,2 - 0,5 cm

4.762

4.520

4.130

3.480

29

Hạt có F ³ 0,5 cm

x

x

x

4.180

Ký hiệu cột

a

b

c

d

2.7. Mức lao động cấy cây: áp dụng cho công việc cấy cây con, cây mầm luống ươm vào bầu, cấy hom vào bầu, vào khay cát.

2.7.1. Tổ chức nơi làm việc:

- Cây mầm, hạt mầm cây gieo, hom đã được xử lý đúng yêu cầu kỹ thuật để tập trung tại nơi quy định, đủ khối lượng và thuận tiện cho công nhân làm việc.

- Luống cây được chuẩn bị sẵn, đầy đủ, các loại vật liệu khác công nhân lấy trong vòng 5 -10 m.

2.7.2. Công cụ lao động: Bát đựng mầm (giành, sọt), khay cát, que cấy

2.7.3. Nội dung công việc: Cấy cây, cấy hom, phủ rơm rạ, tưới nước (với cấy cây)

2.7.4. Yêu cầu kỹ thuật:

- Sử dụng hết số cây hoặc số hom

- Cấy cây, hoặc hom xong có hình dáng bình thường không bị gẫy, xước cong. Tuỳ theo đặc điểm cấy để che phủ và tưới theo đúng yêu cầu kỹ thuật quy định, sau 10 -15 ngày trên 95% cây hoặc hom cấy phải hồi phục và phát triển.

2.7.5 Tổ chức lao động: Mỗi nhóm lao động hai công nhân có trình độ kỹ thuât tương ứng phù hợp với quy định hiện hành

- Thời gian ca làm việc: 480 phút

- Thời gian chuẩn bị và kết thúc: 39 phút

- Thời gian phục vụ kỹ thuật và tổ chức: 6% thời gian tác nghiệp

- Thời gian nghỉ ngơi: 8% thời gian tác nghiệp và thời gian phục vụ kỹ thuật,  tổ chức.

2.7.6. Bảng mức lao động cấy cây

Dòng

Loại cây cấy theo cấp kính

và chiều cao

Kích thước bầu (cm)

7x12

9x13

10x15

13x18

Mức lao động (m2/công)

30

Cây mầm

2,44

3,49

4,04

6,30

31

Cây có F = 0,1-0,15; H=4-6 cm (Cây < 10 ngày tuổi)

3,08

4,17

5,44

8,34

32

Cây có F = 0,15-0,2; H=6-8 cm

(Cây >10 ngày tuổi)

4,55

6,67

7,80

10,26

33

Cấy hom sau khi Xử lý thuốc

 

33.1

Cấy trực tiếp vào bầu

5,25

7,57

9,34

11,24

33.2

Cấy vào khay cát

6,27

Ký hiệu cột

a

b

c

d

2.8. Mức lao động tưới nước: áp dụng cho công việc tưới nước trong vườn ươm bằng thủ công hoặc bằng máy bơm nước.

2.8.1. Tổ chức nơi làm việc: Nguồn nước tưới là nước sông suối ao hồ hoặc trong bể chứa đủ khối lượng nước tưới trong ngày, có đường lên xuống đi lại thuận lợi dễ dàng. Cự ly vận chuyển tối đa 250 m.

2.8.2. Công cụ lao động:

- Với tưới thủ công: Mỗi công nhân sử dụng một đôi thùng tưới hoa sen (khoảng 30 lít/gánh), đòn gánh có ròng rọc để vừa đi vừa tưới dễ dàng.

- Với tưới bằng máy: Máy nổ Hon đa (thường được sử dụng là máy phun thuốc trừ sâu) công suất máy 1,5 KW.

2.8.3. Nội dung công việc: Múc nước, gánh và tưới  khi tưới thủ công hoặc rải ống dẫn mềm và chạy máy nổ để tưới với trường hợp tưới máy.

2.8.4. Yêu cầu kỹ thuật: Tưới nước phải tưới đều và theo đúng tỉ lệ Quy định, đảm bảo độ thấm sâu không làm đổ gãy cây con.

2.8.5. Tổ chức lao động: Mỗi nhóm lao động hai công nhân có trình độ kỹ thuât tương ứng phù hợp với quy định hiện hành.

- Thời gian ca làm việc: 480 phút

- Thời gian chuẩn bị và kết thúc: 39 phút

- Thời gian phục vụ kỹ thuật và tổ chức: 5% thời gian tác nghiệp

- Thời gian nghỉ ngơi: 17% thời gian tác nghiệp và thời gian phục vụ kỹ thuật,  tổ chức.

2.8.6 Bảng mức lao động tưới cây

Dòng

Lượng nước tưới trên 1 m2

Cự ly nguồn nước (m)

< 100

100 ¸ 200

200 ¸ 250

Mức lao động (m2/công)

 

Tưới nước thủ công

 

34

< 3 lít

619

539

497

35

3 - 5 lít

466

385

336

36

5 - 7 lít

309

219

168

37

> 7 lít

233

157

115

 

Tưới nước bằng máy

 

38

< 3 lít

2.500

39

3 - 5 lít

2.250

40

5 - 7 lít

1.900

41

> 7 lít

1.750

Ký hiệu cột

a

b

c

2.9.  Mức lao động tưới thúc: áp dụng cho công việc tưới thúc cho cây con trong vườn ươm bằng thủ công.

2.9.1. Tổ chức nơi làm việc: Nguồn nước tưới thúc là nước sông suối ao hồ hoặc trong bể chứa đã được hoà phân theo tỉ lệ Quy định. Khối lượng nước tưới đã hoà phân đủ tưới cho một ca làm việc. Cự ly vận chuyển nước tưới tối đa 250 m

2.9.2. Công cụ lao động: Mỗi công nhân sử dụng một đôi thùng tưới hoa sen (khoảng 30 lít/gánh), đòn gánh có ròng rọc để vừa đi vừa tưới dễ dàng.

2.9.3. Nội dung công việc: Múc nước, gánh và tưới.

2.9.4. Yêu cầu kỹ thuật: Nước phải tưới đều và theo đúng tỉ lệ quy định, đảm bảo độ thấm sâu không làm đổ gãy cây con, sau khi tưới phân phải tưới nước tráng.

2.9.5.Tổ chức lao động: Mỗi nhóm lao động hai công nhân có trình độ kỹ thuât tương ứng phù hợp với quy định hiện hành

- Thời gian ca làm việc: 480 phút

- Thời gian chuẩn bị và kết thúc: 39 phút

- Thời gian phục vụ kỹ thuật và tổ chức: 5% thời gian tác nghiệp

- Thời gian nghỉ ngơi: 17% thời gian tác nghiệp và thời gian phục vụ kỹ thuật,  tổ chức.

2.9.6. Bảng mức lao động tưới thúc:

Dòng

Lượng nước tưới trên 1 m2

Cự ly nguồn nước (m)

< 100

100 ¸ 200

200 ¸ 250

Mức lao động (m2/công)

42

< 3 lít

350

310

290

43

3 - 5 lít

320

270

255

44

5 - 7 lít

300

260

220

Ký hiệu cột

a

b

c

2.10. Mức lao động phun thuốc trừ sâu: áp dụng cho công việc phun thuốc phòng trừ sâu bệnh hại cho các loài cây gieo ươm trong vườn. Phun thuốc khử trùng đất vườn ươm.

2.10.1. Tổ chức nơi làm việc:

- Nguồn nước tưới là nước sông suối ao hồ hoặc trong bể chứa đủ khối lượng nước tưới trong ngày, có đường lên xuống đi lại thuận lợi dễ dàng. Cự ly vận chuyển tối đa 250 m

- Thuốc được cân đong từ kho đến vườn ươm đủ cho một ca sản xuất.

2.10.2. Công cụ lao động: Thùng gánh nước, vại sành, gáo múc, que quấy thuốc, bình bơm thuốc

2.10.3. Nội dung công việc: Công việc cân đong thuốc pha chế thuốc theo đúng tỉ lệ và thành phần Quy định; đổ thuốc đã pha chế vào bình phun, điều khiển bơm và phun thuốc theo đúng hướng dẫn kỹ thuật.

2.10.4. Yêu cầu kỹ thuật: Bình phun thuốc tốt, bơm nén đủ áp suất, phun thuốc đảm bảo bám đều trên lá, thân cây con, lượng thuốc đúng Quy định cho mỗi lần phun.

2.10.5. Tổ chức lao động: Mỗi nhóm lao động hai công nhân có trình độ kỹ thuât tương ứng phù hợp với Quy định hiện hành

- Thời gian ca làm việc: 480 phút

- Thời gian chuẩn bị và kết thúc: 50 phút

- Thời gian phục vụ kỹ thuật và tổ chức: 10% thời gian tác nghiệp

- Thời gian nghỉ ngơi: 13% thời gian tác nghiệp và thời gian phục vụ kỹ thuật,  tổ chức.

2.10.6. Bảng mức lao động phun thuốc trừ sâu:

Dòng

Loại bình bơm

Mức lao động

(m2/công)

45

Bình bơm tay

180

46

Bình bơm có động cơ

393

 

Ký hiệu cột

a

2.11. Mức lao động chăm sóc cây con trong vườn:  áp dụng cho công việc nhổ cỏ phá váng, các công việc đảo bầu cắt rễ trong vườn ươm, và chăm sóc cây hom trong khay cứng nền cát.

2.11.1. Tổ chức nơi làm việc: Luống gieo ươm được tiến hành nhổ cỏ phá váng cũng như đảo bầu cắt rễ đúng thời gian quy định.

2.11.2. Công cụ lao động: Cào, bay xới, que xới váng, giành sọt

2.11.3. Nội dung công việc: Nhổ cỏ phá váng hoặc kết hợp nhổ cỏ phá váng và đảo bầu cắt rễ cây trong vườn ươm kết hợp tỉa thưa cây, dọn sạch cỏ và đưa cây ra khỏi vườn ươm.

2.11.4. Yêu cầu công việc: Nhổ sạch cỏ, hết gốc, phá váng tơi lớp đất mặt không làm ảnh hưởng tới cấy con và hạt gieo như trốc gốc, gãy xước vỡ bầu.

2.11.5. Tổ chức lao động: Mỗi nhóm lao động một công nhân có trình độ kỹ thuât tương ứng phù hợp với quy định hiện hành

- Thời gian ca làm việc: 480 phút

- Thời gian chuẩn bị và kết thúc: 45 phút

- Thời gian phục vụ kỹ thuật và tổ chức: 7% thời gian tác nghiệp

- Thời gian nghỉ ngơi: 10% thời gian tác nghiệp và thời gian phục vụ kỹ thuật, tổ chức

2.11.6. Bảng mức lao động chăm sóc cây con trong vườn:

Dòng

Loài cây

Thời gian trong vườn ươm

Loại công việc

Nhổ cỏ phá váng

Đảo bầu cắt rễ

Nhổ cỏ phá váng và đảo bầu cắt rễ

Mức lao động (m2/công)

47

Luồng

Từ 2 tháng tuổi

94

31

23,32

48

Cây thân gỗ

Dưới 2 tháng

35

12

8,94

49

Từ 2 ¸ 4 tháng

51

7,5

6,54

50

Trên 4 tháng

74

6,2

5,72

Ký hiệu cột

a

b

c

2.11.7. Bảng mức lao động chăm sóc cây hom trong khay cứng nền cát:

Dòng

Loài cây

Thời gian trong vườn ươm

Loại công việc

Làm cỏ

Tưới thúc

Mức lao động (m2/công)

51

 

10 – 30 ngày

52

1.235

Ký hiệu cột

a

b

2.12.  Mức lao động khai thác vật liệu và làm giàn che: áp dụng cho công việc cắt cắm ràng để che phủ cây ươm trong vườn ươm hoặc làm giàn che bằng các loại vật liệu có sẵn (tre hóp, cọc gỗ ...).

2.12.1. Tổ chức nơi làm việc: Địa điểm khai thác đã được định trước, có lượng khai thác đảm bảo để công nhân đảm bảo làm việc trong ca, cự ly vận chuyển không quá 2 km.

2.12.2 Công cụ lao động: Quang gánh và sọt, liềm cắt, dao.

2.12.3 Nội dung công việc: Cắt ràng, chọn bó, vận chuyển, và cắm ràng hoặc cắt cột đan phên để làm giàn che.

2.12.4 Yêu cầu kỹ thuật:

- Ràng cắt đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, dài khoảng 30-40 cm, tán rộng được bó xếp gọn gàng

- Ràng cắm đều trên diện tích mặt luống, đảm bảo tỉ lệ che phủ Quy định, không làm ảnh hưởng cây con hoặc hạt gieo.

- Giàn che làm bằng các loại vật liệu có sẵn đảm bảo độ vững chắc cần thiết, cũng như tỷ lệ che phủ quy định.

2.12.5 Tổ chức lao động: Mỗi nhóm lao động một công nhân có trình độ kỹ thuât tương ứng phù hợp với Quy định hiện hành

- Thời gian ca làm việc: 480 phút

- Thời gian chuẩn bị và kết thúc: 39 phút

- Thời gian phục vụ kỹ thuật và tổ chức: 5% thời gian tác nghiệp

- Thời gian nghỉ ngơi: 13% thời gian tác nghiệp và thời gian phục vụ kỹ thuật,  tổ chức.

2.12.6 Bảng mức lao động khai thác vật liệu và làm giàn che:

Dòng

Độ che phủ (%)

Cự ly vận chuyển (m)

≤ 500

500  1.000

1.000  1.500

1500  2.000

Mức lao động (m2/công)

52

30  50

33,2

32,2

30,7

29,2

53

50  80

26,9

26,0

24,6

23,3

54

80  100

20,5

19,8

18,7

17,7

Ký hiệu cột

a

b

c

d

2.12.7 Bảng mức lao động làm giàn che bằng các loại vật liệu có sẵn:

Dòng

Độ che phủ (%)

Cự ly vận chuyển (m)

≤ 500

500  1.000

1.000  1.500

1500  2.000

Mức lao động (m2/công)

55

30  50

17,3

15,3

13,7

13,2

56

50  80

15,2

14

13,1

12,2

57

80  100

12,5

11,9

11,2

10,7

Ký hiệu cột

a

b

c

d

2.13  Mức chăm sóc vườn cây đầu dòng: áp dụng cho công việc làm cỏ xới vun gốc, cắt tỉa cành ngọn vườn cây đầu dòng cung cấp hom.

2.13.1 Tổ chức nơi làm việc: Nơi làm việc là vườn cây đến kỳ chăm sóc đủ rộng để công nhân có thể thực hiện trong ca làm việc

2.13.2 Công cụ lao động: Cuốc bàn, kéo cắt cành, dao chặt

2.13.3 Nội dung công việc: rẫy cỏ, xới gốc, cắt bỏ những cành già, chặt ngắn và dọn vệ sinh sau khi chặt cành.

2.13.4 Yêu cầu công việc: Quanh gốc cây phải được làm sạch, không ảnh hưởng đến gốc cây mẹ, đầu cành cắt bỏ không bị tước giập

2.13.5 Tổ chức lao động: Mỗi nhóm lao động ba công nhân có trình độ kỹ thuât tương ứng phù hợp với Quy định hiện hành

- Thời gian ca làm việc: 480 phút

- Thời gian chuẩn bị và kết thúc: 45 phút

- Thời gian phục vụ kỹ thuật và tổ chức: 7% thời gian tác nghiệp

- Thời gian nghỉ ngơi: 17% thời gian tác nghiệp và thời gian phục vụ kỹ thuật,  tổ chức.

2.13.6 Bảng mức lao động chăm sóc vườn cây đầu dòng

Dòng

Đường kính gốc xới

(Cm)

Cự ly đi làm

≤ 500

500  1.000

1.000  1.500

1500  2.000

Mức lao động (Cây/công)

58

40  60

114

92

77

64

59

60  80

82

61

51

43

Ký hiệu cột

a

b

c

d

PHẦN 3

ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG CÁC KHÂU CÔNG VIỆC TRỒNG RỪNG

3.1 Mức lao động lên líp trồng rừng (thủ công và cơ giới): áp dụng cho công việc:

- Lên líp trồng rừng.

- Lên líp trồng một số loài cây lâm, nông nghiệp.

- Đào mương thoát nước rửa phèn và chống cháy rừng.

3.1.1  Tổ chức nơi làm việc: áp dụng cho công việc:

- Đất đã được thiết kế: xác định rõ diện tích, hình thức lên líp, chiều rộng, chiều dài, độ cao và chiều sâu líp, mương...

- Đất cần được xử lý sạch thực bì (trừ thực bì nhóm I).

- Phải thi công vào mùa khô.

3.1.2 Công cụ lao động:

- Giá, móng, gầu ống (nếu lên líp bằng thủ công)

- Máy kéo: CAT - 35 + cầy lên líp 1 bát và hai bát. Gầu xúc: PC - 12R8 (nếu lên líp bằng cơ giới)

3.1.3 Nội dung công việc:

* Lên líp thủ công:

đào đất đắp lên líp, ban đất tạo mặt bằng líp.

* Lên líp bằng cơ giới: Cầy lên líp 1 bát và 2 bát để tạo líp bằng máy kéo: CAT - 35 + cầy lên líp.

- Xúc đất đắp tạo líp bằng gầu xúc: PC - 12R8.

3.1.4 Yêu cầu kỹ thuật:

- Bề rộng, chiều cao và độ sâu líp, mương đạt theo đúng thiết kế.

- Bề mặt líp phải được ban đất bằng phẳng (nếu lên líp bằng thủ công).

- Bề rộng quay đầu bằng 1,5 chiều dài liên hợp máy (nếu lên líp bằng máy).

- Các mương của líp phải được nối thông với mương chính.

3.1.5 Tổ chức lao động: Mỗi nhóm lao động có hai công nhân có trình độ kỹ thuât tương ứng phù hợp với quy định hiện hành (làm thủ công)

- Thời gian ca làm việc: 480 phút

- Thời gian chuẩn bị và kết thúc: 28 phút

- Thời gian phục vụ kỹ thuật và tổ chức: 9% thời gian tác nghiệp

- Thời gian nghỉ ngơi: 11% thời gian tác nghiệp và thời gian phục vụ kỹ thuật,  tổ chức

3.1.6 Bảng mức lao động lên líp trồng rừng:

 

Dòng

 

Nội dung công việc

Bề rộng mặt líp

Chiều cao líp: m

0,2

0,45

0,6

Mức lao động (m dài líp/ca)

60

Lên líp thủ công

3

27

13,3

9

61

Lên líp cơ giới

 

Mức cho máy (m dài líp/ca)

61.1

Máy CAT35 + Cầy lên líp

3

10.000

4997

X

61.2

Gầu xúc PC – 12R8

3

305

144

100

Ký hiệu cột

a

b

c

d

* Đối với máy kéo T - 130 so với máy cầy CAT35 hệ số K = 0,8

* Đối với máy kéo Komatsu D - 65A so với máy CAT35 hệ số K = 0,9

3.2 Mức lao động xử lý thực bì bằng cơ giới: áp dụng cho công việc:

- Xử lý thực bì chuẩn bị đất trồng rừng.

- Xử lý thực bì chuẩn bị đất xây dựng mặt bằng làm vườn ươm.

Tổ chức nơi làm việc:

- Rừng đã được thiết kế, xác định rõ diện tích, nhóm thực bì, hình thức xử lý thực bì, hướng chuyển động của máy... được thiết kế cụ thể trước khi tiến hành.

- Độ dốc khu thiết kế đảm bảo an toàn trong thi công cho người và thiết bị (Độ dốc < 150).

- Phải thi công vào mùa khô.

Công cụ lao động:

- Máy kéo DT - 75 + lưỡi ben D606, máy kéo T - 130 + Bàn già rễ GR - 9 (hoặc ben), máy kéo Komatsu D-65A + bàn già rễ Angle Rakenoze (hoặc ben).

Nội dung công việc:

- ủi sạch thực bì và gốc cây, chuẩn bị đất để cuốc hố hoặc cầy đất trồng rừng.

Yêu cầu kỹ thuật:

- Thực bì, cây bụi và gốc cây được ủi sạch toàn bộ diện tích hoặc theo băng, yêu cầu độ lỏi sót thực bì < 5%.

- Nếu dùng lưỡi ben lớp đất mặt không được ủi sâu quá 5cm.

- Thực bì được gom tập trung dọc theo các bờ lô.

Tổ chức lao động:

Mỗi liên hợp máy có hai công nhân, có trình độ kỹ thuật tương ứng phù hợp với quy định hiện hành.

- Thời gian ca làm việc: 480 phút

- Thời gian chuẩn bị và kết thúc: 60 - 65 phút

- Thời gian phục vụ kỹ thuật và tổ chức: 3% thời gian tác nghiệp

- Thời gian nghỉ ngơi: 8% thời gian tác nghiệp và thời gian phục vụ kỹ thuật,  tổ chức

Bảng mức xử lý thực bì bằng cơ giới : (độ dốc <150)

 

Dòng

 

Tên liên hợp máy

Nhóm thực bì

I - II

III- IV

V - VI

Định mức (ha/ca máy)

62

Máy kéo DT – 75

0,6

0,48

0,35

63

Máy kéo T – 130

1,5

1,31

0,85

Ký hiệu cột

a

b

c

* Đối với máy kéo Komatsu D-65A so với máy kéo T - 130, nhân với hệ số K = 1,1

3.3 Mức lao động làm đất (cày ngầm) bằng cơ giới: áp dụng cho công việc:

Cày ngầm bằng máy để chuẩn bị đất trồng rừng

3.3.1 Tổ chức nơi làm việc:

Đất chuẩn bị trồng rừng đã được thiết kế, xác định rõ diện tích, căn cứ vào mật độ trồng rừng để định khoảng cách giữa hai đường cày. Độ dốc khu thiết kế đảm bảo an toàn trong thi công cho người và thiết bị (Độ dốc < 150). Đất đã được sử lý sạch thực bì và gốc cây

3.3.2 Công cụ lao động:

Máy kéo DT - 75 + cày ngầm CN - 1, Máy kéo T - 130 + cày ngầm CN - 3, máy kéo Komatsu D-65A + cày ngầm CN - 3.

3.3.3 Nội dung công việc:

Cày ngầm bằng máy thành các rạch cày để trồng cây.

3.3.4  Yêu cầu kỹ thuật:

- Độ sâu, bề rộng rạch cày và khoảng cách giữa hai đường cầy bảo đảm đúng thiết kế.

- Rạch cày không được lỏi và khoảng cách giữa hai đường cày không quá 1,5 chiều dài liên hợp máy.

3.3.5 Tổ chức lao động:

Mỗi liên hợp máy có hai công nhân, có trình độ kỹ thuật tương ứng phù hợp với quy định hiện hành.

- Thời gian ca làm việc: 480 phút

- Thời gian chuẩn bị và kết thúc: 60 - 65 phút

- Thời gian phục vụ kỹ thuật và tổ chức: 3% - 4% thời gian tác nghiệp

- Thời gian nghỉ ngơi: 8% thời gian tác nghiệp và thời gian phục vụ kỹ thuật,  tổ chức

3.3.6 Bảng mức làm đất  bằng cơ giới:

Dòng

Loại máy

Loại đất

Đất nhóm I + II

Đất nhóm III + IV

Định mức (ha/ca máy)

64

DT 75 + cày CN - 1

2,26

1,8

65

T 130 + cày CN - 3

2,6

2,0

66

D 65A + cày CN - 3

3,12

2,5

Ký hiệu cột

a

b

Nếu độ dốc 10 - 150 nhân với hệ số K = 0,85.

3.4 Mức lao động làm bậc thang để trồng rừng (Bằng thủ công và cơ giới): áp dụng cho công việc:

- Làm bậc thang để chuẩn bị đất trông rừng.

- Xây dựng mô hình nông lâm kết hợp.

- Xây dựng đường băng cản lửa trên đồi dốc theo đường đồng mức.

3.4.1 Tổ chức nơi làm việc:

Đất đã được thiết kế (theo hướng dẫn làm bậc thang):  xác định rõ diện tích, đường cho máy lên đỉnh đồi (nếu làm bằng máy), cắm tiêu đường làm bậc thang (đặc biệt đường bậc thang đầu tiên). Độ dốc khu thiết kế đảm bảo an toàn trong thi công cho người và thiết bị (Độ dốc từ 150 – 300). Đồi bậc thang không có tảng đá cứng đường kính > 2m.

3.4.2 Công cụ lao động:

- Cuốc xẻng nếu làm bậc thang bằng thủ công

- Máy kéo DT - 75, Máy kéo C - 100, máy kéo Komatsu D-65A.

3.4.3 Nội dung công việc:

- ủi tạo bậc thang.

- Cầy ngầm trên bậc thang.

3.4.4 Yêu cầu kỹ thuật:

- Mặt bậc thang phải bằng phẳng, chạy theo đường đồng mức và nghiêng vào phía trong 3 – 5 0.

- Đất bậc thang trên không được xô xuống bậc dưới.

- Đường cầy ngầm cách mép trong và mép ngoài bậc thang tối thiểu 0,5m.

3.4.5 Tổ chức lao động:

Mỗi liên hợp máy có hai công nhân, có trình độ kỹ thuật tương ứng phù hợp với quy định hiện hành.

- Thời gian ca làm việc: 480 phút

- Thời gian chuẩn bị và kết thúc: 70 phút

- Thời gian phục vụ kỹ thuật và tổ chức: 5% - 8% thời gian tác nghiệp

- Thời gian nghỉ ngơi: 8% thời gian tác nghiệp và thời gian phục vụ kỹ thuật,  tổ chức

3.4.6 Bảng mức làm bậc thang trồng rừng bằng cơ giới:

Dòng

Nội dung công việc

Bề rộng

bậc thang

(m)

Độ dốc

15 - 200

20 - 250

25 - 300

Định mức (m bậc thang/ca)

67

Làm bậc thang thủ công

2,6

57,7

42,5

28,8

68

Làm bậc thang bằng máy

 

Định mức (m bậc thang/ca máy)

68.1

Máy kéo DT - 75

3,2

360

300

240

68.2

Máy kéo C - 100

3,2

495

413

330

68.3

Máy kéo Komatsu D-65A

3,2

594

495

396

Ký hiệu cột

a

b

c

3.5  Mức lao động phát dọn thực bì: áp dụng cho công việc

- Phát dọn thực bì trên đồi để san bằng đào hố trồng rừng mới

- Phát dọn thực bì để làm vườn ươm

- Phát dọn đường ranh thiết kế trồng rừng

3.5.1 Tổ chức nơi làm việc: Rừng đã được thiết kế, xác định rõ diện tích, hình thức phát dọn, chiều rộng băng phát  độ dốc và phân loại thực bì cụ thể trước khi phát

3.5.2 Công cụ lao động: dao phát

3.5.3 Nội dung công việc: Phát, băm dập và xếp luống theo đường đồng mức, các loại cây nhỏ bụi dậm đảm bảo cho diện tích cần đào hố hoặc san bằng sạch cây, que dây leo hoặc đảm bảo đủ độ rộng để phòng chống cháy hoặc để đủ người đi thiết kế.

3.5.4 Yêu cầu kỹ thuật:

- Phát sát gốc (chiều cao gốc không quá 10 cm) và băm dập thành những đoạn ngắn, nếu phát theo băng kích thước băng chừa và băng phát phải đảm bảo đúng Quy định kỹ thuật, thực bì phát dọn phải xếp gọn theo đường đồng mức.

- Băng phát dọn theo đường đồng mức.

3.5.5 Tổ chức lao động: Mỗi nhóm lao động có hai công nhân có trình độ kỹ thuât tương ứng phù hợp với Quy định hiện hành

- Thời gian ca làm việc: 480 phút

- Thời gian chuẩn bị và kết thúc: 60 phút

- Thời gian phục vụ kỹ thuật và tổ chức: 5% thời gian tác nghiệp

- Thời gian nghỉ ngơi: 17% thời gian tác nghiệp và thời gian phục vụ kỹ thuật,  tổ chức

3.5.6 Bảng mức lao động phát dọn thực bì:

Dòng

Hình thức phát

Cự li đi làm

Nhóm thực bì

1

2

3

4

5

6

Mức lao động (m2/công)

69

Phát trắng

< 1.000 m

639

579

445

334

264

145

70

1.000 ¸ 2.000 m

594

541

432

339

255

133

71

2.000 ¸ 3.000 m

529

487

386

276

232

121

72

3.000 ¸ 4.000 m

486

443

351

252

210

112

73

4.000 ¸ 5.000 m

343

323

263

216

160

93

74

Phát băng

< 1.000 m

453

407

316

224

172

96

75

1.000 ¸ 2.000 m

412

334

279

210

165

87

76

2.000 ¸ 3.000 m

360

318

257

182

118

79

77

3.000 ¸ 4.000 m

327

288

222

168

93

64

78

4.000 ¸ 5.000 m

310

274

201

155

84

53

Ký hiệu cột

a

b

c

d

e

f

3.6 Mức lao động đào hố trồng rừng: áp dụng cho công việc đào hố trồng cây trên đồi

3.6.1 Tổ chức nơi làm việc: Diện tích cần đào hố được thiết kế rõ ràng, thực bì đã được phát dọn đúng yêu cầu kỹ thuật

3.6.2 Công cụ lao động: Cuốc bàn, cuốc mo

3.6.3 Nội dung công việc:  Đào móc đất kết hợp sửa đáy hố.

3.6.4 Yêu cầu kỹ thuật: Đào hố theo đúng cự ly (hàng cách hàng, hố cách hố) theo thiết kế được phê duyệt. Đảm bảo kích thước Quy định (sai lệch về thể tích không quá 20%). Đất moi lên để cạnh miệng hố.

3.6.5 Tổ chức lao động: Mỗi nhóm lao động có hai công nhân có trình độ kỹ thuât tương ứng phù hợp với Quy định hiện hành

- Thời gian ca làm việc: 480 phút

- Thời gian chuẩn bị và kết thúc: 80 phút

- Thời gian phục vụ kỹ thuật và tổ chức: 5% thời gian tác nghiệp

- Thời gian nghỉ ngơi: 22% thời gian tác nghiệp và thời gian phục vụ kỹ thuật,  tổ chức

3.6.6 Bảng mức lao động đào hố trồng cây:

Dòng

Kích thước

(dài, rộng, sâu)

(Đơn vị: Cm)

Cự li đi làm

(m)

Nhóm đất

1

2

3

4

Mức lao động (hố/công)

79

50 x 50 x 50

< 1.000

44

39

35

25

80

1.000 ¸ 2.000

41

38

35

23

81

2.000 ¸ 3.000

38

34

31

21

82

3.000 ¸ 4.000

34

31

30

19

83

4.000 ¸ 5.000

30

27

24

15

84

40 x 40 x 40

< 1.000

91

77

71

44

85

1.000 ¸ 2.000

73

65

57

42

86

2.000 ¸ 3.000

72

65

55

36

87

3.000 ¸ 4.000

67

59

53

31

88

4.000 ¸ 5.000

57

53

47

30

89

30 x 30 x 30

< 1.000

162

142

125

79

90

1.000 ¸ 2.000

156

134

114

75

91

2.000 ¸ 3.000

134

132

103

70

92

3.000 ¸ 4.000

123

108

96

62

93

4.000 ¸ 5.000

111

97

88

59

Ký hiệu cột

a

b

c

d

Trường hợp hố đào theo các kích thước lớn hơn phục vụ cho công tác trồng cây đô thị (60x60x60; 70x70x70; 80x80x80; 1mx1mx1m áp dụng định mức môi trường đô thị tập 2 phần cây xanh cây cảnh số 39/2002/QĐ-BXD ngày 30/12/2002)

3.7  Mức lao động lấp hố trồng rừng: áp dụng cho công việc

- Lấp hố trồng cây

- Lấp hố trồng cây kết hợp gieo hạt thẳng.

3.7.1 Tổ chức nơi làm việc: Hố đào đúng yêu cầu kỹ thuật và trước khi lấp từ 10 - 15 ngày

3.7.2 Công cụ lao động: Cuốc bàn

3.7.3 Nội dung công việc: Rãy cỏ quanh miệng hố, xăm đất đáy hố, cuốc xới đất mặt và lấp

3.7.4 Yêu cầu công việc:

- Đất lấp hố phải tơi và nhỏ, không lẫn rễ cây, đá lấp hình mu rùa.

- Quanh miệng hố 0,2  0,3 m được rẫy sạch cỏ

- Trường hợp lấp hố kết hợp gieo hạt thẳng phải đảm bảo số hạt gieo trong một hố.

3.7.5 Tổ chức lao động: Mỗi nhóm lao động có hai công nhân có trình độ kỹ thuât tương ứng phù hợp với Quy định hiện hành

- Thời gian ca làm việc: 480 phút

- Thời gian chuẩn bị và kết thúc: 80 phút

- Thời gian phục vụ kỹ thuật và tổ chức: 5% thời gian tác nghiệp

- Thời gian nghỉ ngơi: 17% thời gian tác nghiệp và thời gian phục vụ kỹ thuật,  tổ chức

3.7.6 Bảng mức lao động lấp hố trồng rừng:

Dòng

Kích thước

(dài, rộng, sâu)

(Đơn vị: Cm)

Cự li đi làm

(m)

Nhóm đất

1 và 2

3 và 4

Mức lao động (hố/công)

94

50 x 50 x 50

< 1.000

117

103

95

1.000 ¸ 2.000

113

96

96

2.000 ¸ 3.000

97

83

97

3.000 ¸ 4.000

85

80

98

4.000 ¸ 5.000

82

71

99

40 x 40 x 40

< 1.000

227

188

100

1.000 ¸ 2.000

204

163

101

2.000 ¸ 3.000

191

144

102

3.000 ¸ 4.000

173

133

103

4.000 ¸ 5.000

152

118

104

30 x 30 x 30

< 1.000

410

289

105

1.000 ¸ 2.000

348

228

106

2.000 ¸ 3.000

313

216

107

3.000 ¸ 4.000

285

193

108

4.000 ¸ 5.000

248

174

Ký hiệu cột

a

b

3.8 Mức lao động vận chuyển cây con và trồng:  áp dụng cho công việc vận chuyển và trồng các loại cây con có bầu, mét luồng ở trên đồi.

3.8.1 Tổ chức nơi làm việc:

- Cây con đủ tiêu chuẩn đem trồng tập kết đầy đủ tại vườn ươm.

- Hố trồng được lấp đúng yêu cầu kỹ thuật

3.8.2 Công cụ lao động: Cuốc trồng cây, quang sọt

3.8.3 Nội dung công việc:

- Vận chuyển cây lên đồi, rải cây theo hố

- Đào moi đất lấp trồng.

3.8.4 Yêu cầu kỹ thuật

- Xử dụng hết số cây đảm bảo tiêu chuẩn trên từng luống

- Khi vận chuyển không làm vỡ bầu, gãy cành, ngọn

- Cây trồng phải đúng kích thước, trước khi trồng phải xé bỏ vỏ bầu.

- Trồng cây ngay ngắn, lấp đất lèn chặt xung quanh bầu, vun đất hình mu rùa sát cổ rễ.

3.8.5 Tổ chức lao động: Mỗi nhóm lao động có hai công nhân có trình độ kỹ thuât tương ứng phù hợp với quy định hiện hành

- Thời gian ca làm việc: 480 phút

- Thời gian chuẩn bị và kết thúc: 80 phút

- Thời gian phục vụ kỹ thuật và tổ chức: 5% thời gian tác nghiệp

- Thời gian nghỉ ngơi: 17% thời gian tác nghiệp và thời gian phục vụ kỹ thuật,  tổ chức

3.8.6 Bảng mức lao động vận chuyển cây con và trồng:

Dòng

Cự li đi làm

Kích cỡ bầu đem trồng (kg)

< 0,5kg

0,5 ≤ 0,8

0,8 ≤ 1,2

>1,2kg

Mức lao động (Cây)

109

< 1.000 m

235

121

70

51

110

1.000 ¸ 2.000 m

193

97

58

43

111

2.000 ¸ 3.000 m

159

79

41

32

112

3.000 ¸ 4.000

134

64

33

27

113

4.000 ¸ 5.000

113

55

29

21

Ký hiệu cột

a

b

c

d

3.9 Mức phát chăm sóc rừng trồng: áp dụng cho công việc phát dây leo, bụi dậm .... trong vòng 3 năm đầu sau khi trồng.

3.9.1 Tổ chức nơi làm việc: Rừng trồng đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật (mật độ, cự li, tỉ lệ sống ...) và phát chăm sóc đúng kỳ hạn.

3.9.2 Công cụ lao động: Dao phát chuyên dùng

3.9.3 Nội dung công việc: Phát các loại thực bì (dây leo, cỏ dại ...) băm dập, tỉa một số cành sâu bệnh cong queo.

3.9.4 Yêu cầu kỹ thuật: Tuỳ theo đặc điểm cây trồng và mùa vụ để phát mở rộng độ chiếu sáng đúng yêu cầu kỹ thuật, các loại thực bì cần phát chặt sát gốc, băm dập, rải đều trên toàn bộ diện tích, không làm ảnh hưởng đến cây con.        

3.9.5 Tổ chức lao động: Mỗi nhóm lao động có hai công nhân có trình độ kỹ thuât tương ứng phù hợp với quy định hiện hành

- Thời gian ca làm việc: 480 phút

- Thời gian chuẩn bị và kết thúc: 80 phút

- Thời gian phục vụ kỹ thuật và tổ chức: 5% thời gian tác nghiệp

- Thời gian nghỉ ngơi: 17% thời gian tác nghiệp và thời gian phục vụ kỹ thuật,  tổ chức.

 


3.9.6 Bảng mức lao động phát chăm sóc rừng trồng

Dòng

Năm

Nhóm thực bì phát vỡ (Phát khi trồng rừng)

1 và  2

3 và 4

5 và 6

Mức lao động (m2/công)

< 1000

1000 ¸ 2000

2000

¸

3000

3000

¸

4000

4000 ¸ 5000

< 1000

1000 ¸ 2000

2000 ¸ 3000

3000 ¸ 4000

4000 ¸ 5000

< 1000

1000

¸

2000

2000

¸

3000

3000

¸

4000

4000        ¸

5000

114

Lần 1

Năm 1, 2

802

748

686

611

548

755

631

557

512

470

689

316

278

250

232

115

Lần 2, 3

Năm 1, 2

1026

967

870

790

716

1009

952

845

779

698

738

365

328

300

264

116

Lần 1

Năm 3

952

891

800

722

650

809

768

699

630

567

357

320

296

277

251

117

Lần 2  và 3

năm 3

và lần 1

năm 4

906

854

823

755

679

859

801

725

653

590

362

340

313

288

265

Ký hiệu cột

a

b

c

d

e

f

g

h

i

j

k

l

m

n

o


3.10 Mức lao động vận chuyển và bón phân: áp dụng cho công việc vận chuyển và bón phân cho rừng trồng (kể cả bón lót và bón thúc)

3.10.1 Tổ chức nơi làm việc: Rừng trồng đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật và việc bón phân đảm bảo đúng kỳ hạn theo quy định.

3.10.2 Công cụ lao động: Phân bón, quanh gánh, bát đong phân, cuốc.

3.10.3 Nội dung công việc: Dùng cuốc xới nhẹ quanh gốc, bỏ phân theo đúng tỉ lệ quy định, trộn đều và lèn chặt quanh gốc.

3.10.4 Yêu cầu công việc: Phân được trộn đều theo tỉ lệ Quy định, khi xới và lèn đất không gây ảnh hưởng tới cây trồng (xước vỏ, gẫy cây ...)

3.10.5 Tổ chức lao động: Mỗi nhóm lao động có hai công nhân có trình độ kỹ thuât tương ứng phù hợp với Quy định hiện hành

- Thời gian ca làm việc: 480 phút

- Thời gian chuẩn bị và kết thúc: 80 phút

- Thời gian phục vụ kỹ thuật và tổ chức: 5% thời gian tác nghiệp

- Thời gian nghỉ ngơi: 17% thời gian tác nghiệp và thời gian phục vụ kỹ thuật, tổ chức

3.10.6 Bảng mức lao động vận chuyển và bón phân:

Dòng

Cự li đi làm

Lượng phân bón (kg)

< 0,5

0,5 ¸ 1

1 ¸ 3

3 ¸ 5

Mức lao động (Cây)

118

< 1.000 m

193

165

81

43

119

1.000 ¸ 2.000 m

170

146

62

36

120

2.000 ¸ 3.000 m

147

112

55

31

121

3.000 ¸ 4.000 m

121

100

51

27

122

4.000 ¸ 5.000 m

99

89

44

22

Ký hiệu cột

a

b

c

d

3.11 Mức lao động xới vun gốc: áp dụng cho công việc xới vun gốc chăm sóc cây trồng rừng.

3.11.1 Tổ chức nơi làm việc: Rừng trồng đã được phát chăm sóc đúng yêu cầu kỹ thuật trước khi xới vun gốc 5 - 7 ngày.

3.11.2 Công cụ lao động: Cuốc bàn

3.11.3 Nội dung công việc: Rẫy cỏ quanh gốc, xới và vun gốc.

3.11.4 Yêu cầu kỹ thuật:

+ Rẫy sạch cỏ và xới quanh gốc có F = 0,6 -1,2 m, đúng yêu cầu kỹ thuật.

+ Gốc vun hình mui rùa, lấp kín gốc, không ảnh hưởng đến cây con.

3.11.5  Tổ chức lao động: Mỗi nhóm lao động có hai công nhân có trình độ kỹ thuât tương ứng phù hợp với quy định hiện hành

- Thời gian ca làm việc: 480 phút

- Thời gian chuẩn bị và kết thúc: 80 phút

- Thời gian phục vụ kỹ thuật và tổ chức: 5% thời gian tác nghiệp

- Thời gian nghỉ ngơi: 17% thời gian tác nghiệp và thời gian phục vụ kỹ thuật,  tổ chức   

3.11.6 Bảng mức lao động xới vun gốc cây trồng:

Dòng

Đường kính xới quanh gốc

(m)

Cự li đi làm

(m)

Nhóm đất

1 và 2

3 và 4

Mức lao động (Cây)

Thân gỗ

Tre, luồng

Thân gỗ

Tre, luồng

123

0,6 ¸ 0,8

< 1.000

254

 

182

 

124

1.000 ¸ 2.000

210

 

169

 

125

2.000 ¸ 3.000

196

 

143

 

126

3.000 ¸ 4.000

186

 

135

 

127

4.000 ¸ 5.000

141

 

127

 

128

0,8 ¸ 1,0

< 1.000

159

 

101

 

129

1.000 ¸ 2.000

148

 

98

 

130

2.000 ¸ 3.000

138

 

91

 

131

3.000 ¸ 4.000

113

 

79

 

132

4.000 ¸ 5.000

90

 

70

 

133

1 m¸1, 5 m

< 1.000

 

32

 

21

134

1.000 ¸ 2.000

 

29

 

20

135

2.000 ¸ 3.000

 

28

 

19

136

3.000 ¸ 4.000

 

26

 

17

137

4.000 ¸ 5.000

 

24

 

15

138

1,5 m¸2  m

< 1.000

 

21

 

14

139

1.000 ¸ 2.000

 

20

 

12

140

2.000 ¸ 3.000

 

19

 

11

141

3.000 ¸ 4.000

 

18

 

10

142

4.000 ¸ 5.000

 

16

 

9

Ký hiệu cột

a

b

c

d

3.12 Mức lao động trồng dặm: áp dụng cho công việc trồng dặm cây trên đồi.

3.12.1 Tổ chức nơi làm việc: Rừng trồng có tỉ lệ sống đạt từ 85% trở lên đã được phát chăm sóc đúng yêu cầu kỹ thuật trước khi xới vun gốc 5 - 7 ngày.

3.12.2 Công cụ lao động: Cuốc bàn

3.12.3 Nội dung công việc: Vận chuyển cây lên đồi, rải cây theo hố bị chết cây, đào moi đất lấp trồng.

3.12.4 Yêu cầu kỹ thuật:

- Xử dụng hết số cây vận chuyển lên đồi, khi vận chuyển không làm vỡ bầu, gãy cành, ngọn trước khi trồng phải xé bỏ vỏ bầu.

- Trồng cây ngay ngắn, lấp đất lèn chặt xung quanh bầu, vun đất hình mu rùa sát cổ rễ.

3.12.5  Tổ chức lao động: Mỗi nhóm lao động có hai công nhân có trình độ kỹ thuât tương ứng phù hợp với quy định hiện hành

- Thời gian ca làm việc: 480 phút

- Thời gian chuẩn bị và kết thúc: 120 phút

- Thời gian phục vụ kỹ thuật và tổ chức: 10% thời gian tác nghiệp

- Thời gian nghỉ ngơi: 17% thời gian tác nghiệp và thời gian phục vụ kỹ thuật,  tổ chức

3.12.6 Bảng mức lao động trồng dặm:

Dòng

Cự li đi làm

Kích cỡ bầu đem trồng (kg)

< 0,5kg

0,5 ¸ 0,8

0,8 ¸ 1,2

> 1,2kg

Mức lao động (Cây)

143

< 1.000 m

152

83

48

26

144

1.000 ¸ 2.000 m

138

69

39

20

145

2.000 ¸ 3.000 m

108

55

33

16

146

3.000 ¸ 4.000 m

93

47

27

14

147

4.000 ¸ 5.000 m

81

43

22

11

Ký hiệu cột

a

b

c

d

3.13. Mức lao động làm đường ranh cản lửa bằng cơ giới: áp dụng cho công việc làm đường ranh phòng chống lửa rừng, bảo vệ rừng.

3.13.1 Tổ chức nơi làm việc:

- Rừng cần làm đường ranh cản lửa được thiết kế theo yêu cầu kỹ thuật phòng chống lửa rừng, bảo vệ rừng.

- Các tuyến đường ranh đã được xác định và cắm tiêu

3.13.2 Công cụ lao động:

- Các loại máy ủi hoặc máy kéo có ben như DT75, T130, Komatsu D65A

3.13.3 Nội dung công việc:

- Rà ủi sạch thực bì gốc cây trên đường ranh.

- Dọn sạch thực bì gốc cây đã rà ủi.

3.13.4 Yêu cầu kỹ thuật:

- Thực bì trên đường ranh được rà sạch,  dọn vật liệu cháy ra ngoài đường ranh.

- Các gốc cây to trên đường ranh được đánh dọn sạch.

- Hai bên đường ranh được cuốc xén gọn.

3.13.5 Tổ chức lao động: Mỗi máy có hai công nhân có trình độ kỹ thuât tương ứng phù hợp với quy định hiện hành

- Thời gian ca làm việc: 480 phút

- Thời gian chuẩn bị và kết thúc: 65 phút

- Thời gian phục vụ kỹ thuật và tổ chức: 5% thời gian tác nghiệp

- Thời gian nghỉ ngơi: 8% thời gian tác nghiệp và thời gian phục vụ kỹ thuật,  tổ chức

3.13.6 Bảng mức lao động làm đường ranh cản lửa:

Dòng

Nội dung công việc

Nhóm thực bì

1 và 2

3 và 4

5 và 6

Mức lao động (m2/ca máy)

148

Máy kéo DT-75

4.000

3.360

2.688

149

Máy kéo T130

14.000

11.885

9.500

 

Máy kéo D65-A

15.600

13.000

10.400

Ký hiệu cột

a

b

c

Nếu làm băng cản lửa thủ công xem bảng mức phát dọn thực bì.

Nếu làm mương phòng chống cháy xem bảng mức lên líp trồng rừng.

PHẦN 4

ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG CÁC KHÂU CÔNG VIỆC ĐIỀU TRA THIẾT KẾ TRỒNG RỪNG VÀ CÁC CÔNG VIỆC KHÁC

4.1.  Mức lao động làm biển báo: áp dụng cho công việc làm các loại bảng quy ước, biển báo,biển cấm phục vụ cho công tác quản lý bảo vệ rừng.

4.1.1 Tổ chức nơi làm việc: Rừng trồng đủ lớn để cắm các loại biển báo theo quy định.

4.1.2 Công cụ lao động: Xi măng, gạch, vôi, cát, cuốc xẻng đầy đủ để làm bảng quy ước. sắt (tôn) đủ kích thước làm biển báo, biển cấm, biển quy ước.  Sơn, chổi quét sơn, búa đóng đinh, đinh, dao phát...

4.1.3 Nội dung công việc: Làm bảng, biển theo kích thước quy định, sơn kẻ khẩu hiệu lên bảng, đóng treo biển báo lên vị trí cần thiết theo Quy định, độ cao treo biển từ 2 ¸ 2,5 m    

4.1.4 Yêu cầu kỹ thuật: Biển báo, bảng báo, biển cấm được kẻ rõ ràng, đúng kích thước và nội dung quy định, vị trí xây và đặt biển đảm bảo tầm nhìn.

Có ba loại bảng, biển báo:

Loại 1: Bảng quy ước BVR xây bằng gạch kích thước: 2m x 3m x 0,25m, trát gờ chỉ xung quanh.

Loại 2: Biển báo hình chữ nhật làm bằng tôn hoặc bằng sắt kích thước: 0,8m x 1,2m treo trên hai cột sắt hình chữ V dài 3m.

Loại 3: Biển cấm hình tam giác làm bằng tôn hoặc bằng sắt kích thước 0,5m x 0,5m x 0,5m treo trên một cột sắt chữ V dài 3m.

4.1.5  Tổ chức lao động: Mỗi nhóm lao động có từ một đến hai công nhân có trình độ kỹ thuât tương ứng phù hợp với quy định hiện hành

- Thời gian ca làm việc: 480 phút

- Thời gian chuẩn bị và kết thúc: 14,3%

- Thời gian phục vụ kỹ thuật và tổ chức: 7,6 % thời gian tác nghiệp

- Thời gian nghỉ ngơi: 12% thời gian tác nghiệp

4.1.6 Bảng mức lao động làm biển báo

 

Dòng

 

Cự ly đi làm

(m)

Loại biển báo

Loại 1

Loại 2

Loại 3

Mức lao động (công/bảng hoặc biểu)

150

Dưới 1.000

12,37

1,12

1,04

151

1.000 ¸ 2.000

14,85

1,18

1,1

152

2.000 ¸ 3.000

17,19

1,24

1,19

Ký hiệu cột

a

b

c

4.2 Mức lao động thiết kế: áp dụng cho công việc thiết kế trồng rừng, chăm sóc, giao khoán bảo vệ rừng và khoanh nuôi xúc tiến tái sinh.

4.2.1 Tổ chức lao động: Diện tích đất hoặc rừng đủ lớn theo kế hoạch dùng để phục vụ cho công việc

4.2.2 Dụng cụ lao động: Địa bàn 3 chân hoặc địa bàn cầm tay, mia, giấy bút, dao phát, cọc tiêu, thước đo diện tích. 

4.2.3 Nội dung công việc: Đo vẽ thiết kế bao gồm các công việc: phân loại thực bì, phân loại đất, thuyết minh thiết kế, các giải pháp kỹ thuật cần thiết để trồng hoặc giao khoán hoặc chăm sóc hoặc bảo vệ hoặc khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng.

4.2.4 Yêu cầu kỹ thuật:

- Hiện trường được đo vẽ, cắm mốc rõ ràng.

- Hồ sơ thiết kế phải đầy đủ, rõ ràng đảm bảo độ tin cậy.

4.2.5  Tổ chức lao động: Mỗi nhóm thiết kế có bốn cán bộ công nhân viên (ít nhất có một kỹ sư) có trình độ kỹ thuât tương ứng phù hợp với quy định hiện hành

- Thời gian ca làm việc: 480 phút

- Thời gian chuẩn bị và kết thúc: 60 phút

- Thời gian phục vụ kỹ thuật : 7% thời gian tác nghiệp

- Thời gian nghỉ ngơi: 12% thời gian tác nghiệp và thời gian phục vụ kỹ thuật,  tổ chức

4.2.6 Bảng mức lao động thiết kế xây dựng và phát triển rừng:

Dòng

 

Nội dung thiết kế

Trồng rừng

Chăm sóc rừng

Giao khoán

Bảo vệ rừng

KN xúc tiến tái sinh

Mức lao động (công/100 ha)

153

703

461

397

491

Ký hiệu cột

a

b

c

d

Mức lao động bảo vệ rừng trồng: áp dụng cho công việc bảo vệ rừng trồng từ  sau khi trồng đến hết năm thứ 5

4.3.1 Dụng cụ lao động: Bản đồ lô, khoảnh, hồ sơ thiết kế kỹ thuật trồng rừng, sổ ghi chép, thước dây, dao chuyên dùng và ống nhòm (nếu có).

4.3.2 Nội dung công việc: Sự phá hại của người và gia súc, sâu bệnh hại và lửa rừng được phát hiện kịp thời. Đảm bảo tránh sự thiệt hại cho toàn bộ diện tích rừng trồng được nhận khoán bảo vệ.

4.3.3 Yêu cầu kỹ thuật: Tuần tra canh gác, phát hiện, ngăn ngừa sự phá hại của người và gia súc, phát hiện sâu bệnh hại và lửa rừng để có biện pháp ngăn chặn kịp thời.

Lập biên bản hoặc ghi nhật ký các vụ vi phạm về quản lý bảo vệ rừng. Kiểm tra khả năng phòng chống lửa rừng của đường ranh cản lửa.

4.3.4 Tổ chức lao động:

- Thời gian ca làm việc: 480 phút.

- Thời gian chuẩn bị và kết thúc: 17% tổng thời gian ca làm việc.

- Thời gian phục vụ kỹ thuật và tổ chức: 12% thời gian tác nghiệp.

- Thời gian nghỉ ngơi: 9% thời gian tác nghiệp.

4.3.5. Yêu cầu công việc:

- Trường hợp mức độ tập trung lớn hơn 5 ha: điều kiện bảo vệ bình thường

- Trường hợp mức độ tập trung nhỏ hơn 5 ha: điều kiện bảo vệ khó khăn

Hệ số áp dụng cho điều kiện bảo vệ khó khăn.

Mức độ không tập trung của rừng là một tiêu chí quan trọng để xác định điều kiện bảo vệ khó khăn. Khi mức độ rừng trồng tập trung, mức lao động chủ yếu tăng ở khâu chuẩn bị và kết thúc ca làm việc. Vì vậy hệ số áp dụng cho điều kiện bảo vệ khó khăn là 1,2 so với điều kiện bảo vệ bình thường.

4.3.6 Bảng mức lao động bảo vệ rừng:

Dòng

Mức độ khó khăn trong bảo vệ rừng

Mức lao động (Công/ha/năm)

154

Điều kiện bảo vệ bình thường

7,28

155

Điều kiện bảo vệ khó khăn

8,74

Ký hiệu cột

a

4.4 Mức lao động khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng: áp dụng cho công việc khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng.

4.4.1 Tổ chức lao động: Giao rừng khoanh nuôi xúc tiến tái sinh cho các hộ nhân dân.

4.4.2 Nội dung công việc: Các công việc trong khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng có thể chia thành các nội dung sau:

- Làm đường ranh cản lửa.

- Phát luỗng dây leo và chặt, dọn cây cong queo sâu bệnh.

- Tra dặm hạt hoặc cây trồng bổ sung phù hợp với mục đích khoanh nuôi (chỉ áp dụng trong trường hợp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung).

4.4.3 Bảng mức lao động khoanh nuôi xúc tiến tái sinh

Dòng

Nội dung công việc

Mức lao động (Công/ha)

156

Bảo vệ rừng

Xem bảng mức bảo vệ rừng

157

Phát dây leo và chặt dọn cây sâu bệnh

12,3

158

Trồng dặm(100 cây/ha)

1,8

159

Làm đường ranh cản lửa

456,7m/công

160

Dọn và chặt gốc cây

76,9m2/công

Ký hiệu cột

a

PHẦN 5

ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG TỔNG HỢP CHO MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG RỪNG CHỦ YẾU

(Tính theo các điều kiện chuẩn F3D3L3)

5.1.Bảng mức tổng hợp trồng rừng Bạch đàn các loại (Eucalyptus ….)

TT

Nội dung công việc

Mật độ (cây/ha)

1250

1660

1100

1

2

3

4

5

 

Tổng số

 

 

 

S

TSP (hao phí thời gian cho 1 đ/v SP=A+B)

493,663

576,749

463,266

A

TSX (hao phí thời gian cho =TCN + TPV)

384,273

446,607

361,469

§

TCN (hao phí thời gian trực tiếp)

347,203

409,537

324,399

§

TPV (hao phí thời gian phục vụ)

27,790

27,790

27,790

B

TQL (hao phí thời gian quản lý)

20,832

24,572

19,464

 

Trong đó:

 

 

 

I

Gieo ươm

 

 

 

S

TSP

9,520

12,643

8,378

A

TSX

8,981

11,928

7,904

§

TCN

8,981

11,928

7,904

1

Gieo hạt

0,495

0,657

0,436

2

Khai thác và vận chuyển vật liệu đóng bầu

0,627

0,833

0,552

3

Đập sàng phân

Phân chuồng

Phân lân

0,037

0,0043

0,049

0,0057

0,032

0,0037

4

Trộn hỗn hợp

0,457

0,606

0,402

5

Đóng bầu và xếp luống

2,519

3,345

2,216

6

Cấy cây

1,296

1,721

1,141

7

Tưới nứơc

0,851

1,131

0,749

8

Khai thác vật liệu và làm giàn che

0,181

0,241

0,159

9

Tưới thúc

0,091

0,121

0,080

10

Phun thuốc trừ sâu

0,057

0,075

0,050

11

Nhổ cỏ phá váng và đảo bầu cắt rễ

2,366

3,143

2,082

B

TQL

0,539

0,716

0,474

12

Lao động quản lý

0,539

0,716

0,474

II

Trồng rừng

 

 

 

S

TSP

88,557

105,569

82,333

A

TSX

84,067

100,116

78,195

§

TCN

74,837

90,886

68,965

1

Phát dọn thực bì

25,907

25,907

25,907

2

Đào hố

22,727

30,182

20,000

3

Vận chuyển và bón phân

8,503

11,293

7,483

4

Lấp hố

8,681

11,528

7,639

5

Vận chuyển và trồng cây

7,862

10,440

6,918

6

Trồng dặm

1,157

1,537

1,019

§

TPV

9,230

9,230

9,230

7

Thiết kế

7,230

7,230

7,230

8

Nghiệm thu

2,000

2,000

2,000

B

TQL

4,490

5,453

4,138

9

Lao động quản lý

4,490

5,453

4,138

III

Chăm sóc năm thứ 1

 

 

 

S

TSP

103,567

117,894

98,325

A

TSX

98,230

111,746

93,285

§

TCN

88,950

102,466

84,005

1

Phát chăm sóc lần 1

17,953

17,953

17,953

2

Xới vun gốc lần 1

13,736

18,242

12,088

3

Phát chăm sóc lần 2

17,953

17,953

17,953

4

Xới vun gốc lần 2

13,736

18,242

12,088

5

Phát chăm sóc lần 3

11,834

11,834

11,834

6

Xới vun gốc lần 3

13,736

18,242

12,088

§

TPV

9,280

9,280

9,280

7

Nghiệm thu

2,000

2,000

2,000

8

Bảo vệ

7,280

7,280

7,280

B

TQL

5,337

6,148

5,040

9

Lao động quản lý

5,337

6,148

5,040

IV

Chăm sóc năm thứ 2

 

 

 

S

TSP

106,094

123,378

99,771

A

TSX

100,614

116,920

94,649

§

TCN

91,334

107,640

85,369

1

Phát chăm sóc lần 1

17,953

17,953

17,953

2

Xới vun gốc lần 1

13,736

18,242

12,088

3

Vận chuyển và bón phân

8,503

11,293

7,483

4

Phát chăm sóc lần 2

11,834

11,834

11,834

5

Xới vun gốc lần 2

13,736

18,242

12,088

6

Phát chăm sóc lần 3

11,834

11,834

11,834

7

Xới vun gốc lần 3

13,736

18,242

12,088

§

TPV

9,280

9,280

9,280

8

Nghiệm thu

2,000

2,000

2,000

9

Bảo vệ

7,280

7,280

7,280

B

TQL

5,480

6,458

5,122

10

Lao động quản lý

5,480

6,458

5,122

V

Chăm sóc năm thứ 3

 

 

 

S

TSP

97,367

111,695

92,125

A

TSX

92,381

105,898

87,436

§

TCN

83,101

96,618

78,156

1

Phát chăm sóc lần 1

14,306

14,306

14,306

2

Xới vun gốc lần 1

13,736

18,242

12,088

3

Phát chăm sóc lần 2

13,793

13,793

13,793

4

Xới vun gốc lần 2

13,736

18,242

12,088

5

Phát chăm sóc lần 3

13,793

13,793

13,793

6

Xới vun gốc lần 3

13,736

18,242

12,088

§

TPV

9,280

9,280

9,280

7

Nghiệm thu

2,000

2,000

2,000

8

Bảo vệ

7,280

7,280

7,280

B

TQL

4,986

5,797

4,689

9

Lao động quản lý

4,986

5,797

4,689

5.2. Bảng mức tổng hợp trồng rừng Keo các loại

TT

Nội dung

Keo lá tràm

1.660 cây/ha

Keo tai tượng

1.250 cây/ha

Keo lai

1.100 cây/ha

1

2

3

5

6

 

Tổng số

 

 

 

S

TSP (hao phí thời gian cho 1 đ/v SP=A+B)

367,212

314,896

296,211

A

TSX (hao phí thời gian cho =TCN + TPV)

348,525

299,170

281,542

§

TCN (hao phí thời gian trực tiếp)

311,455

262,100

244,472

§

TPV (hao phí thời gian phục vụ)

37,070

37,070

37,070

B

TQL (hao phí thời gian quản lý)

18,687

15,726

14,668

 

Trong đó:

 

 

 

I

Gieo ươm

 

 

 

S

TSP

14,956

11,264

10,368

A

TSX

14,110

10,626

9,781

§

TCN

14,110

10,626

9,781

1

Gieo hạt

1,219

0,918

 

2

Cắt hom và xử lý thuốc

 

 

1,815

3

Khai thác và vận chuyển vật liệu đóng bầu

0,833

0,627

0,552

4

Đập sàng phân

- Phân chuồng

- Phân lân

 

0,049

0,0057

 

0,037

0,0043

 

0,032

0,0037

5

Trộn hỗn hợp ruột bầu

0,606

0,457

0,402

6

Đóng bầu và xếp luống

3,345

2,519

2,216

7

Cấy cây vào bầu

1,721

1,296

0,564

8

Tưới nứơc

1,696

1,277

1,124

9

Khai thác vật liệu và làm giàn che

0,241

0,181

0,159

10

Tưới thúc

0,073

0,055

0,048

11

Phun thuốc trừ sâu

0,075

0,057

0,050

12

Nhổ cỏ phá váng và đảo bầu cắt rễ

4,296

3,235

2,847

B

TQL

0,847

0,638

0,587

13

Lao động quản lý

0,847

0,638

0,587

II

Trồng rừng

 

 

 

S

TSP

105,569

88,557

82,333

A

TSX

100,116

84,067

78,195

§

TCN

90,886

74,837

68,965

1

Phát dọn thực bì

25,907

25,907

25,907

2

Đào hố

30,182

22,727

20,000

3

Vận chuyển và bón phân

11,293

8,503

7,483

4

Lấp hố

11,528

8,681

7,639

5

Vận chuyển và trồng cây

10,440

7,862

6,918

6

Trồng dặm

1,537

1,157

1,019

§

TPV

9,230

9,230

9,230

7

Thiết kế

7,230

7,230

7,230

8

Nghiệm thu

2,000

2,000

2,000

B

TQL

5,453

4,490

4,138

9

Lao động quản lý

5,453

4,490

4,138

III

Chăm sóc năm thứ 1

 

 

 

S

TSP

79,527

69,976

66,481

A

TSX

75,551

66,540

63,243

§

TCN

66,271

57,260

53,963

1

Phát chăm sóc lần 1

17,953

17,953

17,953

2

Xới vun gốc lần 1

18,242

13,736

12,088

3

Phát chăm sóc lần 2

11,834

11,834

11,834

4

Xới vun gốc lần 2

18,242

13,736

12,088

§

TPV

9,280

9,280

9,280

5

Nghiệm thu

2,000

2,000

2,000

6

Bảo vệ

7,280

7,280

7,280

B

TQL

3,976

3,436

3,238

7

Lao động quản lý

3,976

3,436

3,238

IV

Chăm sóc năm thứ 2

 

 

 

S

TSP

123,378

106,094

99,771

A

TSX

116,920

100,614

94,649

§

TCN

107,640

91,334

85,369

1

Phát chăm sóc lần 1

17,953

17,953

17,953

2

Xới vun gốc lần 1

18,242

13,736

12,088

3

Vận chuyển và bón phân

11,293

8,503

7,483

4

Phát chăm sóc lần 2

11,834

11,834

11,834

5

Xới vun gốc lần 2

18,242

13,736

12,088

6

Phát chăm sóc lần 3

11,834

11,834

11,834

7

Xới vun gốc lần 3

18,242

13,736

12,088

§

TPV

9,280

9,280

9,280

8

Nghiệm thu

2,000

2,000

2,000

9

Bảo vệ

7,280

7,280

7,280

B

TQL

6,458

5,480

5,122

10

Lao động quản lý

6,458

5,480

5,122

V

Chăm sóc năm thứ 3

 

 

 

S

TSP

43,781

39,005

37,258

A

TSX

41,828

37,322

35,674

§

TCN

32,548

28,042

26,394

1

Phát chăm sóc lần 1

14,306

14,306

14,306

2

Xới vun gốc lần 1

18,242

13,736

12,088

§

TPV

9,280

9,280

9,280

3

Nghiệm thu

2,000

2,000

2,000

4

Bảo vệ

7,280

7,280

7,280

B

TQL

1,953

1,683

1,584

5

Lao động quản lý

1,953

1,683

1,584

5.3. Bảng mức tổng hợp trồng rừng Thông

TT

Nội dung công việc

Thông đuôi ngựa (cây/ha)

Thông  nhựa 1660

2500

2000

1

2

3

4

5

 

Tổng số

 

 

 

S

TSP (hao phí thời gian cho 1 đ/v SP=A+B)

632,733

550,135

513,385

A

TSX (hao phí thời gian cho =TCN + TPV)

599,541

521,619

486,949

§

TCN (hao phí thời gian trực tiếp)

553,191

475,269

440,599

§

TPV (hao phí thời gian phục vụ)

46,350

46,350

46,350

B

TQL (hao phí thời gian quản lý)

33,191

28,516

26,436

 

Trong đó:

 

 

 

I

Gieo ươm

 

 

 

S

TSP

38,370

30,429

25,464

A

TSX

36,198

28,707

24,022

§

TCN

36,198

28,707

24,022

1

Khai thác và vận chuyển vật liệu đóng bầu

1,255

1,004

0,833

2

Đập sàng phân

- Phân chuồng

- Phân lân

 

0,074

0,009

 

0,059

0,007

 

0,049

0,006

3

Trộn hỗn hợp ruột bầu

0,913

0,731

0,606

4

Đóng bầu và xếp luống

5,037

4,030

3,345

5

Cấy cây

1,615

1,292

1,072

6

Tưới nứơc

4,789

3,831

3,180

7

Tưới thúc

0,182

0,146

0,121

8

Phun thuốc trừ sâu

0,133

0,091

0,075

9

Nhổ cỏ phá váng và đảo bầu cắt rễ

22,191

17,516

14,735

B

TQL

2,172

1,722

1,441

10

Lao động quản lý

2,172

1,722

1,441

II

Trồng rừng

 

 

 

S

TSP

111,835

96,807

105,569

A

TSX

106,028

91,849

100,116

§

TCN

96,798

82,619

90,886

1

Phát dọn thực bì

25,907

25,907

25,907

2

Đào hố

24,272

19,417

30,182

3

Vận chuyển và bón phân

17,007

13,605

11,293

4

Lấp hố

11,574

9,259

11,528

5

Vận chuyển và trồng cây

15,723

12,579

10,440

6

Trồng dặm

2,315

1,852

1,537

§

TPV

9,230

9,230

9,230

7

Thiết kế

7,230

7,230

7,230

8

Nghiệm thu

2,000

2,000

2,000

B

TQL

5,808

4,957

5,453

9

Lao động quản lý

5,808

4,957

5,453

III

Chăm sóc năm thứ 1

 

 

 

S

TSP

140,762

123,289

111,408

A

TSX

133,320

116,836

105,627

§

TCN

124,040

107,556

96,347

1

Phát chăm sóc lần 1

17,953

17,953

17,953

2

Xới vun gốc lần 1

27,473

21,978

18,242

3

Phát chăm sóc lần 2

11,834

11,834

11,834

4

Xới vun gốc lần 2

27,473

21,978

18,242

5

Phát chăm sóc lần 3

11,834

11,834

11,834

6

Xới vun gốc lần 3

27,473

21,978

18,242

§

TPV

9,280

9,280

9,280

7

Nghiệm thu

2,000

2,000

2,000

8

Bảo vệ

7,280

7,280

7,280

B

TQL

7,442

6,453

5,781

9

Lao động quản lý

7,442

6,453

5,781

IV

Chăm sóc năm thứ 2

 

 

 

S

TSP

129,668

114,414

104,042

A

TSX

122,854

108,463

98,678

§

TCN

113,574

99,183

89,398

1

Phát chăm sóc lần 1

17,953

17,953

17,953

2

Xới vun gốc lần 1

27,473

21,978

18,242

3

Vận chuyển và bón phân

17,007

13,605

11,293

4

Phát chăm sóc lần 2

11,834

11,834

11,834

5

Xới vun gốc lần 2

27,473

21,978

18,242

6

Phát chăm sóc lần 3

11,834

11,834

11,834

7

Xới vun gốc lần 3

27,473

21,978

18,242

§

TPV

9,280

9,280

9,280

8

Nghiệm thu

2,000

2,000

2,000

9

Bảo vệ

7,280

7,280

7,280

B

TQL

6,814

5,951

5,364

10

Lao động quản lý

6,814

5,951

5,364

V

Chăm sóc năm thứ 3

 

 

 

S

TSP

159,076

137,998

123,665

A

TSX

150,597

130,712

117,190

§

TCN

141,317

121,432

107,910

1

Phát chăm sóc lần 1

14,306

14,306

14,306

2

Xới vun gốc lần 1

27,473

21,978

18,242

3

Vận chuyển và bón phân

17,007

13,605

11,293

4

Phát chăm sóc lần 2

13,793

13,793

13,793

5

Xới vun gốc lần 2

27,473

21,978

18,242

6

Phát chăm sóc lần 3

13,793

13,793

13,793

7

Xới vun gốc lần 3

27,473

21,978

18,242

§

TPV

9,280

9,280

9,280

8

Nghiệm thu

2,000

2,000

2,000

9

Bảo vệ

7,280

7,280

7,280

B

TQL

8,479

7,286

6,475

10

Lao động quản lý

8,479

7,286

6,475

V

Chăm sóc năm thứ 4

 

 

 

S

TSP

53,022

47,197

43,237

A

TSX

50,546

45,051

41,315

§

TCN

41,266

35,771

32,035

1

Phát chăm sóc

13,793

13,793

13,793

2

Xới vun gốc

27,473

21,978

18,242

§

TPV

9,280

9,280

9,280

3

Nghiệm thu

2,000

2,000

2,000

4

Bảo vệ

7,280

7,280

7,280

B

TQL

2,476

2,146

1,922

5

Lao động quản lý

2,476

2,146

1,922

5.4. Bảng mức tổng hợp trồng rừng Muồng đen (Cassia siamea Lamark)

TT

Nội dung công việc

Mật độ (cây/ha)

1000

800

500

1

2

3

4

5

 

Tổng số

 

 

 

S

TSP (hao phí thời gian cho 1 đ/v SP=A+B)

315,931

284,305

241,515

A

TSX (hao phí thời gian cho =TCN + TPV)

300,147

270,310

229,942

§

TCN (hao phí thời gian trực tiếp)

263,077

233,240

192,872

§

TPV (hao phí thời gian phục vụ)

37,070

37,070

37,070

B

TQL (hao phí thời gian quản lý)

15,785

13,994

11,572

 

Trong đó:

 

 

 

I

Gieo ươm

 

 

 

S

TSP

10,195

8,222

5,138

A

TSX

9,618

7,757

4,847

§

TCN

9,618

7,757

4,847

1

Khai thác và vận chuyển vật liệu đóng bầu

0,899

0,719

0,449

2

Đập sàng phân

Phân chuồng

Phân lân

0,053

0,006

0,042

0,005

0,026

0,003

3

Trộn hỗn hợp ruột bầu

0,654

0,523

0,327

4

Đóng bầu và xếp luống

2,951

2,361

1,476

5

Cấy cây

0,807

0,645

0,403

6

Tưới nứơc

0,732

0,585

0,366

7

Khai thác vật liệu và làm giàn che

0,24

0,192

0,120

8

Tưới thúc

0,072

0,058

0,036

9

Phun thuốc trừ sâu

0,075

0,060

0,037

10

Nhổ cỏ phá váng và đảo bầu cắt rễ

3,129

2,567

1,604

B

TQL

0,577

0,465

0,291

11

Lao động quản lý

0,577

0,465

0,291

II

Trồng rừng

 

 

 

S

TSP

88,134

77,846

62,413

A

TSX

83,668

73,962

59,402

§

TCN

74,438

64,732

50,172

1

Phát dọn thực bì

25,907

25,907

25,907

2

Đào hố

18,182

14,545

9,091

3

Vận chuyển và bón phân

8,929

7,143

4,464

4

Lấp hố

6,944

5,556

3,472

5

Vận chuyển và trồng cây

12,658

10,127

6,329

6

Trồng dặm

1,818

1,455

0,909

§

TPV

9,230

9,230

9,230

7

Thiết kế

7,230

7,230

7,230

8

Nghiệm thu

2,000

2,000

2,000

B

TQL

4,466

3,884

3,010

9

Lao động quản lý

4,466

3,884

3,010

III

Chăm sóc năm thứ 1

 

 

 

S

TSP

81,624

73,470

66,015

A

TSX

77,529

69,837

62,804

§

TCN

68,249

60,557

53,524

1

Phát chăm sóc lần 1

17,953

17,953

17,953

2

Xới vun gốc lần 1

10,989

8,791

5,495

3

Phát chăm sóc lần 2

11,834

11,834

11,834

4

Xới vun gốc lần 2

27,473

21,978

18,242

§

TPV

9,280

9,280

9,280

5

Nghiệm thu

2,000

2,000

2,000

6

Bảo vệ

7,280

7,280

7,280

B

TQL

4,095

3,633

3,211

7

Lao động quản lý

4,095

3,633

3,211

IV

Chăm sóc năm thứ 2

 

 

 

S

TSP

73,616

67,064

57,235

A

TSX

69,974

63,793

54,521

§

TCN

60,694

54,513

45,241

1

Phát chăm sóc lần 1

17,953

17,953

17,953

2

Xới vun gốc lần 1

10,989

8,791

5,495

3

Vận chuyển và bón phân

8,929

7,143

4,464

4

Phát chăm sóc lần 2

11,834

11,834

11,834

5

Xới vun gốc lần 2

10,989

8,791

5,495

§

TPV

9,280

9,280

9,280

6

Nghiệm thu

2,000

2,000

2,000

7

Bảo vệ

7,280

7,280

7,280

B

TQL

3,642

3,271

2,714

8

Lao động quản lý

3,642

3,271

2,714

V

Chăm sóc năm thứ 3

 

 

 

S

TSP

62,362

57,703

50,714

A

TSX

59,357

54,962

48,368

§

TCN

50,077

45,682

39,088

1

Phát chăm sóc lần 1

14,306

14,306

14,306

2

Xới vun gốc lần 1

10,989

8,791

5,495

3

Phát chăm sóc lần 2

13,793

13,793

13,793

4

Xới vun gốc lần 2

10,989

8,791

5,495

§

TPV

9,280

9,280

9,280

5

Nghiệm thu

2,000

2,000

2,000

6

Bảo vệ

7,28

7,28

7,28

B

TQL

3,005

2,741

2,345

7

Lao động quản lý

3,005

3,005

3,005

5.5. Bảng mức tổng hợp trồng rừng Tếch (Tectona grandis L.)

TT

Nội dung công việc

Mật độ (cây/ha)

1250

1000

500

1

2

3

4

5

 

Tổng số

 

 

 

S

TSP (hao phí thời gian cho 1 đ/v SP=A+B)

349,664

315,212

221,955

A

TSX (hao phí thời gian cho =TCN + TPV)

331,970

299,468

211,490

§

TCN (hao phí thời gian trực tiếp)

294,900

262,398

174,420

§

TPV (hao phí thời gian phục vụ)

37,070

37,070

37,070

B

TQL (hao phí thời gian quản lý)

17,694

15,744

10,465

 

Trong đó:

 

 

 

I

Gieo ươm

 

 

 

S

TSP

56,410

54,657

26,799

A

TSX

53,217

51,564

25,282

§

TCN

53,217

51,564

25,282

1

Gieo hạt

0,107

0,086

0,043

2

Khai thác và vận chuyển vật liệu đóng bầu

1,601

1,280

0,640

3

Đập sàng phân

Phân chuồng

Phân lân

0,094

0,011

0,075

0,009

0,038

0,004

4

Trộn hỗn hợp

1,165

0,932

0,466

5

Đóng bầu và xếp luống

4,335

3,468

1,734

6

Cấy cây

2,142

1,713

0,857

7

Tưới nứơc

2,020

1,616

0,808

8

Tưới thúc

0,112

0,089

0,045

9

Phun thuốc trừ sâu

0,116

0,093

0,046

10

Nhổ cỏ phá váng và đảo bầu cắt rễ

41,514

33,212

16,606

B

TQL

3,193

3,094

1,517

11

Lao động quản lý

3,193

3,094

1,517

II

Trồng rừng

 

 

 

S

TSP

105,031

92,898

68,632

A

TSX

95,801

83,668

59,402

§

TCN

86,571

74,438

50,172

1

Phát dọn thực bì

25,907

25,907

25,907

2

Đào hố

22,727

18,182

9,091

3

Vận chuyển và bón phân

11,161

8,929

4,464

4

Lấp hố

8,681

6,944

3,472

5

Vận chuyển và trồng cây

15,823

12,658

6,329

6

Trồng dặm

2,273

1,818

0,909

§

TPV

9,230

9,230

9,230

7

Thiết kế

7,230

7,230

7,230

8

Nghiệm thu

2,000

2,000

2,000

B

TQL

5,194

4,466

3,010

9

Lao động quản lý

5,194

4,466

3,010

III

Chăm sóc năm thứ 1

 

 

 

S

TSP

69,976

64,152

52,503

A

TSX

66,540

61,046

50,057

§

TCN

57,260

51,766

40,777

1

Phát chăm sóc lần 1

17,953

17,953

17,953

2

Xới vun gốc lần 1

13,736

10,989

5,495

3

Phát chăm sóc lần 2

11,834

11,834

11,834

4

Xới vun gốc lần 2

13,736

10,989

5,495

§

TPV

9,280

9,280

9,280

5

Nghiệm thu

2,000

2,000

2,000

6

Bảo vệ  

7,280

7,280

7,280

B

TQL

3,436

3,106

2,447

7

Lao động quản lý

3,436

3,106

2,447

IV

Chăm sóc năm thứ 2

 

 

 

S

TSP

69,262

61,072

44,691

A

TSX

65,867

58,140

42,687

§

TCN

56,587

48,860

33,407

1

Phát chăm sóc lần 1

17,953

17,953

17,953

2

Xới vun gốc lần 1

13,736

10,989

5,495

3

Vận chuyển và bón phân

11,161

8,929

4,464

4

Phát chăm sóc lần 2

11,834

11,834

11,834

5

Xới vun gốc lần 2

13,736

10,989

5,495

§

TPV

9,280

9,280

9,280

6

Nghiệm thu

2,000

2,000

2,000

7

Bảo vệ

7,280

7,280

7,280

B

TQL

3,395

2,932

2,004

8

Lao động quản lý

3,395

2,932

2,004

V

Chăm sóc năm thứ 3

 

 

 

S

TSP

53,022

47,197

35,549

A

TSX

50,546

45,051

34,062

§

TCN

41,266

35,771

24,782

1

Phát chăm sóc lần 1

14,306

14,306

14,306

2

Xới vun gốc lần 1

13,736

10,989

5,495

3

Phát chăm sóc lần 2

13,793

13,793

13,793

4

Xới vun gốc lần 2

13,736

10,989

5,495

§

TPV

9,280

9,280

9,280

5

Nghiệm thu

2,000

2,000

2,000

6

Bảo vệ

7,280

7,280

7,280

B

TQL

2,476

2,146

1,487

7

Lao động quản lý

2,476

2,146

1,487

5.6. Bảng mức tổng hợp trồng rừng Trám trắng (Canarium album Raeusch)

TT

Nội dung công việc

Mật độ (cây/ha)

800

420

250

1

2

3

4

5

 

Tổng số

 

 

 

S

TSP (hao phí thời gian cho 1 đ/v SP=A+B)

156,244

128,157

116,100

A

TSX (hao phí thời gian cho =TCN + TPV)

147,985

122,797

111,529

§

TCN (hao phí thời gian trực tiếp)

110,915

85,727

74,459

§

TPV (hao phí thời gian phục vụ)

37,070

37,070

37,070

B

TQL (hao phí thời gian quản lý)

8,260

5,360

4,572

 

Trong đó:

 

 

 

I

Gieo ươm

 

 

 

S

TSP

24,042

12,623

7,514

A

TSX

22,681

11,908

7,089

§

TCN

22,681

11,908

7,089

1

Thu hái, chế biến hạt giống

0,349

0,183

0,109

2

Khai thác và vận chuyển vật liệu đóng bầu

0,681

0,358

0,213

3

Đập sàng phân

Phân chuồng

Phân lân

0,095

0,005

0,050

0,003

0,030

0,002

4

Trộn hỗn hợp ruột bầu

0,523

0,275

0,164

5

Đóng bầu và xếp luống

2,361

1,240

0,738

6

Cấy cây

0,645

0,339

0,202

7

Tưới nứơc

1,936

1,017

0,605

8

Khai thác vật liệu và làm giàn che

0,316

0,166

0,099

9

Tưới thúc

0,058

0,030

0,018

10

Phun thuốc trừ sâu

0,060

0,031

0,019

11

Nhổ cỏ phá váng và đảo bầu cắt rễ

15,652

8,217

4,891

B

TQL

1,361

0,715

0,425

12

Lao động quản lý

1,361

0,715

0,425

II

Trồng rừng

 

 

 

S

TSP

32,079

21,226

16,370

A

TSX

30,786

20,547

15,966

§

TCN

21,556

11,317

6,736

1

Phát dọn thực bì

25,907

25,907

25,907

2

Đào hố

14,545

7,636

4,545

3

Lấp hố

5,556

2,917

1,736

4

Vận chuyển và trồng cây

10,127

5,316

3,165

5

Trồng dặm

1,455

0,764

0,455

§

TPV

9,230

9,230

9,230

6

Thiết kế

7,230

7,230

7,230

7

Nghiệm thu

2,000

2,000

2,000

B

TQL

1,293

0,679

0,404

8

Lao động quản lý

1,293

0,679

0,404

III

Chăm sóc năm thứ 1

 

 

 

S

TSP

37,629

33,203

31,223

A

TSX

36,025

31,849

29,981

§

TCN

26,745

22,569

20,701

1

Phát chăm sóc

17,953

17,953

17,953

2

Xới vun gốc 

8,791

4,615

2,747

§

TPV

9,280

9,280

9,280

3

Nghiệm thu

2,000

2,000

2,000

4

Bảo vệ

7,280

7,280

7,280

B

TQL

 

 

 

5

Lao động quản lý

1,605

1,354

1,242

IV

Chăm sóc năm thứ 2

1,605

1,354

1,242

S

TSP

 

 

 

A

TSX

50,174

45,747

43,767

§

TCN

47,859

43,683

41,815

1

Phát chăm sóc lần 1

38,579

34,403

32,535

2

Xới vun gốc

17,953

17,953

17,953

3

Phát chăm sóc lần 2

8,791

4,615

2,747

§

TPV

11,834

11,834

11,834

4

Nghiệm thu

9,280

9,280

9,280

5

Bảo vệ

2,000

2,000

2,000

B

TQL

7,280

7,280

7,280

6

Lao động quản lý

 

 

 

V

Chăm sóc năm thứ 3

2,315

2,064

1,952

S

TSP

2,315

2,064

1,952

A

TSX

 

 

 

§

TCN

39,065

37,927

37,927

1

Phát chăm sóc lần 1

37,379

37,379

37,379

2

Xới vun gốc 

28,099

28,099

28,099

3

Phát chăm sóc lần 2

14,306

14,306

14,306

§

TPV

8,791

4,615

2,747

4

Nghiệm thu

13,793

13,793

13,793

5

Bảo vệ

9,280

9,280

9,280

B

TQL

2,000

2,000

2,000

6

Lao động quản lý

7,280

7,280

7,280

5.7. Bảng mức tổng hợp trồng rừng Quế (Cinamomum casia BL.)

TT

Nội dung công việc

Mật độ (cây/ha)

5000

3300

1000

1

2

3

4

5

 

Tổng số

 

 

 

S

TSP (hao phí thời gian cho 1 đ/v SP=A+B)

715,201

527,096

248,363

A

TSX (hao phí thời gian cho =TCN + TPV)

676,816

499,358

236,403

§

TCN (hao phí thời gian trực tiếp)

639,746

462,288

199,333

§

TPV (hao phí thời gian phục vụ)

37,070

37,070

37,070

B

TQL (hao phí thời gian quản lý)

38,385

27,737

11,960

 

Trong đó:

 

 

 

I

Gieo ươm

 

 

 

S

TSP

86,875

68,986

20,551

A

TSX

81,958

65,081

19,388

§

TCN

81,958

65,081

19,388

1

Khai thác và vận chuyển vật liệu đóng bầu

2,510

1,656

0,502

2

Đập sàng phân

Phân chuồng

Phân lân

0,147

0,017

0,097

0,011

0,029

0,003

3

Trộn hỗn hợp ruột bầu

1,826

1,205

0,365

4

Đóng bầu và xếp luống

10,074

6,649

2,015

5

Cấy cây

3,230

2,132

0,646

6

Tưới nứơc

7,322

4,832

1,464

7

Khai thác vật liệu và làm giàn che

0,908

0,599

0,182

8

Tưới thúc

0,219

0,144

0,044

9

Phun thuốc trừ sâu

0,227

0,150

0,045

10

Nhổ cỏ phá váng và đảo bầu cắt rễ

55,478

36,616

11,096

B

TQL

4,917

3,905

1,163

11

Lao động quản lý

4,917

3,905

1,163

II

Trồng rừng

 

 

 

S

TSP

137,964

103,535

56,948

A

TSX

130,677

98,197

54,247

§

TCN

121,447

88,967

45,017

1

Phát dọn thực bì

25,907

25,907

25,907

2

Đào hố

90,910

60,000

18,180

3

Lấp hố

34,120

22,920

6,940

4

Vận chuyển và trồng cây

31,450

20,750

6,290

5

Trồng dặm

4,630

3,060

0,930

§

TPV

9,230

9,230

9,230

6

Thiết kế

7,230

7,230

7,230

7

Nghiệm thu

2,000

2,000

2,000

B

TQL

7,287

5,338

2,701

8

Lao động quản lý

7,287

5,338

2,701

III

Chăm sóc năm thứ 1

 

 

 

S

TSP

193,393

141,530

71,362

A

TSX

182,971

134,044

67,848

§

TCN

173,691

124,764

58,568

1

Phát chăm sóc lần 1

17,953

17,953

17,953

2

Xới vun gốc lần 1

54,945

36,264

10,989

3

Vận chuyển và bón phân

34,014

22,449

6,803

4

Phát chăm sóc lần 2

11,834

11,834

11,834

5

Xới vun gốc lần 2

54,945

36,264

10,989

§

TPV

9,280

9,280

9,280

6

Nghiệm thu

2,000

2,000

2,000

7

Bảo vệ

7,280

7,280

7,280

B

TQL

10,421

7,486

3,514

8

Lao động quản lý

10,421

7,486

3,514

IV

Chăm sóc năm thứ 2

 

 

 

S

TSP

193,393

141,530

71,362

A

TSX

182,971

134,044

67,848

§

TCN

173,691

124,764

58,568

1

Phát chăm sóc lần 1

17,953

17,953

17,953

2

Xới vun gốc lần 1

54,945

36,264

10,989

3

Vận chuyển và bón phân

34,014

22,449

6,803

4

Phát chăm sóc lần 2

11,834

11,834

11,834

5

Xới vun gốc lần 2

54,945

36,264

10,989

§

TPV

9,280

9,280

9,280

6

Nghiệm thu

2,000

2,000

2,000

7

Bảo vệ

7,280

7,280

7,280

B

TQL

10,421

7,486

3,514

8

Lao động quản lý

10,421

7,486

3,514

V

Chăm sóc năm thứ 3

 

 

 

S

TSP

103,576

71,515

28,139

A

TSX

98,239

67,993

27,072

§

TCN

88,959

58,713

17,792

1

Phát chăm sóc lần 1

14,306

14,306

14,306

2

Xới vun gốc lần 1

54,945

36,264

10,989

3

Vận chuyển và bón phân

34,014

22,449

6,803

4

Phát chăm sóc lần 2

13,793

13,793

13,793

5

Xới vun gốc lần 2

54,945

36,264

10,989

§

TPV

9,280

9,280

9,280

6

Nghiệm thu

2,000

2,000

2,000

7

Bảo vệ

7,280

7,280

7,280

B

TQL

5,338

3,523

1,068

8

Lao động quản lý

5,338

3,523

1,068

5.8. Bảng mức tổng hợp  trồng rừng Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb. Exg. Don)

TT

Nội dung công việc

Mật độ (cây/ha)

550

275

1

2

3

4

 

Tổng số

 

 

S

TSP (hao phí thời gian cho 1 đ/v SP=A+B)

282,307

252,740

A

TSX (hao phí thời gian cho =TCN + TPV)

268,951

241,057

§

TCN (hao phí thời gian trực tiếp)

222,601

194,707

§

TPV (hao phí thời gian phục vụ)

46,350

46,350

B

TQL (hao phí thời gian quản lý)

13,356

11,682

 

Trong đó:

 

 

I

Gieo ươm

 

 

S

TSP

17,820

8,910

A

TSX

16,811

8,405

§

TCN

16,811

8,405

1

Khai thác và vận chuyển vật liệu đóng bầu

1,353

0,677

2

Đập sàng phân

Phân chuồng

Phân lân

0,188

0,001

0,094

0,005

3

Trộn hỗn hợp ruột bầu

1,039

0,520

4

Đóng bầu và xếp luống

3,063

1,532

5

Cấy hạt mầm vào bầu

1,225

0,613

6

Tưới nứơc

1,082

0,541

7

Khai thác vật liệu và làm giàn che

0,344

0,172

8

Phun thuốc trừ sâu

0,086

0,043

9

Nhổ cỏ phá váng và đảo bầu cắt rễ

8,419

4,210

B

TQL

1,009

0,504

10

Lao động quản lý

1,009

0,504

II

Trồng rừng

 

 

S

TSP

52,400

44,555

A

TSX

49,956

42,556

§

TCN

40,726

33,326

1

Phát dọn thực bì

25,907

25,907

2

Đào hố

10,000

5,000

3

Lấp hố

3,819

1,910

4

Vận chuyển và trồng cây

6,962

3,481

5

Trồng dặm

1,000

0,509

§

TPV

9,230

9,230

6

Thiết kế

7,230

7,230

7

Nghiệm thu

2,000

2,000

B

TQL

2,444

2,000

8

Lao động quản lý

2,444

2,000

III

Chăm sóc năm thứ 1

 

 

S

TSP

47,261

44,058

A

TSX

45,112

42,090

§

TCN

35,832

32,810

1

Phát chăm sóc lần 1

17,953

17,953

2

Xới vun gốc lần 1

6,044

3,022

3

Phát chăm sóc lần 2

11,834

11,834

§

TPV

9,280

9,280

4

Nghiệm thu

2,000

2,000

5

Bảo vệ

7,280

7,280

B

TQL

2,150

1,969

6

Lao động quản lý

2,150

1,969

IV

Chăm sóc năm thứ 2

 

 

S

TSP

59,806

56,603

A

TSX

56,946

53,924

§

TCN

47,666

44,644

1

Phát chăm sóc lần 1

17,953

17,953

2

Xới vun gốc lần 1

6,044

3,022

3

Phát chăm sóc lần 2

11,834

11,834

4

Phát chăm sóc lần 3

11,834

11,834

§

TPV

9,280

9,280

5

Nghiệm thu

2,000

2,000

6

Bảo vệ

7,280

7,280

B

TQL

2,860

2,679

7

Lao động quản lý

2,860

2,679

V

Chăm sóc năm thứ 3

 

 

S

TSP

60,092

56,889

A

TSX

57,216

54,194

§

TCN

47,936

44,914

1

Phát chăm sóc lần 1

14,306

14,306

2

Xới vun gốc lần 1

6,044

3,022

3

Phát chăm sóc lần 2

13,793

13,793

4

Phát chăm sóc lần 3

13,793

13,793

§

TPV

9,280

9,280

5

Nghiệm thu

2,000

2,000

6

Bảo vệ

7,280

7,280

B

TQL

2,876

2,695

7

Lao động quản lý

2,876

2,695

V

Chăm sóc năm thứ 4

 

 

S

TSP

44,928

41,725

A

TSX

42,910

39,888

§

TCN

33,630

30,608

1

Phát chăm sóc lần 1

13,793

13,793

2

Xới vun gốc lần 1

6,044

3,022

3

Phát chăm sóc lần 2

13,793

13,793

§

TPV

9,280

9,280

4

Nghiệm thu

2,000

2,000

5

Bảo vệ

7,280

7,280

B

TQL

2,018

1,836

6

Lao động quản lý

2,018

1,836

5.9. Bảng mức tổng hợp trồng rừng Lát hoa (Chukrasia tabularis A. Juss)

TT

Nội dung công việc

Mật độ (cây/ha)

1250

800

500

1

2

3

4

5

 

Tổng số

 

 

 

S

TSP (hao phí thời gian cho 1 đ/v SP=A+B)

318,324

268,478

228,990

A

TSX (hao phí thời gian cho =TCN + TPV)

302,404

255,379

218,126

§

TCN (hao phí thời gian trực tiếp)

265,334

218,309

181,056

§

TPV (hao phí thời gian phục vụ)

37,070

37,070

37,070

B

TQL (hao phí thời gian quản lý)

15,920

13,099

10,863

 

Trong đó:

 

 

 

I

Gieo ươm

 

 

 

S

TSP

26,288

16,825

10,515

A

TSX

24,800

15,872

9,920

§

TCN

24,800

15,872

9,920

1

Khai thác và vận chuyển vật liệu đóng bầu

1,064

0,681

0,426

2

Đập sàng phân

Phân chuồng

Phân lân

0,148

0,008

0,095

0,005

0,059

0,003

3

Trộn hỗn hợp ruột bầu

0,818

0,523

0,327

4

Đóng bầu và xếp luống

3,689

2,361

1,476

5

Cấy cây

1,335

0,854

0,534

6

Tưới nứơc

1,970

1,261

0,788

7

Khai thác vật liệu và làm giàn che

0,299

0,192

0,120

8

Tưới thúc

0,090

0,058

0,036

9

Phun thuốc trừ sâu

0,094

0,060

0,037

10

Nhổ cỏ phá váng và đảo bầu cắt rễ

15,285

9,782

6,114

B

TQL

1,488

0,952

0,595

11

Lao động quản lý

1,488

0,952

0,595

II

Trồng rừng

 

 

 

S

TSP

112,962

88,305

65,609

A

TSX

107,090

83,829

62,418

§

TCN

97,860

74,599

53,188

1

Phát dọn thực bì

25,907

25,907

25,907

2

Đào hố

22,727

14,545

9,091

3

Vận chuyển và bón phân

22,450

17,010

7,480

4

Lấp hố

8,681

5,556

3,472

5

Vận chuyển và trồng cây

15,823

10,127

6,329

6

Trồng dặm

2,273

1,455

0,909

§

TPV

9,230

9,230

9,230

7

Thiết kế

7,230

7,230

7,230

8

Nghiệm thu

2,000

2,000

2,000

B

TQL

5,872

4,476

3,191

9

Lao động quản lý

5,872

4,476

3,191

III

Chăm sóc năm thứ 1

 

 

 

S

TSP

55,415

50,174

46,679

A

TSX

52,804

47,859

44,562

§

TCN

43,524

38,579

35,282

1

Phát chăm sóc lần 1

17,953

17,953

17,953

2

Xới vun gốc lần 1

13,736

8,791

5,495

3

Phát chăm sóc lần 2

11,834

11,834

11,834

§

TPV

9,280

9,280

9,280

4

Nghiệm thu

2,000

2,000

2,000

5

Bảo vệ

7,280

7,280

7,280

B

TQL

2,611

2,315

2,117

6

Lao động quản lý

2,611

2,315

2,117

IV

Chăm sóc năm thứ 2

 

 

 

S

TSP

55,415

50,174

46,679

A

TSX

52,804

47,859

44,562

§

TCN

43,524

38,579

35,282

1

Phát chăm sóc lần 1

17,953

17,953

17,953

2

Xới vun gốc lần 1

13,736

8,791

5,495

3

Phát chăm sóc lần 2

11,834

11,834

11,834

§

TPV

9,280

9,280

9,280

4

Nghiệm thu

2,000

2,000

2,000

5

Bảo vệ

7,280

7,280

7,280

B

TQL

2,611

2,315

2,117

6

Lao động quản lý

2,611

2,315

2,117

V

Chăm sóc năm thứ 3

 

 

 

S

TSP

68,243

63,001

59,507

A

TSX

64,906

59,960

56,664

§

TCN

55,626

50,680

47,384

1

Phát chăm sóc lần 1

14,306

14,306

14,306

2

Xới vun gốc lần 1

13,736

8,791

5,495

3

Phát chăm sóc lần 2

13,793

13,793

13,793

4

Phát chăm sóc lần 3

13,790

13,790

13,790

§

TPV

9,280

9,280

9,280

5

Nghiệm thu

2,000

2,000

2,000

6

Bảo vệ

7,280

7,280

7,280

B

TQL

3,338

3,041

2,843

7

Lao động quản lý

3,338

3,041

2,843

5.10. Bảng mức tổng hợp trồng rừng Luồng (Dendrocalamus membranaceus Munro)

TT

Nội dung công việc

Mật độ (cây/ha)

200

125

1

2

3

4

 

Tổng số

 

 

S

TSP (hao phí thời gian cho 1 đ/v SP=A+B)

412,791

364,776

A

TSX (hao phí thời gian cho =TCN + TPV)

405,783

358,687

§

TCN (hao phí thời gian trực tiếp)

359,383

312,287

§

TPV (hao phí thời gian phục vụ)

46,400

46,400

B

TQL (hao phí thời gian quản lý)

7,008

6,090

 

Trong đó:

 

 

I

Trồng rừng

 

 

S

TSP

39,848

34,807

A

TSX

39,085

34,141

§

TCN

39,085

34,141

1

Phát dọn thực bì

25,907

25,907

2

Đào hố

6,452

4,030

3

Vận chuyển và bón phân

1,786

1,116

4

Lấp hố

2,410

1,506

5

Vận chuyển và trồng cây

2,532

1,582

B

TQL

0,762

0,666

6

Lao động quản lý

0,762

0,666

II

Chăm sóc năm thứ 1

 

 

S

TSP

73,177

65,128

A

TSX

71,955

64,060

§

TCN

62,675

54,780

1

Phát chăm sóc lần 1

17,953

17,953

2

Xới vun gốc lần 1

10,526

6,579

3

Phát chăm sóc lần 2

11,834

11,834

4

Xới vun gốc lần 2

10,526

6,579

5

Phát chăm sóc lần 3

11,834

11,834

§

TPV

9,280

9,280

6

Nghiệm thu

2,000

2,000

7

Bảo vệ

7,280

7,280

B

TQL

1,222

1,068

8

Lao động quản lý

1,222

1,068

III

Chăm sóc năm thứ 2

 

 

S

TSP

74,997

66,266

A

TSX

73,740

65,176

§

TCN

64,460

55,896

1

Phát chăm sóc lần 1

17,953

17,953

2

Xới vun gốc lần 1

10,526

6,579

3

Vận chuyển và bón phân

1,786

1,116

4

Phát chăm sóc lần 2

11,834

11,834

5

Xới vun gốc lần 2

10,526

6,579

6

Phát chăm sóc lần 3

11,834

11,834

§

TPV

9,280

9,280

7

Nghiệm thu

2,000

2,000

8

Bảo vệ

7,280

7,280

B

TQL

1,257

1,090

9

Lao động quản lý

1,257

1,090

IV

Chăm sóc năm thứ 3

 

 

S

TSP

75,270

66,538

A

TSX

74,008

65,443

§

TCN

64,728

56,163

1

Phát chăm sóc lần 1

14,306

14,306

2

Xới vun gốc lần 1

10,526

6,579

3

Vận chuyển và bón phân

1,786

1,116

4

Phát chăm sóc lần 2

13,793

13,793

5

Xới vun gốc lần 2

10,526

6,579

6

Phát chăm sóc lần 3

13,790

13,790

§

TPV

9,280

9,280

7

Nghiệm thu

2,000

2,000

8

Bảo vệ

7,280

7,280

B

TQL

1,262

1,095

9

Lao động quản lý

1,262

1,095

V

Chăm sóc năm thứ 4

 

 

S

TSP

74,750

66,019

A

TSX

73,498

64,933

§

TCN

64,218

55,653

1

Phát chăm sóc lần 1

13,793

13,793

2

Xới vun gốc lần 1

10,526

6,579

3

Vận chuyển và bón phân

1,786

1,116

4

Phát chăm sóc lần 2

13,793

13,793

5

Xới vun gốc lần 2

10,526

6,579

6

Phát chăm sóc lần 3

13,793

13,793

§

TPV

9,280

9,280

7

Nghiệm thu

2,000

2,000

8

Bảo vệ

7,280

7,280

B

TQL

1,252

1,085

9

Lao động quản lý

1,252

1,085

VI

Chăm sóc năm thứ 5

 

 

S

TSP

74,750

66,019

A

TSX

73,498

64,933

§

TCN

64,218

55,653

1

Phát chăm sóc lần 1

13,793

13,793

2

Xới vun gốc lần 1

10,526

6,579

3

Vận chuyển và bón phân

1,786

1,116

4

Phát chăm sóc lần 2

13,793

13,793

5

Xới vun gốc lần 2

10,526

6,579

6

Phát chăm sóc lần 3

13,793

13,793

§

TPV

9,280

9,280

7

Nghiệm thu

2,000

2,000

8

Bảo vệ

7,280

7,280

B

TQL

1,252

1,085

9

Lao động quản lý

1,252

1,085

5.11. Bảng mức tổng hợp trồng rừng Hồi

TT

Nội dung công việc

Mật độ (cây/ha)

500

1

2

3

 

Tổng số

 

S

TSP (hao phí thời gian cho 1 đ/v SP=A+B)

279,751

A

TSX (hao phí thời gian cho =TCN + TPV)

266,014

§

TCN (hao phí thời gian trực tiếp)

228,944

§

TPV (hao phí thời gian phục vụ)

37,070

B

TQL (hao phí thời gian quản lý)

13,737

 

Trong đó:

 

I

Gieo ươm

 

S

TSP

55,388

A

TSX

52,253

§

TCN

52,253

1

Khai thác và vận chuyển vật liệu đóng bầu

1,203

2

Đập sàng phân

Phân chuồng

Phân lân

0,188

0,001

3

Trộn hỗn hợp ruột bầu

0,945

4

Đóng bầu và xếp luống

2,785

5

Cấy hạt mầm vào bầu

0,512

6

Tưới nứơc

9,989

7

Khai thác vật liệu và làm giàn che

0,313

8

Tưới thúc

0,126

9

Phun thuốc trừ sâu

0,261

10

Nhổ cỏ phá váng và đảo bầu cắt rễ

35,912

B

TQL

3,135

11

Lao động quản lý

3,135

II

Trồng rừng

 

S

TSP

69,273

A

TSX

65,874

§

TCN

56,644

1

Phát dọn thực bì

25,907

2

Đào hố

9,091

3

Vận chuyển và bón phân

4,464

4

Lấp hố

3,472

5

Vận chuyển và trồng cây

12,195

6

Trồng dặm

1,515

§

TPV

9,230

7

Thiết kế

7,230

8

Nghiệm thu

2,000

B

TQL

3,399

9

Lao động quản lý

3,399

III

Chăm sóc năm thứ 1

 

S

TSP

48,267

A

TSX

46,061

§

TCN

36,781

1

Phát chăm sóc lần 1

17,953

2

Xới vun gốc lần 1

3,497

3

Phát chăm sóc lần 2

11,834

4

Xới vun gốc lần 2

3,497

§

TPV

9,280

5

Nghiệm thu

2,000

6

Bảo vệ

7,280

B

TQL

2,207

7

Lao động quản lý

2,207

IV

Chăm sóc năm thứ 2

 

S

TSP

56,109

A

TSX

53,458

§

TCN

44,178

1

Phát chăm sóc lần 1

17,953

2

Xới vun gốc lần 1

5,495

3

Vận chuyển và bón phân

3,401

4

Phát chăm sóc lần 2

11,834

5

Xới vun gốc lần 2

5,495

§

TPV

9,280

6

Nghiệm thu

2,000

7

Bảo vệ

7,280

B

TQL

2,651

8

Lao động quản lý

2,651

V

Chăm sóc năm thứ 3

 

S

TSP

50,714

A

TSX

48,368

§

TCN

39,088

1

Phát chăm sóc lần 1

14,306

2

Xới vun gốc lần 1

5,495

3

Phát chăm sóc lần 2

13,793

4

Xới vun gốc lần 2

5,495

§

TPV

9,280

5

Nghiệm thu

2,000

6

Bảo vệ

7,280

B

TQL

2,345

7

Lao động quản lý

2,345

5.12. Bảng mức tổng hợp trồng rừng Tràm cừ (Melaleuca cajuputi)

TT

Nội dung công việc

Mật độ (cây/ha)

10.000

20.000

1

2

3

4

 

Tổng số

 

 

S

TSP (hao phí thời gian cho 1 đ/v SP=A+B)

242,377

316,204

A

TSX (hao phí thời gian cho =TCN + TPV)

230,756

300,404

§

TCN (hao phí thời gian trực tiếp)

193,686

263,334

§

TPV (hao phí thời gian phục vụ)

37,070

37,070

B

TQL (hao phí thời gian quản lý)

11,621

15,800

 

Trong đó:

 

 

I

Gieo ươm

 

 

S

TSP

0,493

0,986

A

TSX

0,465

0,930

§

TCN

0,465

0,930

1

Gieo hạt

0,075

0,149

2

Tưới nứơc

0,042

0,083

3

Phun thuốc trừ sâu

0,026

0,051

4

Nhổ cỏ phá váng và đảo bầu cắt rễ

0,323

0,646

B

TQL

0,028

0,056

5

Lao động quản lý

0,028

0,056

II

Trồng rừng

 

 

S

TSP

160,819

234,152

A

TSX

152,238

221,421

§

TCN

143,008

212,191

1

Lên líp trồng rừng

37,594

37,594

2

Phát dọn thực bì

36,232

36,232

3

Vận chuyển và trồng cây

62,893

125,786

4

Trồng dặm

6,289

12,579

§

TPV

9,230

9,230

5

Thiết kế

7,230

7,230

6

Nghiệm thu

2,000

2,000

B

TQL

8,580

12,731

7

Lao động quản lý

8,580

12,731

III

Chăm sóc năm thứ 1

 

 

S

TSP

28,311

28,311

A

TSX

27,233

27,233

§

TCN

17,953

17,953

1

Phát chăm sóc

17,953

17,953

§

TPV

9,280

9,280

2

Nghiệm thu

2,000

2,000

3

Bảo vệ

7,280

7,280

B

TQL

1,077

1,077

4

Lao động quản lý

1,077

1,077

IV

Chăm sóc năm thứ 2

 

 

S

TSP

28,311

28,311

A

TSX

27,233

27,233

§

TCN

17,953

17,953

1

Phát chăm sóc

17,953

17,953

§

TPV

9,280

9,280

2

Nghiệm thu

2,000

2,000

3

Bảo vệ

7,280

7,280

B

TQL

1,077

1,077

4

Lao động quản lý

1,077

1,077

V

Chăm sóc năm thứ 3

 

 

S

TSP

24,445

24,445

A

TSX

23,586

23,586

§

TCN

14,306

14,306

1

Phát chăm sóc

14,306

14,306

§

TPV

9,280

9,280

2

Nghiệm thu

2,000

2,000

3

Bảo vệ

7,280

7,280

B

TQL

0,858

0,858

4

Lao động quản lý

0,858

0,858

5.13. Bảng mức tổng hợp trồng rừng Mỡ

TT

Nội dung công việc

Mật độ (cây/ha)

3300

2500

1

2

3

4

 

Tổng số

 

 

S

TSP (hao phí thời gian cho 1 đ/v SP=A+B)

454,007

382,620

A

TSX (hao phí thời gian cho =TCN + TPV)

430,932

363,586

§

TCN (hao phí thời gian trực tiếp)

384,582

317,236

§

TPV (hao phí thời gian phục vụ)

46,350

46,350

B

TQL (hao phí thời gian quản lý)

23,075

19,034

 

Trong đó:

 

 

I

Gieo ươm

 

 

S

TSP

30,943

23,442

A

TSX

29,191

22,115

§

TCN

29,191

22,115

1

Gieo hạt

0,085

0,064

2

Khai thác và vận chuyển vật liệu đóng bầu

1,569

1,189

3

Đập sàng phân

Phân chuồng

Phân lân

0,188

0,001

0,094

0,005

4

Trộn hỗn hợp ruột bầu

1,205

0,913

5

Đóng bầu và xếp luống

6,649

5,037

6

Cấy cây

4,059

3,075

7

Tưới nứơc

3,568

2,703

8

Khai thác vật liệu và làm giàn che

0,599

0,454

9

Tưới thúc

0,144

0,109

10

Phun thuốc trừ sâu

0,150

0,113

11

Nhổ cỏ phá váng và đảo bầu cắt rễ

10,933

8,282

B

TQL

1,751

1,327

12

Lao động quản lý

1,751

1,327

II

Trồng rừng

 

 

S

TSP

112,086

85,475

A

TSX

106,264

81,159

§

TCN

97,034

71,929

1

Phát dọn thực bì

25,907

25,907

2

Đào hố

32,039

24,272

3

Lấp hố

15,278

11,574

4

Vận chuyển và trồng cây

20,755

7,862

5

Trồng dặm

3,056

2,315

§

TPV

9,230

9,230

6

Thiết kế

7,230

7,230

7

Nghiệm thu

2,000

2,000

B

TQL

5,822

4,316

8

Lao động quản lý

5,822

4,316

III

Chăm sóc năm thứ 1

 

 

S

TSP

117,734

99,097

A

TSX

111,595

94,013

§

TCN

102,315

84,733

1

Phát chăm sóc lần 1

17,953

17,953

2

Xới vun gốc lần 1

36,264

27,473

3

Phát chăm sóc lần 2

11,834

11,834

4

Xới vun gốc lần 2

36,264

27,473

§

TPV

9,280

9,280

5

Nghiệm thu

2,000

2,000

6

Bảo vệ

7,280

7,280

B

TQL

6,139

5,084

7

Lao động quản lý

6,139

5,084

IV

Chăm sóc năm thứ 2

 

 

S

TSP

130,278

111,641

A

TSX

123,429

105,847

§

TCN

114,149

96,567

1

Phát chăm sóc lần 1

17,953

17,953

2

Xới vun gốc lần 1

36,264

27,473

3

Phát chăm sóc lần 2

11,834

11,834

4

Xới vun gốc lần 2

36,264

27,473

5

Phát chăm sóc lần 3

11,834

11,834

§

TPV

9,280

9,280

6

Nghiệm thu

2,000

2,000

7

Bảo vệ

7,280

7,280

B

TQL

6,849

5,794

8

Lao động quản lý

6,849

5,794

V

Chăm sóc năm thứ 3

 

 

S

TSP

39,065

39,065

A

TSX

37,379

37,379

§

TCN

28,099

28,099

1

Phát chăm sóc lần 1

14,306

14,306

2

Phát chăm sóc lần 2

13,793

13,793

§

TPV

9,280

9,280

3

Nghiệm thu

2,000

2,000

4

Bảo vệ

7,280

7,280

B

TQL

1,686

1,686

5

Lao động quản lý

1,686

1,686

V

Chăm sóc năm thứ 4

 

 

S

TSP

23,901

23,901

A

TSX

23,073

23,073

§

TCN

13,793

13,793

1

Phát chăm sóc

13,793

13,793

§

TPV

9,280

9,280

2

Nghiệm thu

2,000

2,000

3

Bảo vệ

7,280

7,280

B

TQL

0,828

0,828

4

Lao động quản lý

0,828

0,828

5.14. Bảng mức tổng hợp trồng rừng Đước

TT

Nội dung công việc

Mật độ (cây/ha)

10.000

20.000

1

2

3

4

 

Tổng số

 

 

S

TSP (hao phí thời gian cho 1 đ/v SP=A+B)

238,485

314,966

A

TSX (hao phí thời gian cho =TCN + TPV)

226,966

299,119

§

TCN (hao phí thời gian trực tiếp)

189,896

262,049

§

TPV (hao phí thời gian phục vụ)

37,070

37,070

B

TQL (hao phí thời gian quản lý)

11,518

15,848

 

Trong đó:

 

 

I

Trồng rừng

 

 

S

TSP

166,366

242,848

A

TSX

157,472

229,624

§

TCN

148,242

220,394

1

Phát thực bì

20,534

20,534

2

Đào kênh mương

55,556

55,556

3

Cấy quả

62,893

125,786

4

Cấy dặm

9,259

18,519

§

TPV

9,230

9,230

5

Thiết kế

7,230

7,230

6

Nghiệm thu

2,000

2,000

B

TQL

8,895

13,224

7

Lao động quản lý

8,895

13,224

II

Chăm sóc năm thứ 1

 

 

S

TSP

24,732

24,732

A

TSX

23,857

23,857

§

TCN

14,577

14,577

1

Phát chăm sóc

14,577

14,577

§

TPV

9,280

9,280

2

Nghiệm thu

2,000

2,000

3

Bảo vệ

7,280

7,280

B

TQL

0,875

0,875

4

Lao động quản lý

0,875

0,875

IV

Chăm sóc năm thứ 2

 

 

S

TSP

24,732

24,732

A

TSX

23,857

23,857

§

TCN

14,577

14,577

1

Phát chăm sóc

14,577

14,577

§

TPV

9,280

9,280

2

Nghiệm thu

2,000

2,000

3

Bảo vệ

7,280

7,280

B

TQL

0,875

0,875

4

Lao động quản lý

0,875

0,875

V

Chăm sóc năm thứ 3

 

 

S

TSP

22,655

22,655

A

TSX

21,780

21,780

§

TCN

12,5

12,5

1

Phát chăm sóc

12,500

12,500

§

TPV

9,280

9,280

2

Nghiệm thu

2,000

2,000

3

Bảo vệ

7,280

7,280

B

TQL

0,875

0,875

4

Lao động quản lý

0,875

0,875

PHẦN 6

ĐỊNH MỨC VẬT TƯ KỸ THUẬT

(Định mức sử dụng nguyên vật liệu: Hạt giống, Phân bón, thuốc trừ sâu …)

6.1 Định mức vật tư cho 21 loài cây chủ yếu:

1. Định mức vật tư  sản xuất 1.000 cây keo lá tràm (Tràm Bông vàng)

TT

Nội dung

Định mức

Đơn vị tính

Ghi chú

1

Hạt giống

0,12

Kg

 

2

Vật liệu

-

Túi bầu

1,14

Kg

 

-

Ràng ràng che

10

Kg

 

-

Cọc

8

cái

 

-

Phên (hoặc lưới) che

4

M2

 

3

Phân bón

-

Phân hữu cơ

50

Kg

 

-

Phân đạm

2

Kg

 

-

Phân lân

5,5

Kg

 

-

Ka ly

3

Kg

 

4

Thuốc Bảo Vệ Thực Vật

 

 

-

Belat, Fastas …

0,57

Kg

 

-

Sunfat đồng

1,00

Kg

 

2. Định mức vật tư sản xuất 1.000 cây keo tai tượng

TT

Nội dung

Định mức

Đơn vị tính

Ghi chú

1

Hạt giống

0,32

Kg

 

2

Vật liệu

-

Túi bầu

1,10

Kg

 

-

Ràng ràng che

10

Kg

 

-

Cọc

8

Cái

 

-

Phên (hoặc lưới) che

4

M2

 

3

Phân bón

-

Phân hữu cơ

52

Kg

 

-

Phân đạm

1,2

Kg

 

-

Phân lân

6,89

Kg

 

-

Ka ly

1,38

Kg

 

4

Thuốc Bảo Vệ Thực Vật

 

 

-

Belat, Fastas …

0,56

kg

 

-

Sunfat đồng

0,85

kg

 

-

Vôi bột

1,52

kg

 

3. Định mức vật tư  kỹ thuật sản xuất 1.000 cây keo lai

TT

Nội dung

Định mức

Đơn vị tính

Ghi chú

1

Hom

1.320

cái

 

2

Vật liệu

-

Túi bầu

1,15

cái

 

-

Ràng ràng che

10

kg

 

-

Cọc

8

cái

 

-

Phên hoặc lưới che

4

m2

 

3

Phân bón

-

Phân hữu cơ

82

kg

 

-

Phân đạm

2

kg

 

-

Phân lân

8,75

kg

 

-

Ka ly

3

kg

 

4

Thuốc Bảo Vệ Thực Vật

 

 

-

Belat, Fastas …

0,57

kg

 

-

Sunfat đồng

1,00

kg

 

-

Vôi bột

1,32

kg

 

-

Thuốc kích thích

0,12

kg

 

4. Định mức vật tư  kỹ thuật sản xuất cây bạch đàn

TT

Nội dung

Định mức

Đơn vị tính

Ghi chú

1

Hạt giống

0,047

kg

 

2

Vật liệu

-

Túi bầu

1,15

cái

 

-

Ràng ràng che

10

kg

 

-

Cọc (gỗ)

8

cái

 

-

Phên (hoặc lưới) che

4

m2

 

3

Phân bón

-

Phân hữu cơ

100,00

kg

 

-

Phân đạm

3

kg

 

-

Phân lân

5,5

kg

 

-

Ka ly

3

kg

 

4

Thuốc Bảo Vệ Thực Vật

 

 

-

Belat, Fastas …

0,51

kg

 

-

Vôi bột

1,78

kg

 

5. Định mức vật tư sản xuất 1.000 cây thông ba lá

TT

Nội dung

Định mức

Đơn vị tính

Ghi chú

1

Hạt giống

0,18

kg

 

2

Vật liệu

-

Túi bầu

1,10

kg

 

-

Ràng ràng che

20

kg

 

-

Cọc

8

cái

 

-

Phên (hoặc lưới che)

4

m2

 

3

Phân bón

-

Phân hữu cơ

74,29

kg

 

-

Phân đạm

2,2

kg

 

-

Phân lân

6,9

kg

 

-

Ka ly

2,5

kg

 

4

Thuốc Bảo Vệ Thực Vật

 

 

-

Belat, Fastas …

0,55

kg

 

-

Sunfat đồng

1,32

kg

 

-

Vôi bột

2,83

kg

 

6. Định mức vật tư sản xuất 1.000 cây thông mã vĩ

TT

Nội dung

Định mức

Đơn vị tính

Ghi chú

1

Hạt giống

0,19

kg

 

2

Vật liệu

-

Túi bầu

1,05

kg

 

-

Ràng ràng che

10

kg

 

-

Cọc

8

cái

 

-

Phên (hoặc lưới) che

4

m2

 

3

Phân bón

-

Phân hữu cơ

73,97

kg

 

-

Phân đạm

2,56

kg

 

-

Phân lân

5,45

kg

 

-

Ka ly

1,84

kg

 

4

Thuốc Bảo Vệ Thực Vật

 

 

-

Belat, Fastas …

0,635

kg

 

-

Sunfat đồng

0,86

kg

 

-

Vôi bột

2,12

kg

 

7. Định mức vật tư sản xuất 1.000 cây thông nhựa

TT

Nội dung

TB tiên tiến

Đơn vị tính

Ghi chú

1

Hạt giống

0,21

kg

 

2

Vật liệu

-

Túi bầu

1,10

kg

 

-

Ràng ràng che

10

kg

 

-

Cọc

8

cái

 

-

Phên (hoặc lưới) che

4

m2

 

3

Phân bón

-

Phân hữu cơ

66,67

kg

 

-

Phân đạm

5,00

kg

 

-

Phân lân

3,50

kg

 

-

Ka ly

5,50

kg

 

4

Thuốc Bảo Vệ Thực Vật

 

 

-

Belat, Fastas …

0,59

kg

 

-

Sunfat đồng

1,10

kg

 

-

Vôi bột

2,35

kg

 

8. Định mức vật tư sản xuất 1.000 cây Mỡ

TT

Nội dung

Định mức

Đơn vị tính

Ghi chú

1

Hạt giống

0,21

kg

 

2

Vật liệu

-

Túi bầu

1,15

kg

 

-

Ràng ràng che

20

kg

 

-

Cọc

8

cái

 

-

phên che

6

m2

 

3

Phân bón

-

Phân hữu cơ

79,22

kg

 

-

Phân đạm

4,2

kg

 

-

Phân lân

5,3

kg

 

-

Ka ly

3,57

kg

 

4

Thuốc Bảo Vệ Thực Vật

 

 

-

Belat, Fastas …

0,61

kg

 

-

Sunfat đồng

0,86

kg

 

-

Vôi bột

1,79

kg

 

9. Định mức vật tư sản xuất 1.000 cây Lát hoa

TT

Nội dung

Định mức

Đơn vị tính

Ghi chú

1

Hạt giống

1,15

kg

 

2

Vật liệu

-

Túi bầu

1,17

kg

 

-

Ràng ràng che

18

kg

 

-

Cọc

7

cái

 

-

Phên

6

m2

 

3

Phân bón

-

Phân hữu cơ

102,6

kg

 

-

Phân đạm

5,2

kg

 

-

Phân lân

10,79

kg

 

-

Ka ly

4,87

kg

 

4

Thuốc Bảo Vệ Thực Vật

 

 

-

Belat, Fastas …

1,14

kg

 

-

Vôi bột

2

kg

 

10. Định mức vật tư sản xuất 1.000 cây Quế

TT

Nội dung

Định mức

Đơn vị tính

Ghi chú

1

Hạt giống

0,80

kg

 

2

Vật liệu

-

Túi bầu

1,15

kg

 

-

Ràng ràng che

18

kg

 

-

Cọc

12

cái

 

-

Phên (hoặc lưới) che

8

m2

 

3

Phân bón

-

Phân hữu cơ

119,5

kg

 

-

Phân đạm

3,95

kg

 

-

Phân lân

4,72

kg

 

-

Ka ly

4,17

kg

 

4

Thuốc Bảo Vệ Thực Vật

 

 

-

Belat, Fastas …

0,77

kg

 

-

Vôi bột

2

kg

 

11. Định mức vật tư sản xuất 1.000 cây Sao

TT

Nội dung

Định mức

Đơn vị tính

Ghi chú

1

Hạt giống

0,75

kg

 

2

Vật liệu

-

Túi bầu

1,25

kg

 

-

Ràng ràng che

9,2

kg

 

-

Cọc

6

cái

 

-

Phên (hoặc lưới) che

12

m2

 

3

Phân bón

-

Phân hữu cơ

85,12

kg

 

-

Phân đạm

3,45

kg

 

-

Phân lân

15,20

kg

 

-

Ka ly

4,70

kg

 

4

Thuốc Bảo Vệ Thực Vật

 

 

-

Belat, Fastas …

0,51

kg

 

-

Sunfat đồng

0,50

kg

 

-

Vôi bột

1,00

kg

 

12. Định mức vật tư sản xuất 1.000 cây Hồi

TT

Nội dung

Định mức

Đơn vị tính

Ghi chú

1

Hạt giống

0,95

kg

 

2

Vật liệu

-

Túi bầu

1,15

kg

 

-

Ràng ràng che

20

kg

 

-

Cọc

8

cái

 

-

Phên (hoặc lưới) che

6

m2

 

3

Phân bón

-

Phân hữu cơ

87,00

kg

 

-

Phân đạm

3,18

kg

 

-

Phân lân

5,3

kg

 

-

Ka ly

3,57

kg

 

4

Thuốc Bảo Vệ Thực Vật

 

 

-

Belat, Fastas …

0,61

kg

 

-

Sunfat đồng

0,86

kg

 

-

Vôi bột

2,45

kg

 

13. Định mức vật tư sản xuất 1.000 cây Tếch

TT

Nội dung

Định mức

Đơn vị tính

Ghi chú

1

Hạt giống

3,41

kg

 

2

Vật liệu

-

Túi bầu (10x15)

1,25

kg

 

-

Ràng ràng che

9,2

kg

 

-

Cọc

6

Cái

 

-

Phên

12

m2

 

3

Phân bón

-

Phân hữu cơ

82,5

kg

 

-

Phân đạm

6,42

kg

 

-

Phân lân

19,03

kg

 

-

Ka ly

8,35

kg

 

4

Thuốc Bảo Vệ Thực Vật

 

 

-

Belat, Fastas …

0,57

kg

 

-

Sunfat đồng

0,25

kg

 

-

Vôi bột

6,00

kg

 

14. Định mức vật tư sản xuất 1.000 cây Luồng

TT

Nội dung

Định mức

Đơn vị tính

Ghi chú

1

Hom

1150,00

kg

 

2

Vật liệu

-

Túi bầu

 

cái

 

-

Phên (hoặc lưới) che

15

m2

 

-

Cọc

20

cái

 

3

Phân bón

-

Phân hữu cơ

100,00

kg

 

-

Phân đạm

3,5

kg

 

-

Phân lân

7,3

kg

 

-

Ka ly

4,2

kg

 

4

Thuốc Bảo Vệ Thực Vật

 

 

-

Belat, Fastas …

1,45

kg

 

-

Thuốc kích thích

0,5

kg

 

15. Định mức vật tư sản xuất 1.000 cây Mét

TT

Nội dung

Định mức

Đơn vị tính

Ghi chú

1

Hom Đùi gà

1200

Cái

 

2

Vật liệu

-

Ràng ràng che

25

kg

 

-

Cọc

15

cái

 

-

Phên (hoặc lưới) che

18

m2

 

3

Phân bón

-

Phân hữu cơ

500

kg

 

-

Phân đạm

3,5

kg

 

-

Phân lân

7,25

kg

 

-

Ka ly

2,25

kg

 

4

Thuốc Bảo Vệ Thực Vật

 

 

-

Belat, Fastas …

0,43

kg

 

-

Vôi bột

2,00

kg

 

16. Định mức vật tư sản xuất 1.000 cây Muồng đen

TT

Nội dung

Định mức

Đơn vị tính

Ghi chú

1

Hạt giống

0,24

kg

 

2

Vật liệu

-

Túi bầu

1,20

kg

 

-

Ràng ràng che

8,7

kg

 

-

Cọc

6

cái

 

-

Phên (hoặc lưới) che

10

m2

 

3

Phân bón

-

Phân hữu cơ

154

kg

 

-

Phân đạm

2,15

kg

 

-

Phân lân

6,99

kg

 

-

Ka ly

1,84

kg

 

4

Thuốc Bảo Vệ Thực Vật

 

 

-

Belat, Fastas …

1,14

kg

 

-

Sunfat đồng

1,00

kg

 

-

Vôi bột

2,00

kg

 

17. Định mức sản xuất 1.000 cây tràm cừ bằng phương pháp xạ hạt

TT

Nội dung

Định mức

Đơn vị tính

Ghi chú

1

Hạt giống (xạ)

0,06

kg

Gieo hạt xạ lấy cây

18. Định mức sản xuất 1.000 cây đước

TT

Nội dung

Định mức

Đơn vị tính

Ghi chú

1

Quả giống

27,1

kg

Trồng thẳng bằng quả

19. Định mức sản xuất 1.000 cây trám trắng

TT

Nội dung

Định mức

Đơn vị tính

Ghi chú

1

Hạt giống

4,77

kg

 

2

Vật liệu

-

Túi bầu

1,20

kg

 

-

Ràng ràng che

9,2

kg

 

-

Cọc

6

cái

 

-

Phên (hoặc lưới) che

8

m2

 

3

Phân bón

-

Phân hữu cơ

125

kg

 

-

Phân đạm

3,45

kg

 

-

Phân lân

7,20

kg

 

-

Ka ly

1,70

kg

 

4

Thuốc Bảo Vệ Thực Vật

 

 

-

Belat, Fastas …

0,81

kg

 

-

Sunfat đồng

1,00

kg

 

-

Vôi bột

1,90

kg

 

20. Định mức sản xuất 1.000 cây dầu:

TT

Nội dung

Định mức

Đơn vị tính

Ghi chú

1

Hạt giống

6,74

kg

 

2

Vật liệu

-

Túi bầu

1,25

kg

 

-

Ràng ràng che

8,7

kg

 

-

Cọc

6

cái

 

-

Phên (hoặc lưới) che

8

m2

 

3

Phân bón

-

Phân hữu cơ

328

kg

 

-

Phân đạm

3,45

kg

 

-

Phân lân

7,20

kg

 

-

Ka ly

3,76

kg

 

4

Thuốc Bảo Vệ Thực Vật

 

 

-

Belat, Fastas …

0,62

kg

 

-

Vôi bột

1,00

kg

 

21. Định mức sản xuất 1.000 cây phi lao:

TT

Nội dung

Định mức

Đơn vị

Ghi chú

1

Hạt giống

0,205

kg

 

2

Vật liệu

-

Túi bầu

1,08

kg

 

-

Ràng ràng che

6

kg

 

-

Cọc (gỗ)

9

cái

 

-

Phên (hoặc lưới) che

4,63

m2

 

3

Phân bón

-

Phân hữu cơ

137,50

kg

 

-

Phân đạm

1,75

kg

 

-

Phân lân

4,03

kg

 

-

Ka ly

2,75

kg

 

4

Thuốc bảo vệ thực vật

 

 

-

Belat, Fastas …

0,60

kg

 

-

Vôi bột

0,2

kg

 

-

Booc đô

0,22

kg

 

6.2. Định mức sử dụng công cụ thủ công:

TT

Nội dung

Định mức

Đơn vị tính

Ghi chú

I

Phần gieo ươm:

Tính cho 1.000 cây

1

Cuốc bàn

0,1

cái

2

Vồ đập đất

0,1

cái

3

Dao phát

0,1

cái

4

Thùng tưới ôroa

0,2

đôi

5

Bay cấy cây

0,1

cái

6

Khay cấy cây

0,1

cái

7

Túi đựng hạt giống

0,2

cái

8

Vại đựng nước ngâm hạt

0,2

cái

9

Quang, đòn gánh, xảo

0,2

đôi

10

Sàng, nia hong hạt

0,1

cái

11

Chum đựng hạt giống

0,2

cái

II

Phần trồng rừng:

Cả chăm sóc

1

Cuốc con trồng cây

0,45

cái

2

Cuốc to cuốc hố trồng cây

0,45

cái

3

Dao phát thực bì

0,3

cái

4

Đòn gánh

0,45

cái

5

Quang sọt gánh cây

0,45

đôi

III

Làm giàu rừng:

Cả chăm sóc

1

Cuốc con trồng cây

0,1

cái

2

Cuốc to cuốc hố

0,1

cái

3

Dao phát

0,2

cái

4

Đòn gánh

0,1

cái

5

Gùi

0,1

cái

6

Quang sọt gánh cây

0,1

đôi

PHẦN 7

CÁC BẢNG PHỤ LỤC

7.1 Phụ lục 1: Phân loại đất trồng rừng

Nhóm đất

Loại đất chủ yếu

Độ nén chặt

1

- Đất cát pha thịt, ẩm, tơi xốp độ sâu tầng đất mặt 0,4 ¸ 0,5 m, tỉ lệ đá và rễ cây lẫn ít ≤ 10%.

- Đất rừng còn tốt, tầng đất mặt sâu > 40 cm, xốp ẩm, tỉ lệ đá và rễ cây lẫn ít ≤ 10%.

- Đất cát dính tơi, xốp, mát tỉ lệ sỏi đá lẫn ít ≤ 10%.  

Cuốc bàn (tiêu chuẩn nhà nước)

đào nhẹ

2

- Đất thịt nhẹ và trung bình, độ sâu tầng đất mặt 0,3 ¸ 0,4 m, tỉ lệ rễ cây từ 10 ¸ 25%; tỉ lệ đá lẫn từ 10 ¸ 20%.

- Đất thịt pha cát, ẩm xốp tỉ lệ rễ cây khoảng 20%, tỉ lệ đá lẫn từ 10 ¸ 15%.

- Đất rừng còn tốt, tầng đất mặt trung bình, ẩm xốp, tỉ lệ rễ cây từ 25 ¸ 30%; tỉ lệ đá lẫn từ 15 ¸ 20%. 

Cuốc bàn (tiêu chuẩn nhà nước)

đào phải dùng một lực tương đối mạnh

3

- Đất sét nặng hơi chặt, đất mát. Tỉ lệ rễ cây từ 20 ¸ 30% trong đó rễ cây có đường kính lớn ≥ 30%.; tỉ lệ đá lẫn từ 20 ¸ 35% trong đó đá lộ đầu khoảng 20%.

- Đất đá ong hoá nhẹ, chặt, đất mát. Tỉ lệ rễ cây từ 15 ¸ 20%; tỉ lệ đá lẫn từ 30 ¸ 35% đá lộ đầu lớn hơn 30%.

- Đất sét pha cát, hơi chặt, mát  

Cuốc bàn (tiêu chuẩn nhà nước)

đào phải dùng một lực mạnh

4

- Đất sét pha thịt, chặt khô tầng đất mặt mỏng. Tỉ lệ rễ cây từ 25 ¸ 30%; tỉ lệ đá lộ đầu từ  30% ¸ 40%

- Đất sét pha sỏi đá, chặt khô, tầng đất mặt mỏng. Tỉ lệ rễ cây từ 30 ¸ 40%; tỉ lệ đá lẫn 40% ¸ 50%, nhiều đá lộ đầu và đá tảng.

- Đất sét nặng, khô chặt.

Cuốc bàn (tiêu chuẩn nhà nước)

đào phải dùng một lực  rất mạnh

7.2 Phụ lục 2: Phân loại cấp thực bì phá vỡ trồng rừng

Cấp thực bì  phát vỡ

Loại thực bì phát vỡ

Cấp 1

- Gồm các loại cỏ thấp, cỏ tranh, cỏ mỹ, lau lách, chè vè chít có chiều cao ≤ 0,5 m, chiếm tỉ lệ ≤ 20%.

- Các loại sim, mua, thẩu tấu, thành ngạnh, tế guột có chiều cao ≤ 0,5 m, chiếm tỉ lệ ≤ 20%.   

Cấp 2

- Gồm các loại cỏ thấp, cỏ tranh, cỏ mỹ, lau lách, chè vè chít có chiều cao 0,5 ¸ 1 m, chiếm tỉ lệ 20 ¸ 30%.

- Các loại sim, mua, thẩu tấu, thành ngạnh, tế guột có chiều cao 0,5 ¸ 1 m, chiếm tỉ lệ 20 ¸ 30%.

- Các loại nứa, sặt, may lay, le, lồ ô có chiều cao 0,5 ¸ 1 m, chiếm tỉ lệ ≤ 20%.

- Các loại cây gỗ nhỏ phi mục đích có chiều cao 0,5 ¸ 1 m, chiếm tỉ lệ ≤ 20%.    

Nhóm 3

- Gồm các loại cỏ thấp, cỏ tranh, cỏ mỹ, lau lách, chè vè chít có chiều cao 1 ¸ 1,5 m, chiếm tỉ lệ 30 ¸ 40%.

- Các loại sim, mua, thẩu tấu, thành ngạnh, tế guột có chiều cao 1 ¸ 1,5 m, chiếm tỉ lệ 30 ¸ 40%.

- Các loại nứa, sặt, may lay, le, lồ ô có chiều cao 1 ¸ 1,5 m, chiếm tỉ lệ 20 ¸ 30%.

- Các loại cây gỗ nhỏ phi mục đích có chiều cao 1 ¸ 1,5 m, chiếm tỉ lệ 20 ¸ 30%.

Cấp 4

- Gồm các loại cỏ thấp, cỏ tranh, cỏ mỹ, lau lách, chè vè chít có chiều cao > 2 m, chiếm tỉ lệ 40 ¸ 50%.

- Các loại sim, mua, thẩu tấu, thành ngạnh, tế guột có chiều cao 1,5 ¸ 2 m, chiếm tỉ lệ 30 ¸ 40%.

- Các loại nứa, sặt, may lay, le, lồ ô có chiều cao 1,5 ¸ 2 m, chiếm tỉ lệ 30 ¸ 35%.

- Các loại cây gỗ nhỏ phi mục đích có chiều cao 1,5 ¸ 2 m, chiếm tỉ lệ 30 ¸ 35%.

Cấp 5

- Các loại sim, mua, thẩu tấu, thành ngạnh, tế guột có chiều cao > 2 m, chiếm tỉ lệ 40 ¸ 45%.

- Các loại nứa, sặt, may lay, le, lồ ô có chiều cao 2 ¸ 2,5 m, chiếm tỉ lệ 35 ¸ 40%.

- Các loại cây gỗ nhỏ phi mục đích có chiều cao 2 ¸ 2,5 m, chiếm tỉ lệ 35 ¸ 40%.

Cấp 6

- Các loại nứa, sặt, may lay, le, lồ ô có chiều cao > 2,5 m, chiếm tỉ lệ 35 ¸ 40%.

- Các loại cây gỗ nhỏ phi mục đích có chiều cao >2,5 m, chiếm tỉ lệ 35 ¸ 40%.

7.3 Phụ lục 3: Bảng phụ lục các hệ số đặc biệt điều chỉnh mức

TT

Nội dung

Ký hiệu

Phạm vi áp dụng

1

Hệ số cấy dặm

Hcd = 0,68

áp dụng khi tỉ lệ cấy dặm từ  20 ¸ 30% 

2

Hệ số mùa vụ

Hmv = 0,9

áp dụng trong mùa nắng nóng t0 > 300c; lượng nước tưới và sinh hoạt £ 60% lượng nước trung bình trong năm.

3

Hệ số độ dốc

Hd1 = 0,92

Hd2 = 0,81

- áp dụng trường hợp độ dốc từ  20 ¸ 250.

- áp dụng trường hợp độ dốc > 250